19 cau hoi luat moi truong va chinh sach moi truong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRẢ LỜI CÂU HỎI “ LUẬT MÔI TRƯỜNG”

Câu 1 :Quan hệ phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, cho ví dụ ?

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:

·         Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.

·         Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.

Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:

·         Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.

·         Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

·         Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. 

·          

·          Câu 2 : Quá trình sản xuất và tiêu dùng liệu có thể tách khỏi quá trình sử dụng tài nguyên không?

-          Không vì : các quá trình , hoạt động kinh tế (sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ) đều sử dụng các yếu tố sản xuất có nguồn gốc tự nhiên ( đất đai , năng lượng , nước….) và quá trình đó có tác dụng ngược lại với thiên nhiên (hủy hoại môi tường sống , ô nhiễm môi trường…)

-          Các loại tác động của quá trình kinh tế đối với thiên nhiên:

1.      Tác động làm mất / tổn thất / lấy đi

+  thay đổi cảnh quan ( khai thác mỏ, xây dựng các công trình , xé nhỏ cảnh quan….)

+ suy giảm quá trình sinh sản sinh học và chủng loại động thực vật ( làm tuyệt chủng các loài thủy sản , phá vỡ khu / vùng sinh thái , tàn phá rừng nhiệt đới ….)

+ suy giảm khả năng sử dụng của các tài nguyên cạn kiệt ( sử dụng dầu mỏ khí đốt hôm nay có nghĩa lấy đi quyền sử dụng của thế hệ tương lai)

2.      Tác động hoàn / hồi qui

+ các hoạt động của sản xuất và tiêu dùng đều tạo ra sản phẩm phụ hay thừa và được xả thải vào thiên nhiên , tạo ra các quá trình chuyển đổi hóa lý và sinh học

-Hoàn / hồi vật chất dưới dạng : chất thải rắn , nước thải sinh hoạt công nghiệp , ô nhiễm không khí do sản xuất hàng hóa , sử dụng năng lượng

-Hoàn/ hồi năng lượng dưới dạng : tỏa phát nhiệt của các nhà máy nhiệt điện , sử dụng nhiệt năng ; âm thanh, tiếng ồn ; tia phóng xạ của các nguồn sử dụng chất phóng xạ

+ các tác động thuần túy về mặt sinh thái do các hoạt động kinh tế gây ra phản ánh nhu cầu cần ban hành các chính sách về môi trường , còn xét về góc độ kinh tế thì tác động ảnh hưởng đến phúc lợi của con người

      -tác động trực tiếp : gây khó chịu ( mùi , âm thanh , tiếng ồn ); ảnh hưởng đến sức khỏe con người; ảnh hưởng đến chức năng nghỉ ngơi của thiên nhiên và vi phạm các mục tiêu về thẩm mỹ và đạo đức

      -tác động gián tiếp : tác động tiêu cực đến tài nguyên đất , nước không khí ( ví dụ cho sản xuất nông nghiệp ) ; kéo dài thời gian và tăng số lần nghỉ ốm của người lao động và số người chết; máy móc nhanh hỏng ; gia tăng chi phí tránh xả thải và chi phí giảm thiệt hại nghĩa là các yếu tố sản xuất được sử dụng có thể không được sử dụng cho các sản xuất khác nhằm gia tăng sản phẩm và hàng hóa

Câu 3: Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và GDP? Lấy ví dụ của Việt Nam để chứng minh ?

-          GDP(  tổng sản phẩm quốc hội ) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa , dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong 1 thời kì nhất định ( thường là 1 năm ) . GDP là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất nền kinh tế của 1 quốc gia , GDP là một chuẩn mực thống nhất để đánh giá trình độ phát triển của 1 nước

·         Tuy nhiên quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái . GDP và môi trường có mối quan hệ với nhau là mối quan hệ nguyên nhân , hệ quả (GDP càng cao thì mức tiêu thụ tài nguyên càng lớn và ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng ) ; GDP và môi trường có mối quan hệ qua lại ( để có GDP cao và ổn định thì nhà nước phải tri một số tiền lớn để đảm bảo về chất lượng của môi trường , xay dựng các phương án về bảo vệ môi trường)

·         GDP và môi trường có quan hệ với Nihau mật thiết thế nhưng lâu nay GDP chỉ phản ánh tổng số đầu ra của kinh tế mà không tính đến tổn phí về môi trường và hệ sinh thái . Hệ thống GDP hiện hành không tính đến yếu tố môi trường và sinh thái , không thể phác họa bức tranh thực tế và sâu sắc nền kinh tế của 1 nước . Đôi khi ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái lại làm tăng GDP

-          Với sự phát triển của phong trào BVMT và phát sinh khái niệm phát triển bền vững , yếu tố môi trường đã được vào thống kê phản ánh sự phát triển kinh tế trong nước , đó là : “ GDP xanh”và công thức là GDP xanh = GDP – chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát MT do các hđộng kinh tế

+ việc áp dụng GDP xanh gặp nhiều phản đối và trở ngại về kĩ thuật , tư tưởng nhưng GDP xanh vẫn sẽ được đưa ra và áp dụng rộng rãi với mục đích phát triển thế giới bền vững . Ví dụ như Việt Nam phải chịu tổn thất ô nhiễm môi trường lên tới 5% GDP hàng năm , nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỷ USD trong số 71 tỷ USD của năm 2007 , 4,2 tỷ trong 7,6 tỷ năm 2008

+ thực tế là trong sản xuất sự ô nhiễm môi trường luôn gây hậu quả là làm giảm GDP của 1 nước . Ở nước ta điển hình là công ty Vedan để thu lợi phát triển kinh tế đã xả thải ra môi trường làm mất đi cảnh quan sinh thái , mất đi nguồn lợi thủy sản liên quan đến công ăn việc làm của hàng vạn hộ dân ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ….cái mất quá lớn so với cái được . Lợi ích thu được là âm

Câu 4 : Theo anh chị hiểu thế nào về một chính sách kinh tế ? thế nào là chính sách kinh tế xanh ? chính sách kinh tế bền vững ?

-           Chính sách kinh tế  đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế . Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính Đảng , nhóm lợi ích có quyền lực trong nước , các cơ quan quốc tế như : quỹ tiền tệ quốc tế , ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới

-          Chính sách kinh tế xanh là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau : định hướng là thị trường , nền tảng là các nền kinh tế truyền thống , mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường . Động lực của nền kinh tế xanh là BVMT , phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch nhanh chóng đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững

-         Cũng có thể hiểu rất đơn giản chính sách kinh tế xanh là những hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển năng lượng sạch. Sản phẩm của nó có thể là các tòa nhà được xây dựng với các vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và có thể tự chế tạo nhiên liệu; có thể là các sản phẩm sinh học (thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo...); chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải, rác...), ngành giao thông vận tải (xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên nắng, gió, mặt trời...).

-         Chính sách kinh tế bền vững là những chính sách phát triển kinh tế làm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại tới thế hệ mai sau. Chính sách kinh tế bền vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triễn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh.

Câu 5 :   Thế nào là cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế quốc dân? Một nền kinh quốc dân được coi là tiết kiệm tài nguyên và ít gây ô nhiễm MT thì có thể đánh giá chung dựa vào các chỉ tiêu nào?

-          Cơ cấu kinh tế là gồm thành phần kinh tế , kinh doanh các lĩnh vực khác nằm trên toàn lãnh thổ của 1 quốc gia , cấu thành nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó

-          Các chỉ tiêu đánh giá 1 nền kinh tế được gọi là tiết kiệm tài nguyên và ít gây ra ô nhiễm môi trường là : “ tiêu chuẩn  môi trường là là những chuẩn mực , giới hạn cho phép , được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” . Vì vậy tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia . Hệ thống tiêu chuẩn MT là 1 công trình khoa học liên ngành , nó phản ánh trình độ khoa học , công nghệ tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển . Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:

1 . quy định chung

2.tiêu chuẩn , bao gồm nước mặt nội địa , nước ngầm , nước biển và ven biển , nước thải

3. tiêu chuẩn không khí bao gồm khói bụi khí thải

4. tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

5. tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường , sử dụng thuốc trừ xâu , diệt cỏ

6. tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ nguồn gen , động thực vật

7. tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên , các di tích lịch sử văn hóa

8. tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất , ngoài biển

Câu 6 :   Theo anh (chị) thì việc đóng băng quá trình phát triển kinh tế để bảo vệ tài nguyên và tránh ô nhiễm MT thì có thể chấp nhận được không? Chứng minh?

-          Không chấp nhận được vì :

·           Phát triển là xu thế chung của từng cá thể và của toàn thể xã hội trong quá trình sống . Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất , cải tiến quan hệ xã hội nâng cao chất lượng văn hóa , trong quá trình phát triển , con người không ngừng tác động vào môi trường . Trong đó có cả các tác động tích cực và tác động tiêu cực và con người chỉ ngừng tác động vào môi trường khi không có sự phát triển

·           Để đảm bảo cho cả quá trình phát triển và BVMT nhiều chính sách kinh tế đã được đưa ra( . Ví dụ : phát triển bằng không nghĩa là phát triển đi đối với cải tạo môi trường ) đồng thời trong xã hội ngày nay con người phải coi trọng cả phát triển kinh tế và BVMT. Có như vậy thì mới đạt được sự phát triển bền vững

Câu 7 : Vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, lấy ví dụ trong cuộc sống để minh họa?

-          Vai trò :

+ nghiên cứu cơ bản định hướng cơ bản , định hướng bao gồm cả nghiên cứu nền tảng ( điều tra cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên , quản trắc môi trường ….)

+ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ sản xuất , vật liệu thay thế tài nguyên , vật liệu sinh thái ( để phân hủy và không gây ô nhiễm MT sau khi sử dụng )

+ nghiên cứu công nghệ sạch , công nghệ thân thiện với môi trường

+ nghiên cứu dự báo các tác động ảnh hưởng đến môi trường để có biện pháp ngăn cản kịp thời

+ tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên

-          Ví dụ : việc khai thác tài nguyên boxit ở Tây nguyên , nhờ có tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng vào mà phát triển được vùng đất có nhiều boxit , ứng dụng các công nghệ máy móc hiện đại , khai thác 1 cách hợp lý nhất để giảm thiểu ảnh hưởng tối đa tới môi trường 

Câu 8 : Mô hình Fourastie, Fisher, Clark là mô hình gì? Theo anh (chị) nền kinh tế quốc dân của Việt Nam phải định hướng như thế nào trong 10-20 năm tới.?

-           

Câu 9 : Theo anh (chị) liệu chúng ta đã có thể áp dụng một chính sách MT “nghiêm khắc’ trong giai đoạn hiện nay chưa (trong vòng từ nay đến 10 năm  tới) ?

- Chính sách môi trường là những chủ trương , biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định

  - việc áp dụng môt chính sách môi trường "nghiêm khắc" trong giai đoạn hiện nay là chưa thể. Vì đối với tình hình kinh tế của việt nam hiện nay vẫn  còn chưa đủ để tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, cơ cấu GDP vẫn còn phụ thuộc một lượng lớn vào sự đầu tư của nước ngoài thông qua các  dự án ,sự đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất,..... .Vì Việt Nam còn đang là nước phát triển, nên kinh tế lấy công nghiệp để phát triển là chủ yếu nên không thể tách khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường, thậm chí là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nước có nguồn đầu tư vào việt nam đều là những nước có nền kinh tế phát triển, vì vậy họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của môi trường đối vs đời sống của người dân nước họ. Hơn nữa, họ có điều kiện để đẩy gánh nặng về môi trường cho các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển như việt nam và một số nước khác thông qua các hoạt động đầu tư, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp,....do ở các nước này vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức cũng như chính sách về luật môi trường chưa được hoàn thiện, họ có thể thu một nguồn lợi không nhỏ thông qua việc không phải trả các chi phí về môi trường như ở các nước phát triển khác. 

  Nếu như trong giai đoạn hiện nay Việt Nam áp dụng chính sách môi trường "nghiêm khắc" thì sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm, điều này có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội .

 -Đành rằng vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề bức thiết  nhưng việc áp dụng chính sách môi trường nghiêm khắc ngay bây giờ là không thể mà phải diễn ra một cách từ từ, phù hợp vs tình hình phát triển  kinh tế của đất nước,Các cơ quan nhà nước, ban ngành có thẩm quyền nên đề ra một lộ trình hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề môi trường thông qua luật pháp.

Câu 10 : Hãy giải thích mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và việc sử dụng tài nguyên & bảo vệ môi trường ?

-          Cơ cấu kinh tế là gồm các thành phần kinh tế , kinh doanh ở các lĩnh vực khác nằm trên toàn bộ lãnh thổ của 1 quốc gia cấu thành nền tảng kinh tế của quốc gia đó

-          Kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên , con người vì mục đích phát triển kinh tế đã khai thác cạn kiệt tài nguyên , chỉ khai thác cạn kiệt tài nguyên , chỉ khai thác mà không tái tạo làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt . Nếu con người chỉ biết khai thác một cách hợp lý và biết cách phục hồi , tái tạo tài nguyên thì nguồn tài nguyên sẽ không bị cạn kiệt , MT không bị ô nhiễm

-          Cơ cấu kinh tế và việc sử dụng tài nguyên , BVMT có mối quan hệ qua lại . Nếu cơ cấu kinh tế phù hợp thì đi đôi với sự hiện đại hóa , phát triển kinh tế thì môi trường được bảo vệ và phát triển . Ngược lại nó sẽ làm cho MT trở nên suy thoái ô nhiễm môi trường trầm trọng , không đảm bảo được chức năng vốn có của nó

-          Ngày nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nền kinh tế chuyển sang dịch vụ và hiện đại hóa sản xuất , khi nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại , có các thiết bị tiên tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đây là chuyển đổi cơ cấu về mặt sinh thái . Đồng thời khi kinh tế phát triển , áp dụng khoa học kĩ thuật tìm ra nguồn nguyên liệu , năng lượng mới xanh , sạch , vô tận và thân thiện  với môi trường . Như vậy không chỉ phát triển được kinh tế mà nó còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường , phát triển một nền kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường

Câu 11: Anh chị hiểu thế nào về dấu chân sinh thái ?

 "Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải."

Phép đo « dấu chân sinh thái » được sử dụng như một công cụ để so sánh nhu cầu của con người với sức tải sinh học - khả năng tái tạo tài nguyên và hấp thụ chất thải của Trái đất, bằng cách chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).

Chỉ số dấu chân sinh thái được coi là một chuẩn mực để đánh giá và định hướng họat động nhằm vừa phục vụ lợi ích của con người mà không làm ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trên hành tinh.

Trên cơ sở các số liệu về diện tích các lọai đất đai cho năng suất sinh học, lượng tiêu thụ, sản lượng trung bình toàn cầu và các hệ số cân bằng, người ta có thể tính ra được chỉ số « dấu chân sinh thái » cho tòan cầu, cho một khu vực, một quốc gia.

Nhờ công cụ tính tóan dấu chân sinh thái mà chúng ta có thể đánh giá được mức độ bền vững của phát triển. Chúng ta có thể định lượng được diện tích đất và mặt biển cho năng suất sinh học trên trái đất có khả năng giúp lòai người tồn tại. Từ đó cũng có thể tính ra được sự phân chia nguồn tài nguyên cho mỗi con người.

Câu 12: Anh (chị) hiểu thế nào về một nền nông nghiệp phát triển tiết kiệm tài nguyên nước?

-          Là 1 nền nông nghiệp biết cách sử dụng hợp lý nguồn nước, không lãng phí, đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây trồng mà không lãng phí nước

-          Sử dụng nước thích đáng với từng mục đích khác

-          Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước , vận hành theo quy trình hợp lý

-          Đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng , nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước , giảm lũ mùa mưa và tăng lưu lượng mùa khô

Câu 13: Anh (chị) hiểu thế nào về một nền nông nghiệp bền vững? Phải áp dụng các biện pháp nào để chúng ta có được một nền nông nghiệp bền vững?

-          Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái MT tự nhiên – con người và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông thôn

-          Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá trị của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian

-          Biện pháp :

+ Sự thay đổi môi trường trái đất do hậu quả ô nhiễm công nghiệp đã làm các nước nghèo hàng năm mất đi chừng ¼ sản lượng ngũ cốc . Giải pháp cần thiết đưa ra là phát triển bền vững với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến nông nghiệp , nông thôn

+ Trong bối cảnh ngông nghiệp nước ta , đất canh tác nông nghiệp nước ta : đất canh tác ít và điều kiện khai thác ngày càng thu hẹp , phát triển bền vững phải dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ thông qua các loại hình kinh doanh nông sản hàng hóa và tăng cường bảo vệ tài nguyên . Để thực hiện chuyển giao công nghệ và khoa học cần phải có sự quan tâm và đầu tư của nhà nước cho hoạt động nông nghiệp

+ Đồng thời với quá trình chuyển giao công nghệ thì yêu cầu cần thiết phải có một nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật có như vậy mới phát triển bền vững được

+ Ngoài ra , trong quá trình phát triển ta phải thay đổi nhận thức của người dân để tránh tình trạng : - suy thái đất và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

                   -môi trường không bền vững ở cacskhu vực đông dân

                   -ô nhiễm đất nước , không khí và khí hậu nóng lên do phế thải

+ Để phát triển nông nghiệp 1 cách bền vững ngoài sản xuất ta còn phải có một thị trường tiêu thụ ổn định và phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Ø  Có đảm bảo được các yếu tố trên thì mới có thể đạt được 1 nền nông nghiệp phát triển bền vững

Câu 14: Thế nào là hàm Kuznet? Hãy cho ví dụ và giải thích ?

-          Hàm môi trường là Kuznet : là hàm hình chữ U úp sấp ( trước tiên là giảm chất lượng môi trường , sau khi qua đỉnh vượt ngưỡng thì cải thiện chất lượng )

-          Yêu cầu phát triển kinh tế về lâu dài và phải giảm việc sử dụng môi trường và tài nguyên

-          Thực tế : nhiều quốc gia trên thế giới còn đang ở dưới ngưỡng nghèo nàn nên gây ô nhiễm môi trường tối đa

Ø  Do vậy có nhiều ý kiến phản đối với việc giảm ô nhiễm khi thu nhập tăng

Câu 15 : Thế nào là công nghệ tập hậu / thay thế (backstop technology)?

-          Công nghệ tập hậu ( backstop technology): sử dụng tài nguyên với chi phí giới hạn cố định và khối lượng thì vô cùng . Ví dụ : năng lượng mặt trời , gió , sông, …..

-          Đặc điểm của công nghệ tập hậu :

+ phát triển kinh tế dùng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường

+ đòi hỏi kĩ thuật công nghệ cao

Câu 16: Chuyến đổi kinh tế liên ngành, trong ngành, không gian, tự trị và cho ví dụ để minh họa?

-          Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân (GDP)bao gồm sự tích lũy vốn vật chất và con người , thay đổi nhu cầu , sản xuất , lưu lượng và việc làm

-          Phân biệt ba khu vực kinh tế : Sơ cấp ( nông nghiệp)

                                                 Cấp 2 ( công nghiệp )

                                                  Cấp 3 ( dịch vụ )

            Trong đó sự phát triển việc làm và đầu tư chuyển từ khu vực sơ cấp sang cấp 2 và 1 phần cấp 3

-          Clank phát triển thêm cho rằng chính năng xuất lao động trong các khu vực đã quyết định việc chuyển lao động từ khu vực năng xuất thấp sang khu vực có năng xuất cao

Câu 17: Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007

Về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

Quy định về thoát nước đô thị và khu công nghiệp - Theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày 28/5/2007, Chính phủ quy định: nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận cũng như nước thải từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định…

Đối với các khu công nghiệp, đô thị mới hình thành, phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Các đô thị đã có hệ thống thoát nước thì tùy điều kiện cụ thể của từng đô thị để nghiên cứu tổ chức quy hoạch thoát nước chung, riêng hoặc nửa riêng…

Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước có nghĩa vụ trả phí thoát nước theo quy định. Phương án tính phí thoát nước được xác định trên nguyên tắc hướng tới thu hồi chi phí để duy trì dịch vụ thoát nước mưa và nước thải. Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải thu phí được lấy bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ tính theo hóa đơn tiền nước. Nếu không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 4m3/người/tháng…

Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị. Các đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh mương, thoát nước và các cống chính, cống thu gom nước thải, nước mưa…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro