2.KTTT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thực trạng nền KTTT ở VN hiện nay.

a.Về cơ sở vật chất kỹ thuật :

  Phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta là lạc hậu so vớ khu vực và thế giới từ 30 đến  50 năm. Theo UNDP Việt Nam đang ở trình độ:

Công nghệ lạc hậu bằng 2/7 Trình độ của các nước TB trên thế giới.

Thiết bị máy móc lạc hậu 2- 3 thế hệ (có lĩnh vực lên tới 4-5 thế hệ)

Lao  động thủ công vẫn chiếm tỷ trạng lớn trong tổng sốLĐXH

Kết cấu CS hạ tầng lạc hậu: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, thông tinh liên lạc, bến cảng.

Mật độ giao thông/ KM bằng 1 % mức trung bình của các nước tư bản trên thế giới.

 Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và phần lớn đã xuống cấp do được xây dựng từ rất lâu. Kể từ khi đổi mới tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở nước ta khoảng 7%( riêng những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2010 tăng khoảng hơn 6%, năm 2012 và năm 2009 khoảng 5,3%) nhưng cơ sở vật chất không được xây dựng tương ứng dẫn đến hệ thống giao thông đô thị bị quá tải, phần lớn các thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước là ở thế hệ từ những năm 80 được nước ngoài viện trợ.Điều này làm cho năng xuất giảm sút,sức cạnh tranh của nền kinh tế càng thêm yếu kém,hàng hoá không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.Hiện nay đảng và nhà nước ta đã nhận thức rất rõ vấn đề này và đa tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó,phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành 1 nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại.

b. Nền KTTT đang ở trình độ thấp

-Theo Lê Nin nhìn vào một nước mà đa số sống bằng nghề nông nghiệp thì chứng tỏ sự phân công lao động chưa phát triển. Đất nước ta hiện nay có khoảng gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông nghiệp. Trong nông nghiệp thì trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhưng chủ yếu là độc canh cây lúa nên năng suất lao động thấp,chất lượng không cao.Một nền nông nghiệp được coi là phát triển nếu tỉ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 75% giá trị sản suất nông nghiệp.ở nước ta hiện nay tỉ lệ này là ngược lại.Do vậy mục tiêu trước mắt trong nông nghiệp là đưa chăn nưôi lên chiếm tỉ trọng lớn,đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng  của nông nghiệp.

     Hiện nay lao động đến tuổi chưa có việc làm ở nông thôn rất lớn, đây là mộ sự lãng phí nhân lực không nên có.Do sự phát triển của nền kinh tế không thể giải quyết vấn đề này trong một sớm một chiều.Đảng ta cũng đã cố gắng để điều chỉnh cân đối giữa các vùng miền,giữa nông thôn và thành thị.

      Một điểm yếu của lao động Việt Nam đó là trình độ tay nghề còn hạn chế: 20% số lượng người lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, 80% còn lại chưa được qua đào tạo

Năng suất lao động kém từ 2-15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN

Cơ cấu lao động lạc hậu: số liệu % về số người lao động làm việc trong các nghành: năm 2005 :56,8% nông nghiệp; 17,9% công nghiệp; 25,3% dịch vụ.

 đào tạo không gắn liền với thực tế, do đó dẫn đến hiện tượng thừa thầy thiếu thợ,thừa những lao động thủ công nhưng lại thiếu những lao động chuyên sâu có trình độ tay nghề kĩ thuật cao.Đó một phần do tính chất trọng bằng cấp trong xã hội ta.

c,các loại thị trường chưa hình thành đồng bộ.

 - ở Việt Nam thị trường tài chính,tiền tệ,hay thị trường bất động sản hạot động không đồng đều, kém hiệu quả.Gần đây đã hình thành thị trường chứng khoán nhưng khả năng giao dịch là rất nhỏ so với quy mô của nền kinh tế.Hệ thống ngân hàng tài chính vẫn chậm đổi mới do vậy vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.Ngoài ra còn có thị trường lao động sức lao động,đây là thị trường đầy tiềm năng đối với Việt Nam vì nước ta có 82 triệu dân,trong đó số người đang ở độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.do vậy nhà nước ta đã xúc tiến mạnh việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho ngưòi dân

d,   Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém

-   đó là hậu quả của cơ chế kế hoạch hoá tập chung để lại.Bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kênh,quan liêu,thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho nhân dân.đậc biệt la tệ nạn tham nhũng đã được đảng ta coi là quốc nạn.Hệ thống các cán bộ quản lý kinh tế vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị.Do đó dẫn đến tỉ lệ lạm phat cao,tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản từ 10% đến 30%.Trong đội ngũ các cán bộ quản lý kinh tế hiện nay có rất ít cán bộ trẻ,đây là một thiếu xót rất lớn của ta vì nhung người trẻ tuổi thường có kiến thức chuyên môn vững vàng,lòng nhiệt huyết và có sức khoẻ để phục vụ đát nước lâu dài.

Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ còn nhiều kẽ hở dẫn đến tình trạng chốn thuế,buôn lậu,gian lận thương mại gây thiệy hại lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Năng lục cạnh tranh của nước ta được đánh giá thấp. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam là

Năm 2003 xếp thứ 60/144

Năm 2004 xếp thứ 77/ 144

Năm 2005 xếp thứ 81/ 144

Năm 2006 xếp thứ86/ 144

N ăng lực cạnh tranh yếu: một số sản phẩm như sắt, thép, phân bón, xi măng, kinh xây dựng sản xuất trong nước cao hơn mặt hàng cùng loại nhập khẩu 20% - 40%

Thiết bị và công nghệ lạc hậu 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm.

4. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển,nhờ đó mà  sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp mọi thành phần kinh tế

- phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ, thu hẹo những lĩnh vực mà nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ các doanh nghiệp độc quyền, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý.

- Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kih tế, phát triển tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự đào tạo và tìm việc làm.

- Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ việc làm, phát triển các chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, quản lý.

- đối với thị trường vốn, chứng khoán phát triển gắn với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp…củng cố ngân hàng nhà nước, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty mua bán nợ, các công ty chứng khoán

- Phát triển thị trường công nghệ trên cơ sở đầu tư chính sách, các sản phẩm công nghệ chất lượng cao, các sản phẩm trí tuệ thành hàng hóa..Có chính sách công nhận bảo vêh quyền sở hữu trí tuệ đối với các công trình khoa học.

- Bất động sản: quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa 1 cách công khai minh bạch, quản lý trong việc quản lý đất đai, nhà nước điều tiết giá đất theo nhu cầu sử dụng đất và thông qua chính sách thuế đất, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới đất đai.

b. Mở rộng phân công lao động phát triển kinh tế vùng lãnh thổ tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường

_Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm .Để đẩy mạnh phát trien kinh tế hàng hoá cần phải mở rộng phân công lao động xã hội ,phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhăm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều nghành nghề, sử dụng co hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Cúng với mở rộng phân công lao độg trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn bó phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, găn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả. Thị trường được khai thông trên khắp mọi miền của đất nước, găn liền với thị trường thế giới.

Cần phải tiếp tục phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, hình thành thị trường sức lao động có tổ chức quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà cửa, xây dựng thị trường vôn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán.

Để khai thác có hiệu quả về vốn, sức lao động, công nghệ, tài nguyên, thực hiện mở rộng phân công lao động, xã hội, cần phải từng bước hình thành đồng bộ ccác loại thị trươngf tiền tệ, vốn, sức lao động, chất xám, thiông tin, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng...điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Đẩy mạnh công tác nghiên cưu, úng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.

d. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, giá cả.

e. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vỹ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi

h. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại ,chúng ta phải đa dạng hoá các hình thức ,đa phương hoá các đối tác.Phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi  không cn thiệp vào nội bộ của nhau và không phân biệt hệ thống chính trị xã hội .Cải cách cơ chế quả lý cơ chế xuất nhập khẩu ,thu hut rộng rãi vốn đầu tư nước ngoài thu hút kỹ thuật nhân tài và kinh nghiệm quản lý

Những giải pháp nói trên tác động qua lại với nhau sẽ tạo lên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nước ta phát triên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro