133 Thủy xinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)

 a. Định nghĩa

  Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

 b.  Dấu hiệu pháp lý

 - Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản (tự do, tính mạng, sức khoẻ). Trong đó, quan hệ nhân thân là quan trọnghơn và bị xâm hại trước. Chỉ có thông qua việc xâm hại quan hệ nhân thân, người phạm tội mới có thể xâm hại được đến quan hệ sở hữu. Đối tượng của tội phạm này là con người (nạn nhân) và tài sản.

- Khách quan: 

Người phạm tội có hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực tức khắc hoặc các hành vi khác” khiến người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Như vậy, tội phạm này thể hiện ở ba loại hành vi sau đây: 

+ Dùng vũ lực: là hành vi (hành động) mà người phạm tội tác động vào nạn nhân, như: đấm, đá, bóp cổ, bắn, đâm, chém, nét giẻ vào miệng, trói...Hành vi này có thể sử dụng đối với người quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào mà người phạm tội cho là sẽ cản trở hành vi lấy tài sản của y. Hành vi dùng vũ lực có thể không gây ra thương tích, gây thương tích hoặc có thể dẫn  đến chết người. Tuy nhiên, những hậu quả này phải xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội. Chẳng hạn, trong quá trình giằng co với nạn nhân, người phạm tội đã xô nạn nhân xuống đất dự định để trói nạn nhân những vô tình để nạn nhân té, đầu đập xuống thềm, gây chấn thương sọ não chết.

+ Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hay hành động nhằm đe doạ người bị hại rằng nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được sử dụng ngay tức khắc nếu tài sản không được giao nộp. Việc xác định vũ lực có được dùng ngay tức khắc hay không sau lời đe doạ là một vấn đề rất khó và là cơ sở để phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135). Vấn đề này cần căn cứ vào tổng hợp các tình tiết liên quan đến vụ án, đặc biệt là trạng thái tâm lý của nạn nhân lúc xảy ra hành vi đe doạ. 

 + Các hành vi khác: là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ...làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự.

Cả ba hành vi trên dù được thực hiện thế nào đều dẫn đến kết quả là người bị tấn công “lâm vào tình trạng không thể chống cự được” mới cấu thành tội phạm này. Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Vì thế, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm

được tài sản hay chưa. Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức nên khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nói trên khiến cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được với mục đích chiếm đọat tài sản thì tội phạm coi như đã hoàn thành.

  Như vậy, quan điểm này coi tội cướp tài sản vừa có cấu thành tộiphạm hình thức vừa có cấu thành tội phạm vật chất. .

 - Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu có hành vi mà không có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì không cấu thành tội cướp tài sản. Vì thế, mục đích “chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướp tài sản. Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì không thể có tội cướp tài sản dù sau đó người phạm tội có chiếm đoạt tài sản.

 - Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro