Khổ tâm của Trâu Kỵ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Trâu Kỵ là một đại thần của nước Tề, có dáng người cao lớn, khuôn mặt tuấn tú và rất có tài ăn nói.
   Một buổi sáng, ông mũ áo chỉnh tề soi mình trong gương, cất tiếng hỏi vợ: "Ta với Từ Công ở thành Bắc, ai phong độ hơn ai?".
   Vợ ông nói: "Đương nhiên là chàng, Từ Công làm sao so với chàng được!".
   Từ Công ở thành Bắc là người đàn ông phong độ và đẹp trai nhất được cả nước Tề công nhận. Trâu Kỵ không tin lời vợ, liền hỏi người thiếp: "Ta với Từ Công ở thành Bắc, ai phong độ hơn ai?".
   Người thiếp nói: "Từ Công làm sao bằng chàng được!".
   Ngày hôm sau, nhà có khách đến, lúc Trâu Kỵ ngồi nói chuyện với người đó, lại hỏi: "Ta với Từ Công ở thành Bắc, ai phong độ hơn ai?".
   Vị khách đó nói: "Từ Công không thể bằng ngài được!".
   Không lâu sau, Từ Công đến thăm Trâu Kỵ. Trâu Kỵ chăm chú quan sát Từ Công, trong lòng nhận định mình không thể phong độ bằng người này. Sau khi Từ Công đi, ông lại soi vào gương càng cảm thấy mình không thể sánh bằng Từ Công. Tối đó, Trâu Kỵ nằm trên giường nghỉ ngợi, tại sao vợ, thiếp và người khách đều nói rằng ta phong độ hơn? Nghĩ ngợi suốt cả buổi, cuối cùng ông bàng hoàng sực tỉnh: "Vợ ta khen ta phong độ là để dành tình cảm của ta; thiếp ta khen ta phong độ là vì sợ ta; còn người khách khen ta phong độ là vì có chuyện cần nhờ vả ta".
   Thế là, Trâu Kỵ lên chiều gặp vua Tề, nói: "Thần biết thần không phong độ bằng Từ Công, nhưng vợ thần vì muốn được thần yêu, thiếp của thần vì sợ thần, người khác đến nhà nhờ vả thần đều nói rằng thần phong độ hơn Từ Công. Hiện giờ quốc thổ nước Tề rộng lớn bao la, có nhiều tòa thành, các phi tử, nô tì trong cung chẳng có ai không mong được đại vương sủng ái, các quần thần trong triều chẳng có ai là không sợ đại vương, thần dân trong nước chẳng ai không muốn được đại vương chiếu cố, từ đó có thể thấy, ngài bị bịt mắt quá nhiều".
   Vua Tề nghe xong liền nói: "Hay lắm!" rồi lập tức hạ lệnh: :Các quan lại lớn nhỏ, bá tính trong cả nước, ai dám chỉ thẳng những sai lầm của ta trước mặt ta sẽ được ban thưởng hạng nhất; ai viết tấu chương khuyên nhủ sẽ ban thưởng hạng nhì. Dám chỉ trích lỗi lầm của ta trước mặt ta sẽ được ta trọng thưởng".
    Mệnh lệnh vừa đưa ra, có rất nhiều đại thần trong triều đã dâng tấu chương khuyên nhủ, ngoài cổng cung  đình và trong sân lúc nào cũng huyên náo tiếng người. Mấy tháng sau, người trong thiên hạ thi nhau chỉ trích, khuyên nhủ vua Tề. Một năm sau đó, cho dù những người này muốn chỉ ra sai lầm của vua Tề nhưng cũng chẳng có gì mà kể nữa.
    Từ đó, nước Tề ngày càng hùng mạnh.

                      CẢM NHẬN
   Cố gắng nói ngắn gọn, đơn giản những ý kiến khuyên nhủ người khác sẽ khiến họ dễ dàng tiếp thu và có được hiệu quả tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro