17. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

17. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận. Sự xuất hiện các khái niệm trên đã che lấp bản chất và nguồn gốc của chúng như thế nào?
a) Khái niệm chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
- Chi phí sản xuất TBCN
Nếu gọi giá trị hàng hoá là W thì W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hoá. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hoá, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được kí hiệu là k
( k=c+d).
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản.
Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức:
W = c + v + m sẽ chuyển hoá thành W = k + m. 
- Lợi nhuận 
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủ số tiền đã ứng ra mà còn thu lại được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền này là lợi nhuận (kí hiệu là p). 
Công thức W = k + m khi đó sẽ chuyển thành W = k + p
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản sánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa m’ và p’ là ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, tuỳ thuộc và giá cả bán hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.
- Tỉ suất lợi nhuận 
Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hoá thành tỉ suất lợi nhuận. 
Tỉ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Kí hiệu là p’. 
Khi đó: p’ =
Tỷ suất lợi nhuận khác với tỷ suất giá trị thặng dư:
+ Xét về lượng, tỉ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỉ suất giá trị thặng dư
+ Xét về chất, tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê. Còn tỉ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỉ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn (ngành nào có p’ lớn hơn). Do đó, tỉ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản.
b.Sự xuất hiện các khái niệm trên đã che lấp bản chất và nguồn gốc của chúng như thế nào?
Sự xuất hiện các khái niệm trên đã che lấp bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư.
- Sự hình thành chi phí sản xuất TBCN ( c+ v) đã xoá nhòa sự khác nhau giữa c và v, điều này làm cho người ta không nhận thấy được m sinh ra từ v mà lầm tưởng c cũng tạo ra m.
- Do k TBCN luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá lớn hơn k TBCN và nhỏ hơn giá trị của nó là đã có p. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng p là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của các nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hoá với:
Giá cả = giá trị ð p=m
Giá cả > giá trị ð p=m
Giá cả < giá trị ð p=m
nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả = tổng giá trị, nên tổng p= tổng m. Chính sự nhất trí về lượng giữa m và p nên càng che dấu thực chất bóc lột của CNTB. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro