20.Phân loại ván khuôn, các loại ván khuôn thường gặp ở công trường TL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân loại ván khuôn:

Theo VL làm vk có: Ván khuôn gỗ, BT, kim loại

Theo hình dáng bề ngoài và vị trí có: VK phẳng, cong, đứng, nằm, nghiêng, treo

Theo điều kiện thi công có: VK định hình, tiêu chuẩn, cố định, di động, trượt.

Theo tác dụng của VK có: VK chân không, vk thấm nước

Các loại ván khuôn thường gặp ở công trường thuỷ lợi.

-Ván khuôn tiêu chuẩn:

Đặc điểm:

+kích thước xác định

+dùng nhiều lần

+thường làm bằng gỗ

+kích thước ván khuôn tiêu chuẩn phụ thuộc vào và kich thước công trình và điều kiện thi công,trọng lượng ván khuôn không >120kg

+cánh lắp,tháo tùy từng trương hợp cụ thể mà quy định

- Ván khuôn cố định:

Đặc điểm:

Dùng lắp ráp tại hiện trường,dùng từ 1-2 lần ( thường chỉ dùng 1 lần) để tạo ra các hình dạng các công trình khác nhau.có 2 loại:

+loại ván khuôn cố định nhưng không định hình:là loai lắp ráp tại hiện trường và chỉ dùng được 1 lần

    Đksd:dùng khi thi công bêtong chỗ tiêp ráp,tiếp ráp chỗ công trình với nền,giữa các công trình khác  nhau

+loại ván khuôn cố định định hình:là loại được gia công tại xưởng theo hình dạng và kích thước công trình,sau đó đưa ra lắp dựng ở hiện trường,loại này cũng chỉ dùng 1 lần

    Đksd :thường sử dụng với những bộ phận – công trình phức tạp

    Vd:cửa van,đoạn ống hút trạm thủy điện

- Ván khuôn định hình :là nhưngx khối ván đã gia công hoàn chỉnh tại công trường

    Vd :ván khuôn của cả 1 dầm,của một đoạn hành lang trong thân đập

- Ván khuôn bê tông đúc sẵn: phần vỏ ngoài của công trình bê tông và bê tông cốt thép có thể đúc trước thành những khối lớn bê tông hay tấm vỏ mỏng, hoặc dầm btct, dùng cần cẩu đưa vào vị trí lắp ghép  lại với  nhau hình thành phần vỏ công trình và làm ván khuân để đỏ bê tông phần ruột công trình.

Ván khuân bê tông đúc sẵn thường có 2 loại: ván khuân bê tông cốt thép vỏ mỏng dùng với công trình có kết cấu vừa phải và ván khuân bê tông trọng lực đối với các công trình bê tông khối lớn.

- Ván khuôn bằng kim loại: ván mặt dùng thép tấm dày độ 1,5mm, khung dùng sắt hình hàn lại với nhau thành những tấm tiêu chuẩn. Khi dựng lắp dùng chêm chốt hay bu lông để giữ cố định các miếng tiêu chuẩn lại với nhau.

- Ván khuôn trượt: Khi đổ bê tông các công trình có chiều cao có thể lợi dụng các cốt thép chịu lực của công trình, hay những thanh cốt thép thi công cắm trong bê tông và cường độ đông cứng ban đầu của bê tông nên chỉ làm 1 loại ván khuân. Sau khi đoạn bê tông lớp dưới đạt cường độ cho phép, trượt đoạn khuân đó lên trên và tiếp tục đổ bê tông cho đến khi công trình đạt độ cao thiết kế.

- Ván khuôn di động:Khi đổ bê tông các công trình có tiết diện giống nhau có thể dùng ván khuân di động(đường hầm, ống dẫn nước, tường chắn đất dài). Thường dùng hệ thống kích để nâng hạ các mảng ván khuân. Hệ thống kích đặt trên dàn khung chống đỡ chạy trên đường ray đẻ tiện di chuyển. Kết cấu thường có 3 bộ phận chính: hệ thống giàn khung chống đỡ, ván mặt và bộ phận di động

- Ván khuôn đặc biệt.

  + Ván khuôn chân không

  + Ván khuôn thấm nước

   + Ván khuôn lưới thép

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro