2.4 Lập qh ng vs các nc xhcn,mở rông hđqt: gđ 50-53

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.4. Lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rông hoạt động quốc tế: giai đoạn 1950-1953

2.4.1. Tình hình quốc tế

+ Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập

+ Tháng 1-1950 Giải phóng quân Trung Quốc tiến sát biên giới Việt – Trung

+ Tháng 2-1950, Liên Xô và Trung Quốc ký Hiệp ước Đồng minh tương trợ và hữu nghị

+ Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ tháng 6-1950, Mĩ đưa quân can thiệp vào bán đảo này, đánh tới tận biên giới Trung Quốc. Chí nguyện quân Trung Quốc viện Triều kháng Mĩ.

+ Mĩ xác định Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương liên quan mật thiết với nhau, xem Triều Tiên là mối đe dọa chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.

+ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và sự can thiệp sâu của Mĩ vào chiến tranh Đông Dương càng làm tăng tính gay gắt của chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ bao vây cấm vận Trung Quốc, chấm dứt chế độ chiếm đóng tại Nhật Bản. Cuộc chiến tranh Đông Dương là một bộ phận của cuộc đối đầu Đông Tây. Hoa Kỳ tích cực viện trợ cho Pháp, từng bước xây dựng ngụy quân, ngụy quyền tại Đông Dương

+ Sau 3 năm chiến đấu, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn hiểm nghèo, lực lượng kháng chiến lớn mạnh… ta chủ trương đẩy mạnh ngoại giao.

2.4.2. Thiết lập quan hệ ngoại giao, xây dựng liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa

+ Ngày 5-12-1949, Hồ Chí Minh gửi điện cho Mao Trạch Đông chúc mừng việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và khẳng định tình đoàn kết giữa hai dân tộc.

+ Ngày 14-1-1950, Hồ Chí Minh khẳng định nước VNDCCH là nhà nước hợp pháp và duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ trên nguyên tắc bình đẳng.

+ Ngày 15-1-1950, VNDCCH tuyên bố công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngày 18-1-1950 Trung Hoa công nhận nước VNDCCH

+ Ngày 30-1-1950 Liên Xô công nhận nước VNDCCH

+ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên ngày 31-1-1950, Tiệp Khắc ngày 2-2-1950, Cộng hòa dân chủ Đức ngày 2-2, Rumani ngày 3-2, Ba Lan và Hung gari ngày 4-2, Bungari ngày 8-2, Anbani ngày 13-3-1950.

Ngày 3-2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc và Liên Xô. Hai nước cam kết viện trợ và đào tạo cán bộ cho Việt Nam (vũ khí, lương thực, thực phẩm và thuốc men), trang bị cho 6 sư đoàn, thậm chí tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam

+ Những sự kiện trên đây đã khẳng định Việt Nam là một bộ phận của hệ thống XHCN và tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Hồ Chí Minh khẳng định viện trợ là rất quan trọng, nhưng ta phải hết sức tự lực cánh sinh.

+ Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, hướng hoạt động đối ngoại của Việt Nam là củng cố quan hệ với các nước anh em, mở rộng quan hệ với nhân dân Pháp, các tổ chức hòa bình, dân chủ quốc tế để đẩy mạnh kháng chiến. Trong năm 1950 ta phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Tưởng Giới Thạch ở khu vực biên giới giữa hai nước.

+ Ngày 28-4-1951, đại sứ quán của ta ở Trung Quốc đã đề nghị thành lập hai Biện sự xứ tại Hoa Nam, ký hiệp định về mậu dịch. Từ 1950, 79 cố vấn quân sự của Trung Quốc đã sang giúp đỡ Việt Nam.

+ Sứ quán Việt Nam cũng được thành lập tại Liên Xô. Từ đây Liên Xô đã phối hợp với Việt Nam trong việc tuyên truyền và vận động quốc tế, đề cao cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tháng 9-1952, Liên Xô phủ quyết đề nghị của Bảo Đại xin gia nhập Liên hợp quốc, khẳng định VNDCCH mới là đại diện hợp pháp.

+ Các đoàn đại biểu cấp cao của ta cũng đi thăm và làm việc tại nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Các học sinh, sinh viên Việt Nam cũng bắt đầu sang học tập tại các nước XHCN.

+ Đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Triều Tiên, ta lên án Mĩ xâm lược Triều Tiên, khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Triều Tiên, ủng hộ việc Trung Quốc gửi Chí nguyện quân giúp Triều Tiên chống Mĩ. Khẳng định cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với cuộc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên.

2.4.3. Đấu tranh chống sự can thiệp của Hoa Kỳ

+ Pháp, Hoa Kỳ và một số nước phản ứng gay gắt việc LX, TQ công nhận VNDCCH, bộ ngoại giao Pháp đã gửi thư kháng nghị và phê phán Liên Xô gay gắt. Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ và Anh, nhiều nước phương Tây, Tòa thánh Vaticăng công nhận chính quyền Bảo Đại. Tiếp đó Philíppin, Thái Lan công nhận yêu cầu cơ quan thông tin của ta ở Băng Cốc chấm dứt hoạt động. Riêng Inđônêxia giữ thái độ trung lập.

+ Ngày 23-2-1950, Mĩ ép Pháp ký Hiệp ước phòng thủ năm bên (Mĩ, Pháp, Việt Nam, Lào, Khơ me) như vậy, với hiệp ước này vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã được chính thức hóa. Bọn tay sai ở Đông Dương phụ thuộc nhiều hơn vào Mĩ. Nội bộ ngụy quân, ngụy quyền bắt đầu phân hóa. Cơ quan quân sự Mĩ ở Đông Dương (phái đoàn MAAG), cố vấn quân sự Mĩ sang nghiên cứu Đông Dương ngày càng nhiều. Một binh đoàn ngụy quân do Mĩ trang bị được thành lập. Về kinh tế, Hoa Kỳ xúc tiến đầu tư sang Đông Dương, chung vốn phát hành giấy bạc, hàng hóa Mĩ cạnh tranh với hàng hóa Pháp, đòi Pháp miễn thuế nhập cảnh, văn hóa Mĩ du nhập vào các vùng tạm chiếm.

+ Đầu 1950, hai tàu chiến của Mĩ vào cảng Sài Gòn để biểu dương lực lượng. Ngày 19-3-1950 (sau này trở thành ngày toàn quốc chống Mĩ) 30 vạn nhân dân Sài Gòn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ và nhiều nhân sĩ trí thức dẫn đầu đã xuống đường đấu tranh. Đảng ta để ra chủ trương chống Pháp và can thiệp Mĩ, đánh tan tâm lý sợ Mĩ, thân Mĩ trong một bộ phận nhân dân

+ Nhân dân Việt Nam hòa cùng cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới nhằm bảo vệ hòa bình, chống Mĩ và các thế lực hiếu chiến: thành lập ủy ban bảo vệ hòa bình, phát động phong trào lấy chữ ký bảo vệ hòa bình, tham gia Hội nghị hòa bình thế giới năm 1949 ở Pari, 1950 ở Vacxava. Tích cực tham gia vào Hội nghị hòa bình châu Á, thái Bình Dương 11-1952.

+ Ta cũng phát hiện và tận dụng bất đồng giữa Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương, khoét sâu mâu thuẫn của chúng (Pháp muốn lợi dụng, còn Mĩ tích cực chuẩn bị thay chân Pháp)

2.4.4. Đẩy mạnh việc giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia

+ Từ 1950 Lào đã có khu giải phóng khá rộng, có mặt trận dân tộc (Mặt trận tự do Lào), chính phủ kháng chiến, lực lượng vũ trang. Ở Campuchia, cơ sở kháng chiến được mở rộng, nhiều vùng giải phóng hình thành, mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc được thành lập, ủy ban dân tộc giải phóng do Sơn Ngọc Minh đứng đầu

+ Tháng 2-1951, Đại hội II được tiến hành đã đề ra chủ trương thành lập ở Lào và Campuchia đảng cách mạng, tích cực giúp đỡ nhân dân và cách mạng Lào, tăng cường đoàn kết với cáh mạng Lào và Campuchia chống kẻ thù chung.

+ Ngày 11-3-1951 Mặt trận đoàn kết liên minh Việt – Miên – Lào được thành lập

+ Sau khi giải phóng Tây Bắc Việt Nam quyết định mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và một phần Phôngxalỳ

+ Để phá tan kế hoạch Nava, ta phối hợp với Lào mở các chiến dịch tại Thượng, Trung và Hạ Lào. Tại Campuchia, ta phối hợp giải phóng Pơrets Vihia, Kông pông Thom… tạo thành thế liên hoàn trên toàn chiến trường Đông Dương

2.4.5. Vận động nhân dân Pháp và nhân dân thế giới chống chiến tranh xâm lược của Pháp

+ Từ 1950, Hồ Chí Minh đã tranh thủ gặp gỡ đại diện ĐCS Pháp và các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

+ Giữa năm 1950, ông Lêo Phighe UVBCHTƯ ĐCS Pháp sang thăm vùng tự do Việt Bắc, chuyến đi thực tế và những bài báo của ông đã gây tiếng vang lớn đối với dư luận tiến bộ Pháp, từ đó phong trào đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam phát triển tại Pháp và nhiều nước thuộc địa của Pháp dưới nhiều hình thức (Raymongđiêng, Hăngri Mactanh). Ta quyết định trao trả cho Pháp 228 tù binh để đánh vào dư luận Pháp đòi hòa bình và hồi hương.

+ Hàng trăm binh sĩ Pháp đã bỏ hàng ngũ để gia nhập Việt Minh, Ủy ban hòa bình Pháp được thành lập.

+ Đại hội hòa bình thế giới (1950) ra nghị quyết đòi Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế cũng ra nghị quyết ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta (1951-1953).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro