123

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3- Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3 cacbon, có mặt ở tế bào chất.- Axetyl coenzim A có 2 cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử CO2. Sản phẩm này có mặt trong ti thể.- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá (kết hợp với NH3) tạo axit amin.- Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ (do các enzim của quá trình đường phân tham gia).- Axetyl coenzim A có thể tái tổng hợp axit béo, axetyl coenzim A tham gia vào chu trình Krebs tạo các sản phẩm trung gian, hình thành các chất hữu cơ khác nhau (kể cả sắc tố).

câu 5 a. - Cạnh tranh chất dinh dưỡng với cơ thể sinh vật.

- Tiết độc tố gây hại cho sinh vật.

- Phá hủy tế bào chủ.

b. - Ức chế sự tổng hợp thành tế bào.

- Ức chế sự tự sao, phiên mã và dịch mã.

c. - Trung hòa các vi khuẩn, virut gây bệnh.

- Ngưng kết các tế bào vi khuẩn, virut khác lại với nhau.

- Kết tủa các kháng nguyên dạng hòa tan tạo điều kiện cho đại thực bào tiêu diệt.

d. Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc (Tđộc) sẽ đến trực tiếp tế bào đó

tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ ra và giải phóng kháng nguyên.

Câu6.- Cả hai nhóm sinh vật đều có các thành phần hóa học chính của tế bào: axit nucleic, protein,

hidratcacbon và lipit.

- Cả hai nhóm đều có màng sinh chất rất giống nhau, có cấu trúc của một màng đơn vị cơ sở.

- Đều có axit nucelic ARN và ADN chứa thông tin di truyền; protein đều được tổng hợp từ

khuôn mARN kết hợp với các riboxom.

- Ty thể và lục lạp của các sinh vật nhân chuẩn đều chứa ADN và ARN, chứa nhiều loại

protein và các riboxom 70S giống như riboxom của các sinh vật nhân sơ. Hai bào quan này

hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc tạo thành ATP nhờ các quá trình (hô hấp

hiếu khí và quang hợp) cũng gặp trong các sinh vật sơ. Ti thể có kích thước giống với các sinh

vật nhân sơ.

- Mycoplasma là vi khuẩn không có thành tế bào, song trong màng sinh chất của chúng lại

chứa sterol là loại lipit gặp trong màng của mọi sinh vật nhân chuẩn.

câu 7 a. Muốn sản xuất một lượng lớn protein người bằng kĩ thuật di truyền, người ta có thể làm

như sau: trước hết cần chọn tế bào nhận có khả năng sinh sản nhanh (có thể là vi khuẩn hoặc

nấm men). Chọn plasmit thích hợp làm thể truyền có khả năng tạo ra nhiều bản sao trong một

tế bào (plasmit đa phiên bản), có 2 gen kháng thuốc kháng sinh khác nhau, có kích thước thích

hợp, có 1 điểm cắt của enzym giới hạn nằm ở 1 trong 2 gen kháng sinh.

Cách tiến hành như sau:

- Tách chiết mARN của gen người rồi dùng enzym sao chép ngược sản xuất ra ADN hoặc tổng

hợp gen nhân tạo dựa trên trình tự axit amin đã biết của chuỗi polipeptit.

- Tạo ADN tái tổ hợp (xử lý plasmit và ADN người bằng cùng một enzym cắt giới hạn rồi sau

đó dùng enzym nối ligaza)

- Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn.

- Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp dựa trên khả năng kháng một loại kháng sinh.

- Nhân nuôi tế bào có ADN tái tổ hợp nhằm tạo ra một lượng sinh khối lớn để tách chiết

protein người.

b. - Ưu điểm: Dùng virut của người để chuyển gen trong liệu pháp gen sẽ có lợi vì virut này

thích nghi với các mô nhất định của người và chúng có thể dễ dàng chuyển gen vào trong

nhiễm sắc thể người như trong tự nhiên chúng vẫn thường làm.

- Nhược điểm: Virut mặc dầu có thể chuyển gen lành vào tế bào người để thay thế gen bệnh

nhưng chúng gắn gen lành không vào một vị trí xác định như ta mong muốn mà nhiều khi

chúng gắn vào những vị trí khác có thể gây nên đột biến gen ở nhiều gen khác nhau.

câu 8a. - Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các c ơ quan.

- Lượng máu giảm, vì khi tim co, một phần máu quay trở lại tâm nhĩ.

- Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau, suy tim nên

huyết áp giảm.

- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

b. - Vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hoặc các yếu tố ức chế (hoocmôn) làm tăng

cường hoặc ức chế việc sản xuất và tiết hoocmôn của thùy trước tuyến yên.

- Tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi sản xuất hoocmôn ADH và oxitôxin đưa xuống thùy sau

tuyến yên.

- Nồng độ hoocmôn tuyến yên cao gây ức chế ngược trở lại vùng dưới đồi.

Tuyến yên gián tiếp gây ức chế hoặc kích thích ngược trở lại vùng dưới đồi thông qua tiết

hoocmôn của một số tuyến nội tiết do nó chi phối.

câu 9 a.- Insulin được tiết ra từ tế bào bêta của đảo tụy. Có tác dụng làm giảm lượng đường trong

máu.

- Glucogon được tiết ra từ tế bào anpha của đảo tụy. Có tác dụng làm tăng lượng đường trong

máu.

- Epinephrin được tiết ra từ tủy thượng thận làm tăng lượng đường trong máu.

- Glucocorticoit được tiết ra từ vỏ thượng thận làm tăng lượng đường trong máu.

b. - Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: pH máu tăng, nồng độ K+giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin.

- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+tăng thải K+vào nước tiểu. Tăng Na+làm pH máu tăng, tăng thải K+vào nước tiểu làm K+trong máu giảm.

- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+kèm theo nước dẫn đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.

- Huyết áp cao không gây tiết renin.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II. Angiotensin II gây tăng aldosteron kích

thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua

thận, giảm lọc ở cầu thận.

c. - Khi huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh

giao cảm.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu từ các n ơi dự trữ

máu (gan, lách, mạch máu dưới da).

- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở

cầu thận.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II. Angiotensin II gây tăng aldosteron kích

thích ống thận tăng tái hấp thu Na+và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua

thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu

câu 10 a. Khi nồng độ Ca2+trong máu giảm, tuyến cận giáp đã tiết ra loại hoocmôn PTH.

Vai trò của hoocmôn PTH: kích thích giải phóng Ca2+từ xương.

kích thích tái hấp thu Ca2+ở ruột và thận.

b. Khi cơ thể bị stress ngắn hạn: tủy thượng thận tiết epinephrin (adrenalin) và norepinephrin

(noradrenalin). Tác dụng của epinephrin và norepinephrin:

- Phân giải glicogen thành gluco tăng đường huyết.

- Tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng mức chuyển hóa.

- Thay đổi dòng máu, làm tăng cảnh giác và giảm hoạt động tiêu hóa, bài tiết và hệ sinh sản.

Khi cơ thể bị stress dài hạn: vỏ thượng thận tiết corticoit đường và corticoit khoáng.

Tác dụng của corticoit khoáng (mineralcorticoit): tái hấp thu các ion natri v à nước ở ống

thận, làm tăng khối lượng máu và huyết áp.

Tác dụng của corticoit đường (glucocorticoit): phân cắt các protein và các axit béo chuyển

thành gluco gây tăng đường huyết. Có thể ức chế hệ miễn dịch.

c. Ure và kali trong máu cao do: quản cầu bị thoái hóa hay bị tổn thương nên khả năng lọc

của quản cầu giảm, lượng ure và kali trong máu không được lọc → không được thải ra nước

tiểu → tích tụ trong máu.

Hồng cầu giảm do thận bị suy nên hoocmon erythropoietin không được sản sinh mà hoocmôn

này tham gia tái tạo nên hồng cầu do đó hồng cầu không được sinh ra.

Câu 11 a. Tỉ lệ giao tử ở giới đực là:0,4AB; 0,4Ab; 0,1aB; 0,1ab.

Tỉ lệ giao tử ở giới cái là: 0,54AB; 0,06Ab; 0,36aB; 0,04ab.

b. Tỉ lệ kiểu gen ở F1là:0,216AABB; 0,24AABb; 0,198AaBB; 0,22AaBb; 0,024AAbb; 0,022Aabb; 0,036aaBB; 0,04aaBb; 0,004aabb.

c. Từ F1 ta suy ra tần số alen: A=0,7; a= 0,3. B=0,7; n=0,3.

F2: quần thể giao phối ngẫu nhiên nên đạt trạng thái cân bằng.

Áp dụng định luật Hacdi-Vanbec ta có

F2: (0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa)(0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb).

= 0,2401AABB; 0,2058AABb; 0,2058AaBB; 0,1764AaBb; 0,0441AAbb; 0,0378Aabb;

0,0441aaBB; 0,0378aaBb; 0,0081aabb.

câu12 Xét riêng từng cặp tính trạng:

Trắng : vàng : tím = 12 : 3 : 1→ tương tác át chế.

Quy ước: A-B- và A-bb: trắng.

aaB-: vàng.

aabb: tím.

Tròn : bầu dục = 3 : 1→ tròn trội hoàn toàn so với bầu dục.

Quy ước: D: tròn, d: bầu dục.

Xét chung hai cặp tính trạng: 8 : 4 : 3 : 2 : 1 ≠ (12:3:1)(3:1) → quy luật liên kết gen.

→ cặp gen Dd liên kết với Aa hoặc Bb.

F2

có tím bầu dục: aabbD- → a hoặc b liên kết với D.

F2

không xuất hiện vàng bầu dục aaB-dd → b liên kết với D không thỏa mãn.

câu13 - Dùng dung dịch iot loãng và giấy quỳ để phát hiện.

- Dùng iot nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có 1 ống không có màu xanh tím, đó chính là ống thứ 2

(có tinh bột và nước bọt).

Hai ống còn lại đều có màu xanh nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó 1 ống chứa

nước cất, ống kia có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của

enzim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quỳ sẽ phân biệt được ống 1 và ống 3.

- Kết luận: tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzym có trong nước bọt hoạt động trong môi trường

thích hợp, nhiệt độ thích hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro