2.5. HN QT về ĐD và ký kết HĐ Giơnevơ 1954

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.5. Hội nghị quốc tế về Đông Dương và ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954

2.5.1. Bối cảnh quốc tế dẫn đến Hội nghị

+ Cuộc chiến tranh lạnh ở vào thời kỳ quyết liệt, mâu thuẫn giữa hai khối, hai phe trở nên hêt sức gay gắt

+ Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên 8-1951 đến 7-1953 đã dẫn đến việc ký kết hiệp định ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng hai miền Triều Tiên

+ LX và TQ cho rằng có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng thương lương kể cả chiến tranh Đông Dương.

+ Ngày 4-8-1953, LX gợi ý mở một hội nghị quốc tế gồm 5 nước lớn để xem xét các vấn đề ở Viễn Đông. P do sa lầy trong chiến tranh nên tỏ ra quan tâm và đồng ý với phương án một giải P thương lượng về Đông Dương trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế gồm nhiều bên.

+ Tháng 3-1953 Xtalin mất, lãnh đạo LX điều chỉnh chính sách đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế, củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với Mĩ để giành ưu thế trên các lĩnh vực. TQ thực hiện kế hoạch 5 năm XDCNXH cũng muốn cùng tồn tại hòa bình, phá thế bao vây cấm vận của Mĩ từ 1951.

+ Từ 1953 đến 1954, LX và TQ vẫn dành cho VN viện trợ quan trọng về vũ khí, đạn dược, quân trang, quân y, thông tin, công binh.

+ Tại Đông Dương, binh sĩ P sa sút tinh thần. Chính sách dùng người Việt đánh người Việt không mang lại kết quả như mong muốn. Viện trợ của Mĩ không giúp P xoay chuyển được tình thế. Trong khi đó Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương (viện trợ 1950-1953 tăng 10 lần, Hoa Kỳ đặt Đông Dương trong phòng tuyến chống cộng của Mĩ ở Châu Á).

+ Mĩ ủng hộ P trong kế hoạc Nava, với hy vọng trong 18 tháng có thể chuyển bại thành thắng, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

+ Các tính toán quân sự và ngoại giao của P được đề ra trước những áp lực nội bộ càng mạnh mẽ (cả kinh tế, chính trị, xã hội). Giải P Bảo Đại thất bại, nhiều nghị sĩ P đòi Chính phủ đàm phán trực tiếp với chính phủ HCM.

+ Ngày 26-11-1953, HCM đã nói rõ lập trường của VN (khi trả lời nhà báo Thụy Điển, Người trả lời thẳng thắn rằng “đó là vấn đề giữa VN dân chủ cộng hòa và P). Tuyên bố của HCM gây tiếng vang, lớn nhất là trong dư luận P.

+ Ngày 25-1-1954 hội nghị ngoại trưởng 4 nước lớn khai mạc tại Beclin, ngày 18-2-1954 hội nghị kết thúc ra tuyên bố cuối cùng, đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế tại Giơnevơ ngày 26-4-1954 về vấn đề Triều Tiên gồm: M,P,A,LX,TQ, hai bên Triều tiên và các nước có quân đội tham chiến tại Triều Tiên, những nước tham gia cũng xem xét vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

+ Ngày 20-2-1954 thủ tướng Ấn Độ Nêru kêu gọi ngừng bắn ở Đông Dương để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán, tiếp đến là Inđônêxia, TQ ra tuyên bố ủng hộ.

+ P được Anh và Mĩ ủy quyền trong việc xem xét thành phần các nước hữu quan. Ngày 27-4, ngoại trưởng LX và P gặp gỡ nhau, lập trường của 2 bên có đôi chút khác nhau nhưng cuối cùng thống nhất: 5 nước, Lào, Campuchia, VN của Bảo Đại và VNDCCH (ngày 2-5 phương án này thống nhất)

- Các nước tham dự với mục tiêu khác nhau:

+ P: muốn ra khỏi chiến tranh trong danh dự, tránh đàm phán xong phương với chính phủ HCM.

+ LX: là nước đưa ra sáng kiến hội nghị, muốn thúc đẩy hòa dịu quốc tế, muốn Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết xung đột bằng hòa bình.

+ TQ: mong muốn tạo môi trường hòa bình ở khu vực châu Á, nhằm xây dựng đất nước. Tham dự các hội nghị quốc tế quan trọng từ khi nước Trung Hoa được thành lập, là dịp để họ xác lập vai trò trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, mở rộng tiếp xúc chính trị và thương mại quốc tế, phá âm mưu bao vây của Mĩ…

+ Hoa Kỳ: dù miễn cưỡng nhưng do yêu cầu khẩn thiết của P, hơn nữa cùng cần P tham gia hiệp ước phòng thủ châu Âu, châu Á. Ngoài ra Hoa Kỳ muốn ngăn cản một giải P bất lợi cho phương Tây, có hại trong mưu đồ của Mĩ trong việc thay thế P ở Đông Dương.

+ Anh: chính sách của Anh là ủng hộ P theo khả năng của mình, đồng thời tránh bị lôi cuốn vào một cuộc can thiệp quân sự tập thể. Giải quyết vấn đề Đông Dương, làm dịu tình hình Viễn Đông có lợi cho việc củng cố “khối thịnh vượng chung” ở châu Á trong khi Anh đang phải đối phó với du kích cộng sản ở Malaixia

+ VN: lập trường đã được HCT trả lời rõ ràng. Trung ương Đảng cho rằng không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ, nhưng cũng không bỏ lỡ cơ hội. Quyết tâm giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ta do ông Phạm Văn Đồng quyền Bộ trưởng ngoại giao khẳng định: lập lại hòa bình ở Đông Dương là hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ. Nhưng khác với Triều Tiên, cuộc kháng chiến của VN là toàn dân, toàn diện, lực lượng hai bên đan xen, chiến trường phức tạp, không có chiến tuyến… vì vậy cần phải có một giải P toàn diện cả quân sự và chính trị. Các mặt quân sự bao gồm ngừng bắn, rút quân nước ngoài, quy định và điều chỉnh vùng đóng quân, tập kết chuyển quân, trao trả tù binh. Con đường giải quyết vấn đề chính trị là tổ chức tổng tuyển cử (người đứng ra tổ chức và thời hạn). Do ở Lào và Cam puchia có nhiều lực lượng nên không chỉ giải quyết vấn đề VN riêng mà phải đồng thời giải quyết cả vấn đề hai nước, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. Về khu vực tập kết tạm thời cho lực lượng vũ trang, lúc đầu ta lấy vĩ tuyến 13 (ngang Quy Nhơn)…

+ Khi Điện Biên Phủ thất thủ, trước sự cầu cứu của P, Mĩ đã trình nhiều phương án cứu P (ném bom kể cả bom nguyên tử) nhưng Aixenhao do dự. Anh cũng cho rằng nếu không đạt được các giải P thương lượng, đồng minh mới tính đến các biện P quân sự tập thể.

2.5.2. Diễn biến của Hội nghị Giơnevơ

+ Hội nghị Giơnevơ về Triều tiên có 18 đoàn tham dự (26-4 đến 15-6)

+ Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương có 9 bên tham dự (LX, TQ, Hoa Kỳ, Anh, P, VNDCCH, Quốc gia VN, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, (đại diện cho lực lượng kháng chiến Pathét Lào, đại diện cho lực lượng kháng chiến Khơme Itxarak có mặt tại Giơnevơ nhưng không được các nước phương Tây chấp nhận tham dự hội nghị)

+ Hai đồng chủ tịch Hội nghị là ngoại trưởng Anh Iđơn và ngoại trưởng LX Môlôtốp

+ Hội nghị Giơnevơ bắt đầu từ 8-5 đến 21-7-1954, trải qua 75 ngày thương lượng, 31 phiên họp trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn

- Cuộc đấu tranh tại Hội nghị diễn biến qua 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1 từ 8-5 đến 19-6-1954 với 6 phiên toàn thể và 17 phiên hẹp

Ngoài việc trao đổi trương trình nghị sự, các bên trình bày lập trường của mình về giải P cho vấn đề Đông Dương. Tranh luận nhiều có hai vấn đề: có nên bàn chung cả quân sự và chính trị, có nên bàn chung vấn đề Đông Dương.

Đoàn P phát biểu trước, trưởng đoàn P mặc trang phục đen (để tang cho ĐBP) tuy nhiên chỉ đề cập đến các giải P quân sự. Ngày 10-5 đoàn VN trình bày lập trường 8 điểm (trang 144). Ông Tạ Quang Bửu đã đấu tranh để chính phủ Lào kiểm soát phần Đông nước Lào… tuy nhiên, Hội nghị Giơnevơ là hội nghị của các nước lớn, các bên đề muốn đạt được một giải P phù hợp với mục tiêu của mình. P là nước bại trận, nhưng được ủy quyền đã gạt các bên Lào và Campuchia. Xét về tương quan chung, VN là một trong 9 thành viên tham dự hội nghị và là bên duy nhất trong các nước kháng chiến. Do tình hình thực tế, do tính chất là một hội nghị quốc tế nên VN đã không thể thực hiện được tất cả các mục tiêu của giải P như đã đề ra và mong muốn.

+ Ngày 15-6 trưởng đoàn Mĩ Xmít đơn phương tuyên bố chấm dứt đàm phán.

+ Ngày 16-6 Chu Ân Lai gặp trưởng đoàn Anh cho biết TQ có thể công nhận tính hợp P của Vương quốc Lào và Campuchia khi được đảm bảo không có căn cứ quân sự của nước ngoài được đặt ở hai nước này. Diễn biến của các thương lương sau đó và tình hình ở Đông Dương, ở chính phủ P (thủ tướng dọa từ chức nếu không đạt được một cuộc ngưng bắn ở Đông Dương…) cho thấy hội nghị có thể tiến triển và đạt được một thỏa thuận ngay cả khi Mĩ từ chối tham gia vào quá trình đàm phán

- Giai đoạn 2 (20-6 đến 9-7-1954) đây là thời gian phần lớn các trưởng đoàn vắng mặt tại Giơnevơ. Hội nghị diễn ra 6 phiện họp

+ Sau Điện Biên Phủ, dù còn 50 vạn quân trên chiến trường nhưng P hầu như mất hết ý chí, P gọi nhập ngũ thanh niên đưa sang Đông Dương, tướng Ely cầu cứu Mĩ nhưng được trả lời: “chiến tranh ở Đông Dương đã vượt quá thời điểm có thể đảo ngược”. ngày 7-7-1954 buộc P đưa Ngô Đình Diệm thay Bửu Lộc và Đalét điện cho Xmit: “Vai trò của Mĩ tại Giơnevơ được giới hạn trong phạm vi người quan sát”.

+ Hàng trăm đoàn thể nhân dân P đến Giơnevơ tỏ thái độ ủng hộ VN phản đối chiến tranh.

+ Thủ tướng P muốn lấy vĩ tuyến 18, muốn chia cắt VN, muốn chiếm giữ Hải Phòng càng lâu càng tốt.

+ Hội nghị Trung Gĩa ngày 4-7-1954 – hội nghị quân sự giữa ta và P tại huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Phái đoàn ta do thiếu tướng Văn Tiến Dũng, P do đại tá Lennuyơ sau này chuyển thành Ủy ban liên hợp trung ương thi hành Hiệp định Giơnevơ.

+ Thái độ của Mĩ trong cuộc gặp gỡ cấp cao tại Oasinhtơn ngày 29-6 với Anh là: giữ cho được Lào và Campuchia, một nửa nước VN, đường giới tuyến là Đồng Hới

+ Giữa VN và TQ diễn ra cuộc gặp tại Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954, cùng tham dự có đại tướng Võ Nguyên Giáp. HCM cho rằng so sánh lực lượng thì vĩ tuyến 13 là hợp lý, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16 như 1945, tổng tuyển cử ta nên đòi 6 tháng… sau cuộc gặp này, Hội nghị Trung ương 6 từ 15 đến 17-7-1954 chỉ rõ Mĩ là kẻ thù của nhân dân 3 nước Đông Dương, có ý kiến chỉ đạo cho Hội nghị Giơnevơ

- Mười ngày cuối cùng của Hội nghị (10 đến 20-7-1954)

Diễn ra cuộc họp tay đôi, tay ba giữa các đoàn, một phiên họp cấp trưởng đoàn và một phiên họp toàn thể. Các cuộc thương lượng trên đã hình thành khung của giải P

+ Ngày 13-7 ông Phạm Văn Đồng gặp phái đoàn P đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 16 nhưng P cho rằng đây là con đường giao thông của Lào ra biển, qua Huế và Đà Nẵng. Gặp phía quốc gia VN để trao đổi việc 6 tháng thống nhất đất nước.

+ Ngày 17-7 Chu Ân Lai gặp Iđơn, nhắc lại 3 nước Đông Dương phải được độc lập, trung lập.

+ Ngày 18-7 các bên đồng ý Ủy ban quốc tế gồm Ấn Độ, Canađa và Ba Lan

+ Ngày 19-7, sau khi trao đổi giữa các nước XHCN, TQ xác nhận với phía P vĩ tuyến 17, cách 10km về phía Bắc (tại sông Bến hải) làm giới tuyến tạm thời.

+ Ngày 20-7, diễn ra cuộc đàm phán hẹp giữa các bên liên quan ở Đông Dương cùng hai đồng chủ tịch thỏa thuận các vấn đề chủ yếu.

Ngày 21-7-1954, ba hiệp định về đình chỉ chiến sự ở VN, Lào, Campuchia được ký kết. Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở VN có sáu loại điều khoản với 44 điều.

+ Lúc 15 giờ ngày 21-7-1954, diễn ra phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị. Bản tuyên bố của Hội nghị Giơnevơ được công bố. Các bên đều đưa ra tuyên bố riêng. Aixenhao nói: “Tôi không có gì phê phán cái đã làm được tại Giơnevơ bởi vì tôi không có một giải P thay thế đề nghị”. “Hoa Kỳ không bị các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ ràng buộc”. Trong khi đó ngoại trưởng Iđơn lại tuyên bố: “Đó là thỏa thuận tốt nhất mà chúng ta đã tự tay làm ra”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro