2. Phân tích thực chất của bê tông dự ứng lực.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi sử dụng BTCT người ta thấy xuất hiện các nh ược điểm :

- Nứt sớm giới hạn chống nứt  thấp

- Không cho phép sử dụng hợp lý cốt thép c ường độ cao .Khi ứng suất trong cốt thép chịu kéo fs=20-30 MPa các khe nứt đầu tiên trong bê tông sẽ xuất hiện .Khi dùng thép cường độ cao ứng suất trong cốt thép chịu kéo có thể đạt 1000 -1200 MPa hoặc lớn hơn điều đó làm xuất hiện các khe nứt rất lớn v ượt quá trị số giới hạn cho phép .Để  khắc  phục  hai  nh ược  điểm  trên  người  ta  đưa  ra  kết  cấu  BTCT  dự  ứng  lực (BTCTDƯL).Hai nhược điểm trên đều xuất phát từ khả năng chịu kéo kém của b ê tông .Trước khi chịu  lực  như  hình  1.1b  người  ta  tạo  ra  trong  cấu  kiện  một  trạng  thái  ứng  suất  ban  đầu  ng ược  với trạng thái ứng suất khi chịu tải ,ta sẽ có biểu đồ ứng suất nh ư hình 1.2 và  sẽ được kết cấu nứt nhỏ ( fct nhỏ ) hoặc không nứt ( fct=0).

 Khái niệm kết cấu dự ứng lực : kêt cấu dự ứng lực là loại kết cấu mà khi chế tạo chúng người ta  tạo  ra  một  trạng  thái  ứng  suất  ban  đầu  ngược  với  trạng  thái  ứng  suất  do  tải  trọng  khi  sử  dụng nhằm, mục đích hạn chế các yếu tố có hại đến t ình hình chịu lực của kết cấu do tính chất chịu lực kém của vật liệu

 Ta có thể tạo ra các trạng thái ứng suất ban đầu khác nhau bằng hai cách : Thay đổi vị trí lực nén trước , thay đổi trị số lực nén trước .Như vậy  có thể tạo ra các kết cấu tối ưu về mặt chịu lực cũng như giá thành .

Ưu điểm của kết cấu BTCTD ƯL so với BTCT hay tác dụng chính của dự ứng lực:

- Nâng cao giới hạn chống nứt do đó có tính chống thấm cao.

- Cho phép sử dụng hợp lý cốt thép cường độ cao , bê tông  cường độ cao

- Độ cứng tăng lên nên độ võng giảm ,vượt được nhịp lớn hơn so với BTCT thường .

- Chịu tải đổi dấu tốt hơn nên sức kháng mỏi tốt .

- Nhờ có ứng suất trước mà phạm vi sử dụng của kết cấu b ê tông cốt thép lắp ghép , phân đoạn mở rộng ra nhiều .Ng ười ta có thể sử dụng biện pháp ứng lực tr ước để nối các cấu kiện đúc sẵn cảu một kết cấu lại với nhau.

 Nhược điểm của kết cấu BTCTD ƯL so với BTCT thường :

- Ứng lực trước không những  gây ra ứng suất nén m à còn có thể  gây  ra ứng suất kéo ở phía đối diện làm cho bê tông có thể bị nứt .

- Chế tạo phức tạp hơn  yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật để có thể đạt chất lượng như thiết kế đề ra .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro