2. ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quản lý tài chính?

Quản lý tài chính là phương pháp quản lý doanh nghiệp để có thể giám sát và giải quyết vấn đề vốn một cách hiệu quả.

2.2.2.1 ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC

Đầu tư cho giáo dục đào tạo hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí sau:

- Ngân sách nhà nước (bao gồm cả: công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ);

- Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (Học phí, các nguồn thu dịch vụ khoa học công nghệ, đóng góp hảo tâm của các cá nhân, tổ chức...); trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định

Các khoản chi cho GD:

a, Chi thường xuyên cho giáo dục

b, Chị thực hiện các dự án ODA

c, Chi thực hiện các CTMTQG

d, Chi đầu tư xây dựng cơ bản

e, Chi nghiên cứu khoa học

f, Chi nộp thuế cho nhà nước

g, Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo cấp học

h, Phân cấp nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục

a, Chi thường xuyên cho giáo dục

a.1). Đối với giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW:

Việc tính toán, phân bổ chi ngân sách giáo dục cho các tỉnh, thành phố do Bộ Tài chính chủ trương với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Tài chính địa phương. Định mức phân bổ ngân sách giáo dục giai đoạn 2004-2006 được thực hiện theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2007, định mức và nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên cho giáo dục được thực hiện theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc như Quyết định 139, chỉ khác về định mức chi

Cụ thể:

- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi, có phân biệt 4 vùng, như sau:

+ Đô thị: 565.400 đồng/người dân/năm;

+ Đồng bằng: 664.000đồng/người dân/năm;

+ Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: 817.200 đồng/người dân/năm;

+ Vùng cao-hải đảo: 1.144.000đồng/người dân/năm.

Cơ cấu chi là: chi lương, các khoản có tính chất lượng, bảo hiểm...tối đa 80%, chi ngoài lương tối thiểu 20%.

- Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số (có phân biệt 4 vùng như trên): Mức thấp nhất là 21.330đồng/người dân/năm và cao nhất là 42.700 đồng/người dân/năm.

Các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; được ngân sách trung ương hỗ trợ bằng 30% mức dự toán chi năm 2006.

a.2). Đối với chi thường xuyên cho đào tạo thuộc các bộ, ngành:

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo thuộc các bộ ngành trung ương được giao ổn định và hàng năm được tăng một tỷ lệ nhất định (Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

Chưa có qui định cụ thể về định mức hỗ trợ cho các Trường đại học ngoài công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ.

Mức phân bổ căn cứ vào qui mô học sinh, giáo viên, ngành nghề đào tạo đồng thời căn cứ vào nguồn thu của trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm đối với nguồn kinh phí này, báo cáo Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.   

Nhận xét:

Kinh phí thực hiện các dự án ODA và thực hiện CTMTQG giáo dục được Bộ Tài chính cân đối chung trong chi thường xuyên cho giáo dục hàng năm.

Kinh phí này được thực hiện theo những nội dung, hoạt động cụ thể đã qui định trong văn kiện của chương trỡnh, dự án (Trong đó không có nội dung chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên).

Như vậy, ngoài kinh phí thực hiện các dự án ODA và CTMTQG, phần chi thường xuyên còn lại chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh, sinh viên...(chiếm từ 86,6% đến 91,6%), kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ, phục vụ cho giảng dạy học tập chỉ chiếm từ  8,4% đến 13,4%.         

Theo kết quả nghiên cứu chi tiêu tài chính của ngành, thì để đáp ứng yêu cầu tối thiểu, nhằm đạt mức chất lượng trung bỡnh, thì tỷ trọng chi cho lương và các khoản có tính chất lương phải đạt 70%, các khoản chi nghiệp vụ, phục vụ giảng dạy học tập chiếm khoảng 30% chi thường xuyên đối với giáo dục phổ thông, nghĩa là tỷ trọng chi thanh toán cá nhân tối đa là 70% tổng chi thường xuyên, tối thiểu 30% còn lại chi cho hoạt động nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa...Tỷ lệ này đối với khối đào tạo phải là 50%-50%   

b.  Chi thực hiện các dự án ODA

Nguồn vốn ODA đóng góp vai trò quan trọng trong đầu tư cho giáo dục, bao gồm:

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế. Các dự án viện trợ thường có giá trị nhỏ, các nhà tài trợ thường hỗ trợ trực tiếp cho những trường học cụ thể (như: 1 phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, sách và tài liệu, học bổng...)

- Các dự án vay nợ với điều kiện ưu đãi. Các dự án vay nợ (bắt đầu triển khai đầu tiên từ năm 1994) chủ yếu là những dự án vay của WB và ADB.

Việc điều hành và quản lý các dự án vốn vay hoàn toàn căn cứ vào Hiệp định đã được Chính phủ ký kết với các nhà tài trợ.

Các khoản giải ngân phải tuân thủ theo các hoạt động đã qui định trong văn kiện dự án, có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ, đồng thời hàng năm các dự án đều thực hiện kiểm toán độc lập theo đúng qui định của Chính phủ.

Thời gian qua, khối lượng vốn ODA chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn kinh phí dành cho giáo dục và đào tạo.

Các dự án thực hiện trong ngành giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học; mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học; hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên, góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của những tỉnh, những trường tham gia dự án

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện 08 dự án vốn vay ODA cho các cấp học từ tiểu học đến đại học với tổng mức đầu tư là 685,345 triệu USD.

Trong đó:

+ Vốn vay ưu đãi 460,997 triệu USD;

+ Vốn viện trợ không hoàn lại 76,785 triệu USD và vốn đối ứng 147,563 triệu USD.

Trong 8 dự án trên:

- Số dự án đã kết thúc đến 31/12/ 2008: Có 3 dự án đều là các dự án đã được triển khai từ trước năm 2002. Tổng vốn của 3 dự án này là 174,850 triệu USD.

- Số dự án đang triển khai thực hiện: Có 5 dự án, tổng vốn đầu tư là 510,495 triệu USD.

- Ngoài ra, hiện có 02 dự án vốn vay mới được triển khai đầu năm 2009 (Dự án Giáo dục Đại học 2 và Dự án Phát triển Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất).

c. Chi thực hiện CTMTQG

Cơ chế quản lý và điều hành CTMTQG giáo dục và đào tạo thực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 6/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Căn cứ vào tổng mức kinh phí CTMTQG giáo dục và đào tạo  được giao hàng năm và mức độ ưu tiên đối với các dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương phân bổ kinh phí cho từng dự án. Tuy nhiên trong Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các địa phương hàng năm, Bộ Tài chính chỉ giao tổng kinh phí CTMTQG giáo dục và đào tạo.

Việc phân bổ, bố trí kinh phí cho từng dự án do Uỷ ban nhân dân trỡnh Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo cơ chế phân cấp của mỗi tỉnh, thành phố. Với cách làm này Bộ Giáo dục và Đào tạo không kiểm soát việc phân bổ của các địa phương và như vậy khó có thể thực hiện được đầy đủ các mục tiêu định hướng của ngành.

d. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ theo sơ đồ sau đây:

* Nguyên tắc và định mức phân bổ vốn đầu tư

- Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa phương. UBND các tỉnh, thành phố thông qua HDND tỉnh, thành phố quyết định việc phân bổ cụ thể cho các dự án.

- Tuỳ theo cơ chế phân cấp của từng địa phương mà Sở Giáo dục và Đào tạo được tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình lập kế hoạch, phân bổ kinh phí, điều hành thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn.

- Từ năm 2007: Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006.

    Nguyên tắc chung là:

- Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể. Việc phân bổ phải đảm bảo thực hiện đúng theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước, bố trí vốn phải tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư.

- Đối với chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương: được phân bổ trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí về dân số; về trình độ phát triển; về diện tích tự nhiên; về số đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung khác.

Trừ những dự án đầu tư được bố trí vốn từ ngân sách Trung ương theo phương thức bổ sung có mục tiêu, các dự án còn lại (trong đó có dự án của ngành giáo dục) chủ yếu được bố trí trong vốn được cân đối tại địa phương.

e.Chi nghiên cứu khoa học

Nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ của các trường đại học, cao đẳng bao gồm: 

- Ngân sách Nhà nước,

- Kinh phí từ các dự án song phương và đa phương với nước ngoài

- Kinh phí từ các nguồn tự thu của các nhà trường,

- Kinh phí của các doanh nghiệp

f.  Chi nộp thuế cho Nhà nước

Việc chi nộp thuế cho nhà nước được áp dụng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực xã hội hoá, có thu nhập từ các hoạt động xã hội hoá.

Những hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua công tác nghiên cứu khoa học theo hợp đồng với các địa phương và doanh nghiệp để thực hiện chuyển giao, ứng dụng các kết quả công nghệ mới đã được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong sản xuất.

Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào thực tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tạo ra những thu nhập đáng kể nhà trường

Việc chi nộp thuế cho nhà nước được áp dụng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực xã hội hoá, có thu nhập từ các hoạt ðộng xã hội hoá.

Những hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua công tác nghiên cứu khoa học theo hợp đồng với các địa phương và doanh nghiệp để thực hiện chuyển giao, ứng dụng các kết quả công nghệ mới đã được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong sản xuất.

Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào thực tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tạo ra những thu nhập đáng kể nhà trường

g. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo cấp học

h. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục

- Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản dưới Luật, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách giáo dục toàn ngành và dự toán các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trỡnh Chính phủ.

- Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán thu chi ngân sách giáo dục cho từng tỉnh, thành phố và cho các Bộ, các ngành có trường

- Theo số liệu thống kê trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và điều hành từ 4,3% đến 5,9% (bình quân 5%) tổng chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục, Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý và điều hành từ 74% đến 79% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục. Các Bộ, ngành khác trực tiếp quản lý và điều hành phần ngân sách còn lại (từ 16,4% đến 21,2%) để chi cho các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục, cho các cơ sở đào tạo, cho các trường phổ thông, mầm non... tại các địa phương do UBND và HĐND tỉnh, thành phố quyết định theo những tiêu chí, định mức...của địa phương.

- Đối với các cơ sở trực thuộc các Bộ, ngành trung ương được Bộ Tài chính giao dự toán cho các Bộ, ngành (không qua Bộ GD&ĐT).

- Việc phân bổ chi tiết cho các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng giao trực tiếp theo những tiêu chí, định mức của ngành (Bộ GD&ĐT không tham gia trong quá trình này).

- Bộ GD&ĐT chỉ trực tiếp quản lý và phân bổ dự toán cho các trường và đơn vị trực thuộc Bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro