1986-1990

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xuất phát từ nhiệm vụ bao trùm và mục liêu tổng quát, Đại hội VI xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: 1 - Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ. 2- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất. 3- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lí, chế độ phân phối làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá. 4- Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội. Muốn vậy, cần giải quyết một phấn quan trọng việc làm cho người lao động và bảo đảm về cơ bản phân phối theo lao động; thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta; loại bỏ những nguồn thu nhập do làm ăn phi pháp mà có. Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hoá khác của truyền thống dân tộc và cách mạng. 5- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Muốn thực hiện những nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho bằng được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.___Thành tựu: + Về lương thực thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập khẩu hơn 45 vạn tấn lương thực, đến năm 1990 đã vươn lên đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và có xuất khẩu. Năm 1988 là 19,5 triệu tấn, năm 1989 là 21,4 triệu tấn. + Sau một số năm đổi mới, hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, và lưu thông thuận lợi. Hàng trong nước tiến bộ về chủng loại và mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với thị trường, phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương giảm đáng kể. + Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986-1990 hàng xuất khẩu tăng 3 lần. + Một thành tựu quan trọng nữa là đã kìm chế được một bước lạm phát: 1986 - 20%, 1987- 10, 1988 -14, 1989 – 2,5, 1990 – 4,4. + Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và nhanh chóng đi vào cuộc sống. + Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính trị của các thế lực thù địch, mở rộng quan hệ quốc tế. ____Hạn chế:+ Đất nước ta chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết, nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài. Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống bằng lương hoặc trợ cấp xã hội và một bộ phận nông dân giảm sút. Tốc độ tăng dân số còn cao. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ cương và nhiều hiện tượng tiêu cực khác còn nặng nề và phổ biến. Sự nghiệp văn hóa - giáo dục có những mặt tiếp tục xuống cấp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro