153 Thủy xinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự)

 a. Định nghĩa Buôn lậu là buôn bán hàng hoá qua biên giới một cách trái phép.  

 b. Dấu hiệu pháp lý

 - Khách thể: hành vi phạm tội của tội này xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm.

- Khách quan: hành vi khách quan của tội này bao gồm các hành vi sau:

+ Buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Hàng hoá bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường.

Hành vi này bị coi là phạm tội khi các đối tượng trên có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc người có hành vi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xoá án tích về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 Bộ luật hình sự.

+ Buôn bán trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá. Hành vi này luôn luôn bị coi là tội phạm, không phụ thuộc và giá trị của vật phẩm bị buôn bán qua biên giới lớn hay nhỏ. Vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá bao gồm: tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá được lưu giữ bảo quản tại các di tích, bảo tàng, nhà lưu niệm danh nhân; tài liệu về cơ sở sinh vật học, nhân chủng học, hiện vật khảo cổ học bằng mọi chất liệu, mọi loại hình; bia ký, gia phả, tiền cổ…v.v…

+ Buôn bán trái phép qua biên giới hàng cấm. Hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm buôn bán qua biên giới có số lượng lớn hoặc người buôn bán đã bị xử  phạt hành chính hoặc bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 Bộ luật hình sự. Hàng cấm là các loại hàng hoá mà nhà nước cấm kinh doanh bao gồm: vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của lực lượng vũ trang; các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách; các loại pháo; các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt nam; thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục công ước quốc tế quy định mà Việt nam tham gia ký kết và các loại động thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh trật tự an toàn xã hội. Buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng kể trên là hành vi trao đổi các mặt hàng này qua biên giới quốc gia trái với các quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng các giấy từ giả mạo, giấu diếm hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan... Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hoá trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường xe lửa hoặc qua bưu điện quốc tế...v.v… Tội buôn lậu được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi chuyển hàng hoá một cách trái phép qua biên giới Việt Nam.

- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ của tội phạm này thường là vì vụ lợi. M

đích là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Dựa vào mục đích buôn bán để kiếm lời

chúng ta phân biệt tội phạm này với tội phạm quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự (tội v

chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới).

- Chủ thể: bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro