2Khái niệm CSHT & KTTT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất

tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các

quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được khái

quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.

C.Mác viết: "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã

hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và

chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó"1.

a) Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một

xã hội nhất định.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ

sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.

Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan

hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy,

cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong

xã hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có

vai trò nhất định.

Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức

phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các

quan hệ sản xuất "hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó

hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.

b) Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết

học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như

nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ

tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động

phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình

thành trên cơ sở hạ tầng. Song, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ

sở hạ tầng. Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ

tầng; còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, trong đó, nhà

nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội

nhất định. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình

về tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tuxgame