14 XãHH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14 : Tại sao nói thực chất của thiết chế xã hội chính là các hệ thống ràng buộc xã hội chi phối toàn bộ xã hội?

• Trong xã hội, để đi đến sự thống nhất các hành động theo một định hướng nhất định, đòi hỏi có những quy định chung mà mọi cá nhân và tổ chức phải thừa nhận và tuân thủ. Tất cả các quy định chung đó được gọi là thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội ra đời, đựoc thừa nhận và tồn tại trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu xã hội. Như vậy, nhu cầu xã hội vừa đóng vai trò là lý do hình thành, vừa là mục đích tồn tại của thiết chế xã hội.

• Thiết chế xã hội là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con người trong quá trình tiến hành các hoạt đông xã hội. Thiết chế xã hội chính là các ràng buộc được mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ.

• Thiết chế xã hội có hai dạng là thiết chế bắt buộc và tự nguyện. Thiết chế bắt buộc là quy định bắt buộc các thành viên trong xã hội phải tuân thủ theo như: luật pháp, chính sách của nhà nước, các quy định pháp quy của các tổ chức. Thiết chế tự nguyện chính là các quy định của giá trị xã hội đang điều tiết tự giác các hành động của nhân dân như: các lề thói, tập tục truyền thống...

• Đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hội:

-Các thiết chế xã hội phải thể hiện được các giá trị xã hội cơ bản được các thành viên xã hội thừa nhận.

-Các quan hệ được thiết lập trong thiết chế phải tương đối bền vững để các khuôn mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống văn hoá của một cộng đồng xã hội

-Mỗi một thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối, có tầm bao quát trong phạm vi hoạt động nhất định và trở thành vị trí trung tâm trong phạm vi đó.

-Mục tiêu của một thiất chế xã hội được đại đa số các thành viên của xã hội thừa nhận, cho dù thành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào trong thiết chế.

Thiết chế xã hội đã chi phối xã hội về mọi mặt, bao gồm kinh tế, chính trị, đời sống.

Về kinh tế, thiết chế xã hội gồm các bộ luật liên quan đến các vấn đề về kinh tế như thuế, kinh doanh, thương hiệu, giá cả,... Bên cạnh đó còn có những thiết chế tự nguyện, ví dụ như văn hoá trong kinh doanh.

Về chính trị, cũng tồn tại thiết chế quy định chức vụ quyền hạn của mỗi vị trí trong bộ máy chính trị, luật về việc bầu cử, ứng cử, đảng phái...

Về văn hoá, đời sống, thiết chế là các điều luật quy định quan hệ giữa các cá nhân, nằm trong bộ luật hành chính, dân sự và hình sự, cũng như các lề thói, tập tục truyền thống như các lễ hội hay tín ngưỡng Phật giáo tồn tại lâu đời vẫn được mọi người thừa nhận và tuân theo.

Thiết chế bắt buộc quy định mọi cá nhân, tổ chức phải tuyệt đối tuân thủ, mọi chủ thể vi phạm sẽ phải chịu sự cưỡng chế của pháp luật còn thiết chế tự nguyên liên quan đến mặt đạo đức của con người, phù hợp với văn hoá, truyền thống. Xã hội lên án bất cứ hành vi đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức. Những hành vi trái đạo đức sẽ chịu sức ép của dư luận, buộc phải sửa đổi theo định hướng phù hợp với lợi ích chung.

Chính nhờ có các thiết chế xã hội chi phối toàn bộ xã hội, mọi hành động xã hội đã được điều tiết theo một hướng nhất định, tạo ra sự thống nhất và ổn định trong xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoa