21-24-25-28-29-DTT2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

21.  Trình bày chức năng, phân loại và các yêu cầu cơ bản của hệ thống kiểm tra báo động và giám sát các thông số?

Chức năng:

Kiểm tra đánh giá khả năng công tác của đối tượng thông qua các thông số của nó, đồng thời đưa ra chỉ báo báo động hoặc đưa ra tín hiệu đến bảo vệ khi có sự cố.

Giúp cho việc xác định các sự cố được nhanh chóng, chỉ ra vị trí và mức độ sự cố

Cho lời khuyên đến người sử dụng để khắc phục sự cố nhanh chóng nhằm đảm bảo cho các đối tượng hoạt động an toàn.

Phân loại:

Hệ thống kiểm tra báo động và bảo vệ bằng rơ le

Hệ thống được xây dựng bằng các phần tử bán dẫn điện tử rời rạc

Hệ thống được xây dựng bằng các IC-tuyến tính cùng với các phần tử bán dẫn điện tử

Hệ thống được xây dựng bằng các IC-số

Ngày nay trên các tàu hệ thống được xây dựng bằng các phân tử vi xử lý, PLC, máy tính.

Các yêu cầu:

Hệ thống phải hoạt động chính xác, không nhầm lẫn, không bỏ sót

Hệ thống phải có khả năng nhớ sự cố: khi có 1 sự cố xảy ra thì nó có khả năng nhớ sự cố đó, khi thông số tiếp theo bị sự cố, nó sẽ tiếp tục đưa tín hiệu báo động.

Số các thông số trong hệ thống phải đủ lớn để đảm bảo khả năng kiểm tra tình trạng kĩ thuật của các máy trong quá trình hoạt của nó

Tín hiệu báo động phải bao gồm cả tín hiệu về thính giác, thị giác (đèn, chuông còi). Khi có sự cố tín hiệu đèn sẽ nhấp nháy, chuông kêu. Sau khi người đi ca xác nhận sự cố bằng cách ấn nút dừng còi thì tín hiệu đèn sáng bình thường, chuông ngừng kêu

Hệ thống phải có cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ dễ sử dụng, làm việc tin cậy, chắc chắn, có thể làm việc trong mọi điều kiện

Hệ thống phải đảm bảo tính mỹ thuật và có các chỉ tiêu về kinh tế

24.  Trình bày chức năng, phân loại và các yêu cầu cơ bản của tay chuông truyền lệnh?

Chức năng:

Tàu thủy vận hành liên tục trên biển, ra vào cảng, điều động trong luồng lạch, tránh bão, tránh va, neo đậu… vì vậy thông tin giữa trạm chỉ huy của tàu (buồng lái) và trạm điều khiển máy chính cho các chế độ chạy máy – hệ thân vịt thường xuyên sử dụng

Yêu cầu:

Hệ thống phải hoạt động tin cậy, lâu dài, liên tục

Hệ thống tín hiệu khẩu lệnh phải rõ rang cả âm thanh lẫn khẩu lệnh, không nhầm lẫn

Hệ thống phải có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, bảo quản bảo dưỡng

Hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu của một thiết bị tàu thủy như kín nước, vật liệu vững bền với môi trường biển

Khi phát lệnh chuông còi báo hiệu, khi trả lệnh xong phải phù hợp với mệnh lệnh thì mới mất

Thời gian thực hiện lệnh nhanh và chính xác

Phân loại:

Hệ thống dùng rơ le đơn thuẩn sử dụng trên các tàu cũ, nhược điểm chủ yếu là các tiếp điểm rơ le dễ bị bụi bẩn, hỏng hóc, độ tin cậy không cao, tuy nhiên ưu điểm là dễ phát hiện ra hư hỏng của hệ thống, dễ khắc phục

Hệ thống dùng các máy điện như xen xin, động cơ bước… các loại này có độ tin cậy khác cao, truyền lệnh rõ rang tuy nhiên khá cồng kềnh.

Hệ thống dùng các phần tử logic và IC số: hệ thống kiểu này được dùng chủ yếu dưới dạng tay chuông sự cố cho các trạm điều khiển từ xa Diesel vì gọn nhẹ, nhưng độ tin cậy không cao, không chắc chắn lắm

Hệ thống sử dụng PLC: các thiết bị lập trình có ưu điểm lớn nhất là vấn đề truyền thông, điều này hạn chế được lượng đường dây giữa các trạm với nhau, đồng thời chúng có khả năng kết nối với các thiết bị tự ghi, hộp đen dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại trên.

25.  Trình bày các lệnh trong hệ thống tay chuông truyền lệnh

Có 12 lệnh thường sử dụng trong hệ thống truyền lệnh:

Stand by: lệnh sẵn sang sau khi chuẩn bị máy xong

R/U: running up – lệnh chạy tàu trên biển khi chuyển sang lệnh này là kết thúc quá trình điều động tàu hành trình

Stop: lệnh dừng máy – chỉ tác dụng trong thời gian nhất định khi điều động – lúc này người điều khiển máy chưa được rời khỏi vị trí điều động máy

Finished with engine – lệnh dừng máy lâu dài sau khi điều động tàu vào cảng hay neo đậu xong – lúc này người điều khiển máy có thể rời khỏi vị trí điều động máy

Ngoài ra có 8 lệnh, mỗi chiều tiến lùi có 4 lệnh (Deal.Slow – D.Slow; Slow; Half; Full) tương ứng với 4 chế độ chạy máy

28.  Trình bày quá trình đốt lò trong nồi hơi bằng tay?

Chuẩn bị đốt lò:

Mức nước trong nồi phải đủ hmin < h < hmax

Dầu đốt FO đã được hâm tmin < t < tmax

Áp suất dầu đốt F.O or D.O phải đủ P = (5-6)kg/cm2

Quạt gió không có sự cố

Toàn bộ hệ thống điều khiển không có sự cố

Biến áp đánh lửa hoạt động tốt

Vòi phun đủ điều kiện làm việc

Các bước đốt lò bằng tay:

B1: cho quạt gió hoạt động để thổi sạch khí còn tồn đọng trong lò ra ngoài. Sau khoảng thời gian t = 26-30(s)

B2: bật bơm dầu tuần hoàn P = (5-6)kg/cm2

B3: bật vòi phun và biến áp đánh lửa

B4: sau thời gian (2-3)s , đốt thành công hoặc không thành công tắt biến áp đánh lửa

B5: nếu thấy đèn xanh “Comportion” báo sáng à đốt thành công

Nếu đốt không thành công, đèn đỏ “Mis fire” sáng à tắt van dầu đốt

B6: trong trường hợp đốt không thành công à muốn thực hiện đốt lại, ta phải ấn Reset để hoàn nguyên; nếu hệ thống không có Reset à tắt nguồn điều khiển và bật lại

29.  Trình bày chức năng đốt lò tự động trong hệ thống nồi hơi

Chuẩn bị đốt lò:

Mức nước trong nồi phải đủ hmin < h < hmax

Dầu đốt FO đã được hâm tmin < t < tmax

Áp suất dầu đốt F.O or D.O phải đủ P = (5-6)kg/cm2

Quạt gió không có sự cố

Toàn bộ hệ thống điều khiển không có sự cố

Biến áp đánh lửa hoạt động tốt

Vòi phun đủ điều kiện làm việc

Đốt lò tự động:

B1: phát lệnh đốt (do con người thực hiện)

B2: quạt gió hoạt động, mở cửa gió, thổi sạch khí lưu trữ, khí dễ nổ ra khỏi lò để đảm bảo an toàn đồng thời cấp ô xi cho lò

B3: đóng bớt cửa gió để quá trình cháy dễ dàng, cấp điện cho biến áp đánh lửa, bơm dầu mồi hoặc dầu đốt đã được hâm nóng

+ Nếu lò cháy thành công, có ngọn lửa xuất hiện thì tế bào quang điện sẽ phát hiện gửi tín hiệu đến bộ rơ le cảm biến ngọn lửa, cấp tín hiệu đến rơ le trung gian phát hiện lửa tác động ngắt biến áp đánh lửa (bơm dầu mồi chuyển sang bơm dầu đốt nếu có), đồng thời đưa tín hiệu ra báo cháy thành công và thiết bị chương trình dừng lại ở một vị trí nào đó sau khi đã kết thúc quá trình điều khiển, cửa gió được mở lớn hơn, lượng gió được phun vào lò nhiều hơn.

+ Nếu cháy không thành công thì tự động dừng đốt lò theo trình tự:

Cắt van dầu ngừng cấp dầu vào trong buồng đốt

Tắt biến áp đánh lửa

Quạt gió vẫn tiếp tục hoạt động thêm một thời gian nữa để thổi sạch khí lưu trữ trong lò để chuẩn bị cho lần đốt sau thì mới được dừng

Thiết bị chương trình lại có điện hoạt động trở lại để quay về trạng thái ban đầu chuẩn bị cho lần đốt sau, đồng thời có đèn báo cháy không thành công sáng

Hệ thống có thể thiết kế tự động đốt lại từ 3 đến 4 lần và đến lần cuối cùng đốt không thành công thì có tín hiệu phát ra báo động chung cho người trực ca biết. Có hệ thống cần phải Reset bởi người vận hành nếu quá trình đốt lỗi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro