hiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hiệp ước Giáp Tuất  bao gồm 22 khoản với các khoản chính sau:

Điều 2: “Tổng thống nước cộng hòa Pháp thừa nhận chủ quyền của vua An Nam và quyền hoàn toàn độc lập của nhà vua đối với tất cả các cướng quốc khác, hứa giúp đỡ nhà vua, và hễ khi nhà vua yêu cầuthì, không đòi tổn phí, Pháp sẵn sàng giúp nhà vua để giữ gìn trật tự và an ninh trong nước, để bảo vệ nhà vua khỏi một cuộc tiến công và để tiêu diệt kẻ cướp đường phá hoại một phần duyên hải của vương quốc”.

Nói một cách khác hơn, Pháp có thể lấy cớ đánh giặc bể và gìn giữ trị an giùm mà đem binh vào Trung Bắc nhất là Bắc, điều ấy chúng sẽ tự tiện làm về sau, lúc chúng quyết định chinh phục cả nước Việt Nam, chúng sẽ viện cớ là đem quân vào đánh quân Lưu Vĩnh Phúc. Theo điều 2 này, Tự Đức đã mất một phần quyền nội chính. Hơn nữa câu “Độc lập của nhà vua đối với tất cả các cường quốc” trong trí của Pháp, có ý nghĩa là Tự Đức được coi như là hoàn toàn không tùy thuộc gì đối với triều đình Bắc Kinh.

Điều 3: “Để trả ơn cho sự bảo hộ đó, nhà vua An Nam cam kết là chính sách ngoại giao của Pháp, nhà vua cũng cam kết không thay đổi trong quan hệ ngoại giao hiện tại”.

Nhà vua không được kí thương ước với nước nào trái với ý muốn của Pháp mà không cho Pháp biết trước.

Như hết là nếu thi hành hòa ước 1874 thì, về mặt ngoại, triều đình Tự đức đã làm chư hầu của Pháp rồi. Và thị trường Việt Nam bị bắt đầu thành ra nơi giành riêng cho tư bản Pháp.

-Điều 4: nói rằng “Pháp sẽ biếu cho Tự Đức 1.000 tay súng, nhưng mỗi khẩu chỉ có 500 viên đạn, 100 đại bác nhưng mỗi khẩu chỉ có 200 viên đạn và 5 tầu máy nhỏ, lẽ tất nhiên đó chỉ là miếng mồi để nhử Tự Đức phải nhận dùng võ quan Pháp để huấn luyện bộ đội, dùng thủy quân Pháp để trong nom tầu, và hơn nữa, dùng chuyên gia về tài chính để tổ chức thuế vụ, dùng giáo sư Pháp để lập trường trung học ở Huế.

Đó là cách hay nhất để nắm tài chính và quân đội”

-Điều 5: Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả Nam Kì lục tỉnh (Ta nhớ rằng tới nay triều đình chưa thừa nhận việc Pháp chính chiếm chiếm ban tỉnh miền Tây Nam Kì). Điều này thật là quá ý muốn của Đuy-pơ-rê, tên này nghĩa rằng có thể “trả” lại ba tỉnh miền Tây nếu Tự Đức nhận kí hiệp ước đặt quyền bảo hộ của Pháp.

-Điều 8: Nói rằng triều đình Huế phải ân xá tất cả những người Việt Nam đã cộng tác với Pháp

-Điều 9: Triều đình thừa nhận quyền tự do đi lại truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây, vào làng ra xóm khỏi phải trình, quyền tự do theo đạo và làm lễ của người Việt Nam, triều đình không được thống kê người theo đạo, người theo đạo được quyền đi thi cử, được quyền làm các chức vụ, triều đình không được dùng lời lẽ thóa mạ công giáo. Họ đạo có quyền lập nhà thờ trường học,…

Bằng 8 điều này, thực dân pháp tiếp tục chuẩn bị những điều kiện chính trị để hành động mạnh hơn khi có thời cơ thuận lợi hơn nay.

-Điều 11: Triều đình cam kết mở cảng Thị Nại (Quy Nhơn) ở Bình Định, Ninh Hải (tức Hải Phòng), ở Hải Dương mở thương cảng Hà Nội, mở sông Nhị Hà. Và tùy theo tình thế về sau, sẽ mở thêm nhiều sông rạch và thương cảng khác

Điều 12: Ở các tỉnh thành đã kể trên, người Pháp được tự do làm thương mại hay kỹ nghệ mà triều đinh phải cung cấp đất cát cho họ cất kho làm nhà. Họ được tự do buôn bán với Vân Nam, được tự do mướn người Việt Nam vào các công việc của họ

-Điều thứ 13: Ở mỗi nơi khai phóng cho thương mại thì người lãnh sự hay viên đại lý Pháp có quyền tối đa 100 quân lính riêng

Như thế Pháp có khả năng có nhiều quân ở Trung Bắc hơn là hồi Gác-nhê hoành hành.

-Điều thứ 15: Người Pháp hay người ngoại quốc nào muốn đi vào nội địa Việt Nam phải có giấy thông hành của Pháp cho, và họ không có quyền buôn bán, nếu buôn bán thì hàng hóa bị tịch thu.

Rõ ràng là Pháp muốn dành hẳn thị trường này cho Pháp, Pháp cố ngăn trở không cho triều đình Huế giao thiệp với nước khác trừ nước Pháp.

-Điều thứ 16 : Có sự kiện cáo của người Việt Nam và người Pháp tòa án Việt Nam không có quyền tự ý xử người Pháp, và ngay trên đất Trung và Bắc của Việt Nam, người Việt Nam và người Pháp có gì xung đột nhau thì chỉ có tòa án Pháp có quyền phân xử mà thôi.

Đó là nhận quyền trị ngoại, đó là cầm cố chủ quyền của đất nước rồi.

 

Hòa ước 25-8-1883

(Hiệp ước Hác - Măng)

Trong tình hình rối loạn của triều đình sau khi vua Tự Đức chết, trong tình hình thất bại ở Thuận An dồn dập đến, triều đình Huế bị áp lực của súng đồng phải làm hòa ước mới. Giữa lúc đó tin thắng trận ở ngoại thành Hà Nội không làm triều đình phấn khởi chút nào. Triều đình sai Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp làm chính và phó toàn quyền đến quán sứ Pháp, nói thương thuyết, chớ kì thật là đến nhận điều kiện của Hác Măng.

Theo hòa ước này thì triều đình Huế hoàn toàn thừa nhận sự đô hộ của Pháp. Tỉnh Bình Thuận bị sát nhập vào Nam Kì lục tỉnh (thuộc địa). Quân Pháp vĩnh viễn chiếm đóng phòng tuyến Thuận An và các pháo đài ở cửa sông Hương. Triều đình thừa nhận Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kì và Thanh Hóa, Nghệ An, một viên công sự, có một đội quân Pháp trợ uy (ý định của Pháp từ nay đã tỏ rõ chia cắt Việt Nam ra làm ba, Nghệ Tĩnh trở ra Bình Thuận trở vào là thuộc địa, triều đình Huế còn lại một số tỉnh nghèo nàn, ít dân thì bị “bảo hộ”, mở cảng Xuân Đài và Đà Nẵng. Tất cả thuế thương chính của toàn bộ Việt Nam về tay Pháp quản trị. Pháp có quyền lập dây thép từ Sài Gòn đến Hà Nội qua các tỉnh. Ở Huế có một khâm sứ giám sát mọi việc của triều đình. Vua phải trực tiếp với Khâm sứ. Triều đình giao tỉnh Bình Thuận nhập vào Nam Kì thì khỏi phải trả chiến phí. Nhưng ít ra thì mỗi năm, nhà vua được lĩnh lương 2 triệu lấy trong số tiền thuế và chính thương ở Bắc Kì. Sứ giả Pháp không quên ông Bầu của sự xâm lăng: tiền của nhà băng Đông Dương đã lưu hành Nam Kì nay được lưu hành cả nước Việt Nam

Hác Măng liền trở ra Bắc Kì để tiếp tục chiến tranh. Trước khi đi, hắn xin pháp gắn huân chương cho vua Hiệp Hòa và giao cho hai sứ giả của triều đình và Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp (bộ trưởng bộ nội vụ và bộ trưởng ngoại giao), xin gắn huân chương cho cố Cát-pa – những kẻ “có công” với Pháp trong việc lập hòa ước nô lệ 1883 (cũng gọi là hiệp ước Hác Măng)

Hòa ước này chứng tỏ thái độ đầu hàng của phần đông bọn cầm quyền ở Huế, trừ số đông của cánh cửa quan muốn đánh. Hòa ước này không khỏi làm nhụt một phần chí khí chiến đấu của quan quân và nhân dân ở các nơi. Tuy nhiên quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm đánh giặc và nhân dân Trung Nam, mặc dù không lệnh khởi nghĩa, đã tụ hợp nhau để ứng phó làm cho hòa ước Hắc Măng không được thực hiện đầy đủ (ví như ở Bình Thuận ở Thanh Nghệ Pháp không đặt công sứ được)

[Trần Văn Giàu, 2001, Chống Xâm lăng, tr 432 -433

Hiệp ước Pa-tơ-nốt(Gồm 19 khoản).Đây là khoản cơ bản nhất

Khoản 1- Nước Đại Nam tự nhận quyền nước Đại Pháp bảo hộ. Do đó, nếu Đại Nam có cùng giao thông với ngoại quốc nào thì nước Pháp che chở làm hộ cho công việc ấy, người Nam cư trú ở nước ngoài thì thuộc quyền bảo hộ của nước Pháp.

Khoản 2- Quân Pháp chiếm đóng đồn Thuận An từ Thuận An suốt đến kinh thành, mọi đồn lũy, mọi công sự phòng bị ở ven sông đều phải bỏ hết.

Khoản 3- Địa giới nước Đại Nam từ giáp giới ở tỉnh Biên Hòa (Nam Kì) tới giáp giới với tỉnh Ninh Bình (Bắc Kì), các quan viên đều làm việc cai trị như cũ. Trừ các việc thương chính và tạo tác cần có quan Pháp cai trị, thì những việc thường khác nếu có dùng người Pháp hay bác vật, những người này chỉ làm quản đốc thôi.

Khoản 4- Từ giáp biên giới Biên Hòa đến giáp Ninh Bình, trong mọi tỉnh, trừ bến Thị Nại đã mở buôn bán rồi, nay hai bến Đà Nẵng thuộc Quãng Nam và Xuân Đài thuộc Phú Yên, phải khai mở buôn bán, ngoài ra mọi bến từ nay về sau nếu xét ra có lợi thì cùng hội nghị bàn khai thương thêm đó. Các quan ấy đều tuân theo mạng lệnh của trú kinh khâm sứ đại thần.

Khoản 5- Trú kinh khâm sứ đại thần của đại Pháp chuyên giữ việc bảo hộ  Đại Nam, giao thiệp với ngoại quốc, không dự vào việc chính trị các tỉnh của các tỉnh trong giới hạn của khoản 3, khâm sứ đại thần ấy lại được vào điện tâu với Hoàng đế Đại Nam. Tại kinh thành, quan khâm sứ ấy có Pháp tùy tùng.

Khoàn 6- Nước Đại Nam từ giáp Ninh Bình vào giáp Biên Hòa, tỉnh nào mà xét thấy có việc cần kíp thì Đại Pháp đặt các quan công sứ, hoặc phó công sứ, các quan này đều theo lệnh của trú kinh khâm sứ đại thần. Tỉnh nàocó công sứ hay phó công sứ thì công sứ hay phó công sứ cư trú ngay trong tỉnh thành, gần chỗ quan tỉnh cư trú, có quân Pháp hoặc quân Nam theo hầu.

Khoản 7- Công sứ Pháp đặt ở tỉnh nào ở Bắc Kì cũng không có dự làm mọi việc dân chính ở tỉnh ấy, các quan tỉnh vô luận thuộc phẩm hạng nào cứ cai trị hạt dân như cũ, duy quan Pháp kiểm soát coi viên quân Nam nào nên đổi cách, nếu quan Pháp xin đổi cách thì lập tức quan Nam thi hành đối cách.

Khoản 8- Bất luận hạng viên quan nào của Pháp như có việc gì nên tư báo với nước Đại Nam thì do công sứ Pháp tư báo mà thôi.

Khoản 9- Nước Đại Pháp sẽ lập một đường điện báo theo duyên lộ từ Sài Gòn đến Hà Nội do người pháp chuyên đảm nhận, số tiền được lợi từ khoản này, Pháp sẽ trích một phần cho nước Nam tiêu dùng vì nước Nam có phần nhường đất để xây dựng nhà cửa, phòng làm việc, cư trú cho nhân viên điện báo.

Khoản 10- Mọi người ngoại quốc ngụ ở nước Đại Nam từ giáp giới Ninh Bình đến giáp giới Biên Hòa và cả địa hạt Bắc Kì đều do nước Đại Pháp xử đoán, như người Nam với người ngoại quốc, có việc gì kiện nhau thì do Đại Pháp phân xử.

 Và ngày 9-6-1885, Pháp và Trung Quốc kí hiệp ước “hòa bình, hữu nghị, và thương mại” tại Thiên Tân, gồm 10 điều khoản. (minh họa)

Trong đó Pháp sẽ rút khỏi Đài Loan, còn Trung Quốc thừa nhận Pháp thống trị Việt Nam. Sau hiệp ước này, Mãn Thanh nhượng cho Pháp thêm quyền lợi trên đất Trung Quốc, đồng thời cũng thương lượng để Pháp nhượng cho nhiều vùng đất của Việt Nam ở biên giới, sát nhập vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhân lúc Việt Nam chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược để chiếm thêm đất đai của Việt Nam. Pháp và Mãn Thanh kí hai công ước ngày 26-6-1887 và 20-6-1895 hoạch định biên giới Việt-Trung và biên giới hai nước trên vùng vịnh Bắc Kì cũng được chúng quy định trong bản công ước ngày 26-6-1887.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro