2. Phân tích mối quan hệ giữa nhân - lễ trong tư tưởng học thuyết của Khổng Tử ?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung của tư tưởng đạo đức của Khổng Tử bao gồm rất nhiều mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dung. Trong đó đáng chú ý là nhân và lễ

Nhân theo Khổng Tử là mục đích cao nhất của tu dưỡng đạo đức. Nội dung của “Nhân” nhấn mạnh đến sự quan tâm và yêu thương người khác. Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, ông đã đề xướng lòng trung thành và tha thứ. Nhân là “trung thứ” – Điều gì mình muốn thì làm cho người khác, mình muốn đạt thì giúp người ta đạt. Nhân còn là lí tưởng cao nhất về mục về tu dưỡng đạo đúc của kẻ sĩ, nó bao trùm lên các đức mục khác.

Lễ là lễ nghi, phép tắc trong xã hội mà ở thời Tây Chu lễ ngoài ý nghĩa là điển chế, lễ nghi của nhà Chu còn có ý nghĩa về mặt phong tục, tập quán, và chỉ sự kỷ luật về tinh thần ( những người biết lễ là những người biết khắc chế những ham muốn của bản thân minh – Khắc kỉ phục lễ).

Theo Khổng Tử lễ không phải là một nội dung hoàn toàn độc lập mà là 1 biểu hiện đạo đức luôn gắn liền với nhân. Trong mối quan hệ giữa nhân và lễ, nhân là gốc, là nội dung, còn lễ là biểu hiện của nhân.

-Một học trò là Lâm Phong hỏi gốc của lễ, Khổng Tử nói “ Câu hỏi thật là lớn. Trong các lễ, xa xỉ chẳng bằng tiết kiệm, trong lễ tang, đầy đủ nghi thức chẳng bằng thương xót”. Như vậy, ở đây Khổng Tử khẳng định trong việc thực hành lễ thì không gì bằng tấm lòng, đức nhân của con người”

-Khổng Tử còn nói “ Người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được”. Do đó “nói về lễ không phải chỉ có lụa ngọc mà thôi đâu”, tức là còn phải có cái gốc, đó là sự cung kính. Mà sự cung kính là 1 trong những nội dung của Nhân

ðNhân là gốc còn Lễ là biểu hiện của Nhân

Khổng Tử còn khẳng định nhân có trước, lễ có sau. Một học trò là Tử Hạ hỏi:

“Má lúm đồng tiền cười có duyên

Mắt đen lay láy sang long lanh

Trên nền trắng tô màu sặc sỡ

Ý mấy câu thơ ấy thế nào?”

Khổng Tử nói: “Phải có nền trắng trước, sau mới vẽ hoa”

Tử Hạ nói: “ Như vậy có phải là lễ có sau nhân không?”

Khổng Tử nói:” Bốc Thương (Tử Hạ) này, trò quả là người có thê gợi ý cho ta. Từ nay ta có thể cùng trò bàn về kinh thi rồi đó”

Lễ không chỉ là biểu hiện của Nhân mà Lễ còn có thể điều chỉnh cho đức nhân cho đúng mực. Trong nhân có “Khắc kỉ phục lễ” tức là phải kiềm chế những ham muốn của bản thân theo đúng với lễ.

-Khổng Tử nói “không hợp với lễ thì không nhìn, không hợp với lễ thì không nghe, không hợp với lễ thì không nói, không hợp với lễ thì không làm”

-Khổng Tử còn nói “ Cung kính mà không biết lễ thì mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhác, dung cảm mà không biết lễ thì làm loạn, thẳng thắng mà không biết lễ thì làm phật lòng người khác”

ðLễ luôn quan hệ với nhân trong đó nhân làm gốc còn lễ là biểu hiện của nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro