2-Nh.vu LTTHS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

(Được qui định tại Điều 1 - Bộ luật TTHS 2003)

2.1 Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bộ luật tố tụng hình sự là vũ khí sắc bén để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng qui tắc cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

2.2 Góp phần vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm

Bộ luật tố tụng hình sự qui định trình tự, thủ tục các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm nhanh chóng phát hiện tội phạm xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội.

2.3 Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam là những quan điểm, tư tưởng đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về quá trình giải quyết vụ án hình sự đã được thể chế hoá mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật của tố tụng hình sự Việt Nam được qui định tại chương II, Bộ luật TTHS (bao gồm 30 nguyên tắc, qui định từ Điều 3 đến Điều 32). Cụ thể như sau:

- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. (Điều 3 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. (Điều 5 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 6 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (Điều 7 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 8- Luật TTHS)

- Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. (Điều 9 Luật TTHS)

- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. (Điều 10- Luật TTHS)

- Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. (Điều 11- Luật TTHS)

- Nguyên tắc trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. (Điều 12- Luật TTHS)

- Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố vụ án và xử lí vụ án hình sự (Điều 13- Luật TTHS)

- Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng (Điều 14- Luật TTHS)

- Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia. (Điều 15- Luật TTHS)

- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16- Luật TTHS)

- Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể. (Điều 17- Luật TTHS)

- Nguyên tắc xét xử công khai. (Điều 18- Luật TTHS)

- Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Toà án. (Điều 19- Luật TTHS)

- Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. (Điều 20 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc giám đốc việc xét xử (Điều 21 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án. (Điều 22 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Điều 23 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự. (Điều 24 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. (Điều 25 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng. (Điều 26 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc phát hiện và khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội. (Điều 27 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. (Điều 28 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan. (Điều 29 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra. (Điều 30 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. (Điều 31 - Luật TTHS)

- Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. (Điều 32 - Luật TTHS).

Phân tích một số nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS.

3.1 Nguyên tắc pháp chế XHCN.

3.2 Nguyên tắc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ltths