DCSVN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II) ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN CỦA VIỆT NAM VÀ KTTT CỦA TBCN 

1) Điểm giống: Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế do thị trường quyết định. Nói cách khác đó là nền kinh tế hàng hoá chịu sự điều khiển của cơ chế thị trường. 

2) Điểm khác: Kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển: 
Kinh tế thị trừơng định hướng XHCN Kinh tế thị trường của TBCN 1.Chế độ sở hữu: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế (bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ) trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, không chỉ chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật giá trị thặng dư, là quy luật kinh tế cơ bản và tồn tại trong hệ thống các quy luật kinh tế khác của chủ nghĩatư bản. - Xem quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự 
2.chế độ quản lý (xem ở chương 2 link http://www.scribd.com/doc/37702377/BAI-T…)

3.Về phân phối thu nhập (chương 2)

4 cơ chế thị trường (chương 2)

5. Mục đích (chương 2)

Kinh tế thị trường TBCN là nền kinh tế tự do theo chế độ cung cầu không phải chịu sự chi phối của chính phủ. Điển hình của nền kinh tế này là Anh, Pháp... (không phải Mỹ vì Mỹ là một nền kinh tế khác).
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, do thế lực kinh tế tập trung vào một nhóm nhỏ với tài chánh và quyền lực dẫn đến hình thành độc tài kinh doanh. Kinh tế phát triễn không đồng bộ, chậm chạp và nặng nề. Ví dụ: Việt Nam của mình đó. Mong giúp được cho bạn,

Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường TBCN có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.

Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.
Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại của mỗi nước.

Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau:

Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa. 
Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. 
Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công. 
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển. 
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. 
Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro