2 trận cầu giấy và nguyên nhân thất bại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Trận cầu giấy 1873

Pháp gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc Nguyễn Tri Phương phải hạ khí giới, giao nộp thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18-11-1873. Đồng thời hắn ngang ngược ra bản tuyên bố “Đường sông Hồng kể từ nay đã được khai thông buôn bán với các nước đã ký kết Hiệp ước với triều đình Huế, như: Pháp, Tây Ban Nha, Trung Hoa”.

Pháp gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc Nguyễn Tri Phương phải hạ khí giới, giao nộp thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18-11-1873. Đồng thời hắn ngang ngược ra bản tuyên bố “Đường sông Hồng kể từ nay đã được khai thông buôn bán với các nước đã ký kết Hiệp ước với triều đình Huế, như: Pháp, Tây Ban Nha, Trung Hoa”.

Ngày 20-11-1873, quân Pháp chia làm hai mũi nổ súng tấn công vào hướng tây nam và đông nam thành Hà Nội. Mặc khác, các chuyến thuyền của Pháp ở các bờ sông cũng đua nhau câu đại bác vào thành.

Trước hành động ngang ngược của quân Pháp, Nguyễn Tri Phương đã tích cực cho quân dân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Quân dân Hà Nội, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Trong trận chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, Nguyễn tri Phương bị trọng thương nặng, sau đó ông mất vào tháng 12-1873. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của Pháp, thành Hà Nội thất thủ.

Trận Cầu Giấy, 1883

Diễn biến

Sau khi nhận được yêu cầu cứu viện của Rivière, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là đô đốc Mayer lập tức đưa quân Pháp tới ứng cứu, lực lượng này tới Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1883. Trong lúc đó người Pháp ở Hà Nội tiếp tục bị tấn công bởi một lực lượng mạnh từ 15 cho tới 20.000 quân. Sau khi quân tiếp viện của Mayer tới nơi, lực lượng Pháp bắt đầu quay lại phản công. Ngày 15, người Pháp đốt khu vực đồn trú của quân Cờ đen, một ngày sau đó quân Pháp dưới sự chỉ huy của Berthe de Villers tiến tới ngã ba sông Đuống (canal des Rapides). Tuy nhiên Henri Rivière vẫn cảm thấy bất an và trong lúc chờ lực lượng cứu viện cho phép người Pháp chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây, Rivière quyết định vào ngày 19 tháng 5 sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài theo hướng Sơn Tây. Tối ngày 18, Rivière cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân, ông ta cho rằng hành động này của quân Pháp không có gì bất thường nên sẽ ít bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Rivière không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được.[2]

4 giờ sáng ngày 19 tháng 5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt đầu xuất phát, Henri Rivière cũng có mặt trong đội quân này, cùng lúc một nhóm quân Pháp do đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân. Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.[2] Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa buộc Rivière phải chỉ huy quân kéo khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân Cờ đen. Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên Moulun. Sau khi Rivière chết, quân Cờ đen tiến tới cắt đầu và tay của ông ta để làm chiến lợi phẩm.[3]

Đến 9 giờ 30 thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi ráo riết của quân Cờ đen. Quân Pháp trong thành buộc phải cố thủ và phái người tới Hải Phòng xin tiếp viện.[4]

ý nghĩa của trận cầu giấy thứ nhất là: khiến cho nd ta vo cùng phấn khích ngược lại làm cho thực dân pháp hoang mang lo sọ chủ động thương lượng với triều đình.
- ý nghĩa của trận cầu giấy thứ 2 :tiêu diệt đc tên chỉ huy rivie cùng toán quân của pháp

Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 thất bại?
- Do lực chênh lệch về lực lượng kháng chiến, trang bị về vũ khí.
- Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát=> kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát.
- Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro