2.2 Khối đổi kênh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.2 Khối đổi kênh

2.2.2 Mục đích yêu cầu

+ Thu các kênh sóng ở dải tần VHF và UHF. Sau đó biến đổi xuống thành tần số trung tần.

+ Cần phải có độ khuếch đại đồng đều ở tất cả các kênh.

+ Có tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) đủ lớn.

+ Có chiều rộng dải tần đúng tiêu chuẩn.

+ Có độ ổn định lớn, nghĩa là khả năng dao động tự kích nhỏ.

+ Khả năng lựa chọn tần số tốt. Tương ứng với 1 dao động nội (dao động ngoại sai), có thể có 2 tần số, một cao, một thấp hợp với tần số dao động nội để tạo ra trung tần. Khối trộn tần phải có khả năng lựa chọn lấy một.

+ Cần phối hợp trở kháng giữa anten và tầng khuếch đại cao tần để tránh hiện tượng phản xạ sóng và nhiễu vào máy thu. Nếu không được phối hợp trở kháng thì khi sóng điện từ vào máy thu năng lượng sẽ vào máy thu một phần (lớn hay bé phụ thuộc vào mức độ phối hợp trở kháng), phần còn lại sẽ bị dội lại chạy đến đầu kia dây dẫn sóng ra đến anten, đến đây sóng vào lại máy thu và cũng chỉ một phần năng lượng vào máy thu, cứ như vậy cho đến lúc năng lượng giảm đủ nhỏ. Sự phản xạ này tạo ra các hình phụ bên cạnh hình chính trên màn hình. Số hình phụ tỉ lệ với số chu kỳ dội lại của sóng điện từ, còn khoảng cách giữa hình chính và hình phụ tỉ lệ với chiều dài dây dẫn sóng.

+ Vấn đề phối hợp trở kháng để lượng phản xạ nhỏ nhất phải đi đôi với vấn đề giảm mức nhiễu không làm giảm tỉ số S/N, do đó người ta thường đặt các bộ lọc suy giảm nhiễu ở ngay mạch vào máy thu.

+ Mạch vào của các kênh sóng VHF có kết cấu khác nhau tuỳ theo nó được nối với anten 300 hay 75 . Có máy bố trí cả mạch vào 300 hay 75 với nhiều đầu dây ra.

+ Mạch vào của các kênh sóng UHF có khi không dùng mạch điều hưởng, chỉ có bộ lọc suy giảm nhiễu trong dải tần.

2.2.3 Chức năng các khối

+ Mạch khuếch đại cao tần:

Có nhiệm vụ tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N), khử can nhiễu, nhất là tần số ảnh và tần số lọt thẳng bằng trung tần. Ngoài ra, do tính đơn hướng, mạch khuếch đại cao tần có tác dụng phân cách mạch dao động ngoại sai và anten, giảm khả năng dao động nội bức xạ ngược ra anten gây nhiễu; tăng độ ổn định cho tầng dao động ngoại sai và nâng cao tác dụng của mạch tự điều chỉnh độ khuếch đại AGC.

Hệ số khuếch đại của mạch này không cần lớn lắm ( 20dB) để tránh hiện tượng dao động tự kích. Đồng thời, nó phải ưu đãi cả sóng mang hình và tiếng. Thông thường đặc tuyến khối này có hình cánh cung, hai cạnh của đặc tuyến phải đủ dốc dể lọc bỏ được các tần số ảnh.

Trong các kênh sóng VHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ E chung, có trở kháng đầu vào khoảng (0,5 - 1K ), lớn hơn so với sơ đồ B chung nên dễ phối hợp với mạch vào. Tuy nó có hệ số khuếch đại lớn nhưng phải dùng tụ trung hoà B-C. Một số máy mắc theo B chung, có tần số cắt cao nên khó bị dao động tự kích. Có máy lại dùng sơ đồ C chung, có trở kháng vào khá lớn (độ vài trăm K ) nhưng hệ số khuếch đại điện áp nhỏ.

Trong các kênh sóng UHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ B chung. Nhiều máy không có mạch khuếch đại cao tần.

+ Mạch trộn tần:

Có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu trung tần cho quá trình trộn tín hiệu từ đài phát đến anten của máy thuĠ và tín hiệu dao động nộiĠ tại máy thu. Thông thường trong máy thu hình người ta thường dùng phương pháp trộn kiểu tổng chứ không trộn kiểu nhân.

Bảng 2.1. Tần số trung tần hình và tiếng và khoảng cách giữa chúng theo các chuẩn khác nhau

FCC CCIR OIRT

fIF/VID 45,75MHz 38MHz 38MHz

fIF/S 41,25MHz 32,5MHz 31,5MHz

Khoảng cách 4,5MHz 5,5MHz 6,5MHz

ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tín hiệu nội có biên độ nhỏ, vì vậy nó không bức xạ ra anten gây nhiễu. Mỗi một kênh tương ứng với một tần số dao động nội riêng sao cho hiệu tương ứng với kênh i muốn thu nào đó phải đúng bằng tần số trung tần ổn định ( =không đổi) Thông số trung tần hình và tiếng của 3 chuẩn trắng đen khác nhau như sau:

+ Mạch dao động nội:

Tạo ra tín hiệu hình sine để đổi tần với tín hiệu từ đài phát đến anten của máy thu theo biểu thức: .Đối với các máy thu hình bán dẫn, mạch dao động ngoại nội thường được thiết kế theo sơ đồ dao động 3 điểm điện dung mắc B chung vì nó đảm bảo cho biên độ dao động không đổi trong toàn dải tần và sự gia tăng hồi tiếp đối với tần số cao được bù bằng sự giảm hệ số khuếch đại ở tần số đó nên nó ổn định. Trong mạch, người ta còn bố trí các núm tinh chỉnh, tạo ra tần số dao động ngoại nội chính xác để có hình và tiếng rõ nhất.

2.2.3 Sự phân bố tần số tín hiệu hình và tiếng

Việt Nam hiện nay sử dụng hệ tiêu chuẩn truyền hình hệ PAL D/K, trong đó hệ màu PAL được xây dựng dựa theo chuẩn trắng đen OIRT. Theo đó, kênh truyền hình được chia thành 5 dải:

Bảng 2.2. Sự phân bố của các dải tần số theo chuẩn OIRT

Tên dải tần Kênh Tần số [MHz]

Dải I 1 đến 2 48 đến 66

Dải II 3 đến 5 76 đến 100

Dải III 6 đến 12 174 đến 230

Dải IV 21 đến 60 470 đến 582

Dải V 61 đến 81 582 đến 960

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro