13: Mqh giữa ĐT vào TS hữu hình và TS vô hình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Mqh giữa ĐT vào TS hữu hình và TS vô hình

1.ĐT vào TS hữu hình

a, KN và đặc điểm TS hữu hình

Khái niệm TSHH

- Trong ĐT: TSHH là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán theo diễn biến thông thường của công việc kinh doanh. Ví dụ như đất đai, các tòa nhà, máy móc,... Nhìn chung, đây là những tài sản không thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng

b. Đặc điểm:

+ Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: TS hữu hình do DN nắm giữ để sử dụng cho hđ SX KD, từ nguyên liệu vật liệu,sử dụng những tài sản này để tạo ra sản phẩm nên những tài sản này chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được

+ Khó có thể di dời: do tài sản hữu hình thường là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ...được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc được dùng trong sản xuất kinh doanh nên thường khó di chuyển

+ Có thể dễ dàng định giá tài sản: Tài sản hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản hữu hình được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.

+Tài sản hữu hình có cả sự hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng bị cọ sát, bị ăn mòn,bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra dưới 2 dạng đây:

>Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trính sử dụng

>Hao mòn do tác động của thiên nhiên ( độ ẩm, hơi nước, không khí) không phụ thuộc vào việc sử dụng.

Hao mòn vô hình là sự giảm giá giá trị của tài sản hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật.

c. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình

* Đầu tư vào tài sản cố định: là hoạt động đầu tư nhằm tạo mới hoặc bổ sung , nâng cấp đối với các tài sản cố định

- Đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn: một doanh nghiệp muốn sản xuất được cần phải có nhà xưởng, nơi sản xuất. Hoạt đông đầu tư này thường xảy ra trước khi tiến hành sản xuất trong thời gian khá dài, thường từ 3 - 5 năm

- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: để có thể tạo ra được sản phẩm thì máy móc là một yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị mới bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc do góp vốn của các cổ đông hoặc đầu tư của nước ngoài chuyển giao công nghệ...

- Đầu tư vào tài sản cố định khác: khi doanh nghiệp hoạt động còn phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị văn phòng, thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý...

* Đầu tư vào hàng tồn trữ

- Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu

- Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi

- Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu cầu

- Đầu tư vào nguyên, nhiên vật liệu

- Đầu tư vào bán thành phẩm

- Đầu tư vào sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp

2. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào TSVH

a. Khái niệm TSVH

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ mục đích của mình

TSVH bao gồm:

- Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật

- Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá;

- Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng;

- Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;

- Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng

- Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...).

b. Đặc điểm TSVH

+ Gắn liền với chủ thể nhất định

+ Mang lợi ích của chủ thể đó

+ Không có hình thức vật chất cụ thể

Không dễ dàng trong việc đánh giá tài sản, việc đánh giá giá trị tài sản vô hình có thể phụ thuộc vào yếu tố tâm lý

c. Nội dung đầu tư vào TSVH

*Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực

- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế

- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

- Trả lương đúng và đủ cho người lao động.

*Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học: Đầu tư cho khoa học là một loại đầu tư mạo hiểm. Đầu tư nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có các nhà khoa học giàu tài năng,kinh nghiệm và có các khoản đầu tư lớn

-Đầu tư cho công tác chuyển giao công nghệ, phát triển sản phầm mới

Chuyển giao công nghệ vùa có lợi cho bên chuyển giao cũng như bên tiếp nhận công nghệ

*Đầu tư cho hoạt động marketing

- Quảng cáo (chiến lược ngắn hạn)

- Xúc tiến thương mại

- Xây dựng thương hiệu (Chiến lược dài hạn)

*Đầu tư vào tài sản vô hình khác

Quyền sử dụng đất, vị thế doanh nghiệp...

3.Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình

a. Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình

*Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình

- Đầu tư vào tài sản hữu hình là điều kiện tiên quyết ban đầu để doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp bao giờ cũng đầu tư vào tài sản HH trước tiên và khi đạt đến một mức độ nhất định mới đầu tư cho tài sản vô hình vì đầu tư cho tài sản vô hình cần 1 mức tích lũy vốn nhất định+ Tài sản vô hình có thời gian thu hồi vốn lâu hơn và độ rủi ro cao hơn

-Tài sản vật chất là nguồn gốc của mọi tài sản vô hình: Sự tồn tại của tài sản hữu hình đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản vô hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình

*Đầu tư vào tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy phát triển tài sản vô hình

Đầu tư vào tài sản hữu hình 1 cách hợp lý làm gia tăng tài sản sản xuất đem lại sự phát triển cho sản phẩm. sự phát triển của các sản phẩm này sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp qua đó tác động tích cực trở lại không chỉ đối với hoạt động đầu tư vào tài sản HH mà cho cả TSVH.

*Giá trị của tài sản vô hình nằm trong phần hữu hình của sản phẩm chứa nó

Giá trị tài sản vô hình có thể vượt trên phần tài sản hữu hình nhưng k bao giờ nó có thể thoát ly khỏi phần hữu hình đó.

b. Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình.

Đầu tư vào TSVH thúc đẩy đầu tư vào TSHH: Đầu tư vào tài sản vô hình: đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học công nghệ...sẽ làm tăng năng suất lao động, gia tăng hàm lượng kỹ thuật công nghệ ,nâng cao giá trị sản phẩm gia tăng lợi nhuận cho DN; đầu tư cho hoạt động marketing mở rộng thị trường là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng đầu tư vào tài sản hữu hình.

Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: Nguồn nhân lực được đầu tư phát triển thích đáng sẽ sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống máy móc thiết bị... làm tăng hq ĐT vào TSHH

Thực trạng MQH

1.Thực trạng đầu tư vào tshh

*Thực trạng hoạt đồng đầu tư xây lắp

 cơ sở hạ tầng đang được hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

 Tổng số vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản ngày càng tăng

 Số dự án được đầu tư xây dựng ngày càng tăng

Tỷ lệ đầu tư ngành xây dựng tawg từ 2,3% năm 2000 lên 5,3% năm 2001, năm 2008 là 4.1%

*ĐT vào hàng tồn trữ

 những tình trạng hang tồn kho quá nhiều do việc dự tính nhu cầu về hàng hóa không chính xác

 Các khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản của doanh nghiệp

2.Đầu tư vào tsvh

*Đầu tư phát triển NNL

-Trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề ngắn hạn:quy mô đào tạo nghề tăng nhanh.Năm 2009 ước tính tuyển sinh được1.436.500 người.Trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người.

-Việc dạy nghề được phát triển với các quy mô dạy nghề năng động,linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu thị trường lao động đê đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

-Đến nay cả nước có153 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp,hầu hết các tổng công ty,các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ động tạo nguồn nhân lực cho xã hội

*KHCN

*HĐ Marketing

Đầu tư vào thương hiệu: Thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới.Thương hiệu là công cụ đem lại nguồn tài chính trong cả hiện tại cũng như trong tương lai cho doanh nghiệpCụ thể hơn thương hiệu đem lại sự sống cho doanh nghiệp.

-Ý thức về thường hiệu đã được nâng cao hơn so với trước nhưng hiện tại các nhà kinh tế VN vẫn còn rất bị hạn chế khi hội nhập quốc tế

3.Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư TSHH và đầu tư TSVH

Giá trị đầu tư tài sản hữu hình vẫn chiếm tỷ lệ lớn

Chưa nhận thức mối quan hệ giữa đầu tư 2 loại tài sản này

Đầu tư tài sản vô hình ngày càng được trú trọng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro