12/ Từ những nhận thức mới về đổi mới hệ thống chính trị hãy trình bày những chủ trương xây dựng hệ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công

nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân

tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,

nhân dân lao động và của dân tộc.

+ Phương thức lãnh đạo: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh,

chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

+ Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và

phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Vấn đề mấu chốt và khó khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, khắc phục cả hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế: hoặc Đảng bao biện, làm thay, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể, dựa trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đồng thời phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt những nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

+ Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Chế định nhà nước

pháp quyền không phải một kiểu nhà nước, chế độ nhà nước. Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây

dựng theo 5 đặc điểm sau đây:

> Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân.

> Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và

phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

> Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp

luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

> Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công

dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng

duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.

+ Các biện pháp lớn để xây dựng nhà nước pháp quyền: Hoàn

thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền; Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; hoàn thiện cơ chế bầu cử để nâng cao chất lượng đại biểu

Quốc hội; đổi mới quy trình xây dựng luật, giảm việc ban hành

pháp lệnh; thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao; Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại; Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong

hệ thống chính trị.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có

vai trò quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

+ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

+ Thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh Niên,

Luật Công đoàn¼, quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị.

+ Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -

xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác

dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và

có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro