16.Quan điểm của HCM về vị trí, vai trò của đạo đức đối với người cách mạng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+ Đánh giá về vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối.
Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì.” ( Tập 5, trang 252 – 253)
Theo Người sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất to lớn, khó khăn và nặng nề, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng đó là công việc thường xuyên của toàn  Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và của mỗi người.
    Đạo đức là những phẩm chất đòi hỏi mỗi con người phải phấn đấu để tham gia vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và vì CNXH. Đạo đức được thể hiện ra là cái tâm, cái đức trong sáng trong quan hệ xã hội hàng ngày đối với dân, với nước, với đồng chí, với đồng nghiệp và với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của mỗi người.
    + Theo Người, đạo đức tạo ra sức mạnh cho mỗi người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại chúng ta không bi quan, chán nản, lùi bước...; khi thắng lợi, chúng ta không kiêu căng, tự mãn, công thần... mà vẫn luôn giữ tinh thần khiêm tốn, vui vẻ, với quan điểm “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
    + Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Người, mỗi người có tài năng, công việc và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.   
    - Tuy Hồ Chí Minh đề cao vị trí vai trò của đạo đức nhưng không bao giờ  Người tuyệt đối hoá mặt đạo đức, mà Người luôn luôn coi đức và tài, phẩm chất và năng lực phải kết hợp, phải đi đôi trong mỗi người, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Tức là trong đức có tài, trong tài phải có đức.
 Nói về người có đức mà không có tài thì không làm hại ai cả, nhưng cũng không làm được việc gì. Ngược lại, nếu người có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công thì như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước, còn sự nghiệp của bản thân sớm muộn cũng đổ vỡ. Trong mối quan hệ giữa đức và tài thì đức là gốc: người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Người có tài, càng phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Tài càng lớn thì đức càng phải cao

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro