2A-hoicungbican

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Khi hỏi cung, gặp tình huống bị can từ chối khai báo anh (chi) cần giải quyết như thế nào để đảm bảo cho cuộc hỏi cung có kết quả? 

Đáp án:

- Bị can là người biết nhiều thông tin về hành vi phạm tội của bản thân và những người đồng phạm. Kết quả hỏi cung bị can là cơ sở thúc đẩy hoạt động điều tra tiến triển thuận lợi, khai thác thêm các nguồn chứng cứ khác, làm cho việc thu thập chứng cứ đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc giải quyết tình huống bị can từ chối khai báo có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong hoạt động hỏi cung mà còn trong toàn bộ quá trình điều tra khám phá vụ án.

- Để giải quyết tình huống bị can từ chối khai báo, người hỏi cung cần áp dụng các chiến thuật sau:

 Giáo dục, thuyết phục bị can khai báo thành khẩn để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và sử dụng các chiến thuật tác động tâm lý để bị can khai báo đúng sự thật.

Khi sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục cần phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các biện pháp sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn trong hoạt động hỏi cung.

 Để giáo dục, thuyết phục bị can có hiệu quả, người hỏi cung cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:

+ Làm rõ những yếu tố cản trở việc khai báo của bị can và dự kiến nội dung, biện pháp giáo dục, thuyết phục phù hợp.

+ Nắm vững các tài liệu, chứng cứ của vụ án, hành vi phạm tội của bị can và những người đồng phạm khác; các tài liệu về đặc điểm riêng biệt của bị can, như: Mục tiêu, lý tưởng, nhu cầu, hứng thú, tính cách, khả năng  nhận thức; hoàn cảnh gia đình bị can; tiền án; tiền sự; các yếu tố tích cực của bị can để xác định nội dung, biện pháp giáo dục, thuyết phục cho phù hợp.

Trong quá trình giáo dục, thuyết phục bị can, người hỏi cung có thể áp dụng các biện pháp tác động về tâm lý, làm nẩy sinh ở bị can thái độ mong muốn khai báo thành khẩn trước người hỏi cung, thái độ ăn năn hối cải về hành vi phạm tội… các biện pháp tác động về tâm lý được thể hiện ở các dạng sau:

+ Khi thấy bị can xuất hiện trạng thái tâm lý như suy sụp tinh thần, hoang mang, dao động… Người hỏi cung cần gợi mở cho bị can con đường tốt nhất để được hưởng lượng khoan hồng là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội…

+ Chủ động tác động làm thay đổi trạng thái tâm lý của bị can đang là động lực ngăn cản việc khai báo như: Sợ bị trừng phạt, bất cần hoặc cho rằng không khai báo thì cơ quan tiến hành tố tụng không xử lý được…

+ Khơi dậy những tính cách có tính tích cực ở bị can như: Dám làm, dám chịu, dám chống lại những bất công trong băng, nhóm tội phạm hoặc dùng tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè để thuyết phục bị can khai báo…

Quá trình giáo dục, thuyết phục và tác động tâm lý bị can phải được tiến hành tổng hợp trong mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau một cách linh hoạt và sáng tạo.

- Ngoài ra trong các vụ án có đồng phạm có thể sử dụng các tình tiết là những người đồng phạm trong băng, nhóm đã thành khẩn khai báo để đấu tranh với bị can. Sử dụng bằng cách công bố lời khai của những người đồng phạm (đã được kiểm tra, xác minh). Khi sử dụng lời khai của bị can khác phải có thái độ kiên quyết, chỉ cho bị can thấy rằng, không khai sẽ bất lợi cho bị can, không được hưởng lượng khoan hồng.

- Sử dụng mâu thuẫn giữa bị can với các thành viên khác trong băng, nhóm tội phạm để thuyết phụ bị can khai báo.

- Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của can. Các chứng cứ đưa ra sử dụng phải được kiểm tra, xác minh, kết luận chính xác. Chỉ được sử dụng chứng cứ để đấu tranh với bị can sau khi đã sử dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục bị can thành khẩn khai báo không có hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro