2sophan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 18 tháng 4, 1906

Slonim, Ba-lan

Chỉ sau khi đã chết rồi

cô ta mới không kêu hét nữa. Và cũng vào chính lúc đó đứa bé mới bắt đầu gào khóc.

Chú nhỏ đang đi săn thỏ trong rừng gần đó nghe thấy lạ nhưng không phân biệt được đó là tiếng hét cuối cùng của người đàn bà hay tiếng khóc đầụ tiên của đứa bé. Đột nhiên chú quay người lại, cảm thấy có chuyện gì nguy hiểm, đôi mắt chú dò tìm xem có con thú nào bị đau. Chú chưa bao giờ nghe một con thú nào kêu lên như vậy. Chú cẩn thận đi từng bước đến gần nơi phát ra tiếng kêu. Lúc này tiếng kêu đã thành rên rỉ nhưng vẫn không giống với tiếng của bất cứ con thú nào chú được biết. Chú chỉ mong con thú này nhỏ để chú đủ sức giết được và để có cái gì mới

thay cho món thịt thỏ bữa tối. Chú thợ săn nhỏ rón rén ra phía bờ sông, nơi có tiếng kêu lạ vẳng đến. Chú nấp sau từng gốc cây để có chỗ dựa nếu xảy ra chuyện gì. Chú nhở lời bố dặn là chớ bao giờ đứng ra ngoài chỗ trống. Ra đến bìa rừng, chú đã có thể nhìn rõ cả một khoảng thung lũng kéo dài xuống đến sông, và lúc này chú mới nhận ra tiếng kêu quái lạ ấy không phải phát ra từ một con thú bình thường. Chú bò dần về phía có tiếng rên.

Đến đây, chú đã hoàn toàn ra chỗ trống. Bỗng chú trông thấy người đàn bà nằm đó, áo váy vén lên ngang ngực còn hai chân thì giang rộng. Chú chưa hề thấy người đàn bà nào như thế bao giờ. Chú chạy vội đến bên cạnh, nhìn xuống bụng người đàn bà và chú hoảng sợ. Giữa hai chân người đàn bà có một vật nhỏ đỏ hỏn và ướt đẫm, dính vào người bằng một cái gì đó như sợi dây thừng. Chú bé thợ săn bỏ mấy con thỏ mới lột da xuống rồi quỳ vào bên cạnh vật nhỏ bé ấy.

Chú ngỡ ngàng nhìn một lúc rồi lại quay ra nhìn người đàn bà. Chú chưa biết mình phải làm thế nào. Thân thể người đàn bà đã tái xanh vì rét lạnh. CÔ ta chỉ ngoài hai mươi nhưng khuôn mặt đã già cỗi khiến chú bé tưởng cô đã đến tuổi trung niên. Chú biết là

cô ta đã chết rồi. Chú bỗng nhấc cái cơ thể nhỏ bé lên. Chú cũng không biết tại sao mình làm như vậy. CÓ lẽ vì chú thấy đứa bé đưa mấy ngón tay nhỏ xíu lên cào vào bộ mặt nhăn nhúm của nó nên chú sợ chăng.

Nhấc lên rồi chú mới biết là giữa người mẹ với đứa con vẫn còn dính vào nhau bằng một sợi dây nhầy nhụa.

Trước đó ít ngày chú đã được xem một con cừu đẻ. Bây giờ chú cố nhớ lại. Chú biết người chăn cừu đã làm như thế nào, nhưng chú không biết là với một đứa bé thì có thể làm như vậy được không? Đứa bé đã thôi không rên rỉ nữa. Chú cảm thấy mình phải gấp rút quyết định. Chú rút con dao ra, con dao chú vừa dùng để lột da thỏ, lau vào tay áo rồi, ngập ngừng một chút, chú cắt đứt sợi dây Ở chỗ gần bụng đứa bé. Máu tuôn ra Ở hai đầu dây. Chú thử nhớ lại xem người chăn cừu đã làm như thế nào. ông ta thắt một cái nút để máu khỏi chảy. à, đúng thế rồi. Chú bứt một cọng cỏ dài Ở dưới đất và thắt vội vào đầu dây rồi bế đứa bé lên. Chú từ từ đứng dậy và bỏ lại đó ba con thỏ với người đàn bà đã chết. Trước lúc đi, chú khép hai chân lại cho người mẹ và kéo chiếc váy xuống đến đầu gối. Chú chỉ biết làm như vậy được thôi.

- ôi lạy Chúa! - Mỗi khi làm điều gì hoặc rất tốt hặc rất xấu, chú vẫn thường thốt lên như vậy. Trong trường hơp này, chú chưa thể biết là xấu tốt như thế nao.

Chú bé thợ săn cứ thế chạy vội về nhà. Chú biết là mẹ chú chỉ chờ chú mang thỏ về là sửa soạn bữa ăn tối Bà mẹ sẽ hỏi hôm nay chú săn được mấy con. Nhà có những tám miệng ăn, phải có ít nhất là ba con thỏ mới đủ. Đôi khi chú kiếm được con vịt hoặc con ngỗng, có lúc được cả một con chim trĩ bay lạc từ trong trại của Nam Tước ra đây. BỐ chú làm Ở trang trại ấy.

Nhưng hôm nay chú lại bắt được một con thú khác. Về đến cửa nhà, chú không dám rời tay khỏi đứa bé chú đang bế, chú lấy chân đá vào cửa để mẹ nghe thấy và ra mở. Chú lặng lẽ giơ đứa bé lên cho mẹ xem. Người mẹ không đón ngay đứa bé mà còn đưa tay lên ngực và nhìn nó một lát.

- ôi, lạy Chúa! - người mẹ nói và làm dấu thánh giá. Chú ngước nhìn mẹ xem bà vui hay buồn. Nhưng đôi mắt người mẹ cúi xuống nhìn một cách rất hiền dịu chú chưa từng thấy. Chú biết ngay rằng điều mình làm là tốt.

- Em bé, hả mẹ?

- Con trai, - mẹ chú gật đầu khẽ nói. - Con tìm thấy Ở đâu thế ?

- Ở gần bờ sông, mẹ ạ, - chú đáp.

Còn mẹ đứa bé đâu?

- Chết rồi.

Người mẹ làm dấu thánh giá.

- Con mau chạy đi nói với bố. BỐ sẽ tìm bà Urszula Wojnak trên trại. Rồi con phải dẫn cả hai người đến chỗ có người mẹ của đứa bé này. Sau đó mọi người về đây ngay nhé.

Chú thợ săn nhỏ trao đứa bé cho mẹ. Chú mừng thầm trong bụng là mình đã không bỏ mặc đứa bé. Trao được cho mẹ rồi, chú lau hai tay vào quần và chạy đi tìm bố.

Người mẹ lấy vai đẩy cửa vào trong và gọi đứa con gái lớn ra đặt nồi nước lên bếp lò. Rồi bà ngồi xuống một chiếc ghế gỗ, cởi khuy áo và ấn đầu vú vào cái miệng lthăn nhúm của đứa bé. Thế là Sophia, đứa con gái mới được sáu tháng, tối nay sẽ phải nhịn không còn sữa ăn nữa. Người mẹ lấy làm lo buồn. - Nhưng sao lại thế nhỉ? - Người mẹ bỗng thốt lên và kéo chiếc khăn choàng lên cánh tay mình cùng với đứa bé. - ôi, chú bé tội nghiệp này, để đến sáng mai thì chú cũng chết mất thôi.

Lúc bà đỡ già Urszula Wojnak tắm rửa và thắt lại rốn cho đứa bé thì người mẹ không nhắc lại những ý nghĩ vừa rồi nữa. Còn ông chồng chỉ đứng lặng yên mà nhìn.

- CÓ khách vào nhà tức là có Chúa vào nhà, - người mẹ chợt nhắc đến một câu tục ngữ Ba lan.

ông chồng nhổ toẹt một cái.

- ĐỒ chết dịch Ở đâu. Nhà này còn thiếu gì trẻ con nữa chứ?

Người mẹ làm như không nghe thấy ông ta nói gì, ehỉ đưa tay vuốt mấy sợi tóc đen trên đầu đứa bé.

- Ta đặt tên nó là gì nhỉ? - Người đàn bà nói và ngước mắt nhìn chồng.

- Ai mà biết được? Cứ để cho nó chết mà không có tên tuổi gì hết là xong. - ông nhún vai.

Ngày 18 tháng 4, 1906

Boston, Massachusetts

Bác sĩ nắm lấy cổ chân đứa bé mới đẻ nhấc cao lên và phát cho nó một cái vào đít Đứa bé bật khóc. Ở Boston, bang Massachusetts, có một bệnh viện chuyên phục vụ cho những ai mắc các chứng bệnh của người giàu có, và vào một số trường hơp đặc biệt nào đó bệnh viện cũng kiêm cả việc đỡ đẻ cho những trẻ sơ sinh giàu có được ra đời. Ở bệnh viện đa khoa Massachusetts này, các bà mẹ không phải kêu hét và cũng không phải mặc quần áo bình thường khi sinh đẻ Lệ là như thế rồi.

Một người đàn ông trẻ tuổi đi đi ìại lại bên ngoài phòng đẻ. Bên trong có hai bác sĩ khoa nhi cùng với một bác sĩ riêng của gia đình làm nhiệm vụ. Người cha này không dám để xảy ra chuyện gì cho đứa con đầu lòng của mình. Hai bác sĩ khoa nhi sẽ được trả một món tiền lớn với mỗi một việc là đứng đó để chứng kiến chuyện sinh đẻ thôi. Một trong hai bác sĩ

ấy đã mặc sẵn bộ lễ phục bên dưới chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, để hễ xong Ở đây ra là ông đi dự tiệc Ở đâu đó ông ta không thể nào vắng mặt trong ca sinh đẻ đặc biệt này được. Trước đó, cả ba bác sĩ đâ rút thăm với nhau xem ai trong số họ sẽ trực tiếp

đỡ đẻ Cuối cùng, người rút trúng là bác sĩ đa khoa MacKenzie. Người cha vừa đi lại ngoài hành lang vừa nghĩ xem sẽ đặt cái tên gì cho hay và gặp nhiều may mắn. Thực ra, anh cũng không lo đến chuyện ấy lắm.

Sáng hôm đó, Roberts đã chở Anne, vợ anh, đến bệnh viện bằng cỗ xe ngựa hai bánh. VỢ anh đã tính đến hôm đó là ngày thứ hai mươi tám của tháng thứ chín rồi. CÔ ta bắt đầu đau đẻ ngay từ sau lúc ăn sáng, nhưng người ta bảo anh là nếu có đẻ cũng phải đến chiều sau giờ ngân hàng anh đóng cửa. Anh là một người rất có kỷ luật, không muốn việc vợ mình đẻ ảnh hưởng gì đến giờ giấc của người khác. Anh vẫn cử đi đi lại lại trong hành lang như vậy. Mấy cô y tá và bác sĩ trẻ tất tả ra vào đều biết anh đang có mặt Ở đây. Đi qua gần chỗ anh, họ thì thầm với nhau nhưng ra xa họ lại nói bình thường. Anh không để ý chuyện đó, vì đã quen với mọi người vẫn đối xử với mình như vậy Phần lớn những người Ở đây chưa gặp anh bao giờ nhưng mọi người đều biết anh là ai. Nếu đứa bé sinh ra hôm nay là con trai, có lẽ anh sẽ xây tặng cho bệnh viện một khu nhi mới mà bệnh viện đang rất cần. Anh đã tặng họ một thư viện và một trường học rồi. Anh chàng sắp làm bố ấy giở tờ báo buổi chiều ra xem nhưng chẳng đọc chữ nào ra chữ nào. Anh bứt rứt, lo lắng. Chắc là họ (anh gọi mọi người là "họ" hết) chẳng bao giờ có thể hiểu được là anh dứt khoát phải có con trai, để một ngày kia nó sẽ thay anh làm thống đốc và chủ tịch ngân hàng. Anh lật mấy trang báo buổi chiều. Đội Tất ĐỎ Boston đấu

với đội Cao Nguyên New York. Xong trận này chắc họ sẽ khao to. Anh chợt nhớ đến mấy dòng chữ to Ở trang đầu bèn lật lại xem. Báo đưa tin một vụ động đất tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ. San Francisco bị tàn phá ghê gớm. ít nhất có bốn trăm người chết. ôi, bao nhiêu là tang tóc. Anh bỗng thấy bực dọc trong người. Chuyện động đất làm mất cả ý nghĩa việc đứa con anh sắp ra đời. Đáng lẽ người ta phải nhớ rằng trong những ngày này còn có sự kiện gì khác nữa chứ. Anh chưa hề có lúc nào nghĩ rằng đứa bé có thể là con gái. Anh lật tờ báo sang trang tài chính và xem lại mục thị trường chứng khoán: chỉ số đã tụt xuống mấy điểm. Thế là vụ động đất chết tiệt kia đã làm giảm mất giá tn cổ phần của anh trong ngân hàng tới một trăm ngàn đô-la. Tuy nhiên, với tài sản riêng của anh hiện vẫn còn trên 16 triệu đô-la thì đến mấy vụ động đất như Ở California cũng chưa làm gì anh được.

Anh vẫn còn có thể hưởng tiền lãi suất, còn cả cái vốn 16 triệu kia vẫn sẽ nguyên đó để con trai anh sau này thừa kế. Anh tiếp tục đi lại trong hành lang và làm như vẫn đọc tờ báo buổi chiều.

ông bác sĩ khoa nhi đã mặc sẵn lễ phục khi nãy bước ra khỏi phòng đẻ để báo tin. ông ta cảm thấy

mình phải làm cái gì đó cho xứng với món tiền to sắp được lĩnh, và ông nghĩ mình cũng đang là người ăn mặc chỉnh tề nhất để thông báo tin này. Hai người đứng nhìn nhau một lúc. ông bác sĩ thấy hơi xúc động nhưng không muốn biểu lộ gì trước mặt người mới làm bố.

- Xin chúc mừng ông, ông đã có con trai, một chú bé nhỏ tí và rất xinh đẹp.

Người cha nghĩ bụng ông bác sĩ nói thế là dở quá, vì đứa nào mới sinh ra mà chả nhỏ tí? Nhưng cái tin con trai ông ta vừa nói đến giờ mới ngấm vào người anh. Suýt nữa anh bật lên nói tạ ơn Chúa. ông bác sĩ hỏi thêm một câu nữa để phá tan cái im lặng lúc đó.

ông đã định đặt tên cháu là gì chưa ?

Người cha trả lời ngay, không ngập ngừng:

- Cháu tên là William Lowell Kane.

Sau khi cả nhà đã hết nhộn nhịp với việc đứa bé mới về nhà này và mọi người đã đi ngủ từ lâu rồi, người mẹ vẫn còn thửc với đứa bé trong tay. Helena Koskiewicz là một người rất tin Ở cuộc sống. Bằng chứng là chị đã đẻ và nuôi được sáu đứa con. Trước đó chị đã để mất đi ba đứa từ lúc chúng còn nhỏ, nhưng chị cũng chưa để cho đứa nào chết một cách dễ dàng được. Chị chỉ mới ba mươi lăm tuổi nhưng biết là anh chồng Jasio của mình, trước đây vốn là một người rất khỏe mạnh, sẽ chẳng cho chị thêm đứa con trai con gái nào nữa. Bây giờ Chúa đã đem đứa bé này đến cho chị, chắc chắn là nó phải sống. Helena cũng là con người có đức tin rất đơn giản, và điều đó cũng phải

thôi, vì số phận chả bao giờ cho chị có được cuộc sống nào khác hơn cuộc sống đơn giản hiện nay. Người chị xanh xao gầy mòn, không phải do chị muốn như vậy mà do chị được ăn quá ít, lại làm lụng vất vả và không có tiền để dành. Chị chẳng bao giờ phàn nàn điều gì nhưng các nếp nhăn trên mặt khiến chị chẳng khác gì một người đã có cháu gọi bằng bà chứ không phải người mẹ Ở thế giới ngày nay. Đời chị chưa một lần nào được mặc quần áo mới. Helena bóp thật mạnh vào hai bên vú đến hãn đỏ cả lên. Mấy giọt sữa tuôn ra. Ở cái tuổi ba mươi lăm, tức là đã nửa đời người, ai nấy đều đã ít nhiều có kinh nghiệm thành thạo, và Helena chính là đang Ở thời kỳ như vậy.

- Chú nhỏ của mẹ nào, - chị khẽ nói với đứa bé và ấn đầu vú vào miệng nó đang chúm cong lên chờ sữa. Đôi mắt xanh của nó hé mở. Vài giọt mồ hôi lấm tấm trên mũi. Cuối cùng người mẹ cũng lăn ra ngủ từ lúc nào.

Jasio Koskiewicz, anh chồng lờ đờ chậm chạp có bộ ria mép rất rậm và cũng là thứ duy nhất để anh ta có thể tự khẳng định được mình trong cuộc sống đi làm thuê khồ sở này, chợt tỉnh dậy vào lúc năm giờ, thấy vợ với đứa bé kia còn đang ngủ trên chiếc ghế bao. Đêm đó anh ta cũng không chú ý đến việc không có mặt vợ trên giường. Anh ta đứng chăm chăm nhìn vào đứa bé không cha không mẹ. Anh cảm ơn Chúa vì ít ra đứa bé không còn kêu hét nữa. Hay là nó chết rồi? Jasio nghĩ bụng thôi mình chả nên dính đến cái của nợ này nữa. Cứ việc đi làm như thường, để mặc cho vợ anh lo chuyện sống chết của nó, còn anh thì tính làm sao có mặt Ở trang trại của Nam Tước từ sáng sớm là được. Anh tu mấy hớp sữa dê vào bụng rồi quệt miệng vào tay áo. Sau đó một tay cầm khoanh bánh và một tay vớ lấy chiếc bẫy anh ta lặng lẽ chuồn ra ngoài, bụng chỉ sợ người đàn bà thức dậy và bảo anh làm gì đó. Anh ta rảo bước về phía rừng, không muốn nghĩ gì đến đứa bé nữa và chỉ mong đây là lần cuối cùng anh ta trông thấy nó.

Florentyna, cô con gái lớn, là người thứ hai bước vào bếp. Chiếc đồng hồ cổ không biết đã được bao nhiêu năm vừa điểm sáu giờ sáng. NÓ chẳng qua chỉ để nhắc cho những ai trong nhà muốn biết giờ phải dậy hay phải đi ngủ mà thôi. Công việc hàng ngày của Florentyna chỉ có mỗi chuyện là chuẩn bị bữa ăn sáng, cụ thể là chia bọc sữa dê và miếng bánh mì đen ra cho đủ tám người trong gia đình cùng ăn. Việc chỉ có thế thôi nhưng nó đòi hỏi cô phải có cái khôn ngoan như của Solomon(l) mới làm nổi để không một ai có thể phàn nàn gì được ìà phần của người khác nhiều hơn phần mình.

Florentyna là một cô bé mảnh khảnh, xinh đẹp, ai mới trông thấy cũng quý mến ngay được. Chỉ tội một điều là đã hai năm nay cô bé vẫn chỉ có mỗi chiếc áo đề mặc. Nhưng cứ trông cô bé là người ta hiểu ngay tại sao trước đây anh chàng Jasio đã say mê mẹ cô đến thế. Florentyna có mớ tóc vàng óng mượt và đôi mắt màu hạt dẻ long lanh, bất chấp tuổi nhỏ và ăn uống thiếu thốn.

CÔ rón rén bước đến bên ghế chao nhìn mẹ và đứa bé. Florentyna đã thích đứa bé ngay từ lúc đầu. Đã

tám tuổi rồi nhưng cô bé chưa bao giờ được có một con búp bê. Thực ra cô bé mới chỉ thấy búp bê có một lần khi gia đình được mời đến dự tiệc Giáng Sinh Ở lâu đài của Nam Tước. CÔ bé chỉ trông thấy thôi chứ chưa được sờ vào búp bê. Bây giờ cô rất muốn được bế đứa bé này trong tay mình. CÔ cúi xuống gỡ đứa bé ra khỏi tay mẹ, nhìn vào đôi mắt xanh nhỏ tí của nó và khẽ ru trong miệng. Đang Ở chỗ ấm của vú mẹ sang

đôi tay lạnh của cô, đứa bé tỏ ra khó chịu. NÓ bỗng khóc vang lên làm người mẹ bừng tỉnh dậy. Chị lấy

làm ân hận mình đã ngủ lúc nào không biết.

- ôi lạy Chúa, nó hãy còn sống, - chị nói với Florentyna.

- Con sửa soạn ăn sáng cho các em, để mẹ cho nó bú nữa.

Fìorentyna miễn cưỡng đưa trả đứa bé lại cho mẹ và nhìn mẹ lại cố vắt sữa ra nữa. CÔ bé đứng đó mê

mẩn cả người.

- Mau lên con, Florcia, - mẹ cô giục - Phải cho cả nhà ăn nữa chứ. Florentyna đành bỏ ra ngoài. Các em cô mới ngủ dậy đã từ trên gác kho bước xuống chào mẹ và nhìn đứa bé bằng những con mắt kinh ngạc. Chúng chỉ biết là đứa bé này không phải từ trong bụng mẹ mà ra. Florentyna mải mê với đứa bé nên sáng nay bỏ cả ăn sáng. Bọn em cô chia luôn phần của cô ra ăn còn để lại phần của mẹ trên bàn. Cả nhà bận rộn với công việc của mình nên không một ai để ý rằng từ lúc có đứa bé về nhà đến giờ, người mẹ chưa hề ăn tí gì vào bụng.

Helena Koskiewicz hài lòng thấy các con mình đã sớm học được cách tự lo lấy thân mình. Chúng có thể cho gia súc ăn, vắt sữa dê sữa bò và chăm sóc rau cỏ ngoài vườn mà không cần phải chờ chị sai bảo hay giúp đỡ Buổi tối, lúc Jasio về nhà, chị mới nhớ ra là mình chưa sửa soạn bữa tối cho chồng. Nhưng ngay sau đó chị biết là Florentyna đã bắt đầu làm món thịt thỏ mà chú em thợ săn Franck đem về cho chị. Florentyna lấy làm tự hào được phụ trách bữa ăn tối, một công việc mà chỉ khi nào mẹ ốm đau mới giao cho cô và Helena Koskiewicz thì họa hoằn lắm mới để cho

con gái phải làm như vậy. Chú bé thợ săn mang về được bốn con thỏ, bố mang về được sáu cây nấm với ba củ khoai, tối nay câ nhà sẽ được ăn tiệc thực sự. ăn tối xong rồi, Jasio Koskiewicz ngồi xuống ghế bên lò sưởi và bây giờ mới được dịp nhìn kỹ đứa bé. Nâng đầu đứa bé lên bằng mấy ngón tay, anh ta quan sát khắp người đứa bé với con mắt của một người đi săn thú. Khuôn mặt nhăn nhúm của nó chỉ có mỗi đôi mắt xanh nhỏ tí và chưa biết nhìn là đẹp hơn cả. Anh ta nhìn tiếp xuống thân hình mỏng mảnh của nó và chợt chú ý ngay đến một cái gì đó. Anh ta bỗng nhăn mặt và gại gại ngón tay cái vào ngực đứa bé. Em đã thấy cái này chưa, Helena? - anh ta nói và giơ sườn đứa bé ra. - Cái thằng khốn này hóa ra chỉ có một bên vú thôi!

- Chị vợ cũng lấy làm lạ bèn tự mình gại ngón tay vào ngực nó xem sao. Chị tưởng làm như thế thì một bêøn vú nữa sẽ xuất hiện. Chồng chị nói đúng: đứa bé chỉ có một đầu vú nhỏ tí bên trái, còn cả nửa ngực bên phải thì phẳng lì và không có một dấu vết gì khác.

Đầu óc mê tín của người đàn bà bỗng nổi lên. - Thế là Chúa đã cho em thằng bé này. - Chị nói. -

Đây là dấu vết của Chúa để lại cho nó đây.

Người đàn ông tức mình đưa ngay đứa bé cho vợ. - Em thật là điên, Helena ạ. Đứa bé này là do một người có máu xấu truyền sang cho mẹ nó. - Anh ta nhổ một cái vào lò sưởi. - Dù sao, anh cũng đánh cuộc là thằng bé này không sống được. Thực ra, Jasio Koskiewicz cũng chẳng cần biết

thằng bé sống hay chết. Anh ta vốn không phải một người nhẫn tâm, nhưng đứa bé này không phải là của ạnh, mà trong nhà thêm một miệng ăn nữa chỉ làm cho mọi chuyện rắc rối.

Giả thử có như vậy đi nữa thì bản thân anh cũng không phải là người đi cầu Chúa cứu giúp. Rồi không nghĩ ngợi gì về đứa bé nữa, anh ta ngủ thiếp đi bên đống lửa lò sưởi.

Ngày tháng trôi qua, chính Jasio Koskiewicz cũng dần dần tin rằng đứa bé có thể sống được. Nếu hôm trước đánh cuộc thật thì anh ta đã thua rồi. Đứa con trai lớn nhất, tức là chú thợ săn, được các em giúp một tay, đã kiếm gỗ trong rừng của Nam Tước về làm cho thằng bé một chiếc giường. Florentyna cắt những mẩu vải áo cũ của cô khâu lại làm áo cho nó. Những mẩu vải ấy khâu lại với nhau trông như áo của anh hề Harlequin mà bọn trẻ chưa được biết. Trong nhà, mỗi khi định đặt tên cho thằng bé thì chẳng ai đồng ý với nhau được. Riêng người bố không có ý kiến gì. Cuối cùng họ gọi nó là Wladek, và chủ nhật sau đó, tại nhà thờ trong trang trại của Nam Tước, thằng bé

được mang tên là Wladek Koskiewicz. Người mẹ thì cầu Chúa phù hộ cho nó, còn người bố thì mặc kệ, bảo nó muốn ra sao thì sao. Tối hôm đó có một bữa tiệc nhỏ để chúc mừng gia đình. Trang trại của Nam Tước cho một con ngỗng để thêm vào bữa tiệc. Mọi người ăn uống vui vẻ.

Từ hôm đó trở đi, Florentyna phải học cách chia bữa ăn sáng ra cho chín miệng ăn.

Anne Kane đã ngủ yên được hết đêm. Sau bữa ăn sáng, chị lại sốt ruột đòi cô y tá bệnh viện đưa trả lại cậu bé William cho chị bế.

- Nào, bà Kane, cô y tá mặc đồng phục trắng nói, - bây giờ cũng phải cho em bé ăn sáng nữa chứ ?

CÔ y tá cho Anne ngồi dậy trên giường và hướng dẫn cách cho con bú. Anne chợt hiểu ra bộ ngực mình đã căng phồng. Chị biết là nếu mình tỏ ra lúng túng lúc này thì người ta sẽ bảo mình không biết làm mẹ.

Chị chăm chăm nhìn vào đôi mắt xanh của William, thấy nô xanh hơn cả mắt bố. Chị cảm thấy địa vị của mình đã vững vàng hơn, và rất hài lòng. Ở cái tuổi hai mươi mốt, chị không còn thiếu một thứ gì. Chị thuộc họ Cabot, đi lấy một người bên gia đình Lowell, và bây giờ lại có đứa con đầu lòng mang truyền thống của hai gia đình được tóm tắt lại bằng mấy dòng trong tấm thiếp của người bạn học cũ gửi đến cho chị như sau:

Đây là quê cũ Boston

CÓ đậu có cá ai không nhỚ về

Lowell, Cabot đề huề

Hạnh phúc hai họ tràn trề Boston

Anne nói chuyện với William đến nửa giờ nhưng đứa bé chưa có phản ứng gì. Lát sau nó ngủ một cách ngon lành. Anne không đụng gì đến hoa quả bánh kẹo đem đến chất đầy Ở bên giường. Chị đã có ý định đến mùa hè này sẽ trở lại với tất cả những mốt áo mới và giành lại chỗ của chị trong những tạp chí về trang phục. Chẳng phải chính Hoàng tử Garonne đã ca tụng chị là người đẹp duy nhất Ở Boston đó sao? MỚ tóc vàng mượt, những nét thanh tú và hình dáng thon thả của chị được

người ta quý chuộng kể cả Ở nhữag thành phố chị chưa đến bao giờ. Chị lại ngắm mình trong gương:

trên mặt chưa thấy có một nét gì khác thường, ít ai có thể tin được rằng chị vừa ìàm mẹ của một đứa trẻ rất bụ bẫm. Cảm ơn Chúa, đúng là nó bụ bẫm thật đấy Anne nghĩ bụng.

Chị ăn một bữa trựa nhẹ ngon miệng rồi chuẩn bị để tiếp những người khách sẽ đến thăm vào buổi

chiều do cô thư ký riêng đã sắp xếp. Những ai được phép đến thăm trong mấy ngày đầu này đều phải là người trong gia đình hoặc là thuộc những gia đình quyền quý nhất. Còn những người khác sẽ chỉ được trả lời là chị chưa sẵn sàng tiếp. Nhưng Boston lại là một trong những thành phố Ở Mỹ mà ai nấy đều biết rõ thân phận của mình cả rồi, nên cũng không loại trừ trường hơp sẽ có người không mời mà đến. Căn phòng chị nằm một mình Ở đây vẫn còn đủ chỗ để kê thêm được đến năm chiếc giường nữa giá như người ta không đem hoa đến bầy cắm la liệt khắp nơi. Ai chợt đi qua nhìn vào nếu không thấy người đàn bà

ngồi trên giường sẽ có thề tưởng như đây là một phòng triển lãm nhỏ về nghệ thuật trồng vườn. Anne bật đèn điện lên. Với chị, cái đó còn mới lạ. Richard và chị vẫn còn chờ cho bên họ nhà Cabot cùng lắp thì mới dùng. Với lại, Ở Boston, ánh sáng bằng cảm ứng điện từ chưa được phổ biến lắm.

Người đầu tiên đến thăm Anne là bà Thomas Lowell Kane, mẹ chồng chị. Từ khi ông chồng chết năm ngoái, bà là người chủ đứng đầu cả gia đình. Bà đã Ở cái tuổi cuối trung niên nhưng đi đứng còn rất điệu bộ và thanh thoát. Bà mặc chiếc áo thả xuống rất dài khiến không ai có thể trông thấy gót chân bà được Người duy nhất trông thấy gót chân của bà thì nay đã chết rồi. Bà luôn luôn có thân hình mỏng mảnh. Theo bà thì tất cả những phụ nữ béo mập đều do ăn uống tồi, thậm chí không biết ăn uống. Hiện nay bà là người nhiều tuổi nhất của họ nhà Lowell còn sống, và cũng là nhiều tuổi nhất cả bên họ nhà Kane nữa. Cho nên người đầu tiên đến đây thăm không thể ai khác ngoài bà. Vả lại, chính bà là người đã thu xếp Anne với Richard gặp nhau, chứ còn ai vào đó nữa? Đối với bà Kane, tình yêu chả có nghĩa gì

lắm.

Bà chỉ ưng có ba thứ trên đời là tiền của, địa vị và uy tín. Tất nhiên, tình yêu cũng là tốt, nhưng bà cho rằng nó không phải là một thứ hàng hóa lâu bền. Chỉ có ba thứ trên mới ìâu bền được. Bà hôn vào trán cô con dâu với một vẻ tán thưởng. Anne bấm vào một cái nút trên tường và có tiếng vè vè nhỏ vang lên. Tiếng đó khiến bà Kane ngạc nhiên. Bà không tin là điện lại có thể dùng để gọi như thế được. CÔ y tá xuất hiện cùng với đứa bé thừa tự. Bà Kane nhìn nó một lúc, tỏ vẻ hài lòng rồi bảo bế đi.

- Khá lắm, Anne, - bà nói, làm như cô con dâu của bà vừa được cái giải đi ngựa. Mọi người đều rất tự hào về con.

Mấy phút sau, bà Edward Cabot là mẹ đẻ của Anne cũng đến. Cũng như bà Kane, bà góa chồng sớm. Bề ngoài hai bà không khác nhau mấy, nhìn từ xa người ta có thể lẫn hai bà với nhau. Tuy nhiên bà tỏ ra quan tâm nhiều hơn bà Kane đến đứa cháu ngoại của mình và cả với con gái nữa. Lát sau họ mới để ý đến những bó hoa gửi đến mừng.

Nhà Jackson thật là quý hóa quá, - bà Cabot lẩm bẩm nói.

Bà Kane thì chỉ nhìn qua loa mấy bông hoa rồi để ý đến những tấm thiếp có tên người gửi. Bà khẽ lẩm nhẩm những tên đó để nhớ: nhà Adam, nhà Lawrence, nhà Lodge, nhà Higginson. Cả hai bà

không ai nói năng gì về những tên mà mình không biết. HỌ đều đã quá cái tuổi muốn biết về bất cứ gì mới hay bất cử ai mới. Hai bà cùng ra về, cùng rất hài lòng: vậy là một đứa con thừa tự đã ra đời, và mới trông cũng đã thấy thỏa mãn được rồi. Cả hai bà đều cho là nghĩa vụ cuối cùng đối với gia đình như thế là đã được thực hiện rất mĩ mãn, và từ nay trở đi mọi người có thể yên tâm vui vẻ.

Nhưng cả hai bà đều nhầm. Trong cả buổi chiều, các bạn thân của Anne và Richard kéo đến với đủ các quà mừng bằng vàng bằng bạc và những lời chúc tụng nhiệt tình. Lúc chồng chị đến sau glờ làm việc thì Anne đã có phần rất mệt mỏi. Trưa nay, lần đầu tiên trong đời, Richard đã uống sâm banh trong bữa ăn. ông già Amos Kerbes với cả Câu lạc bộ Somerset đều ép nên Richard không sao từ chối được. VỢ anh thấy hình như anh đỡ cứng nhắc hơn mọi khi. Bệ vệ trong bộ áo đen dài với chiếc quần kẻ sọc, người anh cao lớn với mái tóc đen rẽ ngôi giữa bóng mượt dưới ánh đèn điện. ít người đoán đúng được tuổi anh chỉ mới ba mươi ba. Đối với anh, còn trẻ tuổi hay không chả bao giờ là chuyện quan trọng, mà cái chất của con người mới là đáng kể. Một lần nữa, William Lowell Kane lại bị bê ra để xem xét kỹ lưỡng, chẳng khác nào như người bố điểm lại việc chi thu cuối ngày Ở ngân hàng vậy Mọi thứ có vẻ đâu ra đấy. Đứa bé có đủ hai chân, hai tay, mười ngón tay, mười ngón chân. Richard không thấy có gì Ở đứa bé để sau này khiến anh phải

phiền lòng. Thế là William lại được bế đi. - Đêm qua anh đã điện cho ông hiệu trưởng trường St Paul. William đã được nhận vào đó tháng chín năm 1918.

Anne không nói gì. RÕ ràng là Richard đã bắt đầu tính đến sự nghiệp của William rồi.

- Thế rồi, em yêu quý, hôm nay em đã bình thường được rồi chứ? - anh hỏi. Suốt ba mươi ba tuổi đời, anh chưa hề nằm Ở bệnh viện một ngày nào. Vâng. . . không. . . em nghĩ thế, - vợ anh ngần ngừ trả lời, cố nén không tỏ ra muốn khóc vì chị biết là chồng sẽ không bằng lòng như vậy. Nhưng câu trả lời như thế thì Richard cũng không hiểu như thế nào được Anh hôn vào má vợ rồi bước ra xe ngựa trở về ngôi nhà của gia đình Ở Quảng trường Louisburg. Bây giờ với nhân viên phục vụ và người làm trong nhà, với đứa bé và cô bảo mẫu, thế là trong nhà có tất cả chín miệng ăn. Richard không phải nghĩ ngợi gì về chuyện đó. William Lowell Kane được ban phước và được

mang tên bố đã đặt cho tại nhà thờ lớn St Paul của Tân giáo, với sự có mặt của tất cả những ai Ở Boston có liên quan và một số ít không có liên quan. Giám mục William Lawrence làm lễ. J. P. Morgan và Alan Lloyd, hai vị chủ ngân hàng có thế lực, cùng với Milly Preston, người bạn thân nhất của Anne, được chọn làm cha mẹ đỡ đầu. Đức giám mục vẩy nước thánh lên đầu William. Thằng bé không có phản ứng gì. Hình như nó đã có cái máu của lớp người coi khinh thiên hạ rồi. Anne cảm ơn Chúa, coi như Người đã ghi vào sồ những thành tích của gia đình Kane từ đời này

sang đời khác, cảm ơn Chúa đã cho anh đứa con trai để anh trao lại gia tài cho nó. Tuy nhiên, anh cũng nghĩ có lẽ có thêm đứa con trai nữa thì chắc chắn hơn. Đang quỳ làm lễ, anh liếc nhìn sang vợ, và trong bụng lấy làm hài lòng.

Waladek Koskiewicz lớn rất chậm. Bà mẹ nuôi dần hiểu ra rằng sức khỏe của nó có nhiều vấn đề. NÓ mắc đủ các chứng bệnh của trẻ đang lớn và mắc cả những bệnh mà trẻ khác

không có, lây lung tung cả sang mọi người trong gia đình Koskiewicz, Tuy thế Helena vẫn đối xử với nó như chính mình đẻ ra. Chị cũng bênh vực nó rất ghê mỗi khi Jasio bực mình đổ tội cho ma quỷ đã đưa thằng bé Wladek vào túp nhà nhỏ bé này của họ. Còn Florentyna thì săn sóc nó như ruột thịt. Ngay từ lúc đầu mới trông thấy nó cô bé đã rất thích. CÔ có một nỗi lo sợ kín đáo trong lòng, nghĩ mình là đứa con gái nghèo xác của một người chuyên đi bẫy thú, sau này lớn lên sẽ chẳng ai thèm lấy, và như thế thì sẽ chẳng có con được. Thế là cô coi Wladek như con mình vậy. Chú em trai lớn, tức chú bé thợ săn đã đem Wladek về, cũng thích thằng bé nhưng vì sợ bố nên không dám tỏ ra mặt. Thằng bé đang chập chững tập đi trông rất hay. Dù sao đến tháng Giêng tới ehú bé thợ săn sẽ phải bỏ học để lên làm việc Ở trang trại của Nam tước rồi. BỐ chú đã bảo trẻ con là chuyện để cho đàn bà lo. Ba đứa em nhỏ, Stefan, Josef và Jan, chả đứa nào để ý gì đến Wladek. Còn Sophia là nhỏ nhất trong nhà thì chỉ biết cứ ôm lấy thằng bé là thích rồi. CÓ điều cả hai bố mẹ đều không tính đến là về nhiều mặt thằng bé rất khác với những đứa con trong nhà. Khác cả về hình thức và tính nết. Những đứa con nhà Koskiewicz thì đứa nào cũng cao lớn, to xương, tóc vàng và mắt xám, trừ có Florentyna không kể. Còn Wladek thì lùn, tóc đen và mắt lại rất xanh. Con nhà Koskiewicz thì chả đứa nào thiết đến chuyện đi học và nếu có thì cứ lớn lên một chút là thôi. Nhưng Wladek thì khác hẳn, tuy nó chậm biết đi nhưng mới mười tám tháng nó đã biết nói. Lên ba tuổi nó đã đọc được chữ nhưng mặc quần áo thì chưa biết. Lên năm tuổi nó đã biết viết nhưng vẫn còn đái dầm. Người bố thì thất vọng, nhưng người mẹ lại tự hào. Bốn năm đầu cúa nó chỉ luôn luôn quặt quẹo, và nếu như không được Heìena với Florentyna chăm sóc tử tế thì nó đã chẳng sống được. NÓ mặc chiếc áo vá hàng trăm mảnh, đi chân đất, và suốt ngày chỉ biết lủi thủi quấn lấy chân mẹ. Lúc Florentyna Ở trường về thì nó lại chuyển sang quấn lấy chị cho đến tận lúc đi ngủ. Mỗi khi chia thức ăn ra làm chín suất, Florentyna thường sẻ một nửa phần của mình cho Wìadek. Khi nào nó

ốm đau cô để cho nó cả phần mình. Wladek mặc những quần áo cô khâu cho nó, hát những bài hát

cô dạy nó, và cùng chơi những đồ chơi người ta cho cô bé.

Florentyna phải đi học xa gần hết ngày nên từ lúc bé Wladek đã muốn cùng đi với chị. Đến khi được phép là chú nắm chặt lấy tay chị đi suốát chín dặm đường qua các rừng cây và vườn tược đề đến Slonim theo học.

Wladek thích trường học ngay từ ngày đầu. Ở đây, chú coi như được thoát khỏi túp nhà lụp xụp đã sống từ bé. Đến trường học cũng là lần đầu tiên trong đời chú hiều được rằng phần phía Đông của Ba lan bị nước Nga chiếm đóng. Chú biết được rằng tiếng mẹ đẻ Ba-lan chỉ được nói riêng với nhau trong nhà, côn Ở trường thì phải dùng tiếng Nga. Chú cảm thấy có một niềm tự hào gì đó như các trẻ em khác trong trường về tiếng mẹ đẻ của mình. Wladek cũng rất ngạc nhiên thấy thày giáo Kotowski coi chú như ngưỡi lớn, khác với thái độ của bố Ở nhà. Mặc dầu là bé nhất trong lớp nhưng chẳng bao lâu chú đã học giỏi hơn tất cả về các môn, chỉ trừ có người chú là không lớn hơn

được mà thôi. Người chú quá nhỏ bé nên mọi người không đánh giá được hết những khả năng của chú. Trẻ em bao giờ cũng hình dung phải thật to lớn mới là giỏi Năm tuổi, Wladek đứng đầu tất cả các môn Ở trong lớp.

Tối đến, trở về túp nhà gỗ, trong khi nhưng đứa khác hoặc chăm sóc những cây hoa tím nở thơm trong vườn hoặc đi hái dâu, chẻ củi, bắt thỏ và khâu quần áo thì Wladek chỉ cặm cụi đọc sách, đọc hết sách của mình lại đọc sang những cuốn sách của các anh các chị. Dần dần Helena Koskiewicz hiểu ra rằng trước đây khi chú bé thợ săn không mang về cho bà ba con thỏ mà lại mang về thằng bé này, thì đúng là số phận đã an bài như vậy rồi. Wladek đã bắt đầu hỏi bà những câu mà bà không trả lời được. Bà biết là sẽ có lúc mình không biết đối phó với tình thế ra sao. Bà vẫn tin chắc là số phận đã được định như vậy thì

chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên nữa. Vào một buồi tối mùa thu năm 19 1 1 đã diễn ra

bước ngoặt trong cuộc đời Wladek. Lúc đó gia đình đã vừa ăn xong bữa tối có món súp củ cải với thịt băm, Jasio Koskiewicz đang ngồi ngáy bên bếp lửa, Helena đang khâu vá và bọn trẻ còn đang chơi. Wladek đang ngồi đọc sách dưới chân mẹ. Stefan với Josef đang

tranh nhau mấy quả thông mới sơn màu, bỗng có tiếng gõ cửa rất to. Mọi người nín lặng. Với gia đình Koskiewicz thì tiếng gõ cửa là chuyện rất lạ, vì túp nhà gỗ này của họ cách xa làng Slonim đến chín dặm đường mà Ở đây lên trang trại của Nam tước cũng mất đến vài ba dặm, chẳng có khách nào đến đây thăm bao giờ. Nếu có ai đó thì họ cũng chỉ biết mời một chén rượu dâu và ngồi nghe bọn trẻ làm ầm ĩ lên mà thôi. Cả nhà nhìn ra phía cửa mà trong bụng rất nghi hoặc. Mọi người ìặng yên chờ xem có tiếng gõ cửa lần nữa không. CÓ tiếng gõ thật, và lần này to hơn. Jasio mắt nhắm mắt mởû đứng dậy bước ra và từ từ mở cửa. Trông thấy người đứng đó, ai nấy đều cúi đầu chào. Chỉ có Wladek là không chào, và chú cứ trừng trừng nhìn lên một con người to lớn, có dáng vẻ oai vệ, quý tộc khoác chiếc áo lông gấu to xù đến chật cả nhà Chú thấy bố nhìn người đó với con mắt rất sợ hãi. Nhưng rồi một nụ cười thân mật đã đánh tan nỗi sợ ấy, và bố chú mời Nam tước vào bên trong. Không ai nói câu gì. Nam tước chưa bao giờ đến thăm họ như thế này nên có nói cũng không ai biết nói câu gì được.

Wladek bỏ cuốn sách của chú xuống, đứng dậy và bước đến bên người lạ mặt. Chú giơ tay ra bắt mà bố ehú không kịp ngăn lại.

Kính chào ông, - Wladek nói.

Nam tước nắm lấy tay chú và hai người nhìn nhau. Lúc Nam tước bỏ tay ra, Wladek nhìn thấy cổ tay ông có một vòng bạc rất đẹp và có chữ trên đó mà chú không biết là gì.

- Cháu là Wladek hả?

Thưa ông vâng, - chú đáp, giọng không tỏ ra ngạc nhiên chút nào khi thấy Nam tước biết tên chú.

- Chính là vì cháu mà ta đến gặp bố cháu đây, - Nam tước nói.

wladek cứ đứng đó nhìn lên Nam tước. Người cha ra hiệu cho bọn trẻ con ra ngoài. Thế là hai đứa con gái nhún chân hơi quỳ xuống, bốn dứa con trai cúi gập người rồi cả sáu đứa lặng lẽ rút lên trên gác kho.

Wladek vẫn đứng lại đó và cũng không ai bảo chú phải làm gì khác.

- Koskiewicz, - Nam tước lên tiếng. ông vẫn đứng đó vì không thấy ai mời mình ngồi. Anh chàng Jasio không mời ông ta ngồi xuống ghế vì hai lẽ: một là anh ta quá sợ, và hai là anh ta nghĩ rằng Nam tước đến là để khiển trách điều gì đó. - Ta muốn nhờ anh giúp cho một việc.

- Bất cứ việc gì, thưa ngài, bất cứ việc gì, - người cha đáp, trong bụng nghĩ không biết mình có thể giúp cho ông ta được cái gì, vì cái gì mà ông ấy chẳng có nhiều gấp trăm lần mình nghĩ rồi?

Nam tước nói tiếp:

- Thằng con ta, Leon, hiện nay đã sáu tuổi và nó đang có hai ông thày dạy riêng trong lâu đài. Một ông thày là người Ba lan của ta, còn một ông là người Đức HỌ bảo ta là thằng Leon học khá nhưng nó không có ai để ganh đua, vì vậy nó có thắng thì chỉ là thắng nó thôi. ông Koskiewicz Ở trường làng có cho ta biết chỉ có mỗi thằng Wladek là đứa có thể ganh đua với Leon được thôi, mà Leon thì nó rất cần người như vậy Do đó ta đến đây hỏi xem anh có thể cho thằng con anh bỏ trường làng mà về với Leon và những ông thày của nó Ở lâu đài không.

Wladek vẫn cứ đứng nhìn Nam tước. Trước mắt chú hiện ra một hình ảnh tuyệt vời với bao nhiêu thứ ăn uống sách vở và thày giáo hơn ông Koskiewicz nhiều. Chú liếc nhìn mẹ. Mẹ chú lại nhìn Nam tước, vừa ngạc nhiên vừa buồn. BỐ chú quay sang nhìn mẹ.

Cái giây phút im lặng nhìn nhau ấy chú tưởng như dài không biết bao nhiêu mà kể. Anh chàng Jasio nhìn xuống chân Nam tước nói với một giọng khàn khàn.

- Chúng tôi rất lấy làm vinh dự, thưa ngài.

Nam tước nhìn sang Helena Koskiewicz có ý hỏi.

- Đức mẹ đồng tnnh không cho phép tôi làm gì ngăn cản cháu bé, - chị khẽ nói, - tuy nhiên chỉ có Đức mẹ mới biết được xa nó thì tôi đau khổ thế nào.

Nhưng bà Koskiewicz ơi, cháu nó sẽ về nhà thăm bà luôn đấy mà.

Vâng, thưa ngài. Tôi rất mong được như vậy. - Chị định nói thêm điều gì đó nhưng lại thôi.

Nam tước mỉm cười.

- Tốt. Thế là xong. Vậy sáng mai vào lúc bẩy giờ thì cho thằng bé đến lâu đài. Trong năm học, Wladek sẽ Ở lại với chúng tôi, rồi đến Giáng sinh thì nó trở về nhà với gia đình.

wladek bỗng bật khóc.

- Im đi con, - người bố nói.

- Con không đi đâu, - Wladek nói cứng, tuy trong bụng chú thật sự muốn đi.

- Im đi con, - người bố lại nói, lần này to tiếng hơn.

- Tại sao không? - Nam tước hỏi, giọng thương cảm.

- Cháu không bao giờ xa Florcia được, không bao giờ

- ĐÓ là con gái lớn của chúng tôi, thưa ngài, - người cha nói chen vào. Ngài đừng bận tâm đến chuyện đó, thưa ngài. Thằng bé sẽ bảo sao làm vậy thôi.

Không ai nói gì, Nam tước suy nghĩ một lát.

Wladek vẫn sụt sùi khóc.

- Cháu gái bao nhiêu tuồi? - Nam tước hỏi.

- Mười bốn, - người cha đáp.

- Cháu làm bếp được không" - Nam tước hỏi và yên tâm thấy Helena có vẻ như đã bình tĩnh hơn.

- Ồ thưa có, ngài Nam tước, - chị đáp. Florcia có thể nấu nướng được, khâu vá được, và nó có thể...

- Tốt, tốt, thế thì cho cả nó đến nữa. Vậy đến bẩy giờ sáng mai ta sẽ chờ cả hai cháu. .

Ngài Nam tước đi ra cửa và nhìn lại mỉm cười với Wladek. Wladek cười lại.

Thế là Wladek đã thắng trong cuộc mặc cả đầu tiên. Mẹ chú ôm chặt lấy chú. Chú nhìn theo cánh cửa đóng lại và nghe mẹ thì thầm:

- A, con bé nhỏ của mẹ, rồi con sẽ thành ra thế nào đây?

Wladek sốt ruột. muốn biết xem thế nào.

Helena Koskiewicz bỏ ra cả buổi tối để gói ghém đồ đạc cho Wìadek và Florentyna, làm như gói ghém cho cả nhà vậy. Đến sáng, cả nhà đứng Ở trước cửa nhìn theo hai chị em lên đường đến ìâu đài, mỗi người ôm một gói giấy trong tay. Florentyna, cao lớn và duyên

dáng, vừa đi vừa nhìn lại, khóc và vẫy tay mãi.

Nhưng Wladek, lùn bé và vụng dại, không hề quay cổ lại lấy một lần. Florentyna nắm chặt tay em suất dọc đường đến lâu đài của Nam tước. Vai trò của hai người bây giờ đã đảo ngược lại. Từ ngày hôm nay trở đi chị sẽ phụ thuộc vào em.

Hai chị em đến trước một cánh cửa bằng gỗ sồi rất to và khẽ gõ lên cửa. Một người rất oai vệ mặc bộ chế phục thêu màu xanh đã đón sẵn Ở đó. Hai chị em đã từng trông thấy những người lính mặc quân phục màu xám đứng gác Ở thị trấn gần biên giới Nga - Ba-lan và nghĩ rằng họ cũng đã oai vệ lắm rồi, nhưng chưa bao giờ thấy ai mặc bộ quần áo của người hầu mà lại có vẻ lộng lẫy và quan trọng như ông này.

Trong hành lang có tấm thảm rất dầy. Wladek nhìn những hoa văn xanh đỏ rất đẹp, nghĩ bụng không bìết mình có phải tụt giầy ra không, nhưng đã bước lên thảm rồi chú mới ngạc nhiên thấy bước chân mình không có tiếng gì nữa. Rồi hai chị em được dẫn đến phòng ngủ Ở hành lang phía Tây. Hai chị em, mỗi người một phòng riêng. Như thế này không biết có ngủ được không ít ra cũng có một cửa thông hai phòng với nhau, nên hai chị em không sợ phải cách biệt nhau lắm. Thực ra nhiều đêm hai chị em cùng ngủ với nhau trên một giường.

BỎ đồ đạc xuống rồi, Florentyna được đưa vào bếp, còn Wladek thì đến một phòng giải trí Ở phía Nam lâu đài để gặp con trai Nam tước. Leon là một cậu con trai cao lớn xinh đẹp, tính tình dễ thương nên vừa gặp Wladek đã xua tan ngay thái độ hung hăng chú đã chuẩn bị từ trước, trái lại tỏ ra ngạc nhiên một cách thoải mái. Leon vốn là một đứa trẻ cô đơn, chẳng có ai mà chơi, trừ có mỗi bà bảo mẫu của cậu ta. Là một người đàn bà, Li-tu-a-ni rất tận tụy làm vú em cho cậu và săn sóc cậu từ khi mẹ chết sớm. Bây giờ có người làm bạn mới Ở trong rừng ra khiến cậu rất thích. ít ra thì hai bạn cũng được coi như ngang hàng với nhau.

Leon lập tức dẫn Wladek đi xem quanh lâu đài, mất hết cả buồi sáng. Wladek không thể ngờ được là lâu đài to rộng đến thế, bàn ghế đồ đạc vô cùng nhiều và Ở phòng nào cũng có thảm. Leon hỏi cảm tưởng thì chú chỉ nói là cũng thấy thú vị. Dù sao chú cũng nghĩ

mình đáng được đến Ở ìâu đài này lắm chứ. Cậu con trai Nam tước giải thích cho chú rằng phần chủ yếu của tòa nhà này được xây dựag theo kiểu Gôtích, làm

như Wladek đã rất hiểu như thế nào là Gôtích rồi. Wladek gật đầu. Sau đó Leon đưa anh bạn mới của mình xuống tầng hầm rộng mông mênh đầy những hàng chai rượu vang để lâu năm phủ kín bụi với mạng nhện. Wladek thích nhất là phòng ăn to và rộng có những chiếc cột lớn cửa vòm cuốn, mặt sàn trang trí các màu cờ quạt. Chung quanh tường treo các loại đầu thú. Leon chỉ cho Wladek đó là những hươu nai với hổ báo lang sói đủ các loại. Ở cuối phòng treo tấm huy hiệu lộng lẫy của Nam tước, đặt dưới một bộ sừng hươu thật to. Dòng chữ làm phương châm cho gia

đình Rosnovski viết: Thành công chỉ đến với người dũng cảm. Sau bữa ăn trưa mà Wladek chỉ ăn được rất ít vì chú chưa làm chủ được dao với dĩa, chú được đi gặp hai ông thày. Hai ông thày này tỏ ra không lấy gì làm nhiệt tình với chú lắm. Đến tối, chú trèo lên nằm Ở chiếc giường dài nhất chú chưa từng thấy bao giờ và kể lại cho chị Florentyna nghe tất cả những cuộc phiêu lưu ban ngày của chú. Florentyna chỉ biết há mồm trợn mắt mà nghe chú kể lại một cách rất ly kỳ, nhất là khi cô nghe chú kể đến chuyện dao dĩa lúc ăn.

Lớp học bắt đầu vào bầy giờ đúng, trước lúc ăn sáng, rồi sau đó tiếp tục cho hết ngày, chỉ thỉnh

thoảng nghỉ một quãng để ăn. Thời kỳ đầu, rõ ràng Leon vượt xa Wladek, nhưng rồi Wladek học rất kiên trì nên chỉ mấy tuần sau khoảng cách giữa hai người đã thu hẹp dần. Quan hệ vừa thân mật vừa ganh đua lẫn nhau cứ thế phát triền. Hai ông thày Đức và Ba-lan thấy rất khó có thể coi hai người học trò đó là bình đẳng với nhau được, vì một đằng là con Nam tước và một đằng là con anh thợ săn. Mặc dầu như vậy họ vẫn phải miễn cưỡng thừa nhận với Nam tước là ông giáo Kotowski đã chọn đúng người để ganh đua với Leon. Tuy thế, Wladek chẳng bao giờ lo ngại về

thái độ của các ông thày đối với mình, vì Leon đối xử với chú rất bình đẳng.

Ngài Nam tước cho biết là ngài hài lòng với việc hai đứa trẻ học tập tiến bộ, và thỉnh thoảng cũng

thưởng cho Wladek quần áo với đồ chơi. Lúc đầu Wladek thấy xa cách và nể sợ đối với Nam tước nhưng rồi dần dần chú thấy rất tôn trọng. Đến kỳ được nghỉ lễ Giáng sinh trở về túp nhà trong rừng với bố mẹ, Wladek cảm thấy buồn vì phải xa Leon.

Chú buồn cũng là phải. Mặc dầu khi mới về chú rất sung sướng được gặp lại mẹ, nhưng quãng thời gian ba tháng chú được Ở trong lâu đài đã khiến cho chú cảm thấy nhà mình nghèo khổ quá đỗi, điều trước kia chú không hiểu được. Những ngày nghỉ Ở nhà đâm ra

quá dài. Wladek thấy Ở trong căn nhà lụp xụp của mình ngột ngạt quá, ăn uống chẳng có gì mà lại ăn bốc, không những thế còn phải chia ra làm chín suất nữa. Ở lâu đài làm gì có thế. Sau hai tuần Ở nhà, Wladek nóng ruột muốn trở lại với Leon và Nam tước.

Chiều chiều chú lại đi bộ mấy dặm đến trước tòa lâu đài và ngồi bên ngoài ngắm nhìn những bức tường cao chung quanh trang trại. Florentyna chỉ sống với những người hầu hạ trong bếp thôi nên coi việc về nhà là rất bình thường, nhưng cô không hiểu được tại sao căn nhà này không còn gần gũi đối với Wladek nữa. ông thợ săn bây giờ không biết đối xử với con như thế nào. ông thấy nó ăn mặc đàng hoàng, nói năng đâu ra đấy, và nói đến những cái xem ra ông không hiểu được và cũng không muốn hiểu. Thằng bé hình như cả ngày chẳng làm gì mà chỉ thấy ngồi đọc sách. ông nghĩ không biết rồi nó sẽ trở thành thứ gì nếu như nó không biết cầm chiếc rìu bổ củi hoặc đặt chiếc bẫy thỏ. Rồi nó làm thế nào để kiếm sống một

cách lương thiện được? Chính người bố cũng cầu mong cho ngày nghỉ chóng qua đi.

Helena thì lại lấy làm tự hào về Wladek và lúc đầu chị không dám nghĩ là giữa nó với những đứa con khác của chị đã có một khoảng ngăn cách. Nhưng rồi điều đó cuối cùng cũng lộ rõ, vì có một buối tối lúc bọn trẻ chơi đánh trận với nhau thì Stefan và Franck đóng vai tướng Ở phía quân bên kia đã từ chối không nhận Wladek vào phe của chúng.

Tại sao lại cứ gạt em ra thế? - Wladek hỏi. - Cho em chơi đánh trận với chứ

- Vì mày không phải là người của chúng tao, - Stefan nói.

Mày không thật sự là em chúng tao. Chúng im lặng một lúc rồi Franck nói tiếp.

- Josef không bao giờ muốn có mày Ở đây. Chỉ có mẹ là đứng về phía mày thôi.

Wladek đứng lặng yên và nhìn một lượt tất cả đám trẻ chung quanh, tìm xem Fìorentyna Ở đâu.

- Franck nói thế nghĩa là thế nào? Em không phải là em của chị sao? - Chú hỏi.

Thế là Wladek được giảng giải về chuyện chú ra đời như thế nào, và chú hiểu tại sao mình cứ bị để riêng ra với các anh các chị. Bây giờ, mặc dầu chú không muốn tỏ ra một thái độ gì đề cho mẹ phải buồn, Wladek vẫn ngầm cảm thấy hài lòng khi biết rằng mình chẳng có gì liên quan đến dòng máu của người thợ săn xấu tính kia, mà chú xuất thân từ một dòng dõi vô danh nào đó, rất có thề chứa đựag một tinh thần tạo nên mọi thứ khác hay hơn.

Đến hôm hết hạn nghỉ Ở nhà, Wladek phấn khởi lên đường trở lại tòa lâu đài. Leon vui vẻ hoan

nghênh chú, vì vắng Wladek, những ngày lễ Giáng sinh của cậu ta Ở lâu đài cũng chẳng có gì vui thú. Từ đó trở đi, hai người rất gắn bó với nhau, không sao rời nhau được. Đến kỳ nghỉ hè, Leon xin với bố để cho Wladek Ở lại lâu đài. Nam tước đồng ý, vì chính ông cũng đã bắt đầu thấy quý Wladek. Wladek rất vui mừng và chỉ còn trở lại túp nhà của người thợ săn một lần trong đời nữa mà thôi.

Mỗi khi hết giờ học trong lớp, Wladek và Leon dành nhữag giờ còn ìại vào cáe trò chơi. Cái trỏ hai người thích nhất là thứ trò trốn tìm, vì tòa lâu đài có bẩy mươi hai phòng, và rất ít khả năng đã trốn Ở chỗ nào một lần rồi thì lần sau lại Ở chỗ đó. Chỗ Wladek thích trốn nhất là Ở những căn hầm dưới lâu đài. Ơ đây có những căn hầm chỉ có một tia sáng nhỏ từ khe tường tít bên trên rọi xuống mà muốn tìm đường ra chung quanh cũng phải thắp nến lên mới thấy được.

Wladek không hiểu những căn hầm ấy dùng để làm gì mà chú cũng chưa hề thấy ai trong số những người hầu nhắc đến, vì từ xưa đến nay không ai nhớ được nó đã dùng để làm gì.

Wladek biết rằng mình có bình đẳng với Leon thì chỉ là trong lớp học mà thôi, còn khi đã chơi thì chẳng thế nào đua với anh bạn kia được, trừ có đánh cờ. Con sông Shchara chảy quanh trang trại cũng là một nơi cho họ ra chơi. Mùa xuân họ câu cá, mùa hè họ bơi lội còn đến mùa đông khi mặt sông đóng băng thì họ đeo ván trượt bằng gỗ vào chân rồi đuổi nhau trên băng, trong khi đó Florentyna ngồi trên bờ nhìn xuống nhắc họ phải cẩn thận vì mặt băng rất mỏng có thể vỡ. Wladek không bao giờ để ý đến lời dặn của cô nên bị ngã luôn. Leon thì lên nhanh chóng và khỏe

mạnh. Cậu ta chạy hay bơi đều giỏi và hình như chả bao gỉờ biết mệt hay ốm đau gì. Lần đầu tiên Wìadek hiểu ra rằng cao lớn khỏe mạnh là rất quan trọng. Dù chạy, hay obơi, hay trượt băng, chú biết là không bao giờ mình có thề theo kịp Leon được. Tệ hơn nữa, trong khi cái rốn Ở bụng Leon phải để ý mới thấy được thì Ở Wladek nó lại lồi ra một cách thô bỉ Ở giữa cái bụng béo tròn. Wladek thường ngồi nhiều giờ trong căn phòng riêng của mình, ngắm nhìn cơ thể mình trong

gương và tự hỏi tại sao mình chỉ có một bên vú trong khi tất cả những đứa khác mà chú biết thì hễ cởi trần ra là đứa nào cũng có cả hai bên vú rất cân đối. Đôi khi chú nằm trên giường không ngủ được, lấy ngón tay nâm mê lên ngực rồi lấy làm tủi thân khóc cả ra gối. Chú ngủ thiếp đi và cầu nguyện đến sáng hôm Bau tỉnh dậy mọi thứ sẽ đổi khác. Những lời cầu nguyện của chú không bao giờ được đáp ứng. Mỗi đêm Wladek dành ra một lúc để tập luyện thân thề. Chú làm thật kín không cho ai biết, kể cả Florentyna. Chú quyết tâm tìm cách nào đó để cho mình có vẻ cao hơn lên. Chú tự treo đầu chân đầu tay vào một thanh xà trong phòng ngủ, hy vọng như vậy người chú sẽ dài ra được. Nhưng Leon thì có ngủ cũng vẫn cứ lớn lên như thường. Wladek buộc phải thừa nhận rằng suốt đời mình vẫn sẽ cử thấp hơn con trai Nam tước một đầu, và muốn làm thế nào cũng không thể có thêm được một bên vú nữa. Chẳng phải do

Leon mà Wladek thấy ghét cái thân hình của mình. Vả lại Leon cũng chỉ có Wladek là bạn gần gũi với mình nên cậu ta rất quý và chẳng bao giờ có ý kiến gì về hình thức của bạn mình hết.

Nam tước Rosnovski cũng ngày càng tỏ ra ưa thích chú bé tóc đen rất bạo dạn này, vì chú cũng lại là người thay thế cho đứa em trai của Leon chết thê thảm cùng với bà Nam tước khi bà sinh đẻ.

Hai cậu cùng được ăn tối với Nam tước trong căn phòng lớn có ốp đá chung quanh. Những ngọn. nến thắp lên lúc đó chiếu lung linh vào những chiếc đầu thú treo trên tương thành những bổng hình ghê sợ.

Kẻ hầu người hạ nhẹ nhàng đi lại không có tlếng chân và tay bưng những đĩa vàng khay bạc trên có thịt cá với rượu và hoa quả, thỉnh thoảng có những món lạ mà Wladek rất thích. Rôi sau đó, lúc trời đã tối hẳn, Nam tước cho những người đứng hầu rút lui và ông

kề lại cho hai cậu bé nghe nnữag chuyện về lịch sử Ba lan, lại cho hai cậu đươc nhấp một chút rượu vốtka của vùng Danzig. Wladek thường đòỉ ông.kể cho nghe về chuyện Taduesz Kosciusko.

- Một nhà yêu nước lớn và anh hùng đấy, - Nam tước nói. - ông tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của ta. ông được rèn luyện Ở Pháp...

- Càng kính phục và yêu quý những người như thế chúng ta lại càng căm ghét bọn Nga hoàng và bọn áo, - Wladek nói chêm vào. TỎ ra chú có hiểu biết và những lúc đó không thể không lấy làm hứng thú lên tiếng.

Ai kể chuyện cho ai nghe ấy nhỉ, Wladek? - Nam tước cười rồi ông lại cùng chiến đấu với George Washington Ở Mỹ cho tự do dân chủ. Năm 1792, ông lãnh đạo người Ba lan trong trận chiến Ở Dubienka.

Khi ông vua khốn khổ của chúng ta là Stanislaw Augustus bỏ chúng ta đề chạy theo người Nga thì Kosciusko trở về với quê hương yêu dấu để chiến đấu lật đổ ách thống trị của Nga hoàng. ông đã thắng trong trận Ở đâu nhỉ, Leon?

- Thưa đó là trận Raclawice, rồi sau ông giải phóng Warsaw.

- Tốt, con thật đáng khen... Nhưng rồi, than ôi, bọn Nga đã tập trung một lực lượng lớn Ở Maciejowice và cuối cùng ông đã bị thua và bị bắt làm tù binh. ông cụ bốn đời của ta ngày đó cũng cùng chiến đấu với Kosciusko và sau lại tham gia binh đoàn của Dabrowski Ở thời kỳ Napoleon Bonaparte nữa.

- Và vì nhữag cống hiến cho đất nước Ba lan mà có Nam tước Rosnovski, một danh tước mà gia đình ta sẽ còn mãi mãi để nhớ lại những ngày vĩ đại ấy. - Wladek dõng dạc lên tiếng, làm như một ngày kia danh tước ấy sẽ được truyền sang cho chú vậy.

Phải, những ngày vĩ đại ấy rồi sẽ trở lại, - Nam tước nhẹ nhàng nói. - Ta chỉ cầu làm sao cho mình sống được để trông thấy những ngày đó.

* *

Lễ Giáng sinh năm đó, một số tá điền đem vợ con đến lâu đài đề cùng làm lễ cầu kinh ban đêm. Đám trẻ đã nhịn đói sẵn, Chỉ chờ xuất hiện ánh sao đầu tiên ngoài cửa sỔ là sẽ bắt đầu được ăn tiệc. Trước lúc đó Nam tước sẽ nói mấy lời cầu Chúa, và khi mọi người ngồi xuống rồi, Wladek sẽ phải lấy làm ngượng về chuyện Jasio KoBkiewicz ăn uống quá nhiều, không bỏ bất cứ món nào bầy trên bàn, và rồi sẽ lại như năm ngoái, tức là lăn ra ốm Ở trong rừng trên đường trở về nhà cho mà xem.

Sau bữa tiệc, Wladek rất thích được phân phát những gói quà mắc trên cây thông Giáng sinh cho bọn trẻ con của các nhà tá điền đang ngạc nhiên nhìn lên đó Chú chia một con búp bê cho Sophia, một con dao đi rừng cho Josef, một chiếc áo mới cho Florentyna, vì đó là món quà đầu tiên mà Wladek xin Ở Nam tước.

Sau khi nhận quà Ở tay Wladek, Josef nói với mẹ:

Đúng đấy mẹ ạ, Wladek nó không phải là em của chúng con.

- Không, mẹ chú đáp, - nhưng nó vẫn là con của mẹ.

* *

Qua mùa đông và mùa xuân năm 1914, Wladek đã lớn lên hơn và học giỏi hơn.

Rồi bỗng đến tháng bẩy năm đó, ông thày người Đức tự nhiên bỏ lâu đài ra đi mà không nói một lời từ biệt nào. Cả hai cậu bé đều không hiểu tại sao. Họ không bao giờ có thể nghĩ được là việc ông thày ra đi có liên quan đến chuyện một sinh viên của phái vô chính phủ đã ám sát Hoàng tử Francis Ferdinand của nước áo Ở Sarajevo. ông thày còn lại đã mô tả việc này cho các cậu nghe bằng một giọng nghiêm hơn bao giờ hết. Từ đó Nam tước tỏ ra trầm mặc ít nói, và cả hai cậu bé đều không hiều tại sao. Những người hầu hạ trong nhà, nhất là những người mà hai cậu ưa thích, đều tự nhiên thấy mất dần, hai cậu cũng không hiểu tại sao. Ngày tháng trôi qua, Leon đã lớn lên

hơn, Wladek đã khỏe hơn. Hai cậu đã trở thành khôn ngoan hiểu biết hơn.

Một buổi sáng tháng tám năm 1915, vào những ngày gọi là rông rài rỗi rãi, Nam tước lên đường đi Warsaw nói là để thu xếp công việc trên đó. ông đi vắng ba tuần rưỡi, tức là hai mươi lăm ngày vì Wladek mỗi sáng đều đánh dấu lên cuốn lịch trong phòng chú. Chú cứ tưởng như ông đi mãi không về. Vào hôm Nam tước đã hẹn về, hai cậu đi xuống tận ga Slonim đón Nam tước về bằng chuyến xe lửa hàng tuần. Rồi ba người lặng lẽ về lâu đài, không ai nói câu gì.

Wladek nghĩ bụng Nam tước trông đã có vẻ già đi và mệt mỏi. Chú không dè trường hợp này bao giờ. Cả một tuần lễ sau đó, Nam tước thường có những cuộc

đốí thoại không bình thường với những người hầu hạ chủ yếu trong lâu đài. Mỗi khi có Leon lloặc Wladek bước vào thì họ lại thôi không nói chuyện nữa. Điều đó có vẻ như vụng trộm khiến hai cậu vừa khó chịu vừa sợ, không biết có phải mình là nguyên nhân gây ra như vậy hay không. Wladek thì ìo rằng Nam tước lại có thể gửi trả chú về với túp nhà của ông thợ săn, vì chú biết rằng mình vẫn là một người xa lạ trong một ngôi nhà xa lạ.

ít ngày sau đó, vào một buổi tối, Nam tước cho gọi hai cậu đến găp ông Ở sảnh đường lớn. Hai cậu rón én bước vào, lo sợ. ông không giải thích gì nhiều mà chỉ nói rằng họ sắp phải đi một chuyến rất dài ngày.

Những lời nói ngắn gọn của ông, vào lúc đó tưởng như .không có nghĩa gì ghê gớm, lại hoá ra cứ bám chặt lấy Wladek trong suốt cả cuộc đời.

Nam tước trầm giọng nói:

- Các con yêu quý của ta, bọn gây chiến người Đức và bọn đế quốc áo - Hung hiện đã đến cửa ngõ

Warsaw và chẳng bao lâu sẽ đánh đến chỗ chúng ta Ở đây

Wladek nhớ lại một câu khó hiểu mà ông thày Ba-lan đã nói với ông thày Đức trước đây khi hai

người có căng thẳng với nhau vào những ngày cuối cùng: Phải chăng như vậy có nghĩa là đã đến lúc những dân tộc bị nhận chìm Ở châu âu rơi vào chúng tôi? - ông thày Ba-lan đã hỏi thế.

Nam tước âu yếm nhìn khuôn mặt ngây thơ của Wladek.

Tinh thần dân tộc của chúng ta đã không bị mất đi trong suốt một trăm năm mươi năm bị đàn áp mòn mỏi - chú nói. - Rất có thể số phận của Ba-lan cũng bị đe dọa như số phận của Serbia vậy. Chúng ta bất lực không làm thay đổi gì lịch sử được. SỐ phận của húng ta tuỳ thuộc vào ba đế quốc hùng mạnh Ở chung quanh.

- Chúng ta mạnh, chúng ta có thể chiến đấu được,- Leon nói. - Chúng ta có kiếm gỗ và có mộc, Chúng ta không sợ bọn Đức hoặc bọn Nga.

- Con ơi, con chỉ mới biết chơi đánh trận thôi. Nhưng trận chiến này không phải như trẻ con chơi với nhau đâu. Chúng ta phải tìm một chỗ nào đó xa lánh và yên ổn để mà sống và chờ xem lịch sử quyết định số phận của chúng ta thế nào. Và chúng ta phải đi ngay, càng sớm sàng tốt. Ta chỉ cầu làm sao đây không phải là ngày kết thúc tuổi trẻ của các con. Cả Leon và Wladek đều thấy hoang mang bứt rứt về những lời Nam tước vừa nói. Chiến tranh, trong đầu óc hai cậu, có vẻ như một cuộc phiêu lưu đầy thú vị nếu như bây giờ bỏ lâu đài này ra đi thì họ sẽ mất cơ hội ấy. Những người hầu trong nhà đã bỏ ra nhiều ngày để gói ghém các đồ đạc của Nam tước. Wladek và Leon được báo trước là vào ngày thứ hai tới hai cậu sẽ lên đường về ngôi nhà nghỉ hè nhỏ bé Ở phía bắc Grodno. Hai cậu vẫn tiếp tục học hành và chơi bời như thường, không cần có ai giám sát, nhưng chẳng

gặp được ai và có lúc nào để người ta trả lời được cho hai cậu về những câu hỏi nêu ra.

Vào nhữag ngày thứ bẩy, hai cậu phải học vào buổi sáng. Hôm đó, hai cậu đang dịch cuốn Pan Tadeusz của Amdam Mickiewicz ra tiếng La-tinh thì bỗng nghe thấy có tiếng súng nồ. Lúc đầu, Wladek tưởng đó chỉ là tiếng súng quen thuộc của một bác thợ săn nào đó bên ngoài trang trại. Hai cậu quay trở về với công việc đang làm. Nhưng rồi lại có một loạt tiếng súng nữa, lúc này nghe gần hơn nhiều. Hai cậu bỗng nghe thấy tiếng kêu hét Ở nhà dưới. HỌ nhìn nhau quái lạ HỌ không tỏ ra sợ hãi gì hết, vì chưa bao giờ thấy những chuyện như thế trong đời. ông thày bỏ chạy, để mặc hai cậu lại đó. Rồi có một tiếng súng nữa, lần này ngay Ở hành lang bên ngoài phòng các

cậu ngồi. Hai người khiếp sợ, ngồi im không dám thở. Cánh cửa bỗng bật mở. Một người đàn ông, không lớn tuồi hơn ông thày học là mấy, mặc bộ quân phục màu xám, đầu đội mũ sắt, bước vào nhìn hai người. Leon ôm lấy Wìadek, còn Wladek nhìn lên người kia.

Hắn ta quát tháo bằng tiếng Đức, hỏi hai người là ai. Cả hai cậu bé không ai trả lời mặc dầu rất thạo tiếng đó như tiếng mẹ đẻ. Một tên lính khác bước đến sau lưng hắn. Hắn tiến đến nắm lấy cổ hai cậu bé gần như xách hai con gà lôi ra hành lang rồi kéo xuống nhà đem ra phía trước lâu đài rồi quẳng hai người vào trong vườn Ở đấy Florentyna cũng đang kêu hét như điên trước quang cảnh cô đang nhìn thấy. Leon không dám nhìn, gục đầu vào vai Wladek. Wladek inh ngạc trông ra một dẫy xác chết, phần lớn là những người hầu hạ trong nhà, bị vứt úp mặt xuống đất Chú lặng người khi trông thấy một người có bộ ria nằm úp xuống vũng máu. Người đó chính là bác thợ săn. Wladek không cảm thấy gì nhưng Florentyna

thì vẫn cứ kêu hét.

- BỐ có đây không? - Leon hỏi. - BỐ có đây không?

Wladek nhìn lại một lượt những xác chết. Chú cảm ơn Chúa là không thấy có bóng dáng Nam tước Rosnovski Ở đây. Chú đang định quay ra nói với Leon thì một tên lính bước tới bên cạnh.

Wer hat gesprochen? - tên lính gắt.

Ich, Wladek bạo dạn đáp

Tên lính giơ súng lên lấy báng đập vào đầu Wladek. Chú lăn ra đất, máu chảy đầy mặt. Nam tước đâu rồi? CÓ chuyện gì thế này? Tại sao họ lại đối xử như thế này Ở ngay nhà mình? Leon vội nhẩy đè lên Wladek để tránh cho chú bị một đòn thứ hai của tên lính định đánh vào bụng. Nhưng nhát súng quá mạnh giáng xuống lại trúng vào sau gáy Leon.

Cả hai cậu bé nằm không động đậy. Wladek nằm im vì chú vẫn chưa hết khiếp sợ với nhát đòn vừa rồi và cả với khối nặng của người Leon bỗng nhiên đè lên chú. Còn Leon nằm im vì cậu ta đã chết rồi.

wladek có thể nghe thấy tiếng một tên lính khác trách cứ tên lính vừa rồi vì hắn đã quá tay. Chúng lôi Leon đi, nhưng Wladek cứ bám chặt lấy. Phải hai tên lính mới kéo nổi được xác Leon ra khỏi tay Wladek và quẳng vào đống người đã nằm đó, mặt úp xuống cỏ.

Đôi mắt Wladek không rời khỏi cái xác của người bạn thân nhất trên đời. Cuối cùng họ bắt chú quay trở vào lâu đài để cùng với một số người còn sống sót bị dẫn xuống tầng hầm. Không ai dám thốt lên một lời vì sợ phải đi theo những người đã bị vứt trên cỏ. Cửa hầm bị khóa chặt và tiếng lầm rầm của bọn lính đã xa dần. Lúc đó Wladek mới lên tiếng, "Chúa lòng lành"

vì chú trông thấy Nam tước ngồi dúi vào trong góc tường. ông không bị đánh đập gì, nhưng có vẻ rất khiếp sợ ông cứ ngồi lặng yên nhìn vào khoảng không. ông còn sống được vì bọn xâm lược còn cần đến ông để cai quản đám tù binh. Wladek bước đến bên chỗ ông. Những người khác, trái lại, càng ngồi xa chỗ ông chủ càng tốt. Hai người nhìn nhau đúng như họ đã nhìn trong ngày đầu gặp nhau. Wladek đưa tay ra, và cũng như ngày đầu, Nam tước cầm lấy tay chú.

Wladek nhìn thấy những giọt nước mắt chảy xuống khuôn mặt tự hào của Nam tước. Không ai nói một lời nào. Cả hai đều vừa mới mất con người mình yêu quý nhất trên đời.

William Kane lớn rất nhanh. Chú được mọi người chung quanh yêu quý, nhất là những năm đầu chung quanh chú thường chỉ có bà con trong nhà và những người hầu hạ được chọn lọc

Tầng trên gác của ngôi nhà thuộc họ Kane xây theo kiểu thế kỷ mười tám Ở Quảng trường Louisburg trên đồi Beacon đã bị biến thành trung tâm nuôi trẻ, chất đầy các thứ đồ chơi. Bên cạnh đó là một phòng ngủ và phòng khách dành cho cô bảo mẫu mới thuê được về Từ đây xuống đến nhà dưới còn một quãng xa nên Richard Kane không thể hay biết gì về những chuyện như trẻ con mọc răng, tã ướt, hoặc nó khóc bất thường đòi ăn Tiếng khóc đầu tiên, chiếc răng mọc đầu tiên, bước đi đầu tiên, tiếng nói đầu tiên của đứa bé đều được mẹ của Wiìliam ghi vào sổ gia đình cùng với những tiến bộ của nó về chiều cao và cân nặng. Anna ngạc nhiên thấy những con số thống kê này chẳng khác gì lắm với bất cứ đứa trẻ nào mà chỉ đã biết Ở trên đồi Beacon.

CÔ bảo mẫu là một người thuê Ở tận bên Anh mang về CÔ nuôi thằng bé theo một chế độ mà đến một sĩ quan ky binh của nước Phổ cũng phải lấy làm hài lòng. Chiều chiều cứ sáu giờ là bố của William lên thăm. Vì không biết nói chuyện với con như thế nào nên hai bố con chỉ biết nhìn nhau. William nắm chặt lấy ngón tay trỏ cúa bố, ngón tay mà người bố đã dùng để kiểm tra những bảng cân bằng thu chi Ở ngân hàng. Richard nhìn con mỉm cười. Sau năm đầu, thủ tục có hơi thay đổi đi một chút. Thằng bé được đưa xuống nhà dưới để thăm bố. Richard ngồi Ở chiếc ghế da có lưng tựa rất cao nhìn đứa con đầu lòng của mình bò dưới chân bàn ghế, lúc ẩn lúc hiện, khiến

Richard tưởng như con mình rồi sẽ trở thành một Thượng nghị sĩ cũng chưa biết chừng. Mười ba tháng là Wilham đã chập chững biết đi và bám vào đuôi áo eủa bố. Tiếng đầu tiên của nó nói ra là Dada, làm mọi người rất thíeh, kề cả bà nội Kane và bà ngoại Cabot, hai bà là những người đến thăm nó thường xuyên. Các bà không đi theo chiếc xe đẩy William đi quanh Boston, nhưng vào những chiều thứ năm thường bước theo sau cô bảo mẫu trong công viên và nhìn những người trông trẻ khác cũng ra đó. Những trẻ con khác cho vịt ăn Ở những vườn công cộng, nhưng William thì được chơi với thiên nga trong hồ của biệt thự rất sang trong nhà ông Jack Gardner.

Sau hai năm thì các bà nội bà ngoại đều có ý nói khéo rằng đã đến lúc thằng William phải có em đi là vừa. Anne đành nghe theo các cụ và để có mang lần nữa, nhưag được đến tháng thứ tư thì chị rất thất vọng thấy người mình cứ mỗi lúc một ốm yếu nhợt nhạt đi.

Lúc khám thai cho người mẹ, bác sĩ MacKenzie không còn cười vui vẻ được nữa, và đến tuần thứ mười sáu khi Anne bị sẩy thai thì ông ta tuy không ngạc nhiên nhưng cũng không để cho chị đau buồn vô cớ. ông ta nói:

- Anne, cái lý do khiến bà cảm thấy mình không khỏe đó là do huyết áp của bà quá cao, và nếu cứ như thế thì càng có mang nhiều tháng huyết áp càng cao lên nữa. Tôi e rằng các bác sĩ hiện nay chưa có cách gì ngăn được huyết áp cao. Mà chúng tôi thì chỉ có thể biết được là điều đó nguy hiểm cho mọi người, nhất là cho đàn bà có mang.

Anne cố cầm nước mắt và hiểu rằng như thế có nghĩa là trong tương lai mình sẽ không thể có con

được nữa.

- Nhưng nếu tôi có mang lần sau thì chắc không thế nữa chứ~ - chị lựa lời hỏi để bác sĩ dễ trả lời

mình hơn.

- Tôi sẽ rất ngạc nhiên nêu như không còn như vậy. Tôi phải lấy làm tiếc mà nói điều này, nhưng tôi thành thật khuyên bà là không nên có mang nữa.

- Nhưng dù có ốm đau vài tháng cũng không sao, nếu như...

- Tôi không nói về chuyện ốm đau đâu, bà Anne. Mà tôi nói là bà không nên mạo hiềm với mạng sống của mình một cách không cần thiết như vậy.

Richard và Anne rất lấy làm lo ngại, vì bản thân hai người cũng là con một và hai người đều sớm mất cha. HỌ đã tưởng mình sẽ tạo ra một gia đình tương xứag với quy mô của nhà này và trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp theo. Hai bà nội bà ngoại Cabot và Kane đều nói: phận sự của người đàn bà chỉ có thế thôi chứ còn gì khác nữa đâu? Lâu dần, không ai nhắc nhở đến vấn đề đó nữa, và William trở thành trung tâm chú ý của mọi người.

Richard, sau sáu năm có chân trong ban giám đốc đã lên thay thế người cha qua đời năm 1904 làm

chủ tịch Ngân hàng và Công ty Tín dụng Kane và Cabot. Từ đó anh chỉ biết lao vào công việc của ngân hàng. Ngân hàng này có trụ sở tại phố State, một tòa nhà đồ sộ được xây dựng đẹp và chắc chắn, và có chi nhánh Ở New York, l ondon và San Francisco. Cái chi nhánh thứ ba này thành một vấn đề đáng lo ngại cho Richard vào đúng ngày William ra đời, vì nó đã bị sập cùng một lúc với Ngân hàng quốc gia Crocker, Ngân hàng Wells Fargo và California trong vụ động đất lớn năm 1906, không phải sập về mặt tài chính mà sập đúng với nghĩa đen của nó. Richard vốn là một người biết lo toan từ trước nên tài sản của anh được hãng Lloyd s của London bảo hiểm. Đều là những người đứng đắn cả, nên sau vụ đó họ bồi thường cho đến từng xu một, do đó Richard có thể xây dựng lại ngân hàng. Richard phải mất cả một năm vất vả di lại bằng xe lửa giữa Boston với San Francisco, mỗi lượt đi mất bốn ngày trời, để theo dõi giám sát việc xây dựng lại.

Anh cho khánh thành nhà ngân hàng mới trên Quảng trường liên hiệp, tháng mười năm 1907, sau đó lại phải quay sang bờ biền phía đông ngay để giải quyết những vấn đề mới nẩy sinh. Lúc này ở các ngân hàng New York người ta đang rút bớt tiền gửi. Nhiều ngân hàng nhỏ không đối phó nổi với tình hình ấy và bắt đầu phá sản. J.P.Morgan, chủ tịch của một ngân hàng lớn mang tên ông ta và đã nổi tiếng từ lâu, đã mời Richard cùng cộng tác với ông ta để lập một ngân hàng hùn vốn nhằm đối phó với tình hình này.

Richard đồng ý. Thái độ dũng cảm của anh đã có hiệu quả và vấn đề khó khăn đã bị đẩy lùi dần. Tuy .thế, Richard cũng đã phải mất nhiều đêm không ngủ được.

William, trái lại ngủ rất kỹ, không cần biết gì đến những chuyện động đất và ngân hàng sập. Chú còn có việc phải cho những con thiên nga ăn và phải đi đi lại lại Milton, Brookline và Beverley để được gặp những bà con họ hàng quyền quý.

Đầu mùa xuân năm sau đó Richard nhận được một món quà do anh đã đầu tư vốn một cách thận trọng vào cho một người tên là Henry Ford và người này tuyên bố có thể sản xuất ra một loại xe hơi để phục vụ nhân dân. Ngân hàng mời ông Ford đến ăn trưa, và người ta đã vận động Richard mua một chiếc xe mẫu T với các giá cực sang là 850 đô-la. Henry Ford đảm bảo với Richard rằng nếu được ngân hàng ủng hộ ông ta sẽ có thề chỉ trong vài năm giảm giá xe xuống 350 đô-la một chiếc và như vậy thì mọi người đều có thể mua xe được, thế là những người ủng hộ ông ta sẽ thu

được lợi nhuận rất lớn. Richard ủng hộ. ĐÓ là lần đầu tiên anh đưa đồng tiền có hiệu quả vào tay một người có thề hạ giá thành sản phẩm xuống còn một nửa. Richard cũng còn băn khoăn rằng chiếc xe hơi của mình, mặc dầu sơn màu đen ảm đạm như thế, vân có thể chưa được coi là phương tiện chuyên chở xứng đáng với một ông thống đốc và chủ tịch ngân hàng. Tuy nhiên, anh cũng yên tâm thấy những người Ở hai bên đường liếc nhìn và trầm trồ khen ngợi. Với tốc độ mười dặm một giờ, nó còn làm ầm ĩ hơn cả một con ngựa, nhưng dù sao cũng có cái tốt là nó không để lại một đống phân trên đường phố Vemon. Điều duy nhất anh phải cãi cọ với ông Ford là ông ta không chịu nghe lời đề nghị về việc mẫu T của xe hơi không nên chỉ có màu đen mà nên sơn nhiều màu khác nữa. ông Ford nhất định là xe nào cũng chỉ sơn màu đen để

giảm giá bán. Anne nhậy cảm hơn chồng trong cái quan hệ xã hội mà chị nghĩ phải tỏ ra khiêm tốn lễ độ hơn, đã quyết định là chỉ ngồi xe khi nào bên nhà Cabot cũng có xe như mình.

Nhưng William thì rất thích cái "ô-tô" đó. Báo chí đã đặt cho nó cái tên như vậy rồi. Chú thích hơn vì cho rằng bố mua cái xe đó là mua cho chú, để thay vào chiếc xe đẩy không có máy móc gì. Chú cũng thích cả người lái xe hơn là cô bảo mẫu. Người lái xe có đôi mắt kính rất to với chiếc mũ dẹt xuống đầu. Bà nội Kane và bà ngoại Cabot tuyên bố sẽ chẳng bao giờ ngồi vào chiếc xe máy gớm khiếp đó, và đúng là các cụ không chịu ngồi thật.

Tuy vậy bà nội Kane vẫn đòi thông báo là bà có ngồi trong xe hơi đề đi dự tang lễ.

Trong hai năm sau đó, ngân hàng tiếp tục phát triển lớn mạnh. Wilìiam cũng lớn theo với nó. Những người Mỹ lại một lần nữa đầu tư vào những công trình mở rộng và những khoản tiền lớn theo nhau kéo về ngân hàng Kane và Cabot, rồi tiền đó lại tái đầu tư vào những công trình như nhà máy thuộc da Lowell Ở Massachusetts. Richard theo dõi sự lớn mạnh của cả ngân hàng và con trai mình với một tâm lý thỏa mãn tỉnh táo. Vào ngày sinh nhật lần thứ năm

của William, anh rút thằng bé ra khỏi bàn tay quản lý của đàn bà và giao nó cho một ông thày dạy tư và trả lương cho ông ta 450 đô-la một năm. ông thày tên là Munro, một người do Richard đích thân chọn lựa trong số tám người được cô thư ký riêng của anh giới thiệu lên. ông thày Murro được giao nhiệm vụ là phải đảm bảo cho William đến năm mười hai tuổi có thể sẵn sàng vào trường St Paul được. William lập tức yêu thích ngay ông thày Munro, một người chú tưởng là đã già và tài giỏi nhưng thực ra ông thày ấy chỉ mới có hai mươi ba tuổi, đã tốt nghiệp loại ưu về Anh ngữ Ở Đại học Edinburgh.

William học đọc và viết rất nhanh chóng dễ dàng, nhưng chú đặc biệt rất thích thú với những con số. Điều phàn nàn duy nhất của chú là trong tám bài học mỗi tuần chỉ có một bài là toán. Nhưng William cũng đã có thể cho bố chú thấy được là một phần tám thời gian ấy coi như một thứ đầu tư nhỏ cho ai đó một ngày kia sẽ trở thành thống đốc và chủ tịch của một ngân hàng. Để bù vào chỗ thiếu nhìn xa thấy rộng của ông thày, William đem những bài toán chú nhẩm trong đầu ra đánh đố những người khác trong nhà. Bà ngoại Cabot chả bao giờ biết chia số ìẻ ra ìàm bốn mỗi khi trả lời chú chỉ toàn sai, nên bà đành nhận là thằng cháu giỏi hơn bà. Nhưng bà nội Kene thì lại biết chút ít về phân số nên khôn khéo hơn, mặc dầu như vậy cũng không giải quyết được bài toán chia tám chiếc bánh cho chín đứa trẻ như thế nào.

Đến lúc bà chịu thua thì Wilham nói: Bà ơ , bà cử mua cho cháu một cái thước lô-ga-nt, là cháu sẽ không quấy rầy bà nữa. Bà ngạc nhiên không ngờ thằng cháu mình lại sớm tinh khôn đến thế, nhưng bà vẫn cứ mua thước cho nó mặc dù bà chưa biết là nó có dùng được cái đó hay không. ĐÓ cũng là lần đầu tiên trong đờí của bà nội Kane giải quyết vấn đề một cách chóng vánh như vậy. Còn những vấn đề của Richard thì lại bắt đầu chuyển sang phía Đông. Người chủ tịch cbi nhánh ngân hàng của anh Ở London đột nhiên chết tại chỗ

làm việc và Ở đó người ta cần anh có mặt để giải quyết Anh gợi ý với Anne là chị với thằng con William cùng đi với anh sang châu âu. Anh nghĩ có đề thằng bé nghỉ học ít ngày cũng không sao, hơn nữa nó lại còn có thể được thăm tất cả những chỗ mà thày Munro đã dạy nó và thường nhắc đến luôn. Anne chưa được sang châu âu bao giờ nên nghe nói thế rất phấn khởi Chị chất đầy những áo mới hch sự và đắt tiền vào ba chiếc hòm gởi xuống tàu để đem sang mặc Ở Thế giới cũ . William không bằng lòng với mẹ là đã không cho chú mang theo chiếc xe đạp là thứ rất cần thiết đề đi lại của chú.

Gia đình nhà Kena đi xuống New York bằng xe lửa, và từ đó xuống tàu Aquitania để đi Southampton.

Anne lấy làm lạ thấy Ở New York sao có nhiều người mới di cư đến và đẩy xe bán hàng rong thế. Chị chỉ đám ngồi trên toa nhìn xuống thôi. William trái lại, rất ngạc nhiên với thành phố New York mà chú không ngờ to như vậy: Xưa nay chú chỉ cho ngân hàng của bố chú là tòa nhà lớn nhất Ở Mỹ mà có lẽ cũng là lớn nhất thế giới. Chú rất muốn mua chiếc kem có màu đỏ và vàng của một người đang đẩy chiếc xe nhỏ, nhưng bố chú coi như không nghe thấy gì. Vả lại, Richard không bao giờ có tiền lẻ trong túi. William vừa trông thấy chiếc tàu to đã lấy làm thích ngay, và

chú làm bạn ngay với ông thuyền trưởng được, ông ta Chỉ cho chú xem tất cả những cái lý thú nhất trên tàu thủy. Richard và Anne cố nhiên được ngồi cùng bàn với thuyền trưởng, phải xin lỗi là thằng bé đã làm mất thì giờ của ông nhiều quá.

- Không đâu, - ông thuyền trưởng có bộ râu đã bạc trả lời william với tôi đã là bạn thân với nhau rồi đấy Tôi chỉ tiếc là không trả lời được tất cả những câu hỏi của nó về thời gian, tốc độ và cự ly mà thôi. Chính tôi vẫn cứ phải mỗi tối nghe ông kỹ sư thứ nhất giảng giải cho để có thể dự đoán được tình hình ngày hôm sau thì mới sống nổi được.

Sau mười ngày vượt biển, tàu Aquitania đi vào con sông nhỏ để đậu Ở Southampton. William còn luyẽn tiếc không chịu rời tàu. Chú suýt khóc nhưag rồi lại vui ngay vì thấy đã có một xe Rolls-Royce sang trọng với lái xe chờ sẵn Ở dưới bến để đưa họ về London. Ngay lúc đó Richard đã có ngay một quyết định là khi xong việc trở về sẽ cho chở chiếc xe này sang New

York. ĐÓ là một quyết định biểu lộ tính khí của anh hơn bao giờ hết. Anh nói với Anne là muốn để cho Henry Ford được tận mắt trông thấy chiếc xe ấy.

Trong khi Ở London, gia đình Kane bao giờ cũng Ở khách sạn Ritz trong khu Piccadilly, tiện cho cơ quan của Richard trong thành phố. Những lúc Richard bận công việc Ở ngân hàng, Anne tranh thủ đưa Willian đi thăm Tháp London, Cung điện Buckingham và xem cảnh đổi gác. William thấy mọi thứ đều rất "hay" chỉ trừ có ngữ điệu tiếng Anh Ở đây chú thấy hơi khó hiểu.

- Tại sao họ không nói như chúng ta, hả mẹ? - chú hỏi thế, và chú lấy làm lạ thấy mẹ bảo chính ra là câu hỏi phải đặt ngược lại mới đúng, vì "họ" có trước.

Wilham rất thích xem những người lính gác mặc bộ quân phục màu đỏ tươi có những khuy đồng bóng loáng đứng gác Ở bên ngoài Điện Buckingham. Chú muốn nói chuyện với họ, nhưng chỉ thấy họ nhìn thẳng đi đâu mà không chớp mắt nữa kia.

- Chứng ta có thể mang một người về nhà được không mẹ? - chú hỏi.

Không, con ạ, họ còn phải đứng đây để gác cho Vua chứ.

Nhưng ông Vua có nhiều người gác quá, con không có được một người sao?

Richard bỏ ra một buổi chiều "đặc biệt để đưa Aune và Wilìiam sang vùng phía Tây London xem

kịch câm truyền thống của người Anh biểu diễn Ở Quần Ngựa. William xem vừa thích và sợ tưởng như đằng sau mỗi ngọn cây đều có ma quỷ nấp Ở đó. Xem xong, họ lại quay về Fortnum uống trà. Anne và William được nếm món bánh rán bọc kem rất ngon. William rất thích nên mấy ngày sau đó chú được dẫn đến phòng trà Ở Fortnum để tiếp tục ăn món bánh ấy.

William và mẹ chú thấy những ngày nghỉ trôi qua rất nhanh. Riêng Richard thì hài lòng với công việc Ở phố Lombard và lấy làm mừng đã cử được một chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng, do đó trong đầu đã nghĩ đến ngày về. Hàng ngày đều có điện Ở Boston gửi tới khiến anh sốt ruột muốn trở về làm việc Ở nhà ngay. Cuối cùng có một bức điện dài báo cho anh biết

2.500 công nhân Ở nhà máy sợi Lawrence, Massachusetts, nơi ngân hàng đã đầu tư khá nhiều vào đó hiện nay đang đình công. May mà chỉ còn ba ngày nữa anh đã lên đường về nước.

William thì mong về nhà để kể lại cho ông thày Munron nghe mình đã làm những gì Ở Anh, và cũng về với bà nội bà ngoại nữa. Chú đoán các bà mình chưa bao giờ được xem hát Ở ngoài trời với đông đảo công chúng như Ở đây. Anne phấn khởi với chuyến đi không kém gì William, nhưng bây giờ có phải về nhà cũng vẫn thích, vì chị cho là mình đã được dịp khoe với người Anh vốn không ưa lòe loẹt lắm nhữag bộ áo mới và cả sắc đẹp của mình nữa. Trước ngày xuống tàu về William còn được mẹ đưa đến dự bữa tiệc trà Ở Quảng trường Eaton do bà vợ ông chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng đứng ra chiêu đãi. Bà ta cũng có đứa con lên tám tuổi, tên là Stuart. William đã cùng với nó làm bạn được hai tuần rồi, và chơi với

nhau khá thân. Bữa tiệc trà không được vui lắm vì Stuart bị ốm. Để chia sẻ nỗi buồn với bạn mình, Wiììiam cũng bảo với mẹ là có lẽ chú sắp ốm. Thế là hai mẹ con trở về khách sạn Ritz sớm hơn dự định. Nhưng Anne cũng không thất vọng lắm, vì về sớm càng có thời gian xem lại những đồ đạc đóng gói gửi xuống tàu. Chị biết William muốn chia sẻ ốm đau với bạn đó thôi. Nhưng đến tối lúc cho William lên giường ngủ, chị bỗng thấy thằng bé cũng có hơi sốt thật, và chị báo cho Richard biết.

CÓ lẽ đó là do phấn khởi sắp được về nhà thôi, - Richard nói, như có vẻ không quan tâm lắm.

- Em cũng mong thế, - Anne đáp, - Em không muốn nó ốm trong sáu ngày đi đường.

- Mai là nó khỏe thôi, - Richard nói và không để ý gì thêm nữa. Nhưng đến sáng hôm sau lúc Anne vào đánh thức con dậy thì thấy người nó có nhiều chấm đỏ và sốt cao hơn trước, có lẽ đến bốn mươi độ. Bác sĩ của khách sạn đến khám bảo là thằng bé bị sởi và dứt khoát không thể cho đi biển được, đó là vì nó và vì cả các hành khách khác nữa. Không có cách nào khác hơn là cứ phải để nó nằm đó cho đến khi khỏi hẳn mới về được. Richard thì không thể nào Ở lại chờ được hai tuần, nên anh quyết định cứ lên đường theo dự kiến. Anne phải miễn cường thay đổi lại. kế hoạch đi đứng William nằng nặc đòi bố cho đi theo, vì Ở đây chờ mười bốn ngày cho con tàu trở lại Southompton thì lâu quá. Nhưng Richard kiên quyết nhất định không chiều con, thuê một cô bảo mẫu đến phục vụ và thuyết phục Wilham là chú đang bị ốm rất nặng không đi đâu được.

Anne cùng đi với Richard xuống Southompton bằng chiếc xe Rolls-Royce mới.

Lúc chia tay, chị mạnh bạo nói một câu, chỉ sợ chồng cho mình là đàn bà hay xúc động quá đáng:

Richard, không có anh, em Ở lại London cô đơn quá

- Thì Ở Boston không có em, anh cũng cô đơn không kém, - anh nói vậy, nhưng đầu óc nghĩ đến những công nhân nhà máy sợi đang đình công.

Aune trở về London bằng xe ìửa, trong bụng nghĩ không biết hai tuần sắp tới Ở London chị sẽ làm gì.

Wilìiam được một đêm ngủ yên hơn và đến sáng hôm sau những vết sởi đã dịu dần. Bác sĩ và y tá vẫn cứ bắt chú phải nằm yên trên giường. Aune tranh thủ rỗi rãi viết những bức thư thật dài về cho gia đình. William phản đối không chịu nằm mãi Ở giường, và đến sáng hôm thử ba chú dậy sớm tìm sang phòng mẹ. Lúc này chú đã gần như trở lại bình thường. Chú trèo lên giường, và đôi tay lạnh của chú làm mẹ tỉnh dậy. Aune yên tâm thấy con đã khỏi bệnh. Chị bấm chuông gọi mang đồ ăn sáng lên cho cả hai mẹ con Ở trên giường, điều mà bố của William trước đây chả bao giờ cho phép làm như thế.

CÓ tiếng gõ cửa nhẹ rồi một người mặc áo vừa đỏ vừa vàng bước vào với chiếc khay bạc to với đủ các món trên đó, trứng, thịt rán, cà chua, bánh mì nướng và mứt hoa quả, chẳng khác nào một bữa tiệc. William nhìn khay thức ăn mà bụng đói như cào. Chú không nhớ là mình đã ăn một bữa thật no vào hôm nào. Anne liếc nhìn vào tờ báo buổi sáng. Thời gian Ở London, Richard thường vẫn đọc Thời báo, vì vậy ban giám đốc khách sạn cho là chị vẫn có yêu cầu đọc tờ báo đó.

- Ô mẹ nhìn này, - William nói và chỉ vào tấm ảnh Ở trang bên trong, - đây là ảnh chiếc tàu của Bố. Tai nạn là cái gì, hả Mẹ?

ảnh con tàu Titanic chiếm hết cả bề ngang của trang báo.

Không cần nghĩ đến người của họ Cabot hay họ Kane phải xử sự như thế nào, Anne bỗng ôm chặt lấy con mà khóc nức nở. Hai mẹ con cứ ôm nhau ngồi trên giường như thế một lúc lâu. William không hiểu đầu đuôi thế nào. Anne biết là hai mẹ con đã mất đi người thân yêu nhất của mình trên đời này. ông Piers Campbell, bố của anh bạn Stuart, đến phòng thượng khách 107 của khách sạn Ritz. ông ta chờ Ở hành lang trong khi người đàn bà góa bận đồ đen vào người. Chị chỉ mang đi theo có một bộ đồ sẫm đó thôi. William cũng được mặc quần áo chỉnh tề. Cho đến lúc này chú vẫn chưa hiểu tai nạn là thế nào. Anne đề nghị ông Piers giải thích như thế nào đó cho đứa con của chị hiểu được. Nhưng William chỉ nói:

Cháu muốn cùng đi tàu với bố cháu, nhưng bố cháu không cho đi. Chú không khóc, vì chú không thể nào tin rằng bố chú lại có thể bị chết được. Thế nào trong số những người sống sót cũng có bố chú.

Suốt đời ông Piers làm một nhà chính trị, nhà ngoại giao, và bây giờ làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot Ở London, ông chưa hề thấy một người nào còn nhỏ tuổi mà có nhiều nghị lực như vậy. ít người có cá tính như chú nhỏ này. Nhiều năm sau ông vẫn

còn thấy đúng như vậy. Cá tính ấy đã từng có Ở Richard Kane và truyền lại cho đứa con duy nhất của anh. Vào ngày thứ năm của tuần đó, William đã lên sáu tuổi. Nhưng chú không hề mở bất cứ gói quà nào đến tặng chú.

Anne xem đi xem lại rất kỹ những danh sách người còn sống sót được gửi dần từ Mỹ sang. Danh sách nào cũng đều xác nhận là Richard Lowell Kane còn đang mất tích trên biển, coi như đã bị chết đuối. Một tuần sau nữa, ngay cả đến William cũng không còn hy vọng

gì là bố chú còn sống. Anne đau đớn bước lên tàu Aquitania trở về Mỹ. William muốn được ra ngay biển khơi. Chú ngồi hàng giờ trên boong tàu nhìn xuống mặt nước phẳng lặng. Ngày mai con sẽ tìm thấy bố, - chú cứ nói mãi với mẹ như thế. Lúc đầu, bằng một giọng tin tưởng, nhưng dần dần tự chú cũng thấy khó mà tin được.

- William con ạ, chả ai có thề sau ba tuần Ở Bắc Đại Tây Dương này mà còn sống được đâu.

- Cả bố con cũng thế ư?

- Cả bố con cũng thế.

Khi Anne trở về đến Boston, cả bà nội bà ngoại đều đã chờ sẵn chị Ở nhà rồi. Trách nhiệm bây giờ giao lại cho hai bà. Anne để mặc eho hai cụ làm chủ mọi thứ.

Chị thấy cuộc đời đối với mình bây giờ chả có ý nghĩa gì mấy nữa. Điều quan trọng là William, mà số phận của chú bây giờ là các cụ nhất định phải nắm lấy. William thì tỏ ra rất lễ độ, nhưng không muốn gần hai bà. Ban ngày, chú yên lặng ngồi học với ông thày Munro, và đến đêm lại khóc trong lòng mẹ.

- NÓ cần phải có những đứa trẻ khác làm bạn mới được - các cụ tuyên bố như vậy, và liền sau đó cho cả ông thày Munro và cô bảo mẫu nghỉ việc, và cho William đến Viện Sayre theo học vì các cụ tin rằng cho nó sống với thế giới thực tế bên ngoài và có thêm nhiều bạn khác thì thằng bé sẽ trở lại bình thường.

Richard đã để lại phần lớn tài sản cho William, với sự ủy nhiệm của gia đình, cho đến khi nào chú hai mươi mốt tuổi. Trong chúc thư của bố chú có một bản phụ lục. Richard muốn rằng con trai mình sau này sẽ xứng đáng là Thống đốc và Chủ tịch của ngân hàng Kane và Cobot. Chỉ có mỗi điểm đó trong chúc thư là William thấy hứng thú, còn những cái khác tất nhiên đều là quyền của chú được hưởng cả. Aune được nhận một số tiền gốc là 500 nghìn đôla với thu nhập hàng năm là 100 nghìn đô-la cho đến chót đời trừ các khoản thuế, và số tiền đó chỉ chấm dứt ngay nếu chị tái giá. Chị cũng được hưởng cả ngôi nhà trên đồi Beacon, biệt thự mùa hè trên BỜ Bắc, ngôi nhà Ở Maine với cả một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mũi Cá Thu, và tất cả những tài sản ấy sau khi chị qua đời sẽ trao lại cho William. Hai cụ nội ngoại mỗi người được hưởng 250 nghìn đô-la cùng những thư dặn lại là nếu Richard chết trước các cụ thì trách nhiệm của các cụ là như thế nào. Toàn bộ tài sản của gia đình do ngân hàng quản lý và được ủy thác cho những cha mẹ đỡ đầu của William. Thu nhập do tất cả những thứ trên đây đem lại được tái đầu tư mỗi năm vào những xí nghiệp đã

săn có.

Cũng phải mất đến một năm trời các cụ mới cảm thấy hết tang tóc, còn Aune thì mặc dầu chị chỉ mới hai mươi tám tuổi nhưng đến bây giờ chị mới thấy mình lần đầu tiên trong đời sống lại được cái tuổi đó.

Các cụ không như Anne, không che giấu nỗi buồn của mình làm gì. William thấy thế không bằng lòng, lên tiếng trách các cụ.

- Bà không nhớ bố cháu hay sao? - chú ngước đôi mắt xanh lên hỏi bà nội Kena khiến bà nhớ đến đứa con trai của mình.

CÓ chứ cháu, nhưng bố cháu không muón cho chúng ta cứ ngồi đó để mà thương thân được. . .

- Nhưng cháu muốn tất cả chúng ta lúc nào cũng phải nhớ đến bố cháu cơ, luôn luôn nhớ đến, - Wilham xẵng giọng nói.

- William này, bây giờ bà sẽ nói với cháu như lần đầu tiên nói chuyện với một nguời lớn nhé. Tất cả chúng ta sẽ luôn luôn có hình ảnh thiêng liêng của bố cháu trong lòng, còn cháu thì cháu sẽ phải làm thế nào cho xứng với điều bố cháu mong muốn Ở cháu.

Bây giờ cháu là người đứng đầu trong gia đình và là người thừa kế một tài sản lớn. Vậy cháu phải chuẩn bị làm thế nào cho xứng đáng với sự thừa kế đó, cũng với tinh thần mà bố cháu đã làm để đến lượt cháu được thừa hưởng như vậy.

William không trả lời. Nhưng như vậy là chú đã hiểu được mình sống có mục đích như thế nào. Trước đây chú không biết. Bây giờ chú sẽ nghe theo lời khuyên của bà nội. Chú học cách sống với nỗi đau buồn của mình nhưng không một lời phàn nàn kêu ca.

Từ đó trở đi, chú chăm chỉ học tập, và chỉ khi nào thấy bà nội Kena có vẻ bằng lòng thì chú mới yên tâm. Chú giỏi tất cả các môn học, và riêng trong môn toán không những chú đứng đầu lớp mà còn vươn tới cả những lớp trên nữa. Bất cứ gì bố chú đã làm được, chú quyết tâm làm được hơn thế. Chú gần gũi với mẹ hơn bao giờ hết, và trở thành hoài nghi đối với tất cả những ai không phải trong gia đình. Cứ như vậy, chú trở thành một đứa trẻ cô đơn, đơn độc, và hóa ra một con người hợm mình.

Các cụ đã tính rằng khi nào William bảy tuổi thì sẽ đến lúc dạy cho nó hiểu biết về giá trị của đồng tiền. Các cụ cho chú bắt đầu được có tiền túi cứ mỗi tuần một đô-la, nhưng bắt chú phải làm bản khai về mỗi đồng xu tiêu vào việc gì. Với chủ trương đó, các cụ tặng chú một cuốn sổ bìa da màu xanh giá 95 xu và trừ ngay vào khoản một đô-la của tuần đầu. Từ tuần thứ hai trở đi, các cụ cứ mỗi sáng thứ bảy lại phát một đô-la cho chú. William đầu tư năm mươi xu vào quỹ tiêu hai mươi xu, đem mười xu cho bất cứ đối tượng từ thiện nào mà chú muốn, còn giữ lại hai mươi xu dự trữ. Cứ đến cuối mỗi quý, các cụ lại rà soát sổ sách và xem chú báo cáo về các khoản chi tiêu như thế nào. Sau ba tháng đầu, William đã hoàn toàn sẵn sàng tự xử lý lấy mọi thứ. Chú đã hiến 1,30 đô-la cho tổ chức Hướng đạo sinh Mỹ mới thành lập, đầu tư 5,55 đô-la và yêu cầu bà nội Kane gửi vào quỹ tiết kiệm theo tài khoản của cha đỡ đầu J.P. Morgan đã quá cố Chú chi 2,60 đô-la không phải thanh toán và để 2,60 đô-la vào quỹ dự trữ. SỔ thu chi của chú khiến cho các cụ rất hài lòng. RÕ ràng William là đứa con của Richard Kane, không còn nghi ngờ gì nữa.

Ở trường, William không có mấy bạn, phần vì chú ngại không muốn chơi với những ai không thuộc gia đình Cabot và Lowell, hoặc đám trẻ thuộc những gia đình giàu có hơn mình. Điều đó khiến chú trở thành một con người hay tư lự. Mẹ chú lo ngại, thâm tâm chỉ muốn chú sống một cuộc sống bình thường, không thích chú lao vào những chuyện sổ sách chi thu hoặc chương trình đầu tư gì hết. Anne muốn William có nhiều bạn trẻ hơn là mấy vị cố vấn già, muốn chú cứ chơi nghịch cho bẩn thỉu và xây xát còn hơn là lúc nào cũng sạch sẽ trắng bong, muốn chú sưu tập ếch nhái và rùa hơn là chú ý đến chứng khoán và báo cáo của công ty, tóm lại muốn chú như tất cả mọi đứa bé khác Tuy nhiên chị không bao giờ dám có can đảm nói với các cụ về những điều chị suy nghĩ, vả lại các cụ cũng chẳng quan tâm gì đến bất cứ đứa trẻ nào khác

Vào ngày sinh nhật thứ chín của chú, William đưa sổ cho các cụ kiểm soát lần thứ hai trong năm. Cuốn sổ bọc da màu xanh cho thấy trong hai năm qua chú đã tiết kiệm được hơn năm đô-la. Đặc biệt chú rất tự hào nêu ra cho các cụ thấy một khoản đã ghi từ lâu đánh dấu "B6", tức là khoản tiền chú đã rút Ở ngân hàng J.P. Morgan ra ngay sau khi chú được tin nhà tài chính lớn này qua đời, vì chú nhớ là ngay những chứng khoán của ngân hàng bố chú đã bị tụt xuống sau khi có tin bố chú mất. Wilham đã tái đầu tư số tiền đó ba tháng sau, và chú cũng như công chúng hiều rằng một công ty bao giờ cũng lớn hơn một cá nhân

Các cụ thấy thế rất cảm động, cho phép William bán chiếc xe đạp cũ của chú đi và sắm chiếc xe mới.

Mua xong, vốn liếng của chú vẫn còn trên 100 đô-la. Bà nội Kane đem số tiền đó của chú đầu tư vào công ty dầu hỏa Standard của bang New Jersey. William biết rằng dầu hỏa là thứ chỉ có mỗi ngày một đắt lên. Chú giữ cuốn sổ thu chi đó rất kỹ và ghi hên tục vào đó cho đến ngày chú hai mươi mốt tuổi. Giá như đến lúc đó các bà nội ngoại của chú còn sống, thì chắc các cụ sẽ làm tự hào về mục cuối cùng ghi vào cột bên phải của cuốn sổ, nhan đề "Tài sản".

Wladek là người duy nhất trong những ai còn sống sót được biết kỹ các gian hầm của lâu đài. Hồi còn chơi ú tim với Leon, chú đã từng sống rất nhiều giờ thoải mái tự do trong những gian hầm bằng đá ấy, lúc nào thích thì lên lâu đài, không thì thôi.

Dưới đó có tất cả bốn gian hầm, chia làm hai tầng. Hai ngăn, một lớn một nhỏ, Ở ngang tầm với mặt đất. Ngăn nhỏ liền với tường của lâu đài và có chút ánh sáng rọi xuống qua tấm lưới sắt đặt lẩn vào trong đá Ở phía trên. Đi xuống năm bậc còn có hai căn phòng bằng đá Ở phía trên. Đi xuống năm bậc còn có hai căn phòng bằng đá nữa nhưng quanh năm tối om và không có mấy không khí. Wladek đưa Nam tước vào căn phòng con Ở tầng hầm phía trên. ông cứ ngồi yên trong góc, không động đậy, chỉ nhìn vào khoảng không mà không nói một lời. Chú cử chị Florentyna làm người hầu riêng của Nam tước.

Vì Wladek là người duy nhất dám Ở lại trong cùng ngăn hầm ấy với Nam tước, những người hầu khác không ai hỏi chú là có quyền gì. Thế là mới chín tuổi, chú đứng ra đảm đương trách nhiệm đối với các bạn tù nhân khác Ở đây. Mọi người, vốn hàng ngày rất bình thản nhưng quá khiếp sợ với cảnh tự nhiên bị giam giữ Ở nhà hầm này chẳng lấy gì làm lạ về việc một chú bé chín tuổi nắm vận mệnh của họ. Trong nhà hầm, chú trở thành người chủ của các tù nhân.

Chú chia số người hầu ra làm ba nhóm, mỗi nhóm tám người, cộng tất cả hai mươi bốn, cố xếp cho các gia đình được cùng Ở với nhau một chỗ. Ba nhóm người này luân phiên nhau đổi chỗ, tám giờ đầu trong ngày được lên tầng hầm trên để có ánh sáng, không khí, ăn uống và vận động thân thể. Tốp thứ hai và là phổ biến nhất trong tám giờ đó là làm việc phục vụ bọn chiếm đóng lâu đài, còn tám giờ cuối trong ngày là xuống ngủ Ở tầng hầm dưới. Không ai, trừ Nam tước và Florentyna, có thể biết được Wladek ngủ vào lúc nào, vì cuối mỗi ca chú đều có mặt tại chỗ để giám

sát việc họ luân chuyển. Cứ mười hai tiếng đồng hồ lại chia thức ăn một lần. Bọn lính gác sẽ giao cho chú một bọc sữa dê, bánh mì đen, kê hoặc thỉnh thoảng là một ít lạc. Wladek chia số đó ra làm hai mươi tám phần, bao giờ cũng nhường cho Nam tước hai suất nhưng không đề cho ông ta biết.

Mỗi khi thu xếp xong một ca làm việc rồi, chú trở về chỗ Nam tước Ở căn hầm nhỏ. Lúc đầu, chú chờ đợi Ở Nam tước đôi điều hướng dẫn nào đó, nhưng lâu dần chú thấy cái nhìn của ông cũng dữ dội và lạnh nhạt chả kém gì cái nhìn của bọn lính gác người Đức.

Từ khi bị bắt giam Ở chính lâu đài của mình đến giờ, Nam tước không hề thốt ra một lời nào. Râu của ông đã mọc dài đến ngực. Cáì dáng khỏe mạnh của ông đã bắt đầu hom hem. Cái vẻ tự hào trước kia của ông đã chuyển sang nhịn nhục. Wladek hầu như không còn nhớ lại được cái giọng nói dễ thương của ông trước đây nữa. Chú nghĩ có lẽ không bao giờ còn nghe lại được tiếng nói ấy. Dần dà, chú cũng im lặng, không nói gì, chỉ làm theo những gì Nam tước muốn nhưng không nói thành lời mà thôi.

Trước đây sống trong cảnh an toàn của lâu đài, Wladek không bao giờ nghĩ đến chuyện đã xảy ra ngày hôm trước, vì hàng ngày hàng giờ chú có những việc bận mới. Nhưng bây giờ thì chú cũng không thể nhớ được chuyện gì vừa xảy ra lúc nãy, vì cuộc sống không hề có tí gì thay đổi. Những phút hy vọng biến thành giờ, giờ biến thành ngày, ngày biến thành tháng, và cứ thế trôi đi không để lại dấu vết gì. Chỉ

có thức ăn đưa đến, chỉ có ánh sáng và bóng tối, cho biết là mười hai tiếng đồng hồ đã trôi qua Chỉ có ánh sáng nhiều hay ít, tuỳ Ở trời quang hay có giông bão, rồi đến băng tuyết đóng trên tường hầm, và khi có ánh sáng rọi vào nó lại chảy ra, là báo cho biết từ mùa này chuyển sang mùa khác, mà Wladek thì không thể nào rút được bài học gì của thiên nhiên cả.

Qua những đêm dài, Wladek cảm thấy cái mùi ghê tởm của thần chết đã thấp thoáng ngay Ở nhữag góc xa xa của tường hầm, chỉ đến lúc có chút nắng của buổi sáng chiếu vào, hoặc một làn gió lạnh, hoặc có trận mưa kéo đến thì mới xua tan được nó đi phần nào mà thôi.

Cuối một ngày giông bão liên miên, Wladek và Florentyna lợi dụng trời mưa ra tắm rửa Ở vũng nước hình thành trên nền đá của tầng hầm trên. Cả hai người đều không để ý đến cặp mắt của Nam tước đang trợn trừng lên nhìn Wladek khi chú cởi chiếc sơ mi rách ra cuộn bỏ xuống chỗ nước còn tương đối sạch, và lấy tay kỳ cọ người chú đến trắng bệch. Bỗng nhiên, Nam tước lên tiếng. - Wladek, - tiếng nói nghe không rõ lắm, - ta không nhìn rõ được cháu lắm. Cháu lại đây coi.

Wladek hoảng hồn khi nghe thấy tiếng nói của ông chủ mình, vì đã lâu lắm chú chỉ thấy ông im lặng. Thậm chí chú không nhìn về phía có tiếng nói nữa. Chú chợt nghĩ ngay đó là cái điềm báo trước một tình trạng điên dại đã từng xảy đến với hai người hầu già trước đây

-Lại đây, cháu.

Wladek sợ hãi bước đến trướe mẳt Nam tước. ông nheo đôi mắt và giơ tay ra sờ vào người chú. ông lần ngón tay trên ngực Wladek rồi nhìn chú rất kỹ.

Wladek, cháu có thể giải thích cho ta biết tại sao lại có chút khiếm khuyết trên cơ thể cháu thế này không?

- Không, thưa ông, - Wladek lúng túng nói. - Từ khi cháu sinh ra đã thế rồi. Mẹ nuôi cháu thường nói đó là dấu Đức Chúa Cha đã để lại trên người cháu.

- Những người đàn bàn ngốc thế. Đây là cái dấu của chính cha đẻ của cháu.

- Nam tước nhẹ nhàng nói, rồi im lặng mấy phút. Wladek vẫn cứ đứng trước mặt ông, không động đậy.

Nam tước lại lên tiếng, lần này giọng dứt khoát hơn.- Ngồi xuống, cháu.

Wladek tuân theo lời ông ngay. Lúc ngồi xuống, một lần nữa chú lại đề ý cái vòng bạc đeo lủng lẳng Ở cổ tay Nam tước. Chút ánh sáng từ khe tường rọi vào khiến cho huy hiệu Rosnovski của ông lóe lên trong bóng tối của căn hầm.

- Ta không biết bọn Đức có ý muốn giam giữ chúng ta Ở đây bao nhiêu lâu nữa. Lúc đầu ta nghĩ cuộc chiến tranh này chỉ mấy tuần lễ. Nhưng ta nhầm. Bây giờ chúng ta phải xét đến khả năng nó sẽ còn tiếp tục một thời gian rất lâu nữa. Vì nghĩ như vậy, cho nên chúng ta phải biết sử dụng thời gian một cách có tính chất xây dựng hơn, mà ta thì biết mình cũng sắp chết rồi.

- Không, không, - Wladek lên tiếng ngăn lại, nhưng Nam tước vẫn nói tiếp, coi như không nghe thấy chú.

- Còn đời cháu thì bây giờ mới bắt đầu. Do đó, ta sẽ tiếp tục làm cái việc dạy dỗ cho cháu.

Ngày hôm đó, Nam tước không nói thêm gì nữa. Hình như ông đang suy ngẫm về ý nghĩa lời tuyên bố eủa mình. Thế là Wladek đã có được một ông thầy học mới. Do hai người không có sách vở và phương tiện viết lách gì, nên Nam tước nói câu nào là bắt chú phải nhắc lại câu đó. ông dạy chú những đoạn thơ dài của Adam Mickiewicz và Jan Kochanowski cùng những phần trích từ Aeneid. Trong cái lớp học đơn giản ấy Wladek đã được biết thế nào là địa lý, toán, và chú nắm thêm được bốn ngoại ngữ nữa là Nga, Đức, Pháp và Anh. Nhưng thú vị nhất đối với chú là những lúc chú được học về sử. Đó là. sử của đất nước hàng trăm năm bị chia cắt, của những hy vọng bất thành về một nước Ba lan thống nhất, của nỗi lo âu của những người dân Ba lan khi Napoleon thất bại thảm hại trước quân Nga năm 1812. Chú được học về những chuyện dũng cảm của những thời quang vinh đã qua do Vua Jan Casimir đánh lui người Thụy Điển Ở Czestochowa và hiến dâng đất nước này cho Đức mẹ đồng trinh, về chuyện Hoàng tử Radziwill, một người rất nhiều quyền thế, một đại địa chủ và một nhà săn bắn nổi tiếng, đã lên ngôi và thiết triều của mình Ở lâu đài lớn gần Warsaw như thế nào. Bài học cuối mỗi ngày của Wladek là về lịch sử gia đình của dòng họ

Rosnovski. Chú được nghe nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiều lần về tổ tiên vẻ vang của Nam tước đã phục vụ trong quân ngũ năm 1794 dưới quyền Tướng

Dabrowski, rồi năm 1809 dưới quyền chỉ huy của chính Napoleon, và sau đó được Hoàng đế thưởng công, cấp đất và ban danh tước. Chú cũng được biết là ông nội của Nam tước đã từng có chân trong Hội Đồng Warsaw, rồi sau đó bố đẻ của Nam tước cũng có một vai trò trong việc xây dựng đất nước Ba-lan mới.

Wladek cảm thấy rất hạnh phúc việc Nam tước đã biến căn hầm nhỏ này thành một lớp học.

Lính gác đứng ngoài cửa hầm cử bốn giờ lại một lần đổi phiên. Chúng bị cấm không được nói chuyện với tù nhân. Thoáng nghe nhữag mẩu chuyện giữa chúng với nhau, Wladek có thể biết được về diễn tiến của chiến tranh, về những việc chúng tiến hành Ở Hindenburg và Ludendorff, về cách mạng nồi lên Ở nước Nga và nước này đã rút khỏi chiến tranh bằng Hòa ước Brest-Litovsk.

Wladek bắt đầu nghĩ rằng con đường thoát duy nhất của tất cả những người Ở dưới hầm này là chỉ có chết. Trong hai năm sau đó, cánh cửa dẫn xuống địa ngục đã mở ra chín lần, và Wladek cũng tự hỏi nếu như mình không được tự do thì tất cả những kiến thức chú được trang bị này sẽ coi như vô ích.

Nam tước tiếp tục dạy cho chú mặc dầu tai và mắt ông đã dần dần kém đi. Mỗi ngày Wladek lại phải ngồi xích lại gần ông thêm một ít. Florentyna, người vừa là chị vừa là mẹ lại vừa là bạn gần gũi nhất của chú, đã phải rất vất vả đối phó với tình trạng Ô uế trong căn hầm. Thỉnh thoảng bọn lính gác đem đến cho một chậu cát hoặc một ít rơm rạ để trải lên nền nhà. Như vậy cũng đỡ được hôi thối trong vài ngày. Chuột bọ chạy ra chạy vào chỗ tối nhặt nhạnh những mẩu bánh hay mầu khoai rơi vãi, nhưng chúng cũng đem theo đủ các thứ bẩn thỉu với bệnh tật. Mùi nước tiểu với phân của cả người lẫn súc vật hòa vào nhau xông lên . sặc sụa đến không thở được Wladek lúc nào cũng thấy mình như người ốm, chỉ muốn nôn mửa. Chú rất thèm khát làm sao được sạch sẽ trở lại. Chú ngồi hàng giờ nhìn lên trần hầm nhớ lại những bồn nước tắm bốc hơi và có cả xà phòng của cô bảo mẫu mang đến cho Leon với chú sau một

ngày họ chơi đùa thỏa thích. Chỗ đó cũng Ở trong lâu đài này, cách chỗ chú đang ngồi không xa lắm, nhưng chuyện ấy đã từ bao giở bao giờ rồi.

Đến mùa xuân 1918, chỉ còn mười lăm trong số hai mươi sáu người bị giam cùng với Wladek là còn sống. Nam tước vẫn được mọi người đối xử như với một ông chủ, còn Wladek thì được coi như người quản lý của ông Wladek cảm thấy rất buồn cho Florentyna mà chú rất yêu quý. Florentyna đến giờ đã hai mươi tuổi rồi. CÔ đã hoàn toàn thất vọng về cuộc đời mình và cô tin rằng những ngày còn lại của đời mình sẽ chỉ là sống trong những căn hầm này thôi. Trước mặt cô, Wladek không bao giờ tỏ ra đã mất hết hy vọng, nhưng dù bây giờ chỉ mới mười hai tuổi chú cũng đã bắt đầu tự hỏi không biết mình còn có dám tin Ở tương lai nữa không.

Một buổi chiều, vào đầu mùa thu, Florentyna đến bên Wladek lúc đó đang Ở căn hầm lớn phía trên.

- Nam tước gọi chú đấy

wladek đứng ngay dậy, đưa suất ăn của mình cho người hầu lớn tuổi rồi xuống gặp Nam tước. ông đang đau nặng. Wladek nhìn thấy ông đã hốc hác đi ghê gớm, hầu như chỉ còn xương với da. Nam tước đòi uống nước. Florentyna đem đến cho ông lưng bơ nước vẫn treo bên ngoài tường đá. Uống xong rồi, ông từ từ nói với một giọng hổn hền.

Wladek, cháu đã trông thấy nhiều cái chết rồi, nên trông thấy một người chết nữa cũng vậy thôi. Ta thú thật là bây giờ có chết ta cũng không sợ nữa.

- Không, không, không thể thế được, - Wladek kêu lên, ôm lấy ông già. - Chúng ta sắp gần đến ngày thắng rồi. Nam tước đừng bỏ đi. Bọn lính cho cháu biết là chiến tranh sắp kết thúc và chúng ta sắp được thả ra rồi.

- Chúng hứa như vậy từ nhiều tháng nay rồi, Wladek. Ta không thể tin chúng được nữa. Dù sao ta cũng không muốn sống trong cái thế giới mà chúng tạo ra đâu. - ông ngừng lại nghe chú khóc. Nam tước nghĩ giá nước mắt ấy mà uống được cũng đỡ, nhưng ông nhớ ra nước mắt là rất mặn nên cười khẩy với mình. - Cháu đi gọi ông quản gia và người hầu bàn của ta đến đây, Wladek.

Wladek làm theo nhưng trong bụng không hiểu sao lại đi gọi những người đó.

Hai người hầu đang ngủ say được đánh thức dậy đến đứng trước mặt Nam tước. Sau ba năm bị bắt giam, đối với họ chỉ có việc ngủ là dễ làm nhất. HỌ vẫn còn mặc bộ đồng phục thêu hoa, nhưng những màu xanh và vàng của nhà Rosnovski mà họ . tự hào mặc trên người mình bây giờ không còn ra màu gì nữa. HỌ đứng yên lặng nghe ông chủ nói.

HỌ đã đến đây chưa, Wladek? - Nam tước hỏi.

- Dạ, đã. ông không nhìn thấy nữa sao? - Wladek bây giờ mới hiểu ra là Nam tước đã mù hẳn rồi.

- Bảo họ đến gần đây để ta sờ vào người họ. Wladek đưa hai người đến gần Năm tước sờ vào mặt.

- Hãy ngồi xuống đây, - Nam tước nói. - Các anh có nghe được ta nói không, Ludwik, Alfors?

Dạ có.

Tên ta là Nam tước Rosnovski. - Thưa ngài, chúng tôi biết, - người quản gia đáp.

- Đừng ngắt lời ta, - Nam tước nói. - Ta sắp chết rồi.

Chết đã thành chuyện bình thường nên hai người không có phản ứng gì.

Ta không thề làm được bản di chúc mới Ở đây vì không có giấy bút hay mực gì hết. Vì vậy ta làm bản di chúc đó trước mặt các người Ở đây, hai anh hãy làm chứng cho ta, theo luật cổ của nước Ba-lan đã thừa nhận như vậy. Hai anh hiểu ta nói gì không?

Dạ, híểu, - hai người cùng đáp.

- Đứa con đầu lòng của ta là Leon đã chết rồi, - Nam tước ngừng lại một lát. - Vì vậy, ta để lại toàn bộ đất đai tài sản của ta cho đứa nhỏ có tên là Wladek Koskiewicz.

Wladek đã nhiều năm không nghe nói đến tên họ của mình nên chú chưa hiều ngay được ý nghĩa những lời Nam tước vừa nói.

- Và để chứng minh cho quyết định của ta, - Nam tước nói tiếp - ta giao cho nó cái vòng tay của gia đình.

ông già từ từ giơ cánh tay phải lên, rút chiếc vòng ra khỏi cổ tay và đưa nó ra phía trước cho Wladek.

Chú im lặng. không biết nói gì. Nam tước chỉ nắm chặt lấy chú, đưa ngón tay sờ lên ngực chú để biết chắc đó là Wladek.

- Con ta, - ông thốt lên và lồng chiếc vòng bạc vào cổ tay chú bé .

Wladek khóc và suốt đêm nằm trong cánh tay Nam tước cho đến lúc chú không còn nghe tiếng tim ông đập nữa và cảm thấy những ngón tay ôm vào người chú đã cứng ra. Đến sáng, xác Nam tước được bọn lính gác đem ra bên ngoài, và chúng cho phép Wladek được đem ông chôn lên cạnh mộ con trai ông, Leon, Ở trong sân nhà thờ, gần tháp chuông. Wladek lấy tay không bới đất. MỘ nông choèn. Lúc đặt xác Nam tước xuống, chiếc áo sơ mi rách của ông bật tung ra. Wladek nhìn vào ngực Nam tước. ông chỉ có một bên vú

Thế là Wladek Koskiewicz, mười hai tuổi, thửa kế 30 000 mẫu đất, một lâu đài, hai trang viên, hai mươi bảy ngôi nhà nông thôn, một bộ sưu tập tranh quý giá nhiều bàn ghế đồ đạc châu báu khác, trong khi đó chú sống Ở căn hầm bằng đá dưới đất. Từ hôm đó trở đi, tất cả những người bị bắt giam còn lại đều coi như ông chủ có đầy đủ quyền hành đối với họ. Giang sơn của chú bây giờ là bốn căn hầm. Hầu hạ thì có

mười ba kẻ ốm yếu với một người duy nhất còn lại cho chú yêu quý là Florentyna.

Chú trở về với nếp sống tưởng như vô tận Ở dưới hầm cho đến cuối mùa đông năm 1918. Vào một ngày ấm áp, khô ráo, bỗng có một loạt tiếng súng nổ vang gần đó và nghe như có vật lộn gì Ở phía trên. Wladek tin chắc là quân đội Ba lan đã về cứu sống và bây giờ chú sẽ có thể đàng hoàng đòi họ nhận quyền thừa kế của mình. Bọn lính gác người Đức không còn đứng ngoài cửa hầm nữa. Các tù nhân lặng lẽ ngồi xích lại gần nhau Ở tầng hầm phía dưới. Wladek đứng một mình Ở cửa ra vào, xoay chiếc vòng bạc Ở cổ tay với một vẻ đắc thắng, và chờ người đến giải phóng.

Những người thắng tràn quả đã đến. Nhưng họ nói bằng thứ tiếng Xla-vơ khàn khàn, thứ tiếng mà hồi đi học chú đã được biết và nghe còn sợ hơn cả tiếng Đức nữa. Wladek và tất cả bị lôi ra bên ngoài ngồi chờ. HỌ bị khám xét lục soát một lần nữa rồi lại bị tống trở lại các căn hầm. Bọn mới chiếm đóng Ở đây không hề biết rằng chú bé mười hai tuổi này chính là người chủ của tất cả những gì đang diễn ra trước mắt họ. HỌ không nói tiếng Ba lan. Nhưng những gì họ nói chú đều hiều hết: ai chống lại hòa ước Brest-Litovsk là giết luôn, phần đất Ba lan này là thuộc về họ, còn những ai không chống lại cũng cho tất cả về Trại 201 để sống nốt những ngày cuối cùng. Bọn Đức chỉ chống lại qua loa rồi bỏ chạy, rút về sau đường ranh giới mới. Wladek và mọi người lại chờ xem sẽ còn những gì xảy ra, không biết số phận của mình thế nào.

Tháng Chín, William trở lại Viện Sayre để tiếp tục học với tâm lý ổn định và sẵn sàng hòa với mọi người hơn. Chú lập tức tìm cách ganh đua với những người lớn tuổi hơn mình. Với bất cứ môn học gì, nếu chú thấy mình không giỏi hơn người thì không yên tâm. Những người cùng lớp với chú xem ra không ai địch nổi được chú. Dần dần Wilham hiểu ra là phần lớn những ai xuất thân từ hoàn cảnh quyền quý như chú thì đều không có gì để kích thích đua tranh được, mà muốn có được địch thủ thì phải tìm được những ai so với chú nhỏ hơn và có ít điều kiện học hành hơn kia.

Năm 1915, trong trường có một phong trào sưu tập nhãn diêrn. William đứng ngoài quan sát phong trào này một cách rất thích thú nhưng không tham gia.

Chỉ trong mấy ngày, những nhãn diêm bình thường đã trao tay với giá mười xu một nhãn, thứ nào hiếmcó giá tới năm mươi xu. William nghiên cứu tình hình đó rồi quyết định sẽ không làm chuyện sưu tập mà làm viêc kinh doanh.

Vào ngày thứ bẩy sau đó, chú đến nhà hàng Leavitt và Peirce, một trong những nhà buôn thuốc lớn nhất Boston, và ngồi cả một buối chiều ghi lại tên và địa chỉ của những nhà sản xuât diêm chủ yếu trên thế giới, đặc biệt ghi tên những nước nào không tham gia chiến tranh. Chú bỏ ra năm đô la mua giâý, phong bì và tem, viết thư cho tất cả những chủ tịch hay giám đốc công ty mà chú đã có trong danh sách. Thư

chú viết rất đơn giản, nhưng cùng đã phải viết đi viết lại đến bẩy lần.

Thưa ông Chủ tịch,

Tôi là một nguời rât thích sưu tập các thứ nhãn diêm, nhưng tôi không có tiền để

mua tất cả mọi thứ diêm đượC. Tiền túi của tôi mỗi tuần có một đô-la thôi, nhưng tôi

xin gửi kèm theo đây chiếc tem ba-xu để chứng thực rằng việc sưu tập nhãn diêm

của tôi là nghiêm túc. Tôi xin lỗi đã làm ông phải phiền lòng, nhưng tôi chỉ có thể

tìm được tên ông để viết thư này.

Kính thư,

William Kane (9 tuổi)

T.B. Nhãn diêm của ông là một trong

những thứ tôi thích nhất.

Trong vòng hai tuần, William có được 55 phần trăm thư trả lời và có được 78 loại nhãn diêm khác nhau. Hầu hết những người trả lời thư cho chú đều gửi lại chiếc tem ba xu, mà William cũng dự kiến trước là họ sẽ làm như vậy.

Trong bẩy ngày sau đó, William dựng lên một thị trường về nhãn diêm Ở ngay trong trường. Chú luôn luôn nghĩ xem cái gì có thể bán được thì mới mua. chú để ý thấy có một số bạn học không quan tâm mấy đến loại nhãn diêm hiếm, mà chỉ xem nó đẹp hay

không thôi. Thế là với những người này, chú đem những nhãn đẹp đổi lấy nhãn hiếm để bán lại cho những ai sưu tập công phu hơn. Sau hai tuần mua bán, chú cảm thấy thị trường đã đạt đến một đỉnh cao vì chú tính nếu mình không cẩn thận thì sắp đến

những ngày nghỉ lễ là sẽ không mấy ai quan tâm đến chuyện này nữa. Chú bèn nghĩ ra một cách quảng cáo, thuê in một loạt giấy thông báo, mỗi tờ mất nửa xu, và chú để tờ giấy đó vào từng chỗ ngồi của các lớp, báo cho biết chú sẽ tổ chức bán đấu giá tất cả 211 nhãn diêm chú đã sưu tập được. Cuộc bán đấu giá tiến hành trong phòng tắm rửa của trường vào giờ ăn trưa. SỐ người tham gia còn đông hơn cả những trận đấu khúc côn cầu trong trường.

Kết quả là William đã thu được 57,32 đô-la, so với số tiền đầu tư ban đầu của chú đã lãi được 51,32 đô-la. William gửi 25 đô-la vào ngân hàng với lãi suất 2,5 phần trăm, mua chiếc máy ảnh 10 đô-la, đem 5 đô-la biếu cho Hội Thiên Chúa những người trẻ tuổi lúc này đang mở rộng hoạt động cứu trợ cho những người mới nhập cư, mua một ít hoa tặng mẹ, còn mấy đô la cất vào túi. Thị trường nhãn diêm bị xẹp xuống trước khi kết thúc khóa học. ĐÓ là một trong những cơ hội đầu tiên William học làm chủ được tình hình thị trường. Bà nội bà ngoại của chú nghe kể lại chuyện này rất lấy làm tự hào về chú. Các cụ thấy rất giống như trường hợp các cụ ông ngày xưa đã làm

giàu trong thời kỳ hỗn độn của năm 1873.

Đến kỳ nghỉ hè, William nghĩ có lẽ có một cách khác đem lại lãi suất nhiều hơn cho số vốn chú gửi ngân hàng tiết kiệm. Trong ba tháng sau đó, chú nghe bà nội Kane đem tiền bỏ vào những chứng khoán do tờ Nhật báo phố Wall quảng cáo. Chú đã bị mất quá nửa số tiền thu được do kinh doanh nhãn diêm, vì vậy bây giờ chú chỉ tin vào những lời khuyên về chuyên môn của tờ báo trên đây, hoặc cùng lắm là dựa vào những thông tin chú thu nhặt được Ở ngoài đường phố.

Tức mình vì bị mất đi 20 đô-la, William quyết định trong những ngày nghỉ lễ Phục sinh thế nào cũng phải tìm cách thu hồi lại. Chú tính xem trừ những buổi chiêu đãi và các việc khác mà mẹ chú cần chú tham gia, còn lại chú chỉ có mười bốn ngày được hoàn

toàn tự do. Chừng đó thôi là đủ cho chú có thể tính chuyện làm ăn được. Chú đem bán hết những cổ phần còn lại trong tờ Nhật báo phố Wall, được 12 đô-la. Với số tiền này, chú mua một mảnh gỗ, hai bộ bánh xe, trục, và một sợi dây thừng, tất cả hết 5 đô-la sau khi đã mặc cả nhiều lần. Rồi chú đội một chiếc mũ vải và mặc bộ quần áo cũ đã chật và ra ga xe lửa địa phương kiếm ăn. Chú đứng Ở ngoài cửa ra vào, trông có vẻ đói và mệt, chờ một số hành khách bước ra ngoài và nói với họ rằng những khách sạn chính Ở Boston đều gần ga xe lửa, không cần phải thuê tắc xi hoặc xe cộ gì khác, mà chú sẵn sàng chở hành lý cho họ với 20 phần trăm giá tắc xi thôi. Chú còn thuyết phục họ là đi bộ cho khỏe người. Cứ như thế làm mỗi ngày sáu

tlếng chú đã có thể kiếm được suýt soát 4 đô-la. Năm ngày trước khi kỳ học mới bắt đầu, chú đã có thể phục hồi được những khoản bị mất và còn kiếm thêm được 10 đô-la lợi nhuận. Nhưng đến đây chú gặp phải một vấn đề. Những tay lái xe tắc xi đã bắt đầu khó chịu với chú. William bèn nói với họ là chú chỉ mới có chín tuổi, nhưng chú sẵn sàng rút lui khỏi chỗ này nếu mỗi người giúp cho chú 50 xu để chú bù vào cái tiền chú đã phải mua vật liệu để làm lấy chiếc xe chở đồ. HỌ đồng ý ngay. Thế là chú lại kiếm được thêm 8,50 đô-la nữa. Trên đường trở về nhà trên đồi Beacon, William bán lại chiếc xe đó với giá 2 đô-la cho một bạn học lớn hơn chú hai tuổi, anh bạn kia tưởng có thể kiếm ăn bằng chiếc xe đó được, nhưng những tay lái xe tắc xi không cho, vả lại trời mưa suốt những ngày còn lại trong tuần.

Ngày trở về trường học, William lại gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 2,5 phần trăm. Trong suốt năm học sau đó, chú không có điều gì đáng lo ngại vì tiền tiết kiệm của chú vẫn tiếp tục tăng lên. Việc con tàu Lusitania bị đắm vào tháng năm 1915 và lời tuyên chiến của Tổng thống Wilson đối với Đức năm 1917 không làm cho William bận tâm. Chú cam đoan với mẹ chú là chẳng có gì và chẳng có ai đánh nổi nước Mỹ đâu. William còn bỏ ra 10 đô-la mua công trái Tự do để chứng minh nhận định của chú là đúng.

Đến ngày sinh nhật lần thứ mười một của William, cuốn sổ thu chi riêng của chú cho thấy chú đã thu được lợi nhuận 412 đô-la. Chú mua tặng mẹ chiếc bút máy và tặng hai cụ bà nội ngoại hai chiếc trâm cài áo mua Ở hàng vàng bạc địa phương. Chiếc bút máy có nhãn hiệu Parker, còn hai chiếc trâm được gói vào những hộp đồ trang sức đặc biệt gửi về tận nhà cho hai cụ. Không phải là chú có ý lừa dối gì các cụ bằng

những thứ bao bì rất đẹp ấy, mà chính là chú đã rút được kinh nghiệm hồi bán nhãn diêm, biết rằng bao bì càng đẹp càng dễ bán sản phẩm. Các cụ thấy hộp đồ mang nhãn hiệu Shreve, Crump và Low, lấy làm hãnh diện về những chiếc trâm của mình và luôn luôn cài trên áo.

Các cụ theo dõi từng bước cúa William và quyết định rằng đến tháng Chín năm tới sẽ chuyển chú lên học Ở trường St Paul, Ở Concord ban New Hamphires như trước đây đã dự kiến. Chú lại được hưởng học bổng cho môn toán, đỡ được khoản 300 đô-la một năm cho gia đình mà thực ra điều đó không cần thiết. Vì vây mặc dầu William nhận học bống nhưng các cụ vẫn trả lại tiền cho nhà trường để "nhường cho những đứa trẻ ít may mắn hơn". Anne không thích chuyện William phải xa mẹ để vào trường nội trú, nhưng các cụ đã muốn như vậy, hơn nữa, chị biết rằng trước đây Richard cũng đã muốn như vậy. chị thêu tên đánh dỉấu vào những đồ dùng của William, giầy dép, quần áo, và cuối cùng chị đích thân sửa soạn hòm xiểng cho chú, không nhờ ai giúp đỡ. Khi William sắp sửa lên đường, mẹ chú hỏi chú cần bao nhiêu tiền túi cho học

kỳ sắp tới

- Con không cần, - chú trả lời gọn.

William hôn vào má mẹ. Chú không hiểu được mẹ chú sẽ nhớ chú như thế nào.

Chú đi xuống đường, mặc chiếc quần dài đầu tiên trong đời, tóc cắt rất ngắn, tay xách chiếc va-li nhỏ, và tiến đến chỗ anh lái xe Roberts. Chú ngồi lên phía sau chiếc xe Rolls Royce. Chiếc xe đưa chú đi. Chú không ngoái cổ lại. Mẹ chú cứ vẫy tay mãi rồi khóc.

William cũng muốn khóc, nhưng chú biết giá bố còn sống thì bố sẽ không bằng lòng như vậy. Điều đầu tiên Wilham Kane thấy rất lạ là Ở trường này, tất cả những học sinh khác không ai cần biết rằng chú là ai. Ở đây không còn những cái nhìn trầm

trồ hoặc im lặng thừa nhận sự có mặt của chú nữa. Một đứa nhiều tuổi hơn hỏi tên chú là gì, nhưng sau khi chú nói tên rồi, không thấy nó tỏ vẻ xúc động gì hết. Thậm chí có đứa gọi chú là Bill. Chú đã phải cải chính ngay và giải thích rằng xưa kia không ai gọi bố chú là Dick cả

CƠ ngơi mới của chú là một căn phòng nhỏ với những giá sách bằng gỗ, hai chiếc bàn, hai ghế, hai giường với một chiếc ghế dài bọc da đã hơi cũ. Bàn ghế và chiếc giường kia là của một cậu học sinh khác từ New York đến, có tên là Matthew Lester. BỐ cậu ta là Chủ tịch công ty Lester Ở New York, cũng là một gia đình ngân hàng cũ.

William đã sớm quen ngay với những giờ giấc hàng ngày Ở trường. Bẩy rưỡi sáng ngủ dậy, tắm rửa, ăn sáng Ở phòng ăn lớn với cả trường, 220 học sinh hối hả với những món trứng, thịt rán và cháo kê. ăn sáng xong vào nhà thờ, rồi vào lớp, trước bữa ăn trưa có ba tiết mỗi tiết 50 phút, sau bữa ăn trưa có hai tiết nữa, rồi tiếp theo đó là bài học nhạc mà William rất ghét vì chú không thể nào hát được cho đúng nốt và chú

cũng không hề có ý muốn học chơi bất cứ một thứ nhạc cụ nào. Bóng đá vào mùa thu, khúc côn cầu và bóng quần vào mùa đông, chèo thuyền và quần vợt vào mùa xuân, ngoài những thứ đó ra, chú không còn mất thời giờ làm gì khác. Vì là học lớp chuyên toán nên mỗi tuần William lại có ba buổi được phụ đạo đặc biệt do ông thày thuê riêng tên là G. Raglan phụ trách. Bọn trẻ cho ông thày này một biệt danh, gọi là

ông "Xấu tính".

Trong năm học đầu, William tỏ ra rất xứng đáng với học bổng của chú, luôn luôn dẫn đầu Ở tất cả các môn và cả trong lớp chuyên toán. Chỉ có anh bạn mới, Matthew Laster, là đối thủ thực sự với chú, vì hai người cùng Ở một phòng với nhau. Trong khi theo học chính quy như vậy, William vẫn tỏ ra mình là một nhà tài chính. Mặc dầu chuyến đầu tư đầu tiên của chú không thành công, chú vẫn không từ bỏ niềm tin

của mình là thế nào rồi cũng thu về được món tiền lớn, và chú cho rằng giành được nó trên thị trường chứng khoán mới là quan trọng. Chú theo dõi tờ Nhật báo phố Wall và báo cáo của các công ty. Mới mười hai tuổi, chú đã bắt đầu thí nghiệm làm những cuộc đầu tư vào một hồ sơ giả. Chú ghi lại tất cả những cuộc mua bán giả, cái tốt và cái không tốt lắm, vào một cuốn sổ khác màu, rồi đến cuối tháng đem so sánh những dự tính của mình với thị trường xem sao. Chú không theo những chứng khoán đã có trong danh sách, mà tập trung vào một số những công ty vô danh nào đó không có khả năng mua vào nhiều hơn những cổ phần họ có được. Wilham tự quy ước cho mình bốn điều trong đầu là: bội số thu nhập thấp, tỷ lệ phát triển cao, cơ sở tài sản mạnh và triển vọng kinh doanh thuận lợi. Chú thấy ít có chỗ nào cổ phần đáp

ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn chú đặt ra như vậy Nhưng chú tính nếu mình đã làm thì phải trông thấy lợi nhuận mới được.

Đến lúc chú thấy rằng chương trình đầu tư ma của mình đã có thể liên tục thắng được những chỉ tiêu Dow Jones, thế là William biết rằng đã có thể bỏ tiền ra đầu tư được rồi. Chú bắt đầu với 100 đô-la và luôn luôn cải tiến phương pháp của mình. Chú theo sát lợi nhuận và giảm bớt hao hụt. Một khi chứng khoán tăng lên gấp đôi, chú đem bán ngay một nửa cổ phần, giữ lại nguyên một nửa không suy chuyển và kinh doanh phần chứng khoán còn lại của chú, coi như đó là một phần thưởng của lãi suất. Một số những công ty chú phát hiện ra lúc đầu, như Eastman Kodak và I.B.M sau trở thành nhữag công ty đứng đầu Ở quy mô toàn quốc. Chú cũng ủng hộ cả công ty Sears, một công ty kinh doanh hàm thụ, vì chú cho rằng càng về sau này nó sẽ là một khuynh hướng phổ biến trong cách mua bán.

Vào khoảng cuối năm học đầu tiên Ở trường, chú đã trở thành cố vấn cho nửa số nhân viên và một số phụ huynh học sinh về chuyện làm ăn. William Kane thấy mình Ở trường rất hạnh phúc. William đi học Ở St. Paut nên Ở nhà chỉ còn có một mình Aune Kane đơn độc với hai bà nội và ngoại giờ đã mỗi lúc một già thêm. Chị lấy làm buồn thấy mình đã ngoài ba mươi rồi, và cái tươi đẹp của tuổi trẻ trước đây bây giờ đã biến đi đâu mất. Chị bắt đầu liên hệ lại với những bạn cũ do cái chết của Richard

làm cho đứt đoạn. John và Milly Preston, mẹ đỡ đầu của William, lại mời chị đi ăn và đi xem hát, lần nào cũng chú ý kéo thêm một người đàn ông để cho Anne có bạn. Những người mà vợ chồng Preston mời đi theo thường là những người mà Anne thấy khủng khiếp, và chị cười thầm với mình mỗi khi họ tỏ ra muốn ve vãn.

Cho đến một hôm vào tháng giêng 1919, sau ngày William về nghỉ đông và đã trở lại trường, Anne được mời đến dự bữa ăn thân mật bốn người. Milly thú thật với chị là họ chưa hề gặp người khách này bao giờ, chỉ biết đó là Henry Osborue và nghe như trước đây cùng học với John Ở Harvard.

Milly nói trên điện thoại:

- Thực ra John không biết rõ lắm về anh ấy, có điều John bảo anh ta khá đẹp trai.

Về điều này, cả Anne và Milly đều công nhận ý kiến của John là đúng. Lúc Anne đến, anh ta đang ngồi bên lò sưởi. Anh ta đã đứng ngay dậy để chờ Milly giới thiệu. Người cao lớn, tóc đen, mắt đen, dong dỏng và có dáng thể thao. Anne cảm thấy hài lòng

được ngồi nói chuyện buổi tối với một người đàn ông trẻ đẹp và có vẻ cương nghị, còn Milly thì cũng bằng lòng với ông chồng đang bước vào tuổi trung niên so với anh bạn học cũ kia. Henry Osborne phải đeo tay vào một sợi băng gần che lấp chiếc ca-vát Harvard trên ngực.

- Anh là thương binh ư? - Anne hỏi với giọng thương cảm.

Không, tội bị ngã cầu thang ngay sau cái tuần Ở mặt trận phía Tây về, - anh ta cười nói.

ĐÓ là một trong những bữa ăn khá hiếm đối với Anne, vì thời gian trôi đi một cách vui vẻ nhẹ nhõm. Henry Osbome trả lời tất cả nhữag gì Anne tò mò muốn hỏi. Sau khi rời trường Harvard, anh ta làm việc cho một công ty quản lý nhà đất Ở Chicago là nơi

anh ta sinh trưởng. Chiến tranh nổ ra, anh không thể không tham gia. Anh có cả một kho chuyện lý thú về Châu âu và về cuộc đời anh đóng vai một trung úy đứng ra bảo vệ danh dự của nước Mỹ Ở trận Mame. Từ sau khi Richard mất đi, Milly và John chưa từng thấy Anne cười nhiều như thế bao giờ, và lúc Henry đề nghị đánh xe đưa chị về nhà thì họ mỉm cười nhìn nhau ra vẻ hiểu ý.

Bây giờ sau khi đã trở về với đất của những anh hùng này, anh định sẽ làm gì đây? - Anne hỏi trong khi Henry Osbome đánh chiếc xe Stutz ra ngoài và đi vào phố Charles.

- Tôi chưa định gì hết, - anh ta đáp. - May mà tôi còn một ít tiền riêng nên chưa vội lao vào chuyện gì hết. CÓ thể tôi sẽ tiến hành đặt ngay công ty nhà đất của tôi Ở Boston này. Từ hồi Ở trường Harvard, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy gần gũi với thành phố này.

- Vậy anh không quay về Chicago nữa ư ?

- Không, tôi chả còn gì Ở đó. Cha mẹ tôi đã chết cả, và tôi lại là con một, vì vậy tôi có thể lại bắt đầu Ở bất cứ chỗ nào cũng được. Quay phía nào đây?

- Ô rẽ sang phải Ở ngã tư đầu, - Aune nói.

- Chị Ở trên đồi Beacon ư?

- Vâng. Khoảng hơn một trăm thước phía bên phải trên đường Chesnut, có ngôi nhà đỏ Ở góc quảng trường Louisburg ấy.

Henry Osborne đỗ xe lại và đưa Anne đến tận cửa nhà Chào và chúc ngủ ngon xong, anh ta đi ngay mà Anne chưa kịp cảm ơn. Chị nhìn theo xe anh ta từ từ đi xuống đồi Beacon, biết rằng thế nào cũng còn gặp lại: Ngay sáng hôm sau, chị lấy làm sung sướng tuy không ngạc nhiên lắm thấy anh ta gọi điện thoại lại cho chị.

- Dàn nhạc giao hưởng Boston, Mazart với một nhân tài mới rất ầm ĩ, Mahler, vào thứ hai tới, mời chị đi được không.

Anne bối rối thấy mình mong cho chóng đến thứ hai. Hình như đã lâu lắm chị mới thấy có một người mà chị cho là hấp dẫn theo đuổi chị. Henry Osbonle đến rất đúng giờ hẹn. Hai người bắt tay nhau hơi ngượng ngập. Chị mời anh ta uống một cốc wisky.

- Ờ trên quảng trường Louisburg này cũng thú vị lắm nhỉ. Chị thật là một người may mắn.

Vâng, có lẽ thế. Thực ra tôi cũng không để ý lắm. Tôi sinh trưởng trên Đại lộ Commonwealth kia. Tôi thì lại cho là Ở chỗ này hơi bí.

Tôi đang nghĩ nếu tôi quyết định Ở lại Boston thì có thể mua một ngôi nhà Ở ngay trên đồi này.

Người ta không có sẵn nhà bán như vậy nhiều lắm đâu, - Anne nói. - Nhưng có thể anh sẽ may mắn mua được. Ta đi thôi chứ) Đi nghe hòa nhạc mà đến

muộn và phải giẵm lên chân người khác để vào chỗ

lgồi của mình thì chán lắm.

Henry liếc nhìn đồng hồ tay.

- Vâng, tôi cũng thấy thế. Vả cũng còn phải xem nhạc trưởng bước vào nữa chứ. Tuy nhiên, chị không phải lo giẵm lên chân ai trừ chân tôi, vì chúng ta ngồi đầu hàng ghế.

Sau buổi hòa nhạc thú vị ấy, Henry cầm tay Anne dẫn chị vào nhà hàng Ritz, và anh ta cho điều đó là tự nhiên. Từ sau khi Richard mất, chỉ có William là người đã cầm tay chị nhưng phải nói mãi chú mới làm vì chú cho rằng như thế là có tính đàn bà. Lại một lần nữa, thời gian trôi qua nhanh, không biết đó là do rnón ăn ngon hay do có Henry cùng đi? Lần này, anh ta kể những chuyện về Harvard làm cho chị cười, và

những kỷ niệm về chiến tranh khiến chị phải khóc.

Mặc dầu chị rất biết rằng trông bề ngoài anh ta trẻ hơn chị, nhưng đời anh ta đã trải qua rất nhiều sự kiện nên ngồi trước mặt anh ta, chị cảm thấy mình bé nhỏ và ngây thơ hơn nhiều. Chị nói lại cho anh ta biết về cái chết của chồng chị, và lại khóc. Anh ta cầm lấy tay chị. Chị nói về đứa con trai của mình với một niềm kiêu hãnh và trìu mến. Anh ta nói là vẫn mong muốn có một đứa con trai. Henry rất ít nói đến Chicago hay đời sống gia đình riêng của mình, nhưng Anne biết chắc là anh ta thấy thiếu gia đình lắm.

Đêm đó đưa chị về nhà, anh ta nán ngồi lại uống rượu một lát rồi lúc ra về hôn vào má chị. Trước khi ngủ, Anne ôn lại trong đầu từng phút hai người đã sống với nhau.

Ngày thứ ba, họ lại cùng nhau đi xem hát. Thứ tư, họ rủ nhau lên thăm ngôi nhà nghỉ hè của Anne Ở BỜ Bắc. Thứ năm, rủ nhau về nông thôn Massachusetts phủ đầy băng tuyết. Thứ sáu, đi mua đồ cổ và thứ bẩy thì làm tình với nhau. Sau ngày chủ nhật, hai người hầu như không rời nhau nữa. Milly và John Preston hoàn toàn sung sướng thấy việc giới thiệu của mình như thế là đã rất thành công. Milly đến khắp nơi Ở Boston khoe với mọi người rằng chính chị đã làm cho hai ngườl gắn bó với nhau được.

Không ai ngạc nhiên đối với việc hai người tuyên bố đính hôn với nhau mùa hè năm đó, trừ có một người là William. Chú đã tỏ ra không thích Henry ngay từ cái hôm Anne, với một vẻ ngần ngại, đã giới thiệu hai người với nhau. Câu chuyện đầu tiên diễn ra dưới dạng Henry thì hỏi rất nhiều, tỏ ra muốn thân mật, nhưng Wilham thì toàn trả lời nhát gừng, ra vẻ không ưa anh ta. Từ đó William vẫn cứ như thế. Anne

cho rằng chẳng qua con mình ghen đó thôi, vì sau Richard qua đời chỉ có William là người thân yêu nhất. Hơn nữa, William ìuôn luôn cho rằng sau khi bố chú mất đi, trên đời này không thể có ai thay thế vào được nữa. Anne cố thuyết phục Henry rằng với thời gian rồi William sẽ thay đổi tính nết và thái độ lạnh nhạt của chú.

Anne Kane trở thành bà Henry Osborne vào tháng mười năm đó Ở nhà thờ lớn của giáo phái E-pi-xcô-panli St. Paul, đúng vào lúc lá vàng bắt đầu rụng, tức là khoảng hơn chín tháng kể từ ngày họ mới gặp nhau. William giả vờ ốm để khỏi đến dự đám cưới, và chú cũng quyết định Ở lại trường luôn. Các cụ bà nội ngoại đều có tham dự nhưng không giấu được sự bất bình của các cụ đối với việc Anne tái giá, nhất là lại đi lấy một người có vẻ trẻ hơn chị rất nhiều. Bà nội Kane nói: - Thế nào rồi cũng kết thúc bằng một tai họa.

Đôi vợ chồng mới ngay ngày hôm sau đáp tầu đi Hy Lạp cho đến tận giữa tháng chạp mới trở về căn nhà đỏ trên đồi, vừa đúng lúc để đón Wilham về nghỉ những ngày lễ Giáng sinh. William khó chịu thấy ngôi nhà đã trang hoàng lại, hầu như không còn dấu vết gì của cha chú nữa. Qua lễ Giáng sinh, thái độ của William đối với ông bố dượng vẫn không tỏ ra dịu đi chút nào, mặc dầu Henry đã tặng chú chiếc xe đạp mới và chú cũng hiểu đó là một thứ hối lộ. Henry Osbome vẫn kiên nhẫn chịu đựng thái độ ấy và không thèm nói gì nữa. Anne lấy làm buồn thấy ông chồng mới tuyệt vời của mình không tỏ ra cố gắng tranh thủ cảm tình gì của con mình nữa.

William cảm thấy bực dọc về chuyện ngôi nhà của mình bị người khác xâm chiếm, chú thường biến đi đâu chơi cả ngày. Khi Anne hỏi chú đi đâu, chú chỉ ậm ừ hoặc không nói gì. Các cụ bà cũng thấy vắng chú nhưng không hỏi. Những ngày nghỉ lễ Giáng sinh vừa hết là William trở lại trường ngay. Thấy chú đi, Henry cũng không lấy gì làm buồn. Còn Anne thì lấy làm lo ngại đối với cả chồng và con.

Dậy đi! Bé con? Dậy đi!

Một tên lính thúc báng súng vào cạnh sườn Wladek. Chú giật mình ngồi dậy, nhìn nấm mộ của chị chú, cả Leon và của Nam tước. Rồi chú ngước nhìn tên lính. Chú không còn giọt nước mắt nào nữa.

- Tôi sẽ sống. Anh không giết tôi được, - chú nói bằng tiếng Ba-Lan. - Đây là nhà của tôi. Các anh đang Ở trên đất của tôi.

Tên lính nhổ toẹt vào Wladek một cái và đẩy chú về bên bãi cỏ đang có tất cả đám người hầu Ở đó, người nào cũng mặc bộ áo ngủ màu xám trên lưng đều có ghi số. Vừa trông thấy thế Wladek đã khiếp sợ. Chú biết là mình sẽ không tránh khỏi số phận ấy. Tên lính dẫn chú về phía sau lâu đài và bảo quỳ xuống.

Chú nghe có tiếng dao trên đầu và thấy mớ tóc đen rậm của chú rụng xuống cỏ. Chỉ độ mươi nhát như thế là họ đã cạo sạch tóc trên đầu chú, chẳng khác gì người ta cắt lông cừu. Sau đó chú được lệnh mặc vào người bộ đồng phục mới, tức bộ áo ngủ màu xám gồm

một chiếc sơ mi rộng thùng thình và một chiếc quần. Wladek cố giấu chiếc vòng bạc đeo Ở cổ tay. Rồi chú được dẫn ra nhập bọn với đám người hầu Ở phía trước lâu đài

HỌ đứng chờ trên bãi cỏ. Bây giờ không ai còn tên gì nữa, chỉ có số. Wladek bỗng nghe xa xa có tiếng ồn rất lạ tai. Chú quay về hướng có tiếng ghê rợn ấy. Một chiếc xe từ ngoài cổng sắt lớn tiến vào. Xe này có bốn bánh, không có ngựa hay bò kéo mà nó di chuyển được Tất cả tù nhân đều nhìn vào đó mà không tin Ở mắt mình. Khi chiếc xe đó dừng lại, bọn lính kéo đám tù nhân đến gần và bắt trèo lên xe. Rồi chiếc xe không có ngựa kéo ấy quay đầu đi ra ngoài những hàng cổng sắt. Không một ai dám mở miệng nói gì.

Wladek ngồi phía sau xe, đăm đăm nhìn lại tòa lâu đài của chú cho đến lúc không còn thấy những tháp gôtích trên nóc nó nữa.

Chiếc xe không có ngựa kéo chạy về phía làng Slonim. Wladek vừa không hiểu sao chiếc xe đó chạy được vừa không biết nó đưa mọi người đi đâu. Chú bắt đầu nhận ra những con đường chú đã từng đi học trước đây. Ba năm sống dưới hầm lâu đài khiến chú không còn nhớ được những con đường ấy đi đến tận nơi nào. Đi được mấy dặm thì chiếc xe dừng lại và mọi người bị xua xuống. Ra đây là nhà ga xe lửa.

Wladek chỉ mới trông thấy chỗ này một lần trong đời, tức là khi chú cùng Leon ra đón Nam tước Ở Warsaw về . Chú còn nhớ là khi họ bước vào sân ga thì người

lính gác Ở đó đã giơ tay chào. Lần này không có ai chào, và tù nhân thì chỉ được uống sữa dê, ăn . súp củ cải và bánh mì đen. Wladek lại được đứng ra nhận thức ăn về đem chia cho mười ba người còn lại với chú. Chú ngồi trên một chiếc ghế gỗ và đoán rằng họ đang chờ một chuyến xe lửa. Đêm đó, mọi người nằm ngủ trên đất nhìn trời sao. Nếu so với căn hầm thì đây đã là thiên đường rồi. Chú cảm ơn Chúa là mùa

đông này không lấy gì làm rét lắm.

Đến sáng hôm sau, mọi người vẫn chờ đợi. Wladek hướng dẫn mọi người vận động một chút, nhưag chỉ được vài phút thì phần lớn đã gục xuống. Chú bắt đầu nhẩm trong bụng để nhớ tên những người cho đến hôm nay còn sống sót. Tất cả còn lại có mười hai người đàn ông, hai người đàn bà, trong số hai mươi bảy người đã bị giam trong hầm trước đây. Cả ngày hôm ấy họ vẫn cứ phải ngồi chờ chuyến xe lửa mà

không thấy nó đến. CÓ một chuyến tàu đến nhưng chỉ thả thêm lính xuống đây, rồi lại đi mà không chở đám người của Wladek. HỌ lại ngủ một đêm nữa trên đất.

wladek nằm nhìn lên trời sao trong bụng nghĩ không biết có thể làm thế nào để trốn đi được. Trong đêm, một trong số mười ba người của chú bỏ chạy sang bên kia đường xe lửa, nhưng chưa sang được đến nơi đã bị lính bắn chết. Wladek chăm chăm nhìn vào chỗ đồng bào của chú vừa ngã xuống. Chú sợ không dám cbạy ra cứu vì rất có thể lại cùng chịu số phận ấy Sáng hôm sau, bọn lính gác cứ để xác chết đó nằm

trên đường để đe những người khác đừng có bắt chước chạy mà chết.

Không ai nói gì về chuyện đã xảy ra, nhưng suốt ngày hôm đó mắt Wladek không rời được người đã chết. Người đó chính là Ludwik, một trong hai người đã đến làm chứng lúc Nam tước dặn dò. để lại gia tài cho Wladek.

Vào buổi tối ngày thứ ba, một chuyến xe lửa khác từ từ lăn bánh vào ga. Một chiếc đầu tầu rất to chạy bằng hơi nước kéo theo một lô toa chở hàng và chở hành khách. Những toa chở hàng chất đầy rơm và hai bên sườn có viết chữ Gia Súc. Một số toa khác đã chở toàn những tù nhân mà Wladek trông họ cũng nhem nhuốc như đám người của chú vậy. Chú và tốp người của chú bị vứt ìên một trong những toa đó để bắt đầu một cuộc hành trình. Phải chờ mấy tiếng đồng hồ nữa đoàn tàu mới bắt đầu ra khỏi ga và đi về một hướng mà Wladek đoán là hướng Đông vì mặt trời đang lặn

phía sau.

Cứ ba toa lộ thiên thì có một lính gác ngồi bắt tréo chân Ở toa trên có mái. Suốt dọc đường tưởng như không bao giờ hết ấy, thỉnh thoảng lại có tiếng súng bắn trên tàu, khiến Wladek nghĩ có muốn chạy trốn cũng vô ích.

Lúc tàu đỗ lại Ở Minsk, họ được cho ăn một bữa đầu tiên gồm bánh mì đen, nước uống, lạc và kê. Rồi lại đi tiếp CÓ khi họ đi đến ba ngày trời mà chẳng thấy một ga nào. Rất nhiều người trên tàu này bị đói lả và chết. HỌ bị vứt xuống đường trong khi tàu đang chạy. Khi tàu dừag lại, có khi họ phải chờ đến hai ngày đề nhường đường cho tàu khác đi về phía Tây.

Những chuyến tàu ấy thường là chở đầy lính. Wladek hiểu ra là tàu chở quân đội bao giờ cũng được ưu tiên đi trước. Trong đầu Wladek lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện trốn, nhưng có hai điều khiến chú chưa dám thực hiện tham vọng ấy. Thứ nhất là chú thấy hai bên đường tàu chỉ toàn là rừng thẳm không biết đến đâu mới hết, và thứ hai là tất cả những người còn sống sót Ở nhà hầm ra đây đều chỉ biết dựa vào chú. Chính Wladek là người lo ăn uống cho họ và cố động viên cho họ còn muốn sống. Chú là người trẻ nhất trong cả bọn và cũng là người cuối cùng tin Ở cuộc sống.

Từ đây trở đi, đêm nào cũng rất lạnh, có khi lạnh tới 30 độ dưới không. HỌ phải nằm sát vào nhau trên sàn để người nọ truyền hơi ấm sang cho người kia.

Wladek thầm đọc lại những đoạn Aeneid để cố ngủ cho được. Nếu một người muốn giở mình thì tất cả những người khác đều phải đồng ý giở mình một lượt mới được. Wladek nằm Ở đằng đầu và cứ qua mỗi giờ đồng hồ, chú đoán như vậy vì chỉ có thể căn cứ vào bọn lính đổi gác, thì chú lại ìấy tay gõ vào thành xe và mọi người lại cứ thế trở mình quay sang phía kia.

Một đêm, có một người không trở mình được nữa. HỌ báo cho Wladek biết và chú báo lại cho tên lính gác biết. ĐÓ là một người đàn bà trong nhóm, và bà ta đã chết. Phải bốn người mới nhấc được xác bà ta lên và vứt xuống cạnh đường trong khi tàu vẫn đang chạy.

Tên lính gác còn bắn theo xác chết một loạt đạn nữa đề biết chắc rằng đó không phải là người định trốn.

Đi quá Minsk hai trăm dặm, họ đến một thị trấn tên là Smolensk. Ở đây họ được ăn súp củ cải nóng hơn với bánh mì đen. Trong toa xe của Wladek có thêm mấy tù nhân nữa, và mấy người này nói cùng một thứ tiếng với bọn lính gác. Người cầm đầu nhóm

mới này hình như cũng cùng tuổi với Wladek. Wladek với mười một người còn lại trong nhóm, mười đàn ông, một đàn bà, đã thấy nghi ngờ ngay bọn mới lên này. HỌ chia toa xe ra làm hai nửa, mỗi nhóm Ở một bên toa.

Một đêm trong khi Wladek đang nằm thức và ngắm nhìn trời sao, chờ cho người nóng lên, chú bỗng thấy tên cầm đầu của nhóm người mới lên Ở Smolenski bò đến chỗ người nằm ngoài của nhóm chú, tay hắn cầm một sợi dây thừng. Chú trông rõ thấy

hắn luồn sợi dây vào cổ Alfons lúc này đang ngủ. Alfons là người hầu cận của Nam tước trước đây. Wladek biết rằng nếu mình nhổm dậy ngay thì hắn sẽ nghe thấy và chạy về đầu toa bên kia, vì thế chú khẽ bò dọc theo nhóm người của chú. HỌ biết chú bò qua mình nhưng không ai lên tiếng. . Đến cuối hàng, chú nhảy chồm lên người tên kia. Mọi người trong toa thức dậy ngay. Ai nấy kéo dồn về một đầu toa, trừ có

Alfons nằm lại đó không động đậy. Tên cầm đầu đám Smolenski cao lớn và nhanh

nhẹn hơn Wladek. Nhưng vật nhau trên sàn toa thì cũng như nhau cả. Cuộc đấu diễn ra đến mấy phút.

Bọn gác nhìn cười và đánh cuộc xem ai được. Một tên thấy đánh nhau mà không có máu thì không thích, bèn quẳng một chiếc lưỡi lê xuống giữa sàn tàu. Cả hai tranh nhau giành lấy lưỡi lê sáng loáng. Tên Smolenski vớ được trước. Hắn đâm một nhát vào cạnh chân Wladek tóe máu. Bọn người Smolensk thấy thế hoan hô. Nhát đâm thứ hai trượt qua tai Wladek cắm xuống sàn tàu. Hắn chưa kịp rút lười lê lên được thì

Wladek đã dùng hết sức mình thúc một cái thật mạnh vào dái hắn. Hắn ngửa người ra sau và phải rời tay khỏi lưỡi lê, wladek chồm lên, nắm lấy cán lưỡi lê và đè lên người tên Smolenski, thọc một nhát vào miệng hắn. Hắn thét lên một tiếng làm náo động cả đoàn tàu . Wladek rút lưỡi lê ra rồi lại liên tiếp thọc xuống mấy nhát nữa cho đến khi tên kia hết cựa quậy.

Wladek quỳ lên người hắn thở dốc rồi lát sau nhấc người hắn lên vứt ra ngoài tàu. Chú nghe rõ tiếng xác hắn rơi đánh huych xuống cạnh đường tàu và cả tiếng

súng của bọn gác bắn theo.

Wladek loạng choạng đi đến chỗ Alfons còn nằm đó. Chú quỳ xuống bên cạnh. Anh ta đã chết thật rồi. Thế là người làm chứng thứ hai của chú cũng chết nốt.

Bây giờ còn có ai tin được Wladek là người Nam tước đã chọn ra để thừa kế gia sản của ông nữa? Cuộc đời thế là không còn mục đích gì nữa rồi.

Chú cúi gục xuống, nắm chặt hai tay vào cán và xoay mũi lưỡi lê vào bụng. Bỗng một tên lính gác nhảy xuống giằng lưỡi lê ra khỏi tay chú.

Ô không được, không được, - hắn càu nhàu.

"Chúng tao cần có những người sống như mày Ở trong trại giam. Đừng hòng chúng tao làm mọi việc, nghe không".

Wladek ôm hai tay lên đầu. Bây giờ chú mới thấy đau buốt Ở chỗ chân bị lưỡi lê đâm lúc nãy. Chú đã mất hết cả gia tài, để bây giờ cầm đầu luôn cả lũ người Smolenski kia nữa. Cả toa tàu bây giờ là giang sơn của chú, và chú phải quản hai chục tù nhân. Chú lập tức chia họ ra để mỗi người Ba-lan bao giờ cũng nằm kề với một người Smolenski, và như vậy giữa hai nhóm không còn có chuyện lục đục với nhau được nữa.

Wladek bỏ thì giờ ra đề học cái ngôn ngữ quái lạ của họ. Mãi sau chú mới biết đó chính là tiếng Nga, rất khác với thứ tiếng Nga cổ điển mà Nam tước đã dạy cho chú. Và bây giờ thì chú biết là đoàn tàu đi về hướng nào.

Ban ngày, chú lấy ra hai người Smolenski để dạy tiếng của họ cho chú. Khi nào hai người đó mệt quá rồi, chú lại lấy hai người khác, cứ thế cho đến lúc cả bọn người đó mệt rũ.

Dần dần chú đã có thể nói chuyện dễ dàng với bọn người mới phụ thuộc vào chú. Chú phát hiện ra một số trong bọn đó là lính Nga, sau khi về nước bị đi đày ngay về cái tội đã để cho bọn Đức bắt làm tù binh. SỐ còn lại là người Bạch Nga, toàn là dân làm ruộng, làm mỏ và lao động bình thường nhưag đều là những người rất chống đối cách mạng.

Đoàn tàu đi tiếp đến những vùng đất trơ trụi mà Wladek chưa hề thấy bao giờ. HỌ đi qua những thị trấn chú cũng chưa từng nghe nói đến bao giờ, như Omsk, ovosibirsk, Krasnoyarsk. Chỉ những nghe đến tên thôi chú cũng đã thấy sợ. Cuối cùng, sau hai tháng trời và qua hơn ba ngàn dặm họ đến được Irkutsk, và đến đây là hết đường sắt.

HỌ bị xua ra khỏi tàu, được cho ăn uống và được phát những đôi giày bằng da thô, và những chiếc áo choàng rất nặng. HỌ phải tranh nhau để giành lấy áo ấm nhưng cũng chẳng có thứ áo nào chống nổi cái lạnh mỗi lúc một ghê gớm hơn.

Lúc sau thấy xuất hiện những chiếc xe không có ngựa kéo, giống như loại xe Wladek đã thấy lúc rời khỏi lâu đài. HỌ quẳng xuống một loạt những dây xích. Các tù nhân bị khóa một tay vào dây xích dài ấy mỗi bên hai mươi lăm ngưởi. Bọn lính gác trèo lên

xe, còn đám tù nhân đi theo với dây xích buộc vào xe.

HỌ cứ đi bộ như thế liền trong mười hai tiếng đồng hồ, được nghỉ lại hai tiếng rồi lại đi tiếp. Sau ba ngày. Wladek tưởng mình sẽ chết vì lạnh và mệt, nhưng ra khỏi những vùng có dân cư rồi, họ chỉ phải đi ban ngày, còn ban đêm được nghỉ. Một bếp lưu động của tù nhân trong trại cứ sáng ra và tối trước khi nghỉ cho họ ăn xúp củ cải và bánh mì. Wladek hỏi những tù nhân trong trại thì được biết rằng tình hình Ở đó

còn tệ hơn.

Trong tuần đầu, họ không được tháo ra khỏi xích nhưng dần dà thấy không ai có thể nghĩ đến trốn chạy được nữa, họ được tháo xích vào ban đêm để ngủ. Tù nhân phải tự đào lấy hố trong tuyết để tìm chỗ ấm. Đôi khi vào những ngày nắng ráo họ tìm được một khu rừng để ngả lưng, nằm ngổn ngang khắp chỗ. HỌ vẫn tiếp tục đi qua những hồ nước rất rộng và những con sông băng giá. HỌ đi mãi về phía bắc, gió càng

lạnh, tuyết càng dầy. Chỗ chân bị thương của Wladek luôn luôn đau buốt, nhưng đến giờ thì hai tai và các đầu ngón tay bị giá lạnh còn buốt hơn nữa. Chung quanh là cả một khoảng mênh mông trắng toát, không có dấu hiệu gì của sự sống và thứ gì ăn được.

Wladek biết rằng ban đêm có trốn đi đâu thì cũng sẽ chỉ chết mòn vì đói. Những người già yếu ốm đau thì đêm đêm chết dần, và như thế họ cũng còn là may mắn. Còn những người không may, không bước đi được nữa, thì được tháo ra khỏi xích và bỏ lại một mình trong bãi tuyết vô tận. Những người còn sống sót với dây xích lại đi tiếp, đi mãi về phía bắc, cho đến lúc Wladek hoàn toàn không còn khái niệm gì về

thời gian nữa, chỉ còn biết tay mình vẫn bị khoá vào xích. Chú cũng không còn nhớ là mình đã đào hố vào trong tuyết đề ngủ đêm và sáng hôm sau tỉnh dậy như thế nào nữa. Những ai không còn biết được như vậy coi như đã sắp đào mồ để chôn chính mình rồi. Sau một chặng dài chín trăm dặm, những người nào còn sống sót thì được dân Ostyak đem xe trượt do hươu kéo ra đón. Ostyak là dân du mục trên thảo nguyên Nga. Bây giờ tù nhân lại bị xích vào những xe trượt ấy và được dẫn đi tiếp . Gặp một trận bão tuyết lớn đoàn tù phải dừng lại mất gần hai ngày. Wladek tranh thủ nói chuyện được với một tay Ostyak trẻ trên chiếc xe trượt mà chú đang bị xích vào đó. Chú dùng thứ tiếng Nga cổ với giọng Ba lan để nói lõm bõm với anh ta được ít câu. Chú phát hiện ra một điều là dân Ostyak cũng rất ghét những người Nga Ở phía nam, vì họ đối đãi với dân này tồi tệ chẳng khác gì với các tù nhân. Dân Ostyak do đó cũng có phần

nào cảm tình với những người tù tội nghiệp không có tương lai này. HỌ gọi tù nhân ìà những người bất hạnh.

* *

Chín ngày sau, trong ánh sáng mờ mờ của đêm mùa đông Bắc cực, họ đến được Trại 201. Wladek không thể nào ngờ được rằng mình còn có cái may mà trông thấy chỗ này. Trước mắt chú là một dãy những căn lều bằng gỗ và một khoảng không gian mênh mông trống rỗng. Những căn lều cũng đánh số như tù nhân vậy. Lều của Wladek số 33. Giữa căn lều có một chiếc lò nhỏ đen sì. Chung quanh là những dãy

giường ván có đệm rơm Ở trên với chiếc chăn mỏng.

Trong đêm đầu không có mấy tù nhân ngủ được. Tiếng gào tiếng khóc trong Lều 33 có khi còn to hơn cả tiếng gầm rú của chó sói Ở bên ngoài.

Sáng hôm sau, ngay từ lúc mặt trời chưa mọc, họ đã bị tiếng gõ vào thanh sắt tam giác đánh thức dậy.

Sương giá đóng đầy cả hai mặt cửa sổ khiến Wladek nghĩ thế nào mình cũng chết rét. ăn sáng chỉ được kéo dài mười phút trong một gian chung lạnh buốt với một bát cháo kê hơi âm ấm trong có vài miếng cá mòi và một cọng rau cải nổi lềnh bềnh. Những người mới đến bỏ xương cá lên bàn, nhưng những tù nhân đã quen với cảnh Ở đây rồi thì ăn hết xương và cả mắt cá nữa.

ăn sáng xong, họ được giao nhiệm vụ. Wladek trở thành anh chặt củi. Anh được dẫn đi bảy dặm đến một khu rừng hoang và được lệnh mỗi ngày phải chặt được một số cây nhất định. Tên lính gác bỏ anh lại đó với nhóm sáu người và suất ăn của họ gồm có một ít cháo kê vàng nhạt nhẽo và bánh mì. Bọn lính gác không sợ có tù nhân nào dám trốn, vì đến được thị trấn gần đó nhất cũng phải một nghìn dặm và dù có biết hướng đi cũng không đi nổi.

Đến cuối ngày tên lính gác sẽ quay lại đếm số củi đã chặt được. Anh ta cũng đã nói trước với tù nhân là nếu chặt không đủ số củi quy định thì anh ta sẽ giữ thức ăn lại đến hôm sau mới phát. Nhưng lúc anh ta quay lại thì đã bảy giờ tối, chỉ còn thu thập được cho đầy đủ tù nhân thôi, chứ không nhìn được xem họ đã chặt bao nhiêu củi. Wladek bày cho những người trong nhóm biết cách để một phần thời gian buổi chiều quét dọn tuyết trên đống củi đã chặt hôm trước và xếp vào cùng với củi chặt hôm sau. Cách đó của anh rất có hiệu quả, vì vậy nhóm của Wladek không ngày nào bị cắt suất ăn cả. Đôi khi họ cố gắng đem theo một ít củi về trại bằng cách buộc nó vào chân Ở trong quần, để đến đêm có thể cho vào lò mà sưởi.

Nhưng họ cũng phải rất cẩn thận vì mỗi lần ra vào đều bị khám xét kỹ lưỡng. Nếu chẳng may bị bắt mang theo gì trong người, họ có thể bị phạt ba ngày không được ăn.

Qua mấy tuần nữa, cái chân củạ Wladek bị cứng ra và rất đau. Anh mong cho có những ngày cực rét, vì khi nào thời tiết xuống tới 40 độ dưới không thì họ không phải đi làm Ở ngoài trại, mặc dầu ngày Ở nhà ấy sẽ phải thế bằng một ngày chủ nhật khác, mà chủ nhật thì họ thường được phép nằm nghỉ cả ngày trên giường

Một buổi tối trong khi Wladek đang vác củi, anh bỗng thấy chân mình đau nhức không thể chịu nổi. Nhìn xuống vết sẹo do tên Smolenski gây ra, anh thấy nó sưng vù lên và bóng đỏ. Đêm đó anh giơ vết thương cho tên lính gác xem. Hắn bảo anh đến sáng mai sớm phải báo cho bác sĩ của trại biết. Wladek ngồi suốt đêm áp chân vào gần lò. Chung quanh lò toàn những ủng ướt. Lửa trong lò quá yếu nên không

làm cho anh bớt đau tí nào.

Hôm sau Wladek dạy sớm hơn bình thường một giờ vì anh nghĩ nếu không gặp được bác sĩ trước giờ làm việc thì sẽ lại phải để đến hôm sau nữa. Nếu để qua một ngày nữa thì Wladek không thể chịu đau nổi.

Anh đến báo cáo với bác sĩ, ghi tên và số tù của anh. Pierre Dubien hóa ra là một ông già dễ tính. ông ta hói đầu, hơi gù lưng. Wladek nghĩ có lẽ ông ta còn già hơn cả Nam tước trước khi qua đời. Bác sĩ khám chân Wladek và không nói gì.

- Vết thương có việc gì không, thưa bác sĩ? - Wladek hỏi.

Anh nói tiếng Nga được à?

- Thưa được.

- Mặc dầu, anh sẽ bị thọt, nhưng chân anh rồi sẽ khỏi. Nhưng khỏi để làm gì? Để suốt đời đi chặt củi ư?

- Không, thưa bác sĩ, cháu có ý muốn trốn và trở về Ba-lan, Wladek nói.

Bác sĩ chằm chằm nhìn anh.

Nói khẽ chứ, ngốc Ở đâu... Đến bây giờ thì anh biết là không trốn được chứ. Chính tôi đã bị bắt Ở đây mười lăm năm nay rồi, và không một ngày nào là tôi không nghĩ đến trốn. Nhưng không có cách nào được. Chưa hề có ai trốn mà lại sống được, mà chỉ nói đến chuyện trốn không thôi cũng đã bị phạt giam mười ngày dưới xà-lim, mà Ở đó thì ba ngày người - ta mới cho anh ăn một lần, còn lò thì đốt chỉ đủ để tan giá Ở trên tường thôi. Qua được cái đoạn trừng phạt ấy mà anh còn sống là may lắm rồi đấy.

- Cháu sẽ trốn, nhất định trốn, - Wladek nhìn ông già nói.

Bác sĩ nhìn vào mắt Wladek và mỉm cười.

- Này anh bạn ơi, chớ có nhắc đến chuyện trốn nữa, kẻo họ có thể giết anh đấy. Anh trở về làm việc đi, cố giữ cho cái chân tiếp tục vận động, rồi mỗi sáng đến

đây cho tôi xem.

Wladek trở về rừng chặt củi, nhưng anh thấy bây giờ mình chỉ kéo được gỗ đi mấy bước thôi. Chân đau đến mức anh tưởng như nó sắp rụng ra. Sáng hôm sau trở lại chỗ bác sĩ, ông ta khám chân anh cẩn thận hơn.

- Chà, gay go đây, - bác sĩ nói. - Anh bao nhiêu tuổi rồi?

- CÓ lẽ cháu mười ba rồi, - Wladek nói. Năm nay là năm bao nhiêu ạ?

Một nghìn chín trăm mười chín, - bác sĩ đáp.

Vâng, mười ba. Còn ông bao nhiêu? - Wladek hỏi. ông ta nhìn xuống đôi mắt xanh của cậu thanh niên, hơi lấy làm ngạc nhiên về câu hỏi.

- Ba mươi tám, - ông khẽ nói. - ôi lạy Chúa, - Wladek nói.

- Nếu anh bị tù mười lăm năm thì cũng sẽ già như tôi thôi, - bác sĩ nói với một giọng bình thản.

Nhưng tại sao ông lại Ở đây chứ? - Wladek nói. Tại sao đã bao nhiêu lâu thế mà họ không để cho ông đi?

Tôi bị bắt Ở Moscow năm 1904, ngay sau khi, tôi có danh nghĩa bác sĩ. Tôi làm việc cho sứ quán Pháp Ở đó HỌ bảo tôi là gián điệp, nên bỏ tôi vào tù Ở Moscow. Tôi nghĩ cho đến sau cách mạng cũng vậy.

HỌ tống tôi vào cái địa ngục này đây. Ngay cả đến những người Pháp cũng quên rằng tôi còn sống. Cả thế giới chả ai tin được là có một chỗ như thế này. Ở cái Trại Hai-Không-Một này chưa từng có ai Ở cho đến hết hạn được, vì vậy tôi sẽ chết Ở đây như một người khác mà thôi. CÓ điều chưa chết ngay được đâu.

- Không, ông không nên mất hy vọng, Bác sĩ ạ.

- Hy vọng ? Tôi đã mất hết hy vọng từ lâu rồi. CÓ lẽ anh thì không, nhưng anh nên nhớ là đừng có nhắc đến hy vọng ấy với bất cứ ai. Ở đây có những tù nhân họ chỉ nghe nói thế là đi báo cáo ngay, để nhận về một phần thưởng hoặc đó là thêm một miếng bánh hoặc một chiếc khăn mà thôi. Bây giờ thế này nhé. Wladek, tôi sẽ cho anh làm việc phụ bếp trong một tháng, và suốt thời gian đó sáng nào anh cũng phải

đến báo cáo. ĐÓ là cơ hội duy nhất để anh khỏi mất cái chân kia, mà tôi có cưa chân của anh đi thì cũng chẳng sung sướng gì. Ở đây chúng tôi không có những dụng cụ giải phẫu tốt lắm đâu, - ông vừa nói vừa nhìn

lên một con dao to.

Wladek rùng mình sợ hãi.

Bác sĩ Dubien viết tên Wladek lên một mẩu giấy. Sáng hôm sau Wladek xuống trình diện dưới nhà bếp.

Anh được giao việc rửa bát đĩa trong nước lạnh cóng và chuẩn bị thức ăn không cần phải ướp lạnh. Sau một thời gian phải chặt củi suốt ngày, anh thấy đây là một sự thay đổi đáng mừng. Được ăn thêm súp cá, thêm bánh mì đen, và nhất là được Ở trong nhà ấm áp. CÓ hôm anh được nhà bếp chia cho một nửa quả trứng mà không ai biết rằng đó là trứng con gì. Chân anh đã dần dần khỏi, tuy phải hơi chịu thọt một chút. Bác sĩ Dubien không thể có được thứ thuốc gì tử tế mà chữa cho anh, chỉ biết theo dõi từng ngày vậy thôi.

Ngày giờ trôi qua, bác sĩ trở thành người bạn của Wladek, thậm chí còn tin Ở hy vọng của tuổi trẻ đối với tương lai. Mỗi sáng hai người thường nói chuyện với nhau bằng các thứ ngôn ngữ, nhưng người bạn mới kia thích nhất là được nói tiếng Pháp vì đó là tiếng mẹ đẻ.

- Trong bảy ngày nữa, Wladek, anh sẽ phải trở lại với nhiệm vụ Ở trong rừng. Bọn lính gác sẽ khám phá cái chân của anh, và tôi sẽ không thể giữ anh Ở lại trong bếp nữa. Vậy anh nghe kỹ tôi nói đây nhé, vì tôi đã có một kế hoạch cho anh trốn đi.

Cùng trốn, bác sĩ. - Wladek. - Chúng ta cùng trốn.

- Không, chỉ mình anh thôi. Tôi nhiều tuổi rồi, không đi được xa như thế, mặc dầu hơn mười lăm năm nay lúc nào tôi cũng mơ đến chuyện trốn. Tôi sẽ chỉ làm vướng chân anh thôi. Biết có ai trốn đi được là tôi đủ hài lòng rồi, và anh là con người đầu tiên tôi gặp khiến tôi tin rằng anh có thể thành công được.

Wladek yên lặng ngồi trên sàn nghe bác sĩ nói kế hoạch của ông.

- Trong mười lăm năm qua, tôi đã dành dụm được hai trăm rúp. Đây là tiền làm "ngoàì giờ" nhưng không phải như một tù nhân Nga đâu. - Wladek nhăn nhó cười. - Tôi giấu tiền trong một chai thuốc. CÓ bốn tờ mỗi tờ năm mươi rúp. Khi nào anh đi thì phải

khâu tiền đó vào trong áo. Tôi sẽ làm việc đó cho anh.

- áo nào? - Wladek hỏi.

Tôi có một bộ quần áo và một sơ mi trước đây mười hai năm đã mua lại được của một tên lính gác, và hồi đó tôi còn tin Ở chuyện trốn được. BỘ quần áo không mới lắm, nhưng có thể phục vụ cho mục đích của anh được.

Mười lăm năm dành dụm được hai trăm rúp, một chiếc sơ mi và một bộ quần áo, thế mà bác sĩ sẵn sàng chỉ trong chốc lát hy sinh tất cả những cái đó cho wladek. Suốt đời mình, Wladek sẽ chẳng còn bao giờ được thấy một hành động quên mình như thế nữa.

- Thử năm tới sẽ là cơ hội duy nhất của anh, - bác sĩ nói tiếp. - Tù nhân mới sẽ đến Irkutsk bằng xe lửa. Bọn ìính gác bao giờ cũng lấy bốn người của nhà bếp để tổ chức những chuyến xe thức ăn cho bọn người mới đến.

Tôi đã thu xếp với "bếp trưởng" - ông ta buồn cười với cái từ đó để anh được lên xe thức ăn. Tôi đem một ít thuốc đánh đổi cho anh ta đấy. Không khó khăn gì lắm đâu. Thực ra không ai muốn đi một chuyến đến tận đó rồi lại quay về đây, nhưng anh thì

chỉ đi một lượt ra đến đó thôi. Wladek vẫn nghe rất kỹ.

- Ra .đến ga, anh hãy chờ cho đến khi nào tàu chở tù nhân vào ga. Một khi họ đã xuống sân ga cả rồi thì anh chạy qua đường sắt rồi nhảy lên chuyến tàu sẽ đi Moscow, mà chỉ sau khi tàu chở tù nhân đến rồi thì tàu đó mới khởi hành được vì bên ngoài ga chỉ có một đường tàu thôi. Anh phải mong làm sao cho đến lúc có hàng trăm tù nhân mới chạy đi chạy lại như thế thì bọn gác mới không để ý đến chuyện anh biến mất được. Từ lúc đó trở đi là tuỳ anh định liệu. Nên nhớ rằng nếu chúng trông thấy anh là chúng bắn liền chứ không cần hỏi han gì hết. Tôi chỉ có thể giúp anh được một điều này nữa. Mười lăm năm từ khi tôi bị đưa đến đây, tôi đã vẽ trong đầu óc một bản đồ con đường đi từ Moscow đến Thổ nhĩ kỳ. CÓ lẽ đến bây giờ nó

không còn chính xác nữa nhưng có thể đáp ứng cho mục đích của anh được. Anh phải tìm hiểu cho chắc chắn xem người Nga họ đã chiếm đóng Thổ-nhĩ-kỳ chưa. CÓ Trời mà biết được cho đến nay họ đã làm những gì. Theo tôi biết thì có thể họ cũng đã kiểm soát được cả nước Pháp nữa.

Bác sĩ bước vào phòng thuốc và lấy ra một cái chai lớn trông như đựng một chất gì đó màu nâu. ông mở nút và lấy ra một tấm da khô đã cũ. Nét mực đen qua năm tháng đã bị nhạt màu, mang chữ "Tháng mười 1904". Trên mảnh da vẽ con đường từ Moscow đến Odessa và từ Odessa đi Thổ nhĩ kỳ, tất cả 1.500 dặm đường đi đến tự do.

Trong tuần này, mỗi sáng anh cứ phải đến đây và chúng ta sẽ lại bàn thêm về kế hoạch này. Nếu như không thành công thì đó không phải là do thiếu chuẩn bị.

Mỗi đêm, Wladek thức giấc nhìn ra ánh sáng mờ mờ ngoài cửa sổ, thử nghĩ trước những tình huống bất ngờ xem mình sẽ đối phô như thế nào. Đến sáng, anh lại đem bàn thêm với bác sĩ. Vào tối thứ tư trước ngày WTladek định trốn, bác sĩ gấp mảnh bản đồ đó làm tám, cùng để với bốn tờ bạc 50 rúp vào một gói nhỏ và ghim nó vào bên trong tay áo của bộ đồ. Wladek cởi bỏ quần áo cũ, mặc chiếc sơ mi vào người rồi lại mặc quần áo tù ra ngoài. Lúc anh mặc lại thì cặp mắt của bác sĩ bỗng trông thấy chiếc vòng bạc của Nam tước

Từ khi mặc áo tù, anh vẫn luôn luôn đeo nó lên trên khuỷu tay vì sợ bọn lính gác trông thấy sẽ cướp mất của quý duy nhất còn lại đó của anh.

Cái gì thế? - bác sĩ hỏi. - Trông rất đẹp đấy

- Đây là quà tặng của cha tôi, - Wladek nói. Tôi có thể tặng lại ông để tỏ lòng cảm tạ của tôi được không? Anh trút chiếc vòng xuống cổ tay và đưa cho bác sĩ.

Bác sĩ nhìn chiếc vòng bạc một lúc lâu rồi cúi đầu nói:

Không nên. Thứ này chỉ có thể thuộc về một người thôi. - ông im lặng nhìn anh. - Hẳn cha anh là một người cao quý lắm.

Bác sĩ đeo trả lại chiếc vòng bạc vào cổ tay Wladek, rồi bắt tay anh nồng nhiệt.

- Chúc anh may mắn, Wladek. CÓ lẽ chúng ta không bao giờ còn gặp nhau nữa.

HỌ ôm chầm lấy nhau và bước ra ngoài. Anh cầu cho đây là đêm cuối cùng của mình Ở trong lều trại giam. Anh không sao ngủ được suốt đêm đó, chỉ sợ một trong những tên lính gác phát hiện ra bộ quần áo dưới áo tù Tiếng chuông buổi sáng vừa vang lên, anh đã mặc xong quần áo và xuống bếp sớm. Tù nhân bếp trưởng đẩy Wladek đi lên trước khi bọn lính gác đến kiểm soát xe thức ăn. TỔ phục vụ chọn ra có bốn

người tất cả. Wladek là trẻ nhất trong đám.

Tại sao lại thằng này? - một tên gác chỉ tay vào Wladek hỏi:

Wladek như chết đứng và khắp người lạnh run. Kế hoạch của bác sĩ thế là hỏng, và phải ba tháng nữa mới lại có một đợt tù nhân nữa đến trại. Đến lúc đó thì anh sẽ không còn Ở bếp nữa.

NÓ nấu bếp rất giỏi, - tù nhân bếp trưởng nói. - NÓ được rèn luyện trong lâu đài của một Nam tước đấy Chỉ có nó mới nấu ăn được ngon lành cho lính gác thôi.

À thế đấy, - tên lính gác nói, nghi ngờ không bằng tham ăn. Vậy thì nhanh lên.

Cả bốn người chạy ra xe, rồi đoàn xe lên đường. Cuộc hành trình lại một lần nữa chậm chạp, vất vả, nhưng lần này ít nhất anh không phải đi bộ và cũng không lạnh chết người vì bây giờ đang là mùa hè. Wladek làm việc cật lực đề chuẩn bị thức ăn. Anh không muốn để ai chú ý đến mình. Suốt dọc đường anh chỉ nói vài câu với bếp trưởng là Atanislaw. Cuối cùng, sau khi họ đã đến được Irkutsk tính ra hết gần mười sáu ngày. Chuyến tàu chờ đi Moscow đã nằm sẵn Ở ga. NÓ đã đến đây mấy tiếng đồng hồ rồi nhưng không thể bắt đầu cuộc hành tnnh quay trở về Moscow chừng nào chuyến tàu chở tù nhân mới chưa đến được. Wladek cùng với mấy người làm bếp ngồi chờ Ở sân ga bên này, ba người không quan tâm đến gì khác chung quanh, còn một người chú ý theo dõi đoàn tàu Ở bên kia sân ga. CÓ nhiều cửa lên tàu, nhưng Wladek đã ngắm trước một cửa để đến lúc là anh sẽ nhảy lên đó.

Anh có định trốn không? Atanislaw chợt hỏi.

Wladek toát mồ hôi nhưng không trả lời.

- Đúng là anh định trốn rồi - Atanisla chăm chăm nhìn anh.

Wladek vẫn không nói gì.

ông bếp già vẫn nhìn anh thanh niên mười ba tuổi, rồi ông ta gật đầu ra vẻ tán thành. Giá như anh có cái đuôi thì nó đã vẫy ngay rồi.

-Chúc anh may mắn. Tôi sẽ cố làm cho họ không để ý đến chuyện anh vắng mặt, được chừng nào hay chừng đó .

Atanislaw nắm lấy tay anh. Wladek nhìn thấy đòàn tàu chở tù nhân Ở ngoài xa đang từ tử tiến đến chỗ họ ngồi. Anh cảm thấy căng thẳng, tim dồn dập, mắt theo dõi cử chỉ của từng tên lính. Anh chờ cho đến khi đoàn tàu kia dừng hẳn, nhìn theo đám tù

nhân trên tàu đổ xuống sân ga. HỌ có hàng trăm người, dáng mệt mỏi, không tên không tuổi. Trong lúc sân ga .đang bề bộn một đống người và bọn lính gác bận rộn, Wladek chui xuống dưới gầm đoàn tàu chở tù nhân rồi nhẩy lên đoàn tàu sẽ đi Moscow. Không một ai trên tàu để ý đến anh lúc đó vào phòng vệ sinh Ở cuối toa. Anh cài cửa lại rồi đứng bên trong chờ, bụng lâm râm cầu nguyện, chỉ sợ có ai gõ cửa. Wladek cứ đứng như thế không biết bao nhiêu lâu rồi mới thấy đoàn tàu bắt đầu lăn bánh ra khỏi ga. Thực ra, chỉ có mười bảy phút.

- Thế là xong, thế là xong, - anh thốt lên. Anh nhìn qua khung cửa sồ con của buồng vệ sinh, thấy nhà ga nhỏ dần và xa dần, đám tù nhân mới đã bị xích tay vào nhau sắp sửa lên đường về Trại 201, và bọn lính gác thì vừa cười vừa xích họ lại. Không biết sẽ có bao nhiêu người sống sót khi về đến trại? Bao nhiêu người sẽ làm mồi cho chó sói? Bao lâu nữa thì họ biết là thấy thiếu anh?

Wladek ngồi trong buồng vệ sinh thêm mấy phút nữa, không dám động đậy và không biết bây giờ mình phải làm gì. Bỗng có tiếng đập cửa. Wladek nghĩ ngay, không biết đó là tên ìính gác hay người soát vé? Bao nhiêu hình ảnh diễn ra trong óc anh, mỗi hình ảnh một ghê sợ hơn. Anh thấy cần phải sử dụng buồng vệ sinh một lần xem sao. Tiếng đập cửa vẫn tiếp tục.

- Nhanh lên, nhanh lên, - một giọng Nga ồm ồm lên tiếng.

Wladek không chần chừ được nữa. Nếu là một tên lính thì anh sẽ không có lối thoát. Cửa sổ nhỏ thì đến một chú bé tí hon cũng không chui lọt qua được.

Nhưng nếu không phải là một tên lính thì việc anh Ở lâu trong này chỉ càng khiến người ta chú ý. Anh cởi bỏ bộ áo tù, cuộn nó lại thành một túm nhỏ rồi vứt ra ngoài cửa sổ. Sau đó lấy ra một chiếc mũ mềm để sẵn trong túi bộ đồ đội lên đầu bị cạo trọc và mở cửa bước ra. Một người đàn ông sốt ruột đẩy cửa bước vào Wladek chưa ra khỏi thì thấy ông ta đã tụt quần ngồi xuống.

Ra đến hành lang rồi, Wladek thấy mình bơ vơ ghê gớm, lại thêm khiếp sợ đối với bộ đồ lạc hậu mình đang mặc trên người, khác nào như một quả táo nằm giữa đống cam. Anh lập tức lại đi tìm ngay một chỗ nào khác có buồng vệ sinh. Tìm được một chỗ không có người, anh chui tọt ngay vào đó, khóa cửa lại, rồi tháo gỡ mấy tờ bạc 50 rúp giấu Ở trong tay áo ra. Anh giấu trở lại ba tờ, rồi quay ra hành lang. Anh tìm đến một toa nào đông người nhất rồi rúc vào ngồi trong một góc toa. Mấy người ngồi giữa toa đang đánh súc sắc ăn vài rúp Wladek đã quen chơi trò này với Leon Ở lâu đài và lần nào cũng được, nên anh rất muốn nhập vào đám người kia nhưng lại sợ đánh được thì họ chú ý đến mình ngay. HỌ vẫn ngồi đánh rất lâu, và Wladek dần dần nhớ lại những thủ thuật của mình. Anh chợt thấy thèm đem 200 rúp của mình ra mà sử dụng lúc này.

Một tay chơi bị thua khá nhiều bỗng rút ra và ngồi xuống bên cạnh Wladek, miệng chửi thề.

- SỐ ông không may rồi, - Wladek lên tiếng. Anh cũng muốn nói lên xem giọng mình thế nào.

- A, đúng là không may, - tay kia nói. - Ngày nào tớ cũng đánh được với bọn nông dân ấy, nhưng tớ cạn mất tiền rồi.

- ông có muốn bán cái áo của ông không? - Wladek hỏi.

Tay chơi này là một trong số ít hành khách trên toa khoác chiếc áo lông cừu dầy đẹp và ấm như vậy.

ông ta nhìn cậu thanh niên.

- Cậu không mua nổi đâu. - Wladek nghe giọng nói của ông ta thì biết là mình sẽ có thể mua được. - TỚ sẽ đòi bảy mươi lăm rúp.

Tôi trả ông bốn chục, - Wladek nói.

- Sáu chục, - tay chơi kia nói.

Năm chục, - Wladek nói.

- Không. Sáu chục là ít nhất thì tớ mới bán được. Chiếc áo này giá hơn một trăm rúp kia đấy, - tay chơi nói.

áo cũ rồi, - Wladek nói và nghĩ bụng sẽ lấy tiền trong tay áo ra cho đủ, nhưng rồi anh lại thôi vì sợ làm người ta chú ý đến mình. Anh đành chờ một dịp khác vậy. Wladek không muốn tỏ ra mình có thể mua được chiếc áo. Anh sờ tay vào cái cổ và nói với một giọng khinh khỉnh? - ông bạn ơi, đắt quá đấy. Thôi, năm chục rúp, không thêm một xu nào nữa. - Wladek đứng dậy làm như sắp bỏ đi chỗ khác.

Khoan, khoan, - tay chơi kia nói. - TỚ để cho cậu năm chục rúp vậy.

Wladek móc túi lấy ra tờ bạc năm mươi rúp và tay chơi kia cũng cởi tấm áo đổi lấy tờ bạc đỏ đã cũ. Chiếc áo đối với Wladek quá rộng và dài gần chấm đất, nhưng chính anh đang cần như thế để che bộ đồ bên trong hơi lộ liễu. Anh nhìn tay chơi trở lại chỗ đánh bạc và thấy ông ta lại thua nữa. Từ ông thày mới trước đây, anh đã học được hai điều, đó là: chớ bao giờ đánh bạc trừ phi anh có thủ thuật giỏi và chắc ăn, và khi đã mặc cả đến mức nhất định nào đó thì nên bỏ đi là vừa.

Wladek bỏ sang ngồi toa khác, trong bụng cảm thấy yên tâm hơn với chiếc áo mới mua được. Anh bắt đầu nhìn ngắm toa tàu đề tìm hiểu. Hình như các toa chia làm hai hạng, hạng phổ thông trong đó hành khách chỉ có đứng hoặc ngồi trên những dẫy ghế gỗ, và hạng đặc biệt trong đó anh rất lạ thấy chỉ có một người đàn bà ngồi mà thôi. Bà ta cỡ trung niên và ăn mặc có vẻ sang trọng hơn mọi hành khách khác trên

tàu Bà ta mặc chiếc áo xanh thẫm và quàng một tấm khăn trên đầu. Wladek nhìn bà ta ngập ngừng. Bà ta mỉm cười, khiến anh yên tâm bước vào trong toa.

Tôi ngồi được không?

- Xin mời, - người đàn bà nhìn anh nói.

Wladek không nói gì nữa. Anh đề ý nhìn người đàn bà và những đồ đạc chung quanh. Bà ta có nước da nhợt và hơi nhăn nheo, to béo quá khổ, có lẽ vì ăn nhiều. MỚ tóc ngắn và đen, mắt nâu, có thể như đã từng một thời hấp dẫn. Bà có hai chiếc túi to bằng vải để Ở giá trên đầu với một chiếc va-li con để bên cạnh.

Mặc dầu đang trong hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, nhưng Wladek thấy mình đã mệt quá không chịu nổi nữa. Anh đang nghĩ không biết mình có dám ngủ đi Ở đây không, thì nguời đàn bà lên tiếng.

Anh đi đâu?

Câu hỏi bất chợt làm Wladek giật mình.

Moscow, - anh nói và nín thở.

- Tôi cũng đi Moscow, - bà ta nói.

Wladek bắt đầu cảm thấy toa xe nảy vắng vẻ quá và lấy làm chột dạ về điều mình vừa nói ra, dù chỉ là một câu. Anh nhớ là bác sĩ đã dặn: "Chớ nói chuyện với ai. Nhớ đấy đừng có tin ai hết.

Nhưng Wladek cũng yên tâm thấy bà ta không hỏi gì thêm nữa. Anh vừa cảm thấy thế thì người soát vé đến. Wladek bắt đầu toát mồ hôi, mặc dầu lúc đó thời tiết là hai mươi độ âm. Người soát vé cầm lấy tấm vé của người đàn bà, xé một đoạn rồi trả lại cho bà ta và quay sang Wladek.

- Vé, anh bạn, - ông ta nói gọn lỏn, bằng một giọng trầm buồn.

Wladek không biết nói gì, chỉ sờ vào túi áo để tìm ít tiền.

- NÓ là con tôi, - người đàn bà nói ngay.

Người soát vé quay lại nhìn bà ta, rồi lại nhìn Wladek, cúi đầu chào bà ta rồi bỏ đi không nói câu gì.

Wladek ngước nhìn bà ta.

Cảm ơn bà - anh khẽ nói, và không biết làm gì hơn nữa.

- Tôi đã trông thấy anh chui dưới gầm đoàn xe tù,- người đàn bà bình thản nói. Wladek cảm thấy rụng rời, - Nhưng tôi không tố cáo anh đâu. Tôi cũng có một người anh em họ Ở trong cái trại khủng khiếp ấy, và tất cả chúng tôi ai cũng biết về những trại ấy đều sợ rằng sẽ có một ngày mình phải vào đấy. Anh mặc đồ gì dưới chiếc áo này?

Wladek định bụng chạy ra ngoài cởi chiếc áo lông, nhưng nếu chạy ra ngoài kia thì trên tàu không còn chỗ nào khác mà trốn được. Anh đành chỉ cời khuy ngoài.

- Thế này cũng không có gì đáng ngại lắm đâu, - bà ta nói.

- Vậy còn bộ áo tù anh để đâu?

- Tôi vứt ra ngoài cửa sổ.

- Mong rằng họ không tìm thấy nó trước khi anh đến Moscow.

- Anh có chỗ nào Ở Moscow không?

Anh lại nghĩ đến lời dặn eủa bác sĩ là đừng có tin ai, nhưng anh nghĩ tin bà này thôi.

Tôi không có chỗ nào cả.

Vậy anh có thể Ở với tôi đến khi nào anh tìm được một chỗ khác. Chồng tôi là trưởng ga Ở Moscow, và toa xe này chỉ giành cho những quan chức chính phủ thôi - bà ta giải thích. - Nếu anh lại nhầm một lần như thế nữa thì họ cho anh ngồi xe trở về Irkutsk ngay.

Bây giờ tôi có nên đi không? - Wladek hồi hộp.

Không, vì người soát vé đã trông thấy anh rồi. Lúc này anh Ở đây với tôi thì được yên. Anh có giấy tờ gì không?

- Không. Giấy tờ như thế nào?

Từ sau cách mạng, mỗi người công dân Nga đều phải có giấy chứng minh để người ta biết mình là ai, Ở đâu làm gì, nếu không sẽ phải ngồi tù cho đến khi có được những giấy tờ ấy. Nếu không có được thì sẽ ngồi tù mãi, - bà ta thủng thẳng nói. - Vậy đến Moscow, anh phải đi sát bên tôi, và nhớ là đừng có mở miệng.

- Bà đối với tôi tốt quá, - Wladek nói với vẻ ngờ vực

- Bây giờ Nga hoàng đã chết rồi, trong chúng ta đây chẳng có ai yên thân được đâu. Tôi may mắn mà lấy được một người có thế, - bà ta nói tiếp. - Còn không có người công dân nào Ở nước Nga này, kể cả các quan chức chính phủ, mà lại không sống trong nỗi lo sợ là có thể bị bắt và đưa vào trại giam. Tên anh là gì?

- Wladek.

- Tốt. Bây giờ anh ngủ đi, Wladek, vì trông anh mệt mỏi lắm. Đường thì còn rất xa, mà anh thì cũng chưa an toàn được đâu.

Wladek ngủ ngay.

Lúc anh tỉnh dậy thì mấy tiếng đồng hồ đã trôi qua nhưng trời bên ngoài đã tối. Anh nhìn người đàn bà đã che chở cho mình, bà ta mỉm cười nhìn lại.

Wladek thầm mong có thể tin được bà ta, đừng có nói với các quan chức rằng anh là ai. Hay là bà ta đã nói rồi? Bà ta lấy ra ít. thức ăn trong gói đưa cho Wladek. Anh yên lặng ăn. Tàu dến ga sau, hầu hết hành khách bước xuống. Một số xuống hẳn, một số chỉ đề ruỗi chân ruỗi tay, nhưng phần lớn là tìm xem có gì uống được không.

Người đàn bà trung niên đứng dậy nhìn Wladek nói:

- Đi theo tôi.

Anh đứng dậy theo bà ta xuống sân ga. Bà ta đem anh nộp lại chăng? Nhưng không, bà ta giơ tay ra và anh cầm lấy tay bà như bất cứ đứa trẻ mười ba tuổi nào đi theo mẹ vậy. Bà đi đến một nhà vệ sinh có chữ để dành cho phụ nữ. Wladek ngập ngừng đứng lại. Bà cứ bảo anh vào. Vào đến bên trong rồi, bà bảo Wladek cời bỏ quần áo ra. Anh ngoan ngoãn nghe theo. Từ sau khi Nam tước qua đời, anh chưa nghe theo ai như vậy. Trong khi anh cởi quần áo, bà mở vòi nước gần đó Một làn nước vừa lạnh vừa đục chầm chậm chảy ra. Bà thấy kinh tởm, nhưng với Wladek thì nước này còn khá hơn nhiều so với nước trong trại giam. Người đàn bà bắt đầu lấy mảnh giẻ ướt lau những vết xây xát trên người anh. Bà nhăn mặt khi trông thấy vết thương xù xì Ở chân. Wladek đau nhưng không xuýt xoa tí nào, và bà lau rất nhẹ.

- Về đến nhà, tôi sẽ chữa chạy cho anh tử tế, - bà nói. - Còn Ở đây hãy tạm thế này đã.

Bà trông thấy chiếc vòng bạc Ở tay anh. Bà đọc những chữ trên đó rồi nhìn kỹ Wladek, và hỏi:

- Cái này có phải của anh không? Anh lấy nó của ai thế ?

Wladek hơi giận.

- Tôi không lấy của ai. BỐ tôi cho tôi trước khi ông chết.

Bà ta lại chăm chăm nhìn anh, nhưng cái nhìn lần này khác. Không biết đó là sợ hay tôn kính? Bà ta cúi đầu nói :

- Anh phải cẩn thận đấy, Wladek. Người ta có thể giết anh vì cái của quý này đấy.

Anh gật đầu và bắt đầu mặc vội quần áo vào. HỌ quay trở lại toa xe. Tàu chậm lại Ở ga một giờ đồng hồ là chuyện thường. Đến khi đoàn tàu lại bắt đầu lăn bánh, Wladek cảm thấy mừng lại được nghe tiếng bánh xe lạch cạch Ở dưới. Tàu đi mất mười hai ngày rưỡi thì đến Moscow. Khi người soát vé mới xuất hiện, Wladek và người đàn bà lại diễn lại những động tác như cũ Wladek thì tỏ ra còn nhỏ dại và người đàn bà thì tỏ ra một người mẹ. Người soát vé cúi chào người đàn bà trung niên ấy, và Wladek bắt đầu nghĩ rằng Ở nước Nga thì những trưởng ga hẳn phải là những người rất quan trọng.

Sau khi đã hoàn thành chuyến đi một ngàn dặm đến Moscow, Wladek coi như đã tin hẳn Ở người đàn bà và mong chóng được trông thấy ngôi nhà của bà ta.

Tàu đến ga vào đầu buổi chiều. Mặc dầu đã trải qua một đoạn đường dài như thế. Wladek vẫn thấy khiếp sợ không hiều rồi tình hình sẽ ra sao. Anh chưa được thấy một thành phố lớn nào bao giờ, nói gì đến thủ đô của toàn nước Nga. Anh cũng chưa được thấy nhiều người như thế bao giờ, và ai cũng đi lại vội vã Người đàn bà hiểu được tâm trạng anh lúc này.

Đi theo tôi, đừng nói gì và đừng có bỏ mũ ra.

Wladek lấy hai cái túi của bà Ở trên giá xuống, kéo chặt cái mũ lên đầu lúc này đã lởm chởm ít tóc đen, rồi bước theo bà xuống sân ga. Một đống người đang nối nhau Ở trước thang chắn để chờ ra khỏi một cánh cửa rất nhỏ.

HỌ ùn lại vì mỗi người phải xuất trình giấy tờ cho lính gác. Bước đến gần cái thang chắn ấy, Wladek thấy tim mình đập thình thình như trống trận.

Nhưng đến lượt họ thì nỗi sợ lại tan bỉến đi rất nhanh. Người lính gác chỉ liếc nhìn vào giấy tờ của người đàn bà.

- Đồng chí, - anh ta nói và giơ tay chào. Rồi nhìn Wladek.

Con tôi, - bà nói.

À vâng, mời đồng chí. - Anh ta lại chào.

Thế là Wladek đã Ở Moscow.

Mặc dầu đã đặt hết lòng tin vào người đồng hành mới này, linh tính đầu tiên của Wladek là muốn bỏ chạy. Nhưag với 150 rúp thì không thể sống được nên anh quyết định hãy chờ đã, để khi nào có dịp sẽ chạy.

Một chiếc xe ngựa đã chờ sẵn Ở ngoài ga để đưa người đàn bà với đứa con mới của bà ta về nhà. ông trưởng ga không có đấy, nên bà đã tranh thủ xếp ngay một cái giường cho Wladek nằm. Rồi bà đun nước đổ vào một chiếc thùng kẽm lớn và bảo anh ngồi vào đó. Đây là lần tắm đầu tiên của anh sau hơn bốn năm, trừ lần hụp xuống sông trước đây. Bà lại đun thêm nước nóng nữa và bảo anh tắm với xà phòng. Bà cọ lưng cho anh.

Nước tắm dần dần đục ngầu. Wladek lau khô người rồi, bà bôi thuốc lên chân tay cho anh và băng bó vào những chỗ bị nặng. Bà nhìn vào bộ ngực chỉ có một bên vú và lấy làm lạ. Anh mặc vội quần áo và theo

bà vào bếp. Bà đã chuẩn bị một bát súp nóng với đậu. Wladek háo hức ăn như ăn tiệc. Hai người không ai nói gì. Anh ăn xong rồi, bà khuyên anh tốt nhất là lên giường ngủ một giấc. .

- Tôi không muốn cho ông nhà.tôi trông thấy anh trước khi tôi cho ông ấy biết tại sao anh Ở đây - bà giải thích. - Anh có muốn Ở đây với chúng tôi không, Wladek, nếu chồng tôi đồng ý?

Wladek gật đầu cảm ơn.

- vậy anh đi ngủ ngay đi, - bà nói.

Wladek nghe lời bà, trong bụng thầm mong ông chồng bà sẽ cho phép anh được Ở lại đây. Anh chậm chạp cởi quần áo và trèo lên giường. Người anh đã sạch sẽ lắm rồi, khăn trải giường cũng rất sạch, đệm rất mềm. Anh bỏ chiếc gối lên sàn nhà. Tất cả những tiện nghi đó đều rất mới lạ nhưng anh đã quá mệt rồi nên nằm ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết. Mấy tiếng đồng hồ sau, anh bỗng tỉnh dậy vì nghe có tiếng

nói to Ở trong bếp. Anh không biết là mình đã ngủ được bao lâu. Bên ngoài trời đã tối. Anh bò ra khỏi giường bước đến mở hé cửa và nghe rõ hai người đang nói chuyện trong bếp.

- Bà thật ngốc, - Wladek nghe một giọng hơi gắt. - Bà không hiểu là nếu họ bắt được thì sẽ rắc rối như thế nào ư CÓ thể là bà bị người ta tống vào trại giam

đấy

- Nhưng, Poitr, ông không biết là nó như một con thú bị săn đuổi ấy.

- Thế là bà muốn bản thân chúng ta sẽ như những con thú bị săn đuổi chứ gì, - người đàn ông nói. - CÓ ai trông thấy nó không?

- Không, không có ai đâu, - người đàn bà nói.

- Thế thì cảm ơn Chúa. Phải cho nó đi ngay trước khi có ai biết là nó Ở đây. Chỉ còn cách đó thôi.

- Nhưag đi đâu, Poitr? NÓ lạc lõng và không quen biết một ai, - người đàn bà che chở cho Wladek nói. - Mà tôi thì vẫn mong có đứa con trai.

- Tôi không cần biết bà muốn gì hay là nó đi đâu. NÓ không phải là trách nhiệm của chúng ta, và chúng ta phải tống nó đi cho nhanh chóng.

- Nhưng, Poitr, tôi nghĩ nó là dòng dõi quý tộc. Hình như bố nó là một Nam tước. NÓ có đeo một chiếc vòng bạc Ở cổ tay, trên đó có những chữ...

- Như thế lại càng rắc rối. Bà không biết là các nhà lãnh đạo mới đã ra lệnh như thế nào ư? Không Nga hoàng, không vua chúa, không đặc quyền đặc lợi gì hết. Mà chúng ta cũng chẳng cần phải đến trại giam nữa cơ, các nhà cầm quyền có thể bắn chết mình luôn chưa biết chừng.

Chúng ta vẫn mong có đứa con trai, Poitr. Chẳng lẽ chúng ta không dám mạo hiểm chuyện này được ư?

- Bà mạo hiểm được, nhưng tôi thì không. Tôi bảo nó phải đi và đi ngay.

Wadek không cần nghe họ nói gì thêm nữa. Anh nghĩ cách duy nhất để đỡ cho bà ta là người đã có ơn với anh là iến hẳn vào đêm tối. Anh vội mặc quần áo vào và nhìn lại chiếc giường, chỉ mong không phải chờ thêm bốn năm nữa mới lại được nằm một chiếc giường như thế Anh đang tìm cách.mở cứa sổ thì cửa ra vào phòng bỗng bật tung và ông trưởng ga bước vào Người ông ta nhỏ bé, không cao hơn Wladek nhưng có cái bụng to và cái đầu hói chung quanh chỉ còn ít sợi bạc chải qua loa tưởng như một bộ tóc giả.

ông ta đeo đôi mắt kính không có gọng khiến dưới mỗi con mắt có nét hằn đỏ trũng xuống. Tay ông ta cầm chiếc đèn nến. ông ta đứng nhìn Wladek. Wladek nhìn lại như thách thức.

- Đi xuống dưới này, - ông ta ra lệnh. Wladek miễn cưỡng theo ông ta xuống bếp. Người đàn bà đang ngồi khóc bên bàn.

- Bây giờ chú bé nghe đây nhé - ông ta nói.

- Tên nó là Wladek, - người đàn bà chen vào.

- Bây giờ chú bé nghe đây, - ông ta nhắc lại. - Anh sẽ gây ra chuyện rắc rối Ở đây, vì vậy tôi muốn anh phải đi khỏi chỗ này và đi càng xa càng tốt.

Tôi cho anh biết là tôi sẽ làm như thế này để giúp anh nhé.

Giúp ư? Wladek nhìn ông ta không nói.

- Tôi sẽ cho anh một cái vé tàu. Anh muốn đi đâu?

- Odessa, - Wladek nói. Anh không biết nơi đó là Ở đâu và đây đến đó hết bao nhiêu tiền. Anh chỉ biết đó là thành phố thứ hai bác sĩ vẽ trên bản đồ để từ đó mà đi đến tự do.

- Odessa, hừ, nơi sản sinh ra tội ác, thật là một địa chỉ thích hơp đấy, - ông trưởng ga cười khẩy. - Đến đó thì anh chỉ gặp toàn những người như anh và rắc rối thêm mà thôi.

- Thế thì đề nó Ở lại đây, Piotr. Tôi sẽ chăm nom cho nó, tôi sẽ...

- Không, không bao giờ. Tôi thà mất tiền cho nó còn hơn.

Nhưng làm sao nó đi lọt được? - người đàn bà van nài.

- Tôi sẽ cho nó tấm vé và một giấy thông hành đi làm việc Ở Odessa. - ông ta quay sang Wladek. - Anh lên tàu đó đi rồi, nếu tôi còn trông thấy anh hay nghe nói đến anh Ở Moscow, tôi sẽ báo cho người ta bắt và giam anh Ở một nhà tù nào gần đây nhất. Rồi người ta sẽ tống anh trở lại cái trại đó ngay, nếu không thì họ cũng bắn anh luôn.

ông ta nhìn lên chiếc đồng hồ trên bếp: đã mười một giờ năm phút. ông ta quay sang phía vợ.

- CÓ chuyến tàu đi Odessa vào mười hai giờ đêm. Tôi sẽ tự đưa nó ra ga. Tôi muốn biết chắc chắn là nó đã rời Moscow rồi. Anh có hành lý gì không?

Wladek vửa sắp trả lời không thì người đàn bà đã nói ngay:

- CÓ để tôi đi lấy cho nó.

Wladek với ông trưởng ga nhìn nhau hằn học. Người đàn bà đi một lúc lâu. Chuông đồng hồ đánh lên một tiếng. Hai người vẫn không ai nói gì. Mắt ông trưởng ga không rời khỏi Wlađek. Bà vợ ông ta quay lại tay cầm một gói giấy màu nâu có buộc dây cẩn

thận Wladek nhìn gói giấy, định lên tiếng từ chối nhưng thấy trong ánh mắt của bà có cái gì như sợ hãi, nên anh chỉ biết nói:

- Cảm ơn bà.

- Hãy ăn cái này đi đã, - bà ta nói và đẩy bát súp nguội đến chỗ anh.

Anh nghe theo. Mặc dầu bụng anh lúc này vẫn còn đang rất no, nhưng anh cũng ăn bát súp thật nhanh để bà ta khỏi phiền lòng.

Súc vật - người đàn ông nói.

Wladek ngước nhìn ông ta, mắt đầy căm giận. Anh lấy làm tội nghiệp cho người đàn bà phải sống với một ông chồng như vậy suốt đời.

- Đi thôi, chú bé, - ông trưởng ga nói. - Mau kẻo lỡ tàu thì phiền lắm.

Wìadek theo người đàn ông ra khỏi bếp. Anh ngập ngừng một chút khi đi qua chỗ người đàn bà đứng. Anh giơ tay ra và bà ta khẽ nắm lấy tay anh. Không ai nói gì, nhưng có nói cũng không nói được gì. ông trưởng ga với con người tị nạn ấy vừa đi vừa nấp qua mấy phố tối của Moscow và đến ga. ông ta lấy một chiếc vé đi một lượt đến Odessa và đưa cho Wladek.

Còn giấy thông hành của tôi đâu? - Wladek hỏi. ông ta rút Ở túi trong ra một tấm giấy, ký vội vào đó rồi kín đáo đưa cho Wladek. ông ta để ý nhìn quanh xem có thể có gì nguy hiểm không. Trong bốn năm qua, Wladek đã từng trông thấy những đôi mắt giống như của ông trưởng ga này nhiều lần rồi. ĐÓ là đôi mắt của một anh hèn.

- Đừng để tôi trông thấy anh hay nghe nói đến anh nữa nhé, .- ông trưởng ga nói. Giọng nói thì ra vẻ hách dịch. Trong bốn năm qua,Wladek cũng đã được nghe những giọng nói như thế nhiều lần.

Anh nhìn lên ông ta, định nói lại, nhưng ông ta đã đi vào bóng đêm mất rồi. Wladek nhìn vào những người đi qua trước mặt anh. Cũng những đôi mắt sợ sệt như nhau cả. Trên đời này không ai được tự do cả sao? Wladek cắp cái gói giấy nâu vào nách, sửa lại mũ trên đầu rồi bước ra chỗ thang chắn. Lần này, anh cảm thấy tự tin hơn. Anh xuất trình giấy thông hành cho người gác và đi qua không có chuyện gì. Anh trèo

lên toa tàu. Thế là anh chỉ được thấy Moscow có một lúc ngắn ngủi, Và trong đời anh sẽ chẳng còn bao giờ thấy lại thành phố này nữa. Anh sẽ nhớ mãi lòng tốt

của người đàn bà vợ ông trưởng ga ấy. Đồng chí gì nhỉ... Anh cũng không biết đến cả tên bà ta nữa.wladek ngồi Ở toa thường. Odessa gần Moscow hơn nhiều so với Irkutsk. Trên bản đồ của bác sĩ, khoảng cách chỉ bằng ngón tay, vậy mà trên thực tế những 800 dặm. Wladek đang nhìn vào chiếc bản đồ sơ sài ấy thì Ở đầu toa cũng đang diễn ra một vụ cờ bạc. Anh giấu bản đồ vào trong áo rồi bắt đầu để ý đến chỗ

đánh bạc ấy. Anh thấy một người dù chơi thế nào cũng vẫn thắng, không lần nào bị thua cả. Wladek nhìn kỹ một lúc thì hiểu ra anh chàng kia là một tên bịp bợm.

Anh chuyển sang đứng phía bên kia, đối diện với tên bạc bịp để xem hắn làm ăn thế nào. Nhưng đứng chỗ này khó nhìn nên anh cố chen vào ngồi được bên trong. Anh thi hành một cái mẹo là chờ cho tên bạc bịp giả vờ thua thi anh bỏ tiền vào đó gấp đôi lên cho đến lượt hắn được. Tên bạc bịp không thấy ngay được thủ thuật ấy của anh nên không để ý. Chỉ mãi đến lúc tàu đỗ Ở ga sau hắn mới hiểu ra. Wladek đánh

được mười bốn rúp. Anh bỏ ra hai rúp mua quả táo và một chén súp nóng. Anh đã kiếm được đủ tiền cho cả chuyến đi xuống đến Odessa. Anh thầm nghĩ nếu cứ tiếp tục chơi kiểu này thì sẽ kiếm thêm được ít tiền nữa. Nghĩ thế, anh quay trở lại sòng bạc và sẵn sàng theo đuổi cál mẹo cũ của mình. Nhưng vừa bước vào đến trong toa, anh đã bị đánh một nhát ngã dúi vào góc. Tay bị bẻ quặt ra sau lưng và đầu bi đập vào thành toa. Máu mũi anh chảy ra. Một mũi dao kề vào sau gáy.

- Mày nghe tao nói không, thằng nhóc?

- Dạ, - Wladek hoảng sợ đáp.

- Mày còn quay lại toa này nữa, tao sẽ cắt cái tai này đi, biết chưa? Tao mà cắt tai thì mày không còn nghe được nữa, biết chưa?

- Vâng ạ, - Wladek nói.

Wladek cảm thấy mũi dao ấn vào sau mang tai rồi máu bắt đầu chảy xuống cổ.

- Tao cảnh cáo cho mày biết thế.

Một cái đầu gối bỗng thúc mạnh vào bụng anh. Wladek nằm lăn ra sàn tàu. Một bàn tay sục vào mấy túi áo của anh, lấy đi mấy rúp anh vừa kiếm được.

- Tiền của tao, - hắn nói.

Máu vẫn còn chảy Ở mũi và Ở cổ Wladek. Lúc anh mở mắt ra nhìn lên thì không thấy tên bạc bịp đâu nữa. Anh cố đứng dậy nhưng không đứng được, đành cứ ngồi lại trong góc toa một lúc. Đứng dậy được rồi, anh lê bước ra đầu toa đằng kia, tránh xa chỗ tên bạc bịp chừng nào hay chừng đó. Anh chui vào một toa chỉ có đàn bà trẻ con rồi ngủ thiếp đi. Đến ga sau, Wladek không dám xuống tàu. Anh mở gói giấy xem trong đó đựng gì. Hóa ra trong đó có đủ thứ táo bánh mì, lạc, một chiếc sơ mi, một chiếc quần và có cả một đôi giầy nữa. Thật là cả một kho báu. Anh bèn thay ngay những quần áo mới vào người. ôi, người đàn bà quý hóa quá. Còn ông chồng, sao mà quá đáng thế.

Anh ăn rồi lại ngủ, lại mơ. Cuối cùng, sau năm đêm bốn ngày, đoàn tàu lừ đừ lăn bánh vào ga Odessa. Ở cửa chắn vẫn kiểm soát vé và giấy tờ như cũ Giấy tờ của anh hợp lệ nên tên lính gác không để ý gì hết. Từ lúc này trở đi, anh phải tự do lấy hết.

Anh vẫn còn 150 rúp giấu trong tay áo. Anh chưa dám tiêu đi đồng nào vào lúc này.

Wladek đi lang thang cả ngày trong thành phố để làm quen với đường xá Ở đây, nhưng có nhiều cảnh lạ mắt quá nên anh không nhớ được chỗ nào với chỗ nào.

Toàn những nhà to, cửa hàng lớn, rất nhiều những người đi bán rong trên đường phố, thậm chí có cả một con khỉ ngồi trên đầu gậy của người bán hàng rong nữa. Wladek cứ đi mãi đến lúc anh ra tới bến cảng và trông thấy biển. À ra đây rồi, đúng cái mà Nam tước gọi là biển đây. Wladek đứng lặng nhìn khoảng mênh mông xanh ngắt. Nơi xa kia là tự do, là trốn thoát khỏi nước Nga. Thành phố này hẳn là vừa trải qua trận chiến ghê gớm, vì còn những căn nhà cháy trụi và nhiều chỗ nhếch nhác, rất không hơp với làn gió biển thơm mát đang thổi vào đây. Wladek không biết trong thành phố còn đánh nhau không. Anh không biết hỏi ai được. Mặt trời đã lặn xuống sau những ngôi nhà cao tầng. Anh phải bắt đầu đi tìm một chỗ nào để ngủ đêm. Wladek đi vào một ngõ bên đường cái Khoác chiếc áo lông dài chấm đất và cắp một gói giấy nâu trong tay, trông anh thật lạc lõng giữa khung cảnh Ở đây. Anh không tìm thấy một chỗ nào an toàn được. Lát sau anh ra đến khu đường sắt, thấy

có một toa tàu nằm đơn độc một chỗ. Anh ngó nhìn vào bên trong, chỉ thấy tối và yên lặng. Trong toa không có người. Anh quẳng gói giấy lên đó, trèo vào bên trong và chui vào một góc nằm ngủ. Anh vừa đặt mình xuống thì một thân hình đè lên người anh và hai tay ghì chặt lấy cổ họng. Anh hầu như không thở được

- Mày là ai? - giọng một đứa bé gầm lên. Trong bóng tối, anh đoán tên kia không lớn tuổi hơn mình được

- Wladek Koskiewicz.

- Mày Ở đâu đến?

- Moscow. - Lúc đó Wladek đã định nói là Slonim.

- Mày không được ngủ trong toa của tao, dù là mày Ở Moscow đến, - tên kia nói.

Xin lỗi, - Wladek nói. - Tôi không biết.- Mày có tiền không? - Hai ngón tay cái của tên .kia ấn chặt xuống cổ họng anh.

ít thôi, - Wladek nói.

- Bao nhiêu?

Bẩy rúp.

- Đưa đây .

Wladek thọc tay vào túi áo. Tên kia cũng bỏ một tay ra mò vào túi áo khác. Còn một tay hắn bỏ lỏng. Wladek chợt dồn hết sức vào đầu gối thúc lên hạ bộ của nó một nhát. Tên kia ôm lấy dái lăn ra. Wladek chồm dậy đánh liên hồi. Tự nhiên tình hình

thay đổi hẳn. Tên kia không thể địch lại Wladek. Thế là nằm ngủ trong một toa tàu bỏ hoang chẳng khác nào như một khách sạn năm sao so với những căn hầm và trại giam mà anh vừa trải qua.

Wladek chỉ ngừng tay khi tên kia đã chịu nằm bẹp xuống sàn tàu, cựa quậy gì được nữa. Hắn phải van xin Wladek.

- Mày ra tít đầu toa kia mà nằm và cứ Ở yên đấy,- Wladek nói. - Mày mà động đậy nữa tao giết.

- Vâng, vâng, - tên kia cố bò di.

Wladek theo dõi thấy hắn đã bò đến đầu toa. Anh ngồi nghe động tĩnh một lúc không thấy gì mới từ từ đặt mình xuống sàn toa và lát sau ngủ thiếp đi.

Lúc anh tỉnh dậy đã thấy mặt trời chiếu qua khe ván của toa tàu. Anh quay người lại và bây giờ mới nhìn thấy rõ tên địch thủ đêm qua. Hắn vẫn nằm co rúm và còn ngủ Ở đầu toa đằng kia.

- Lại đây, - Wladek ra lệnh. Tên kia từ từ thức dậy.

- Lại đây, - Wladek nhắc lại, giọng to hơn trước. Tên kia vâng lời ngay. Lần đầu tiên Wladek mới nhìn kỹ được hắn. Hai người chạc tuổi nhau nhưng rõ ràng tên kia cao lớn hơn Wladek một chút, mặt mũi trông trẻ hơn và mớ tóc hắn bù xù.

- Việc đầu tiên là kiếm cái gì ăn đã, - Wladek nói.

- Anh theo tôi, - tên kia nói và nhảy luôn ra ngoài toa. Wladek thất thểu đi theo hắn lên đồi và vào trong thành phố lúc đó đang họp chợ sáng.

Kể từ sau những bữa ăn tuyệt vời Ở chỗ Nam tước đến giờ, anh chưa từng thấy Ở đâu có nhiều thức ăn như thế. Các thứ hoa quả, rau cỏ, kể cả thứ lạc mà anh thích, chất đầy trên các ngăn hàng. Tên kia cũng có thể thấy Wladek bị ngợp trước cảnh này.

- Bây giờ chúng mình làm thế này nhé, - tên kia nói bằng một giọng tin tưởng. - Tôi sẽ đi vào một góc ngăn hàng ăn cắp một quả cam rồi bỏ chạy. Anh sẽ đứng đó và hét thật to: Bắt lấy thằng ăn cắp? Người trông hàng sẽ đuổi theo tôi, thế là lúc đó anh nhặt ngay lấy mấy quả nhét vào túi. Đừng có lấy nhiều, chỉ đủ ăn một bữa thôi. Xong rồi, anh quay lại chỗ này, hiểu chưa nào?

- CÓ lẽ thế, - Wladek nói.

- Để xem dân Moscow như anh có làm được chuyện đó không. - Hắn nhìn anh cười khẩy một cái rồi bước ra. Wladek nhìn theo hắn với một vẻ khâm phục. Hắn đàng hoàng đi vào góc một sạp chợ nhấc lấy một quả trên cả một đống cam cao ngất, nói câu gì đó với người bán hàng rồi thủng thẳng bước đi. Hắn nhìn lại Wladek lúc đó đã hoàn toàn quên cả câu nói "Bắt lấy thằng ăn cắp", nhưng người bán hàng ngửng lên trông thấy vội chạy ra đuổi. Mọi người đang chú ý nhìn theo tên kia thì Wladek vơ quàng lấy ba quả cam, một quả táo và một củ khoai nhét cả vào túi áo ngoài. Lúc

người bán hàng đã sắp đến gần tên kia thì hắn ném quả cam trả lại cho ông ta. Người đó đứng lại vừa nhặt quả cam vừa chửi rủa, giơ nắm đấm lên dọa rồi quay lại quầy hàng phàn nàn với những người khách quanh đó.

Wladek đang có vẻ khoái trá với cảnh vừa rồi thì một bàn tay đã đặt mạnh lên vai. Anh hoảng sợ quay lại tưởng mình bị bắt.

- Anh có vớ được gì không, anh Moscow, hay chỉ đứng đó xem thôi? .

wladek cười và đưa ra ba quả cam, quả táo với củ khoai. Tên kia cũng cười theo.

- Tên cậu là gì? - Wladek hỏi.

- Stefan.

Stefan này, mình lại làm một lần nữa đi.

- Thôi đi anh Moscow, anh đừng tưởng thế là khôn nhé Nếu muốn làm nữa thì phải ra đầu chợ đằng kia và phải chờ ít ra một giờ nữa. Tôi đã chuyên làm Ở đây rồi, nhưng anh đừng tưởng là thỉnh thoảng không bị bắt đâu.

Hai anh chàng lặng lẽ đi ra đầu chợ đằng kia. Stefan đi với một vẻ rất đàng hoàng khiến Wladek nghĩ bụng giá mình không biết thì đã mất hết với hắn rồi. HỌ trà trộn vào chỗ những người mua hàng buổi sáng, và khi Stefan cho rằng đã đến lúc thì họ tái diễn hai lần cảnh đã làm lúc trước. Cả hai người đều rất thỏa mãn, quay trở về toa xe bỏ hoang để hưởng những gì đã ăn cắp được: sáu quả cam, năm quả táo,

ba củ khoai, một quả -lê, rất nhiều loại lạc với một phần thưởng đặc biệt là quả dưa to. Trước kia Stefan không bao giờ có túi đủ to để cho quả dưa vào đó được Chiếc áo ngoài của Wladek bây giờ mới làm được chuyện ấy.

- ăn được, - Wladek cắn vào củ khoai và nói.

- Cậu ăn cả vỏ ư? - Stefan ngạc nhiên nói.

- Mình đã Ở những chỗ được ăn vỏ khoai đã là sang lắm rồi, - Wladek nói.

Stefan nhìn anh bằng con mắt khâm phục.

- Vấn đề nữa ìà chúng ta làm thế nào có . tiền đây?- Wladek nói.

- Trong một ngày mà cậu muốn có đủ thứ thế ư, hả ông chủ? - Stefan nói. - Nếu cậu định làm ăn to thì phải nhập bọn với đám Ở ngoài bến kia, ông Moscow ạ.

- Cậu chỉ cho tớ xem. - Wladek nói.

HỌ ăn hết nửa số quả và giấu chỗ còn lại xuống dưới đống rơm Ở góc toa xe, rồi Stefan dẫn Wladek xuống bến chỉ cho anh xem rất nhiều tàu đậu dưới đó. Wladek không tin Ở mắt mình nữa. Anh đã được nghe Nam tước kể cho biết về những tàu to chạy xuyên qua các biển lớn đem hàng đến cho nước ngoài, nhưng những chiếc tàu anh được thấy tận mắt đây còn to hơn nhiều so với điều anh tưởng tượng, và chúng đậu thành một hàng dài không thể nhìn thấy hết được.

Stefan nói làm anh sực tỉnh.

- Cậu trông thấy chiếc tàu to tướng màu xanh kia không? Nếu muốn làm thì cậu chỉ việc xuống dưới gầm cái ván cầu, nhặt một cái rổ, chất đầy thóc vào đó rồi trèo lên thang và đổ xuống khoang tàu. Cứ bốn chuyến như thế thì cậu được một rúp. Cậu phải đếm cho đúng, không thì cái thằng cầm đầu ấy sẽ bịp và ăn chặn tiền của cậu đấy.

Cả buổi chiều, Stefan và Wladek làm cái việc vác thóc lên thang. Hai người kiếm được hai mươi sáu rúp. Sau một bữa ăn no nê với số lạc, bánh và hàng ăn cắp được, hai người lăn ra ngủ trong cái toa xe lúc trước.

Sáng hôm sau Wladek dậy trước và Stefan thấy anh ngồi xem bản đồ.

- Cái gì thế? - Stefan hỏi.

- Đây là bản vẽ con đường để tớ chạy ra khỏi nước Nga.

- Cậu có thể Ở đây và nhập bọn với tớ thì việc gì phải bỏ nước Nga? - Stefan nói. - Chúng mình cùng làm ăn với nhau được chứ!

- Không, tớ phải đi đến Thổ nhĩ kỳ. Đến đó tớ sẽ được là người tự do lần đầu tiên trong đời. Sao cậu không cùng đi với tớ, hả Stefan?

- TỚ chả bao giờ có thể bỏ Odessa được. Đây là nhà tớ Đường sắt là nơi tớ sống, những người Ở đây tớ đã quen biết từ bé đến giờ rồi. Ở đây chẳng hay gì lắm, nhưng có khi Ở Thổ nhĩ kỳ còn tệ hơn. Nhưng nếu cậu muốn đi thì tớ sẽ giúp.

- TỚ làm sao biết được tàu nào đi Thổ nhĩ kỳ? - Wladek hỏi.

- Dễ thôi, tớ có thể biết tất cả những tàu nào sắp đi đâu Tụi mình sẽ hỏi ông Joe Một Răng Ở cuối cầu tàu là biết ngay. Nhưng cậu phải trả ông ấy một rúp.

- Chắc hai người lại chia nhau chứ gì?

- Mỗi người một nửa. - Stefan nói. - Cậu học được nhanh đấy, cậu Moscow ạ. - Nói đến đây, hắn liền nhảy ngay ra ngoài toa.

Wladek chạy theo hắn len lỏi giữa những toa tàu. Anh càng thấy bọn chúng đứa nào cũng nhanh nhẹn, chỉ có mình là phải đi cà nhắc thôi. Đến cuối cầu tàu, Stefan dẫn anh vào một căn lều nhỏ có những đống sách phủ đầy bụi và những bảng giờ tàu đã cũ. Wladek không nhìn thấy ai, nhưng bỗng có tiếng nói từ đằng sau đống sách:

Chúng mày muốn gì thế? Tao không có thì giờ đâu nhé.

- Hỏi một tí cho anh bạn tôi đây, Joe. Chuyến tàu sang sắp tới đi Thổ nhĩ kỳ là bao giờ đấy?

- BỎ tiền ra đã, - một ông già thò đầu từ phía sau đống sách nói. Mặt mũi ông rõ ra một người đã trải qua nhiều nắng gió. Đầu đội mũ lính thủy. Đôi mắt đen nhìn xoáy vào Wladek.

- ông ấy là người đi biển giỏi lắm nhé, - Stefan nói thầm với Wladek nhưng đủ để Joe nghe thấy.

- Đừng nói lôi thôi, mày. Rúp đâu?

- ông bạn tôi cầm tiền, - Stefan nói. - Wladek, -cậu đưa đồng rúp cho ông ấy.

Wladek lấy ra đồng tiền. Joe cắn thử vào đồng tiền xem có thật không, rồi đi ra tủ sách rút lấy một bảng giờ tàu màu xanh rất to. Bụi bay tứ tung. ông ta vừa ho vừa lật mấy trang trong đó, đưa ngón tay sần sùi dò tìm các tên tàu.

- Thứ năm sau tàu Renaska sẽ đến lấy than, rồi có lẽ đi vào thứ bảy. Nếu nó lấy được nhanh thì có thể đi vào đêm thứ sáu để đỡ tiền thuê cảng. NÓ sẽ đậu Ở cảng mười bảy.

Cảm ơn ông Một Răng nhé, - Stefan nói. - Để tôi xem có thể dẫn vài ông bạn giàu đến đây được không.

Joe Một Răng giơ nắm đấm lên chửi, còn Stefan với Wladek kéo nhau chạy ra ngoài.

Trong ba ngày sau đó, hai anh chàng lại tiếp tục đi ăn cắp lương thực, khuân vác thuê và lăn ra ngủ. Đến hôm thứ năm tuần sau đó, chiếc tàu Thổ nhĩ. kỳ đến cảng thì Stefan hầu như đã thuyết phục được Wladek Ở lại Odessa. Nhưng cuối cùng vì nỗi sợ hãi đối với người Nga ám ảnh Wladek nên anh thấy cuộc sống mới với Stefan dù sao cũng không thể hấp dẫn anh hơn được nữa.

Họ đứng trên cầu tàu nhìn con tàu mới đến đậu Ở cảng mười bảy.

- Mình làm thế nào lên tàu được? - Wladek hỏi.

- Dễ thôi, - Stefan nói, - Sáng mai mình sẽ nhập bọn với đám người khuân vác. TỚ sẽ đi sát ngay sau cậu. Chờ lúc nào than đổ gần đầy thì cậu nhảy ùm ngay xuống đó, tìm chỗ trốn, còn tớ thì nhặt cái giỏ của cậu và quay ra phía bên kia.

- Rồi cậu lĩnh luôn cả phần tiền của tớ chứ gì, - Wladek nói.

- Tất nhiên, - Stefan đáp. - TỚ có sáng kiến thế thì phải được thưởng tiền chứ, nếu không thì ai người ta còn tin Ở chuyện làm ăn tự do được nữa?

Sáng hôm sau, họ nhập hội với đám khuân vác than. HỌ lên lên xuống xuống trên chiếc ván cầu đồ than, nhưng than đổ xuống mãi chỉ thấy lọt thỏm. Cho đến tận chiều tối mà vẫn chưa được nửa khoang. Đêm đó, hai người ngủ thật say. Rồi lại đến sáng hôm sau nữa, họ tiếp tục khuân vác cho đến giữa buổi chiều thì khoang tàu chở than mới gần đầy. Stefan đá vào gót chân Wladek làm hiệu.

- Lần sau nhé, cậu Moscow, - hắn nói. Lên đến đầu ván cầu, Wladek đổ thúng than của mình xuống, bỏ lại cái thúng trên cầu tàu, vịn vào lan can và nhẩy xuống đống than. Stefan nhặt cái thúng của Wladek lên rồi tiếp tục đi sang phía bên kia, vừa đi vừa huýt sáo.

- Tạm biệt anh bạn nhé, - Stefan nói. - Và chúc cậu may mắn với bọn Thổ vô đạo nhé.

Wlađek ép người vào góc khoang tàu và nhìn đống than tiếp tục đổ xuống bên cạnh mình. Bụi than bay mù lên, vào cả mũi mồm, chui cả vào phổi và vào mắt anh. Anh cố gắng chịu đau không dám ho lên, sợ thủy thủ trên tàu nghe thấy. Đúng đến lúc anh thấy không thể nào chịu được cái không khí ngột ngạt, đã định quay lên với Stefan để rồi sau này tìm cách khác mà trốn thì người ta đóng cửa khoang lại. Wladek được thể, ho ran một hồi.

Một lúc sau, anh thấy có cái gì như cắn vào gót chân. Anh rùng mình nhìn xuống xem là cái gì, hóa ra đó là chuột rất to. Anh cầm cục than nén vào con vật khủng khiếp ấy, nhưng nó vừa chạy đi thì con khác, rồi lại con khác nữa kéo đến. Con sau còn mạnh bạo hơn, leo cả lên chân anh. Không biết nó Ở đâu ra.

Vừa to, vừa đen sì và rất đang đói ăn. Anh cúi xuống nhìn kỹ. Lần đầu tiên trong đời Wladek thấy chuột có mắt đỏ. Anh vội trèo lên đống than và cố mở cái nắp trên cửa khoang. ánh nắng rọi vào và lũ chuột chui tọt xuống hầm dưới. Anh định trèo ra ngoài, nhưng con tàu vừa ra khỏi bến cảng. Anh hoảng sợ, lại rút vào trong khoang. Nếu như con tàu này buộc phải quay lại và giao Wladek cho nhà cầm quyền thì anh

biết chắc mười mươi là sẽ phải trở về trại giam 201 bọn Bạch Nga mà vĩnh viễn không bao giờ ra khỏi được nữa. Anh đành Ở lại với lũ chuột. Anh vừa đậy cái nắp vào là chúng lại kéo đến. Anh phải nhặt than ném liên tiếp vào chúng, nhưng con này vừa đi thì con khác lại xuất hiện. Chốc chốc anh phải hé mở cái nắpcho ánh sáng lọt vào, vì chỉ có ánh sáng mới là đồng minh duy nhất giúp cho anh có thể xua lũ chuột đi

được Suốt hai ngày ba đêm Wladek phải vật lộn chiến đấu với lũ chuột, không được một lúc nào ngủ yên với chúng. Cuối cùng khi con tàu đến cảng Constantinople và người ta mở nắp khoang ra thì Wladek đen kịt suốt từ đầu đến chân, còn từ đầu gối xuống đến ngón chân thì đầy những máu, Thủy thủ trên tàu kéo anh ra khỏi đống than. Wladek cố đứng dậy, nhưng rồi lại ngã gục xuống trên boong tàu.

* *

Lúc Wladek tỉnh lại - anh không biết mình Ở đâu và sau đó bao lâu - thấy mình nằm trên chiếc giường trong một căn phòng nhỏ, có ba người mặc áo dài trắng đứng chung quanh đang nhìn anh rất kỹ, và họ nói một thứ tiếng gì đó anh chưa từng nghe thấy bao giờ Trên thế giới này có bao nhiêu thứ ngôn ngữ nhỉ?

Anh nhìn lại mình, vẫn còn đen kịt và đầy những máu me. Anh định ngồi dậy thì một trong ba người mặc áo trắng, nhiều tuổi nhất và có bộ râu dê trên khuôn mặt gầy nhỏ, lại đẩy anh nằm xuống. ông ta nói với Wladek bằng một thứ tiếng gì lạ lắm. Wladek lắc đầu ông ta lại nói tiếng Nga. Anh vẫn lắc đầu. Anh biết là nếu mình trả lời bằng tiếng đó thì lập tức bị đưa về chỗ cũ ngay. Thứ tiếng sau đó ông bác sĩ thử nói là tiếng Đức. Wladek biết rằng mình còn giỏi hơn ông ta về tiếng này.

- Anh nói được tiếng Đức?

- Vâng.

A, thế ra anh không phải người Nga?

- Không.

- Vậy anh làm gì Ở Nga?

- Tôi trốn.

- À ra thế. - ông ta quay lại nói với những người kia bằng thứ tiếng của mình, rồi ba nglIời đi ra ngoài.

Một cô y tá bước vào lau sạch người cho Wladek, mặc cho anh kêu đau. CÔ ta buộc thuốc vào chân cho anh, rồi bỏ anh nằm đó ngủ tiếp. Lần thứ hai Wladek tỉnh dậy thấy chỉ có mỗi mình anh trong phòng. Anh nhìn lên trần nhà trắng toát, suy nghĩ xem sẽ làm gì.

Anh vẫn không biết được mình đang Ở xứ nào. Anh trèo lên bệ cửa sổ nhìn ra ngoài. Anh thấy có một cái chợ, không khác gì lắm với chợ Ở Odessa, chỉ trừ có những nguời Ở đây mặc áo dài trắng và da dẻ họ thẫm hơn. HỌ cũng đội những chiếc mũ có nhiều màu, trông những chậu hoa con Ở trên đầu, còn chân thì đi dép.

Đàn bà thì mặc toàn đồ đen, cả đến mặt họ cũng che kín chỉ chừa hai con mắt cũng đen. Wladek nhìn họ đi lại tấp nập trong chợ, nhìn các bà mua bán, và anh cảm thấy có lẽ Ở xứ nào thì cũng chỉ là như vậy thôi.

Lát sau anh nhìn thấy bên cạnh cửa sổ có chiếc thang đỏ bằng sắt gắn vào tường và xuống đến tận đất Anh bước xuống và khẽ ra mở cửa, ngó nhìn hành lang bên ngoài. Mọi người đi đi lại lại nhưng không ai để ý gì đến anh. Anh lại khẽ đóng cửa vào, tìm ra mấy thứ đồ vật của anh trong ngăn tủ Ở góc phòng rồi vội mặc quần áo vào. Quần áo của anh vẫn còn bám đầy than, cọ sát vào da thịt anh lúc này đã được rửa ráy sạch sẽ. Anh quay trở ra cửa sổ. Cánh cửa sổ mở rất dễ. Anh bám lấy thang vịn chữa cháy nhảy ra ngoài cửa sổ rồi theo cái thang sắt xuống đến đất.

Điều đầu tiên là anh thấy nóng, nóng hết sức. Anh chỉ muốn mình đừng khoác cái áo lông nặng nề này nữa.

Xuống đến đất, Wladek đã định chạy ngay, nhưng đôi chân anh còn yếu và rất đau nên chỉ có thể đi được chậm. Anh ước gì mình thoát được cái cảnh cà nhắc này. Anh không quay lại nhìn bệnh viện nữa mà đi lẫn vào đám đông trong chợ.

wladek nhìn vào những thứ bầy trên quầy hàng mà thèm. Anh định mua một quả cam và ít lạc. Anh lần tìm trong áo, nhớ là tiền còn giấu Ở trong tay áo.

Nhưng anh không thấy gì, và cả đến chiếc vòng bạc cũng không còn nữa. Ra những người mặc áo trắng trong bệnh viện đã lấy mất của anh rồi. Anh định quay lại bệnh viện đòi cái di sản ấy những nghĩ bụng phải ăn một cái gì đã, rồi có đi đâu mới đi được. CÓ lẽ trong túi còn tiền. Anh sục tay vào các túi bỗng thấy cả ba tờ bạc và một ít tiền đồng. Cả tấm bản đồ của bác sĩ và chiếc vòng bạc cũng còn trong đó.

Wladek vui mừng hết sức. Anh đeo lại chiếc vòng bạc vào tay và kéo nó lên tận trên khuỷu tay. Wladek chọn lấy một quả cam to nhất với một gói lạc Người bán hàng nói cái gì đó anh không hiểu.

Wladek nghĩ cách dễ dàng nhất để ông ta hiểu được ìà đưa ra tờ bạc 50 rúp. Người bán hàng nhìn vào tờ giấy bạc, cười và giơ hai tay lên trời.

- Lạy Thánh Allah? - ông ta kêu lên, giằng lấy gói lạc và cam trong tay Wladek rồi giơ ngón tay trỏ xua anh đi. Wladek buồn rầu bước ra ngoài. Anh nghĩ là có lẽ tiếng nói khác thì phải dùng thứ tiền khác. Ở Nga thì nghèo, còn Ở đây thì anh không có một xu nào. CÓ lẽ anh phải ăn cắp một quả cam thôi, Nếu sắp bị bắt thì vứt trả lại cho người bán hàng. Wladek đi ra đầu chợ đằng kia như kiểu Stafan đã làm, nhưng anh không bắt chước được kiểu đi đàng hoàng và tin tưởng như Stefan. Anh chọn quầy hàng cuối cùng, và liếc nhìn thấy không có ai trông hàng, anh vội nhặt một quả cam rồi bỏ chạy. Bỗng có tiếng ồn ào phía sau. Anh tưởng như có đến nửa thành phố này đang đuổi theo mình.

Một người to lớn nhẩy đến túm lấy Wladek vật xuống đất. Sáu bảy người nữa nắm lấy anh kéo trở lại quầy hàng. Một đám đông xúm lại chung quanh. Một viên cảnh sát đứng đó chờ. Người ta làm biên bản. Người bán hàng với viên cảnh sát to tiếng với nhau. Viên cảnh sát quay sang quát tháo với Wladek, nhưng anh chẳng hiểu ông ta nói gì. Viên cảnh sát nhún vai rồi lấy tai Wladek dẫn đi. Những người chung quanh

đó nhìn anh quát mắng. Một số người còn nhổ vào mặt anh. Về đến trạm cảnh sát, Wladek bị tống xuống một gian xà lim chật hẹp trong đó đã có sẵn vài ba chục những tên lưu manh ăn cắp mà anh không biết ai vào ai nữa. Wladek không nói năng gì với chúng, và bọn chúng cũng có vẻ không muốn nói gì với anh.

Anh ngồi dựa lưng vào tường, co rúm người lại, im lặng và khiếp sợ. HỌ để anh ngồi đó một ngày một đêm không cho ăn uống gì. Ngửi mùi hôi thối trong xà lim khiến anh nôn mửa hết không còn gì trong bụng.

Anh không thể ngờ rằng lại có một ngày mà ngay cả đến những căn hầm Ở Slonim cũng còn yên ấm dễ chịu hơn.

sáng hôm sau có hai người hnh gác đến kéo Wladek ra khỏi nhà hầm để ra bên ngoài cùng xếp hàng với nhiều tù nhân khác. HỌ bị buộc vào với nhau bằng một sợi dây thừng vòng quanh ngực rồi đưa ra phố. Một đám đông người đã đứng chờ sẵn Ở đây. HỌ reo hò khi thấy tù nhân được dẫn ra. Rồi họ kéo theo đoàn tù ra chợ, vừa vỗ tay vừa hét. Wladek không hiểu tại sao họ làm như vậy. Ra đến chợ, tất cả dừng lại Tên tù đầu tiên được cởi tróỉ và dẫn ra giữa chợ:

Ở đây đã có hàng trăm người đứng chung quanh, và ai cũng hò hét rầm trời

Wladek nhìn quang cảnh mà không thể tưởng tượng được. Khi tên tù đầu tiên ra đến quảng trường, hắn bị tên lính gác đánh cho quỳ xuống rồi bàn tay phải của hắn bị buộc lên một cục gỗ to. Một người khác to lớn giơ cao lưỡi kiếm lên khỏi đầu và chặt

xuống cổ tay tên tù đó. Người kia chỉ chặt vào đúng mấy đầu ngón tay. Tên tù hét lên đau đớn. Người kia lại giơ cao lưỡi kiếm lên. Lần này chặt vào đúng cổ tay, nhưng bàn tay chưa đứt hẳn, còn lủng lẳng Ở cánh tay tên tù và . máu tuôn xuống mặt đất. Lưỡi kiếm lại giơ lên lần thứ ba và lần này thì bàn tay của tên tù rụng hẳn xuống đất. Đám người chung quanh rồ lên tán thưởng. Tên tù được cởi dây trói và lăn ra

đó, ngất đi. Một tên lính gác đến kéo hắn ra ngoài, vứt dưới chân đám người đứng đó. Một người đàn bà khóc lóc, - Wladek đoán đó là vợ anh ta - và vội lấy một mảnh vải ra buộc cho cầm máu. Tên tù thứ hai đã chết luôn sau nhát kiếm thứ tư. Tên đao phủ to lớn kia không quan tâm đến chuyện ai sống ai chết.

Hắn chỉ vội vã làm nhiệm vụ của hắn. Hắn được trả lương để chuyên chặt tay những người khác.

Wladek nhìn ra chung quanh mà khiếp sợ đến nghẹt thở. Giá như còn cái gì trong bụng thì anh cũng đến nôn ra hết. Anh quay ra các phía xem có ai cứu giúp hoặc có cách gì trốn được. Không ai nói cho anh biết là theo luật của Hồi giáo, nếu định chạy trốn thì sẽ bị chặt chân. Trong các khuôn mặt đứng trong đám đông, anh nhìn ra một người ăn mặc bộ đồ sẫm như kiểu Châu âu. Người đó đứng cách Wladek chỉ độ vài

chục mét và rõ ràng là ông ta nhìn cảnh này với một thái độ kinh tởm. Nhưng ông ta không nhìn về phía Wladek, cũng không nghe tiếng anh gào lên kêu cứu mỗi khi có nhát kiếm hạ xuống. Không biết ông ta là người Pháp, hay Đức, hay Anh, hoặc có thể là Ba-lan nữa? Wladek không biết ông ta là người nước nào nhưng hẳn phải có lý do gì mới đứng xem cái cảnh rùng rợn này. Wladek vẫn cứ nhìn về phía ông ta, chỉ

mong ông ta quay ra nhìn về phía mình. Nhưng không, ông ta vẫn nhìn đi chỗ khác. Wladek còn một bên tay không bị trói giơ lên vẫy nhưag ông ta không để ý HỌ cởi trói người thứ hai đứng trước Wladek và kéo anh ta đi. Lưỡi kiếm lại vung ìên đám đông lại reo hò. Người đàn ông mặc bộ đồ sẫm quay mặt đi không dám nhìn. Wladek lại giơ tay vẫy ông ta lần nữa. ông ta nhìn Wladek rồi quay sang nói với người bên cạnh mà Wladek từ nãy không để ý thấy. Lúc này tên lính gác đang giằng co với một tù nhân đứng trước Wladek. Anh ta đặt bàn tay tù nhân xuống dưới sạp. Lưỡi kiếm vung lên và chỉ một nhát là bàn tay đó rụng. Đám đông thấy thế thất vọng. Wladek lại quay lại nhìn mấy người châu âu kia. Lúc này cả hai người đó đều nhìn anh. Anh muốn họ bườc đến, nhưng họ chỉ đứng đó nhìn.

Tên lính gác bước đến, vứt chiếc áo 50 rúp của Wladek xuống đất, mở khóa và xắn tay áo của anh lên. Hắn lôi Wladek đi nhưng anh cố giẫy giụa. Anh không đủ sức cưỡng lại tên lính. Ra đến gần cục gỗ, hắn đá vào khoeo chân cho anh quỳ xuống đất. Sợi dây da lại được quấn vào cổ tay anh. Anh không còn biết làm gì nữa, chỉ nhắm mắt lại trong khi tên đao phủ giơ cao lưỡi kiếm lên trên đầu hắn. Anh hồi hộp

chờ đợi nhát kiếm hạ xuống, nhưag tự nhiên thấy trong đám đông im lặng hẳn đi, và chiếc vòng bạc của Nam tước từ trên khuỷu tay anh rơi tụt xuống lăn trên cục gỗ. Đám người chung quanh im lặng nhìn chiếc vòng bạc di sản kia óng ánh dưới nắng. Tên đao phủ ngừng lại, bỏ kiếm xuống và ngắm nghía chiếc vòng bạc. Wladek mở mắt ra. Tên lính đứng đó định lồng chiếc vòng bạc trở lại cổ tay Wladek, nhưng còn

vướng sợi dây da nên không kéo lên được. Một người mặc quân phục Ở đâu vội chạy đến bên tên đao phủ. Anh ta cũng nhìn vào chiếc vòng bạc với nhưng chữ viết trên đó rồi chạy đến một người khác, có lẽ là cấp chỉ huy, vì người đó cũng đang chầm chậm bước đến chỗ Wladek. Thanh kiếm vẫn nằm trên mặt đất. Đám đông lại bắt đầu gào hét. Tên lính thứ hai cũng định kéo chiếc vòng bạc lên nhưng không được vì muốn thế thì hắn phải cởi sợi dây da mới được. Hắn quát mấy tiếng vào mặt Wladek, nhưng anh không hiểu gì và chỉ đáp lại bằng tiếng Ba-lan:

- Tôi không nói được tiếng của ông.

Tên sĩ quan tỏ vẻ ngạc nhiên, giơ hai tay lên trời và hét ìên một tiếng:

- Allah?

Wladek nghĩ có lẽ đó cũng giống như câu "Lạy Chúa". Tên sĩ quan bước đến chỗ hai người mặc bộ đồ Châu âu đứng trong đám đông và hoa tay múa chân một lúc. Wladek thầm cầu nguyện. Trong hoàn cảnh này, người ta cầu nguyện bất cứ thần linh nào, dù đó là thánh Allah hay là Đức mẹ đồng trinh. Hai người Châu âu nhìn về phía Wladek và Wladek cũng gật đầu rối rít. Một trong hai người đó bước theo tên sĩ

quan Thổ Nhĩ Kỳ đến chỗ anh. Người đó quỳ một chân xuống bên cạnh Wladek, nhìn chiếc vòng bạc rồi nhìn anh rất kỹ. Wladek chờ đợi. Anh có thể nói chuyện được bằng năm thứ tiếng, và anh thầm mong ông ta sẽ nói một trong năm thứ tiếng ấy. Khi nghe thấy người âu Châu đó quay sang nói với tên sĩ quan kia bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì anh thất vọng. Đám đông lúc này đang rít lên và ném những quả thối vào phía trong. Tên sĩ quan kia gật đầu rồi người âu Châu quay sang nhìn Wladek.

- Anh nói được tiếng Anh không?

Wladek thở dài nhẹ người.

Thưa ông có. Tôi nói được. Tôi là công dân Ba-lan.

- Tại sao anh có được chiếc vòng bạc ấy?

NÓ là của cha tôi, thưa ông. Cha tôi chết trong nhà tù của người Đức Ở Ba lan, còn tôi thì bị bắt và tống giam vào một trại tù Ở Nga. Tôi đã trốn được và đến đây bằng tàu thủy. Đã nhiều ngày nay tôi không được ăn uống gì. Khi người bán hàng không chịu bán cho tôi quả cam bằng tiền rúp, tôi phải lấy một quả vì tôi đói quá rồi.

Người Anh từ từ đứng dậy, quay sang phía tên sĩ quan và nói với một giọng cứng rắn. Tên sĩ quan lại nói với tên đao phủ. Tên đao phủ ngập ngừng một chút, nhưng tên sĩ quan gắt lên hắn mới cúi xuống miễn cưỡng tháo sợi dây da. Wladek lại nôn ọe.

- Đi theo tôi, - người Anh nói, - Đi mau lên, kẻo họ thay đổi ý kiến . wladek vẫn còn hoang mang chưa hiểu, vội vớ lấy chiếc áo rồi đi theo ông ta. Đám đông đứng ngoài la Ó kêu hét và ném theo các thứ họ có sẵn trong tay. Tên đao phủ nhanh chóng đặt bàn tay một tù nhân khác lên cục gỗ, rồi bằng nhát kiếm đầu hắn chỉ chặt đi

một ngón tay cái thôi. Hình như chỉ có cách đó mới làm yên được đám đông.

Người Anh lách qua được đám đông nhốn nháo ra đến ngoài quảng trường, và người bạn cùng đi với ông ta cũng ra theo.

Chuyện gì thế, Edward?

Chú bé này này nó là người Ba-lan và trốn khỏi nước Nga. Tôi nói với tên sĩ quan trong kia bảo nó là người Anh, vì vậy nó thuộc thẩm quyền của chúng ta.

Bây giờ hãy đưa nó về sứ quán rồi tìm hiểu xem nó có nói thật hay không.

Wladek chạy theo giữa hai người rảo bước qua chợ và đi vào phố Bẩy ông Vua. Anh vẫn còn nghe loáng thoáng tiếng người trong đám đông mỗi khi lưỡi kiếm của tên đao phủ hạ xuống lại reo hò tán thưởng.

Hai người Anh đi qua một cái cổng cuốn vào một mảnh sân rải sỏi và đến trước một ngôi nhà lớn quét sơn màu xám. Họ bảo Wladek đi theo. Trên cửa có tấm biển đề ĐẠI SỨ QUÁN ANH. Bước vào trong nhà rồi, Wladek mới cảm thấy an toàn. Anh đi theo sau hai người qua một dãy hành lang dài trên tường có treo những bức tranh vẽ lính và thủy thủ ăn mặc rất lạ Ở cuối hành lang là bức chân dung một người già trong bộ quân phục màu xanh của Hải quân và trên ngực đeo rất nhiều huân chương. BỘ râu của nglrời đó khiến Wladek nhớ đến Nam tước. Một người lính Ở đâu bước ra chào.

- ông cai Smithers, ông nhận lấy chú bé này, cho nó đi tắm. Rồi cho nó ăn Ở trong bếp. Bao giờ nó ăn xong và đỡ cái mùi hôi thối thì ông kiếm cho nó vài cái quần áo mới rồi dẫn nó lên chỗ tôi nhé.

- Thưa vâng, - ông cai nói và lại giơ tay chào.

- Cậu bé, đi theo tôi. - ông ta bước đi và Wladek ngoan ngoãn theo sau. Anh phải chạy mới theo kịp bước chân ông ta được. ông ta đưa anh xuống tầng hầm sứ quán và dẫn vào một căn phòng nhỏ, có cửa sổ bé tí. ông ta bảo anh cởi quần áo ra rồi chờ đó. Lát sau ông ta quay lại với mấy chiếc quần áo mới, nhưng thấy Wladek vẫn mặc nguyên quần áo và ngồi Ở cạnh giường xoay xoay chiếc vòng bạc quanh cổ tay.

- Nhanh lên cậu bé. Đây không phải chỗ dưỡng bệnh nhé.

- Xin lỗi ngài ạ. - Wladek nói.

- Đừng gọi tôi là ngài. Tôi là ông Cai Smithers. Gọi tôi là Cai thôi. _

- Dạ, tôi là Wladek Kogkiewicz. ông gọi tôi là Wladek -

- Này, đừng có đùa. Trong quân đội Anh đã có khối người đùa rồi, không cần phải có thêm cậu vào đấy nữa.

Wladek không hiều ông ta nói gì. Anh vội cởi quần áo.

- Theo tôi nhanh lên. Wladek lại được tắm một lần tắm tuyệt vời với xà phòng và nước nóng. Wladek nghĩ đến người đàn bà Nga đã che chở cho anh. Suýt nữa thì anh đã trở thành con trai bà ta, nếu như không có chồng bà ta.

Và lại một bộ quần áo mới nữa. Lạ, nhưng sạch sẽ thơm tho. Không biết nó là của con ai thế nhỉ. Nhưng kia, ông ấy đã đến rồi kìa.

ông cai Smithers dẫn Wladek vào bếp và giao anh cho một bà làm bếp to béo có bộ mặt hồng hào, một bộ mặt dễ thương nhất kể từ khi anh rời đất Ba lan đến giờ. Bà ta khiến anh nhớ đến mẹ nuôi nhưng không biết bây giờ bà đã ra sao Ở Trại 201 rồi.

- Chào chú, - bà ta tươi cười nói, - Tên chú là gì nào? .

Wladek xưng tên.

- Này chú, tôi sẽ cho chú ăn một bữa đàng hoàng của người Anh, chứ những cái món Thồ Nhĩ Kỳ Ở đây là không ăn được đâu. Bắt đầu bằng súp nóng với thịt bò. Trước khi đi gặp ông Prendergast, thì chú phải chén cho đã vào chứ. -bà ta cười " Chú nhớ là đừng có sợ ông ấy nghe không. Mặc dầu ông ấy là người Anh, nhưng ông ấy cũng khá tốt bụng đấy.

- Thế bà không phải người Anh ư? - Wladek ngạc nhiên hỏi.

- Trời ơi, không đâu chú ạ. Tôi là người Xcốt-len. Khác lắm chứ. Người Xcốt-len chúng tôi ghét người Anh hơn cả bọn Đức ghét người Anh nữa kia, - bà ta vừa nói vừa cười. Bà ta đặt xuống trước mặt Wladek một đĩa súp nóng có rất nhiều thịt và rau trong đó.

Anh đã hoàn toàn quên mất rằng thức ăn có thể thơm và ngon như vậy. Anh ăn từ từ, trong bụng chỉ sợ rằng có thể còn rất lâu nữa mới lại được ăn như thế này.

ông Cai lạỉ xuất hiện.

- Cậu bé ăn no chưa?

- Dạ, no rồi, cảm ơn ông lắm.

ông Cai nhìn Wladek với vẻ nghi hoặc, nhưng thấy Wladek không có vẻ đùa, bèn nói:

- Tốt. Thôi, Bây giờ đi thôi. Phải lên trình diện với ông Prendergast cho sớm.

ông Cai đã đi khuất sau cửa bếp nhưng Wladek còn nán lại nhìn bà bếp. Anh rất không thích chia tay với người nào mới gặp, nhất là người đó lại tốt với mình.

Thôi chú đi đi, chúc chú gặp may nhé. - Cảm ơn bà, - Wladek nói. Thức ăn của bà là ngon nhất. Tôi sẽ nhớ mãi.

Bà bếp nhìn anh mỉm cười. Anh lại phải nhẩy cà nhắc để chạy theo ông cai có những bước đi rất dài.

ông ta dừng lại bất ngờ trước một khung cửa khiến Wladek suýt đâm sầm vào. Này, cậu bé cẩn thận đấy, phải nhìn chứ. ông ta đưa tay lên gại vào cửa.

- Vào - một giọng nói bên trong vẳng ra. ông cai mở cửa và chào.

- Cậu bé Ba lan, thưa ngài. Đã tắm rửa ăn uống tử tế rồi.

- Cảm ơn ông Cai. CÓ lẽ nhờ ông nói giùm với ông Grant bảo ông cùng đến đây cho.

Eđwart Prendergast ngồi phía sau bàn giấy nhìn lên. ông ta ra hiệu cho Wladek ngồi xuống. ông không nói gì và lại tiếp tục xem giấy tờ. Wladek ngồi nhìn ông ta rồi lại nhìn lên nhữag bức chân dung trên tường. Lại thấy những ông tướng và đô đốc và cả ông có râu anh đã thấy lúc trước, nhưng trong tranh này ông ta mặc quần áo ka-ki của quân đội. Vài phút sau, một người Anh khác mà anh nhớ là đã thấy Ở ngoài

chợ bước vào phòng.

Cảm ơn anh cùng đến, Harry. Mời anh ngồi. - ông Prendergast quay sang Wladek. - Nào, chú bé, bây giờ chú nói lại từ đầu đi xem nào. Chú phải nói đúng sự thật, không được nói quá, hiểu không?

- Thưa ông vâng.

Wladek bắt đầu câu chuyện từ những ngày sống Ở Ba lan. Anh phải dừng lại một đôi chỗ để tìm cho đúng những từ tiếng Anh. Cứ xem nét mặt hai người Anh này, Wladek cũng thấy là lúc đầu họ tỏ ra không tin. Thỉnh thoảng họ ngắt lời và hỏi anh vài câu hỏi, rồi nhìn nhau gật đầu sau khi anh trả lời. Sau một giờ nói chuyện, những điều Wladek kể mới đi đến chỗ lúc này anh đang ngồi trong cơ quan lãnh sự của Nữ hoàng Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ.

- Harry ạ, - ông phó lãnh sự nói, - tôi nghĩ bổn phận chúng ta là phải báo ngay cho đoàn Ba-lan biết rồi trao chú Koskiewicz này lại cho họ. Tôi thấy trong trường hợp này thì dứt khoát đó là trách nhiệm của họ.

- Đồng ý, - người có tên là Harry nói. - Chú bé này, hôm nay chỉ một suýt nữa là chú chết Ở ngoài chợ. Cái luật Hồi giáo đã cũ này, người ta gọi là Sher, quy định hễ ai ăn cắp là phải chặt một tay, về lý thuyết mà nói, đã bị chính thức bãi bỏ từ lâu rồi. Thực ra, trong bộ luật hình Ottoman thì xử như thế là phạm tội ác rồi. Tuy nhiên, trên thực tế thì bọn man rợ vẫn tiếp tục thực hiện điều đó. - ông ta nhún vai.

Tại sao họ không chặt tay tôi? - Wladek hỏi và ôm lấy cổ tay.

- Tôi bảo họ là muốn chặt tay tất cả những người Hồi giáo thì tuỳ, nhưng không được chặt tay người Anh, - Edward Prendergast nói.

- ôi tạ ơn Chúa, - Wladek nói.

- Tạ ơn Edward Prendergast chứ, ông phó lãnh sự nói và bây giờ ông ta mới mỉm cười. - Đêm nay chú có thể nghỉ lại đây, rồi mai chúng tôi sẽ đưa sang đoàn đại diện bên đó. Người Ba lan không có sứ quán Ở Constantinople, - ông ta nói bằng một giọng hơi khinh thường, - nhưng ông bạn đồng sự của tôi bên đó là một người tốt, vì là người ngoại quốc. - ông ta bấm chuông gọi, và ông cai xuất hiện ngay.

- Ngài gọi gì ạ.

- ông Cai, ông đưa chú bé Koskiewicz này về phòng. Sáng mai cho chú ấy ăn sáng rồi chín giờ đúng đưa đến chỗ tôi .

- Vâng. Đi lối này, cậu bé, mau lên.

Wladek đi theo ông cai. Anh không kịp cảm ơn hai người Anh đã cứu cho bàn tay của anh, có lẽ cứu cả mạng sống của anh nữa. Trở về căn phòng nhỏ có chiếc giường sạch sẽ chẳng khác gì như anh là khách danh dự Ở đây, anh cởi quần áo ra, vứt chiếc gối xuống sàn rồi lăn ra ngủ một mạch cho đến tận sáng hôm sau khi mặt trời chiếu vào qua khung cửa sổ nhỏ tí.

Dậy rửa mặt, cậu bé, rnau lên.

ĐÓ là ông cai, mặc bộ quân phục trắng bong và là thẳng tắp, như ông ta không nằm giường bao giờ.

Trong khoảnh khắc bừng tỉnh dậy, Wladek tưởng như mình đang còn trong Trại 201, vì tiếng đập bằng chiếc gậy của ông cai vào khung giường sắt giống như tiếng gõ của thanh sắt tam giác mà Wladek vẫn nghe quen trong trại. Anh trườn ra khỏi giường và vơ lấy quần áo.

- Đi rửa đã, cậu bé, đi rửa đã. Chúng ta không nên đề cho ông Prendergast sáng sớm ra phải ngửi cái mùi của cậu, phải thế không nào?

Wladek không biết là mình phải rửa ráy như thế nào nữa, vì anh thấy đã sạch lắm rồi. ông cai chăm chú nhìn anh.

- Chân cậu làm sao thế?

- Không sao, không sao, - Wladek nói và quay mặt đi chỗ khác.

- Thôi được, ba phút sau tôi trở lại. Ba phút đấy, nghe không? Phải sửa soạn cho xong đấy. Wlađek rửa tay rửa mặt thật nhanh rồi mặc quần áo Anh ngồi Ở đầu giường ôm chiếc áo lông cừu chờ ông cai đến đưa anh đi gặp ông phó lãnh sự. ông

Prendergast tỏ vẻ ôn hòa hơn hôm qua rất nhiều.

- Chào chú Koskiewicz.

- Dạ thưa chào ông.

Chú ăn sáng ngon không

- Dạ tôi không ăn sáng,. thưa ông?

- Tại sao không? - ông phó lãnh sự nói, và quay sang nhìn ông cai.

Ngủ quá giờ, thưa ngài. Nếu ăn sẽ đến muộn.

- Ồ thế thì phải làm thế nào chứ nhỉ. ông cai, nhờ ông nói với bà Henderson đem cho một quả táo hay cái gì đó

- Vâng, thưa ngài.

Wladek cùng ông phó lãnh sự chậm chạp bước theo hành lang đi ra phía cửa sứ quán, rồi đi tiếp qua sân rải sỏi ra một chiếc xe đỗ bên ngoài. ĐÓ là chiếc xe Austin, một trong những xe hiếm có Ở Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là lần đầu tiên Wladek được ngồi trên một chiếc xe riêng. Anh lấy làm tiếc phải rời sứ quán Anh. Đây là nơi an toàn đầu tiên mà từ bao nhiên năm nay anh mới cảm thấy được. Anh không biết là suốt đời mình còn có dịp nào được ngủ một đêm nữa trên chiếc giường như Ở đó nữa không. ông cai chạy xuống ngồi vào tay lái. ông đưa cho Wladek một quả táo với vài tấm bánh còn nóng.

- Cậu ăn đi và đừng để vãi trong xe nhé. Bà bếp gởi lời chào cậu đấy.

Chiếc xe từ từ chạy qua những phố đông đúc và nóng nực. Tốc độ như người đi bộ. Người Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn cho rằng chẳng có gì có thể đi nhanh hơn một con lạc đà, vì vậy họ cũng không tránh đường cho chiếc xe Austin đi lên làm gì. Xe mở tất cả các cửa kính mà Wladek vẫn thấy nóng đến ngạt thở, nhưng ông Prendergast thì vẫn cứ tỉnh như không, không hề tỏ ra khó chịu gì. Wlađek chúi người vào sau xe, sợ có

ai đã chứng kiến sự việc hôm trước và nhận ra anh trong xe có thể lại hô hoán lên chăng. Chiếc xe Austin nhỏ và sơn đen đỗ lại trước một ngôi nhà nhỏ đã cũ có biển đề LÃNH SỰ QUÁN BA-LAN. Wladek cảm thấy xúc động pha lẫn với thất vọng.

Cả ba người bước xuống xe.

- Hạt táo đâu, cậu bé, - ông cai hỏi.

- Tôi ăn rồi.

ông cai cười rồi gõ cửa. Một người đàn ông nhỏ bé, tóc đen, cằm vuông và có vẻ thân mật ra mở cửa. ông ta mặc áo sơ-mi ngắn tay, người sạm đen, rõ ràng là do cái nắng Thổ Nhĩ Kỳ. ông ta nói tiếng Ba Lan.

Đây là những tiếng mẹ đẻ đầu tiên Wladek được nghe thấy kể từ hôm rời trại giam đến nay. Wladek nhanh chóng trả lời ngay và giải thích tại sao anh đến đây. ông ta quay sang ông phó lãnh sự Anh.

- Xin mời ông đi lối này, ông Prendergast , - ông ta nói tiếng Anh rất thạo. - ông đích thân đưa cậu bé đến đây, thật là quý hóa quá.

HỌ trao đổi với nhau vài câu ngoại ngữ lịch sự rồi ông Prendergast và ông cai ra về. Wladek nhìn theo họ, cố nghĩ ra xem có câu tiếng Anh nào nói đầy đủ hơn chữ "Cảm ơn" không. ông Prendergast thân mật xoa lên đầu Wladek. ông ra theo ông Cai rồi nháy mắt nói với Wladek.

- Chúc chú may mắn nhé. Chúa phù hộ cho chú được hưởng may mắn đấy.

ông lãnh sự Ba lan tự giới thiệu mình với Wladek là Pawel Zaleski. Wladek lại một lần nữa kể lại câu chuyện của mình và anh thấy mô tả bằng tiếng Ba Lan dễ hơn tiếng Anh nhiều. Pawel Zaleski yên lặng nghe anh nói, và lắc đầu buồn bã.

- Tội nghiệp chú quá, - ông- khẽ nói. - Chú còn trẻ thế mà đã phải chịu đựng quá nhiều cái đau khổ của đất nước ta. Bây giờ phải làm gì cho chú đây?

- Tôi phải trở về Ba lan để đòi lại cái lâu đài của tôi -Wladek nói.

- Ba Lan ư - Pawel Zaleski nói. - ĐÓ là đâu? - Mảnh đất chú đã sống ấy hiện nay còn đang tranh chấp, và chiến sự còn đang nổ ra giữa người Ba Lan với người Nga. Tướng Pilsudski còn đang làm mọi cách để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lạc quan thì sẽ là điên rồ. Ở Ba Lan bây giờ chẳng còn mấy chút gì cho chú đâu.

Không, điều tốt nhất cho chú bây giờ là bắt đầu một cuộc sống mới hoặc Ở Anh hoặc Ở Mỹ.

Nhưng tôi không muốn đi sang Anh hay sang Mỹ. Tôi là người Ba lan.

- Chú vẫn cứ là Ba lah, Wladek ạ. Dù chú quyết định sống Ở đâu thì cũng chẳng ai lấy đi được cái danh nghĩa đó của chú. Nhưng chú phải thực tế đối với cuộc sống của mình, mà cuộc sống ấy bây giờ mới chỉ là bắt đầu thôi.

Wladek cúi đầu thất vọng. Anh đã phải trải qua tất cả những điều trên đây để rồi bây giờ được nghe nói là sẽ chẳng bao giờ trở lại với quê cha đất tổ nữa hay sao? Anh cố nín không khóc.

Pawel Zaleski quàng tay ôm lấy vai anh. Chú đừng bao giờ quên rằng chú là một trong

những người may mắn đã có thể trốn thoát và sống sót được Chú chỉ cần nhớ đến ông bạn bác sĩ Dubien để thấy rằng cuộc sống có thể như thế nào.

Wladek không nói gì.

- Bây giờ chú phải gạt bỏ tất cả những chuyện quá khứ lại phía sau, vả chỉ nên nghĩ đến tương lai thôi. CÓ thể, trong đời chú, một ngày kia lại trông thấy đất nước Ba Lan đứng dậy, mà điều đó thì ai cũng mong muốn lắm.

Wladek vẫn im lặng, không nói gì.

- Nhưng thôi, chú không cần phải có ngay một quyết định gì, - ông lãnh sự thân mật nói. - Chú có thể Ở lại đây muốn bao lâu cũng được, rồi sẽ tính đến tương lai của chú sau.

Tương lai là điều Anne lấy làm lo ngại. Mấy tháng đầu lấy nhau là hạnh phúc. Chị chỉ hơi phiền về chuyện William mỗi lúc một tỏ ra không ưa Henry, còn anh chồng mới của chị xem ra cũng chưa thể làm việc ngay được. Henry có phần nào không yên, giải thích cho Anne biết là đến bây giờ anh vẫn còn bị chiến tranh làm cho chệch

choạc, và anh không muốn vội vã lao vào một cái gì đó để rồi bị kẹt suốt cả đời. Chị nghe nói thế không thông, và cuối cùng thì hai người bắt đầu cãi lộn.

- Em không hiểu tại sao anh không tiếp tục cái nghề kinh doanh nhà đất mà anh đã thông thạo rồi ấy Henry.

- Anh không thề. Mà cũng chưa đến lúc. Thị trường nhà đất lúc này không có vẻ hứa hẹn gì lắm.

- Gần một năm nay anh vẫn cứ nói đi nói lại câu đó Không biết đến bao giờ anh mới cho là hứa hẹn được

Nhất định sẽ hứa hẹn chứ. Sự thực là anh cần có thêm chút vốn liếng nữa mới khởi sự được. Nếu em cho anh có được ít tiền của em, thì ngay ngày mai anh khởỉ sự được ngay.

- Điều đó là không được Henry. Anh biết những điều khoản trong di chúc của Richard rồi: Chúng ta lấy nhau là lập tức trợ cấp của em bị chấm dứt, và bây giờ thì chỉ còn lại có vốn riêng thôi.

Chỉ cần một chút đó thôi là gìúp cho anh làm ăn được rồi, mà em cũng đừng quên là cái thằng bé yêu quý ấy của em còn có trên hai mươi triệu tiền ủy thác của gia đình.

- Hình như anh biết kỹ về tiền của William lắm nhỉ, Anne nói với một giọng nghi hoặc.

Thôi đi, em. Em cũng phải cho anh được làm chồng của em chứ. Đừng làm anh cảm thấy như mình là khách trong nhà của chính mình.

Vậy tiền của anh đâu? Anh vẫn nói để em tin rắng anh có đủ tiền làm ăn rồi kia mà.

Em vẫn biết là về mặt tài chinh thì anh không thể đứng vào hạng của Richard được. Mà trước đây đã có lúc em nói rằng điều đó không quan trọng. Em vẫn sẽ lấy anh, Henry, dù anh không có một xu nào - anh nhại lại cái giọng của Anne.

Aune bật khóc. Henry tìm cách an ủi. Cả buổi tối đó chị nằm trong vòng tay của anh bàn đi bàn lại chuyện ấy. Aune nghĩ .bụng mình làm như vậy thì không phải là người vợ, và cũng không rộng rãi gì lắm. Chị có nhiều tiền hơn là chị cần. Chẳng lẽ chị không trao được một ít cho người đàn ông mà chị nguyện đã trao cả cuộc đời mình cho anh ta hay sao?

Nghĩ thế, chị đồng ý cho Henry 100 nghìn đô-la để anh ta thiết lập một văn phòng nhà đất Ở BoBtOn. Trong vòng một tháng, Henry đã tìm được địa điểm làm văn phòng rất đẹp trong khu hiện đại của thành phố, kiếm một số nhân viên và khởi sự làm việc.

Chẳng bao lâu anh đã quan hệ được với những chính khách quan trọng của thành phố và những vị kinh doanh nhà đất khác Ở Boston. HỌ bàn tán với nhau về chuyện ruộng đất đang phát triển mạnh và tỏ ra ca tụng Henry. Anne không quan tâm lắm về những mối quan hệ xă hội ấy, nhưng Henry thì sung sướng và có vẻ như anh rất thành công trong nhữug hoạt động của mình.

Khi Wilham mười lăm tuổi thì anh đã học năm thứ ba Ở trường St.Paul, đứng thứ sáu trong lớp và đứng đầu về toán Anh cũng trở thành một nhân vật đang nổi trong Hội Tranh Luận Mỗi tuần, anh viết thư về cho mẹ một lần để báo cáo về việc học hành của mình. Thư nào anh cũng chỉ đề ngoài bì là bà Richard Kane, không thừa nhận là có Henry Osborne. Anne phân vân không biết có nên nhắc nhở điều đó với con không. Mỗi buổi sáng thứ hai, chị cẩn thận ra hòm thư để lấy thư của William gửi về, cốt để cho Henry khỏi trông thấy chữ đề trên phong bì. Chị vẫn hy vọng là đến một lúc William sẽ thấy thích Helry. Nhưng rõ ràng hy vọng đó là không thực tế, nhất là khi viết thư về nhà William có một lần xin phép mẹ cho anh cùng đi nghỉ hè với người bạn là Matthew Lester, lúc đầu là đi trại hè Ở Vermont và sau đó là về với gia đình

của Lester Ở New York. Yêu cầu đó của anh làm cho Anne thấy đau buồn, nhưng rồi chị cũng đành chấp thuận và Henry hình như cũng tán thành như vậy.

William rất ghét Henry Osborne và cứ nuôi trong lòng sự căm giận ấy mà không biết mình phải làm thế nào. Anh mừng thầm là Henry không bao giờ đến trường thăm anh. Anh không thể nào chịu được để cho các bạn khác trông thấy, mẹ anh đi với con người ấy Anh lấy làm khổ tâm phải sống với Henry Ở Boston.

Lần đầu tiên kề từ sau khi mẹ anh tái giá, William nóng ruột muốn cho những ngày hè đến sớm. Chiếc xe Packard của nhà Lester có người lái và chạy rất êm đưa William và Matthew đến trại hè Ở vermont. Trên đường đi, Matthew bỗng hỏi Wlliam là Ở trường St. Paul ra anh sẽ làm gì. .

- Lúc ra trường, mình sẽ đứng đầu lớp, là trưởng lớp và mình sẽ giành được danh hiệu nhận giải thứởng học bổng Hamilton về toán để lên Harvard, Wilham trả lời không hề lúng túng.

- Tại sao lại quan trọng thế - Metthew ngớ ngẩn hỏi.

BỐ mình ngày xưa đạt được cả ba điều ấy.

- Vậy khi nào cậu làm được như thế, mình sẽ giới thiệu cậu với bố mình.

William mỉm cười.

Hai anh chàng thanh niên này sống sáu tuần vui vẻ và hoạt động sôi nổi Ở Vermont, từ đánh cờ đến đá bóng. Hết kỳ nghỉ Ở đây, họ lại quay về New York sống nốt một tháng hè nữa với gia đình Lester.

Người quản gia đứng sẵn Ở cửa ra đón họ. ông ta gọi Matthew là "ông". Một cô gái mười hai tuổi mặt đầy tàn nhang thì gọi anh là "Béo". Wilham buồn cười, vì bạn anh thì gầy, mà chính cô ta mới là béo. CÔ gái cười nhe bộ răng gần như bịt hết.

Chắc cậu không tin rằng Susan là em gái mình đâu nhỉ - Matthew nói với một vẻ khinh thường cô em.

- Không, mình không blết, William nói và nhìn Susan cười. - CÔ em trông còn xinh hơn cậu nhiều.

Từ đó trở đi, cô ta rất quý Wllliam.

Wilham mới gặp bố Matthew đã thích ông ta ngay. Anh thấy ông có nhiều cái rất giống với bố mình trước kia. Anh đề nghị ngay với ông Charles Lester cho anh được xem nhà ngân hàng lớn mà ông làm chủ tịch.

Charles Lester suy nghĩ mãi về yêu cầu đó của anh. Xưa nay chưa có đứa nhỏ nào được phép vào đến khu vực 17 phố Broad bao giờ, kể cả chính con ông. ông bèn làm như mọi nhà ngân hàng khác là chiều chủ nhật đưa anh đi quanh các tòa nhà Ở phố Wall vậy.

William phải hoa mắt về những cơ quan làm việc, những cửa cuốn, phòng ngoại hối, phòng họp của các vị lãnh đạo và văn phòng của chú tịch. Những hoạt động ngân hàng của nhà Lester còn rộng rãi sôi nổi hơn nhiều so với nhà Kane và Cabot. Qua tài khoản (đầu tư riêng rất nhỏ của mình, William vẫn nhận dược bản sao báo cáo hàng năm và anh biết rằng nhà lester còn có vốn hơn rất nhiều so với nhà Kane và Cabot. Ngồi trên xe trở về nhà, William yên lặng và có vẻ rất tư lự.

- Thế nào, William, cháu xem ngân hàng có thích không? - ông Charles Lester vui vẻ hỏi.

Ồ thưa ông có, William đáp. - Cháu thích lắm. - Ngừng một lát, anh nói tiếp: - ông Lester ạ, một ngày kia cháu cũng muốn làm chủ tịch ngân hàng của ông.

Charles Lester cười. Tối hôm đó ngồi ăn với các vị khách mời đến nhà, ông cũng kể lại câu nói của William Kane đối với Công ty Lester và mọi người cười ran.

Chỉ có William thì không nghĩ rằng đó là một câu đùa.

*******

Anne rất lạ thấy Henry lại về đòi chị bỏ thêm tiền ra nữa. - Tiền này cũng vững như ngôi nhà vậy, - anh ta đảm bảo với chị. - Em cứ hỏi Alan Doyd xem. Là chủ tịch ngân hàng thì bao giờ ông ấy chả nghĩ đến lợi tức của em là chuyện hàng đầu.

- Nhưng còn hai trăm năm mười nghìn? - Anne hỏi.

- Một cơ hội tuyệt vời, em ơi. Em phải coi đó như một khoản đầu tư mà trong hai năm nó sẽ tăng lên gấp đôi.

Sau một hồi cãi lộn với nhau nữa, Anne lại phải đồng ý, và cuộc sống lại vui vẻ như cũ. Lúc kiềm tra lại tài khoản của mình trong ngân hàng. Anne thấy vốn đã tụt xuống còn có một trăm năm mươi nghìn. Nhưng chị cũng thấy hình như Henry vẫn làm ăn với nhưng người tử tế và thu chi đâu ra đấy. Chị định đem vấn đề ra bàn với Alan Lloyd bên nhà Kane và Cabot, nhưng nghĩ thế nào lại thôi, vì như vậy sẽ có nghĩa là chị không tin Ở người chồng mà chị muốn để cho mọi người tôn trọng. Vả lại, Henry cũng đã chẳng đưa ra đề nghị ấy nếu như anh ta không chắc chắn là vụ vay mượn này không được sự tán thành của Alan.

Anne cũng lại bắt đầu thăm bác sĩ MacKenzie và hỏi xem chị có hy vọng gì đẻ được nữa không, nhưng bác sĩ vẫn khuyên chị là không nên. Với tình trạng huyết áp cao đă làm cho chị sẩy thai lần trước, Andrew MacKenzie cho rằng Ở cái tuổi ba mươi lăm

thì Anne không nẽn nghĩ đến chuyện làm mẹ một lần nữa. Aune đem vấn đề bàn với các cụ bà nột ngoại thì các cụ hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác sĩ. Cả hai cụ chẳng ai muốn quan tâm gì đến Henry, và các cụ lại càng không muốn nghĩ đến chuyện mai kia một đứa con đẻ ra mang dòng họ Henry lại đòi được hưởng tài sản của họ nhà Kane, mà lúc đó các cụ. đã đi cả rồi thì làm sao. Anne đành chịu làm mẹ của một đứa con vậy. Henry thì lấy thế làm tức giận, bảo chị là phản bội. Anh ta nói giá như Richard còn sống thì chị đã đẻ nữa rồi. Chị nghĩ bụng không biết mình yêu ai

hơn. Chị cố làm cho Henry yên lòng, thầm mong cho công việc của anh ta khấm khá lên và lúc nào cũng bận rộn để quên đi. Anh ta thường Ở lại cơ quan làm việc rất khuya. vào một ngày thứ hai trong tháng Mười, tức là sau ngày nghỉ cuối tuần kỷ niệm hai năm hữ cưới nhau, AIme nhận được mấy lá thư của một "người bạn"

không ký tên, báo cho chị biết là Henry đi với những phụ nữ khác Ở quanh Boston, đặc biệt đi với một bà mà trong thư không tiện nói tên. Lúc đầu, Anne đốt ngay những bức thư ấy. Mặc dầu nó làm chị băn khoăn lo lắng, chị vẫn không nói gì với Henry cả. Lần nào nhận thư chì cũng mong đó là lá thư cuối cùng. Chị cũng vẫn không có đủ can đảm nói lên chuyện đó với Henry, nếu như không có việc Henry lại đòi chị bỏ ra nết số tiền 150.000 đô-la còn lại của chị.

Anh sẽ mất hết toàn bộ số vốn liếng nếu như không có được số tiền ấy bây giờ, Anne.

- Nhưng tất cả em chỉ còn có thế thôi, Henry. Nếu bây giờ đưa cho anh nữa thì em không còn gì hết.

Riêng ngôi nhà này thôi đã đáng giá trên hai trăm nghìn. Ngày mai em có thể đem cầm nó được.

- Ngôi nhà này là của Wilham.

William, Wilham, William. Bao giờ cũng chỉ có William cản trở hết cả công việc của tôi, - Henry quát lên và vùng vằng đi ra.

Mãi đến sau mười hai giờ đêm anh ta mới về nhà, tỏ vẻ hối hận, nói là đáng lẽ không nên đụng gì đến tiền của chị nữa, vì dù sao hai người cũng còn rất yêu nhau. Anne nghe anh ta nói thế rất yên tâm, rồi đến khuya hai người lại làm tình với nhau. Sáng hôm sau, chị ky luôn vào tờ séc 150.000 nghin đô-la, cố quên đi rằng mình chẳng còn một đồng nào nữa để cho Henry có thể tiếp tục theo đuổi vụ làm ăn của anh ta. Chị cũng hơi lạ thấy yêu cầu của Henry lần này đúng với số tiền còn lại trong gia tài chị được hưởng.

Tháng sau đó, Anne tắt kinh. Bác sĩ MacKenzie rất lo ngại nhưng không biểu lộ ra mặt. Các cụ bà thì hoảng hốt và lo ra mặt, nhưng Henry thì sung sướng và bảo Anne rằng đó là điều tuyệt diệu nhất trong cả đời anh ta. Anh ta còn đồng ý xây một khoa nhi cho bệnh viện, điều mà trước đây Richard đã định làm khi chưa qua đời.

Khi William nhận được thư mẹ báo tin đó, anh ngồi suy nghĩ suốt cả buổi tối, ngay cả với Mathew anh cũng không dám nói gì về điều lo ngại. Sáng thứ bảy

sau đó, được phép của chủ nhà trọ, ông Raglan Nóng Tính, anh đi xe lửa lên Boston. Đến nơi, anh rút một trăm đô-la trong quỹ tiết kiệm rồi đến văn phòng luật sư Cohen và Yablons Ở phố Jefferson. ông Thomas Cohen, một người cao lớn, xương xương và có chiếc cằm bạnh, rất ngạc nhiên thấy William bước vào văn phòng ông ta.

- Tôi chưa bao giờ tiếp một người mười sáu tuổi như thế này, - ông Cohen nói. - Với tôi thì chuyện này là rất mới đây. - ông ta ngập ngừng nói... - ông Kane.

ông ta thấy nói "ông Kane" nó ngường ngượng thế nào ấy. - Nhất là ông nhà trước kia hình như... không biết tôi nên nói thế nào nhỉ. .. hình như không có cảm tình gì lắm đối với những người trong giáo phái của tôi.

- Cha tôi, - William nói, - là một người rất khâm phục những thành tựu của dân tộc Hibru và đặc biệt quý trọng hãng của ông thì ông đứng ra bênh vực cho đối thủ của cha tôi. Tôi có nghe cha tôi và ông Doyd nhắc đến tên ông rất nhiều lần. Vì vậy mà hôm nay tôi tìm đến ông, chứ không phải ông tìm tôi. Như vậy ông đủ tin được chưa.

ông Cohen lập tức gạt bỏ chuyện tuổi William sang một bên.

- Đúng thế, đúng thế. Tôi nghĩ là phải coi con trai của Richard Kena như một ngoại lệ. Nào, bây giờ tôi có thể giúp anh được gì đây?

- Tôi muốn được ông trả lời cho tôi ba câu hỏi, thưa ông Cohen. Một là, tôi muốn biết nếu mẹ tôi, tức bà Henry Osborne, đẻ ra một đứa con, dù là trai hay gái, thì đứa con đó có quyền hợp pháp gì đối với gia tài ủy thác của gia đình Kane hay không. Hai là, tôi có nghĩa vụ gì về mặt pháp lý đối với ông Henry Osbome chỉ vì ông ấy lấy mẹ tôi hay không? Và ba là, đến tuổi nào thì tôi có quyền đòi ông Henry Osborne phải rời

khỏi ngôi nhà của tôi trên quảng trường Luisburg Ở Boston?

Ngòi bút của ông Cohen chạy rất nhanh trên mảnh giấy để trước mặt, làm bắn cả mấy giọt mực xanh lên mặt bàn vốn đã có nhiều vết mực rồi.

William đặt một trăm đô-la lên mặt bàn. ông luật sư sửng sốt nhưng vẫn cầm đồng tiền lên đếm. - Xin ông dùng tiền cho thận trọng, thưa ông Cohen. Lúc ra trường Harvard, tôi sẽ cần đến một luật sư giỏi

- Anh đã được nhận vào trường Harvard rồi ư? Tôi xin chúc mừng. Tôi hy vọng con trai tôi cũng sẽ được vào đó

Không, tôi chưa vào, nhưng trong hai năm nữa tôi sẽ vào Một tuần nữa tôi sẽ trở lại Boston, thưa ông Cohen. Nếu trong đời tôi còn nghe thấy ai nói đến chuyện này ngoài ông ra, thì coi như quan hệ giữa ông với tôi chấm dứt đấy. Xin chào ông.

Lẽ ra Thomas Cohen cũng phải chào lại, nhưng ông chưa kịp thốt ra lời nào thì William đã ra ngoài và cánh cửa đã khép sau lưng anh rồi.

* *

Bảy ngày sau, William trở lại văn phòng luật sư Cohen và Yablons.

- A, chào ông Kane, - Thomas Cohen nói - rất mừng gặp lại ông. ông uống cà phê chứ?

Không ạ, xin cảm ơn ông. ,Tôi cho người đi mua Coca-cola về nhé?

Mặt William phớt tỉnh.

- Thôi ta làm việc vậy, - ông Cohen nói với vẻ hơi lúng túng. - ông Kane, chúng tôi đã cho đi điều tra với sự giúp đỡ của một số người. Những câu hỏi ông nêu ra không hoàn toàn thuộc về lĩnh vực kinh viện.

Tôi nghĩ là có thể có được những câu trả lời chắc chắn cho tất cả những câu hỏi ông nêu ra. ông hỏi nếu như đứa con mà mẹ ông đẻ ra cho ông Osborne thì đứa con

đó có được quyền hưởng gì tài sản của họ Kane hay không, hay nói đúng hơn là tài sản được ủy thác do cha ông để lại. Câu trả lời đơn giản là không, nhưng cố nhiên bà Osborne vẫn có thể để một phần trong số năm trăm nghìn đô-la do cha ông để lại cho bà và bà muốn đem nó cho ai thì tuỳ.

ông Cohen nhìn lên.

- Tuy nhiên, ông Kane ạ, có lẽ ông cũng muốn biết rằng mẹ ông đã rút hết toàn bộ số tiền năm nghìn trong tài khoản ấy của bà Ở ngân hàng Kane và Cabot trong mười tám tháng qua rồi, nhưng chúng tôi thì không sao tìm ra được là số tiền ấy đã được dùng như thế nào. Rất có thể là bà ấy đã quyết định gửi số tiền ấy sang một ngân hàng khác.

William tỏ vẻ khó chịu. ĐÓ là dấu hiệu đầu tiên của sự mất bình tĩnh mà Thomas Cohen thấv được Ở anh.

- Không có lý gì bà ấy làm thế, - William nói. - Tiền chỉ có thể vào tay một người.

ông luật sư ngồi im chờ anh nói nữa. Nhưng Wiìliam chững lại không nói gì thêm. ông Cohen lại tiếp tục

- Trả lời cho câu hỏi thứ hai của ông là: ông không có bất cứ nghĩa vụ gì, dù là cá nhân hay pháp nhân, đối với ông Henry Osbome hết. Theo những điều khoản trong di chúc của cha ông, thì mẹ ông là người được ủy thác quản lý nhà đất cùng với ông Alan Uoyd và bà John Preston là những cha mẹ đỡ đầu hãy còn sống, cho đến khi ông hai mươi mốt tuổi.

Thomas Cohen lại nhìn lên. William không biểu lộ gì trên mặt. ông Cohen biết như vậy là cứ tiếp tục nói nốt.

- Và thứ ba là: ông không thể nào đuổi được ông Osborne ra khỏi ngôi nhà trên đồi Beacon chừng nào ông ta vẫn còn lấy mẹ ông và tiếp tục sống với bà ấy.

Khi nào bà ấy chết thì ngôi nhà này tự nhiên thuộc về ông. Đến lúc đó, nếu ông ta còn sống, thì ông có thể yêu cầu ông ta đi được. Tôi nghĩ như vậy là đã trả lời được hết những câu hỏi của ông rồi đó, ông Kane.

Xin cám ơn ông, ông Cohen, William nói. - Tôi cảm tạ ông về hỉệu quả và sự kín dáo của ông trong vấn đề này. Bây giờ, xin ông cho biết tôi phải trả ông bao nhiêu tiền?

- Một trăm đô-la thì không hoàn toàn bao được hết công việc này, ông Kane ạ. Nhưng chúng tôi tin Ở tương lai của ông, và . . .

- Tôi không muốn mang ơn đối với bất cứ ai, thưa ông Cohen. Xin ông cứ coi tôi như một người mà không bao giờ ông còn phải bận tâm đến nữa. Như vậy tôi còn thiếu bao nhiêu, xin ông cứ cho biết.

ông Cohen suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Nếu vậy thì chúng tôi tính ông hai trăm hai mươi đôla.

William rút trong ttú ra sáu tờ bạc 20 đôla đưa cho ông Cohen. Lần này, ông luật sư không đếm nữa.

Tôi rất cảm ơn ông giúp đỡ, thưa ông Cohen. Tôi tin chắc chúng ta sẽ còn gặp nhau nữa. Xin chào ông.

- Xin chào ông Kane. Tôi có thể nói mặc dầu chưa có vinh dự được gặp người cha kính yêu của ông trước đây nhưng làm việc với ông thì tôi tưởng như đã có vinh dự đó rồi.

Wilham mỉm cười và dịu giọng xuống.

Xin cảm ơn ông.

Để chuẩn bị cho đứa bé ra đời, Anne lúc nào cũng bận rộn. Chị thấy dễ mệt và cứ làm gì một chút là lại nghỉ. Mỗi khi chị hỏi Henry xem làm ăn thế nào, anh ta đều có sẵn những câu trả lời có lý để làm chị yên tâm mọi thứ đâu vào đấy, nhưng không cho chị biết bất cứ một chi tiết cụ thể nào.

Rồi đến một buổi sáng lại có những bức thư nặc danh gửi đến. Lần này, thư viết rõ ràng tên tuổi những người đàn bà và cả những chỗ mà họ đi với Henry. Anne đốt ngay những thư đó mà không cần nhớ những chỗ nào. Chị không muốn tin là chồng chị lại có thể không trung thành trong lúc chị mang thai như vậy. Hẳn là có ai ghen ghét gì đó đối với Henry nên họ phải bịa ra thế thôi.

Những thư nặc danh ấy vẫn tiếp tục gửi đến, đôi khi có những tên mới được nêu lên. Aune vẫn cứ hủy đi nhưng bây giờ nó bắt đầu khiến chị phải bận tâm. Chị muốn đem chuyện đó tâm sự nhưng không nghĩ ra được có thể nói với ai. Các cụ bà mà nghe thấy chuyện này hẳn sẽ hoảng loạn cả lên, mà vốn các cụ đă có sẵn thành kiến với Henry rồi. Alan Lloyd Ở ngân hàng thì không thể hiểu được chuyện này vì ông ta chả lấy vợ bao giờ, còn William thì lại quá trẻ.

Không có ai thích hợp để nói chuyện. Anne nghĩ đến việc đi hỏi một bác sĩ khoa tâm thần sau khi nghe một bài giảng của Siglnund Freud, nhưng rồi chị lại nghĩ một người của dòng họ Cabot không bao giờ có thể đem chuyện riêng gia đình ra nói với người

hoàn toàn xa lạ được.

Vấn đề cuối cùng đã đi đến một tình hình mà Anne không tính trước được. Trong một buổi sáng thứ hai, chị nhận được ba lá thư. Một lá như mọi khi Wilìiam gửi về đề cho bà Richard Kane và hỏi xem anh có thể đi nghỉ hè với anh bạn Matthew Lester được nữa không. Một thư nặc danh nữa nói Henry đang có chuyện dan díu với... Milly Preston. Còn lá thư thứ ba là của Alan Lloyd, chủ tịch ngân hàng, viết nhắn chị gọi điện thoại và hẹn ngày cho ông ta gặp có chút việc Anne mệt mỏi ngồi xuống đọc lại một lần nữa cả ba bức thư. Thư của William tỏ ra xa cách khỉến chị nhói đau. Chị lấy làm buồn thấy con muốn đi nghỉ hè với Matthew Lester hơn. Từ khi chị tái giá lấy Henry, hai mẹ con mỗi ngày một cách biệt. Bức thư nặc danh nói Henry đang dan díu với ngườỉ bạn thân nhất của chị là điều chị khó có thể không biết đến. Anne không

thể không nhớ rằng chính Milly là người đã giới thiệu chị với Henry, và cũng là mẹ đỡ đầu của William. Bức thư thứ ba của Alan Lloyd hiện nay đã là chủ tịch của ngân hàng Kane và Cabot sau khi Richard qua đời, khiến chị rất phân vân. Bức thư duy nhất chị nhận được của Alan trước đây là thư chia buồn vể cái chết của Richard. Chị ngờ rằng thư này chỉ có thể là tin buồn hơn nữa mà thôi.

Chị gọi điện thoại cho ngân hàng. Tổng đài chuyển ngay cho chị.

Alan, ông muốn gặp tôi phải không?

- Vâng, chị ạ. Tôi muốn trao đồi một tí. Chị thấy lúc nào tiện

CÓ phải tin dữ không đấy? - Anne hỏi.

Không hẳn đâu, nhưng tôi không muốn nói trên điện thoại. Không có điều gì khiến chị phải lo đâu.

Chị có thể ăn trưa với tôi được không

- Được chứ, Alan.

- Vậy ta sẽ gặp Ở nhà hàng Ritz vào một giờ. Chốc nữa gặp lại chị nhé.

Một giờ. Từ đây đến lúc đó chỉ còn ba tiếng. óc chị nghĩ luẩn quẩn từ Alan đến William đến Henry nhưng rồi dừng lại Ở Milly Preston. CÓ thể là thật chăng? Anne quyết định tắm nước nóng ấm một lúc lâu rồi mặc bộ áo mới vào người. Nhưng không thay đổi gì được Chị cảm thấy mình đã bắt đầu bệu lên.

Da dẻ, tay chân, trước đây thon thả lịch sự là thế, bây gỉờ đã trở nên phục phịch và có nhữag nốt tím đỏ. Chị lo sợ không biết trước khi đẻ thì người chị sẽ ra thế nào nữa. Chị nhìn mình trong gương thở dài và cố sửa sang lại bề ngoài cho dễ trông hơn một chút.

- Trông chị xôm lắm đấy, Anne. Giá như tôi không phải một anh già độc thân thì tôi sẽ tán tỉnh chị ngay mà không hề xấu hổ chút nào, nhà ngân hàng có bộ tóc trắng nói và hôn vào hai bên má chị, làm như một ông tướng người Pháp. ông ta đưa chị vào ngồi Ở bàn mình.

Chiếc bàn trong góc phòng ấy là chỗ chuyên dành cho ông chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot khi nào ông không ăn trưa Ở ngay cơ quan. Trước kia Richard đã làm như vậy và bây giờ đến lượt Alan Lloyd. Đây là lần đầu Anna ngồi ăn Ở bàn đó với một người khác.

Những người phục vụ nháo nhác chạy ra chạy vào nhưng không làm gì ảnh hưởng đến hai người nói chuyện.

Còn bao lâu nữa chị đẻ, Anne?

- Ồ phải còn ba tháng nữa.

- Tôi hy vọng là không rắc rối gì. Tôi nhớ là... Bác sĩ vẫn gặp tôi mỗi tuần một lần và cứ nhăn nhó về chuyện áp huyết, nhưng tôi thì không lo quá đáng như thế.

- À thế thì tôi mừng cho chị - ông ta nói và sờ vào tay chị như một bậc cha chú. - Nhưng tôi thấy chị có vẻ mệt mỏi đấy, chị đừng có làm cái gì quá nhiều.

Alan Lloyd khẽ giơ tay ra hiệu. Một người hầu bàn đến ngay bên cạnh và hai người gọi món ăn.

- Anne này, tôi muốn chị cho một vài lời khuyên Anne rất biết Alan Lloyd là người có tài ngoại giao. Chẳng phải ông ta ngồi ăn trưa với chị để mà nghe chị khuyên đâu. Hẳn là ông ta đến để khuyên chị điều gì đó thì đúng hơn.

- Chị có rõ những chương trình nhà đất của Henry tiến hành như thế nào không"

- Không, tôi không biết, - Anne đáp. - Tôi chả bao giờ muốn dính đến những công việc làm ăn của Henry cả ông cũng nhớ đấy, tôi không dính gì đến những hoạt động của Richard. Nhưng sao? CÓ chuyện gì đáng phải lo ngại không?

- Không, không, chúng tôi Ở ngân hàng thì không biết là có chuyện gì đáng lo cả. Trái lại chúng tôi biết là Henry đang có yêu cầu ký kết một hơp đồng lớn với thành phố để xây dựng một tổ hơp bệnh viện mới. Tôi hỏi chị thế là vì anh ấy có đến ngân hàng vay một khoản năm trăm nghìn đô-la.

Anne choáng người.

- Tôi biết là chuyện đó làm chị ngạc nhiên, - ông ta nói. - Chúng tôi biết là trong tài khoản dự trữ của chị còn khoảng dưới hai chục nghìn, thế mà số tiền rút ra theo tên chị thì đã quá mười bảy nghìn rồi.

Anne bỏ thìa súp đang ăn xuống, hoảng hốt. Chị không ngờ là tình hình đến mức như vậy. Alan có thể thấy rõ là chị đang hoang mang, thất vọng.

- Nhưng bữa ăn này không phải là để nói chuyện đó Anne, - ông ta vội tiếp ngay. - Ngân hàng sẵn sàng chịu hụt tiền với chị cho đến hết đời. Tiền ủy thác của William mỗi năm đã có lãi suất đến hơn một triệu đôla, vì vậy tiền rút quá mức của chị sẽ chẳng có nghĩa gì, ngay cả đến năm trăm nghìn đôla mà Henry yêu cầu cũng không quan trọng nếu như được chị đồng ý, vì chị là người quản lý hợp pháp tài sản của

Wilham .

- Tôi không biết là mình còn có quyền gì đối với tài sản ủy thác của William cả, - Anne nói.

Với tổng số tài sản gốc thì không, nhưng về mặt pháp lý mà nói thì lãi suất của nó có thể đầu tư vào bất cứ công trình nào để làm lợi cho William, và cái đó thì thuộc quyền quản lý của chị, của tôi và của Milly Preston với tư cách là cha mẹ đỡ đầu cho đến khi nào William hai mươi mốt tuổi. Bây giờ, với danh nghĩa chủ tịch tài sản ủy thác của William, tôi đề nghị chị chuẩn y cho khoản tiền năm trăm nghìn ấy.

Milli đã báo cho tôi biết là chị ấy rất tán thành, như vậy là hai người có hai phiếu thì ý kiến của tôi sẽ không có giá trị nữa.

- Milly Preston đã tán thành rồi ư

- Rồi. Thế chị ấy chưa nói cho chị biết à?

Anne không trả lời ngay.

vậy ý kiến của- riêng ông thế nào? - Anne nghĩ một lúc rồi hỏi.

Tôi thì tôi chưa biết những tài khoản của Henry thế nào, vì anh ta chỉ mới bắt đầu làm việc được mười tám tháng thôi, và anh ta cũng không giao dịch gì với ngân hàng chúng tôi cả. Vì vậy tôi không thể biết được thu chi của anh ta trong năm nay thế nào, và cũng không biết anh ta dự kiến trong năm 1923 sẽ thu về được bao nhiêu. Tôi chỉ biết anh ta xin làm hợp [1ồng xây dựng bệnh viện mới, và dư luận đồn là anh

ta làm thật.

- ông quỹ trưởng của tôi bao giờ cũnn cho tôi biết ngay mỗi khi có chuyện rút những món tiền lớn Ở bất cứ tài khoản nào. Tôi không biết chị lấy tiền đó ra làm gì, vả lại đó không phải việc của tói. ĐÓ là tiền Richard để lại cho chị nên muốn tiêu như thế nào là tuỳ chị.

- Còn chuyện lãi suất của tài sản ủy thác thì lại là (:huyện khác. Nếu chị quyết định rút ra năm trăm nghìn để đầu tư vào cho công ty của Henry thì ngân Hàng lúc đó sẽ có bổn phận phải kiểm soát sổ sách của Henry, vì đồng tiền lúc đó được coi như tiền đầu tư trong khuôn khổ tài sản William. Richard không cho những người được ủy thác cái quyền cho vay, mà chỉ được đầu tư nhân danh William thôi. Tôi đã giải thích tình hình đó cho Henry biết. Nếu anh ta chịu đầu tư theo kiểu như vậy, thì những người được ủy thác sẽ quyết định về tỷ lệ lãi suất thích hợp cho công ty của Henry đối với khoản năm trăm nghìn. CỐ nhiên William cũng phải được biết về chuyện chúng ta làm

gì với những tiền đó, và cứ mỗi quý cũng phải được báo cáo của ngân hàng như mọi người được ủy thác.

Riêng tôi thì tôi chắc chắn rằng sau khi nhận được báo cáo hàng quý sắp tới, William cũng sẽ có ý kiến riêng của cậu ta về vấn đề này.

- CÓ lẽ chị cũng thấy lý thú nếu biết rằng kể từ khi cậu ta mười sáu tuổi, William thường vẫn gửi về ngân hàng cho chúng tôi những ý kiến về mỗi khoản đầu tư mà chúng tôi làm. Lúc đầu, tôi chỉ xem thoáng qua những ý kiến ấy thôi, nhưng gần đây tôi nghiên cứu kỹ thì thấy đó là những ý kiến cần được tôn trọng. Tôi nghĩ là sau này khi William có chân trong ban lãnh đạo thì cái ngân hàng Kane và Cabot này đối với cậu ta có thể quá nhỏ.

Trước nay tôi chưa từng được ai hỏi ý kiến về tài sản ủy thác của William là sao nhỉ, - Anne buồn bã nói.

- ôi chị vẫn đọc những báo cáo của ngân hàng gửi đến vào ngày đầu của mỗi quý đấy chứ, và bao giờ chị cũng có quyền của người được ủy thác để chất vấn về tất cả những khoản đầu tư nào nhân danh William kia mà.

Alan Lloyd rút trong túi ra một mảnh giấy nhưng không nói gì, chờ cho người hầu bàn rót rượu vang "Những đêm St. Georges" vào cốc xong đã. Anh ta bước ra khỏi một quãng rồi Alan nói tiếp.

William có khoảng trên hai mươi mốt triệu được ngân hàng đem đầu tư với lãi suất 4,5 phần trăm cho đến khi cậu ta đầy hai mươi mốt tuổi. Cứ mỗi quý chúng tôi lại đem lãi suất tái đầu tư vào chứng khoán và cổ phiếu. Trước nay chúng tôi chưa hề đầu tư vào các công ty tư nhân. Anne, chị sẽ ngạc nhiên nghe nói là bây giờ chúng tôi thực hiện tái đầu tư trên cơ sở mỗi bên quyết định một nửa, tức là năm mươi phần

trăm theo ý kiến của ngân hàng và năm mươi phần trăm theo ý kiến do William đưa ra. Hiện nay, chúng tôi phát triển hơn William một chút. Tony Simmons, giám đốc phụ trách đầu tư của ngân hàng, đang rất lấy làm khoái vì William hứa là cứ năm nào nếu anh ta vượt lên trên được cậu ta mười phần trăm là cậu ta sẽ mất cho một chiếc xe Rolls-Royce.

- Nhưng nếu như William thua cuộc thì thử hỏi cậu ta lấy đâu ra mười nghìn đôla trả cho chiếc xe Rolls-Royce ấy, vì cậu ta không được phép đụng đến tiền ủy thác nếu chưa đến hai mươi mốt tuổi?

- Tôi chịu không biết trả lời cho câu hỏi đó như thế nào, Anne. Tôi chỉ biết cậu ta rất hănh diện đến thẳng chỗ chúng tôi rồi, và nếu như không thực hiện được thì cậu ta đã chẳng dám đánh cuộc như vậy. Chị đã có dịp nào được xem cuốn sổ cái của cậu ta bao giờ chưa?

- Cuốn sổ do các cụ tặng nó ấy Alan Uoyd gật đầu.

- Không, từ khi nó đi học xa tôi không xem đến nữa. Mà tôi cũng không biết có còn không.

Còn đấy, - ông Lloyd nói, - Tôi sẵn sàng mất một tháng lương nếu biết được hiện nay cậu ta gửi ngân hàng được bao nhiêu. Tôi chắc chị cũng biết hiện nay cậu ta gửi tiền vào ngân hàng Lester Ở New York chứ không gửi chúng tôi nữa. Tôi cũng tin chắc rằng Ở đó họ không có ngoại lệ gì cho cậu ta, dù biết đó là con của Richard Kane.

- Con của Richard Kane, - Anne nói. Xin lỗi. Tôi không có ý muốn tỏ ra vô lễ đâu,

Anne.

Không, không, rõ ràng nó là con của Richard Kane rồi. ông biết không, ngay từ khi nó mười hai tuổi nó đã không thèm hỏi tôi lấy một xu. - Chị ngừng lại. - Tôi nghĩ có lẽ tôi phải báo trước để ông biết rằng nếu nó nghe nói phải đầu tư năm trăm nghìn đôla ủy thác của nó vào công ty của Henry thì nó sẽ không sẵn sàng chấp nhận đâu.

Sao, hai người không hợp nhau à? Alan nhíu lông mày hỏi.- Có lẽ không, - Anne đáp.

- Thế thì đáng tiếc. Nếu William thực sự phản đối thì việc chuyển khoản sẽ rất phức tạp. Mặc dầu cậu ta không có quyền đối với những người được ủy thác trước khi đầy hai mươi mốt tuổi, nhưng chúng tôi cũng đã có những nguồn tin cho biết William tìm đến một luật sư để hỏi xem tư thế hơp pháp của cậu ta thế nào.

Trời đất ơi, - Anne thốt lên, - ông nói thật đấy chứ- Vâng, tôi nói nghiêm túc đấy. Nhưng chị không có gì phải lo ngại hết. Nói thật ra, chúng tôi Ở ngân hàng nghe nói thế cũng rất lạ, nhưng sau khi hiểu ra nguồn gốc việc điều tra này, thì chúng tôi cũng đã đánh tin cho họ biết là chúng tôi sẽ giữ kín. RÕ ràng ìà vì một lý do riêng nào đó, cậu ta không mụốn trực tiếp hỏi chúng tôi.

- Trời đất, - Anne lại nói, - không biết nó ba mươi tuổi thì rồi sẽ thế nào nữa.

- Điều đó còn tuỳ, - Alan nói, - còn tuỳ Ở chỗ cậu ta có may mắn để yêu được một người nào đáng yêu như chị hay không. Trước kia, sức mạnh của Richard cũng Ở đó mà ra.

- Alan, ông già mà khéo nịnh lắm nhé. Chúng ta có thể gác lại vấn đề năm trăm nghìn cho đến khi nào tôi nói chuyện với Henry được chăng?

- CỐ nhiên được chứ. Tôi đã bảo gặp chị là để xin mấy lời khuyên mà.

Alan gọi càphê và thân mật cầm lấy tay Anne.

- Chị nhớ là phải cẩn thận với sức khỏe của mình đấy nhé. Chị còn quan trọng hơn nhiều so với số phận của mấy nghìn đôla đấy.

Về đến nhà, Anne lập tức thấy lo ngại về hai bức thư chị nhận được lúc sáng. Sau khi đã nghe Alan Lloyd nói tất cả về đứa con mình, bây giờ chị thấy tốt hơn hết là đồng ý để cho Wiliiam cùng đi nghỉ hè sắp tới với Matthew Lester.

Cái khả năng Henry và Milly dan díu với nhau thành một vấn đề mà chị thấy không dễ dàng tìm ra được giải pháp gì. Chị ngồi trong chiếc ghế da màu nâu, chiếc ghế mà xưa kia Richard rất thích, nhìn ra bên ngoài cửa sổ có một dải đất trồng những bông

hồng trắng và đỏ, chỉ nghĩ ngợi mà như không nhìn thấy gì. Anne thường mất rất nhiều thời gian mới đi đến một quyết định gì, nhưng đã quyết định rồi thì chị không mấy khi đảo ngược lại nữa.

Henry về nhà sớm hơn mọi tối và chị không thể không tự hỏi tại sao? Nhưng rồi chị hiểu ra ngay.

Anh nghe nói hôm nay em ăn trưa với Alan Doyd phải không? - Anh ta vừa bước vào phòng đã hỏi ngay:

- Ai bảo anh thế, Henry?

Anh có gián điệp khắp nơi, - anh ta vừa nói vừa cười

- Đúng đấy, Alan mời em ăn trưa. ông ấy muốn biết em nghĩ thế nào về việc cho phép ngân hàng đầu tư số tiền ủy thác năm trăm nghìn đôla của William vào cho công ty của anh.

- Vậy em nói thế nào? - Henry hỏi lại, cố làm như không lo lắng gì.

- Em bảo ông ấy là để bàn với anh xem đã. Nhưng tại sao anh không hề nói cho em biết là anh hỏi ngân hàng? Bây giờ mới nghe Alan nói mà ngớ cả người ra.

- Anh tưởng là em không quan tâm gì đến chuyện kinh doanh, và anh ngẫu nhiên mà biết được rằng em, Alan Lloyd và Milly Preston đều là những người được ủy thác và mỗi người được một phiếu về quyết định đối với tiền đầu tư của William.

- Làm sao anh biết được, - Anne hỏi, - trong khi chính em không biết gì về chuyện đó?

Em yêu quý, em không đọc mấy bản tin nhỏ kia. Anh thì cũng mãi đến gần đây mới đọc. Và cũng ngẫu nhiên mà Milly Preston cho anh biết những chi tiết về chuyện ủy thác này. Không những cô ta là mẹ đỡ đầu của Wilham mà còn là một người được ủy thác nữa.

CÔ ta cũng ngạc nhiên có người nói mới biết được. Bây giờ ta thử xem có thể chuyển tình thế sang chỗ có lợi cho mình được không. Milly nói nếu em đồng ý thì cô

ta cũng ủng hộ anh.

Chỉ nhắc đến tên Milly thôi cũng đã làm Anne khó chịu.

- Em không nghĩ là chúng ta phải đụng đến tiền của William, - chị nói. - Em chưa bao giờ trông vào cái tài sản ủy thác ấy cả. Cứ để mặc nó đấy cho ngân hàng tiếp tục tái đầu tư tiền lãi như trước nay họ vẫn làm là yên chuyện.

Tại sao lại có thể thỏa mãn với chương tnnh đầu tư của ngân hàng trong khi anh đang có cơ hội làm ăn với thành phố về hợp đồng xây bệnh viện, William sẽ thu được khối tiền Ở công ty của anh. Chắc là Alan cũng tán thành thế chứ

- Em không biết chắc ông ta nghĩ thế nào. ông ta vẫn kín đáo như mọi khi, mặc dầu ông ta cũng bảo hợp đồng này rất có lợi và anh có thể có cơ hội làm ăn được.

Đúng thế đấy.

- Nhưng ông ấy nói là cần phải xem sổ sách của anh trước khi đi đến kết luận dứt khoát. ông ấy còn hỏi cái khoản năm trăm nghìn của em bây giờ đi đâu rồi.

- Khoản năm trăm nghìn của chúng ta, em yêu quý ạ tiến triển rất tất, và rồi em sẽ thấy. Sáng mai anh sẽ gửi sổ sách sang cho Alan để ông ta đích thân kiểm tra. CÓ thề đảm bảo với em rằng ông ta sẽ có ấn tượng rất tốt.

Em cũng hy vọng thế, Henry, vì lợi ích của cả hai chúng ta, Anne nói. - Hãy để xem ý kiến của ông ta thế nào đã. Anh biết là trước nay em vẫn rất tin Ở Alan.

Nhưng không tin anh, - Henry nói.

- ồ, không, Henry, em không có ý...

- Anh đùa thế thôi. Anh chắc là em phải tin chồng mình chứ.

Anne bỗng thấy trong người trào lên muốn khóc. Trước đây với Richrd thì chị nén được. Nhưng với Henry chị không cầm nữa.

- Em hy vọng là có thể tin được. Trước nay em không bao giờ phải lo đến tiền bạc, thế mà bây giờ thì lại phải bận tâm quá sức. Bụng mang dạ chửa thế này, em càng thấy mệt và chán nản quá.

Thái độ của Henry nhanh chóng chuyển sang âu yếm.

- Anh biết, em yêu quý. Và anh cũng không muốn em phải bận tâm gì về những chuyện kinh doanh làm ăn ấy. Anh thì bao giờ cũng có thể giải quyết được chuyện đó. Thôi, em nên đi nằm sớm đi, anh sẽ mang bữa tối lên cho em bằng một cái khay. Như vậy, anh có thể tranh thủ đến cơ quan chuẩn bị hồ sơ để sáng mai gửi sang cho Alan xem.

Anne nghe theo. Nhưng sau khi Henry đi rồi, chị dù mệt cũng chưa có ý muốn ngủ ngay. Chị còn ngồi trên giường đọc truyện của Sinclair Lewis. Chị biết là Henry sẽ mất mười lăm phút để đi đến cơ quan.

Chị chờ cho đủ hai mươi phút mới quay điện thoại gọi đến đó. Chuông điện thoại reo mãi đến gần một phút vẫn không có ai trả lời.

Hai mươi hút sau, Anne lại gợi lần nữa. Vẫn không có ai trả lời. Rồi hai mươi phút sau đó, chị lại gọi.

Hoàn toàn không có ai. Câu nói của Henry lúc trước về chuyện tin cứ văng vẳng trong đầu chị một cách cay đắng.

Mãi đến sau mười hai giờ đêm Henry mới về nhà. Anh ta giật mình thấy Anne vẫn còn ngồi trên giường và đang đọc Sinclair Lewis.

- Em chả cần thức chờ anh làm gì. Anh ta hôn chị nồng nhiệt. Anne thấy như ngửi

thấy mùi nước hoa... hay chị quá nghi ngờ mà tưởng thế.

Anh phải ngồi lại lâu hơn dự kiến. Anh không thể tìm ra được hết những thứ giấy tờ Alan cần đến. Cái cô thư ký chết tiệt lại nhét giấy tờ vào hồ sơ mà bên ngoài viết chữ khác.

- Ngồi một mình Ở cơ quan vào giữa đêm như thế thì thật là buồn, Anne nói.

- Ồ nếu có việc đáng làm thì cũng không đến nỗi nào, - Henry nói và trèo ngay lên giường nằm sát vào lưng Anne. - ít ra cũng có cái hay là làm được rất nhiều việc mà không bị điện thoại gọi đến liên tục khiến mình phải bỏ dở giữa chừng.

Mấy phút sau anh ta ngủ luôn. Còn Anne vẫn thức. Bây giờ chị quyết tâm thực hiện quyết định hồi chiều của chị.

Việt Nam Thư Quán - Thư Viện Online

Sáng hôm sau, ăn sáng xong rồi và Henry đã đi làm việc - Anne không còn biết chắc là Henry đi làm hay đi đâu nữa - chị ngồi đọc tờ báo Toàn cầu của Boston và đề ý tìm trong những chỗ quảng cáo nhỏ. Rồi chị nhấc điện thoại lên hẹn đến một nơi Ở phía Nam Boston trước mười hai giờ trưa. Đến đây, Anne kinh ngạc thấy những nhà cửa Ở nơi này rất bẩn. Chị chưa đặt chân đến khu miền Nam của thành phố này

bao giờ. Nếu như bình thường không có chuyện gì thì có lẽ cả đời chị không biết là trong thành phố có những chỗ như thế này.

Qua chiếc cầu thang bằng gỗ vứt đầy những que diêm, đầu mẩu thuốc lá và những thứ rác rưởi khác, chị đến trước một cái cửa phía trên có biền đề một hàng chữ to: GLEN RICARDO, và dưới tên đó là THÁM TỬ TƯ (Có ĐĂNG KÝ TẠI TOÀ ÁN BANG

MASSACHUSETTS). Anne khẽ gõ cửa. -

Mời vào, cửa mở đấy - một giọng nói ồm ồm Ở bên trong vang ra.

Anne bước vào. Người đàn ông ngồi đằng sau bàn giấy hai chân gác lên mặt bàn, tay đang cầm xem một thứ gì đó như tạp chí dành cho con gái. Anh ta ngậm điếu xì gà Ở đầu môi như sắp rơi ra ngoài. Anh ta ngước lên nhìn thấy Anne. Lần đầu tiên anh ta

thấy một người mặc áo lông sang trọng bước vào bàn giấy này.

Anh ta vội đứag dậy chào.

- "Tên tôi là Glen Ricardo". Anh ta nghiêng người ra phía trước bàn và giơ ra một bàn tay lông lá vàng khè vì thuốc lá. Anne bắt tay, bụng lấy làm may mình đeo găng. - Bà có hẹn đấy chứ ạ? - Ricardo hỏi theo thói quen và không cần biết là khách có hẹn hay không. Trông thấy chiếc áo lông sang trọng thế là anh ta thấy mình đã phải sẵn sàng tiếp rồi.

- Tôi có hẹn.

- A, vậy ra bà là bà Osborne. Để tôỉ cởi đỡ chiếc áo cho bà nhé?

- Tôi vẫn khoác áo được chứ, - Anne nói, vì nghĩ có cởi ra thì không biết Ricardo treo nó vào đâu hay chỉ vứt trên sàn.

- Dạ được, tất nhiên, tất nhiên.

Anne kín đáo nhìn Ricardo trong khi anh ta ngồi xuống châm một điếu xì gà khác. Chị không quan tâm đến bộ quần áo màu xanh sáng hoặc chiếc ca-vát sặc sỡ hoặc mớ tóc dầy bóng nhẫy của anh ta. Chị chỉ hơi ngại không biết mình có nên ngồi Ở chỗ khác hơn là Ở đây không.

- Nào, bà có vấn đề gì? - Ricardo vừa nói vừa gọt chiếc bút chì đã ngắn ngủn bằng một lưỡi dao cùn.

Những mảnh gọt bắn vung vãi khắp nơi mà không vào sọt rác. - Bà mất chó, vàng hay bạc, hay chồng?

- Trước hết, ông Ricardo, tôi muốn được ông đảm bảo là hoàn toàn giữ kín, - Anne nói.

Vâng, tất nhiên, tất nhiên, điều đó nhất định là như thế rồi, - Ricardo nói và vẫn gọt bút chì, không nhìn lên.

- Dù sao tôi cũng phải nói trước như vậy.

Vâng, tất nhiên, tất nhiên.

Anne nghĩ bụng nếu anh ta còn nói "tất nhiên" nữa, chị sẽ phải kêu to lên cho anh ta thấy. Chị hít một hơi thở dài. .

- Tôi nhận được một số thư nặc danh nói chồng tôi đang có chuyện dan díu với một người bạn thân của tôi Tôi muốn biết ai là người đã gửi những thư đó, và những lời buộc tội ấy có thật hay không.

Lần đầu tiên nói ra được những cảm giác lo sợ ấy, Anne thấy nhẹ người. Ricardo nhìn chị một cách thản nhiên, coi như anh ta được nghe những chuyện này không phải một lần. Anh ta giơ tay lên vuốt mớ tóc đen và dài. Anne để ý thấy móng tay anh ta cũng dài không kém.

- Rồi, - anh ta nói. - ông chồng thì dễ thôi. Nhưng ai gửi những bức thư đó mới là chuyện khó. Tất nhiên bà vẫn giữ nhữag bức thư đó chứ

- Tôi chỉ giữ bức mới đây nhất, - Anne nói. Glen Ricardo buông một tiếng thở dài và chìa tay ra phía trước bàn. Anne ngần ngại lấy bức thư trong ví ra chưa đưa vội.

Tôi biết là bà đang nghĩ gì, thưa bà Osbne. Nhưng tôi không thể làm việc này nếu có một tay bị trói ra phía sau.

Tất nhiên, ông Ricardo, xin lỗi ông.

Anne không ngờ là chính mình cũng nói "tất nhiên". .

Ricardo đọc đi đọc lại bức thư vài ba lần rồi nói:

- Tất cả những thư kia đều đánh trên một loại giấy này và gử trong cùng một loại phong bì như thế này chứ?

- vâng, có lẽ thế, Anne nói. - Tôi nhớ là như thế.

- Vậy nếu nhận được bức thư sau, xin bà...

- ông tin chắc là sẽ có thư nữa ư? - Anne ngắt lời.

Tất nhiên. Vậy xin bà cứ giữ cho. Bây giờ, xin bà cho biết những chi tiết về chồng bà. Bà có tấm ảnh đó không ạ?

- Vâng, có, - Một lần nữa, chị lại ngập ngừng. Tôi chỉ muốn nhìn qua khuôn mặt. Để khỏi mất thì giờ chạy theo người khác, có phải thế không ạ? -Ricardo nói.

Anne lại mở ví lấy đưa anh ta xem một bức ảnh đã sờn cạnh chụp Henry trong bộ quân phục trung uý.

ông Osborne trông đẹp trai đấy, - nhà thám tử nói. - Tấm ảnh này chụp bao giờ ạ?

CÓ lẽ cách đây chừng năm năm, - Anne nói. - Hồi ông ta Ở trong quân đội thì tôi chưa quen.

Ricardo hỏi Anne thêm vài phút nữa về những hoạt động đi lại hàng ngày của Henry. Chị ngạc nhiên, đến bây giờ mới nhận ra là mình hiểu biết rất ít về quá khứ và những gì là thói quen của Henry.

- Như thế thì không có gì nhiều lắm để giúp cho công việc của tôi được, thưa bà Osbome, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức. Tiền chi phí cho việc này, chúng tôi tính mỗi ngày mười đôla cộng với những khoản phục vụ cho công việc. Chúng tôi sẽ có báo cáo viết gửi đến cho bà mỗi tuần một lần. Bà trả trước cho hai tuần. - Anh ta chìa tay ra phía trước bàn một cách rất tự nhiên.

Anne mở ví lấy ra hai tờ 100 đô la đưa cho Ricardo. Anh ta nhìn kỹ những tờ bạc như không biết là có nhân vật nào nổi danh của nước Mỹ được in trên đó. Benjamin Franklin trừng trừng nhìn vào Ricardo, rõ ràng là đã lâu nay anh không được gặp con người vĩ đại ấy Ricardo trả lại cho Anne 60 bằng nhữag tờ bạc năm đôla nhầu bẩn.

- Thế là ông làm việc cả những ngày chủ nhật, phải không ạ, - Anne tính nhẩm trong đầu và hỏi anh ta thế.

Tất nhiên, - anh ta đáp. - Cũng ngày này tuần sau tính từ thứ năm có được không, thưa bà Osborne?

Tất nhiên, - Anne đáp và vội bỏ đi ngay để khỏi phải bắt tay người đàn ông ngồi sau bàn giấy đó.

Khi Wiììiam đọc báo cáo hàng quý của ngân hàng Kane và Cabot thấy nói Henry Oborne ("Hừ - Henry Osborne"... Anh mở miệng nhắc to cái tên ấy để tự nhủ là mình có thề tin được chuyện đó) yêu cầu 500.000 đô-la để đầu tư riêng, anh bỗng thấy ngày hôm đó rất xúi quẩy. Lần đầu tiên sau bốn năm học Ở St Pau, anh bị đứng thứ nhì về toán. Matthew Lester là người thắng anh, đã hỏi xem có phải anh ốm không.

Tối hôm đó, William gọi điện thoại về nhà Alan Lloyd. ông chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot không lấy làm ngạc nhiên khi anh gọi đến, vì ông đã được nghe Anne nói về quan hệ không vui vẻ giữa con trai chị với Henry.

Chào cậu William, cậu khỏe không, tình hình Ở St Paul thế nào?

- Cảm ơn ông, mọi thứ Ở đây đều tốt đẹp, nhưng tôi gọi điện là về chuyện khác.

Cậu ta khôn khéo thật, Alan nghĩ bụng.

- Ồ vậy à Tôi giúp cậu được việc gì đây? - ông bình tĩnh nói.

- Tôi muốn gặp ông vào chiều mai.-Vâng, chỉ có ngày đó tôi mới ra khỏi trường được.

tôi xin gặp ông bất cứ lúc nào và Ở đâu cũng được. - Wilham nói như kiểu về phía anh có sự nhân nhượng.-Dù thế nào xin ông cũng đừng cho mẹ tôi biết là tôi có gặp ông.

- William, thế này nhé... - Alan Lloyd bắt đầu.

Giọng William bỗng cứag rắn hơn.

- CÓ lẽ tôi cũng không cần phải nhắc để ông nhớ rằng cái khoản đầu tư tiền ủy thác cho ông bố dượng của tôi ấy, tuy không hẳn là bất hợp pháp, nhưng rõ ràng có thể coi là vô lương tâm.

Alan Lloyd lặng yên một lát. ông tự hỏi không biết có nên xoa dịu anh chàng này hay không. Trước đây, ông đã có lúc nghĩ phải quở trách cho anh ta một trận, nhưng bây giờ thì điều đó không còn thích hợp nữa.

- Được thôi, William. Cậu có thể đến cùng ăn trưa với tôi Ở Câu lạc bộ Hunt vào lúc một giờ được chứ

- Vâng, tôi sẽ xin gặp ông Ở đó. - Điện thoại đã bỏ xuống.

ít ra thì cuộc gặp đó cũng tiến hành trên đất nhà mình, Alan Uoyd nghĩ bụng và đặt ống nói xuống.

ông cũng rủa thầm hãng cúa ông Bell là đã chế tạo ra cái máy điện thoại chết tiệt này.

Alan đã chọn Câu lạc bộ Hunt vì ông cho rằng gặp Ở đây không có vẻ riêng tư gì lắm. Điều đầu tiên William có thể yêu cầu khi đến đây là sau khi ăn trưa sẽ được chơi một chầu gôn.

- Thế thì tốt lắm, - Alan nói, và đặt cọc ngay chỗ chơi gôn vào lúc ba giờ.

ông ngạc nhiên thấy trong suốt cả bữa ăn William không hề đá động gì đến đề nghị của Henry Osbórne.

Trái lại, anh toàn nói một cách rất khó hiểu biết về những quan điểm của Tổng thống Hanrding về cải cách giá cả, về sự bất lực của Charles G. Dawes với tư cách là Giám đốc Ngân khố. Alan tự hỏi không biết có phải Wilham đã nghĩ lại và đã thay đổi ý kỉến về việc Henry Osborne vay tiền hay không CÓ phải cậu ta đã quyết định để cho xong cuộc gặp này đi mà không nhắc gì đến nữa chăng Alan nghĩ bụng, thôi được nếu cậu ta muốn thế thì ông cũng chả quan tâm. ông muốn cho buổi chiều đánh gôn trôi đi vui

vẻ, không có chuyện gì nữa. Sau bữa ăn thú vị và đã uống một chầu rượu vang - William chỉ xin uống một cốc thôi - họ vào trong nhà câu lạc bộ thay quần áo rồi ra sân gôn.

- ông vẫn còn kiêng con số chín chứ ạ? - William hỏi.

- Còn, nhưng sao? .

- Mỗi lỗ gôn mười đôla, ông xem như thế có được không?

Alan Lloyd ngập ngừng, chợt nhớ ra gôn là một trong những môn William chơi rất giỏỉ.

- Được đồng ý.

Trong khi chơi lỗ đầu, không ai nói gì. Alan cố đánh được bốn, William được năm. Alan thắng cả trận thứ hai và thứ ba. ông cảm thấy yên tâm hơn. Đến trận thứ tư thì hai người đã cách xa nhà câu lạc bộ đến nửa dặm. William chờ Alan nâng cây gậy lên rồi anh mới nói."

- Trong bất cứ điều kiện nào ông cũng không được đem năm trăm nghìn đôla của quỹ ủy thác cho bất cứ công ty nào hay cá nhân nào liên quan đến Henry Osborne vay mượn.

Alan đánh một nhát cho quả bóng gôn văng đi xa, cốt để ông tách khỏi William một quãng và suy nghĩ xem sẽ trả lời anh như thế nào. Sau ba lần đánh nữa, họ cùng trở về bãi cỏ xanh, và Alan đành chịu thua không đưa được bóng vào lỗ.

- William, anh biết rằng tôi chỉ có một phiếu trong ba người được ủy thác, và anh cũng cần biết rằng anh không có quyền gì đối với những quyết định liên quan đến ủy thác vì anh chưa đến hai mươi mốt tuổi thì cũng chưa tự mình có quyền gì được đối với số tiền ấy.

Ngoài ra, anh cũng nên biết là chúng ta không thể thảo luận vấn đề này Ở đây.

- Tôi hoàn toàn hiểu rõ những ý nghĩa pháp lý của nó, thưa ông, nhưng vì cả hai người được ủy thác kia đều ngủ với Henry Osborne thì...

Alan Lloyd tỏ ra sững sờ.

- Chả có lý ông là người duy nhất Ở Boston không biết rằng Milly Preston đang có chuyện dan díu với ông bố dượng của tôi?

Alan Lloyd không nói gì. willam tiếp:

- Tôi muốn được biết chắc rằng ông sẽ bỏ phiếu chống cũng như ông sẽ làm hết sức mình để khuyên mẹ tôi chống lại chuyện vay mượn này, dù cho ông có phải cắn răng mà nói cho mẹ tôi biết sự thật về chuyện Mill Preston.

Alan lại đánh một nhát gôn rất dở nữa. Quả bóng sau đó văng cả vào bụi cây. ông tức mình chửi thề một câu thật to, có lẽ đó là câu đầu tiên ông nói từ bốn mươi ba năm nay.

- Đòi hỏi như thế thì hơi quá nhiều đấy. - Alan nói khi họ đánh đến quả thứ năm.

- Điều đó chẳng là gì đâu so với những gì tôi sẽ làm nếu như tôi không tin chắc được Ở sự ủng hộ của ông, thưa ông.

- William, trước đây cha anh không bao giờ tán thành những sự đe dọa như thế. - Alan nói và nhìn quả bóng của William chui xuống lỗ cách đó hơn chục thước.

- Điều duy nhất mà cha tôi không tán thành có lẽ là Osbome, William trả lời lại. Alan loạc choạc với quả bóng.

- Dù sao, thưa ông, ông cũng rất biết rằng cha tôi đã có một điều khoản trong di chúc nói rằng tiền đầu tư của quỹ ủy thác sẽ là chuyện nội bộ gia đình mà người được hưởng nó không được quyền biết rằng tiền ấy có dính dáng đến gia đình Kane. Đây cũng là một nguyên tắc mà trong đời làm ngân hàng cha tôi không bao giờ vi phạm. Như vậy, cha tôi có thể luôn luôn yên tâm là không có xung đột giữa một bên là tiền đầu tư của ngân hàng với một bên là tiền ủy thác của gia đình.

CÓ lẽ mẹ anh cho là người trong gia đình thì có thể phá được nguyên tắc ấy chăng.

- Henry Osbome không phải là người trong gia đình tôi. Đến khi tôi làm chủ cái quỹ này, tôi cũng vẫn giữ nguyên tắc như cha tôi trước kia, không bao giờ phá bỏ.

- William, rồi anh sẽ phải ân hận về chuyện cứng nhắc ấy

- Không đâu, thưa ông.

- Anh nên suy nghĩ thêm xem, nếu biết về chuyện Milly thì mẹ anh sẽ có thể phản ứng như thế nào, Alan nói thêm.

- Mẹ tôi đã mất năm trăm ngàn đô-la tiền riêng của bà ấy rồi. Với một anh chồng, như thế chưa đủ sao? Chẳng lẽ còn để mất thêm năm trăm nghìn của tôi vào đó nữa ư?

- Chả có lý nào mất được. Wilham. Đầu tư còn có thể đem lại khá nhiều lợi tức. Mà tôi cũng chưa có dịp nào xem kỹ sổ sách của Henry đấy. william hơi khó chịu khi thấy Alan Lloyd nói đến tên của Henry một cách thân mật. - Tôi có thể cam đoan với ông rằng hầu như ông ta đã vét sạch đến từng đồng xu của mẹ tôi. Nói đúng ra, ông ta chỉ còn có ba mươi ba ngàn bốn trăm mười hai đôla thôi. Tôi đề nghị ông xem rất kỹ những sổ sách của ông Osbome cũng như thẩm tra một chút về quá khứ cùng những bạn bè và chuyện làm ăn của ông ta trước đây. ĐÓ là chưa kể ông ta cờ bạc ghê gớm nữa.

Từ quả gôn thứ tám, Alan đánh văng nó xuống hồ trước mặt. ĐÓ là điều không thể có được, vì ngay đến phụ nữ mới tập chơi cũng không đánh như thế. ông lại thua.

- Anh làm sao có được những thông tin như vậy về Henry? Alan hỏi, và đoán rằng đó hẳn là văn phòng của Thomas Cohen cung cấp.

- Tôi xin không nói ra, thưa ông.

Alan nghĩ bụng hãy cứ biết thế đã, ông tính điều này cũng có lợi cho ông Ở chỗ ông sẽ biết cách sau này làm ăn với Wiìliam.

Nếu tất cả những điều anh nói là chính xác thì cố nhiên tôi sẽ phải khuyên mẹ anh chớ có đầu tư gì vào cho Henry, và riêng tôi cũng phải có bổn phận nói công khai những điều đó ra với Henry chứ.

- Vâng, xin ông cứ thế cho.

Alan đánh một nhát nữa khá hơn, nhưng ông cảm thấy mình không thể thắng được.

Wỉlliam tiếp tục.

- Chắc ông cũng muốn bỉết thêm rằng Osbome cần số tiền năm trăm nghìn đôla Ở quỹ ủy thác của tôi đó không phải là để ký hợp đồng xây dựng bệnh viện đâu, mà là để thanh toán món nợ đã mắc từ lâu Ở Chicago. Tôi đoán chắc là ông chưa được biết điều này, thưa ông

Alan không nói gì. Đúng là ông không biết đến chuyện ấy. Ván này William lại thắng.

Đánh đến ván cuối, Alan hỏi:

- Anh không để cho tôi được quả nào nữa hay sao?- ông cười, rồi đứng tì tay lên cây gậy.

- Osborne sẽ không có được hơp đồng xây bệnh viện đâu thưa ông. Nghe nói ông ta hối lộ những quan chức cấp dưới trong tòa thị chính. Người ta sẽ không công khai đưa chuyện này ra, nhưng để tránh những phức tạp về sau, người ta đã xóa bỏ công ty của ông ta trong danh sách cuối cùng rồi. Hợp đồng ấy sẽ do công ty Kirkbride và Carter nhận. Tin này, thưa ông, là rất mật đấy. Ngay cả đến công ty Kirkbride và

Carter cũng chưa được biết tin này mà phải một tuần sau thứ năm tới cơ, vì vậy mong ông giữ kín cho chuyện đó.

Alan lại đánh chệch. William đưa quả bóng của mình vào lỗ rồi bước đến bắt tay ông chủ tịch một cách nồng nhiệt.

- xin cảm ơn ông đã cùng chơi. Như vậy là ông mất chín chục đôla rồi đấy.

Alan rút ví lấy ra tờ bạc một trăm đôla.

- William, tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc anh đừng "thưa ông" với tôi nữa. Tên tôi là Alan, anh cứ thế mà gọi.

- Cảm ơn Alan, - Wilìiam đưa lại cho ông ta mười đô-la.

Sáng hôm thứ hai, Alan Lloyd đến ngân hàng và thấy mình có nhiều việc phải làm hơn là trước khi gặp William. ông lập tức cho năm bộ phận của ngân hàng tiến hành ngay những cuộc điều tra xem những lời William nói chính xác đến mức nào. ông sợ rằng

những cuộc điều tra kia sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến nội bộ nên dặn mỗi bộ phận chỉ được biết đến phần mình thôi, và bắt họ phải báo cáo trực tiếp cho chủ tịch, ngoài ra không ai được biết đến.

Đến sáng thứ tư, trên bàn giấy của ông đã năm bản báo cáo sơ bộ. Hình như tất cả đều khớp với những điều William nói, mặc dầu mỗi người đều xin có thời gian thêm để kiểm tra lại chi tiết. Alan quyết định nếu chưa có thêm chứng cớ cụ thể thì chưa nói

gì cho Anne biết. Trong khi chờ đợi, ông tính chỉ nên tranh thủ đến dự bữa tiệc đứng do vợ chồng Osbome mời và ông sẽ khuyên Anne nên từ từ, chưa quyết định ngay về chuyện cho vay kia.

Lúc đến dự bữa tối hôm đó, Alan lấy làm lo ngại thấy Anne rất bải hoải mệt mỏi, và lại phân vân, không biết sẽ nói thế nào. ông chờ mãi mới có một vài phút đứng riêng với chị. ông nghĩ bụng giá bây giờ Anne không có mang thì tốt bao nhiêu.

Anne quay lại nhìn ông mỉm cười - ông bận việc Ở ngân hàng thế mà cũng cố đến được, thật là quý hóa quá.

- Tôi không thề vắng mặt Ở bất cứ cuộc chiêu đãi nào của chị. NÓ vẫn còn những hương vị Boston.

- ông nói quá đấy. - Chị cười.

Anne này, nhân đây tôi hỏi chị đã có lúc nào nghĩ thêm về chuyện cho vay tiền kia chưa?

- Không, tôi chưa nghĩ gì được. Tôi còn đang bù đầu về những chuyện khác. À thế ông xem sổ sách của Henry thế nào?

Chỉ mới có số liệu của một năm thôi, vì vậy tôi phải cho kế toán kiểm tra thêm. Theo lệ thường thì phải xem các hoạt động trong ba năm liền mới được.

Tôi chắc Henry cũng hiểu và đồng ý với chúng tôi như vậy

- Anne, bữa ăn thật tuyệt, - một giọng nói khá to bỗng vang lên phía sau Alan. ông không nhận ra đó là ai, có lẽ là một bạn chính khách nào đó của Henry.

- Thế nào, bà mẹ tương lai nhỏ bé, có khỏe không?- giọng nói hỏi tiếp.

Alan lách ra chỗ khác. Như thế là ông cũng đã tranh thủ nói được một đôi câu cho ngân hàng rồi. Ở cuộc chiêu đãi này có khá nhiều chính khách, cả của tòa thị chính cũng như có một đôi vợ chồng đại biểu quốc hội. Alan chợt nghĩ có lẽ William nói sai về chuyện hơp đồng kia chăng. Nhưng ngân hàng chả phải điều tra về chuyện này làm gì nữa, vì tuần sau Tòa thị chính sẽ chính thức công bố. ông từ biệt vợ chồng nhà chủ và ra về.

- Ngày này tuần sau nhé, - ông nói to, rồi đi bộ dọc phố Chesnut về nhà.

Trong buổi chiêu đãi, Anne để ý nhìn Henry mỗi khi anh ta đến gần Milly Preston. Chị thấy rõ ràng là giữa hai người không có dấu hiệu gì cả. Thật ra, phần lớn thời gian chỉ thấy Henry đứng với John Preston thôi. Anne bắt đầu tự hỏi hay là mình đã nghĩ sai về chồng mình. Chị tính có lẽ phải hủy bỏ cuộc hẹn giờ với Glen Ricardo vào hôm sau. Buổi chiêu đãi kéo dài đã hơn hai tiếng ngoài dự tính. Chị đoán tất cả các khách mời đều hài lòng với bữa tiệc hôm nay.

- Chiêu đãi tốt lắm, Anne. Cảm ơn chị đã mời chúng tôi. - Cái giọng to lúc nãy lại lên tiếng, và là người cuối cùng ra về. Anne không nhớ được tên ông ta, chỉ biết là người của Tòa thị chính. ông ta đi khuất sau đường xe.

Anne loạng choạng đi lên gác. Chị cởi áo trước khi về đến phòng, trong bụng nghĩ từ nay đến ngày đẻ còn mười tuần nữa thôi và chị sẽ không tổ chức chiêu đãi gì nữa hết.

Henry cũng đã cởi quần áo rồi.

Em có nói được gì với Alan không, em yêu quý? - CÓ có nói, - Anne đáp, - ông ta bảo sổ sách không có vấn đề gì nhưng vì chỉ có số liệu một năm thôi nên ông ta phải cho kế toán đi kiểm tra lại một lần nữa.

ĐÓ là chính sách bình thường của ngân hàng thôi. - Chính sách bình thường cái chết tiệt gì đâu. Em không thấy là đằng sau chuyện đó Wilham ư? NÓ đang tìm cách chặn đứag vụ cho vay này đấy, Anne.

- Sao anh lại nói thế. Alan có nhắc gì đến William đâu

- ông ta không nói ư? - Henry cao giọng. - ông ta cũng không thèm nhắc đến chuyện William cùng ăn trưa với ông ta hôm chủ nhật Ở Câu lạc bộ đánh gôn, còn chúng ta thì ngồi không Ở nhà này.

- Sao? - Anne nói. - Không thể có chuyện ấy.

Wilham không bao giờ về Boston mà lại không về nhà gặp em. Chắc anh lầm thế nào đó. Henry.

- Em ơi, có đến nửa thành phố này đến đó, và anh cũng không thể tưởng tượng William có thể đi năm chục dặm chỉ để đến đây đánh gôn với Alan Uoyd mà thôi. Anne, em nghe đây, anh cần có món tiền vay ấy, nếu không anh không thể giành được hơp đồng ký với thành phố. Đến một lúc nào đó, thậm chí ngay bây giờ em phải quyết định xem em tin Ở William hay Ở anh. Tính từ ngày mai thì một tuần nữa là anh phải có món tiền ấy. Chỉ còn tám ngày nữa thôi, nếu anh không chứng minh cho Tòa thị chính thấy là anh có khoản tiền ấy thì họ không coi là anh có giá trị gì nữa. Mà như vậy chỉ vì William không tán thành việc em muốn lấy anh, Anne ngày mai ẹm gọi cho Alan bảo ông ta chuyển tiền cho anh được không?

Giọng hằn học của anh ta như đập vào đầu Anne khiến chị cảm thấy choáng váng.

- Không, Henry ngày mai chưa được đâu. Để đến thứ sáu được không? Ngày mai em còn bận.

Henry bình tĩnh lại rồi bước đến bên chị lúc đó đã cởi quần áo và đang đứng trước gương. Anh ta đưa tay xoa bụng vợ và nói.

Anh muốn cho đứa eon này cũng có được cái may mắn như William vậy.

Hôm sau Anne tự nhủ đến hàng trăm lần là sẽ không đi gặp Gien Ricardo nữa, nhưng đến gần mười hai giờ chị lại nhẩy .lên một chiếc tắcxi để đi đến đó.

Chị bước lên cầu thang gỗ cọt kẹt, trong bụng ngần ngại không muốn biết đến những gì mình sắp được nghe. Bây giờ quay ra cũng còn kịp. Chị ngập ngừng, rồi đưa tay lên gõ cửa.

Mời vào. Chị mở cửa.

- A, bà Osborue, rất mừng gặp lại bà. Mời bà ngồi. -Anne ngồi xuống và hai người nhìn nhau.

- CÓ lẽ tin tức cho bà không hay lắm, - Glen Ricardo nói, đưa ngón tay lên vuốt mớ tóc đen dài.

Anne sững người. Chị cảm thấy như muốn ốm.

- Trong bảy ngày qua không thấy ông Osbome đi với bà Preston hay bất cứ người đàn bà nào khác.

- Nhưng ông bảo tin tức không hay kia mà, - Anne nói.

- Tất nhiên, thưa bà Osborne, tôi cứ nghĩ rằng bà tìm cớ để ly dị. Những bà vợ giận chồng thì đâu có tìm đến tôi để tôi chứng minh cho họ thấy là chồng họ vô tội.

- ồ, không, không, - Anne nói, cảm thấy nhẹ người- Đã nhiều tuần nay bây giờ mới lại có tin hay thế.

- À thế thì tốt, - ông Ricardo nói và hơi lấy làm ngạc nhiên.

- vậy ta hy vọng tuần thứ hai cũng không thấy được gì hơn.

- Ô ông có thể chấm dứt cuộc điều tra đi được rồi, ông RicaraO Tôi ChắC là tuần sau nữa ông cũng chẳng tìm thấy gì khác.

- Như vậy không phải là khôn ngoan lắm, thưa bà Osbome. Chỉ một tuần quan sát thôi mà dám kết luận dứt khoát như thế thì tôi e rằng hơi quá sớm.

- Thôi được, nếu ông tin là như vậy thì cứ làm tiếp, nhưng tôi thì cho rằng cả tuần sau nữa ông cũng sẽ không tìm ra được gì hơn đâu.

- Dù sao thì bà cũng đã trả tiền cho hai tuần rồi, - Glen Ricardo nói tiếp và lại hút điếu xì-gà của anh ta, trông có vẻ to hơn và dễ ngửi hơn thứ xì-gà anh ta hút tuần trước.

- Còn về những bức thư thì thế nào? - Anne chợt nhớ ra và hỏi. - Tôi đoán đó là của một người nào nghen ghét gì với những thành tích của ông chồng tôi chăng.

Như tôi đã nói với bà tuần trước, thưa bà Osborne, tìm ra tác giả những bức thư nặc danh thì không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã biết được cửa hàng họ mua thứ giấy viết thư và phong bì này. Loại giấy này đặc biệt, không như mọi

thứ thường dùng, tuy vậy bây giờ tôi chưa thể nói gì thêm về chuyện đó. CÓ thể ngày này tuần sau tôi sẽ biết được rõ hơn. Mấy ngày vừa qua bà có nhận được

thêm lá thư nào nữa không?

- Không, tôi không nhận được.

- Tốt. Thế thì mọi thứ có vẻ đã sắp rõ ràng rồi. Chúng ta hy vọng vào thứ năm tuần sau gặp lại sẽ là lần cuối.

Vâng, Anne vui vẻ đáp. - Tôi cũng hy vọng thế. Để tuần sau tôi thanh toán nốt cho ông các khoản chi khác, được không?

- Tất nhiên, tất nhiên.

Anne gần như đã quên đi cái câu đó, nhưng lần này chị chỉ cười. Trên đường ngồi xe về nhà, chị quyết định là Henry phải có số tiền 500 ngàn đô-la ấy, và phải cho William cũng như Alan thấy là họ nhầm. Chị vẫn còn đang băn khoăn với việc William về qua Boston mà không báo cho chị biết. CÓ lẽ điều Henry nói Wiliam đang ngấm ngầm hoạt động gì đó là đúng chăng.

Henry rất sung sướng thấy Anne đêm đó nói là chị đã quyết định về chuyện cho anh ta vay số tiền kia, và bảo anh ta chuẩn bị giấy tờ để sáng hôm sau chị ký vào đó. Lúc ký vào giấy tờ, chị không thể không nghĩ ngợi vì thấy nó đã được chuẩn bị từ lâu và đã có sẵn chữ ký của Milly Preston trên đó rồi. Nhưng chị lại tự nhủ có lẽ mình quá nghi ngờ chăng? Chị vội xua đuổi ý nghĩ ấy đi và hạ bút ký.

* *

Sáng thứ hai sau đó, khi Alan Lloyd gọi điện thoại đến thì chị đã chuẩn bị tư tưởng đầy đủ rồi.

Anne, chị hãy khoan cho đến thứ năm đã. Đến hôm đó chúng ta sẽ biết ai là người được ký hơp đồng xây bệnh viện.

- Không, Alan, tôi đã quyết định rồi. Henry cần có tiền ngay bây giờ. Anh ấy phải chứng minh cho Tòa thị chính biết là tài chính anh ấy đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng, vả lại bây giờ đã có hai chữ ký của những người được ủy thác nên ông không còn phải lo trách nhiệm nữa.

Ngân hàng vẫn có thể đảm bảo cho Henry được mà không cần phải chuyển tiền. Tôi chắc Tòa thị chính sẽ có thể chấp nhận điều đó. Dù sao thì tôi cũng chưa có thì giờ kiểm tra lại tài khoản công ty của anh ta

- Nhưng ông lại có thì giờ đi ăn trưa với William hôm chủ nhật trước đây một tuần mà cũng không báo cho tôi biết nữa.

Đầu dây đằng kia im lặng một lát.

- Anne tôi . . . .

- ông đừng bảo là không có dịp báo. ông đến dự chiêu đãi tối hôm thứ tư và đáng lẽ ông đã phải báo cho biết rồi. Nhưng ông cố tình không nhắc đến, và bây giờ ông lại có thì giờ khuyên tôi nên hoãn quyết định cho Henry vay tiền.

- Anne, tôi rất tiếc. Tôi hiểu được là chuyện đó có thể rắc rối như thế nào và tại sao chị thất vọng, nhưng nó thực sự có một lý do đấy, chị hãy tin như vậy. Tôi đến gặp chị và giải thích tất cả cho chị nghe được không?

- Không. Alan, không được đâu. Các người xúm lại chống chồng tôi. Không ai trong các người cho anh ấy được có cơ hội chứng minh bản thân mình. Vậy thì để tôi cho anh ấy có cơ hội chứ.

Anne bỏ máy xuống, trong bụng hài lòng với mình, cảm thấy như thế là mình đã trung thành với Henry và chuộc cái lỗi trước đây đã nghi ngờ chồng.

Alan Uoyd gọi lại, nhưng Anne dặn cô hầu trả lời là chị đi vắng suốt ngày. Đêm đó Henry về nhà rất phấn khởi được nghe Anne kể lại đã nói với Alan như thế nào.

- Như thế thì mọi thứ sẽ cực kỳ hay, em yêu ạ. Rồi em xem. Sáng thử năm anh sẽ được người ta cho ký hợp đồng. Lúc đó em có thể hôn và hòa giải với Alan.

Nhưng từ nay đến hôm đó thì em hãy cứ tránh đừng gặp Thực ra, nếu em muốn thì hôm thứ năm chúng ta có thể liên hoan bữa ăn trưa Ở nhà hàng Ritz và mời ông ta đến cùng ăn được chứ. Anne cười đồng ý.

Chị cũng không quên rằng chị sẽ còn phải gặp Ricardo một lần cuối nữa vào trưa hôm đó. Gặp xong rồi, quay về nhà hàng Ritz cũng hãy còn sớm chưa đến một giờ.

Như vậy chị sẽ được dịp ăn mừng cả hai thắng lợi một lúc . Alan cố gọi đến nhiều lần để gặp Anne nhưng đều nghe cô hầu trả lời là đi vắng. Vì giấy tờ đã được hai người ủy thác ký vào đó rồi, ông không có quyền ách lại việc chi tiền quá hai mươi tiếng. Các từ ngữ dùng trong giấy tờ đó là do Richard Kane đã thảo ra trước đây, điển hình về mặt pháp lý chặt chẽ, không có chỗ nào sơ hở mà lách qua được nữa. Sau khi tờ séc 500 nghìn đô la được trao đi chiều ngày thứ ba, Alan viết một bức thư dài gửi cho William, kể lại đầu đuôi các sự kiện đã dẫn đến việc chuyển tiền, chỉ không nói gì

đến những chi tiết sự việc do ngân hàng của ông điều tra được. ông cũng gửi cho mỗi giám đốc trong ngân hàng một bản sao bức thư đó, tin rằng mặc dầu ông đã làm rất cần thận như thế nhưng người ta vẫn có thể buộc tội cho ông là che giấu.

* *

Sáng hôm thứ năm, trong khi đang ăn sáng với Mathew thì William nhận được bức thư của Alan loyd gửi đến St. Paui.

Còn Ở Đồi Beacon thì bữa ăn sáng bình thường như mọi ngày, trứng, thịt rán, bánh mì nướng, cháo ngô và cà phê nóng, Henry tỏ ra lúc buồn lúc vui, anh ta làm duyên với cô hầu, nói đùa với một nhân viên Tòa thị chính gọi đến báo cho biết tên công ty được ký hơp đồng xây bệnh viện sẽ được dán lên bảng yết thị trước cửa Tòa thị chính vào lúc mười giờ. Anne thì chờ đến lúc đi gặp Glen Ricardo một lần cuối nữa. Chị ngồi giở mấy trang tạp chí Vogue, cố không để ý đến bàn tay Henry đang run run cầm tờ báo Globe của Boston.

- Sáng nay em định làm gì? - Henry hỏi, như muốn nói chuyện bình thường.

- ồ, không có gì nhiều lắm trước khi chúng ta ăn mừng trưa nay. Anh có định đặt tên Richard cho khoa nhi trong bệnh viện để tưởng nhớ đến anh ấy không?

- Không phải tưởng nhớ đến Richard đâu, em yêu quý ơi Đây là thành tích của anh, vì vậy phải giành vinh dự đó cho em. Sẽ gọi đó là khoa nhi do bà Henry Osborne tặng, - anh ta huênh hoang nói.

- Ý kiến đó hay lắm, - Anne bỏ tờ báo xuống và nhìn anh ta cười - Anh không được để em uống quá nhiều sâm-banh vào bữa trưa nay nhé, vì chiều em còn phải đến cho bác sĩ Mackanzie khám toàn bộ, nếu ông ta biết em say rượu vào quãng này, tức chỉ chín tuần trước khi đẻ, thì ông ta sẽ không bằng lòng đâu. Đến bao giờ thì anh biết chắc là hợp đồng sẽ giao cho anh?

- Anh biết rồi, - Henry nói. - Nhân viên tòa thị chính vừa nói chuyện với anh trên điện thoại bảo là chắc chắn trăm phần trăm rồi, nhưng đến mười giờ họ mới chính thức công bố.

- Vậy thì việc đầu tiên là anh phải gọị cho Alan và bảo với ông ta cái tin vui đó. Em bắt đầu thấy hơi hối hận về chuyện đã đối xử không hay với ông ấy tuần trước.

- Em chả cần phải hối hận làm gì. Chính ông ta cũng không thèm báo cho em biết về những hành động của William kia mà.

- Không, nhưng ông ấy vẫn cố tìm cách giải thích thêm, thế mà em thì lại không để cho ông ấy được nói.

- Thôi được thôi được, tùy em. Vậy để cho em vui lòng, anh sẽ gọi điện thoại vào mười giờ năm phút báo cho ông ấy biết, còn em thì gọi cho William bảo nó rằng anh đã kiếm thêm cho nó một triệu đô-la nữa. - Anh ta nhìn đồng hồ. - Thôi bây giờ anh đi đây. Em chúc anh may mắn đi.

- Em tưởng anh không cần may mắn gì kia mà. - Anne nói.

- Anh không cần thật. Quen miệng nói thế thôi. hẹn gặp em vào một giờ Ở nhà hàng Ritz nhé. - Anh ta hôn lên trán vợ - Đêm . nay em sẽ tha hồ mà cười về Alan, về Willam, về những chuyện hơp đồng, và coi tất cả những cái đó là quá khứ. Em cứ tin là như vậy Anh đi nhé, em yêu.

Em cũng hy vọng thế, Henry.

Bữa ăn sáng để trước mặt Alan Lloyd nhưng ông chưa đụng gì đến. ông đang đọc mấy trang tài chính của tờ báo Gbole Boston, chú ý đến đến một đoạn nhỏ Ở cột bên phải đưa tin mười giờ sáng hôm đó Tòa thị chính sẽ công bố ai được hưởng hợp đồng

xây bệnh viện trị giá 5 triệu đô-la.

Alan Lloyd đã tính nếu như Henry không được hợp đồng ấy và tất cả những gì William nói đều là chính xác thì ông sẽ làm thế nào. ông sẽ làm như Richard trước kia đã làm trong trường hợp tương tự, tức là hành động như thế nào cho ngân hàng có lợi nhất.

Nhưng những báo cáo mới nhất ông nhận được về tình hình tài chính của Henry khiến ông rất lo ngại.

Osborne đúng là một tên bạc bịp, và số tiền 500 nghìn đô la của quỹ ủy thác kia hoàn toàn không được chuyển đến công ty của anh ta. Alan Lloyd chỉ nhấp một ít nước cam, còn không đụng gì đến bữa ăn sáng.

ông xin lỗi người quản gia, rồi bước xuống đi bộ đến ngân hàng.

*********

Thời tiết hôm đó dễ chịu.

- william, chiều nay có đánh quần vợt không?

Hai người đang ăn sáng. Matthew Lester đứng nhìn William đang đọc đi đọc lại bức thư của Alan Liloyd.

- Cậu bảo gì?

- Cậu điếc hay bắt đầu lẫn cẫn rồi đấy? Cậu muốn chiều nay mình cho cậu thất điên bát đảo trong trận quần vợt không?

Không chiều nay mình không có đây đâu, Matthew. Mình đang có nhiều chuyện quan trọng khác cần làm.

- CỐ nhiên rồi, anh bạn ơi. Mình quên rằng cậu đang chuẩn bị cho một trong những chuyến đi bí mật vào Nhà Trắng. Mình biết là Tổng thống Harding đang tìm một người làm cố vấn về tài chính cho ông ta, mà cậu đúng là người có thể ngồi vào chỗ của cái ông Charles. G.Dawes dở hơi ấy. Cậu cứ bảo với ông tổng thống là cậu nhận lời đi, với điều kiện ông ấy cũng mời Matthew Lester làm BỘ trưởng Tư pháp trong chính quyền tới.

William không trả lời.

Mình biết nói đùa như thế là hơi vô duyên, nhưng cậu cũng phải bình luận xem sao chứ, - Matthew nói và ngồi xuống bên William nhìn kỹ anh bạn. - Tại món trứng phải không? Y như trứng vừa mới đem từ một trại tù binh ra chứ gì?

- Mathew, mình cần cậu giúp một tay, - William nói và bỏ bức thư của Alan vào phong bì.

Cậu vừa có thư của em gái mình rồi đó, nó nghĩ là cậu có thể thay thế cho Rudolph Valentino được đấy

William đứng dậy.

- Thôi, đừng đùa nữa, Matthew. Nếu ngân hàng của bố cậu bị cướp, thì liệu cậu có ngồi đó mà nói đùa về chuyện ấy được không?

Mặt Wilham rất nghiêm nghị, khiến Matthew phải dịu giọng xuống.

- Không, ai mà đùa được.

- Rồi, vậy cậu ra ngoài này mình sẽ nói tất cả cho mà nghe.

Sau mười giờ một lúc, Anne rời Đồi Beacon đi mua sắm vài thứ lặt vặt trước khi đến gặp Glen Ricardo một lần nữa. Chị vừa đi khuất ra đến phố Chestut thì có chuông điện thoại. CÔ hầu ra nghe máy. CÔ ta nhìn ra cửa sổ thấy bà chủ đã đi quá xa rồi không gọi được nữa. Giá như Anne quay trở lại nghe điện thoại được, thì chị đã biết về quyết định của thành phố đối với hợp đồng xây bệnh viện, nhưng chị lại đi mua thêm mấy đôi tất lụa và vài thứ nước hoa mới. Chị đến văn phòng Glen Ricardo khoảng sau mười hai giờ, trong bụng nghĩ thứ nước hoa mình mới mua sẽ có thể đánh

bạt được mùi khói xì-gà của ông ta.

- Chắc tôi không đến muộn chứ, ông Ricardo, - chị nói gọn.

Xin mời bà ngồi, bà Osborne.- Trông Ricardo có vẻ không vui lắm, nhưng Anne nghĩ ông ta có bao giờ vui đâu Rồi chị lại để ý thấy ông ta không hút loại xì-gà như mọi khi nữa.

Ricardo mở một hồ sơ màu nâu khá lịch sự, một thứ đồ mới duy nhất mà Anne có thể trông thấy Ở văn phòng này, rồi lấy ra vài tờ giấy.

- Chúng ta hãy bắt đầu bằng những bức thư nặc danh đã nhé, thưa bà Osborne?

Anne không thích cái giọng nói ấy.

Được thôi, - chị đáp.

- Những thứ này do một bà tên là Ruby Flowers gửi đến .

- Ai? Tại sao vậy? - Anne nói, vừa muốn vừa không muốn có câu trả lời.

Tôi ngờ rằng một trong những lý do là hiện nay bà Flowers đang kiện chồng bà.

à, thế thì rõ cả rồi, - Anne nói - Bà ta muốn trả thù Bà ta đòi Henry phải trả bao nhiêu?

- Bà ta không nói đến nợ, thưa bà Osborne.

- Vậy bà ta muốn gì?

Glen Ricardo tì tay vào ghế đứng dậy bằng một dáng mệt mỏi. Anh ta đi ra cửa sổ nhìn xuống bến Boston lúc đó đang đông người.

- Bà ta kiện về chuyện không giữ lời hứa, thưa bà Osborne.

- ôi không thể thế được, - Anne nói.

- Hình như hai người đã đính hôn với nhau vào cái lúc ông Osborne gặp bà, nhưng rồi vụ đính hôn đó bị hủy bỏ không biết vì lý do gì.

- Bà ta đào mỏ đấy thôi. Chắc bà ta muốn tiền của Henry.

- Không, có lẽ không phải thế. Bà biết không, bà Flowers đã vào loại khá giả. Tuy không phải như bà đâu tất nhiên, nhưng cũng là khá. Chồng cũ của bà ta là chủ một công ty nước quả đóng chai và để lại cho bà ta khá nhiều tiền.

- Chồng cũ ư? Thế bà ta bao nhiêu tuổi?

Nhà thám tử quay lại bên bàn giở vài trang hồ sơ.

Móng tay cáu đen của ông ta dừng lại một chỗ. - Sinh nhật tới của bà ta là thứ năm mươi ba.

- ôi lạy Chúa!- Anne nói. - Tội nghiệp bà ta. Chắc bà ta phải căm ghét tôi lắm.

- CÓ thể như vậy, thưa bà Osbome, nhưng điều đó chẳng giúp gì cho chúng ta cả. Bây giờ tôi xin chuyển sang nhữag hoạt động khác của chồng bà. .

Ngón tay vàng khè những khói thuốc của anh ta giở thêm mấy trang nữa.

Anne cảm thấy nôn nao trong người. Tại sao chị đến đây làm gì? Tại sao chị không cắt đi từ tuần trước có được không? Chị cần gì phải biết? Chị không muốn biết kia mà? Tại sao chị không đứng dậy mà bỏ đi luôn? ôi, chị mong có Richard bên mình biết bao nhiêu. Còn anh thì anh sẽ rất biết phải đối phó với tình hình này như thế nào. Chị tưởng như mình không thể cựa quậy được nữa. Glen Ricardo và những điều trong hồ sơ mới của anh ta làm chị ngây đơ cả người.

- Tuần vửa qua, ông Osborne đã có hai lần ngồi riêng với bà Preston, trên ba tiếng đồng hồ.

- Nhưng điều đó chẳng chứng minh gì hết, - Anne chậm rãi nói. - Tôi biết là họ đang phải thảo luận với nhau một tài liệu rất quan trọng liên quan đến tiền nong.

- Nhưng là Ở một khách sạn nhỏ trên phố La Salle, thưa bà.

Anne không ngắt lời nhà thám tử nữa. Cả hai lần họ đều bước vào khách sạn, cầm tay nhau, thì thầm với nhau cười đùa. Tất nhiên chưa thể kết luận được là họ ìàm gì, nhưng chúng tôi có ảnh họ cùng bước vào khách sạn và cùng Ở khách sạn ra.

- ông hủy những ảnh đó đi, - Anne khẽ nói.

Glen Ricardo chớp mắt.

- Tùy bà, thưa bà Osborne. Nhưng còn những điều khác nữa. Những cuộc điều tra thêm cho thấy ông Osborne chưa bao giờ học Ở Harvard, cũng chưa bao giờ là sĩ quan trong quân đội Mỹ. Trường Harvard cũng có một Henry Osborne nhưng nhỏ người hơn, tóc hung hung và quê Ở Alabama. ông này bị chết trận Ở Maine năm 1917. Chúng tôi cũng biết là chồng bà còn ít tuổi hơn nhiều so với lời ông ta khai, và tên thật của ông ta là Vittorio Togna. ông ta đã phục vụ...

- Tôi không muốn nghe nữa, - Anne nói, nước mắt chảy tràn xuống hai bên má - Tôi không muốn nghe nữa.

Anne cố nén để giữ bình tĩnh.

Cảm ơn ông Ricardo, tôi hoan nghênh tất cả những gì ông đã làm. Tôi còn thiếu ông bao nhiêu?

- Bà đã trả trước hai tuần rồi. Chúng tôi làm thêm hai ngày, cộng với những khoản chi khác là bảy mươi ba đô-la.

Alan đưa cho anh ta tờ một trăm đô la rồi đứng dậy.

- Bà còn tiền thừa, thưa bà Osborne.

Chị lắc đầu và xua tay.

- Bà không hề gì chứ, bà Osborue? Tôi thấy bà hơi tái đi đấy Tôi lấy cho bà cốc nước hoặc cái gì đó được không?

- Tôi không sao, - Anne nói dối.

- CÓ lẽ bà cho phép tôi đưa bà về nhà?

- Không, cảm ơn ông Ricardo. Tôi tự về nhà được.- chị quay nhìn anh ta mỉm cười. - Cảm ơn ông đã quan tâm.

Glen Ricardo nhẹ nhàng đóng cửa lại, từ từ bước ra cửa sổ, cắn đứt đầu mẩu xì-gà, nhổ toẹt một cái rồi rủa thầm cái nghề của anh.

* *

Aune dừng lại Ở chân cầu thang đầy rác rưởi, tay vịn vào lan can. Suýt nữa chị ngất. Đứa bé trong bụng đạp dội lên khiến chị cảm thấy buồn nôn. Chị lê ra đến cuối phố, tìm được chiếc xe tắc-xi rồi ngồi nép vào phía sau. Chị không nín được, khóc sụt sịt. Chị không biết rồi mình sẽ làm gì bây giờ đây. Về đến nhà, chị vào ngay trong phòng ngủ đề những người làm trong nhà khỏi trông thấy chị thất vọng. Vừa vào đến bên trong phòng, chuông điện thoại đã reo lên. Chị nhắc máy lên nghe, vì thói quen hơn là vì muốn biết ai Ở đầu dây đằng kia.

- Tôi muốn nói chuyện với bà Kane được không?

Chị nhận ra ngay cái giọng của Alan, một giọng mệt mỏi, không vui vẻ gì.

- Chào ông Alan. Anne đây.

Chị Anne thân mến, tôi rất tiếc khi được biết về tin sáng nay.

- Sao ông biết được, Alan? Làm sao ông biết được? Ai bảo cho ông biết?

Tòa thị chính gọi điện cho tôi và cho tôi biết tin chi tiết ngay sau lúc mười giờ. Tôi gọi ngay cho chị nhưng cô hầu trả lời chị đã ra phố mua sắm rồi.

- ôi lạy Chúa - Anne nói. - Tôi đã quên khuấy đi mất về chuyện hợp đồng.

Chị ngồi phịch xuống ghế, cảm thấy khó thở.

- Anne, chị có sao không thế

- Không, tôi không sao, - chị đáp, cố không tỏ ra nghẹn ngào trong điện thoại. - Tòa thị chính bảo sao?

- Hợp đồng xây dựng bệnh viện được giao cho công ty có tên là Kirbrnde và Carter. RÕ ràng Henry không có trong số ba người đứng đầu danh sách. Cả buổi sáng tôi cố tìm anh ta, nhưag hình như anh ta đã đi đâu ngay từ sau lúc mười giờ, và từ đó chưa trở về.

CÓ lẽ chị cũng không biết anh ta đang Ở đâu chứ, Anne?

- Không, tôi không biết nữa.

- Chị muốn tôi sang bên đó bây giờ không - ông ta nói. - Tôi có thể sang với chị mấy phút.

- Không, cảm ơn ông, Alan. - Anne dừng lại lấy hơi thở.- Xin ông tha lỗi cho tôi về thái độ đối với ông trong mấy ngày vừa qua. Nếu như Richard còn sống thì anh ấy sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho tôi được.

- Chị đừng lẩn thẩn, Anne. Chúng ta đã là bạn với nhau từ nhiều năm nay rồi, một chuyện nhỏ như vậy có nghĩa gì đâu.

Giọng nói thân mật của ông càng làm chị muốn khóc lên. Chị lảo đảo đứng dậy.

- Tôi phải ra đây đã, hình như có nglrời gõ cửa ngoài, có thể là Henry về.

- Chị cẩn thận đấy nhé. Anne. Đừng nghĩ ngợi gì nữa chuyện hôm nay. Chừng nào tôi còn là chủ tịch thì ngân hàng vẫn sẽ ủng hộ chị. Khi nào cần, chị cứ gọi cho tôi ngay nhé, đừng ngại.

Anne bỏ máy xuống. Trong tai chị vẫn ù ù. Chị cố thở mà không được. Chị gục xuống sàn nhà, cùng lúc đó cảm giác co bóp dội lên trong người chị.

Lát sau có tiếng gọi cửa nhè nhẹ của cô hầu. Phía sau cô hầu là bóng William. Từ khi chị lấy Henry osborne, anh không hề bước chân vào phòng ngủ của mẹ nữa. Hai người chạy vội đến chỗ Anne. Chị vẫn đang giẫy giụa, không biết có người vào. Phía trên mép có chút bọt sùi ra. Vài giây sau, chị không co quắp nữa mà nằm yên và khẽ rên.

- Mẹ, - William lên tiếng, - mẹ sao thế?

Anne mở mắt nhìn con như ngây dại.

- Richard. Lạy Chúa anh đã về. Em đang cần đến anh.

- Con William đây mà, mẹ.

Mắt chị vẫn lờ đờ.

Em kiệt sức rồi, Richard. Em phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Anh tha thứ...

Giọng chị kéo dài thành một tiếng rên rồi người lại co quắp một lần nữa.

- Sao thế này? - William lúng túng nói.

Tôi nghĩ có lẽ bà trở dạ đấy, - cô hầu nói. - Phải mấy tuần nữa mới đến ngày đẻ cơ.

- CÔ ra điện thoại gọi ngay cho bác sĩ MacKenzie, - Wiìliam bảo cô hầu rồi chạy ra cửa phòng. Anh gọi to.- Matthew! Lên đây ngay, mau lên.

Matthew chạy vội lên cầu thang cùng William vào phòng ngủ.

Cậu giúp đưa mẹ tớ xuống xe với. Matthew qùy xuống. Hai chàng thanh niên bế Anne

lên, nhẹ nhàng đưa xuống cầu thang và ra xe. Chị vừa thở dốc vừa rên rỉ tỏ ra đang rất đau đớn. William trở lại trong phòng cầm vội lấy ống nói trong tay cô hầu, trong khi Matthew chờ Ở dưới xe.

- Bác sĩ MacKenzie.

Phải, ai đấy?

- Tên tôi là Wilham Kane, có lẽ ông không biết tôi đâu.

- Không biết anh ư? Chính tôi đỡ khi đẻ anh ra đấy CÓ chuyện gì vậy?

- CÓ lẽ mẹ tôi đang trở dạ. Bây giờ tôi đưa bà đến bệnh viện ngay đây. Mấy phút nữa tôi đến đó rồi.

Giọng bác sĩ MacKenzie đã đổi khác.

Thôi được, Wiììiam, anh đừng lo. Tôi sẽ Ở đây chờ anh. Mọi thứ sẽ đâu vào đấy.

Xin cảm ơn ông, - William nói, - Hình như mẹ tôi bị co giật, như vậy có bình thường không ạ?

Câu nói của William khiến ông bác sĩ rùng mình. chính ông cũng ngần ngại không biết nói thế nào.

Không bình thường lắm đâu. Nhưng nếu đẻ được thì không sao. Anh mau đưa đến đây, càng nhanh càng tốt.

William bỏ máy xuống, chạy ra ngoài nhà và nhảy ngay vào chiếc Rolls-Royce.

Matthew lái xe rất cẩn thận, không dám sang số và cũng không dừng lại một chỗ nào, cứ thế từ từ đi đến bệnh viện. Hai người cùng một cô y tá đặt Anne lên cáng đi vội đến khu hộ sinh. Bác sĩ MacKenzie đã đứng chờ sẵn Ở cửa phòng mổ. ông bảo hai người đứng ngoài.

William và Matthew yên lặng ngồi trên chiếc ghế dài chờ đợi. Trong phòng đẻ vang ra những tiếng kêu hét ghê rợn họ chưa từng nghe thấy bao giờ. Rồi sau đó là im lặng, và cái im lặng này còn ghê rợn hơn cả tiếng kêu hét. Lần đầu tiên trong đời mình, William thấy hoàn toàn bất lực. Hai chàng thanh niên ngồi trên ghế dài hơn một tiếng đồng hồ. Không một ai nói gì Lát sau, bác sĩ MacKenzie xuất hiện với dáng mỏi mệt. Hai chàng thanh niên cùng đứng dậy. Bác sĩ nhìn Matthew Lester.

- Không, thưa ông, tôi là Matthew Lester. Còn đây là William.

Bác sĩ quay lại đặt một tay lên vai William. William, tôi rất tiếc. Mẹ anh chết cách đây vài phút... còn đứa bé, một cháu gái, cũng chết lúc mới đẻ.

William ngồi khụyu xuống ghế.

- Chúng tôi đã làm mọi cách để cứu sống cả hai mẹ con, nhưng muộn quá rồi. - ông lắc đầu buồn bã. - Bà ấy không chịu nghe tôi... mà cứ đòi phải có con. Lẽ ra không có chuyện này.

wiuiam ngồi lặng người, sững sờ về câu nói vừa rồi của bác sĩ. Anh khẽ hỏi:

- Làm sao mà chết được? Sao ông có thể để cho bà ấy chết được?

Bác sĩ ngồi xuống ghế.

- Bà ấy không chịu nghe tôi, - ông từ từ nhắc lại. - tôi đã nhiều lần nhắc bà ấy, sau cái vụ sẩy thai lần trước, rằng chớ có đẻ nữa. Nhưng sau khi bà ấy tái giá, bà ấy với ông bố dượng của anh không bao giờ coi trọng lời dặn của tôi hết. Lần có mang trước đây, huyết áp của bà ấy rất cao. Lần này tôi cũng lo ngại nhưng chưa có lúc nào đến mức nguy ngập. Hôm nay, lúc anh đưa bà ấy đến đây, tôi không. hiểu được tại sao lại bỗng có hiện tượng co giật như vậy.

Wilham nhìn ông không hiểu.

- Phải, co giật. Đôi khi bệnh nhân có thể chịu đựng được nhiều lần như vậy. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân tắt thở luôn.

William gục đầu xuống hai tay. Matthew Lester đỡ anh dậy đi chầm chậm trong hành lang. Bác sĩ đi theo hai người. Ra đến thang máy, ông nhìn William nói:

Huyết áp của bà ấy tăng đột ngột. Điều này là rất là không bình thường, và hình như bà ấy không gượng lại như mọi khi, gần như bà ấy không cần gượng lại nữa. Tôi thấy rất lạ. Gần đây, có điều gì khiến bà ấy phiền lòng không?

william ngước lên nhìn bác sĩ. Nước mắt anh tràn xuống đầy mặt.

- Không phải là điều gì, - giọng anh đầy căm giận,- mà là người nào.

Khi hai người về đến nhà thì thấy Alan Uoyd đã ngồi Ở một góc phòng khách. ông đứng dậy.

Wilìiam, - ông lên tiếng ngay. - Tôi tự trách mình đã để cho vay như vậy.

Wiliam nhìn ông ta như không nghe thấy ông ta nói gì. Matthew Lester nói thay vào đó.

- CÓ lẽ điều đó không còn quan trọng nữa, ông ạ. Mẹ của William vừa mất lúc đau đẻ rồi. - Anh nói nhỏ.

Alan Lloyd tái nhợt người, phải vịn tay vào bệ lò sưởi mới đứng được. ông quay mặt đi. Lần đầu tiên, cả William và Matthew mới trông thấy người lớn khóc.

- ĐÓ là lỗi tại tôi - ông chủ ngân hàng nói. - Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình được. Tôi đã không nói cho chị ấy biết tất cả những gì tôi biết được. Tôi quý chị ấy quá nên không muốn thấy chị ấy thất vọng bao giờ.

Nỗi đau của ông giúp Wiìliam bình tĩnh trở lại.

- Không phải lỗi của ông đâu, Alan, - anh dằn giọng nói. - ông đã làm đủ mọi cách rồi. Tôi biết thế. Và bây giờ đến lượt tôi phải nhờ ông giúp đỡ đây.

Alan Lloyd đứng thẳng người dậy.

- Osborne đã được báo tin về chuyện mẹ anh chết chưa?

- Tôi không biết mà cũng không cần biết.

- Suốt ngày hôm nay tôi gọi cho anh ta về chuyện đầu tư Nhưng anh ta bỏ đi từ lúc mười giờ sáng nay, và không ai biết anh ta Ở đâu.

- Sớm muộn rồi hắn cũng về đây thôi, - Wilham nghiêm mặt nói.

* *

Sau khi Alan Lloyd ra về rồi, Willỉam và Matthew ngồi lại trong phòng khách đó gần hết đêm, lúc ngủ thiếp đi, lúc tỉnh. Đến bốn giờ sáng, William chợt nghe tiếng chuông đồng hồ vang lên và cũng nghe thấy cả tiếng gì Ở ngoài nhà. Matthew nhìn qua cửa

HỔ xuống đường. William cũng bước ra nhìn xuống. HỌ thấy Henry Osborne đang lảo đảo đi qua quảng trường Louisburg, trong tay cầm một chai rượu. Anh ta thò tay vào túi tìm chìa khóa một lúc rồi đứng giữa cửa nhìn hai chàng thanh niên, mắt nhấp nháy.

Tôi cần Anne chứ không cần anh. Tại sao anh không Ở trường? Tôi không cần anh đâu, - anh ta líu lưỡi và giơ tay định gạt William sang một bên. - Anne đâu?

Mẹ tôi chết rồi, - William khẽ nói.

Henry Osborne ngơ ngác nhìn anh vài giây. Cái nhìn ngơ ngác ấy khiến William còn có thể tự chủ được Anh bỗng quát lên:

- ông đi đâu trong khi bà ấy cần đến chồng

Osborne vẫn còn đứng lảo đảo. Đứa bé thế nào?

- Con gái, nhưng nó cũng chết rồi.

Henry Osborne thụp ngồi xuống một chiếc ghế. Nước mắt bắt đầu chảy xuống mặt anh ta.

- CÔ ấy làm mất con tôi rồi ư?

William không biết mình nên điên hay nên buồn. - Con ông? ông đừng có nghĩ về mình nữa được không? - anh lại quát lên. - ông biết là bác sĩ MacKenzie đã khuyên bà ấy không nên có mang nữa chứ?

- Anh lại cũng giỏi cả môn ấy nữa kia à? Nếu anh biết lo chuyện của anh và đừng có can thiệp gì vào đây thì tôi đã có thể chăm lo đến vợ tôi rồi, phải thế không nào?

- Và chăm lo cả tiền của bà ấy nữa chứ?

- Tiền, hừ. Anh chỉ là một thằng keo kiệt. Tôi biết là mất tiền thì anh còn đau hơn mất bất cứ gì khác.

- Đứng dậy! - William rít qua kẽ răng.

Henry Osborue đứng dậy và đập vỡ chai rượu vào thành ghế. whisky tung tóe ra thảm. Anh ta lắc lư bước đến chỗ William và giơ chai rượu vỡ ìên. William vẫn đứng nguyên đó trong khi Matthew đứng chen ngay vào giữa và dễ dàng gỡ cái chai ra khỏi tay anh chàng say rượu.

William gạt bạn sang một bên và tiến đến sát mắt Henry Osborne.

Bây giờ, ông hãy nghe đây, và nghe cho kỹ vào. Tôi yêu cầu ông phải ra khỏi nhà này trong vòng một giờ nữa. Tôi mà còn nghe thấy nói đến ông nữa, tôi sẽ lập tức cho điều tra ngay về tiền nửa triệu đôla của rnẹ tôi vào công ty của ông, tôi sẽ cho tiến hành ngay cả việc điều tra về quá khứ của ông Ở Chicago và ông thật sự là ai. Còn nếu không nghe nói đến ông nữa, tôi sẽ coi như quên chuyện đó đi. Bây giờ, ông cút ngay đi, không tôi sẽ giết ông đấy.

Hai chàng thanh niên nhìn anh ta bước ra ngoài, vừa sụt sùi vừa hoang mang giận dữ.

Sáng hôm sau William đến ngân hàng. Anh được mời vào ngay vào phòng làm việc của Chủ tịch. Alan đang xếp một số giấy tờ vào cặp. ông nhìn lên và đưa một mẩu giấy cho Wilìiam mà không nói gì.

đó là một bức thư ngắn gửi tất cả các thành viên trong ban giám đốc cho ông được từ chức chủ tịch ngân hàng.

- ông cho gọi cô thư ký vào đây được không?

William bình tĩnh nói.

- Tùy anh.

Alan Lloyd bấm vào một nút bên cạnh bàn giấy. Một người đàn bà cỡ trung niên, ăn mặc kiểu cổ, từ một cửa bên bước vào.

Chào ông Kane, - bà ta trông thấy William đã nói ngay. Tôi rất tiếc khi được tin về thân mẫu ông.

- Cảm ơn bà, - William nói. - Đã có ai khác xem bức thư này chưa?

- Thưa chưa, - bà thư ký nói. - Tôi đang sắp đánh ra mười hai bản để ông Doyd ký.

- Thôi bà đừng đánh máy ra nữa, và xin bà cũng quên là có bản thảo này nhé. Bà cũng đừng nói cho bất cứ ai biết về chuyện này, bà hiểu chứ?

Bà ta nhìn vào đôi mắt xanh của anh chàng thanh niên mười sáu tuổi. Sao mà giống ông bố ngày xưa thế, bà nghĩ bụng.

Vâng, thưa ông Kane. - Bà lặng lẽ ra ngoài và đóng cửa lại. Alan Lloyd nhìn lên. .

- Lúc này, Kane và Cabot không cần đến một ông chủ tịch mới, ông Alan ạ, - William nói. - Trong trường hợp này, ông không hề làm cái gì mà bố tôi trước kia đã không làm.

- Đâu có dễ dàng thế, - Alan nói.

- Dễ chứ, - William nói. - Chúng ta sẽ lại bàn việc này khi nào tôi hai mươi mốt tuổi. Còn trước đó thì chưa bàn. Từ nay đến đó, tôi rất mong ông vẫn quản lý ngân hàng của tôi theo cái cách vừa rất ngoại giao vừa rất bảo thủ như từ trước đến nay. Tôi không muốn người ta bàn tán gì đến những chuyện vừa xẩy ra Ở ngoài văn phòng này. Xin ông cho hủy tất cả những tài liệu gì ông có về Henry Osbome, và coi như

vấn đề này đã kết thúc.

William xé vụn bức thư xin từ chức và vứt từng mảnh vào lửa. Anh quàng tay vào vai Alan.

- Bây giờ tôi không còn gia đình nữa, Alan chỉ còn có ông thôi. Lạy chúa, ông đừng bỏ tôi.

William trở về ngôi nhà trên đồi Beacon. Bà nội Kane và bà ngoại Cabot ngồi yên lặng trong phòng khách. Thấy anh bước vào, hai cụ đứng dậy. Lần đầu tiên Wilham nghĩ ra bây giờ anh đã là chủ của gia đình Kane .

Hai ngày sau, tang lễ được tiến hành một cách lặng lẽ Ở nhà thờ lớn St . Paul . Chỉ có những người trong gia đình và bạn thân được mời đến. Riêng Henry osborne vắng mặt. Những người đến dự tang lễ chia buồn với Wilham. Hai cụ bà đứng phía sau anh như hai người hộ vệ, cảm thấy anh tỏ ra bình tĩnh, tỉnh táo Sau khi mọi người ra về rồi, William tiễn Alan Lloyd ra xe.

ông chủ tịch rất sung sướng nghe William yêu cầu mình giúp một việc.

- Như ông đã biết đấy, Alan, mẹ tôi vẫn muốn xây cho bệnh viện một khu nhi để tưởng nhớ đến bố tôi. Vậy tôi muốn nhờ ông giúp cho nguyện vọng của bà được thực hiện.

Wladek Ở lại tòa lãnh sự Ba-lan tại Constantinople đến một năm chứ không chỉ ít ngày như lúc đầu anh đã tưởng. Suốt ngày đêm, anh làm việc cho Pawel Zaleski, trở thành người trợ lực không thể thiếu và là bạn gần gũi của ông ta nữa. Đối với anh, hình như không có việc gì là khó khăn lắm. Zaleski nghĩ bụng không biết trước đây không có Wladek thì ông ta đã xoay sở như thế nào.

Mỗi tuần Wladek đến thăm sứ quán Anh một lần, vào trong bếp ngồi ăn với bà Hendersom, người Xcốt-len. CÓ một lần anh còn được ngồi ăn với cả ông phó lãnh sự của Nhà vua Anh nữa. Lúc này Ở Thổ Nhĩ Kỳ lối sống cũ của Hồi giáo đang mất dần và đế chế Ottoman đã bắt đầu rệu rã. Cái tên Mustafa Kemal được nhắc đến Ở cửa miệng mỗi người. Không khí sắp diễn ra những thay đổi khiến Wladek sốt ruột. Anh luôn luôn nghĩ đến Nam tước và tất cả những ai anh yêu quý Ở lâu đài. Hồi còn Ở Nga, do phải làm sao để sống được từ ngày này sang ngày khác nên anh không có lúc nào nghĩ đến họ, nhưng sang đến đây rồi họ lại hiện lên trước mắt anh, lặng lẽ, chậm chạp. Đôi khi anh hình dung những con người đó khỏe mạnh vui tươi, anh thấy Leon bơi lội trên sông, thấy Fiorentyna chơi trò lộn dây trong phòng ngủ, thấy khuôn mặt bệ vệ của Nam tước trong ánh đèn nến buổi tối. Nhưng bao giờ cũng vậy những khuôn mặt thân yêu mà anh rất nhớ ấy sẽ rung rinh trước mắt anh rồi biến thành những hình

ảnh khủng khiếp, Leon nằm chết trên người anh, Florentyna trong cơn hấp hối người đầy máu me, và Nam tước gần như mù và kiệt quệ.

Wladek dần dần hiểu ra rằng anh sẽ chẳng bao giờ trở về được quê hương với những hồn ma như thế, mà anh phải làm một cái gì thật xứng đáng mới được:

Nghĩ thế, anh lại nhớ đến nhân vật Tadeusz Kosciusko mà trước đây Nam tước đã nhiều lần kể cho anh nghe, và anh nghĩ đến chuyện đi sang Mỹ.

Pawel Zaieski cũng đã mô tả cho anh nghe nơi đó được gọi là Thế giới mới. Wladek càng hy vọng tương lai anh sẽ có cơ hội được trở về Ba lan một cách vẻ vang.

Chính Pawel Zaleski đã góp tiền để mua một tấm giấy nhập cư cho Wladek đi sang Mỹ. Kiếm được giấy đó không để vì bao giờ cũng phải đặt cọc trước một năm. Wladek tưởng như khắp cả các nước Đông âu ai ai cũng tìm cách trốn đi để làm lại cuộc sống Ở Thế giới mới vậy.

Mùa xuân năm 1921, Wladek Koskiewicz rời Constantinople bước xuống con tàu Mũi tên đen đi đến đảo Rllis thuộc New York. Anh có chiếc va-li đựng tất cả những đồ đạc của mình trong đó với một mớ giấy tờ do Pawel Zaleski cấp.

ông lãnh sự Ba lan đưa anh ra bến tàu và ôm anh thân mật.

- Cậu đi theo Chúa nhé.

Wladek tự nhiên đáp lại bằng câu nói truyền thống của Ba lan anh đã thuộc từ bé:

- Xin ông Ở lại với Chúa.

Bước chân lên cầu tàu, Wladek chợt nhớ lại chuyến đi khủng khiếp của anh từ Odessa đến Constantinople.

lần này trên tàu không thấy có than, chỉ có người, đủ mọi thứ người, Ba lan, Li-tua-ni-a, E-xtô-nia, U cơ-rai-na và rất nhiều những người khác nữa mà Wladek không hiểu là thuộc dân tộc nào. Anh ôm chặt lấy chiếc va-li nhỏ và đứng vào hàng để chờ. Trước khi vào được đất Mỹ, anh còn phải trải qua nhiều lần chờ lâu như thế nữa.

Một sĩ quan trên tàu xem giấy tờ của anh rất cẩn thận, vì ngờ rằng Wladek trốn nghĩa vụ quân sự Ở Thồ Nhĩ Kỳ. Nhưng Pawel Zaleski đã chuẩn bị rất đầy đủ Lọt qua được cửa đó rồi, anh thầm cảm ơn người đồng bào của anh đã chu đáo được như vậy.

Nhiều người khác không có giấy tờ hợp lệ đã bị trả lại Sau đó là tiêm chủng và khám bệnh. Giá như không có một năm trời được ăn uống tử tế và lấy lại sức khỏe Ở Constantinople thì có lẽ Wladek đã không qua được chỗ này. Cuối cùng, mọi thứ kiểm tra đã làm xong, anh được phép xuống khoang dưới, vào chỗ ăn Ở rẻ tiền nhất của hành khách. Dưới đó có những ngăn riêng cho nam nữ và các đôi vợ chồng. Wladek

nhanh chóng tìm đến khu nam giới và thấy nhóm người Ba lan đã chiếm một khu giường sắt hai tầng khá lớn. Trên mỗi chiếc giường có một đệm rơm mỏng, một chiếc chăn mỏng và không có gối. Wladek không lo chuyện không có gối, vì từ khi rời nước Nga đến nay anh chưa bao giờ ngủ có gối.

Wladek chọn một giường nằm phía dưới một anh chàng khác suýt soát tuổi anh, và tự giới thiệu.

- Tôi là Wladek Koskiewicz.

Tôi là Jerzy Nowak Ở Warsaw, - anh kia đáp lại bằng tiếng Ba lan. - Tôi đi làm giàu Ở Mỹ đây.

Anh ta đưa tay ra bắt. Trước khi con tàu khởi hành, Wilìiam và Jerzy ngồi nói chuyện với nhau về mình, cả hai đều lấy làm mừng có bạn để đỡ cô đơn trên tàu. Cả hai đều không muốn nói là mình hoàn toàn không biết gì về nước Mỹ. Hóa ra Jerzy đã mất cả bố mẹ trong chiến tranh và không còn trông cậy vào ai khác. Còn Wladek thì kể cho anh ta nghe về mình: con của một Nam tước, lớn lên trong một căn lều của người thợ săn, bị người đức và người Nga bỏ tù, trốn khỏi Siberia, thoát khỏi tay một đao phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhờ có chiếc vòng bạc đeo trên tay. Jerzy nhìn vào chiếc vòng rất chăm chú. Wladek kể lại tóm tắt mười lăm năm của mình mà Jerzy tưởng như phải cả một đời người mới trải qua hết được những thứ đó. Suốt đêm, Wladek chỉ nói về quá khứ. Jerzy nghe mà không muốn ngủ , cũng không dám nói ra là mình đang lo ngại về tương lai như thế nào

Sáng hôm sau, con tàu Mũi tên đen rời bến. Wladek và Jerzy đứng trên boong tàu nhìn Constatinople lùi xa dần trong khoảng trời xanh. Sau vịnh Marmara phẳng lặng đến vùng có sóng của biển Aegean. Phần lớn các hành khách trong khoang rẻ tiền đều bị say sóng. Trong khu này chỉ có mấy phòng vệ sinh và vòi nước lạnh, không đủ cho họ rửa ráy.

Chỉ qua vài ngày là mùi hôi thối đã sực lên không chịu được.

Bữa ăn của họ được để trên những chiếc bàn dài trong một phòng ăn rộng nhưng bẩn thỉu nhếch nhác. CÓ súp nóng, khoai tây, cá, thịt bò hầm và bắp cải, bánh mì nâu hoặc đen. Trước khi rời nước Nga, Wladek đã được biết những thức ăn khổ hơn thế này nhiều, nhưng ngoài những thứ Ở trên tàu này, anh còn có những cái bà Henderson đã gói cho anh như xúc xích, lạc và cả một ít rượu brandy nữa. Anh rủ

Jerzy đem vào góc giường cùng ăn. Hai người thầm hiểu với nhau mọi thứ mà không cần nói ra lời. HỌ cùng ăn, cùng đi xem các nơi trên tàu, và đêm đến lại trèo lên giường cùng ngủ.

Sang ngày thứ ba trên biển, Jerzy rủ một cô gái Ba lan cùng đến bàn ăn. Anh ta giới thiệu với Wladek đó là Zaphia. Lần đầu tiên trong đời, Wladek nhìn kỹ một cô gái. Anh không rời mắt khỏi Zaphia. CÔ ta làm anh nhớ đến Florentyna. Cũng đôi mắt xanh đậm đà, mớ tóc vàng trễ xuống hai vai và giọng nói ấm áp.

Wladek cảm thấy như muốn sờ vào người cô ta. Thỉnh thoảng cô gái nhìn Wladek cười. Anh đau khổ thầm nghĩ rằng Jerzy còn đẹp trai hơn mình rất nhiều. Anh đi theo Jerzy đưa cô gái trở về khu phụ nữ.

Sau đó Jerzy quay lại nhìn anh với vẻ hơi khó chịu. - Cậu tìm một cô gái khác cho cậu chứ? CÔ này là của tớ.

Wladek không sẵn sàng thừa nhận là anh chẳng hiểu kiếm riêng cho một một cô gái bằng cách nào. Anh ra điều coi khinh.

- ôi chao, sang đến Mỹ thì còn ối thì giờ đi tìm gái.

- Tại sao phải chờ sang đến Mỹ? Ngay trên tàu này muốn bao nhiêu mà chả được?

- Cậu làm thế nào? - Wladek hỏi, muốn biết Nhưng không dám nhận là mình dốt về môn này.

- Chúng ta còn hơn mười hai ngày nữa trong cái hầm này, và mười hai ngày đó tớ sẽ có mười hai người đàn bà cho mà xem, - Jerzy khoe khoang.

Cậu có thể làm gì với mười hai người đàn bà? - Wladek hỏi.

- Ngủ với họ, chứ còn làm gì nữa? - Wladek ngỡ ngàng không hiểu.

ôi lạy Chúa, - Jerzy thốt lên. - Chẳng lẽ một người như cậu đã sống được với bọn Đức, thoát khỏi tay bọn Nga, đã giết một người khi mình mới mười hai tuổi và suýt bị bọn Thổ Nhĩ Kỳ dã man đem chặt tay, thế mà lại chưa biết đàn bà là gì ư?

Anh ta cười to đến nỗi những người khác Ở các giường chung quanh phải lên tiếng bảo im đi. Jerzy tiếp tục nói thầm với Wladek. - Đã đến lúc cậu phải học thêm cho biết. Ít ra tớ cũng có được một cái để dạy cho cậu. - Anh ta thò đầu xuống giường dưới nói, mặc dầu không nhìn thấy rõ mặt Wladek trong bóng tối - Zaphia là một cô gái dễ thông cảm đấy. TỚ có thể nói là sẽ thuyết phục cô ta mở rộng kiến thức thêm cho cậu. Để rồi tớ thu xếp.

Wladek không nói gì.

Cũng không ai nhắc đến chuyện ấy nữa, nhưng hôm sau thì Zaphia tỏ ra chú ý đến Wladek. Lúc ăn, cô ta đến ngồi bên cạnh Wladek và họ nói chuyện với nhau hàng giờ về cuộc sống và những hy vọng của mình. CÔ ta là một cô gái mồ côi Ở Poznan, bây giờ đi sang với bà con họ hàng Ở Chicago. Wladek thì bảo Zaphia là anh sang New York và có lẽ sẽ cùng Ở với Jerzy.

- Tôi mong là New York rất gần Chicago, Zaphia nói.

- Thế thì sẽ có thể đến thăm tôi khi nào tôi làm thị trưởng, - Jerzy huênh hoang nói.

CÔ ta cười khẩy.

- Anh còn Ba Lan lắm, Jerzy ạ. Anh cũng không nói được tiếng Anh tử tế như Wladek.

Tôi sẽ học, - Jerzy nói với vẻ tin tưởng, - và tôi sẽ bắt đầu bằng cách đặt tên Mỹ cho mình. Từ hôm nay trở đi tôi sẽ là George Navak. Thế là không có khó khăn gì nữa. Mọi người Ở Hoa Kỳ sẽ nghĩ tôi là người Mỹ. Còn cậu, Wladek Koskiewicz, cậu thế nào? Cậu giữ cái tên đó thì chả làm gì được mấy đâu, phải không?

Wladek nhìn anh chàng mới có cái tên là George kia và thầm bực mình với tên của chính mình. Không thể lấy ngay được cái tên mà anh có quyền hưởng gia tài kia, anh nghĩ bụng cái tên Koskiewicz thật là rắc rối mà còn bất hợp pháp nữa.

- TỚ sẽ tìm cách sau, - anh đáp. - Nếu cậu muốn, tớ có thể giúp cậu học tiếng Anh được.

Còn tớ sẽ giúp cậu tìm ra một cô gái. - Zaphia cười khúc khích.- Anh chả cần đâu, anh ấy đã tìm được một cô rồi.

Jerzy bây giờ có tên là George và anh ta đòi họ phải gọi bằng tên đó, cứ mỗi tối sau khi ăn xong lại chui vào một chiếc xuồng phao có bạt che Ở trên để hú hí với một cô gái. Wladek rất muốn biết anh ta làm gì trên đó, vì những người đàn bà mà George chọn và rủ lên đó không những bẩn thỉu mà còn xấu xí nữa.

Một tối sau bữa ăn, khi George đã biến đi rồi, Wladek với Zaphia ngồi trên boong tàu nói chuyện. CÔ ta quàng tay ôm lấy anh và bảo anh hôn. Anh kề íniệng vào môi cô ta, nhưng người anh cứng quèo, lúng túng không biết làm thế nào. Anh ngạc nhiên

thấy cô ta lùa đầu lưỡi vào miệng mình. Lát sau hết sửng sốt rồi, anh thấy miệng cô ta há ra một cách rất khêu gợi và anh thấy người rạo rực hẳn lên. Anh ngượng, muốn ngồi lui lại nhưng cô ta không hề chú ý trái lại cứ áp người vào sát anh đưa đẩy và cầm tay anh kéo xuống dưới. Cơ thể anh giần giật rất khó chịu. CÔ ta ngừng hôn và thủ thỉ vào tai anh.

- Anh muốn em cới quần áo không, Wladek?

Anh không biết thế nào trả lời.

- Thôi có lẽ để đến mai. - CÔ ta nói và đứng dậy bỏ đi.

Anh lật đật đi về giường mình, trong bụng nghĩ đến hôm sau sẽ quyết tâm hoàn thành cái việc mà Zaphia đã bắt đầu. Anh vừa đặt lưng xuống và nghĩ xem sẽ thực hiện cái việc đó như thế nào thì bỗng có một bàn tay to túm lấy tóc anh kéo từ trên giường xuống sàn tàu. Trong khoảnh khắc, sự kích thích tình dục trong anh tan biến mất. Hai người đàn ông anh chưa thấy bao giờ đứng lù lù Ở đó. HỌ kéo anh vào một góc xa và bắt đứng dựa vào tường. Một bàn tay to bịt chặt lấy miệng anh trong khi một lưới dao kề vào cổ họng.

- Cấm không được kêu, - tên cầm dao ấn lưỡi dao vào da thịt anh, nói khẽ. - Chúng tao chỉ cần cái vòng bạc Ở cổ tay mày thôi.

Mất chiếc vòng bạc này sẽ chẳng khác gì như bị chặt bàn tay, Wladek nghĩ mà khiếp sợ. Anh chưa biết làm thế nào thì một trong hai tên đó đã kéo tuột được chiếc vòng ra khỏi cổ tay anh. Anh không rõ mặt chúng vì Ở chỗ này tối quá. Anh đang lo như thế là vĩnh viễn mất chiếc vòng thì bỗng có một người nào đó nhảy lên lưng tên cầm dao. Wladek lợi dụng cơ hội đấm một nhát vào mặt tên đang ghì anh vào tường.

Những người ngủ quanh đó thức dậy xôn xao. Hai tên kia vội bỏ trốn nhưng George đã kịp đâm một nhát dao vào cạnh sườn một tên.

Cho chúng mày chết nhé, - Wladek hét lên và đứng lại.

- TỚ đến vừa kịp, - George nói. - Chúng nó chưa quay lại ngay đâu. - Anh ta nhìn xuống chiếc vòng bạc nằm lăn lóc trên sàn đầy những mùn cưa. - Hay thật,- anh ta trịnh trọng nói. - Sẽ còn có nhiều người muốn cướp cái của quí ấy của cậu đấy.

Wladek nhặt chiếc vòng lên đeo vào tay.

- Suýt nữa thì cậu mất hẳn cái vòng này đấy nhé.- George nói. - May cho cậu là tối nay tớ về hơi muộn.

Tại sao cậu về hơi muộn? Wladek hỏi. - George khoe khoang:

- TỚ nổi tiếng rồi. Thực tình là tối nay tớ vớ được một thằng ngốc mò đến chiếc xuồng của tớ. Hắn đã tụt quần rồi. TỚ trông thấy thế bèn bảo hắn đừng có nằm với cô gái mà tuần trước tớ định nằm nhưng không dám vì cô ta có bệnh giang mai. Thế là hắn vội vã mặc quần vào bỏ đi ngay.

- Cậu làm gì trong xuồng ấy? Wladek hỏi.

- Thì ngủ với họ chứ làm gì nữa, sao cậu hỏi ngốc thế?

- Nói rồi George lăn ra ngủ.

Wladek nằm nhìn lên trần, tay mân mê chiếc vòng bạc. Anh suy nghĩ về câu George vừa nói, và tự hỏi không biết mình sẽ ngủ với Zaphia như thế nào đây.

Sáng hôm sau tàu gặp một cơn bão. Tất cả các hành khách đều bị cấm không được lên trên boong.

Mùi hôi thối cộng thêm với hệ thống sưởi trong tàu càng nồng nặc lên như sói vào tận trong óc Wladek.

- Thế là hỏng cả việc của tớ, không thực hiện được đủ một tá. George phàn nàn.

Cơn bão tan đi, hầu hết các hành khách kéo lên khoang trên. Wladek và George vội chen trong đám đông chui lên hít thở ít không khí trong lành. Nhiều cô gái nhìn George mỉm cười, nhưng Wladek thấy họ không để ý gì đến anh. Một cô gái tóc đen, má đỏ hồng lên vì gió biển, qua mặt George cười với anh ta. Anh ta quay sang Wladek.

Wladek nhìn cô ta xem cô ta chú ý đến George như thế nào.

Tối nay nhé, - George chờ cô ta bước đến gần mới nói cho cô ta đủ nghe. CÔ ta làm như không nghe thấy gì vẫn bước đi nhanh hơn trước một chút.

- wladek, cậu ngoái lại xem cô ta có quay nhìn tớ không.

- Wladek ngoái lại, và ngạc nhiên đáp.

CÓ cô ta có nhìn.

- Thế là tối nay cô ta thuộc về tớ. - George nói. - Cậu đã có được Zaphia chưa?

- Chưa, - Wladek đáp. - Tối nay.

- Đã đến lúc rồi há? Đến New York thì cậu sẽ không bao giờ còn được gặp lại cô ta nữa.

Đúng như George nói, bữa tối hôm đó anh ta đã kéo theo được một cô gái tóc đen. Wladek và Zaphia không nói gì, quàng tay vào người nhau và đi lên boong trên dạo bước quanh tàu. Wladek liếc nhìn sang thấy nét nghiêng của Zaphia rất xinh. Anh nghĩ bụng, và quyết định phải làm ngay chứ không để lúc khác nữa. Anh dẫn cô ta đến một góc tối và bắt đầu hôn cô ta như hôm qua cô ta đã hôn mình. CÔ ta lui lại một chút và tựa vai vào lan can. Wladek tiến theo. CÔ ta cầm tay anh kéo xuống ngực. Anh sờ vào đó và không ngờ nó êm ái như vậy. CÔ ta cởi vài khuy áo và đưa

tay anh luồn vào bên trong. Anh thấy cảm giác đầu tiên sờ vào da thịt thật là ngon lành khó tả.

- Lạy Chúa Tay anh lạnh thế!- Zaphia nói.

Wladek ghì chặt cô ta vào người, thở dốc. CÔ ta cùng đưa đẩy với anh một lúc rồi lui ra nói: - Ở đây không được, chúng mình phải đi tìm một cái xuồng. HỌ ngó nhìn vào ba chiếc xuồng đầu đều có người bên trong. Cuối cùng thấy một chiếc xuồng không bèn chui ngay vào dưới mái vải bạt. Trong bóng tối của chiếc xuồng Zaphia làm gì đó một lát với đám quần áo của cô ta rồi kéo Wladek nằm đè lên người mình.

Wladek loay hoay không biết làm thế nào thì cô ta bỗng ngừng hôn và khẽ bảo anh.

- Cởi quần ra chứ.

Anh cảm thấy mình như một thằng ngốc, vội làm theo, nhưng rồi chưa kịp hành động gì thì đã rùng mình rồi người anh nhủn ra. Anh chợt hiểu là khủyu tay và đầu gối của mình đang tì vào những đầu mẩu gỗ trong xuồng và rất đau.

- Đây là lần đầu tiên anh làm tình với một cô gái phải không? - Zaphia hỏi và muốn anh lại nằm lên người cô ta nữa.

- Không, tất nhiên không phải, - Wladek nói.

- Anh có yêu em không, Wladek

- CÓ anh có yêu, - Wladek nói. - Và khi có nơi ăn chốn Ở New York rồi, anh sẽ đến tìm em Ở Chicago.

- Em muốn thế lắm, Wladek, - cô ta nói và cài lại khuy áo.

- Và em cũng yêu anh nữa.

- Cậu có ngủ với cô ta không? - Wladek vừa về thì George đã hỏi ngay.

- CÓ

- Thích không?

- Thích, - Wladek đáp bâng quơ rồi ngủ ngay. Đến sáng hôm sau, họ bỗng thức dậy nghe tiếng xôn xao trong hành khách. Ai cũng mừng đây là ngày cuối cùng trên con tàu Mũi tên đen. Một số người đã lên boong tàu từ trước lúc mặt trời mọc, hy vọng được nhìn thấy đất liền trước mọi người. Wladek gói ghém đồ đạc cho vào chiếc va-li mới, mặc bộ đồ duy nhất vào người, đội mũ vào, rồi lên đứng trên boong cùng với George và Zaphia. Ba người dõi nhìn vào đám sương mù trên mặt biển, im lặng chờ để được trông thấy đất Hoa Kỳ.

- Kia kìa!- một hành khách reo lên, tiếp theo đó là cả đám người trên boong vui mừng trông thấy dải đất màu xám của đảo Long Island từ từ hiện ra trong buổi sáng mùa xuân.

Những chiếc tàu con tiến đến bên tàu Mũi tên đen dẫn nó đi vào giữa Brooklyn vào đảo Staten để vào bến New York. Pho tượng Thần Tự Do đứng sừng sững trên nền trời trước khu Manhattan và giơ ngọn đuốc lên cao khiến mọi người trên tàu nhìn bằng con mắt kinh ngạc.

Cuối cùng, tàu bỏ neo gần những ngôi nhà có tháp cao xây gạch đỏ trên đảo Ellis. những hành khách có phòng riêng trên tàu xuống trước. Mãi đến hôm nay Wladek mới trông thấy những người đó. Anh đoán có lẽ họ Ở một tầng riêng trên tàu và có những phòng ăn riêng. Hành lý của họ đã có người đến mang vác. HỌ được những người đứng sẵn dưới bến đón mừug.

Wladek biết là mình sẽ chẳng có được cái cảnh ấy. Sau khi một số người có đặc quyền ấy đã xuống tàu rồi, thuyền trưởng nói trên loa rằng mọi hành khách khác chưa được rời tàu và phải chờ nhiều giờ nữa.

Tiếng phàn nàn thất vọng vang lên và Zaphia ngồi bệt xuống boong tàu khóc. Wladek đến khuyên nhủ cô ta.

Lát sau có một viên chức mang cà-phê đến, một người nữa mang những biển số đến đeo vào cổ mỗi hành khách. Wladek mang số B.127. Anh nhớ trước đây đã có một lần phải đeo số rồi. Sao bây giờ cũng lại thế nữa? Mỹ cũng như các trại giam Ở Nga chăng?

Cho đến tận giữa buổi chiều họ cũng chẳng được cho ăn uống gì, và cũng không ai nói cho biết là thế nào nữa. HỌ được đưa xuống bến bên phía đảo Ellis.

Rồi đàn ông tách riêng khỏi đàn bà, được đưa vào những căn khác nhau. Wladek hôn Zaphia và cứ giữ cô ta đứng lại trong hàng. Một viên chức đi qua đó thấy thế tách họ ra.

Cứ đi đã ông ta nói. - Rồi sẽ cho hai người lấy nhau, chẳng bao lâu nữa đâu.

Wladek thấy Zaphia đi mất hút, còn anh và George bị đẩy lên phía trước. Đêm đó họ ngồi trong một căn nhà cũ ẩm ướt, không sao ngủ được trong khi những người phiên dịch đi đi lại lại giúp cho một số người nhập cư còn lớ ngớ chưa biết gì. HỌ giúp qua loa thôi nhưng thái độ cũng nhã nhặn.

Đến sáng, họ được đưa đi khám sức khỏe. Chặng đầu là khó nhất. Người ta bắt Wladek phải leo lên một thang gác thật dốc. ông bác sĩ mặc bộ đồng phục màu xanh bảo Wladek lên xuống hai lần và nhìn kỹ cách đi đứng của anh.

Wladek cố hết sức không tỏ ra mình hơi bị thọt.

Cuối cùng ông bác sĩ hài lòng. Sau đó người ta bảo anh cởi bỏ mũ, và cổ áo cứng, để xem kỹ mặt mũi tóc tai, tay và cổ. Người đến sau Wladek có môi trên bị sứt thế là bị ông bác sĩ ách lại, đánh dấu phấn lên vai phải anh ta và chỉ ra đứng Ở đầu nhà. Khám thân thể xong, Wladek cùng với George lại nối vào một đoàn người xếp hàng dài bên ngoài phòng gọi là kiểm tra công cộng. Mỗi người vào trong phòng đó chừng

năm phút để họ phỏng vấn. Ba giờ đồng hồ sau đến lượt George được gọi vào. Wladek nghĩ bụng không biết người ta sẽ hỏi gì mình.

Lúc George bước ra, anh ta nhìn Wladek mỉm cười.

- Dễ thôi, cậu cứ đi thẳng vào đó, - anh ta nói.

Wladek cảm thấy hai bàn tay mình ướt mồ hôi khi anh bước vào phòng.

Anh bước theo người viên chức vào một phòng nhỏ chung quanh không có gì trang trí. CÓ hai người xét hỏi ngồi sẵn đó và đang hí hoáy viết gì lên những tờ giấy có vẻ là giấy khai đặc biệt.

- Anh nói được tiếng Anh không?- người thứ nhất hỏi.

- Thưa ông có, tôi nói được, - Wladek trả lời, nghĩ bụng dọc đường giá tập nói nhiều thì hơn.

Tên anh là gì?

- Wladek Koskiewicz, thưa ông.

- HỌ đưa cho anh một cuốn sách to màu đen.

- Anh có biết cái này là gì không.

- Thưa có, đây là Kinh Thánh.

- Anh có tin Ở Chúa không

Thưa có, tôi có tin.

- Anh hãy để tay lên Kinh Khánh và thề sẽ trả lời thành thật những câu hỏi của chúng tôi.

wladek đưa tay trái cầm cuốn Kinh Thánh, đặt bàn tay phải lên đó và nói:

- Tôi hứa sẽ nói sự thật.

- Quốc tịch anh là gì?

- Ba Lan.

- Ai trả tiền cho anh đi qua đây?

- Tôi tự trả bằng tiền tôi kiếm được trong Lãnh sự quán Ba Lan Ở Constantinople.

Một trong hai người nhìn vào giấy tờ của Wladek, gật đầu rồi hỏi tiếp.

- Anh có đến một nhà nào không?

Thưa có. Tôi sẽ đến Ở nhà ông Peter Novak. ông ấy là chú của bạn tôi. ông ấy Ở New York.

- Tốt. Anh có việc gì làm không?

- Thưa có. Tôi về làm trong lò bánh mì của ông Novak.

- Anh đã bị bắt bao giờ chưa?

Wladek chợt nghĩ đến Nga. Điều đó không tính. Thổ Nhĩ Kỳ... Không, anh sẽ không nhắc đến làm gì.

- Không, thưa ông, chưa bao giờ.

Anh có phải là người vô chính phủ không

- Không, thưa ông. Tôi ghét họ lắm.

- Anh có tuân theo luật pháp của Hoa Kỳ không

- CÓ thưa ông.

Anh có tiền gì không

- CÓ thưa ông.

- Cho chúng tôi xem nào?

Vâng, thưa ông. - Wladek để lên bàn mấy tờ giấy bạc và một ít tiền lẻ.

- Cảm ơn, - người xét hỏi nói. - Anh có thề cất tiền vào túi đi

Người thứ hai nhìn Wladek.

Hai mươi mốt cộng với hai mươi bốn là bao nhiêu?

- Bốn mươi lăm, - Wladek không ngập ngừng nói ngay.

Con bò cái có mấy chân.

Wladek không tin Ở tai mình.

- Bốn, thưa ông, - anh đáp và không biết có phải câu hỏi đó là cái bẫy không

Con ngựa có mấy chân?

- Bốn, thưa ông, - Wladek đáp, trong bụng vẫn ngờ ngợ.

- Đang đi trên một chiếc thuyền con ngoài biển, nếu phải vứt đồ đi cho nhẹ thì anh sẽ vứt gì, bánh mì hay tiền bạc?

- Vứt tiền, thưa ông, - Wladek đáp.

- Tốt. - Người xét hỏi cầm lên một tấm thẻ có đề chữ "Chấp nhận" và đưa cho Wladek. - Sau khi anh đổi tiền rồi thì đưa tấm thể này trình cho viên Sĩ quan Nhập cư. Anh nói đầy đủ tên cho ông ta biết, và ông ta sẽ đưa cho anh thẻ đăng ký. Rồi họ sẽ cho anh giấy nhập cảnh. Nếu trong năm năm anh không phạm tội gì và qua được buổỉ kiểm tra đọc và viết tiếng Anh, tán thành ủng hộ Hiến pháp, thì anh sẽ được phép xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Chúc anh may mắn.

Wladek. - Xin cảm ơn ông.

Ra quầy đổi tiền, Wladek đưa cả số tiền mười tám tháng dành dụm Ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng với ba tờ bạc 50 rúp còn lại cho họ. HỌ trao lại cho anh 47,20 đô la đổi tiền Thổ Nhĩ Kỳ sang, còn những tờ rúp thì họ bảo anh là không có giá trị. Anh nghĩ đến bác sĩ Dubien với mười lăm năm dành dụm của ông.

Bước cuối cùng là ra gặp Sĩ quan Nhập cư. ông ta ngồi sau một chiếc bàn ngay bên cửa ra vào có thang chắn, dưới bức chân dung Tổng thống Harding.

Wladek và George cùng bước đến.

Tên họ? - ông sĩ quan hỏi George.

- George Novak, - anh ta trả lời gọn. ông sĩ quan viết lên một tấm thẻ.

Địa chỉ? - ông ta hỏi.

- 286, phố Broome, New York bang New York.

viên sĩ quan đưa tấm thẻ cho George.

Đây là giấy chứng nhận nhập cư của anh, 21871, Geotge Novak. Hoan nghênh anh đến Hoa Kỳ, George. Tôi cũng là người Ba Lan. Rồi anh Ở đây sẽ thích.

Chúc mừng anh, và chúc anh may mắn.

George mỉm cười và bắt tay viên sĩ quan, rồi đứng sang một bên chờ Wladek. Viên sĩ quan nhìn Wladek.

Wladek đưa cho ông ta tấm thể có chữ "Chấp nhận".

- Tên họ? - viên sĩ quan hỏi.

Wladek ngập ngừng.

- Tên anh ìà gì?- ông ta nhắc lại to hơn, có vẻ hơi sốt ruột . Wladek không sao nói ra được. Anh ghét cái tên nông dân kia hết sức.

- Tôi hỏi lần nữa, tên anh là gì?

George nhìn Wladek. Những người khác xếp hàng phía sau cũng nhìn anh. Wladek vẫn. chưa nói. Viên sĩ quan bỗng nắm lấy cổ tay anh, nhìn kỹ vào dòng chữ trên chiếc vòng bạc, viết vào tấm thẻ rồi đưa lại cho Wladek.

- 21872, Nam tước Abel Rosnovsk Hoan nghênh đến Hoa Kỳ. Chúc mừng và chúc anh may mắn, Abel.

Tháng chín 1923, William trở lại học năm cuối cùng Ở trường St. Paul và được bầu làm chủ tịch lớp lớn, đúng ba mươi ba năm sau khi bố anh cũng đã giữ chức đó. Nhưng William không phải được bầu lên theo cách thông thường hoặc do là một lực sĩ hay do được coi là học

sinh nổi tiếng nhất trong trường. Nếu theo những tiêu chuẩn ấy thì Matthew Lester, bạn thân nhất của anh, sẽ đánh bạt anh trong bất cứ cuộc thi nào. Nhưng William lại là một anh chàng gây nhiều ấn tượng nhất trong trường và về mặt này thì Matthew Lester không thể đua với anh được. William mang tên của trường St. Paul để thi lấy học bổng Hamilton về môn toán Ở trường đại học Harvard, và trong học kỳ cuối này anh quyết tâm đạt mục tiêu ấy.

Thời gian về nhà nghỉ nhân dịp lễ Giáng Sinh, anh giành tất cả tâm trí vào việc nắm vững những nguyên lý về toán. Tuy nhiên điều đó cũng khó thực hiện vì người ta mời anh đến dự đủ thứ chiêu đãi và vũ hội.

Anh khéo léo từ chối được một số cuộc, nhưng riêng có một cuộc anh không trốn nổi, đó là vũ hội do các cụ bà chủ trương làm Ở ngôi nhà đỏ trên giảng đường

Lowisburg. William nghĩ. không biết đến tuổi nào anh mới có quyền quyết định được, không để cho các cụ dùng ngôi nhà này vào những việc như thế. Anh biết là bây giờ chưa đến lúc, vả lại có như vậy thì những người làm trong nhà mới có việc làm. Anh chỉ có rất ít bạn thân Ở Boston, và điều đó không ngăn nổi các cụ bầy ra một danh sách dài dằng dặc những khách mời.

Để kỷ niệm dịp này, các cụ tặng William một bộ áo lễ phục kiểu mới có hai lần ngực. Anh nhận tặng phẩm ấy với một vẻ không nồng nhiệt lắm, nhưng rồi cũng về phòng ngỉl đóng bộ đó lên người và đi lại nhìn ngắm trong gương.

Hôm sau anh gọi điện thoại đường dài đi New York mời Matthew Lester về dự. CÔ em Matthew cũng muốn đi theo nhưng mẹ cô bảo là không tiện, nên lại thôi.

William ra ga đón bạn.

- Này, cậu thử nghĩ xem, - Matthew ngồi trên xe về Đồi Beacon nói với William, - chẳng phải là đã đến lúc cậu phải có quan hệ trai gái rồi hay sao? CÓ lẽ Ở Boston không có cô nào ra hồn ư ?- sao, cậu đã có cô nào rồi đấy, Matthew?

Rồi chứ, từ mùa đông năm ngoái Ở New York cơ.

- Lúc đó mình làm gì nhỉ?

- CÓ lẽ cậu đang mơ làm Bertrand Russell.

Thế mà cậu chả bảo gì cho mình biết.

- CÓ gì đâu mà nói. Thực ra, hình như cậu nghĩ nhiều đến ngân hàng của ông bố mình hơn là chuyện tình của mình. Chuyện xảy ra tại một cuộc chiêu đãi của bố mình kỷ niệm ngày sinh Washington. Hôm đó có thể nói mình bị một trong những thư ký giám đốc đè ra hiếp. ĐÓ là một bà rất to lớn có tên là Cynthia, có bộ ngực đồ sộ núng nính đến mức...

Cậu có thích không chứ?

- Có, nhưng mình không tin rằng bà ta cũng thích. bà ta quá say rượu nên không biết có mình Ở đó. Vả lại mình nghĩ rồi cũng phải bắt đầu Ở chỗ nào đó, trong khi ấy thì bà ta tự nguyện giúp cho con ông chủ được biết mùi đời kia mà.

Trong óc Wilham chợt hiện lên hình ảnh bà thư ký trung niên đứng đắn của Alan Lloyd anh gặp hôm trước.

- Mình không nghĩ là sẽ có cái may mắn được bà thư ký của Chủ tịch dạy cho những bài học đầu tiên ấy anh nói.

Matthew ra điều hiểu biết:

- Rồi cậu sẽ ngạc nhiên thấy rằng chính những người đàn bà có vẻ đứng đắn nghiêm túc lại là những người dễ dàng lăn vào vòng tay mình hơn cả. Bây giờ thì mình sẵn sàng nhận mọi lời mời, dù là chính thức hay không chính thức, mà cũng chả cần phải ăn mặc chỉnh tề nữa.

Cất xe vào rồi, hai người bước lên ngôi nhà bây giờ là của Wilham.

- Cậu đã thay đổi nhiều rồi đấy nhỉ, - Matthew nhìn bộ bàn ghế mới bằng song mây và giấy hoa mới dán trên tường. Chỉ có chiếc ghế da màu đỏ sẫm vẫn đâu Ở nguyên đấy.

- Chỗ này cũng cần sáng sủa lên một chút, -

William nói. - Trước đây cứ như sống trong thời kỳ đồ đá Vả lại mình không muốn để gợi lại những...

Nhưng thôi, bây giờ không phải lúc nói về trang trí nội thất.

Bao giờ thì mọi người sẽ đến dự cuộc chiêu đãi

- Vũ hội đấy, Matthew. Các cụ cứ nhất định phải gọi đây là vũ hội.

Trong những dịp này chỉ có một thứ có thể gọi là vũ hội được thôi. .

- Matthew, cậu chỉ mới biết đến một thư ký của giám đốc thôi mà đã tưởng mình có quyền lên lớp thiên hạ về tình dục sao?

- ôi cậu ghen đấy à? Thôi đi bạn ơi - Matthew thở dài chế nhạo.

William cười và nhìn đồng hồ tay.

- Trong vài giờ nữa, người khách đầu tiên sẽ tới. Bây giờ cậu hãy đi tắm rửa thay quần áo đã. Cậu có nhớ mang theo bộ lễ phục đấy không?

- Có, nhưng nếu không thì mình mặc bộ quần áo ngủ cũng được chứ sao. Mình thường hay quên thứ này hoặc thứ kia, nhưng cả hai thứ thì không bao giờ, dù muốn quên cũng không được. Thực ra, nếu mình mặc quần áo ngủ ra dự vũ hội thì có thể sẽ làm mọi người buồn cười lắm nhỉ.

- Các cụ nhà mình chả thích đùa thế đâu, - William nói.

Sáu giờ những người phục vụ chiêu đãi lục tục đến. HỌ có tất cả hai mươi ba người. Bây giờ, các cụ đến, trịnh trọng trong bộ đồ bằng ren đen kéo dài chám đất. Vài phút trước tám giờ, William và Matthew đến với các cụ Ở phòng tiền sảnh. William định nhặt một quả anh đào trên chiếc bánh ga-tô lớn rất đẹp Ở giữa bàn thì có tiếng bà nội Kane Ở sau lưng.

- Cháu đừng đụng vào đấy, William, không phải dành .cho cháu đâu.

Anh quay ngoắt người lại.

- Vậy thì dành cho ai? - Anh hỏi và hôn ìên má bà nộl.

- Đừng lôi thôi, William. Đừng tưởng lớn thế rồi mà bà không cho mấy cái phát vào đít được đâu.

Bà nội ơi, cháu giới thiệu với bà đây là Matthew Lester, bạn thân nhất của cháu.

Bà nội Kane giương mục kỉnh lên ngắm nhìn anh ta một lát rồi nói:

Chào cháu.

- Cháu vinh. dự được gặp bà, bà Kane. Cháu tin là bà có biết ông cháu.

Biết ông cháu ư? Calebongworth Lester ư

Trước đây hơn năm mươi năm, ông ấy đã từng hỏi lấy bà nhưng bà từ chối. Bà bảo là ông ấy uống rượu quá nhiều và như thế thì sẽ chết sớm đấy. Quả đúng như bà nói. Vậy hai cháu đừng có uống rượu nhé. Nhớ đấy, rượu làm cho người ta ngu muội đi.

- Chúng cháu . chẳng dám phạm luật đâu-

Matthew ra vẻ ngây thơ nói.

- Nhưng rồi chẳng bao lâu nữa, luật sẽ mất giá trị, - bà Kane nói. - Tổng thống Coolidge đã quên mất những ngày thơ ấu của ông ta rồi. Nếu như cái ông ngốc Harding ấy không chết một cách dại dột thì ông Coolidge này cũng chẳng bao giờ làm

Tổng thống được .

William cười.

- ôi bà nhớ giỏi thật đấy. Trong cả thời gian cảnh sát đình công, có ai nói gì đến ông ta đâu.

Bà Kane không bắt chuyện nữa.

Khách mời đã đến dần. Rất nhiều trong số họ hoàn toàn xa lạ với chủ nhà.

Mấy bà cháu vui mừng thấy Alan Lloyd đến sớm.

- Trông anh khá lắm, William, - Alan lần đầu tiên ngắm kỹ anh và nói.

- ông cũng thế. ông đến thật là quý hóa.

- Quý hóa ư? Anh quên rằng giấy mời là của cả hai cụ à? Nếu là một cụ thôi thì tôi có thể lấy hết can đảm từ chối, nhưng cả hai cụ thì...

- ông cũng thế à? - William cươi. - Tôi muốn nói riêng với ông một câu được không? - Anh kéo ông khách ra một góc. - Tôi muốn có chút thay đổi trong kế hoạch đầu tư, bắt đầu mua chứng khoán của ngân hàng Lester khi nào nó được tung ra thị trường. Tôi muốn là đến khi nào đầy hai mươi mốt tuổi thì đã có 5 phần trăm cổ phiếu trong ngân hàng của họ rồi.

Không dễ thế đâu, - Alan nói. - Chứng khoán Lester không mấy khi xuất hiện trên thị trường, vì nó đều nằm trong tay tư nhân cả. Nhưng để tôi xem có thể làm gì được không. Tại sao anh lại nghĩ thế, Wllliam?

Mục đích thật sự của tôi là...

William, - bà ngoại Cabot bỗng đến bên cạnh. - Cháu âm mưu cái gì với ông Lloyd Ở đây nhé? Bà chưa thấy cháu ra nhảy với một cô nào cả. Vậy cháu tưởng bà tổ chức ra cái vũ hội này để làm gì?

Bà nói đúng đấy, - Alan Lloyd nói và đứng dậy. - Mời bà ngồi xuống đây với tôi, bà Cabot, để tôi tống cái cậu này ra ngoài kia. Chúng ta ngồi đây nghỉ, xem cậu ta nhảy, và nghe nhạc vậy.

- Nhạc? Đây không phải là nhạc, Alan. Chỉ toàn những tiếng loảng xoảng inh tai mà không có chút giai điệu nào hết.

- ôi, bà ngoại yêu quý ơi, - William nói, - đây là bài hát nổi tiếng mới nhất, bài "Chúng ta không có chuối" đấy

Bà ngoại Cabot nhăn nhó:

- Nếu vậy thì đã đến lúc bà từ giã cõi đời này rồi. - Không bao giờ đâu, thưa bà, - Alan Lloyd đỡ lời.

William ra nhảy với vài cô gái mà anh nhớ mang máng là đã gặp Ở đâu và không nhớ tên. Trông thấy Matthew ngồi Ở góc phòng, anh tìm cớ thoát khỏi sàn nhảy và ra đó. Đến tận nơi anh mới để ý thấy bên cạnh Matthew có một cô gái. Thấy cô ta ngẩng lên nhìn mình, William tưởng như mình đến rủn cả người.

- Cậu biết Abby Blount chứ - Matthew chợt hỏi.

- Không, - William đáp, tay chỉnh lại chiếc ca-vát cho ngay ngắn.

- Đây là chủ nhà của em, ông William Lowell Kane. William ngồi xuống ghế bên cạnh cô gái. CÔ ta nhìn theo anh ngồi xuống, vẻ mặt nghiêm nghị. Matthew đã chú ý đến cái nhìn của William đối với Abby. Anh ta bỏ ra chỗ khác tìm nước quả uống.

- Suốt đời tôi Ở Boston mà sao chưa gặp cô bao giờ nhỉ?

- Chúng ta đã gặp nhau một lần rồi. Cái hồi anh đẩy tôi xuống ao Ở gần Nhà thị chính ấy. Lúc đó chúng tôi có ba đứa mà. Phải mất mười bốn năm tôi mới hoàn hồn đấy.

Tôi xin lỗi, - William lặng người đi một lúc rồi mới nói lên được. Anh không nghĩ ra câu gì để đáp lại cô ta.

- Anh có ngôi nhà đẹp lắm, William.

Cảm ơn.

Anh lại ngồi im rồi khẽ đáp. Anh liếc nhìn sang Abby, làm ra vẻ như mình không để ý lắm. CÔ ta mảnh dẻ, có đôi mắt nâu và to, lông mi dài cong, có nét nhìn nghiêng rất hấp dẫn đối với William. Abby buông thõng mớ tóc hung xuống theo một kiểu mà xưa

nay William vốn không thích.

- Matthew bảo em là sang năm tới anh vào Harvard, - cô ta gợi chuyện.

- Đúng đấy. CÔ muốn nhảy không?

- Cảm ơn, - cô ta nói.

Những bước chân của anh lúc nãy thoải mái mà bây giờ sao ngượng ngùng thế nào ấy. Anh giẵm cả lên chân cô ta và đưa cô ta đụng vào những người khác. Anh xin lỗi. CÔ ta mỉm cười. Anh ôm cô ta lại sát người, rồi hai người lại tiếp tục nhảy.

Bà có biết cái cô gái kia suốt từ nãy chỉ có nhảy với William không? bà ngoại Cabot nghi ngờ hỏi.

Bà nội Kane giương mục kỉnh lên nhìn cô gái đang cùng với William lúc này đi ra ngoài bãi cỏ.

- Abby Blount, - bà Kane nói.

Tức là cô cháu giá của ĐÔ đốc Blount ấy ư? - bà ngoại Cabot hỏi.

- Đúng thế.

Bà ngoại Cabot gật đầu có vẻ hài lòng.

Wilham đưa Abby Blount ra tận góc vườn, đứng lại dưới gốc một cây hạt giẻ to ngày xưa anh hay trèo lên đó.

Lần đầu gặp một cô gái nào anh cũng đính hôn cô ta hay sao? - Abby hỏi.

Nói thật tình là anh chưa bao giờ hôn một cô gái nào, - William đáp.

- Thế thì em hân hạnh quá. Abby cười.

CÔ ta giơ một bên má hồng cho anh hôn, rồi đến đôi môi mọng đỏ. Liền sau đó đòi anh quay trở vào trong nhà. Hai cụ bà theo dõi thấy họ quay vào sớm mới yên tâm.

Tối hôm đó về phòng ngủ của William, hai anh chàng thanh niên ngồi bàn tán về chuyện vừa qua.

- Cuộc chiêu đãi không đến nỗi nào. - Matthew nói.- Cũng bõ công mình đi từ New York về cái tỉnh lẻ này, và mặc dầu cậu đã hớt tay trên cô gái của mình.

- Thế cậu tưởng cô ta giúp cho mình mất trinh hay sao?

- William hỏi lại, không để ý đến lời trách đùa của Matthew.

- Dù sao cậu cũng có ba tuần lễ để tìm hiểu, Nhưng mình e rằng cậu sẽ phát hiện ra cô ta cũng chưa mất trinh, - Matthew nói. - Theo hiểu biết chuyên môn của mình là như thế. Mình đánh cuộc năm đô-la với cậu là cô ta không đổ trước những lời tán tỉnh của Wilham Lowell Kane.

William tính một kế hoạch cẩn thận. Anh nghĩ mất trinh là một chuyện, còn mất năm đô la với Matthew lại là chuyện khác. Sau vũ hội, hầu như ngày nào anh cũng gặp Abby Blount, nhân tiện có ngôi nhà riêng của mình và có xe. Anh bắt đầu cảm thấy giá như không có bố mẹ Abby theo dõi và kín đáo kiềm soát cô con gái thì hoạt động của anh đã khá hơn rồi. Cho đến ngày cuối cùng hết hạn nghỉ hè, anh cũng thấy

mình chẳng đến gần được mục tiêu hơn chút nào.

Quyết tâm thắng cuộc và lấy năm đô la hôm đó William gửi đến cho Abby một bó hoa hồng từ sáng sớm, rồi đến tối rủ cô ta đi ăn Ở nhà hàng Joseph và cuối cùng kéo được cô ta về phòng mình.

- Anh làm sao lại có được chai whisky như thế này? - Cấm rượu kia mà? - Abby hỏi.

- ồ, có khó gì lắm đâu, - William khoe.

Thực ra đó là anh đã giấu được một chai rượu buốc-bông của Henry Osborne ngay sau khi anh ta rời ngôi nhà này ra đi, và William lấy làm may mà còn giữ đến hôm nay chứ không uống hết.

William rót rượu ra uống. Rượu làm anh suýt sặc và làm Abby chảy cả nước mắt.

Anh ngồi xuống bên cạnh cô ta, quàng tay qua vai. CÔ ngả người theo.

CÔ ta nhìn anh tha thiết, đôi mắt nâu mở to. ôi, William, em nghĩ anh cũng hay lắm, - cô ta vừa thở vừa nói.

Khuôn mặt như búp bê của cô khiến anh không cưỡng nổi. CÔ ta để cho anh hôn. Rồi mạnh bạo hơn, William đưa bàn tay lần theo cổ tay của cô lên ngực và dừng lại Ở đó như cảnh sát giao thông dừag một đoàn xe vậy. Bỗng cô ta đỏ mặt không bằng lòng và đẩy tay anh xuống, đề cho giao thông tiếp tục bình thường.

- William, anh không nên làm thế.

- Tại sao không? - Wilham nói, vẫn cứ cố ôm chặt lấy cô vì anh không thể biết được nó sẽ kết thúc như thế nào.

- Anh có một ý kiến này hay lắm.

Nhưng trước khi anh nói được câu gì thì Abby đã đẩy lùi anh ra và vội đứng dậy vuốt lại áo.

- Thôi, có lẽ em về nhà đây, William. - Em vừa mới đến mà. Mẹ em sẽ hỏi em làm gì Ở đây.

- Thì em bảo là không làm gì cả.

Đúng thế, tốt hơn là không làm gì cả, - cô ta tiếp lời

Nhưng ngày mai anh về rồi. - Anh tránh không nói là về trường.

- Vậy anh có thể viết thư cho em, William.

Không giống như Valentino William biết là khi nào mình thất bại. Anh đứng dậy, chỉnh lại ca-vát cầm tay Abby rồi lái xe đưa cô về nhà.

Hôm sau, trở ìại trường, Matthew Lester nhận của Wladek tờ bạc năm đô la và ngạc nhiên nghe anh nói:

- Cậu mà nói thêm câu gì nữa, Matthew, là mình sẽ dùng cây gậy dã cầu đánh đuổi cậu chạy quanh trường cho mà coi.

- Mình chả nghĩ ra câu gì mà nói được, trừ mỗi điều là tỏ ra thông cảm với cậu thôi.

- Matthew, cậu chết với mình nhé!

Trong học kỳ cuối năm Ở St.Paul, William bắt đầu để ý đến bà vợ ông chủ nhà chỗ anh ở. Bà ta trông khá đẹp, chỉ có bụng và mông hơi xệ, nhưng bà ta giữ được bộ ngực tuyệt vời và bộ tóc đen sum suê trên đầu chỉ mới có vài sợi bạc. Một hôm vào thử bảy, nhân Wilham bị trẹo tay Ở trận khúc côn cầu về, bà Raglan- đó là tên bà ta- lấy băng mát ra bó tay cho anh. Bà ta đứng gần hơn mức cần thiết, để tay William cọ vào ngực. Anh thấy cảm giác dễ chịu lắm. Rồi một dịp khác anh bị sốt phải nằm trong trạm xá mấy ngày, bà ta đích thân đem thức ăn đến cho anh. Bà ta ngồi ngay trên giường của anh, người bà cọ vào chân anh qua lần vải mỏng. Anh cũng lấy thế làm thích.

Người ta đồn bà ta là vợ thứ hai của ông Raglan. trong cả ngôi nhà ấy, không ai cho là ông Raglan có thể chịu nổi một vợ chứ đừng nói đến hai. Thỉnh thoảng bà Raglan bằng những cái thở dài và bằng im lặng của mình, cho thấy là số phận của bà chẳng sung sướng gì.

Với nhiệm vụ trưởng nhà, mỗi tối vào lúc mười rưỡi là William phải đến báo cáo cho ông Raglan biết anh đã tắt hết đèn và chuẩn bị đi ngủ. Tối hôm thứ hai, lúc gõ cửa buồng ông Raglan như mọi lần, anh ngạc nhiên nghe thấy chỉ có tiếng gõ cửa bà Raglan gọi anh vào Bà ta đang nằm trên chiếc ghế dài và mặc chiếc áo khoác ngoài bằng lụa giống như kiểu áo Nhật.

William nắm tay núm cửa nói:

- Đèn tắt hết rồi, và tôi cũng đã khóa cửa ngoài. Bà Raglan, chúc bà ngủ ngon.

Bà ta thả hai chân xuống đất, thoáng để lộ đùi trần dưới làn áo lụa.

- Sao anh vội thế, Wilham. Lúc nào cũng vội vã khổ sở - Bà bước ra gần bàn nói, - Sao anh không nán lại một lúc, uống sôcôla nóng với tôi đi. Tôi thật dở quá, lại đi làm hai cốc, mà quên mất là ông Raglan phải đến thứ bảy mới về.

Bà ta nhấn mạnh vào chữ thứ bảy. Bà đem một cốc còn đang nóng bốc hơi đến và ngước nhìn lên xem câu nói của mình có tác động gì đến anh không. Bà ta đưa cốc cho anh với một vẻ thỏa mãn, để tay mình chạm vào tay anh. Anh lấy thìa ngoáy cốc sôcôla nóng.

- ông Gerald nhà tôi đi họp hội nghị - bà ta giải thích. Lần đầu tiên anh nghe nói đến tên tục của ông Raglan. - Anh ra đóng cửa đi, William, rồi vào đây ngồi với tôi.

William ngập ngừng. Anh ra đóng cửa, nhưng không dám ngồi xuống chiếc ghế của ông Raglan, cũng không ngồi xuống bên bà ta. Sau anh quyết định dù sao ngồi ghế của ông Raglan cũng đỡ hơn. Anh bước ra phía đó.

- Không, không, - bà ta vừa nói vừa vỗ vào chỗ bên cạnh mình:

Wilham quay lại từ từ ngồi xuống đó, mắt nhìn vào cốc nước để xem đối phó thế nào. Anh uống ực một hơi, bỏng cả lưỡi. Thấy bà Raglan đứng dậy, anh nhẹ người. Bà ta lại rót thêm vào cốc anh, mặc cho anh từ chối, rồi nhẹ nhàng ra góc phòng, lên dây cót chiếc máy hát và cho chạy đĩa hát. Lúc bà ta quay lại anh vẫn còn đang nhìn xuống đất.

- Chẳng lẽ anh để cho phụ nữ nhảy một mình sao William?

Anh nhìn lên. Bà Raglan lắc lư theo điệu nhạc.

William đứng dậy giơ tay ôm lấy bà Nhưng để khoảng cách thật xa. Giá có ông Raglan Ở đây mà đứng chen vào giữa cũng còn đủ chỗ. Sau vài nhịp thì bà ta nhích lại gần William hơn. Tay bà từ từ để tuột từ vai xuống lưng anh. Đĩa hát đứng lại, Wilham nghĩ bụng thế là mình thoát và quay lại với cốc sô-cô-la nóng.

Nhưng bà ta đã lộn mặt đĩa hát và trở về ngay trong vòng tay của anh.

Bà Raglan ạ, tôi nghĩ có lẽ là...

- Yên trí đi, Wilham.

Anh mạnh bạo nhìn thẳng vào mắt bà ta. Anh định nói với bà nữa nhưng không biết nói gì. Lúc này bà ta đã sờ lần khắp nơi trên lưng anh và anh cảm thấy đùi bà ta đã nhẹ nhàng cọ vào người mình. - Anh chợt quàng tay ôm chặt lấy bà.

- Đấy như thế tốt hơn, - bà ta nói.

HỌ từ từ đi những bước vòng quanh căn phòng, mỗi lúc ghì chặt lấy nhau hơn. Cứ thế từng bước một, từng bước một cho đến cuối đĩa hát. Lúc bà ta lui người để đi ra tắt đèn thì anh lại muốn bà ta quay lại ngay chỗ mình. Anh đứng trong chỗ tối, không cử động, lắng nghe tiếng lụa sột soạt và trông rõ thấy cả bóng người đang trút bỏ quần áo.

Đến lúc bà ta đến giúp William cởi quần áo của anh và đưa anh trở lại chiếc ghế dài thì bài hát cũng vừa hết, chỉ còn tiếng kim máy hát gại vào đĩa. Trong bóng tối, anh vụng về đưa tay ra sờ vào mấy chỗ trên cơ thể bà ta. Anh cảm thăy nó không đúng như anh đã tưởng tượng. Vừa sờ lên ngực bà ta, anh đã rụt tay lại Anh bắt đầu có những cảm giác tưởng như trước đây nằm mơ cũng không có. Anh muốn rên lên thật

to nhưng cố nhịn, không dám thốt ra một lời nào, sợ tỏ ra ngớ ngẩn quá chăng. Hai tay bà ta vẫn vòng lấy lưng anh và nhẹ nhàng kéo anh nằm đè lên mình.

William loay hoay không biết làm thế nào vừa để thực hiện được điều mong muốn vừa không tỏ ra mình thiếu kinh nghiệm. Anh thấy nó không dễ dàng như anh nghĩ, và càng loay hoay càng như vụng thêm. Một lần nữa, bà ta lại đưa tay luồn xuống dưới bụng anh, hướng dẫn anh hành động một cách rất thông thạo.

Nhưng anh cũng lập tức rùng mình rồi rủn cả người.

- Tôi xin lỗi, - William nói. Anh không biết làm gì tiếp theo, nhưng vẫn nằm yên trên bụng bà ta một lúc

- Mai sẽ khá hơn, - bà tá nói.

Anh lại nghe thấy tiếng kim máy hát gại vào đĩa. Suốt cả ngày hôm sau, lúc nào bà Raglan cũng hiện lên trong óc anh. Kết quả là đêm hôm đó bà ta đã thở dài khoan khoái. Sang đêm thứ tư, bà ta hổn hển. Đêm thứ năm, bà ta rên rỉ. Đêm thứ sáu, bà ta hét lên sung sướng.

Đến thứ bảy, ông Raglan đi họp hội nghị về, thì lúc đó coi như William đã hoàn thành những bài học của anh về môn ấy.

Đến cuối kỳ nghỉ lễ Phục sinh, vào ngày lễ thăng thiên, thì Abby Blount coi như đã bị William chinh phục. Thế là Matthew mất năm đô la, còn Abby thì mất trinh. Theo bà Raglan nói thì đó chẳng qua là một hiện tượng không tránh khỏi. Trong suốt kỳ nghỉ

chỉ có mỗi chuyện đó xảy ra thôi, vì Abby đã đi theo bố mẹ về nghỉ Ở Palm Beach, còn Wilham thì đóng cửa chúi đầu vào sách vở, chỉ thỉnh thoảng mới gặp hai cụ bà và Alan Lioyd. Còn ít tuần nữa là đã thi tốt nghiệp. ông Raglan không đi họp hội nghị Ở đâu nữa và William cũng không có hoạt động nào khác được.

Trong những ngày cuối học kỳ, anh với Matthew ngồi yên trong phòng học hàng giờ, không ai nói với nhau trừ phi Matthew có vài vấn đề về toán không giải được. Cuối cùng, kỳ thi mong đợi từ lâu đã đến.

Tất cả chỉ có một tuần lễ mà họ gọi là "tàn bạo". Thi xong rồi, cả hai anh chàng sốt ruột chỉ muốn biết ngay kết quả. Nhưng rồi họ chờ hết ngày này sang ngày khác, mãi chẳng thấy gì, đâm ra không còn tin Ở chính mình nữa. Học bổng Hamilton về toán để vào trường Harvard được cấp trên một cơ sở rất chặt chẽ, mà học sinh Ở toàn nước Mỹ đều có quyền được nhận học bổng ấy. William không biết thế nào mà xét đoán được xem địch thủ của mình tài giỏi đến đâu. Thời gian tiếp tục trôi qua mà không nghe thấy nói gì, William bắt đầu nghĩ có lẽ mình thất bại.

Hôm đó William đang Ở ngoài bãi chơi dã cầu với những học sinh lớp dưới, coi như giết nốt thì giờ của những ngày cuối cùng trước khi rời trường, thì có một bức điện gửi đến. Những ngày cuối cùng Ở trường này thường có rất nhiều học sinh bị đuổi học hoặc vì say rượu, hoặc vì đập vỡ cửa kính, thậm chí vì tìm cách ngủ với con gái và vợ của các thầy giáo.

wilham đang khoe là anh sẽ thắng trong trận dã cầu này với mức chưa từng có từ trước đến nay và mọi người đang cười đùa trước lời tuyên bố quá đáng của anh thì người ta đưa vào tay cho anh bức điện ấy.

Anh quên hết ngay mọi thứ, vứt bỏ cây gậy dã cầu xuống, và đưa tay xé chiếc phòng bì nhỏ màu vàng.

Mọi người chung quanh hồi hộp chờ anh đọc bức điện. Matthew bước đến nhìn nét mặt William xem đó là tin mừng hay tin buồn. Nét mặt vẫn bình thản, William đưa bức điện cho Matthew xem. Vừa đọc xong, Matthew đã nhảy cẫng lên, quẳng bức điện

xuống đất rồi ôm lấy William chạy vòng quanh sân.

Một người khác bước đến nhặt bức điện lên xem rồi chuyền tay nhau cho đến người cuối cùng xem bức điện lại chính là người đã đem nó đến lúc nãy. Anh ta đã không được cảm ơn thì chớ, mà còn là người cuối cùng được biết nội dung bức điện.

ĐÓ là điện gửi cho William Lowel Kane. Trong đó viết:

Chúc mừng anh được hưởng học bổng Hamilton về toán vào trường đại học Harvard. Chi tiết sẽ gửi sau.

Tu víện trưởng Lawrence Loweìl, Chủ tịch.

Matthew sung sướng nhìn người bạn thân nhất của mình nay đã thành công, nhưng anh cũng hơi buồn nghĩ đến bây giờ lại phải xa nhau. William cũng cảm thấy nhưng không nói gì. Hai người lại phải chờ chín ngày nữa mới được biết là Matthew cũng trúng tuyển vào trương Harvard.

Liền đó có một bức điện khác gửi đến, lần này là của ông Charles Lester chúc mừng con trai và mời cả hai anh chàng về dự tiệc trà tại Khách sạn Plaza Ở New York. Cả hai cụ bà cũng có điện chúc mừng William, tuy nhiên bà nội Kane cũng nói với Alan

Lloyd rằng thằng bé đã làm được không ít hơn cái người ta mong muốn Ở nó và không nhiều hơn cái mà bố nó đã làm được trước kia.

Vào ngày hẹn, hai chàng thanh niên tung tăng đi trên Đại lộ Năm, trong lòng hết sức tự hào. Các cô gái đi qua đường nhìn vào họ nhưng họ làm như không để ý Bước vào cửa khách sạn Plaza, họ đàng hoàng đi đến phòng lớn bên trong có mọi người trong gia đình đang chờ đón. Hai cụ nội ngoại Kane và Cabot ngồi Ở mấy chiếc ghế bành giữa phòng. Bên cạnh đó có một bà già nữa William cho đó là bà nội của Lester, giống như bà nội Kane của mình. Rồi có ông bà Charles Lester, có cô con gái Susan (cô ta chẳng lúc nào rời mắt khỏi William) và có Alan Lloyd. Còn hai ghế trống để đó chờ William và Matthew.

Bà nội Kane vẫy gọi một người hầu đứng gần đó nói:

- Một ấm trà mới và đem thêm bánh đến nữa nhé.

Người hầu chạy vội vào bếp đem trà và bánh ra ngay.

- Cha cháu còn sống thì hôm nay sẽ rất tự hào về cháu đó, William, - một người lớn tuổi nói.

Người hầu đứng đó không hiểu anh chàng thanh niên kia đã làm được cái gì mà người ta phải khen như vậy.

William thì không để ý gì lắm đến người hầu, trừ có chiếc vòng bạc anh ta đeo Ở cổ tay. Anh đoán có lẽ chiếc vòng bạc ấy là từ nhà hàng Tiffany mà ra, nhưng anh lấy làm lạ tại sao người hầu kia lại có được một thứ đồ trang sức giá trị như thế.

William, - bà nội Kane nói. - ăn hai bánh là đủ rồi. Đây không phải là bữa ăn cuối cùng trước khi vào trường Harvard đâu.

Anh quay nhìn bà nội một cách âu yếm, nhưng rồi chợt quên đi chiếc vòng bạc kia.

Đêm đó Abel nằm trong căn phòng nhỏ của anh Ở khách sạn Plaza không ngủ được. Anh nghĩ đến người con trai có tên là William mà người ta bảo là nếu cha còn sống thì sẽ tự hào về anh ta ấy. Tự nhiên anh cũng thấy đó chính là điều anh muốn thực hiện. Anh muốn được người ta coi mình là ngang hàng với những người như William

trên đời này.

Từ khi đến New York, Abel đă phải trải qua một cuộc vật lộn gay go. Anh về Ở một căn phòng chỉ có hai giường, thế nhưng anh lại phải Ở chung với George và hal người anh em họ khác nữa của George.

Kết quả là Abel chỉ có thể được ngỉ khi nào một trong hai chiếc giường ấy không có người. ông chủ của George không sao có việc làm cho Abel được. Sau mấy tuần lễ rất lo lắng vì tiêu gần hết số tiền tiết kiệm mà chưa tìm được việc gì mặc dầu phải chạy đi chạy lại từ Brooklyn sang vùng Queens cuối cùng anh xin được một chỗ Ở cửa hàng thịt. Họ trả cho anh chín đô la một tuần làm việc sáu ngày rưỡi và chỉ cho anh được nằm ngoài hiên. Cửa hàng đó nằm giữa một khu cộng đồng người Ba lan nhỏ bé và nghèo Ở phía Đông thành phố. Abel bắt đầu lấy làm sốt ruột với tính cách

sống biệt lập của đồng bào anh Ở đây, trong số đó còn có rất nhiều người không chịu học tiếng Anh.

Abel vẫn thường thấy George cứ mỗi ngày cuối tuần lại đi với các bạn gái, hết cô này đến cô khác.

Riêng anh, hầu hết các tối trong tuần đều đi học trường đêm để nâng cao khả năng viết và đọc tiếng Anh. Anh không lấy làm xấu hổ về chuyện mình học chậm, vì từ hồi tám tuổi đến giờ anh có dịp nào được học nữa đâu. Trong hai năm, anh đã trở nên thông thạo với ngôn ngữ mới này, hầu như khi nói ra không còn ngượng ngịu mấy nữa. Anh cảm thấy mình đã sẵn sàng đi khỏi cửa hàng thịt này rồi. Nhưng đi đâu? Và

đi cách nào? Bỗng một hôm trong khi đang chuẩn bị một cái chân cừu cho khách, anh thoáng nghe thấy một trong những khách hàng quen là người chuyên cung cấp lương thực cho khách sạn Plaza phàn nàn với chủ hàng là ông ta sẽ phải đuổi một người phục vụ trẻ vì anh ta ăn cắp vặt. ông ta nói: Gấp quá, tôi biết tìm đâu ra người thay bây giờ được? Chủ hàng không biết giúp ông ta giải quyết thế nào. Nhưng Abel thì biết ngay. Anh khoác bộ quần áo duy nhất của mình vào, đi bộ suốt bốn mươi bảy khốỉ phố và qua năm quãng đường nữa vào thành phố nhận công việc nói trên.

Một khi yên thân Ở Plaza rồi, anh ghi tên vào một lớp học đêm Anh ngữ cấp cao Ở trường Đại học Columbia. Đêm nào anh cũng học rất đều, một tay mở từ điển, một tay viết lia lịa. Mỗi buối sáng, giữa giờ phục vụ ăn sáng và bày bàn cho bữa trưa, anh tranh thủ chép những bài xã luận của Thời báo New York, mỗi khi gặp từ nào không chắc chắn thì lại giở cuốn từ điển Webster cũ ra xem.

Ba năm sau đó, Abel leo dần lên các cấp phục vụ trong khách sạn Plaza cho đến lúc anh được cử vào phục vụ trong phòng GỖ Sồi, hưởng lươmg mỗi tuần hai mươi lăm đô la với những khoản khách cho thêm.

Trong cuộc sống riêng của mình, Abel không còn thiếu gì nữa.

ông thầy dạy Abel có ấn tượng tốt với những tiến bộ cúa anh, đã khuyên Abeln học thêm lớp ban đêm nữa để chuẩn bị thi lấy bằng Tú tài văn chương. Lúc rỗi rãi anh chuyển từ chỗ đọc những bài báo về ngôn ngữ sang đọc những bài về kinh tế, rồi bắt đầu chép riêng ra những bài trong Nhật báo phố Wall chứ không chép những bài trong Thời báo nữa. Cái thế giới mới này đối với anh hết sức hấp dẫn. Anh bị cuốn

hút vào đó đến mức, ngoại trừ George, còn bao nhiêu những bạn Ba lan cũ trước đây anh không gặp họ được vào lúc nào nữa.

Trong khi phục vụ Ở khách sạn Plaza, anh vẫn luôn luôn nghiên cứu tìm hiểu về những người nổi tiếng như các gia đình Baker, Loeb, Whitney, Morgan và Phelp, và cố hình dung được tại sao người giàu lại khác với mọi người như vậy. Anh đọc H.L.

Mencken, đọc báo Mercury Mỹ, đọc Scott Fitzgerald, Sinclair Lewis, và Theodore Dreiser để có thêm kiến thức càng nhiều càng tốt. Anh đọc kỹ tờ Thời báo New York trong khi những người phục vụ khác chỉ liếc qua tờ Tấm gương. Anh đọc tờ Nhật báo phố Wall vào giờ nghỉ trong khi những người khác ngủ và ngủ gật. Anh không biết là những kiến thức mới này sẽ đưa anh đến đâu, nhưng anh không một lúc nào nghi ngờ câu châm ngôn của Nam tước đã nói với anh rằng không gì có thể thay thế được cho việc học hành tử tế.

Vào một ngày thứ năm của tháng Tám năm 1926 - anh nhớ rất kỹ ngày này vì hôm đó Rudolph Valention qua đời và rất nhiều bà đi mua sắm trên Đại lộ Năm đều mặc đồ đen để tang anh ta- Abel đang phục vụ như mọi ngày thường Ở một chiếc bàn góc phòng. Những bàn Ở góc phòng bao giờ cũng dành cho các nhà kinh doanh lớn họ thường ngồi ăn một cách kín đáo và nói chuyện riêng không ai nghe thấy được Anh thích phục vụ Ở cái bàn đặc biệt này, vì đây là khu vực người ta bàn chuyện mở rộng kinh doanh và qua những mẩu chuyện anh thoáng nghe được của họ thường có những thông tin rất quý. Sau khi họ ăn xong, nếu khách là người của một ngân hàng hay một công ty cổ phần lớn, Abel sẽ tìm cách kiểm tra giá cổ phiếu của những công ty ấy. Nếu giọng điệu của những ông khách này trong khi nói chuyện có vẻ lạc quan, thì anh sẽ đầu tư một trăm đô la vào công ty nào nhỏ hơn với hy vọng sẽ được công ty to hơn vực lên. Nếu vào cuối bữa ăn mà ông khách gọi mang xì gà đến, Abel sẽ tăng tiền đầu tiên lên hai trăm đô la.

Cứ mười lần thì có đến bảy lần giá cổ phiếu anh chọn theo kiểu đó chỉ trong sáu tháng đã tăng lên gấp đôi, cũng tức là thời gian Abel bám lấy chứng khoán.

Trong bốn năm làm việc Ở khách sạn Plaza và làm theo cách đó, anh chỉ mất tiền có ba lần thôi.

Trong việc phục vụ hôm nay, anh thấy có một điều rất không bình thường Ở cái bàn góc phòng này là khách đã gọi xì gà ngay từ trước bữa ăn. Abel nhìn vào sổ ghi khách đặt bàn trước thấy có tên là Woolworth. Abel đã thấy trong những chương mục về tài chính trên báo chí gần đây có nói đến tên ông ta nhưng anh không xác định ngay được. Còn ông khách cùng ngồi kia là Charles Lester, khách thường xuyên

của Plaza và là một nhà ngân hàng có cỡ Ở New York.

Trong khi phục vụ bữa ăn, anh cố nghe xem họ nói chuyện gì. Khách thì hoàn toàn không quan tâm gì đến người phục vụ mặc dầu anh ta tỏ ra chú ý nghe họ bàn bạc. Abel không thể phát hiện được chi tiết gì quan trọng, nhưng anh biết được loáng thoáng là sáng hôm đó kết thúc một vụ làm ăn và đến cuối ngày người ta sẽ công bố. Anh chợt nhớ ra. Anh đã đọc thấy tên ông này trên tờ Nhật báo phố Wall. Woolworth chính là con người có ông bố đã từng lập ra cửa hàng đầu tiên nổi tiếng là chỉ bán những thứ từ năm đến mười xu. Ra bây giờ người con định đi quyên vốn để

mở rộng hệ thống cửa hàng ấy. Khi khách đang ăn tráng miệng - phần lớn khách đều chọn thứ bánh dâu phó mát (do Able gợi ý) - anh tranh thủ ra ngoài phòng ăn một lúc để gọi điện cho đại lý của anh trên phố Wall .

ông Woolworth đang buôn bán gì ấy nhỉ? - anh hỏi

Đầu dây đằng kia im lặng một chút rồi nói:

- CỔ phiếu thôi. Gần đây hoạt động lắm, không rõ tại sao.

vào cuối ngày hôm nay nếu nghe thấy công ty thông báo thì anh lấy tài khoản của tôi ra mua nhé.

- HỌ sẽ thông báo gì?- Anh đại lý không hiểu hỏi lại.

- Lúc này chưa tiết lộ được, - Abel đáp.

Anh đại lý chột dạ. Xưa nay anh ta vẫn biết là chớ hỏi kỹ về những nguồn tin của khách hàng. Able vội trở về Phòng GỖ Sồi, vừa kịp để đem cà phê lên cho khách. HỌ còn ngồi nán lại một lúc và chỉ đến lúc họ chuẩn bị ra về thì Abel mới quay lại bàn đó. ông cầm biên lai cảm ơn Abel về việc anh phục vụ chu đáo.

ông ta quay sang ông bạn rồi hỏi anh, - Này, cậu em có muốn tiền thưởng không nào?

- Dạ, cảm ơn ông, - Abel nói.

- Vậy thì cậu em nên mua cổ phiếu Wooworth . Hai người khách phá lên cười. Abel cũng cười, cầm lấy 5 đô la ông khách chìa ra cho và cảm ơn ông ta.

Trong sáu tuần sau đó, anh kiếm được 2.412 đô la lợi nhuận từ cổ phiếu Woolworth mà ra.

* *

Mấy ngày sau sinh nhật thứ hai mươi mốt của anh, Abel được chấp nhận vào quốc tịch Mỹ và anh quyết định nhân dịp này phải tổ chức liên hoan chiêu đãi.

Anh mời George với Momka đến dự. Momka là người tình mới nhất của George. Ngoài ra còn có một cô gái tên là Clara, người tình cũ của George. Anh rủ họ đi xem John Barrymore trong phim Don Juan, sau đó đến nhà hàng Bingo ăn tối. Hồi này, George vẫn chỉ là thợ tập việc trong lò bánh của ông chú anh ta với lương tám đô la một tuần. Mặc dầu vẫn coi George là bạn thân nhất, nhưng Abel hiểu là giữa hai người đã

có sự khác biệt vì George là một anh rỗng túi còn Abel thì đã có trên tám nghìn đô la gửi ngân hàng và bây giờ đang là học sinh năm cuối của trường Đại học Columbia chuẩn bị thi tú tài về kinh tế. Abel biết là mình đang đi đến đâu, còn George thì bây giờ không dám mở miệng nói với ai rằng mình sẽ là thị trưởng New York nữa.

Bốn người có một tối liên hoan rất vui, nhất là do Abel biết ăn Ở chỗ nào ngon. Ba người bạn kia được một phen chén thỏa thích. Khi nhà hàng đưa biên lai ra, George hoảng sợ thấy số tiền của bữa đó nhiều hơn lương tháng của anh ta. Abel trả tiền một cách thản nhiên, coi như số tiền đó chả nghĩa lý gì. Vả lại, nếu đã không chịu được thế thì vào nhà hàng làm gì.

Coi như không, đừng nói gì hoặc đừng tỏ ra ngạc nhiên, đó là điều những người giàu có đã dạy cho anh biết như thế.

Đến tận hai giờ sáng cuộc liên hoan mới kết thúc. George và Monika trở về phía Đông cuối thành phố, còn Abel thì thấy mình được hưởng cô Clara. Anh đưa cô ta vào phía cửa sau khách sạn Plaza qua thang máy chuyên chở đồ giặt rồi đưa về phòng anh trong đó CÔ ta không chờ phải giục giã mới trèo lên giường và Abel cũng vội vã vào nằm ngay với cô ta để còn ngủ một chút sáng mai dậy sớm làm việc. Anh lấy làm hài lòng đã hoàn thành nhiệm vụ với cô ta vào lúc hai giờ rưỡi sáng. Anh nằm lăn ra ngủ một mạch cho đến sáu giờ thì chuông đồng hồ gọi dậy. Lúc đó anh vẫn còn đủ thì giờ hành động với Clara một lần nữa trước khi đứng dậy mặc quần áo.

Clara ngồi trên giường phụng phịu nhìn Abel thắt ca vát rồi hôn cô một cái tạm biệt.

- Em nhớ lúc ra về cũng bằng lối cửa lúc vào đấy nhé, kẻo lôi thôi cho anh lắm đấy, - Abel nói. - Bao giờ thì gặp lại em?

- Anh không gặp lại đâu, - Clara lạnh lùng đáp.

Tại sao thế? - Abel ngạc nhiên hỏi - Anh làm gì đâu?

- Không, chính là cái anh không làm ấy chứ. - CÔ ta nhảy xuống giường và vội vã mặc áo vào.

- Cái gì anh không làm?- Abel hỏi. - Em muốn đi ngủ với anh kia mà, không phải thế à?

CÔ ta quay lại. nhìn thẳng vào anh.

Đúng là em muốn thế, nhưng về sau mới biết là anh với Valentino cũng chả khác gì nhau, nghĩa là cả hai cùng chết rồi. Anh có thể là của quý của khách sạn Plaza vào những lúc người ta đói ăn, nhưng Ở trên giường thì anh chẳng là cái gì hết. - Mặc xong quần áo, cô ra cửa còn nắm lấy tay vịn và ngoái lại nói: - CÓ lẽ anh chưa thuyết phục được cô nào đi nằm với anh phải không?

Rồi đóng sầm cửa lại. Abel đứng ngớ người. Suốt ngày hôm đó, anh băn khoăn về câu nói của Clara.

Anh không thể tìm được một ai để bàn vấn đề này. CÓ nói với George chỉ tổ cho anh ta cười thêm. Còn nhân viên khách sạn Plaza thì ai cũng tưởng anh biết đủ mọi thứ. Anh hiểu rằng vấn đề này, cũng như các vấn đề khác anh đã gặp trên đường đời, đều có thể vượt qua được miễn là mình hiểu biết và có kinh nghiệm.

Sau bữa trưa được nghỉ nửa ngày, anh tìm đến hiệu sách Scribner Ở Đại lộ Năm. Trước đây cửa hàng này đã giúp anh giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và ngôn ngữ, nhưng anh không tìm ra được cái gì có vẻ như giúp anh giải quyết được những vấn đề về tình dục. Các nhãn sách đều chẳng nói được gì, vài cuốn gọi là Khó xử về tinh thần thì hoàn toàn không thích hợp.

Abel bỏ hiệu sách đi ra, không mua gì, và cả buổi chiều la cà trong một nhà hát bẩn thỉu Ở đường Broadway, không xem chiếu bóng mà chỉ lẩn quẩn suy nghĩ về điều Clara nói lúc sáng. Cuốn phim đang chiếu là một chuyện tình có Greta Garbo đóng, mãi đến cuối phim mới có cảnh hôn hít, thành ra cũng chẳng giúp đỡ gì hơn được cho anh so với hiệu sách Scribner.

Ở rạp chiếu bóng ra thì trời đã tối. Ngoài đường đang có gió lạnh. Abel lấy làm lạ thấy về đêm đường phố này cũng ồn ào và nhiều đèn sáng như ban ngày vậy Anh bắt đầu đi bộ lên đường 59, hy vọng gió mát sẽ làm cho đầu óc mình tỉnh táo hơn chút ít. Anh

dừng lại Ở góc đường 52 để mua tờ báo buổi chiều.

- Tìm gái hả? - một giọng nói Ở góc đường bên quầy bán báo lên tiếng.

Abel ngẩng lên nhìn. Bà ta chừng ba mươi lăm tuổi mặt bự phấn sáp, môi bôi một thứ son kiểu mới.

Chiếc áo lụa trắng có một khuy đã cởi sẵn. Bà ta mặc váy đen, giầy và tất cũng đen.

-Chỉ năm đô la thôi, mất xu nào đáng xu ấy, bà ta nói và vẹo mông sang một bên để hở một đường bên váy lên đến tận bẹn.

- Ở đâu? - Abel hỏi.

- CÓ nhà riêng Ở gần đây.

Bà ta hất đầu chỉ cho Abel biết là hướng nào. Lần đầu tiên, Abel trông thấy rõ mặt bà ta dưới ánh đèn đường Bà ta cũng không phải không hấp dẫn. Abel gật đầu đồng ý. Bà ta cầm lấy tay anh ta rồi hai người cùng đi.

- Nếu bị cảnh sát giữ thì anh bảo là bạn cũ và tên tôi là Joyce nhé, - bà ta nói.

HỌ đi đến đầu phố rồi vào một ngôi nhà nhỏ bẩn thỉu có nhiều buồng cho thuê. Abel kinh sợ thấy phòng bà ta nhếch nhác quá. Tất cả bên trong chỉ có một bóng đèn trần, một chiếc ghế, một chậu rửa mặt với một chiếc giường đôi ọp ẹp mà hình như trong ngày hôm đó đã được dùng đến nhiều lần.

- Chị Ở đây à? - anh ngần ngại hỏi.

- Trời ơi, không đâu. Chỗ này chỉ để làm ăn thôi.

- Tại sao chị làm chuyện này? - Abel hỏi, trong bụng nghĩ không biết mình có nên tiếp tục kế hoạch này không.

- Tôi phải nuôi hai đứa con, mà chồng thì không có.

Anh bảo còn cách nào khác nữa? Nào, anh có muốn hay không đây?

- CÓ nhưng không phải như chị nghĩ, - Abel nói.

Bà ta nhìn anh chột dạ.

- Anh không phải cái đám chuyên hành hạ người ta như Hầu tước de Sade đấy chứ

Chắc chắn là không rồi, - Abel nói.

- Anh không châm thuốc lá vào người tôi chứ?

- Không, không có chuyện đó đâu, - Abel giật mình đáp - Tôi muốn được chỉ bảo tử tế. Tôi muốn học.

- Học? Anh nói đùa đấy à? Anh bạn thân mến, dễ anh tưởng đây là trường đêm chuyên dạy về ngủ với gái sao?

Đại khái như vậy, - Abel nói và ngồi xuống góc giường, nói lại cho bà ta nghe đêm trước Clara đã phản ứng với anh thế nào. Chị xem có thể giúp tôi được không?

Người đàn bà kia nhìn Abel một lúc lâu, tự hỏi không biết anh chàng này có định bịp mình không.

- Được thôi, - bà ta nói. - Nhưng cứ mỗi buổi ba mươi phút là anh sẽ mất năm đô la đấy.

Đắt hơn bằng tú tài Columbia, - Abel nói. - Tôi cần học mấy bài tất cả?

Còn tùy Ở chỗ anh học nhanh hay chậm chứ, - bà ta nói.

- Được, ta bắt đầu luôn đi, - Abel nói và rút trong túi ra năm đô la. Anh đưa tiền cho bà ta. Bà ta nhét tiền vào trong bít tất. Như vậy rõ ràng là bà ta sẽ không cởi cả tất ra nữa.

Cởi quần áo ra, anh bạn, - bà ta nói. "Mặc cả quần áo thế này thì chẳng học được gì đâư .

Anh cởi ra rồi, bà ta nhìn ngắm anh bằng con mắt thông thạo. "Anh không phải như Douglas Fairbanks phải không nào? Nhưng thôi, anh đừng lo. Tắt đèn đi rồi thì người anh thế nào cũng không quan trọng nữa. Cái quan trọng là anh có thể làm được gì cơ".

Abel ngồi xuống cạnh giường. Bà ta bắt đầu giảng giải cho anh biết là phải làm những gì đối với người đàn bà. Bà ta lấy làm lạ không những Abel không tỏ ra thèm muốn gì mình, mà lại còn ngạc nhiên thấy hai tuần sau đó ngày nào anh cũng đến rất đều.

Bao giờ thì tôi biết mình học xong? Abel hỏi.

- Rồi anh sẽ biết, - Joyce đáp. - Nếu anh làm cho tôi sướng được thì đến một cái xác ướp Ai cập anh cũng làm cho sướng được.

Bà ta dạy cho anh biết đâu là nhưng chỗ nhạy cảm trên cơ thể người đàn bà, và bảo anh phải biết kiên nhẫn trong khi làm tình. Những dấu hiệu như thế nào khiến anh có thể biết được là anh làm cho người ta thỏa mãn, vân vân. Abel nghe rất kỹ và làm theo từng cái bà ta dặn. Lúc đầu anh có hơi máy móc, nhưng bà ta đảm bảo rồi anh sẽ thành công không thể tưởng tượng được. Quả nhiên, đến tuần thứ ba và sau khi

đã mất đến 110 đô la, anh thấy chính mình đã có thể làm cho người đàn bà Joyce này trở nên sống động và háo hức trong vòng tay của mình. Lần đầu anh nghe thấy tiếng rên rỉ của Joyce và cảm thấy sung sướng môt cách lạ kỳ. Bà ta cứ bấu chặt lấy anh rên rỉ hoài, lúc to lúc nhỏ cho đến lúc bà ta phải hét lên rồi buông tay ra, rã rời.

- Anh bạn ơi, thế là anh đô thủ khoa rồi đấy nhé.- Thở được rồi, bà ta nói. Nhưng chính Abel thì chưa thấy gì .

âbel tốt nghiệp cả hai bằng. Anh tự thưởng cho mình bằng cách rủ cả mấy người, George, Monika và Clara nữa, đi xem trận đấu quyền Anh hạng vô địch thế giới giữa Gene Amney với Jack Dempsey và mua vé hạng nhất. Đêm đó, sau khi xem trận đấu rồi, Clara miễn cưỡng làm cái bổn phận đi nằm với Abel vì anh đã chi cho cô khá nhiều tiền. Nhưng đến sáng hôm sau thì chính Clara lại cầu khẩn Abel là đừng có

bỏ cô ta. - Mặc dầu vậy, Abel không bao giờ rủ cô ta đi nữa.

Tốt nghiệp đại học Columbia rồi, Abel cảm thấy không hài lòng với cuộc sống Ở khách sạn Plaza. Tuy nhiên, anh chưa hình dung được mình sẽ tiến lên nữa như thế nào. Mặc dầu anh đã phục vụ một số trong những người giàu nhất và thành công nhất Ở Mỹ, nhưng anh chưa hề bao giờ dám nói chuyện trực tiếp với những người đó, vì anh sợ làm như thế có thể mất việc như chơi. Dù sao, anh nghĩ các vị khách đến ăn Ở đây sẽ chẳng ai thực sự quan tâm đến nguyện vọng của một người hầu bàn. Abel quyết chí mình sẽ trở thành một người đứng đầu những tay phục vụ bàn.

Một hôm có ông bà Ellsworth Statler đến ăn trưa Ở Phòng Edward trong khách sạn Plaza là nơi Abel đang làm thay người khác một tuần. Anh nghĩ bụng vận may của mình đã đến. Anh làm mọi cách để có thể gây ấn tượng cho nhà chủ và bữa ăn hôm đó thật là tuyệt Lúc ra về, ông Statler cảm ơn Abel một cách nồng nhiệt và cho anh mười đô la. Nhưng rồi chỉ thế là hết. Abel nhìn theo khách đi ra phía cửa ngoài khách sạn, không biết làm thế nào nữa.

Sammy, người đứng đầu những tay hầu bàn, vỗ vào vai anh hỏi:

- ông StaUer cho cậu gì đấy?

- ông ấy khống cho thưởng tiền ư - Sammy nghi ngờ hỏi.

- Ồ có chứ, - Abel nói. - Mười đô la. - Anh đưa tiền cho Sammy.

- Khá đấy nhỉ, - Sammy nói. - TỚ đã tưởng cậu định loè tớ, Abel. Mười đô la, với ông Statler như thế cũng là tất lắm đấy. CÓ lẽ cậu đã làm cho ông ta phải cảm động.

- Không tôi có làm gì đâu.

Cậu nói thế là sao?- Sammy hỏi.

- Nhưng thôi, không quan trọng. - Abẹl đáp và định bỏ đi.

- Khoan đã, Abel, có mẩu giấy này cho cậu đây.

ông khách Ở bàn mười bảy, ông Leroy muốn nói chuyện riêng với cậu đấy.

Về cái gì thế, Sammy?

Ai mà biết? CÓ lẽ ông ta thích đôi mắt xanh của cậu chăng. .

Abel liếc nhìn ra bàn 17. Bàn đó chỉ dành cho những khách hiền lành không đòi hỏi gì và là khách vô danh nữa. Vị trí của chiếc bàn gần ngay cửa ra vào bếp. Abel thường tránh không phục vụ bất cứ bàn nào Ở cuối phòng.

- ông ta là ai thế Abel hỏi. - ông ta muốn gì?

TỚ không biết, - Sammy nói và cũng không buồn ngẩng lên. - TỚ không quen tìm hiểu về lịch sử đời sống của khách như cậu. Cho họ ăn tử tế, yên trí có tiền thưởng càng nhiều càng tốt rồi mong họ trở lại nữa, thế thôi. Cậu có thể cho đó là triết lý đơn giản, nhưng với tớ thế là tốt lắm rồi. CÓ lẽ Ở Columbia họ quên không dạy cho cậu những cái cơ bản. Thôi, cậu ra đó đi, Abel, và nếu được tiền thưởng thì mang ngay về đây

Abel nhìn vào cái đầu hói của Sammy, cười rồi bước đến bàn 17. CÓ hai người đang ngồi Ở đó. Một người mặc chiếc áo ngoài sặc sỡ mà Abel không thích lắm, người kia ìà một cô gái khá xinh đẹp có mớ tóc vàng xoăn mà anh đoán là bồ của ông khách và trong bụng nghĩ thế nào cũng được nghe khách phàn nàn về chuyện cái cửa ra vào gần bếp, đòi phải đưa bàn đi chỗ khác để làm oai với cô gái tóc vàng kia. Không ai

thích ngửi cái mùi trong bếp xông ra và những người phục vụ đi ra đi vào khiến cánh cửa bật thình lình liên tiếp. Nhưng cũng không thể không dùng đến chiếc bàn đó, vì khách sạn thì rất đông người ở, mà những người New York vốn đã ăn quen Ở đây rồi hễ thấy nglrời lạ không bằng lòng. Tạỉ sao Sammy lại để anh phải đối phó với những khách có vẻ khó chơi như thế này? Abel từ từ bước đến bên người khách mặc áo

sặc sỡ - Thưa ông muốn nói với tôi ạ?

- Đúng thế, - ông ta đáp bằng một giọng miền Nam.- Tên tôi là Davis Loroy, còn đây là con gái tôi, Melame.

Abel quay sang nhìn đôi mắt xanh của cô ta, một đôi mắt anh chưa từng thấy bao giờ.

- Trong năm ngày qua, Abel, tôi đã quan sát anh rất kỹ, - ông Leroy nói tiếp với giọng miền Nam lê thê ấy.

Nếu ai hỏi vặn lại thì Abel sẽ phải thừa nhận rằng anh chưa bao giờ để ý đến ông Leroy mà chỉ cách đây năm phút mới biết.

- Tôi rất có ấn tượng về những gì đã trông thấy, Abel, vì xem ra anh là người có hạng, có hạng thật sự, mà tôi thì vẫn chú ý đến những người như vậy.

Ellsowrth Statler không chọn những người như anh thì thật là ngốc.

Abel bắt đầu nhìn anh Leroy kỹ hơn. Đôi má đỏ hồng và chiếc cằm bạnh của ông ta khiến Abel nghĩ ông ta không biết cấm rượu là gì. Những đĩa thức ăn trước mặt đã ăn sạch chứng tỏ ông ta ăn cũng rất khỏe. Nhưng cái tên đó của ông ta, bộ mặt của ông ta, như không có nghĩa gì với anh cả. Nếu là bữa ăn trưa bình thường, thì Abel đã có thể rất biết kỹ về lý lịch của bất cứ ai ngồi Ở ba mươi bẩy trong số ba mươi

chín chiếc bàn trong phòng Edward rồi. Nhưng hôm đó bàn ông Leroy ngồi lại là một trong hai bàn mà anh không biết.

Vẫn cái giọng miền Nam cất lên.

Tôi không phải là một trong những nhà đại triệu phú thường đến ngồi Ở mấy chiếc bàn trong góc của anh mỗi khi họ đến Plaza đâu nhé.

Abel ngạc nhiên. Nếu là khách bình thường thì không ai có thể biết giá trị của những bàn khác nhau trong phòng ăn này.

- Nhưng tôi làm ăn cũng không đến nỗi tồi đâu. Thực ra, một ngày kia khách sạn của tôi cũng sẽ có thể gây ấn tượng tốt được như khách sạn này, Abel.

Tôi tin chắc như vậy, thưa ông, - Abel nhẩn nha đáp.

Leroy, Leroy, Leroy. Cái tên này sao không nói lên điều gì nhỉ.

Để tôi nói thẳng cho anh biết nhé. Khách sạn đầu đàn trong số những khách sạn của tôi cần có một người phó quản lý mới phụ trách nhà ăn. Nếu anh quan tâm đến điều đó thì khi nào xong việc anh lên phòng gặp tôi.

ông ta đưa cho anh một tấm thiếp dầy.

- Xin cảm ơn ông - Abel nói và nhìn vào thiếp:

Davis Leroy. Công ty khách sạn Richmond, Dallas. Ở dưới có khẩu hiệu: Một ngày kia mỗi bang có một khách sạn. Abel vẫn chưa thấy cái tên này của ông ta có nghĩa gì đối với mình.

- Tôi chờ gặp anh nhé, - ông khách miền Texas có chiếc áo sặc sỡ thân mật nói.

- Xin cảm ơn ông, - Abel lại nói. Anh mỉm cười với Melanie. Mắt cô ta vẫn xanh và lạnh lùng như từ nãy đến giờ. Anh quay trở lại chỗ Sammy, trong đầu nghĩ ngợi.

- Anh có nghe thấy nói Công ty Khách sạn Richmond bao giờ không, Sammy?

CÓ chứ. Cậu em tớ đã hầu bàn Ở đó một lần. Hình như họ có tám chín khách sạn gì đó Ở khắp miền Nam, do một anh chàng điên rồ người Texas quản lý nhưng mình không nhớ rõ tên. Sao cậu hỏi thế? -

Sammy ngửng lên với vẻ ngờ vực.

- Chả có lý do gì đặc biệt cả, - Abel nói.

- Với cậu thì bao giờ cũng có lý do tất. Thế bàn 17 muốn gì? Sammy hỏi.

- HỌ phàn nàn về tiếng ồn trong bếp. Chả trách họ được

- Vậy ông ta muốn thế nào? Cho ra ngồi ngoài hiên ư? ông ta tưởng mình là gì chứ, John D.Rockefeller chăng?

Abel để mặc cho Sammy đứng đó tính toán và càu nhàu, còn anh đi dọn mấy chiếc bàn của mình cho nhanh. Rồi anh trở về phòng bắt đầu tìm hiều về Công ty Richmond. Chỉ gọi điện thoại đi vài nơi là anh đủ biết được hết. Đây là một công ty tư nhân, có tất cả mười một khách sạn, cái lớn nhất là một tòa nhà có 342 phòng sang trọng Ở Chicago, gọi là Richmond Continental. Abel quyết định đến thăm ông Leroy và Melanie mà sẽ chẳng mất gì. Anh hỏi số phòng của ông Leroy. ĐÓ là phòng 85, nhỏ nhưng thuộc loại sang. Anh đến trước bốn giờ, hơi thất vọng vì cô Melanie không có đó:

Hoan nghênh anh đến, Abel. Mời anh ngồi.

Lần đầu tiên kề từ hơn bốn năm ìàm việc trong Plaza, bây giờ Abel mới được ngồi như một người khách.

- Anh được trả lương bao nhiêu? - ông Leroy nói.

Câu hỏi bất ngờ làm Abel sửng sốt.

Tôi được khoảng hai mươi lăm đô la mỗi tuần kể cả tiền thưởng.

- Tôi sẽ bắt đầu bằng trả anh ba mươi lăm mỗi tuần.

- ông muốn nói khách sạn nào kia ạ? - Abel hỏi:

- Nếu tôi đoán đúng, Abel, thì anh xong việc lúc ba rưỡi, và trong khoảng nửa giờ sau đó là anh tìm hiểu về khách sạn, tôi nói vậy có đúng không ạ

Abel đã bắt đầu ưa ngay ông khách này. Anh bạo dạn đoán ngay.

- Khách sạn Richmond Continental Ở Chicago, phải không ạ?

- Tôi đoán đúng, và đúng cả về anh. - Davis Leroy cười

Trên người phó quản lý thì có bao nhiêu người nữa - Abel nghĩ thật nhanh.

- Chỉ có người quản lý với tôi. Người quản lý là một người chậm chạp, dễ thương và cũng gần về hưu. Tôi còn đến mười khách sạn nữa phải lo. Anh sẽ chẳng gặp khó khăn gì lắm đâu. Tuy nhiên tôi cũng phải thú thật Chicago là chỗ tôi thích nhất. ĐÓ là khách sạn đầu tiên của tôi Ở miền Bắc. Melame đi học Ở đó nên tôi cũng mất nhiều thời gian Ở thành phố này. Anh đừng có mắc sai lầm của nhiều người Ở New York là đánh giá thấp Chicago. HỌ thường nghĩ Chicago chỉ là một chiếc tem nhỏ trên phong bì rất to, mà tự coi họ là chiếc phong bì.

Abel mỉm cười.

- Lúc này khách sạn hơi xuống cấp một chút, - ông Leroy nói tiếp. - Tự nhiên anh chàng phó quản lý của tôi bỏ đi, tôi cần có một người thay thế và hiểu biết công việc. Anh nghe đây, Abel, trong năm ngày qua tôi đã theo dõi anh cẩn thận, và tôi biết là anh có thể thay thế người đó. Anh có muốn đi Chicago không nào?

- Bốn mươi đô la cộng với mười phần trăm lợi nhuận, tôi sẽ nhận việc ngay.

- Sao? - Davis Leroy rất ngạc nhiên hỏi. - Không có một người quản lý nào của tôi ăn lương trên cơ sở lợi nhuận như thế cả. Những người khác mà biết được như thế thì lôi thôi ngay.

- Tôi sẽ không nói cho ai biết nếu ông không nói, - Abel đáp.

- Bây giờ thì tôi biết là mình đã chọn được đúng người, dù cho anh ta mặc cả còn giỏi hơn cả một người Bắc Mỹ có sáu cô con gái, - ông ta vỗ tay vào thành ghế. - Tôi đồng ý với điều kiện của anh, Abel.

ông có cần tham khảo gì thêm nữa không, thưa ông Leroy?

Tham khảo ư? Tôi biết rõ về lý lịch của anh từ khi anh rời Châu âu sang đây, cho đến lúc anh đỗ bằng kinh tế Ở Columbia. Thế anh tưởng mấy ngày vừa qua Ở đây tôi làm gì? Nếu phải cần tham khảo nữa thì tôi đã không để anh làm người đứng thứ hai

trong một khách sạn tốt nhất của tôi như vậy.

Bao giờ anh bắt đầu làm việc được?

- Một tháng nữa tính từ hôm nay.

- Tốt. Tôi chờ đến lúc đó sẽ gặp anh, Abel.

Abel đứng dậy. Anh thấy mình đứng thế này dễ chịu hơn là ngồi ghế khách sạn. Anh bắt tay ông Davis Leroy, người khách ngồi Ở bàn 17, chiếc bàn chỉ để cho những người không ai biết đến.

* *

Rời thành phố New York và Khách sạn Plaza, ngôi nhà thật sự của anh kể từ sau khi rời lâu đài gần Slonim, Abel cảm thấy bứt rứt trong lòng. Anh không ngờ có lúc phải chia tay như thế. Từ biệt George, Monika và các bạn Ở Columbia, anh thấy bịn rịn vô

cùng. Sammy và những tay hầu bàn khác tổ chức chiêu đãi tiễn anh đi.

- Rồi cậu còn lên nữa chứ không phải chỉ có thế đâu, Abel Rosnovski, - Sammy nói và mọi người cũng đồng ý như vậy.

Khách sạn Richmond Continental Ở Chicago nằm giữa Đại lộ Michigan, trung tâm của một trong những thành phố phát triển nhanh nhất Ở Mỹ. Điều đó khiến Abel rất hài lòng. Anh rất nhớ câu châm ngôn của Ellsowrth Statler nói rằng có ba điều cực kỳ quan trọng đối với một khách sạn, đó là: địa điểm, địa điểm và địa điểm. Nhưng Abel cũng phát hiện ra ngay rằng khách sạn Richmond này chỉ được có mỗi cái là địa điểm thôi. Davis Leroy có nói rằng khách sạn đang bị xuống cấp, nhưng như vậy là ông ta chưa nói đúng lắm. Desmond Pacey, người quản lý, không phải một người chậm chạp hiền lành như Davis IJeroy nói, mà ông ta còn là một anh chúa lười nữa.

ông ta còn tỏ ra không ưa Abel lắm. ông ta để cho anh phó quản lý mới của mình Ở trong một căn phòng nhỏ tí dành cho nhân viên khách sạn Ở bên kia đường, chứ không cho Ở ngay trong khách sạn.

Mới xem qua những sổ sách của Richmond, anh đã biết ngay rằng số khách hàng ngày chỉ dưới 40 phần trăm phòng, còn nhà ăn thì không bao giờ có đến nửa số khách, mà nguyên nhân chính là thức ăn không ra gì. Nhân viên phục vụ thì nói đến

ba bốn thứ tiếng gì với nhau nhưng hình như chẳng có ai trong số họ thông thạo tiếng Anh. HỌ rõ ràng ràng không tỏ ra có chút gì hoan nghênh anh chàng Ba Lan Ở New York này lên đây.

Anh không lấy làm lạ tại sao người phó quản lý trước đây đã vội vã bỏ đi như vậy. Nếu như Richmond là khách sạn mà Davis Leroy cho rằng ông ta ưa thích nhất, thì Abel cũng lấy làm lo ngại cả mười khách sạn còn lại kia lắm, dù cho ông chủ mới của anh có vẻ là người lắm tiền nhiều của Ở Texas.

Nhưng trong những ngày đầu Ở Chicago, cái tin hay nhất mà Abel biết được là: Melani Leroy là đứa con duy nhất của ông chủ.

Willam và Matthew học năm đầu Ở Harvard mùa thu năm 1924. Mặc dầu không được các cụ đồng ý, William vẫn nhận học bổng Hamilton về toán là 290 đô la, dùng tiền đó sắm chiếc

Daisy - kiểu xe mới nhất của hãng Ford và cũng là điều đầu tiên William yêu quý nhất đời mình. Anh đem xe đi sơn màu vàng nhạt. Tiền sơn bằng nửa tiền xe, nhưng số bạn gái của anh lại tăng gấp đôi. Lúc đó Calvin Coolidge(l) thắng lớn trong bầu cử để trở lại Nhà Trắng, và Thị trường chứng khoán New York đã đạt kỷ lục đầu tiên từ năm năm là có đến 2.336.160 cổ phiếu.

Cả hai chàng trẻ tuổi (Bà ngoại Cabot tuyên bố làkhông còn có thể coi họ như bé bỏng gì nữa) đều mong cho chóng đến ngày vào đại học. Sau một mùa hè hoạt

động sôi nổi với quần vợt và đánh gôn, họ sẵn sàng đi vào những thứ gì người lớn hơn nữa. William bắt đầu ngay từ hôm về đến căn phòng mới của mình trên !Bờ

biển Vàng", so với căn phòng nhỏ hồi còn Ở trường St. Paul thì khá hơn nhiều lắm. Còn Matthew thì đi tham gia vào câu lạc bộ bơi thuyền của trường. Matthew

được bầu làm đội trưởng của đội năm học thứ nhất.

Mỗi chiều chủ nhật, William lại bỏ sách vở để ra xem bạn chèo thuyền trên sông Charles. Anh mừng với mỗi thành công của Matthew, nhưng cũng tỏ ra nghiêm

khắc với bạn.

- Cuộc đời không phải chỉ có tám người cắm đầu cắm cổ khua mái chèo dưới nước và nghe một anh chàng nhỏ bé hơn mình ngồi đầu thuyền mà hét đâu nhé Wilham nói.

- Cậu đi mà nói cái đó cho bọn Yale nó nghe, -

Matthew đáp.

Trong khi đó William nhanh chóng chứng minh cho các giáo sư về toán thấy rằng anh không khác gì Matthew trước đây, tức là bỏ xa các bài đang được học rất nhiều. Willim cũng được bầu làm chủ tịch Hội tranh ìuận của năm thứ nhất trong trường. Anh

thuyết phục ông ngoại của mình là chủ tịch Lowell thực hiện kế hoạch bảo hiểm đầu tiên của trường bằng cách đảm bảo cho mỗi sinh viên tốt nghiệp Harvard được bảo hiểm sinh mạng suốt đời mà mỗi người chỉ phải đóng có 1.000 đô la, do nhà trường thu dần. William tính rằng như vậy mỗi sinh viên tham gia bảo hiểm chỉ phải đóng mỗi tuần không đến một đô la và nếu có cả 40 phần trăm sinh viên cũ của trường cũng tham gia vào đó nữa thì từ năm 1950 trở đi trường Harvard đã có thể có được thu nhập mỗi năm chừng 3 triệu đô la. ông chủ tịch nghe anh trình bày kế hoạch đó ìiền ủng hộ ngay và một năm sau

mời William tham gia vào bộ phận lãnh đạo của Uỷ ban quyên góp trong trường. William rất tự hào nhận chức vụ đó mà không biết là anh sẽ phải làm chuyện

ấy suất đời Chủ tịch Lowell báo cho là bà nội Kane của anh biết là ông đã có được một trong những bộ óc tài chính giỏi nhất của thế hệ này mà chẳng mất đồng

nào. Bà nội Kane trả lời ông em họ của bà rằng: mọi thứ đều có mục đích của nó cả, và như vậy William càng có thêm nhiều kinh nghiệm xử thế sau này.

Năm thử hai vừa bắt đầu là đã đến lúc phải chọn dần một trong số những Câu lạc bộ Chung kết, tức là những tổ chức trong trường có liên quan đến những cơ sở xã hội của từng người, nhất là những con nhà giàu, William được đưa vào câu lạc bộ Porcell là một hội lâu đời nhất, giàu nhất, độc đáo nhất nhưng cũng kín đáo nhất. Trong hội quán của nó Ở Đại lộ Massachusetts đặt trong một tiệm cà phê rẻ tiền có tên là Hayes-Bickford, anh có thể ngồi đàng hoàng trong một chiếc ghế bành, suy nghĩ về những chuyện đang xẩy ra ngoài đời, ngắm nhìn quang cảnh ngoài đường phố qua tấm gương đặt Ở góc phòng và nghe chiếc đài lớn mới lắp.

Đến kỳ nghỉ Giáng sinh, William bị thuyết phục đi trượt tuyết với Matthew Ở Vermont và anh phải mất một tuần vất vả trèo núi đề theo kịp người bạn của mình.

- Này, Matthew này, tại sao lại phải mất một giờ trèo tên núi cao để rồi chỉ để trượt xuống trong có mấy giây đồng hồ mà lại nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị ngã gẫy chân như vậy?

Matthew càu nhàu.

Như thế chả hơn là ngồi với những lý thuyết về đồ thị hay sao? Này, Wilham, sao cậu không thừa nhận là leo lên hay trượt xuống cậu đều tồi cả?

Trong năm học thứ hai, họ bận nhiều việc khác nên bỏ qua một số môn học, tuy với mỗi người khái niệm về "bỏ qua" cũng rất khác nhau. Hai tháng đầu nghỉ hè, họ làm việc với tư cách trợ lý tập sự cho ngân hàng Charles Lester Ở New York. ông bố của

Matthew bây giờ đã thôi không giữ một khoảng cách đối với Willam nữa. Vào những ngày nóng ẩm của tháng tám, họ nhẩy lên chiếc Daisy về vùng nông thôn New York hoặc đi thuyền trên sông Charles với các cô gái, và hễ cứ đâu có chiêu đãi là họ tranh thủ để được mời và đến dự. HỌ chả có lúc nào đóng vai những nhân vật quan trọng của trường. Trong xã hội Boston, ai cũng có thể biết rằng hễ cô gái nào lấy

Wiìliam Kane hoặc Matthew Lester thì đều không có gì phải lo cho tương lai của mình nữa. Tuy nhiên, cứ bà mẹ nào mang hy vọng đó và đem con gái mình đến gặp thì cáe cụ bà Kane hoặc Cabot đều từ chối thẳng thừng.

* *

Ngày 18 tháng tư, 1927, William mừag ngày sinh nhật thứ hai mươi mốt của mình bằng một cuộc gặp cuối cùng với những nglíời được ủy thác trông coi tài sản của anh. Alan, Lloyd và Tony Simmons đã chuẩn bị các thứ giấy tờ cho anh ký.

- Thôi nhé, Wilham thân mến, - bà Milly Preston nói với một giọng như vừa được trút khỏi gánh nặng,- Tôi tin rằng anh sẽ có thể làm được từng việc cụ thể như chúng tôi đã làm.

- Tôi hy vọng như vậy, thưa bà Preston, nhưng nếu như khi nào tôi cần mất nửa triệu trong một đêm, thì tôi sẽ biết phải gọi cho ai.

Milly Preston đỏ bừng mặt nhưng không dám trả lời

Quỹ ủy thác bây giờ đã được trên 32 triệu đô la. William đã có kế hoạch trong đầu để nuôi số tiền ấy, nhưng anh cũng tự đặt cho mình nhiệm vụ là kiếm thêm một triệu đô la nữa trước khi rời trường Harvard. So với tiền ủy thác thì nó không là bao nhiêu, nhưng tài sản thừa kế đối với anh không thể nào có ý nghĩa bằng tài khoản tự anh làm ra được và gửi Ở ngân hàng Lester.

Mùa hè năm đó, các cụ bà nội ngoại rất lo sợ có các cô gái nhòm ngó tiền của các cháu mình, đã cho William và Matthew đi chơi một tua Ở Châu âu.

Chuyến đi này lại hóa ra thành công lớn cho cả hai người. Matthew vượt qua mọi trở ngại về ngôn ngữ, hễ cứ đến một thủ đô nào của Châu âu là lại kiếm được một cô gái đẹp. Anh ta bảo với William rằng tình yêu là một thứ hàng tiêu dùng có tính quốc tế. Còn Wilham thì tự giới thiệu mình với mỗi giám đốc của các ngân hàng Châu âu. Anh bảo Yới Matthew rằng tiền cũng là một thứ hàng tiêu dùng có tính quốc tế.

Từ London đến Berlin và Rome, hai anh chàng để lại sau lưng một loạt những trái tim tan vỡ và những nhà ngân hàng có khá nhiều ấn tượng. Về đến Harvard vào tháng chín, cả hai người đã sẵn sàng lao vào sách vở đề chuẩn bị cho năm cuối cùng Ở trường.

vào mùa đông năm 1927 khá rét mướt, bà nội Kane qua đời, hưởng thọ 85 tuổi. lần đầu tiên từ sau khi mẹ chết, bây giờ William mới lại khóc.

ít ngày sau khi cùng chia buồn với William về cái chết của bà cụ, Matthew nói:

- Thôi cậu, bà cụ đã sống một cuộc sống sung sướng, và cụ cũng đã chờ khá lâu để tìm hiểu xem Chúa là người thuộc họ Cabot hay Lowell rồi.

Wilham nhớ đến những lời bà nội trước đây thường nói, mặc dầu anh không thích lắm. Nhưng anh tổ chức một đám tang rất linh đình cho bà. Anh cho chở bà trên chiếc xe tang Packard đen đến nghĩa trang một cách rất oai vệ mà nếu bà còn sống chắc sẽ không bằng lòng. Cái chết của bà khiến cho William càng tập trung vào việc học hơn trong năm cuối Ở Harvard.

Anh quyết tâm giành giải thưởng hàng đầu về toán của trường để kỷ niệm bà nội. Sáu tháng sau khi bà nội Kane mất thì bà ngoại Cabot cũng mất nốt.

Wilham nghĩ có lẽ vì bà buồn không còn ai nói chuyện với bà nữa.

Tháng hai năm 1928, đội trưởng đội tranh luận đến gặp Wilham. HỌ báo là tháng sau đó sẽ có cuộc tranh luận và mọi người phải ăn mặc chỉnh tề để nói về Chủ nghĩa xã hội hay ch ủ nghĩa tư bản cho tương lai của nước Mỹ. Trong cuộc tranh luận này, cố

nhiên William sẽ được yêu cầu đại diện cho chủ nghĩa tư bản.

Nếu như tôi bảo với anh rằng tôi chỉ muốn phát biểu nhân danh những quần chúng bị áp bức thì sao nhỉ? - William hỏi lại đội trưởng. Anh ta ngạc nhiên, vì xưa nay vẫn nghĩ rằng William vốn là dòng dõi con nhà giàu và lại là một nhà ngân hàng đang phát triển thì không thể có ý nghĩ quái gở ấy được.

- Ồ Wilhm, chúng tôi vẫn tưởng anh sẽ chọn lựa... ơ...

- Thôi được. Tôi nhận lời. Nhưng tôi được tự do chọn người đồng sự với tôi chứ?

Tất nhiên.

Tốt. Thế thì tôi chọn Matthew Lester. Tôi có được biết đối phương của chúng tôi là những ai không?

- Một ngày trước khi tổ chức tranh luận anh mới biết được. Người ta sẽ yết thị trên sân trường ấy.

Cả một tháng sau đó Matthew và William biến những cuộc phê phán báo chí tả hữu thường làm vào những bữa ăn buổi sáng và cả những cuộc thảo luận buồi tối về ý nghĩa của Cuộc sống thành những buổi họp có tính chất chiến lược, khiến cả trường đều gọi đó là Cuộc tranh luận vĩ đại. William để cho Matthew dẫn đầu những buổi đó.

Gần đến ngày quyết định, người ta được biết tất cả những sinh viên có hiểu biết về chính trị, các giáo sư và cả một số chức sắc của Boston với Cambridge sẽ đến dự. Sáng hôm trước ngày đó, hai người lên văn phòng trường để xem đối phương của mình là những ai.

Leland Crosby và Thaddeus Cohen. Cả hai cái tên này cậu có nghe nói bao giờ không, Wiìliam? Crosby có lẽ là một trong những Crosby của Philadelphia đấy chăng?

- Đúng rồi đấy. Bà cô của anh ta đã có lần mô tả đó là Anh chàng đỏ điên rồ Ờ Quảng trường Rittenhouse. Đúng rồi đấy. Anh ta là một người cách mạng say sưa nhất Ở khu học xá này, rất nhiều tiền và đem tiền tiêu hết cho những hoạt động bình dân cấp tiến gì đó. Mình đã có thể thấy được anh ta sẽ mở đầu như thế nào rồi.

Và William nhại cái giọng lanh canh của Crosby:

Tôi đã biết rất rõ cái tính tham tàn và hoàn toàn thiếu ý thức xã hội của giai cấp có tiền Ở Mỹ. Nếu như mọi người trong cử tọa chưa từng nghe cái câu đó đến năm chục lần rồi, thì mình có thề cho anh ta sẽ là một đối thủ đáng gờm đấy.

- Thế còn Thaddeus Cohen

- Chưa nghe nói đến anh chàng này bao giờ.

Tối hôm sau, trong bụng hồi hộp, hai nglrời khoác áo dầy lên mình đi qua gió tuyết ngoài sân trường, qua những dẫy cột nhẵn bóng của thư viện Widener lên Hội trường Boylston. William có cảm tưởng như cha mình trước đây đã bước xuống con tàu Titanic vậy.

- Với thời tiết như thế này, giá chúng mình có thua thì cũng chẳng có mấy ai đi nói lại làm gì, - Matthew nói.

Nhưng lúc hai người đi qua thư viện thì đã thấy rất đông người đang lục tục theo nhau lên cầu thang và kéo vào hội trường. Vào đến bên trong, họ chỉ cho hai người lên ngồi trên bục diễn đàn. William ngồi im lặng, nhưng mắt anh nhìn khắp mọi người trong cử tọa: Chủ tịch Lowell ngồi kín đáo Ở hàng ghế giữa, cựu giáo sư môn thực vật Newbury St. Hohn, vài bà phụ nữ trong giới văn học mà anh nhận ra được tại

những cuộc chiêu đãi Ở nhà mình. Phía bên phải hội trường có một nhóm thanh niên nam nữ trông như dân du mục và có một số cũng không chịu đeo ca vát nữa. HỌ vỗ tay ran khi thấy những người phát ngôn của mình - Crosby và Cohen - bước lên diễn đàn.

Trong hai người, Crosby có vẻ ra dáng hơn. Người anh ta cao gầy, gần như trong một bức tranh biếm họa, mặc bộ đồ vải sọc với chiếc sơ-mi là rất thẳng, miệng ngậm một chiếc tẩu thuốc dính vào môi dưới không ăn nhập gì với kiểu người, Thaddeus Cohen lùn bé hơn, đeo đôi mắt kính không có gọng, mặc bộ đồ len sẫm quá mức ngay ngắn.

Bốn diễn giả bắt tay nhau một cách thận trọng. Tiếng chuông nhà thờ cách học xá chừng mấy chục thước vẳng lên bẩy tiếng.

- Xin mời ông Leland Crosby, - người đội trưởng nói.

Bài diễn văn của Crosby khiến William lấy làm yên lòng. Anh đã dự kiến được trước mọi thứ. Cái giọng oang oang và gay gắt của Crosby là biểu hiện anh ta rất nóng tính, dễ mất tỉnh táo. Anh ta dẫn chứnag không biết bao nhiêu những thí dụ của chủ nghĩa cấp tiến Ở Mỹ. William nghĩ chẳng qua Crosby chỉ nhân dịp này mà quảng cáo cho cá nhân mình và nhiều lắm là được nhóm thanh niên ngồi phía bên phải kia vỗ

tay mà thôi. Lúc Crosby nói xong và ngồi xuống rồi, rõ ràng anh ta không có thêm được người mới nào ủng hộ, mà có thể trong những người cũ lại mất đi một số. Việc anh ta dẫn chứng William với Matthew là hai nglrời bạn giàu có với nhau không chịu hy

sinh cho sự nghiệp công bằng xã hội Ở đây quả là một điều dại dột.

Matthew nói thẳng vào vấn đề, với một giọng ôn tồn. Anh tỏ ra mình là hiện thân của sự rộng lượng và tự do. Anh trở về chỗ, được vỗ tay nhiệt liệt.

William nắm chặt lấy tay bạn.

- Chỉ còn có tiếng hò hét thôi, - anh nói khẽ.

Nhưng đến lượt Thaddeus Cohen thì mọi người phải ngạc nhiên. Anh ta có kiểu nói nhỏ nhẹ dễ được cảm tình. Những thí dụ dẫn chứng của anh ta mang tính tôn giáo và sắc sảo. Anh ta làm cho toát ra một sự nghiêm túc về tinh thần, đồng thời cũng thừa nhận những thiếu sót và cả những cáỉ quá đáng của phía mình. Nói chung, anh ta làm cho người nghe thấy rằng mặc dầu có những nguy cơ này khác nhưng muốn cho loài người có thể tiến lên được thì không có con đường nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội.

William thấy hơi bối rối. Anh nghĩ nếu trực tiếp đánh thẳng vào lập trường chính trị của đối phương thì sẽ là vô ích, nhất là sau khi Cohen đã trình bày một cách dễ nghe và có tính thuyết phục như vậy. Tuy nhiên, nếu muốn vượt lên trên anh ta để tỏ ra mình là người phát ngôn của hy vọng và niềm tin Ở tinh thần nhân đạo của con người thì cũng không được.

William tập trung trước hết vào việc bác bỏ những lời buộc tội của Crosby, rồi sau đó anh trả lời cho những lý luận của Cohen bằng cách nói lên niềm tin của chính mình vào khả năng của xã hội Mỹ có thể đem lại những hiệu quả tốt nhất qua sự ganh đua với nhau về tinh thần và kinh tế. Anh cảm thấy mình bảo vệ cho luận điểm của mình thế là đủ, không cần gì nhiều hơn. Anh ngồi xuống với cảm tưởng như bị Cohen đánh bại.

Crosby lại lên nói tiếp. Anh ta hùng hổ làm như bây giờ sẽ đánh bại luôn cả Cohen cũng như William và Matthew. Anh ta còn hỏi cử tọa xem có biết được đâu là kẻ thù của nhân dân trong số những người ngồi đây. Anh ta nhìn khắp hội trường một lúc lâu, chỉ thấy cử tọa ngồi yên lặng một cách khó chịu, còn đám thanh niên ủng hộ anh ta thì cúi nhìn xuống mũi giầy Rồi anh ta gào lên:

- Anh ta đứng trước mặt mọi người đó. Anh ta vừa nói đó. Tên anh ta là William Lowell Kane. - Giơ tay chỉ vào William nhưng không nhìn vào anh, anh ta quát tháo: Ngân hàng của anh ta làm chủ những hầm mỏ trong đó công nhân đang chết dần mòn để đem lại cho bọn chủ số tiền lãi hàng triệu đô la mỗi năm. Ngân hàng của anh ta trợ giúp cho bọn độc tài tham nhũng và khát máu Ở Mỹ La Tinh. Thông qua ngân

hàng của anh ta, Quốc hội Mỹ ăn hối lộ để diệt nông dân nghèo. Ngân hàng của anh ta...

Anh ta cứ như thế nói thao thao một lúc nữa. William ngồi im lặng, chỉ thỉnh thoảng ghi vài chữ vào tập giấy trong tay mình. Một số người trong cử tọa bắt đầu lên tiếng bác bỏ. Những người ủng hộ Crosby quát lại. Các vị quan chức bắt đầu khó chịu.

Thời gian cho Crosby nói đã sắp hết. Anh ta giơ nắm đấm lên trời và nói:

- Thưa các vị, tôi có thể nói rằng chỉ cách phòng này vài trăm bước là chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho cái tai họa của nước Mỹ. ĐÓ là thư viện Widener, một thư viện tư lớn nhất thế giới hiện nay. Ở thư viện này, các nhà học giả nhập cư tội nghiệp cùng với những người có hiểu biết nhất Ở Mỹ đến để làm cho thế giới này có thêm tri thức và thịnh vượng. Nhưng tại sao lại có thư viện ấy? Vì mười sáu năm trước đây do có một chàng thanh niên nhà giàu nhảy lên chiếc tàu Titanic để đi chơi rồi chẳng may gặp nạn. Thưa quý ông quý bà, tôi đề nghị rằng trong khi nhân dân

Mỹ chưa cấp cho mỗi người của giai cấp cầm quyền một tấm vé để lên chiếc tàu Titanic của chủ nghĩa tư bản ấy, thì phải đem tất cả những của cải tàng trữ trên lục địa này mà giải phóng và phục vụ cho sự nghiệp của tự do, bình đẳng và tiến bộ.

Nghe cái cách ăn nói của Crosby như vậy, Matthew đã thấy ngay anh ta làm một việc rất dại đột là đã nhắc đến vụ đắm tàu Titanic, và điều đó sẽ quật lại chính anh ta. Anh không biết,William sẽ trả lời đối với thái độ khiêu khích ấy như thế nào.

Trật tự và im lặng trở lại rồi, đội trưởng bước ra nói:

- Xin mời ông William Lowell Kane.

william bước lên bục diễn đàn nhìn khắp lượt cử tọa. Trong phòng im phăng phắc.

- Ý kiến của tôi là những quan điểm do ông Crosby vừa nói không đáng được trả lời.

Rồi anh ngồi xuống. Cả phòng bỗng im lặng một cách lạ thường, rồi liền đó là tiếng vỗ tay vang dậy.

Đội trưởng bước lên diễn đàn nhưng lúng túng chưa biết làm gì. Một tiếng nói phía sau lưng anh ta bỗng phá tan giây phút căng thẳng.

- ông chủ tịch. Xin cho phép hỏi ông Kane là tôi có thể dùng thời gian trả lời của ông ấy được không. - ĐÓ là Thaddeus Cohen.

William nhìn đội trưởng và gật đầu.

Cohen bước lên bục diễn đàn, chớp chớp mắt nhìn cử tọa rồi nói:

Từ lâu đã rõ ràng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội dân chủ Ở Mỹ lại chính là chủ nghĩa quá khích trong một số đồng minh của nó. Không có gì chứng minh cho sự thật đáng buồn ấy hơn là bài nói của người đồng sự của tôi tối

nay. Việc kêu gọi hủy diệt những người chống nó lại chính là làm hại đến sự nghiệp tiến bộ, và chúng ta có thể hiểu điều đó là tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh xa lạ Ở đâu đâu chứ không phải của chính chúng ta. Ở Mỹ thì điều đó là đáng buồn và không thể biện minh được. Riêng về phần tôi, tôi thành thật xin lỗi ông Kane về chuyện này.

Lần này thì tiếng vỗ tay vang lên dồn dập. Hầu như cả hội trường đứng dậy vỗ tay liên tục.

Wilham bước đến bắt tay Thaddeus Cohen. HỌ không lấy làm lạ thấy khi bỏ phiếu Wiìliam và Matthew đã được hơn 150 phiếu. Buổi tối tranh luận thế là kết thúc. Mọi người lần lượt bước ra ngoài, đi trên những lối nhỏ phủ đầy tuyết và kéo ra đường phố oang oang nói chuyện với nhau.

Wilham mời Thaddeus Cohen cùng đến uống nước với anh và Matthew. HỌ cùng đi qua đại lộ Massachusetts, dầm trong tuyết đang rơi rồi cuối cùng đến trước một cánh cửa to đen sì gần như đối diện với Hội trường Boylston.

William lấy chìa khóa ra mở rồi cả ba người bước vào bên trong nhà sảnh.

Trước khi cánh cửa khép lại, Thaddeus Cohen bỗng nói :

- CÓ lẽ tôi không được hoan nghênh Ở đây đâu.

William ngạc nhiên một giây lát.

- Nói vớ vẩn. Anh đi với tôi kia mà.

Matthew liếc nhìn bạn, biết là William đã có một ý định gì .

HỌ bước lên cầu thang vào một căn phòng rộng lớn, có đầy đủ bàn ghế nhưng không sang trọng lắm.

Khoảng hơn chục người đứng ngồi rải rác. Thấy William xuất hiện Ở cửa vào, họ reo mừng.

- Cậu cừ ìắm, William. Đối xử với loại người ấy, phải như thế mới được.

- Hoan nghênh hiệp sĩ trở về.

Thaddeus Cohen chựng lại, còn đứng Ở phía sau. nhưng William không quên anh ta.

Các bạn, tôi xin giới thiệu đối thủ xứng đáng của tôi là ông Thaddeus Cohen.

Cohen ngần ngại bước lên.

Trong phòng im lặng. Mấy cái đầu quay đi như đang nhìn lên cây thông Ở sân trường, cành lá phủ đầy tuyết .Cuối cùng có tiếng lạo xạo trên sàn. Một người bước ra khỏi phòng bằng cửa bên. Lại một người nữa đi ra theo.

Lần lượt, cả đám người trong phòng bước ra hết. Người cuối cùng còn quay lại nhìn Wilham một cái rồi mới ra hẳn.

Matthew nhìn bạn mà buồn thảm. Thaddeus Cohen tím mặt, cúi nhìn xuống chân. Wilham cắn môi, mím miệng, trông giận dữ như khi Crosby nhắc đến chuyện con tàu Titanic.

- Thôi, chúng mình đi đi. - Matthew kéo tay bạn. Cả ba chậm chạp đi về phòng của William và lặng lẽ uống rượu brandy.

Sáng hôm sau ngủ dậy, William thấy dưới cửa có chiếc phong bì. Bên trong là mấy chữ của chủ tịch Câu lạc bộ Porcell viết cho anh, hy vọng là sẽ không bao giờ tái diễn việc đáng tiếc của tối hôm qua nữa. Đến trưa thì chủ tịch nhận được hai thư từ chức.

Sau mấy tháng miệt mài, William và Matthew hầu như đã sẵn sàng lao vào những đợt thi cuối cùng. Trong sáu ngày liền, họ liên tục trả lời các câu hỏi, viết hết tờ nọ đến tờ kia, điền vào cuốn sổ màu xanh, rồi chờ đợi. HỌ đã không uổng công, vì cả hai đều đã tốt nghiệp trường Harvard như đã dự kiến vào tháng sáu năm 1928.

Một tuần sau kỳ thi, người ta công bố William đã giành được giải thưởng về Toán của Tổng thống. Anh ước gì bố mình còn sống để chứng kiến lễ trao giải thưởng ngày tốt nghiệp. Matthew cũng cố được cái giải ba. Anh thở dài yên tâm và những người khác

cũng không lấy thế làm ngạc nhiên. Cả hai đều không muốn học hành gì nữa, vì bây giờ họ đã có quyền được đi vào đời sống thực tế càng sớm càng tốt.

Tài khoản trong ngân hàng New York của William trội lên một triệu đô la nữa tám ngày trước khi anh rời trường Harvard. Đến lúc đó anh mới bàn một cách chi tiết với Matthew về kế hoạch lâu dài của anh là giành lấy sự kiểm soát Ngân hàng Lester bằng cách nhập nó vào với ngân hàng Kane và Cabot.

Matthew thấy thế cũng bằng lòng và anh thú thật là sau khi ông già nhà mình mất đi rồi, có lẽ chỉ còn có cách đó thì mình mới kế nghiệp và tiến lên được mà thôi.

* *

Hôm làm lễ tốt nghiệp, Alan Lloyd, bây giờ đã sáu mươi tuổi, cũng có đến trường Harvard. Sau buổi lễ, William mời ông ra uống trà trên quảng trường.

Alan nhìn người trẻ tuổi một cách âu yếm.

- Bây giờ xong Harvard rồi, anh định làm gì?

- Tôi sẽ về ngân hàng Charles Lester Ở New York.

Tôi muốn có được ít kinh nghiệm trong mấy năm trước khi về Kane và Cabot.

- Nhưng anh đã sống với ngân hàng Lester suốt từ hồi anh mười hai tuổi đến giờ kia mà, Wilham. Tại sao bây giờ anh không về thẳng chỗ chúng tôi đi?

Chúng tôi sẽ cử anh làm giám đốc ngay lập tức.

Alan Lloyd chờ anh trả lời, nhưng không thấy anh nói gì.

- william, chẳng có gì khiến anh bị ngỡ ngàng đến mức không nói lên được như vậy. Rất không phải con người của anh là như thế.

- Nhưng tôi không bao giờ có thể ngờ rằng ông sẵn sàng mời tôi tham gia ban lãnh đạo trước khi tôi hai mươi lăm tuổi. Hồi cha tôi...

- Đúng là cha anh đến hai mươi lăm tuổi mới vào ban lãnh đạo. Tuy nhiên không có lý do gì ngăn trở anh tham gia ban lãnh đạo trước cái tuổi đó nếu như các giám đốc khác tán thành ý kiến này, mà tôi thì tôi biết là họ đều tán thành cả. Dù sao cũng còn có những lý do riêng mà tôi muốn thấy anh làm giám đốc càng sớm càng tốt. Trong năm năm nữa tôi rút khỏi ngân hàng, tôi muốn chắc chắn là người ta bầu

lên được một chủ tịch xứng đáng. Nếu anh làm việc Ở ngân hàng Kane và Cabot trong năm năm đó thì anh sẽ Ở tư thế thuận lợi hơn để tác động đến việc bầu này, chả hơn là anh đi làm một viên chức cao cấp bên ngân hàng Lester hay sao? Nào, thế anh có đồng ý tham gia ban lãnh đạo không đây?

Đây là lần thứ hai trong ngày William ước gì cha anh còn sống để được thấy cảnh này.

Tôi sẽ rất sung sướng nhận lời, thưa ông. - Anh đáp.

Alan nhìn William.

- Đây cũng là lần thứ hai anh "thưa ông" với tôi kể từ bữa đánh gôn đấy nhé. Tôi phải coi chừng anh mới được

William cười.

- Tốt rồi, thế là giải quyết xong. - Alan Lloyd nói.

- Anh sẽ là giám đốc thứ hai phụ trách về các khoản đầu tư trực tiếp làm việc dưới quyền Tony Sunmons.

Tôi có thể cử người phó cho riêng mình được không? - William hỏi.

Alan Lloyd nhìn anh mỉm cười.

- Chắc là Matthew Lester?

- Vâng, đúng thế.

- Không, tôi không muốn anh ta làm Ở ngân hàng chúng ta cái mà anh định làm Ở ngân hàng bên đó.

Đáng lẽ Thomas Cohen đã phải dạy cho anh biết điều này rồi chứ.

Wilham không nói gì nhưng từ đó không dám đánh giá thấp Alan nữa. .

Anh kể lại nguyên văn câu chuyện đó cho Charles Lester nghe và ông ta phá lên cười.

Rất tiếc là anh không về với ngân hàng chúng tôi, dù là về với tư cách một gián điệp, - ông ta tươi cười nói. - Nhưng tôi chắc là một ngày nào đó anh cũng sẽ về đây với tư cách này hay tư cách khác.

Tháng chín năm 1928, Wilham về làm việc với tư cách một giám đốc thứ hai trong ngân hàng Kane và Cabot, và lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy làm một công việc thật sự hơp với

mong muốn của mình. Anh bắt đầu sự nghiệp trong một phòng nhỏ bên cạnh văn phòng của Tony Sinlmons, giám đốc của Ngân hàng phụ trách về đầu tư Ngay từ tuần đầu đến làm việc, William đã có thể biết, mặc dầu chưa ai nói ra, rằng Tony Simmons hy vọng sẽ được lên kế chân Alan Lloyd làm chủ tịch ngân hàng.

Toàn bộ chương trình đầu tư của ngân hàng là thuộc trách nhiệm của Simmons. ông ta đã nhanh chóng chuyển cho William một phần công việc, nhất là những thứ như đầu tư của tư nhân vào kinh doanh quy mô nhỏ, đất đai và những hoạt động thầu khoán bên ngoài mà ngân hàng có dính líu vào đó. Trong số những nhiệm vụ chính thức của William có báo cáo hàng tháng về đầu tư mà anh muốn kiến nghị tại cuộc họp toàn thể ban lãnh đạo. Tất cả mười bảy thành viên ban lãnh đạo mỗi tháng họp một lần trong căn phòng lớn chung quanh ốp gỗ sồi và hai đầu phòng có treo chân dung, một của bố William, một của ông nội anh. William chưa bao giờ biết ông nội của

mình thế nào, nhưng anh vẫn thường nghĩ hẳn ông phải ghê gớm lắm thì mới lấy một bà như bà nội Kane được, Phòng còn khối chỗ trên tường để sau này treo chân dung của anh.

Trong những ngày đầu Ở ngân hàng, William có thái độ cư xử rất thận trọng và những thành viên khác trong ban lãnh đạo đã biết tôn trọng những ý kiến anh đề nghị mà rất ít có trường hợp bác bỏ.

Nhưng rồi sự thật cho thấy những ý kiến- họ bác bỏ lại chính là những lời khuyên tốt nhất của William.

Trong một dịp có ông Mayer nào đó định vay của ngân hàng một số tiền để đầu tư vào phim có tiếng nói, nhưng ban lãnh đạo từ chối không cho rằng điều đó có tương lai gì đáng kể. Một dịp khác, có một ông là Paley đến tìm William với một kế hoạch đầy tham vọng cho mạng lưới phát thanh Unite. Alan Llyod vốn chỉ biết tôn trọng điện báo với thần giao cách cảm thôi nên không thích cái kế hoạch này. Ban lãnh đạo

ủng hộ ý kiến của Alan.

Sau đó, chính cái ông Louis B. Mayer kia là chủ hãng MGM, còn ông William Paley thì công ty của ông ta trở thành hãng CBS. Willam tin Ở những xét đoán của chính mình và anh đã ủng hộ cả hai người đó, lấy tiền Ở quỹ ủy thác của mình cho họ vay. Anh cũng ìàm như bố anh trước đây, tức là không cho họ biết đã vay tiền của ai

Một trong những hiện tượng không thú vị gì lắm trong công việc hàng ngày của William là phải giải quyết những vụ đóng cửa và phá sản của những khách hàng đã vay rất nhiều tiền của ngân hàng nhưng cuối cùng Ở vào cái thế không sao trả nợ được.

William về bản chất không phải một người mềm mỏng gì Henry Osborne đã từng phải trả cái giá đó rồi, nhưng anh vẫn đòi những khách hàng lâu năm và đáng kính ấy phải tìm cách thanh toán cho xong thậm chí bán cả nhà cửa đi để trả nợ, kẻo sẽ không ngủ yên với anh được. Wilham biết những khách hàng này có hai loại, một là những người coi phá sản như chuyện cơm bữa, và một loại rất sợ phá sản, suốt đời chỉ tìm

cách làm sao trả được nợ cho xong. Với loại trên, William tỏ ra cứng rắn và anh nghĩ điều đó là tự nhiên, còn loại thứ hai anh rộng lượng hơn nhiều, mặc dầu Tony Simmons không tán thành lắm.

Chính trong trường hơp như trên đây mà Wilham đã phá bỏ một trong những nguyên tắc của ngân hàng và đích thân dính líu vào với một người khách. ĐÓ là cô Katherine Brookes với chồng cô là Max Brookes, người đã vay của ngân hàng Kane và Cabot hơn một triệu đô la để đầu tư vào chuyện phát triển nhà đất Ở Florida năm 1925, một chuyện đầu tư mà nếu như anh về ngân hàng từ trước đây thì anh đã không bao

giờ cho vay. Nhưng Max Brookes hồi đó đã được coi như một anh hùng Ở Massachusetts vì anh ta là một người rất dũng cảm thí nghiệm khinh khí cầu với máy

bay, và là một bạn thân của Charles Linderg, trong vụ vay tiền này. Cái chết thảm thương của Brookes xảy ra trong khi anh lái chiếc máy bay nhỏ chỉ mới cất cánh khỏi mặt đất được mấy thước đã lao vào một cái cây cách đầu đường bay hơn trăm thước. Báo chí khắp nước Mỹ coi đó là một tổn thất cho cả quốc gia.

William đã nhân danh ngân hàng lấy lại toàn bộ tài sản của Brookes bán đi để thu tiền lại cho ngân hàng, chỉ còn để lại hai sào đất trên đó có ngôi nhà của gia đình Brookes. Như vậy, ngân hàng vẫn còn bị mất trên 300.000 đô la nữa. Một số giám đốc phê phán William là đã vội vã quyết định bán chỗ đất ấy đi và cả đến Tony Simmons cũng không đồng ý.

William cho ghi ý kiến bất đồng của Tony Simmons vào biên bản, và mấy tháng sau anh chứng minh cho ngân hàng thấy rằng nếu còn bám giữ lấy chỗ đất ấy thì có lẽ đã mất đi hơn một triệu đô la chứ không phải chỉ có thế. Điều chứng minh cái khả năng thấy trước được của anh như vậy khiến cho Tony Simmons không bằng lòng, mặc dầu tất cả những người còn lại trong ban lãnh đạo ai cũng thấy William có cái nhìn rất sắc sảo hiếm có.

Sau khi đã thanh toán mọi thứ liên quan đến tên tuổi của Max Brookes, William quay sang hỏi đến cô vợ của Brookes hiện đang là người có trách nhiệm trả nốt những khoản nợ của chồng. Mặc dầu William luôn luôn cố đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng có thể đòi được về anh cũng không tin lắm Ở khả năng ấy và người đứng ra bảo lĩnh thường là thất bại.

William viết một bức thư chính thức cho cô vợ của Brookes, hẹn gặp để bàn giải quyết nốt nợ nần. Anh đã chú ý nghiên cứu kỹ về hồ sơ Brookes và biết rằng cô vợ chỉ mới hai mươi hai tuổi, con gái của Andrew Higginson, thành viên của một gia đình quý tộc lâu đời Ở Boston, và cũng là cháu gái của Henry Lee Higginson, người sáng lập ra dàn nhạc giao hưởng Boston. Anh cũng ghi nhận là cô ta có nhiều tài sản giá trị riêng nữa. Anh không thích gì cái chuyện yêu cầu cô ta phải đem nộp cả cho ngân hàng nhưng giữa anh với Tony Simmons lại có chuyện nhất trí với nhau về chủ trương đối với cô ta, nên anh đành chuẩn bị cho một cuộc tiếp xúc với cô ta mà anh biết là không vui vẻ gì lắm.

Nhưng Wilham không ngờ rằng trong chuyện này còn có cả bản thân cô Katherine Brookes nữa. Mãi về sau anh sẽ còn nhớ mãi những chi tiết của sự việc đã diễn ra sáng hôm đó. Anh vừa có một cuộc tranh cãi gay gắt với Tony Simmons về một khoản đầu tư lớn vào kim loại đồng và thiếc, anh đã có kiến nghị với ban lãnh đạo. Yêu cầu của nền công nghiệp đối với hai thứ kim loại này đang mỗi lúc một lên rất cao, mà William thì tin chắc rằng thế giới sẽ ngày càng khan hiếm những thứ đó. Tony Simmons thì không đồng ý với anh, lại cho rằng đầu tư tiền mặt nhiều hơn nữa

vào thị trường chứng khoán kia. Trong đầu William đang còn nghĩ luẩn quẩn về chuyện đó thì cô thư ký đã dẫn cô vợ Brooker vào phòng làm việc của anh. Chỉ

một nụ cươi của cô ta thôi là đủ xua tan hết trong đầu anh những chuyện đồng, thiếc, với mọi thứ khan hiếm khác trên thế giới. CÔ ta chưa kịp ngồi xuống thì anh

đã vội vòng quanh bàn giấy ra mời cô ngồi vào một chiếc ghế, chỉ sợ chưa xong thì cô ta biến đâu mất.

Wiìliam chưa hề bao giờ gặp một người đàn bà nào dễ thương dù chỉ bằng nửa cô athenne Brookes này thôi. CÔ ta có mớ tóc vàng và quăn buông thõng xuống hai bờ vai, xoè ra dưới mũ và chung quanh thái dương. Mặc dầu đang để trở, khuôn mặt nhỏ nhắn của cô vẫn đẹp lạ thường, và cái dáng đó của cô cho anh thấy là một con người như thế thì Ở tuổi nào cũng vẫn đẹp Đôi mắt nâu của cô thật to. CÔ ta có vẻ đang lo ngại về những gì anh sắp nói.

William cố tỏ ra nghiêm túc.

- Thưa bà Brookes, tôi rất lấy làm tiếc nghe tin chồng bà qua đời, và tôi cũng rất ân hận buộc lòng phải mời bà đến đây hôm nay.

Giá như năm phút trước đó anh nói thế thì đúng. Anh chờ cô ta đáp lại.

Xin cảm ơn ông, ông Kane. - Giọng cô ta thật êm dịu. - Tôi rất tiếc bổn phận của tôi đối với ngân hàng, và xin đảm bảo với ông rằng tôi sẽ làm hết sức mình để làm tròn bổn phận đó.

William không nói gì, hy vọng cô ta sẽ nói tiếp.

Nhưng cô ta không nói. Anh lược kê ra một loạt những tài sản của Max Brookes. CÔ ta vẫn yên lặng, cúi nhìn xuống.

- Bây giờ, thưa bà Brookes, bà hiện là người bảo lãnh cho những khoản vay của chồng bà, do đó vấn đề lại có liên quan đến những tài sản riêng của bà. - Anh

nhìn vào hồ sơ. - Bà có khoảng tám chục nghìn đô la đầu tư, tôi đoán đó là tiền của gia đình, với một vạn bảy nghìn bốn trăm sáu mươi đô la trong tài khoản riêng của bà.

CÔ ta nhìn lên.

- Như thế là ông biết rất rõ tình hình tài chính của tôi đấy thưa ông Kane. Tuy nhiên, ông cũng cần thêm vào đó Buckhurst Park là căn nhà của chúng tôi Ở Florida hiện còn mang tên của Max với một số đồ tư trang có giá trị của tôi nữa. Tôi ước lượng tất cả những cái đó cộng với nhau cũng tương đương với ba trăm ngàn đô la còn thiếu lại ngân hàng. Tôi đang thu xếp để trang trải càng sớm càng tốt.

Trong giọng nói của cô ta chỉ hơi có một chút xúc động. William nhìn cô ta rất khâm phục.

- Thưa bà Brookes, ngân hàng chúng tôi hoàn toàn không có ý muốn tước đoạt tất cả những gì bà còn lại.

Nếu bà đồng ý, chúng tôi sẽ bán chứng khoán và cổ phiếu của bà, còn tất cả những gì bà vừa nói, kể cả ngôi nhà, chúng tôi tin rằng đó vẫn là của bà.

CÔ ta ngập ngừng.

- Tôi cảm ơn sự rộng lượng của ông, thưa ông Kane. Nhưng tôi không muốn nợ lại ngân hàng một tí gì hoặc để cho cái tên của chồng tôi còn vương víu.

- CÔ ta lại hơi xúc động, nhưng nén lại được. - Dù sao, tôi cũng đã quyết định bán ngôi nhà Ở Florida và trở về nhà với bố mẹ tôi càng sớm càng tốt.

Nghe nói cô ta sẽ trở về Boston, tim William bỗng rộn lên.

- Nếu vậy thì có lẽ chúng ta có thể đồng ý với nhau về phương thức bán ra sao chứ, - anh nói.

- Chúng ta có thể làm việc đó ngay bây giờ, - cô ta thản nhiên đáp. - ông sẽ có toàn bộ khoản tiền.

William tính trong bụng là phải gặp lại cô ta nữa. Chúng ta không nên vội vã quyết định Ở đây. Tôi nghĩ có lẽ để tôi bàn thêm với các bạn đồng sự rồi sẽ thảo luận với bà được không ạ?

CÔ ta khẽ nhún vai.

- Tùy ông thôi. Tôi thực sự không quan tâm lắm đến chuyện tiền nong, muốn giải quyết cách nào cũng được, và tôi cũng không muốn để ông phải phiền thêm làm gì.

William chớp mắt.

Thưa bà Brookes, tôi phải thú thật là tôi rất ngạc nhiên trước cử chỉ cao thượng của bà. ít nhất, bà cũng cho tôi được cái hân hạnh mời bà đi ăn trưa chứ.

Lần đầu tiên cô ta cười, để lộ lúm đồng tiền Ở má bên phải. Wilìiam ngắm nhìn và trong suốt bữa ăn trưa Ở nhà hàng Ritz anh làm hết cách để được thấy cô ta cười cho lộ rõ chỗ lúm đồng tiền đó nữa. Lúc anh trở lại làm việc Ở cơ quan thì đã quá ba giờ chiều.

- ăn lâu đấy nhỉ William, - Tony Simmons bình luận.

- Vâng, vấn đề với nhà Brookes hóa ra phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều.

- Tôi nghĩ là giấy tờ đã rõ ràng cả rồi chứ, - Simmons nói. - CÔ ta không phàn nàn về đề nghị của chúng ta, phải thế không? Tôi nghĩ trong trường hợp này, như thế nào chúng ta đã rộng rãi lắm đấy.

- Vâng, cô ta cũng thấy như vậy. Tôi tính còn phải thuyết phục để cô ta trả cho đến đồng đô la cuối cùng vào quỹ dự trữ của ta.

Tony Simmons ngạc nhiên nhìn anh.

- Cái cách nói đó nghe không phải như của William Kane mà chúng tôi từng biết và từng yêu quý. Với lại, chưa bao giờ lại gặp lúc thuận tiện cho ngân hàng của ta có thể tỏ ra cao thượng hơn bây giờ đâu.

William nhăn nhó. Từ khi anh về đây, anh với Tony Simmons vẫn luôn luôn không nhất trí với nhau về chuyện thị trường chứng khoán sẽ đi đến đâu. Kể từ khi Herbert Hoover được bầu vào Nhà Trắng tháng 11 năm 1928 đến giờ, thị trường vẫn liên tiếp đi lên.

Thực ra, chỉ mười ngày sau đó chứng khoán New York đã đạt được một kỷ lục trên 6 triệu cồ phiếu trong một ngày. Nhưng William thì tin rằng cái chiều hướng đi lên ấy chẳng qua chỉ do tiền của công nhiệp sản xuất ôtô đổ vào mà thôi, rồi kết quả sẽ là từ lạm phát giá cả đi đến mất ổn định. Tony Simmons, ngược lại, tin rằng cổ phiếu sẽ còn tăng vọt. Vì vậy, tại cuộc họp ban lãnh đạo, ý kiến của William kêu gọi phải cẩn thận vẫn bị át đi. Tuy nhiên, với tiền ủy thác riêng của anh, anh vẫn làm theo ý kiến mình và đầu tư vào những thứ như đất đai, vàng, hàng tiêu dùng và cả vào một số những bức tranh ấn tượng được chọn lọc, chỉ để 50 phần trăm tài sản vào chứng khoán.

Khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York đưa ra một pháp lệnh tuyên bố sẽ không chiết khấu cho những ngân hàng nào bỏ tiền ra cho khách hàng đầu cơ nữa, William coi như chiếc đinh thứ nhất đã được đóng vào quan tài của những tay đầu cơ tích trữ.

Anh lập tức điểm lại chương tình cho vay của ngân hàng và ước lượng Kane và Cabot đã bỏ ra hơn 26 triệu cho những khoản vay đó. Anh yêu cầu Tony Simmons rút những khoản tiền ấy về vì anh chắc rằng với quy định của chính phủ như vậy thì về lâu dài giá cổ phiếu nhất định sẽ giảm xuống. Trong cuộc họp lãnh đạo hàng tháng, hai bên tranh cãi với nhau rất ghê và cuối cùng lúc bỏ phiếu Wilìiam chỉ được 2

trên 12.

Ngày 21 tháng Ba năm 1921, Blair và Công ty tuyên bố nhập vào với Ngân hàng Mỹ Châu, tức là vụ sáp nhập ngân hàng thứ ba cho thấy tình hình sẽ có thể sáng sủa hơn. Ngày 25 tháng Ba, Tony có công văn báo cho Wiìliam biết thị trường đã lại đạt một kỷ lục mới và chủ trương ngân hàng đổ thêm tiền vào chứng khoán. Vào lúc này, William đã điều chỉnh lại vốn của anh, chỉ còn để 25 phần trăm vào thị trường

chứng khoán và như thế anh cũng đã mất thêm hai triệu đô la nữa, bị Alan Lloyd trách cứ.

- William, tôi hy vọng là anh biết mình đang làm gì chứ

- Alan, tôi đã chơi với thị trường chứng khoán từ hồi mười bốn tuổi, và lần nào tôi cũng thắng vì nắm được chiều hướng của nó.

Đến mùa hè năm 1929, thị trường vẫn cứ tiếp tục vọt lên. Lúc này William đã không còn bán cổ phiếu nữa, nhưng anh phân vân không biết nhận định của Tony Simmons có đúng hay không nữa.

* *

Vào gần lúc Alan Lloyd về nghỉ hưu thì ý đồ của Tony Simmons muốn thế chân ông làm chủ tịch ngân hàng xem ra đã có vẻ như một việc đã rồi. Triển vọng ấy khiến William không yên tâm lắm, vì anh cho rằng lối suy nghĩ của Simmons là quá nệ vào những quy ước thông thường. ông ta bao giờ cũng tụt hậu so với thị trường. Điều này vào những năm kinh tế phát triển và những khoản đầu tư còn được cạnh tranh với nhau chặt chẽ hơn thì sẽ rất nguy hiểm. Trong con mắt của William thì một nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ chạy theo đa số, trái lại bao giờ cũng nhìn thấy mọi người sẽ quay theo hướng nào. Trước sau, WiUiam vẫn cho rằng đầu tư vào thị trường chứng khoán là dễ thất vọng, trong khi đó Tony Simmons thì tin rằng nước Mỹ đang bước vào thời kỳ vàng son hơn bao giờ hết.

Một vấn đề khác nữa William là Tony Simmons chỉ mới ba mươi chín tuổi, như thế có nghĩa là Wilham khó có hy vọng làm chủ tịch Kane và Cabot ít nhất là trong hai mươi sáu năm nữa. Điều đó thật không hợp với cái trước kia Ở Haward vẫn được gọi là sự nghiệp của anh.

* *

Trong khi đó, hình ảnh Katherine Brookes luôn hiện ìên rõ nét trong đầu Wilham. Anh vẫn luôn viết cho cô để báo tin về việc bán chứng khoán và cổ phiếu. Những bức thư đó được đánh máy đàng hoàng, và nếu có trả lời thì viết tay cũng được. Hẳn cô ta phải nghĩ rằng anh là một nhà ngân hâng có lương tâm nhất trên đời này. Rồi đến đầu mùa thu, cô ta viết cho anh báo tin là đã tìm được người mua nhà đất Ở Florida. William viết thư yêu cầu cô cho anh được nhân danh ngân hàng thương lượng về giá cả, và cô đồng ý.

Đầu tháng chín 1929 anh xuống Florida. CÔ vợ Brookes ra ga đón anh. Anh thấy cô ta đẹp hơn rất nhiều so với hình ảnh anh có trong đầu. Ngọn gió nhẹ thổi tấm áo đen bó sát vào người cô lúc đứng chờ trên sân ga, tạo nên một bóng dáng khiến bất cứ người đàn ông nào cũng không thể chỉ nhìn cô một lần. Mắt của William cứ như dán vào cô.

Vì cô còn đang để tang nên cử chỉ đối với anh rất dè dặt và nghiêm túc nên Wilham không dám biểu lộ gì khác Anh kéo dài cuộc thương lượng với người mua trang trại Buckhurt và thuyết phục Katherine Brookes nhận lấy một phần ba giá bán còn hai phần ba thuộc về ngân hàng. Cuối cùng, sau khi giấy tờ đã được ký kết, anh không còn lý do gì để mà không trở về Boston. Anh mời cô đến khách sạn ăn tối với anh,

trong bụng quyết tâm sẽ cho cô biết những cảm tình của anh đối với cô như thế nào. Nhưng đây không phải lần đầu tiên cô làm anh ngạc nhiên, mà trước khi anh nói đến chuyện đó thì cô đã xoay xoay cốc rượu để tránh nhìn thẳng vào anh và gợi ý anh nên Ở lại Buckhurt thêm ít ngày.

- Coi như mấy ngày nghỉ của cả hai chúng ta. - CÔ đỏ mặt. Wilham ngồi im lặng.

Cuối cùng cô mạnh bạo nói tiếp.

- Tôi biết rằng nói thế này là điên rồ, nhưng anh cũng cần hiểu là tôi Ở đây rất cô đơn. Hình như trong mấy ngày qua tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết. CÔ lại đỏ mặt. - Tôi nói như vậy dở quá và anh sẽ nghĩ không hay về tôi.

Tim William đập rộn lên.

Kate, trong chín tháng qua, tôi cũng chỉ muốn mình nói được dở như thế thôi.

- Vậy anh Ở thêm ít ngày chứ, William?

- Vâng, tôi sẽ Ở lại, Kate.

Đêm đó, cô xếp cho anh Ở phòng khách lớn trong ngôi nhà Buckhurt, Mấy ngày đó, William sau này sẽ nhớ mãi, coi đó như một đoạn đời sung sướng nhất của mình. Anh đua ngựa với Kate và cô vượt anh...

Anh đi bơi với cô, và cô cũng bỏ xa anh. Anh đi tản bộ với cô và bao giờ cũng quay về trước. Cuối cùng, anh xoay ra chơi đánh bài với cô, và trong ba tiếng rưỡi thắng 3,5 triệu đô la.

- Trả anh bằng séc nhé? - cô trịnh trọng nói.

- CÔ quên mất rằng tôi biết cô có bao nhiêu tiền ư?

Nhưng tôi sẽ làm như thế này nhé. Chúng ta cứ tiếp tục chơi cho đến khi nào cô giành lại được số tiền đó.

- Như thế sẽ phải mấy năm, - Kate nói.

- Tôi sẽ chờ, - William nói.

Rồi anh kể cho cô nghe nhưng chuyện trong quá khứ của mình, những chuyện mà ngay cả với Matthew anh cũng không nói. Anh đã quý trọng bố anh như thế nào, yêu mẹ anh như thế nào, căm ghét Henry Osborne ra sao, và những tham vọng của anh với Kane và Cabot. Còn cô thì kể cho anh nghe hồi bé đã sống Ở Boston thế nào, đi học Ở Virginia ra sao, và kể đến chuyện lấy chồng sớm với Max Brookes.

Bảy ngày sau, khi cô ra tiễn anh Ở sân ga, anh đã hôn cô lần đầu.

- Kate, anh muốn nói một điều này rất tự tin với em nhé. Anh hy vọng một ngày kia em sẽ dành cho anh những tình cảm hơn cả đối với Max nữa.

- Em đã bắt đầu cảm thấy thế rồi, - cô khẽ đáp.

Wilham đăm đăm nhìn cô.

- Em đừng Ở ngoài cuộc đời anh chín tháng nữa. - Em làm thế sao được anh đã bán nhà của em đi rồi mà.

Trên đường trở về Boston, cảm thấy sung sướng và yên tâm hơn bất cứ lúc nào kể từ khi bố anh qua đời, William thảo một báo cáo về việc bán trang trại Buckhurt. Anh luôn luôn nghĩ về Kate và năm ngày vừa qua. Ngay trước lúc tàu vào ga phía Nam, anh vội viết mấy chữ gửi cho cô:

Kate,

Anh cảm thấy đã nhớ em rồi đấy. Thế mà chỉ mới qua mấy tiếng đồng hồ thôi. Xin em viết thư và báo cho anh biết bao giờ em sẽ về Boston. Trong khi chờ đợi, anh trở về với công việc của ngân hàng, và nghĩ rằng chỉ có thể không nhớ đến em nhiều lắm là 5 phút mà thôi.

Yêu em,

William

Anh vừa bỏ thư vào hòm thư Ở phố Charles thì nghe có tiếng rao của trẻ bán báo, và bao nhiêu ý nghĩ về Kate bỗng biến đi đâu hết.

- Phố Wall đổ sụp đây!

William vội mua một tờ và giở ngay đến chỗ có tin đó Chỉ qua một đêm thị trường đã tụt xuống ghê gớm. Một số nhà tài chính cho đó chỉ là chuyện điều chỉnh lại. Nhưng Wilham cho đó là bắt đầu của một quá trình xuống dốc mà anh đã dự kiến từ mấy tháng trước đây. Anh chạy vội về ngân hàng và đến thẳng văn phòng chủ tịch.

Tôi nghĩ về lâu về dài thị trường sẽ lại đứng lên được, - Alan Uoyd bình tĩnh nói.

- Không bao giờ, - William đáp. - Thị trường đã quá tải Quá tải vì những nhà đầu tư nhỏ tưởng là họ sẽ nhanh chóng có được lợi nhuận mà họ liều mạng lao vào đó ông có trông thấy một quả bóng sắp nổ bao giờ chưa? Tôi sẽ bán hết. Đến cuối năm thì thl trường sẽ cạn không còn gì. Và điều này tôi đã báo trước cho ông biết từ tháng hai rồi, Alan.

- Tôi vẫn chưa đồng ý với anh, William. Nhưng ngày mai tôi sẽ triệu tập toàn ban lãnh đạo, để có thể thảo luận chi tiết về những quan điểm của anh.

- Cảm ơn ông, - William nói. Anh quay về chỗ làm việc và nhắc điện thoại nội bộ lên.

Alan, tôi quên chưa nói với ông là tôi đã gặp cô gái tôi định lấy rồi.

CÔ ta biết chưa? - Alan hỏi.

- Chưa, - William đáp.

À ra thế, - Alan nói. - Vậy là đám cưới của anh cũng rất giống như sự nghiệp ngân hàng của anh đấy, William. Bất cử ai trực tiếp hên quan cũng chỉ được biết sau khi anh đã quyết định rồi.

Wilham cười, nhấc một máy điện thoại khác lên và báo việc anh đưa những tài sản của anh ra thị trường bán lấy tiền mặt. Tony Simmons lúc đó vừa bước vào ông ta đứng sững Ở cửa nhìn William, tưởng như anh đã hoá điên.

- Trong tình hình hiện nay anh làm thế thì chỉ trong một đêm là sẽ mất đến cả chiếc sơ mi của anh nữa đấy.

- Nếu tôi còn cố giữ thì mất hơn thế nữa kia, - William đáp.

Tuần sau đó, anh chịu mất thêm hơn một triệu đô la nữa. Nếu là người không vững tin Ở mình thì hẳn anh đã lao đao rồi.

Trong cuộc họp ban lãnh đạo vào hôm sau, anh lại bị 8 phiếu chống 6 phiếu thuận về đề nghị của anh thanh toán các chứng khoán của ngân hàng. Tony Simmons đã thuyết phục được ban lãnh đạo rằng nếu không cầm cự thêm ít lâu nữa thì thật là vô trách nhiệm. William chỉ giành được một thành công nhỏ là thuyết phục các giám đốc ngân hàng đừng có mua vào nữa.

Hôm đó thị trường có lên được một chút, khiến William có dịp bán thêm được một số cổ phiếu riêng của mình. Đến cuối tuần, khi chỉ số liên tiếp tăng lên trong bốn ngày liền, William bắt đầu tự hỏi không biết mình có làm quá đáng không, nhưng tất cả

những gì anh đã học được là trực giác của anh cũng nhắc nhở cho anh biết rằng làm như thế là đúng.

Alan Lloyd không nói gì. Tiền mà William để mất đó không phải tiền của ông, vả lại ông đã đang chuần bị để lặng lẽ về hưu rồi.

Ngày 22 tháng Mười, thị trường lại tổn thất một phen nặng nề nữa và Wilham lại yêu cầu Alan Lloyd là lúc này còn cơ hội thì nên xuất đi thôi. Lần này Alan nghe anh và để cho William được quyền bán một số chứng khoán chủ yếu của ngân hàng. Ngày hôm sau thị trường lại tụt xuống một mức sâu hơn nữa.

Bây giờ ngân hàng muốn bán gì cũng không còn ai mua nữa. Chứng khoán bán hạ giá đến mức tất cả những nhà đầu tư nhỏ Ở Mỹ ai cũng đua nhau tìm cách chạy vạy ngầm để khỏi thua thiệt. Những nhà buôn chỉ đến cuối ngày mới biết được mình đã thiệt mất bao nhiêu.

Alan Lloyd nói chuyện điện thoại với ngân hàng Morgan và đồng ý rằng Kane và Cabot sẽ cùng với một nhóm ngân hàng khác vực lại tình hình nguy ngập bằng những chứng khoán lớn nhất của mình William không phản đối chính sách này, vì anh nghĩ

nếu là chủ trương của nhóm thì Kane và Cabot sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn, vả lại nếu thành công thì các ngân hàng đều sẽ khá lên được, Richard Whitney, phó chủ tịch Thị trường chứng khoán New York cùng với đại diện của nhóm ngân hàng organ, hôm sau đã đến tận nơi làm cái việc đầu tư hẳn ba mươi triệu đô la vào đó. Thị trường bắt đầu chững lại. Trong ngày hôm đó, người ta bán được 12.894.650 cổ phiếu và hai hôm sau thị trường đứng vững. Mọi người, từ Tổng thống Hoover cho đến những người chạy hàng xách, đều tin rằng tình hình nguy ngập đã qua rồi. Willam đã bán hầu hết những cổ phiếu riêng của mình. Phần mất của cá nhân anh so với ngân hàng ít hơn nhiều. Trong bốn ngày, ngân hàng đã mất trên ba triệu đô la mặc dầu Tony Simmons đã chịu nghe những gì William gợi ý. Ngày 29 tháng Mười, ngày

được gọi là thứ Ba Đen Tối, thị trường lại sụt xuống một lần nữa. Mười sáu triệu sáu trăm mười ba ngàn ba chục cổ phiếu phải đem bán. Các ngân hàng trên toàn quốc đều biết sự thật là bây giờ có bán cũng không ai mua nữa. Nếu như mỗi người khách hàng đòi phải có tiền mặt, hoặc giả không lưu hành những khoản tiền vay của họ nữa, thì toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ đổ sụp.

Cuộc họp ban lãnh đạo ngày 9 tháng Mười một mở đầu bằng một phút tưởng niệm John J. Riordan, chủ tịch quỹ ủy thác của Quận và cũng là một trong những giám đốc Kane và Cabot, vì ông vừa tự sát Ở nhà. ĐÓ là vụ tự sát thứ mười một của các giới ngân hàng Boston trong vòng hai tuần. Người mới chết là bạn rất thân của Alan Lloyd. ông Chủ tịch tuyên bố Kane và Cabot đã mất đi gần 4 triệu đô la, nhóm Morgan không thành công trong việc tập hợp các ngân hàng được, vì vậy bây giờ mỗi ngân hàng phải tự mình hành động sao cho có lợi nhất. Hầu hết các nhà đầu tư nhỏ đều ngấm ngầm rút còn các nhà lớn hơn thì không sao có được tiền mặt. Đám đông quần chúng tức giận kéo đến trước các ngân hàng New York.

Người ta phải cho tăng cường thêm lính bảo vệ. Alan nói chỉ cần thêm một tuần như thế này nữa thôi là tất Cả chúng ta sẽ bị quét sạch. ông xin từ chức, nhưng các giám đốc không chịu. Vị trí của ông bây giờ cũng chẳng khác gì bất cứ chủ tịch ngân hàng lớn nào Ở Mỹ. Tony Simmons cũng xin từ chức nhưng các đồng sự giám đốc không ai tán thành. Xem ra ông ta cũng không còn hy vọng gì thay thế được Alan Doyd nữa, vì vậy William im lặng không hề nói gì.

Để thỏa hiệp trước tình hình, người ta phái Simmons đi London phụ trách chuyện đầu tư Ở hải ngoại. Như vậy bây giờ William lên làm Giám đốc quản lý các khoản đầu tư của ngân hàng mà không còn vướng víu gì nữa. Anh lập tức mời Matthew Lester về làm phó cho mình. Lần này, Alan Lloyd không ho he một lời nào.

Matthew đồng ý với William vào đầu mùa xuân, vì chỉ đến lúc đó bố anh mới cho anh đi được. Bản thân Lester cũng không thiếu gì rắc rối. Do đó William phải một mình lo các chuyện của bộ phận đầu tư cho đến lúc Matthew có thể về được. Mùa đông năm 1929 là một thời kỳ rất đáng thất vọng cho William vì các công ty lớn nhỏ do người Boston quản lý đều theo nhau thất bại. Đã có lúc anh tự hỏi không biết Kane

và Cabot còn có thể sống sót được không.

Nghỉ lễ Giáng sinh, Wilham về Forida sống một tuần sung sướng với Kate, giúp cô gói ghém đồ đạc để trở về Boston . CÔ nói đùa là những thứ quà Giáng sinh của William cho cô cũng đủ chật một hòm rồi và Kate áy náy thấy anh đối với cô rộng rãi thế.

Một người đàn bà góa không còn một xu dính túi bây giờ biết tặng lại anh gì đây? - CÔ nhạo anh

Wilham trả lời bằng cách buộc cô vào một cái hòm còn lại và đề chữ vào đó "Tặng phẩm cho William".

Anh trở về Boston trong lòng hết sữc phấn khởi. hy vọng lần này Kate sẽ cùng với anh báo hiệu cho một năm mới tốt lành hơn. Anh ngồi vào chỗ cũ của Tony Simmons đọc các thư từ gửi đến buổi sáng và biết rằng mình sẽ phải chủ toạ vài ba cuộc họp thanh toán dự kiến trong tuần đó. Anh hỏi cô thư ký xem mình sẽ phải gặp ai trước.

- CÓ lẽ lại một vụ phá sản nữa, thưa ông Kanne

- À phải, tôi nhớ ra rồi, - William nói. Cál tên đó đối với anh không có nghĩa gì. - Đêm qua tôi đã xem hồ sơ rồi. Vụ này thật là rất không may. Bao giờ ông ta đến?

- Mười giờ, nhưng ông ta đã đang ngồi ngoài hành lang chờ ông rồi.

- Thế ư? Wilham nói. - Xin cô cho ông ấy vào. Ta giải quyết cho xong việc này đi đã.

william lại mở hồ sơ để nhanh chóng nhớ lại những sự việc chính. Trong hồ sơ có một dòng gạch ngang tên khách hàng cũ là ông Davis Leroy nào đó.

Tên đó được thay thế bằng tên người khách đến sáng nay, Abel Rosnovski.

William nhớ lại rất rõ câu chuyện trước đây anh đã nói với ông Rosnovski và bây giờ anh lấy làm tiếc.

Phải mất đến ba tháng Abel mới thấy được hết các vấn đề nghiêm trọng của Richmond Continental và anh hiểu tại sao khách sạn lại mất đi lắm tiền thế. Sau mười hai tuần lễ mở to mắt ra mà nhìn nhưng đồng thời lại phải cố làm cho mọi người tưởng anh lơ mơ không thấy gì, anh đã đi đến kết luận đơn giản, đó là: lợi nhuận của khách sạn đã bị đánh cắp. Tất cả bộ máy nhân viên Richmond đều ăn cánh với nhau để làm việc đó, với một quy mô mà Abel không thể ngờ tới. Và bộ máy đó không thèm

đếm xỉa gì đến người phó quản lý mới, một con người đã từng biết ăn cắp bánh mì trong trại giam để mà sống sót được. Vấn đề đầu tiên đối với Abel bây giờ là làm thế nào đề không ai biết anh đã phát hiện ra chuyện đó. Anh còn tiếp tục quan sát vào từng bộ phận nhỏ trong khách sạn đã. Chẳng bao lâu, anh đà thấy rõ mỗi bộ phận đều hoàn thiện cách riêng của nó để ăn cắp tài sản cho trôi.

Trước hết là Ở quầy tiếp tân. Ở đây nếu có mười khách thì họ chỉ ghi tên tám người, còn tiền của hai người kia bỏ túi. Cách họ làm rất đơn giản. Nếu là Ở khách sạn Plaza New York thì chỉ trong vài phút người ta có thể phát hiện ra ngay và nhân viên làm

việc đó bị đuổi tức thì. Anh phụ trách quầy tiếp tân thường chọn một đôi vợ chồng già nào đó từ một bang khác đến đặt phòng và chỉ Ở lại một đêm. Anh ta sẽ bí mật tìm hiểu xem đôi vợ chồng ấy có việc gì liên quan đến người khác trong thành phố hay không, nẽu không thì họ chỉ việc coi như quên không ghi tên khách vào sổ. Sáng hôm sau nếu họ trả tiền mặt thì tiền đó được bỏ vào túi ngay, miễn là khách không ký

vào sổ và như thế thì không có chứng cứ nào là khách đã từng Ở khách sạn này. Từ lâu, Abel nghĩ rằng mọi khách sạn đều phải ghi tên từng người khách. Trước đây Ở Plaza anh đã thấy họ làm thế rồi.

Trong nhà ăn, hệ thống ăn cắp rất tế nhị. Tất nhiên những khách nào không phải người trú trong khách sạn thì ăn trưa hay ăn tối đều trả tiền mặt.

tự nhiên, Abel dần dần phát hiện rằng giữa quầy tiếp tân với nhà ăn có liên lạc để báo cho nhau biết là với những khách nào không đăng ký trong sổ bên ngoài thì trong nhà ăn cũng không có hóa đơn. Ngoài ra thường luôn luôn có những chuyện bày ra để sửa chữa, thay thế những đồ hỏng vỡ mất mát, từ những đồ tiện nghi đến lương thực, khăn trải giường và thỉnh thoảng còn mất cả đệm nữa. Sau khi kiểm tra

kỹ lưỡng từng bộ phận, Abel đi đến kết luận là quá nửa số nhân viên trong khách sạn Richmond đều có dính líu đến những vụ ăn cắp này. Không một bộ phận nào trong khách sạn có được bộ mặt hoàn toàn trong sạch.

Lúc mới đến Richmond, Abel lấy làm lạ tại sao Desmond Pacey, người quản lý, lại không thấy được những chuyện diễn ra trước mũi ông ta trong một thời gian dài như vậy. Anh đã cho rằng ông ta lười và không thích nhữag chuyện kêu ca phàn nàn, thế thôi.

Ngay bản thân Abel cũng không thấy ngay được chính người quản lý lười ấy là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả những vụ ăn cắp này, và vì nó hoạt động rất khéo nên anh không nhận ra ngay được. Pacey đã làm việc cho công ty Richmond này hơn ba chục năm rồi. ông ta đã lần lượt Ở cương vị quản lý của tất cả những khách sạn của công ty. Hơn thế nữa, Desmond Pacey còn là bạn riêng của Davis Leroy. Như vậy, khách sạn Richimond Ở Chicago mỗi năm mất đi hơn 30.000 đô la, một tình hình mà Abel tính rằng có thể giải quyết ngay được nếu đuổi một số đông nhân viên, và bắt đầu bằng việc đuồi chính Desmond Pacey. Chuyện này sẽ thành vấn đề ngay, vì trong ba chục năm nay Davis Leroy hầu như không đuổi một nhân viên nào.

ông ta rộng lượng, và hy vọng rằng đến một lúc nào đó chẳng phải sa thải họ cũng đi. Nhưng Abel thì cho rằng những người như thế sẽ chẳng bao giờ đi, trái lại họ còn tiếp tục ăn cắp cho đến lúc khách sạn Richmond không còn gì nữa.

Abel biết rằng cách duy nhất có thể cứu vãn được khách sạn là làm một cuộc thử thách cuối cùng nữa với Davis Leroy. Để thực hiện mục đích ấy, đầu năm 1928, anh đi chuyến tàu tốc hành từ ga Ilhnois đến St Louis rồi từ đó chuyển sang tàu Missouri Pacific về Dallas: Anh mang theo một bản báo cáo 200 trang mà anh đã bỏ sức tập hợp liền trong ba tháng Ở căn phòng nhỏ trong khu phụ của khách sạn. Sau khi Davis Leroy đọc xong tất cả những chứng cớ anh thu thập được, ông ta ngồi nhìn Abel bằng con mắt ngạc nhiên và thất vọng.

ông ta gấp hồ sơ lại và nói:

Những người này đều là bạn của tôi cả. Một số trong những người đó đã làm việc với tôi ba chục năm nay rồi. Tất nhiên trong cái nghề này bao giờ cũng có chút lừa dối, nhưng tôi không ngờ họ lại cướp bóc của tôi đến mức này.

- Phải nói là một số những người đó đã ăn cắp của ông suốt từ ba chục năm nay. - Abel nói.

Bây giờ tôi biết làm thế nào đây? - Leroy nói.

- Tôi có thể chấm dứt ngay được chuyện thối nát này nếu ông loại bỏ Desmond Pacey và cho tôi toàn bộ quyền sa thải ngay tất cả những ai có dính líu đến các

vụ ăn cắp.

Này anh Abel, tôi nghĩ có lẽ vấn đề không đơn giản như vậy được đâu.

- Vấn đề rất đơn giản, - Abel nói. - Nếu ông không cho tôi cái quyền đối xử với những thủ phạm ấy, thì tôi xin từ chức ngay từ phút này, vì tôi không có lợi ích gì trong việc làm một phần của cái khách sạn tham nhũng nhất Ở nước Mỹ này.

- Hay ta giáng chức Desmond Pacey xuống làm phó quản lý? Như vậy tôi sẽ đưa anh lên làm quản lý và anh sẽ có thể kiểm soát được tình hình?

- Không được đâu, Abel đáp, - Pacey còn hai năm nữa mới phải đi, mà ông ta thì nắm chắc tất cả nhân viên Richmond. Đến lúc tôi chấn chỉnh được ông ta lại rồi thì ông cũng không còn hoặc bị phá sản hoặc cả hai. Tôi ngờ rằng tất cả những khách sạn khác của ông đều đang được quản lý theo cách ăn cắp như thế.

Nếu ông muốn xoay chuyển lại tình hình Ở Chicago thì ông phải có một quyết định cứng rắn về Pacey ngay từ bây giờ, không thì sẽ nguy cho ông lắm. Tùy ông thôi.

- Những người Taxas chúng tôi nổi tiếng là hay nói thẳng những điều mình nghĩ, nhưng xem ra vẫn chưa bằng anh được, Abel. Thôi được, thôi được, tôi giao quyền cho anh ngay bây giờ. Chúc mừng anh. Anh là người quản lý mới của Richmond Ở Chicago. Chúc mừng anh. Chờ để tôi báo cho Al Capone biết là anh về Chicago nhé. ông ta sẽ về đây hưởng cái bình yên Ở vùng Tây Nam này. - Leroy đứng dậy vỗ vai

anh quản lý mới của mình và nói tiếp. - Abel này, anh đừnag tưởng tôi là người không biết ơn đâu. Anh đã làm được một công việc rất có giá trị Ở Chicago, và từ nay trở đi tôi sẽ coi anh như cánh tay phải của tôi.

Thực tình mà nói, Abel ạ, tôi làm ăn với Thị trường Chứng khoán cũng rất khá nên tôi không để ý được đến những chuyện mất mát như vậy. Cảm ơn Chúa tôi lại có được một người bạn trung thực đấy. Anh Ở lại đêm và ăn với tôi một chút chứ.

- Tôi sẽ rất sung sướng được cùng ăn với ông, ông Leroy, nhưng tôi muốn Ở lại đêm tại khách sạn Richmond Dallas vì có vài lý do riêng.

- Anh không để cho ai được thoát tội chứ, Abel?

- Nếu tránh được thì tôi tránh.

Tối hôm đó, Davis Leroy mời Abel ăn một bữa thịnh soạn và cho anh uống hơi nhiều rượu whisky ông ta bảo tục lệ Ở miền Nam này đãi khách là phải như vậy. ông ta còn nói với Abel rằng ông ta đang tính xem có ai đó quản lý cho toàn bộ hệ thống khách

sạn Richmond để ông còn rảnh tay làm việc khác.

- Chắc là ông chả muốn đến cái thằng Ba Lan ngốc nghếch chứ? Abel nói, lúc này đã hơi líu lưỡi vì say.

- Abel, chính tôi mới là ngốc ngếch. Nếu như anh không khui được ra những thằng ăn cắp thì có lẽ tôi đến hỏng bét cả. Bây giờ biết được sự thật như thế rồi, chúng ta sẽ cho tất cả bọn nó một trận, rồi tôi để cho anh có cơ hội khôi phục lại cả Công ty Richmon và làm cho trở lại nổi như trước.

Abel nâng cốc lên, tay run run.

- Tôi xin uống chúc mừng cho điều đó, và chúc cho sự cộng tác của chúng ta được lâu dài, thắng lợi.

- Làm tới đi, Abel.

Abel ngủ lại đêm Ở khách sạn Richmond Dallas.

Anh cho họ một cái tên giả, và bảo với quầy tiếp tân là anh chỉ có Ở một đêm. Buổi sáng, anh theo dõi thấy biên lai chỉ có một bản và sau khi anh trả tiền rồi thì họ vứt luôn nó vào sọt rác, do đó những nghi ngờ của anh về các khách sạn Richmond khác càng được khẳng định Vấn đề không phải có Ở Chicago. Anh quyết định sẽ thanh toán xong Ở Chicago trước đã, rồi sẽ tính đến nhữag vụ ăn cắp của toàn công ty sau.

Anh gọi điện thoại cho Davis Leroy để báo cáo ông biết rằng anh đã phát hiện ra chuyện ăn cắp kia Ở một khách sạn nữa của công ty.

Abel trở về Chicago cũng bằng con đường đã đi. Thung lũng Mississippi trải rộng ngoài tầm mắt từ cửa sổ xe lửa nhìn ra. Cảnh lụt lội từ năm ngoái vẫn còn dấu vết. Abel nghĩ bụng về đến Richmond Chicago anh sẽ cho họ một phen chẳng kém gì cảnh lụt lội này.

Đến nơi, anh không thấy có người phục vụ ban đêm Ở khách sạn, tìm mãi chỉ thấy có một nhân viên trực.

Abel quyết định để cho tất cả đám họ ngủ một đêm ngon lành đã, rồi sáng mai sẽ mời họ chia tay. Một chú nhỏ sai vặt ra mở cửa trước cho anh về căn phòng Ở nhà phụ.

- ông đi mạnh khỏe chứ ạ, ông Rosnovski, - chú bé hỏi.

- Tốt, cảm ơn chú. Ở nhà thế nào?

- ôi rất yên ổn.

Được rồi đến mai chú sẽ còn thấy yên ổn hơn nữa, Abel nghĩ bụng, nhất là nhân viên còn lại sẽ chỉ có mình chú.

Abel bỏ đồ xuống rồi gọi bộ phận phục vụ phòng cho anh ăn nhẹ. Phải hơn một giờ sau họ mới đem lên. Uống cà phê xong, Abel cởi quần áo vào tắm nước lạnh, đầu nghĩ đến một kế hoạch cho ngày hôm sau.

Anh đã chọn đúng lúc trong năm để phục vụ "thảm sát , này. Bây giờ mới chỉ là đầu tháng hai và khách sạn chỉ có chừng 25 phần trăm khách. Abel tin rằng chỉ với một nửa số nhân viên hiện nay là đủ cho khách sạn Richmond hoạt động. Anh trèo lên giường, vứt bỏ gối xuống sàn, rồi lăn ra ngỉl say như chú bé nhân viên kia vậy.

Desmond Pacey, người mà ai Ở Richmond cũng gọi ông ta là Pacey Lười, nay đã sáu mươi ba tuổi. ông ta béo quá mức, chân ngắn và đi lại rất chậm chạp.

Desmond Pacey đã từng chứng kiến bảy người phó quản lý đến khách sạn này và ra đi. Một số thì quá tham và muốn nhận về phần mình nhiều hơn, số khác thì không hiểu được cái hệ thống ăn cắp kia làm ăn thế nào. ông ta cho rằng anh chàng Ba Lan này cũng chẳng thông minh gì hơn những anh trước đây. ông ta thủng thẳng đi đến văn phòng Abel để chuẩn bị họp vào mười giờ, miệng ti tỉ hát. Lúc này đã mười giờ mười bảy phút rồi.

- Xin lỗi để anh phải chờ, - ông quản lý nói nhưng không có vẻ xin lỗi gì hết.

Abel không nói câu nào.

- Tôi đang bận chút việc Ở quầy tiếp tân, chắc anh biết là việc gì rồi.

Abel biết quá đi chứ. Anh từ từ mở ngăn kéo bàn, lấy ra để trước mặt ông ta bốn chục tờ biên lai đã nhầu nát, có tờ bị xé làm bốn năm mảnh. ĐÓ là những biên lai anh nhặt lại từ trong sọt rác hoặc những đĩa gạt tàn thuốc lá, những biên lai đã được khách trả tiền mặt nhưng không bao giờ được ghi vào sổ. Anh nhìn ông quản lý béo lùn cầm những mảnh giấy đó lên xem mà chưa biết là gì.

Desmond Pacey không thể hiểu được thật. Mà ông ta cũng không cần hiểu làm gì. ông chẳng có chuyện gì đáng phải lo. Nếu như anh chàng ngốc Ba Lan này định chơi vào hệ thống ăn cắp của ông ta thì hoặc là ông cho anh hưởng một chút nào đó, hoặc là anh cuốn xéo đi chỗ khác, vậy thôi. Pacey nghĩ bụng không biết mình có thể cho anh ta được bao nhiêu phần trăm.

CÓ lẽ lúc này cho anh ta được Ở trong một căn phòng tử tế thì bịt miệng được đấy.

- ông bị đuổi, thưa ông Pacey, và tôi yêu cầu ông đi khỏi nơi này trong vòng một giờ.

Desmond Pacey hầu như không nghe anh nói những lời ấy vì ông ta không thể nào tin như vậy được

- Anh vừa nói gì thế? Tôi không nghe rõ.

- ông nghe rõ rồi, - Abel nói. - ông bị đuổi.

- Anh không thể đuổi tôi được. Tôi là người quản lý và tôi đã làm việc với công ty Richmond trên ba mươi năm nay rồi. Nếu có chuyện phải đuổi ai thì tôi là người làm cái việc đó. Lạy Chúa, anh tưởng anh là ai thế?

- Tôi là người quản lý mới.

- Sao?

- Người quản lý mới. - Abel nhắc lại. - ông Leroy vừa chỉ định tôi hôm qua, và bây giờ tôi đuổi ông đó, ông Pacey.

- Về tội gì?

- Về tội ăn cắp có quy mô. - Abel giơ những tờ biên lai đó lên để ông ta nhìn rõ hơn bằng cặp kính của mình. - Mỗi một người khách này đều trả tiền cả, nhưng không có một xu nào của họ rơi vào quỹ của Richmond. Và hóa đơn nào cũng có chữ ký của ông trong đó.

- Đến một trăm năm nữa anh cũng chả chứng minh được gì hết.

- Phải, tôi biết, - Abel nói. - ông tổ chức một bộ máy giỏi lắm. Nhưng ông có thể đem bộ máy ấy đi hoạt động Ở chỗ khác, còn Ở đây thì vận của ông đã hết rồi. ông Pacey ạ, người Ba Lan có câu phương ngôn cổ như thế này: Bình có quai thì mới xách được nước. Bây giờ quai đã gẫy rồi, và ông thì bị đuổi.

- Anh không có quyền đuổi tôi. - Pacey nói. MỒ hôi toát ra ướt hết cả trán ông ta. - Davis Leroy là bạn thân của tôi. Chỉ ông ta mới có quyền đuồi tôi thôi.

Anh là người từ New York mới lên đây được ba tháng. Dù anh có nói với ông ta thì ông ta cũng chẳng nghe. Tôi chỉ cần gọi điện thoại một cái là có thề vứt anh ra khỏi khách sạn này.

ông gọi đi. - Abel nói. Anh nhắc điện thoại lên và bảo tổng đài cho nói chuyện với Davis Leroy Ở Dallas.

Hai người nhìn nhau và chờ. Bây giờ mồ hôi đã nhỏ giọt xuống đến đầu mũi Pacey. Abel chợt nghĩ trong bụng không biết ông chủ mình có còn kiên quyết nữa không.

- Xin chào ông Leroy. Đây là Abel Rosnovski gọi từ Chicago. Tôi vửa đuổi Desmond Pacey và ông ta muốn nói chuyện với ông một câu.

Pacey run rẩy cầm lấy điện thoại. ông ta chỉ nghe một lát.

- Nhưng, Davis, tôi... tôi biết ìàm thế nào? Tôi thề với ông là không phải như vậy... Hẳn có sự nhầm lẫn gì đây

Abel nghe thấy tiếng điện thoại ngắt.

- Một giờ nữa, ông Pacoy, - Abel nói. - Nếu không tôi sẽ đưa những tờ biên lai này sang Cảnh sát Chicago.

- Khoan đã, - Pacey nói. - Anh đừng vội thế. - Giọng nói và cử chỉ của ông ta đã thay đổi hẳn. - Chúng tôi có thể đưa anh nhập vào hệ thống hoạt động này. Nẽu

chúng ta cùng quản lý khách sạn thì anh sẽ có thu nhập rất khá. Sẽ có nhiều tiền hơn lúc anh làm phó quản lý cơ. Mà chúng ta đều biết Davis sẽ có thể chấp nhận được những mất mát...

- Tôi không còn là phó quản lý nữa, ông Pacey. Tôi là quản lý rồi. Vậy mời ông đi cho, đừng để tôi phải tống đi.

- Thằng Ba Lan khốn nạn, - ông ta nói, biết rằng mình đã chơi đến con bài cuối cùng rồi nhưng không được - Anh liệu mà mở to đôi mắt của anh ra nhé, anh Ba Lan ạ, rồi tôi sẽ cho anh biết tay.

ông ta nói rồi bỏ ra. Đến giờ ăn trưa thì một loạt những người khác cũng theo gót ông ta ra ngoài đường từ trưởng nhà bàn, nhà bếp, nhà phòng, đến trưởng quầy tiếp tân, trực cửa cùng với mười bẩy nhân viên khác của Richmond mà Abel cho rằng

không thể nào tha thứ được. Đến chiều, anh triệu tập tất cả những người làm việc còn lại, giải thích cho họ nghe chỉ tiết những việc anh đã làm và tại sao phải làm để đảm bảo cho mọi người biết rằng công việc của họ không có gì đáng lo ngại nữa.

Nhưng Abel cũng nói:

-Nếu tôi còn tìm thấy một đô la nào, chỉ một đô la thôi, không được để vào đúng chỗ của nó thì người liên quan sẽ bị đuổi ngay tức thì, mà không cần phải lý giải gì nữa. Các anh nghe rõ cả rồi chứ?

Không ai nói gì .

Trong mấy tuần lễ sau đó, nhiều nhân viên khác của Richmond cũng bỏ đi sau khi họ thấy rằng Abel không có ý định làm như Desmond Pacey trước đây và cũng không kiếm lợi gì vào đó cho riêng mình. Nhưng họ bỏ đi thì có người khác vào thay ngay.

Vào cuối tháng ba, Abel mời bốn người của khách sạn Plaza về làm việc Ở Richmond. Những người này có ba điều giống nhau: trẻ, nhiều tham vọng và lương thiện. Trong sáu tháng liền, chỉ có 37 người so với 110 người trước kia còn làm việc trong khách sạn Richmond. Vào cuối năm đầu, Abel mở một chai sâm banh thật to để cùng với Davis Leroy chúc mừng Richmond Chicago đã làm ăn có lãi. Lợi nhuận được 3.468 đô la. SỐ tiền lãi tuy nhỏ, nhưng là khoản lãi đầu tiên của khách sạn kể từ khi nó ra đời đến nay ba chục năm. Abel dự kiến sang năm 1929 sẽ thu lợi nhuận trên 25.000 đô la.

Davis Leroy rất vui mừng. Mỗi tháng ông ta lên thăm Chicago một lần, và bắt đầu tin tưởng Ở các ý kiến của Abel. ông ta còn thừa nhận rằng cái gì đã đúng với Richmond Chicago cũng sẽ đúng với tất cả những khách sạn khác của công ty. Abel thì muốn để xem khách sạn Ở Chicago hoạt động trôi chảy như một xí nghiệp làm ăn đứng đắn và có lãi đã rồi mới xét đến những nơi khác. Leroy đồng ý và hứa sẽ dành cho Abel cương vị cộng tác Ở các nơi khác thuộc công ty như dã làm Ở Chicago.

Mỗi lần Davis đến Chicago, họ cùng chơi dã cầu và đua ngựa với nhau. Một lần, Davis thua mất 700 đô la mà không giành được tí gì trong cả sáu cuộc đua ngựa, ông ta giơ hai tay lên trời than vãn:

- ôi, tôi cần gì phải bận tâm đến chuyện ngựa nữa, Abel nhỉ? Cứ đua với anh là đủ rồi.

CÔ Melanie Leroy mỗi lần cũng đi theo bố về đây.

CÔ xinh đẹp nhưng lạnh lùng, người nhỏ nhắn có đôi chân hấp dẫn và thu hút sự chú ý của mọi người trong khách sạn. Đối với Abel, cô có vẻ cao ngạo khiến anh muốn nói chuyện làm thân gì với cô cũng khó. CÔ ta cũng không để cho anh được gọi bằng cái tên thân mật "Melanie" mà phải gọi bằng "Cô Leroy" hẳn hoi.

Mãi về sau cô ta mới biết rằng anh tốt nghiệp bằng kinh tế Ở Đại học Columbia và còn hiểu biết về tiền nong hơn cô rất nhiều. Từ đó, cô ta nói năng có vẻ dịu dàng hơn và thỉnh thoảng còn đến ăn một mình trong khách sạn với Abel và nhờ anh giúp cho trước khi cô thi lấy bằng Nghệ thuật Tự do Ở trường Đại học Chicago. Mỗi lúc một mạnh bạo hơn, thỉnh thoảng Abel cùng cô đi nghe hoà nhạc, xem hát, và đôi khi

cũng cảm thấy hơi ghen mỗi khi cô đưa bạn trai đến ăn Ở khách sạn mặc dầu mỗi lần đến cô đi với một bạn khác.

Dưới bàn tay quản lý vững chắc của Abel, nhà bếp trong khách sạn đã cải tiến được rất nhiều món ăn ngon, đến nỗi có những người đã Ở Chicago ba chục năm nay nhưng chưa hề biết là có khách sạn này, bây giờ cũng gọi đến giữ chỗ Ở nhà ăn vào mỗi tối thứ bảy.

Abel cho trang trí lại toàn bộ khách sạn - đã hai chục năm nay bây giờ mới được trang trí - và cho các nhân viên ăn mặc đồng phục bằng các màu xanh và vàng.

CÓ một người khác mỗi năm thường về Ở Richmond, một tuần và cứ đều như thế một chục năm nay, vừa bước vào cửa khách sạn đã lại quay ra, tưởng mình vào nhằm khách sạn khác. Khi Al Capone đặc tiệc cho mười sáu người trong một phòng riêng của khách sạn để mừng ngày sinh nhật, lần thứ ba mươi của ông ta, Abel biết rằng như thế là anh đã đạt tới đỉnh cao của con đường sự nghiệp.

Trong khi thị trường chứng khoán phát triển thì tài sản riêng của Abel cũng tăng thêm. Mười tám tháng trước kia anh rời khách sạn Plaza thì vốn liếng chỉ có 8.000 đô la, bây giờ tài khoản anh đã lên đến 30.000 đô la. Anh tin rằng giá thị trường sẽ còn tăng lên nữa, vì vậy bao giờ anh cũng lấy tiền lợi nhuận ra tái đầu tư nữa. Những yêu cầu cá nhân của anh vẫn còn rất khiêm tốn. Anh đã sắm được hai bộ quần áo

mới và một đôi giầy nâu mới. ăn Ở do khách sạn cung cấp, và anh cũng không có gì phải chi tiêu ngoài.

Tương lai của anh xem ra là sáng sủa. Công ty Richmond vẫn có tài khoản trong ngân hàng Continental từ hơn ba chục năm nay, vì vậy khi mới đến Chicago anh đã cho chuyển tiền của mình về ngân hàng này. Hằng ngày ra ngân hàng gửi số tiền

khách sạn thu được ngày hôm trước. Vào một buổi sáng thứ sáu, anh ngạc nhiên thấy có người nhắn là giám đốc ngân hàng muốn gặp anh nói chuyện. Anh biết rằng không thể có chuyện tài khoản riêng của mình bị rút ra quá mức bao giờ, vì vậy anh đoán chắc là cuộc gặp này có cái gì đó liên quan đến Richmond.

Chắc cũng không thể có chuyện tài khoản của khách sạn không đủ để trả nợ cho ngân hàng, nếu có thì ba chục năm nay bây giờ mới là lần đầu. Một nhân viên trẻ của ngân hàng dẫn Abel đi qua dãy hành lang đến trước một khung cửa gỗ rất lịch sự. Một tiếng gõ khẽ, rồi người ta đưa anh vào gặp giám đốc.

- Tên tôi là Ctưtis Fenton, - người đứng sau bàn giấy tự giới thiệu và đưa tay ra bắt tay Abel, mời anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây. Trông người ông ta tròn trĩnh, gọn gàng đeo đôi mắt kính bán nguyệt, cổ sơ mi trắng bong với chiếc cavát đen đi với bộ đồ ba mảnh của ông chủ ngân hàng.

Cảm ơn ông, - Abel bứt rứt nói. Không khí lúc này khiến anh nhớ lại cuộc gặp gỡ trước đây nỗi lo ngại là không biết rồi cái gì sẽ xảy ra.

Lẽ ra tôi mời ông cùng ăn trưa để nói chuyện thì tốt hơn , thưa ông Rosnovski. . . , nhưng. . .

Abel sững người. Anh quá biết rằng những ông chủ ngân hàng này chẳng dễ gì mời ai ăn không mất tiền nếu như họ không có những điều phiền toái muốn nói cho anh nghe.

- nhưng có một vấn đề vừa xảy ra cần phải được giải quyết nên tôi muốn được cùng bàn với ông ngay.

Tôi xin đi thẳng vào vấn đề, thưa ông Rosnovski. Một trong những vị khách hàng đáng kính nhất của chúng tôi một bà có tuổi, bà Amy Leroy... Abel nghe nói đến

tên đó ngồi thẳng ngay dậy, ... bà ta nắm trong tay hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của Công ty Richmond. Trước đây bà ta đã nhiều lần muốn chuyển những cổ phiếu đó sang tay ông em là Davis Leroy, nhưng ông ấy hoàn toàn không quan tâm gì đến việc mua lại nhữag cổ phiếu của bà Amy hết. Tôi có thể hiểu được những lý lẽ của ông Leroy. ông ấy vốn đã có bảy mươi lăm phần trăm cổ phiếu của công ty rồi, chả cần phải bận tâm gì đến chỗ hai mươi lăm phần trăm còn lại kia nữa. Tài sản này là do các cụ để lại cho hai người. Nhưng bà Amy thì cứ muốn ìà đem bán những cổ phiếu ấy đi vì cứ để như thế nó sẽ chẳng bao giờ sinh lãi được.

Abel nghe chuyện đó không lấy làm ngạc nhiên chút nào.

ông Leroy cho biết là ông không phản đối việc bà Amy muốn đem bán những cổ phiếu ấy. Bà ta thì nghĩ rằng Ở cái tuổi già nua hiện nay, thà có ít tiền để chi trước mắt còn hơn là cứ ngồi đó chờ cho đến khi công ty làm ăn có lãi thì không biết bao giờ. Do đó, thưa ông Rosnovski, tôi sẽ rất hoan nghênh nếu như ông biết có người nào quan tâm đến việc mua bán khách sạn và từ đó quan tâm đến việc mua những cổ phiếu này chăng?

- Bà Leroy định bán những cổ phiếu ấy với giá bao nhiêu? - Abel hỏi.

- Ồ tôi nghĩ bà ấy chỉ cần bán lấy sáu mươi lăm ngàn đô la thôi.

- Sáu mươi lăm ngàn thì hơi cao đối với loại chứng khoán không đem lại chút lời lãi nào, - Abel nói. Anh nói thêm, - Và trong những năm tời nó cũng chẳng có hy vọng gì hơn.

A, nhưng ông nên nhớ rằng người ta còn tính đến giá trị của cả mười một khách sạn kia nữa. - Crutis Fenton nói.

- Nhưng việc kiểm soát công ty vẫn là Ở trong tay ông Leroy, như vậy thì hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của bà Leroy kia chẳng qua chỉ là những mẩu giấy thôi, không có nghĩa gì.

- Thôi thôi ông Rosnovski ơi, hai mươi lăm phần trăm của mười một khách sạn là cổ phần rất có giá trị, vậy mà chỉ có sáu mươi lăm ngàn đô la thôi đấy.

- Không có giá trị gì chừng nào ông Davis Ieroy vẫn nắm quyền kiểm soát toàn bộ. ông nói với bà Leroy là chỉ nên bán lấy bốn chục nghìn đô la thôi, ông Fenton ạ, như thế thì may ra tôi kiếm được người nào đó quan tâm đến chuyện này cho ông.

- ông không thể nghĩ là người đó có khả năng trả được cao hơn một chút sao? - ông Fenton nhướng đôi lông mày khi ông nói đến chữ cao hơn.

- Hơn một xu nữa cũng chả có đâu, ông Fenton.

ông chủ ngân hàng chụm đầu ngón tay vào nhau, tỏ vẻ đánh giá Abel không phải vừa.

- Vậy để tôi hỏi lại bà Amy xem ý kiến bà ấy thế nào. Tôi sẽ liên hệ và báo cho ông biết ngay nhé.

Rời văn phòng Curtis Fenton bước ra, tim Abel cũng đập rộn lên như lúc anh bước vào vậy. Anh vội quay về khách sạn kiểm tra vốn liếng của mình. Tài khoản của anh hiện nay đang là 33.112 đô la với tiền riêng Ở ngoài là 3.008 đô la. Kiểm lại xong, Abel định tiếp tục làm việc như mọi ngày thường, nhưng đầu óc anh khó tập trung, không biết rằng cái bà Amy Leroy kia sẽ phản ứng với cái giá anh trả ra sao, anh nghĩ

bụng không biết nếu mình nắm trong tay 25 phần trăm lãi suất của công ty Richmond thì tình hình sẽ ra thế nào.

Anh ngập ngừng mãi rồi mới báo cho Davis Leroy biết chuyện này. vì anh sợ rằng ông bạn Texas rất khôn ngoan kia có lẽ cho những tham vọng của anh là một thứ đe dọa gì chăng. Sau vài ngày suy nghĩ kỹ, anh cho rằng cứ nên đàng hoàng gọi cho Davis và báo cho ông ta biết những ý muốn của anh.

- Tôi muốn nói để ông biết tại sao tôi làm điều này, Davis. Tôi tin rằng công ty Richmond sẽ có một tương lai sáng sủa, và ông có thể tin chắc rằng do có tiền của tôi nằm trong đó thì tôi sẽ càng làm việc cật lực hơn. - Anh ngừng lại, rồi nói tiếp: - Nhưng nếu ông muốn nhận cả hai mươi lăm phần trăm đó về cho ông thì tôi cũng thông cảm.

Anh lấy làm ngạc nhiên thấy ông ta không hám. - Thế này nhé, Abel. Nếu anh tin tưởng Ở công ty thì anh cứ việc mua chỗ cổ phiếu đó của Amy đi. Tôi sẽ lấy làm tự hào có anh làm người cùng chung vốn.

Thế là được rồi đấy. Nhân đây, tôi cũng báo cho anh biết là tuần sau tôi sẽ mua thêm nhà chơi của Hội Sư tử ĐỎ Thế nhé.

Abel vui mừng hết sức.

- Xin cảm ơn ông, Davis. ông sẽ không bao giờ phải ân hận về quyết định này của ông.

- Tôi cũng tin như vậy, anh bạn chung vốn ạ. Một tuần sau, Abel trở lại ngân hàng. Lần này, chính anh là người xin gặp ông giám đốc. Lại một lần nữa, anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây và chờ ông Fenton nói.

- Tôi rất ngạc nhiên thấy rằng - Curtis Fenton bắt đầu nói nhưng không có vẻ gì ngạc nhiên. - Bà Leroy chấp nhận số tiền bốn chục ngàn đô la để bán hai mươi lăm phần trăm cồ phiếu của bà ta trong công ty Richmond. - ông ta ngừng một lát rồi nhìn lên Abel.

Bây giờ đã được bà ta đồng ý như vậy rồi, tôỉ xin hỏi ông có thể cho tôi biết ai là người mua những cổ phiếu ấy được không?

Vâng, Abel đáp một cách tin tưởng. - Tôi sẽ là người mua chính. - - À vâng, thưa ông, Rosnovski, - giọng ông ta vẫn không tỏ ra ngạc nhiên.

Tôi xin phép hỏi ông làm thế nào có được bốn chục nghìn đô la?

- Tôi sẽ thanh toán những cổ phiếu của tôi và rút tiền trong tài khoản riêng, tất cả cộng lại chỉ còn thiếu chừng bốn ngàn đô la nữa. Tôi hy vọng ông sẽ có thể cho tôi tạm vay số tiền đó vì ông cũng rất tin rằng những cổ phiếu của Công ty Richmond chưa được đánh giá hết mức của nó. Vả lại, số tiền bốn ngàn đô la ấy cũng chẳng qua chỉ bằng tiền hoa hồng của ngân hàng mà thôi.

Curtis Fenton chớp mắt và nhăn mặt. Những người lịch sự có nói trắng trợn như vậy trong ngân hàng của ông bao giờ đâu. Điều làm cho ông bực hơn nữa là Abel lại chỉ có đúng bấy nhiêu tiền thôi.

- xin ông cho tôi chút thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông nhé, ông Rosnovski. Rồi tôi sẽ báo lại để ông biết?

Nếu để chờ lâu nữa thì tôi sẽ không cần phải vay tiền, - Abel nói. - Với tình hình thị trường xoay chuyển như bây giờ thì các khoản đầu tư khách của tôi cũng sẽ đạt tới đủ bốn chục nghìn.

Abel phải chờ thêm một tuần nữa thì được ngân hàng Continental báo cho anh biết họ sẵn sàng ủng hộ anh. Anh lập tức thanh toán các tài khoản và vay thêm gần 4.000 đô la nữa để bù vào cho đủ bốn chục ngàn.

Trong sáu tháng, Abel đã trả được món nợ 4.000 đô la bằng cách mua vào bán ra cổ phiếu từ tháng ba đến tháng tám năm 1929, đó là những ngày làm ăn tốt nhất của thị trường chứng khoán.

Đến tháng chín, các tài khoản chung và riêng của anh đều có nhích lên hơn. Anh có thêm khá tiền để mua cho mình chiếc xe Buick mới và lúc này coi như anh đã làm chủ 25 phần trăm hệ thống khách sạn của Công ty Richmond. Abel lấy làm sung sướng đã bám được rất chắc vào giang sơn của Davis Leroy. Bây giờ thì anh càng tin tưởng có thể theo đuổi cô con gái của ông ta và theo đuổi cả 75 phần trăm tài sản còn lại kia nữa.

Đầu tháng Mười, anh mời Melanie đi nghe chương trình nhạc Mozart biểu diễn tại nhà giao hưởng Chicago. Diện bộ quần áo đẹp nhất vào người để tỏ ra anh đã béo tốt hơn trước, đeo chiếc cavát lụa đầu tiên và ngắm nhìn trong gương, anh tin rằng buổi tối nay anh sẽ thành công với người đẹp. Nghe hoà nhạc xong, Abel tránh không về Richmond mặc dầu thức ăn Ở đó nay đã rất ngon, anh đưa Melanie đến ăn nhà hàng Loop. Anh cẩn thận, chỉ nói đến những chuyện kinh tế, chính trị, hai chủ đề mà cô ta biết là anh thông thạo. Cuối cùng, anh mời cô về phòng mình uống rượu. Cũng là lần đầu tiên cô ta được thấy những phòng trang trí rất đẹp như thế.

Abel rót Coca-Cola theo yêu cầu của cô, bỏ vào cốc vài viên đá nhỏ, đưa cốc cho cô và trong lòng càng tin tưởng thấy cô nhìn anh mỉm cười. Anh không khỏi liếc mắt nhìn vào đôi chân thon của cô bắt tréo lại với nhau. Anh tự rót cho mình một cốc buốc-bông.

Cảm ơn anh, Abel, về buổi tối rất thú vị.

Anh ngồi xuống bên cạnh cô, xoay xoay cốc rượu trong tay nghĩ ngợi.

- Trong rất nhiều năm tôi không được nghe âm nhạc Đến lúc nghe thì thấy nhạc của Mozart đi sâu vào tâm hồn mình hơn bất cứ nhà soạn nhạc nào khác

Đôi khi trông anh rất là Trung - âu, Abel ạ. - CÔ kéo tà áo lụa bị Abel ngồi phải. - Ai mà ngờ được rằng ông quản lý khách sạn lại thèm chú ý đến Mozart như vậy chứ

Một trong những ông cha tôi, vị Nam tước Rosnovski đầu tiên, - Abel nói, đã có một lần được gặp nhà thiên tài đó và ông ta trở thành bạn thân của gia đình, do đó tôi vẫn thường nghĩ rằng Mozart là một phần của đời tôi.

Nụ cười của Melanie rất khó khăn, không biết cô thật sự nghĩ gì. Abel nghiêng đầu hôn vào má cô Ở trên tai một chút, nơi có mấy sợi tóc vàng lòa xòa xuống mặt. CÔ ta vẫn tiếp tục nói chuyện như không để ý gì đến hành động này của anh.

- Frederick Stock biểu diễn chương ba hết sức sinh động, anh có thấy thế không?

Abel lại định hôn nữa. Lần này cô xoay mặt về phía anh để cho anh được hôn lên môi. Rồi cô lùi lại.

- CÓ lẽ tôi phải về trường đây.

- Nhưng cô vừa mới đến mà, -Abel vội vã nói. Vâng, tôi biết thế, nhưng sáng mai tôi phải dậy sớm. Chương trình ngày mai nặng lắm.

Abel lại hôn cô nữa. CÔ ngả người ra ghế và Abel dần dần đưa tay lên ngực cô. CÔ bỗng vùng đẩy anh ra.

- Tôi phải đi đây, Abel, - cô nói.

- Thôi đừng, cô đừng đi vội, - anh nói rồi lại định hôn cô nữa.

Lần này cô chặn đứng anh lại và kiên quyết đẩy anh ra.

- Abel, anh làm gì thế? Anh tưởng mời tôi đi dự hoà nhạc và cho tôi ăn một bữa là có quyền mó vào người tôi đấy sao?

- Nhưng chúng ta đã đi với nhau như thế hàng tháng nay rồi, - Abel nói. - Tôi nghĩ là cô không lấy thế làm phiền chứ.

- CÓ phải chúng ta đi với nhau hàng tháng đâu, Abel. Chỉ thỉnh thoảng tôi ăn với anh trong phòng ăn của cha tôi, anh tưởng như vậy có nghĩa là chúng ta đã đi với nhau hàng tháng sao?

- Tôi xin lỗi, - Abel nói. - tôi không hề có ý muốn làm gì cô, chỉ là muốn sờ vào nglrời cô thế thôi.

- Tôi không bao giờ cho phép người đàn ông nào sờ vào người tôi, cô nói. - Trừ phi tôi sẽ lấy người đó.

Nhưng tôi muốn lấy cô, - Abel chậm rãi nói.

Melanie phá lên cười.

- CÓ gì lạ đâu mà cười? - Abel đỏ mặt lên hỏi.

- Anh đừng ngớ ngẩn, Abel, tôi không bao giờ có thể lấy anh được.

- Tại sao không? - Abel hỏi, rất lạ với cái giọng kiên quyết đó của cô ta.

- Sẽ chẳng bao giờ có thể có chuyện một người đàn bà dòng dõi Ở miền Nam mà đi lấy một người Ba Lan mới nhập cư đâu, - cô ta đáp và ngồi thẳng dậy vuốt lại tà áo

- Nhưng tôi là một Nam tước, - Abel nói với giọng kiêu hãnh.

Melanie lại phá lên cười.

- Chắc anh không nghĩ là có người tin điều đó chứ, Abel? Anh không thấy là mỗi khi anh nhắc đến cái danh tước ấy thì cả đám nhân viên khách sạn đều cười vào lưng anh đó sao?

Anh chững người, cảm thấy quái lạ, mặt lúc đỏ lúc tái

- HỌ cười sau lưng tôi à?, - anh dằn giọng hỏi.

- Phải, - cô đáp. - Hẳn anh biết rằng trong khách sạn người ta đã đặt cho anh cái tên là Nam tước Chicago chứ

Abel lặng người không nói được.

- Thôi anh đừng có ngốc nghếch và bận tâm về chuyện đó làm gì nữa. Tôi nghĩ anh đã làm được một việc rất tốt cho bố tôi và bố tôi rất khâm phục anh đấy, nhưng tôi thì chả bao giờ có thể lấy anh được.

Abel ngồi yên lặng, lẩm bẩm nhắc lại câu cô ta vừa nói.

- Tất nhiên thế rồi. BỐ tôi rất quý anh, nhưng ông sẽ chẳng bao giờ đồng ý cho anh làm con rể ông ấy được đâu

- Tôi xin lỗi đã xúc phạm đến cô, - Abel nói.

- Không đâu, Abel. Trái lại tôi cho như thế là mình được quý chuộng. Thôi, chúng ta hãy quên đi đừag nói đến chuyện ấy nữa. CÓ lẽ anh vẫn đồng ý đưa tôi về nhà chứ?

CÔ đứng dậy đi ra cửa trong khi Abel vẫn còn ngồi sững người. Anh chậm chạp đứng dậy và khoác áo ngoài vào cho Melanie. Đi trong hành lang, anh chợt nhớ ra mình hơi bị thọt chân. HỌ cùng vào thang máy, rồi anh gọi xe đưa cô về. Trong khi xe tắc xi đợi Ở ngoài, anh tiễn cô vào đến tận cổng ký túc xá của nhà trường. Anh hôn tay cô.

- Tôi mong rằng điều này không có nghĩa là chúng ta không còn là bạn của nhau nữa, - Melame nói.

- tất nhiên rồi, - anh cố đáp.

Cảm ơn anh mời tôi dự buổi hòa nhạc, Abel. Tôi tin chắc anh muốn tìm một cô gái Ba Lan đẹp để lấy cô ta sẽ chẳng khó khăn gì đâu. Chúc anh ngủ ngon nhé.

- Chào cô, - Abel nói.

* *

Abel nghĩ là sẽ không có khó khăn gì lắm với thị trường chứng khoán New York, nhưng một hôm có người khách hỏi anh xem có thể thanh toán tiền khách sạn bằng cổ phiếu được không, anh mới ngớ ra.

Bản thân Abel chỉ giữ một số ít cổ phiếu vì bây giờ hầu hết tiền nong của anh đã gắn với Công ty Richmond rồi. Tuy nhiên anh cũng nghe lời khuyên của đại lý và bán hết những cổ phiếu còn lại của anh dù chịu thiệt một ít nhưng tài sản còn lại vững vàng

hơn. Giá như vốn liếng của anh vẫn còn ngoài thị trường thì có lẽ anh đã không để ý đến những hoạt động lên xuống hàng ngày của chỉ số Dow Jones.

Quãng nửa năm đầu, khách sạn làm ăn khá. Abel tính với đà này anh sẽ thực hiện được lợi nhuận như dự kiến là 25.000 đô la cho năm 1929, và anh thường xuyên báo cho Davis Leroy về nhữnb tiến bộ đã đạt được

Nhưng đến tháng mười thì diễn ra vụ suy thoái và khách sạn chỉ còn nửa số khách đến thuê. Vào ngày Thứ ba Đen tối, Abel gọi điện xuống cho Davis Leroy.

ông chủ người Texas thường vẫn rất vui tính này bây giờ có vẻ chán chường, lo nghĩ, và không muốn dính đến những chuyện sa thải người làm việc của khách sạn nữa, điều mà Abel thấy đang rất cấp bách.

- Cứ chờ đấy đã, Abel, - ông chủ nói. - Tuần sau tôi sẽ lên rồi ta cùng giải quyết, hoặc là tìm cách giải quyết

Abel nghe ông ta nói câu sau mà chột dạ.

CÓ vấn đề gì đấy Davis? CÓ gì ông cần đến tôi không?

- Lúc này thì chưa.

Abel phân vân không hiểu.

- Tại sao ông không giao quyền cho tôi giải quyết ngay bây giờ rồi tuần sau ông lên đây tôi sẽ báo cáo lại có được không?

- Không dễ dàng thế đâu, Abel. Tôi không muốn bàn nhữag vấn đề này trên điện thoại, nhưng ngân hàng họ đang gây rắc rối với tôi về chuyện thua thiệt, trên thị trường chứng khoán, họ dọa nếu tôi không thu đủ tiền trả nợ thì sẽ buộc tôi phải bán hết khách sạn đi.

Abel lạnh người.

- Nhưng anh không có gì phải lo đâu, - Davis nói tiếp một cách yếu ớt. - Tuần sau lên Chicago tôi sẽ nói chi tiết cho anh biết. Từ nay đến đó, tôi tin rằng sẽ thu xếp được ổn thỏa thôi.

Điện thoại ngắt. Anh toát mồ hôi đầy người. Điều đầu tiên anh nghĩ là phải làm thế nào để giúp được cho Davis. Anh gọi sang cho Curtis Fenton để hỏi tên người chủ ngân hàng kiểm soát Công ty Richmond là ai. Anh cảm thấy nếu mình gặp được người đó thì có thể đỡ được cho Davis lắm.

Mấy ngày sau đó Abel liên tục gọi cho Davis nhiều lần để nói với ông ta rằng tình hình đang mỗi lúc một tồi tệ hơn, vì vậy phải có quyết định gấp. Nhưng Davis lại càng tỏ ra lúng túng chưa biết phải quyết định như thế nào. Đến lúc tình hình không còn kiểm soát được nữa, Abel tự mình quyết định. Anh bảo cô thư ký gọi điện thoại đề anh nói chuyện với chủ ngân hàng nắm Công ty Richmond trong tay.

- Thưa ông gọi ai, ông Rosnovski? - Tiếng một người đàn bà trịnh trọng hỏi.

Abel nhìn xuống tên viết trên mảnh giấy để trước mặt và cũng trả lời lại bằng một giọng trịnh trọng.

- Tôi xin chuyển cho ông.

Kính chào, - một giọng oai vệ Ở đầu dây đằng kia nói. - Tôi giúp gì được ông đây?

- Tôi hy vọng như vậy, thưa ông. Tên tôi là Abel Rosnovski, - Abel hồi hộp nói. - Tôi là người quản lý khách sạn Richmond Chicago, và tôi muốn được gặp ông để bàn về tương lai của Công ty Richmond.

- Tôi không có quyền bàn bạc với ai trừ ông Davis Leroy, - giọng dứt khoát trên dây đáp.

Nhưng tôi là chủ của 25 phần trăm tài sản Công ty Richmond kia mà, - Abel nói.

- Như vậy cần có người giải thích cho ông biết rằng trừ phi ông làm chủ 51 phần trăm tài sản, không thì ông không có cương vị gì bàn bạc với ngân hàng được, hoặc trừ phi ông được ông Davis Leroy ủy quyền.

- Nhưng ông ấy là bạn thân của tôi...

- Hẳn là như thế rồi, thưa ông Rosnovski.

- và tôi muốn giúp

-ông Leroy có giao cho ông quyền đại diện không?

Không, nhưng...

- Vậy thì rất tiếc. Về mặt nghề nghiệp, tôi sẽ không thể tiếp tục câu chuyện này với ông được.

Sao ông nhẫn tâm vậy? - Abel nói nhưng liền đó lấy làm ân hận ngay.

- ĐÓ là ông nghĩ vậy thôi, ông Rosnovski. Xin chào ông.

ôi đồ chết tiệt, Abel nghĩ bụng và dập máy xuống. Anh lo rằng mình làm như vậy còn có hại hơn là giúp ích cho Davis. Bây giờ anh không còn biết làm gì nữa.

Nhưng anh không phải chờ lâu.

Tối hôm sau Abel thoáng thấy Melanie Ở nhà ăn trong khách sạn. CÔ ta không còn có vẻ tươi tỉnh và tự tin như mọi khi, mà có dáng mệt mỏi, lo âu.

Anh đã định đến hỏi cô ta xem có chuyện gì không, nhưng rồi lại thôi. Anh trở về phòng làm việc và chợt thấy Davis Leroy đang đứng một mình trước nhà sảnh. ông ta mặc chiếc áo kẻ sọc đúng như ngày đầu ông đã gặp nói chuyện với Abel Ở khách sạn Plaza.

- CÓ Melame trong phòng ăn không

- CÓ cô ấy đang Ở đó, - Abel nói. - Tôi không biết hôm nay ông lên đây. Để tôi báo thu xếp phòng đặc biệt cho ông ngay.

- Chỉ một đêm thôi, Abel, rồi chốc nữa tôi gặp riêng anh một tí.

Vâng được.

Abel không thích nghe nói đến "gặp riêng". Hay là Melanie đã mách bố về chuyện hôm trước? CÓ phải vì thế mà mấy hôm vừa rồi anh không sao yêu cầu Davis quyết định được gì hết?

Davis Leroy đi vội vào phòng ăn trong khi Abel ra quầy tiếp tân kiểm tra lại xem phòng đặc biệt trên tầng mười bảy có khách nào Ở không. Đến nửa số phòng khách sạn không có khách, vì vậy phòng đặc biệt không có ai Ở cũng là tự nhiên. Abel ghi tên cho ông chủ vào phòng đó rồi anh đứng Ở quầy tiếp tân chờ đến hơn một tiếng đồng hồ. Anh trông thấy Melanie bỏ ra, mặt mũi sưng sỉa như cô ta vừa mới khóc vậy. Vài phút sau, bố cô theo ra.

- Anh kiếm lấy chai buốc-bông, Abel-chắc là khách sạn phải có - rồi lên phòng tôi nhé.

Abel lấy hai chai buốc-bông Ở tủ riêng của anh rồi lên tầng mười bẩy và đến phòng ông, trong bụng vẫn lo nghĩ không biết Melanie có nói gì với bố không.

- Anh mở chai, và tự rót cho anh một cốc lớn đi, Abel, - Davis Leroy nói.

Một lần nữa, Abel cảm thấy sợ chưa biết là sẽ có chuyện gì. Lòng bàn tay anh bắt đầu toát mồ hôi. Chả có lý vì anh muốn lấy con gái ông chủ mà bị đuổi?

Leroy với anh đã là bạn gần gũi với nhau từ hơn một năm nay rồi. Chuyện gì rồi anh cũng sẽ biết ngay đây thôi.

Uống cạn cốc rượu của anh đi.

Abel nốc một hơi hết cốc rượu. Davis Leroy cũng vậy

- Abel, tôi hoàn toàn sập tiệm rồi. - Leroy ngừng lại một chút và lại rót rượu cho cả hai người. - Một nửa nước Mỹ cũng sập tiệm rồi, anh thử nghĩ coi.

Abel không nói gì, phần vì anh không nghĩ ra điều gì để nói. Hai người ngồi nhìn nhau rồi lại uống tiếp một cốc nữa. Abel cố thốt lên:

- Nhưng ông vẫn còn làm chủ mười một khách sạn.

- ĐÓ là trước đây - Davis Leroy nói. - Phải nói đó là quá khứ Abel ạ. Tôi không còn làm chủ một khách sạn nào nữa. Ngân hàng đã thu về cho họ từ thứ năm trước rồi.

- Nhưng nó thuộc về ông kia mà. NÓ thuộc về gia đình ông từ hai đời nay rồi kia mà, - Abel nói.

- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Bây giờ nó thuộc về ngân hàng. Không có lý gì anh không biết tất cả sự thật đó, Abel. Hầu như mọi người Ở Mỹ lúc này đều gặp tình trạng ấy, anh to anh bé cũng vậy.

Khoảng mười năm trước đây, tôi vay hai triệu đô la và lấy những kháeh sạn đó ra ký quỹ. Tôi đem tiền đó ra kinh doanh cổ phiếu, gửi nó vào những công ty rất vững chắc. Tôi đã xây dựng vốn lên đến gần năm tnệu, và cũng vì thế tôi không quan tâm gì đến những khách sạn nữa, vả lại nó vẫn luôn luôn được giảm thuế tính vào lợi nhuận tôi kiếm được trên thị trường.

Đến bây giờ thì những cổ phiếu khách sạn ấy không còn giá trị gì nữa, chỉ có đem làm giấy vệ sinh mà thôi. Trong ba tuần qua tôi cố sức bán đi nhưng không có ai mua.

Thế là thứ năm vừa rồi ngân hàng đã khóa sổ đối với tôi rồi. - Abel nhớ là anh nói chuyện này với chủ ngân hàng đúng vào hôm thứ năm. - Hầu hết những người nào là nạn nhân của cuộc phá sản lần này chỉ còn có mấy mẩu giấy để đảm bảo cho nhữag khoản vay của họ, nhưng với trường hợp của tôi thì ngân hàng họ đã có giấy tờ đem ký quỹ khách sạn từ trước rồi nên chả làm thế nào được. Vì thế đến khi tôi sập tiệm thì họ đã lập tức chiếm hữu các khách sạn. Bọn họ có cho tôi biết là sẽ bán công ty này đi, càng nhanh càng tốt.

- Thế là điên rồ. HỌ sẽ chả thu về được gì vào lúc này, còn nếu họ ủng hộ chúng ta qua được cơn khó khăn này,. chúng ta sẽ cho họ thấy đầu tư có lãi cho mà coi.

Tôi biết anh làm được, Abel. Nhưng họ đã có kinh nghiệm với tôi trong quá khứ rồi nên không chịu. Tôi đã đến gặp họ giới thiệu về anh, và còn bảo họ tôi sẽ tập trung sức vào công ty này nếu được họ ủng hộ.

Nhưng họ không thèm quan tâm nữa. HỌ chỉ còn coi tôi như một lìoại ngớ ngẩn mới vào nghề chẳng biết làm ăn gì nữa và cũng không còn vốn liếng gì. Trời ơi, tôi mà có cơ hội quay lại được, tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó nữa. Bây giờ đây, điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là uống cho say đi. Vì tôi hết rồi, không còn xu nào nữa, phá sản rồi.

Thế là tôi cũng hết, - Abel chậm rãi nói.

- Không, anh bạn ơi, anh còn cả một tương lai trước mặt. Bất cứ ai tiếp quản công ty này cũng không thể làm gì được nếu không có anh.

- ông quên rằng tôi có 25 phần trăm tài sản công ty

Davis Leroy trừng trừng nhìn anh. RÕ ràng là ông ta đã quên đi điều đó.

- ôi Lạy Chúa! Tôi có biết đâu anh đã bỏ hết tiền vào cơ nghiệp của tôi như thế, Abel? - Giọng ông ta cảm động.

- BỎ hết, không còn giữ xu nào, - Abel nói. - Nhưng tôi không tiếc đâu, Davis. Thà mất cho một người khôn ngoan còn hơn được với một anh ngốc - Anh lại rót rượu buốc-bông vào cốc mình.

Davis Leroy long lanh nước mắt.

Anh biết không, Abel, anh là người bạn tốt nhất người ta có thể có được trên đời này. Anh chấn chỉnh lại khách sạn này, anh lại bỏ tiền của anh vào đó. Bây giờ tôi làm cho anh sạt nghiệp mà anh không hề phàn nàn một lời nào. Rồi lại còn con gái tôi nó không chịu lấy anh nữa chứ.

- ông không lấy làm phiền lòng việc tôi hỏi cô ấy sao? - Abel nói. Mặc dầu đã có rượu vào người rồi, anh vẫn cứ không tỉn rằng ông ta không trách anh về chuyện đó.

- Cái con bé ngul ngốc ấy nó chả biết phân biệt tốt xấu thế nào. NÓ muốn lấy một anh chàng chủ ngựa nào đó Ở niền Nam mà trong gia phả đã có ba đời làm tướng cơ. Còn nếu lấy một anh nào Ở miền Bắc thì cụ kỵ anh ta đã từng phải là người đầu tiên đến đất này bằng chiếc thuyền MaynOWer mới được. Nếu có anh nào khoe rằng mình có bà con họ hàng đã từng đi trên chiếc thuyền ấy, thì loại thuyền như vậy cũng đã chìm đến một nghìn lần trước khi sang đến đất này rồi. Rất tiếc tôi không có đứa con gái nào khác để gả cho anh. Abel. Chưa từng có ai phục vụ tôi trung thành hơn anh được. CÓ anh là một thành viên trong gia đình thì tôi cũng tự hào. Anh với tôi cùng cộng tác với nhau thì thành một cánh rất mạnh đấy, tuy nhiên tôi nghĩ một mình anh cũng đủ đánh bại cả đám họ rồi. Anh còn trẻ, phía trước anh còn đủ mọi thứ.

Mới hai mươi ba tuổi mà Abel bỗng cảm thấy mình rất già.

- Cám ơn ông đã tin cậy tôi và tâm sự như thế, Davis - anh đáp. Vả lại, ai cần quái gì đến cái thị trường chứng khoán ấy? ông biết không, ông là người bạn tốt nhất tôi chưa từng có đấy. - Rượu đã bắt đầu nói.

Abel rót cho mình một cốc buốc-bông nữa và nốc cạn. Đến gần sáng thì hai người đã làm hết cả hai chai rượu. Lúc Davis ngủ thiếp đi Ở ghế thì Abel cố gượng dậy đi xuống tầng mười, cởi quần áo rồi lăn ra giường Anh đang ngủ say thì có tiếng đập cửa thình thình. Đầu anh quay cuồng nhưng tiếng đập cửa vẫn tiếp tục mỗi lúc một to hơn. Anh lật đật đứng dậy được và lê bước ra cửa. ĐÓ là chú nhỏ sai vặt của

khách sạn.

- Mau lên, ông Abel, ông xuống mau lên, - chú bé vừa nói vừa chạy xuống hành lang.

Abel khoác vội chiếc áo ngủ lên người, xỏ chân vào đôi đép rồi lảo đảo chạy theo, chú bé đang giữ cửa thang máy cho anh bước vào.

Mau lên, ông Abel,- chú bé lại nói.

- Đi đâu vội thế- Abel hỏi. Đầu óc anh vẫn còn quay cuồng. Thang máy từ từ xuống nhà. Anh chợt nhớ ra cuộc nói chuyện hồi đêm. CÓ lẽ bây giờ ngân hàng đến tịch thu khách sạn đây.

- CÓ một người nhảy ra ngoài cửa sổ.

- Khách à? Abel tỉnh ngay người.

- Vâng, có lẽ thế, - chú bé nói. - Nhưng tôi không chắc lắm.

Thang máy xuống đến tầng cuối. Abel vội đẩy cửa sắt và chạy ra đường. Cảnh sát đang có mặt Ở đây.

Giá không trông thấy chiếc áo kẻ sọc sặc sỡ kia thì anh không nhận ra người đó là ai. Một viên cảnh sát đang lấy những chi tiết cua vụ tai nạn. Một người mặc thường phục bước đến chỗ Abel.

ông là quản lý?

- Vâng, chính tôi.

ông có thể biết được người này là ai không?

- Tôi biết, - Abel đáp, lưỡi hơi líu.- Tên ông ta là Davis Leroy.

ông có biết ông ta Ở đâu đến và chúng tôi làm thế nào liên lạc với người thân của ông ta được?

Abel ngoảnh đi không dám nhìn vào thân thể ông ta đã bị dập nát hết. Anh ta trả lời như chiếc máy.

ông ta Ở Dallas, có cô Melanie Leroy là con gái ông ta. CÔ ấy là sinh viên đang sống trong khu học xá của Đại học Chicago.

- Được Chúng tôi sẽ cho người đến gặp cô ta ngay.

- Không, ông đứng làm thế. Để tôi đích thân đi gặp cô ấy Abel nói.

- Cảm ơn ông. Không phải do người lạ báo tin thì như vậy tốt hơn.

- Thật là một điều khủng khiếp, mà không cần thiết phải làm thế này,- Abel nói và liếc nhìn lại thân thể người bạn.

- Ngày hôm nay, đây là vụ thứ bảy Ở Chicago đấy,- viên sĩ quan nói và gập cuốn sổ nhỏ lại. - Chúng tôi sẽ còn cần phải kiểm tra lại phòng ông ta nữa. ông đừng cho ai thuê căn phòng ấy nếu chúng tôi chưa có lệnh nhé.

Vâng, tùy ông.

Viên cảnh sát bước ra chiếc xe cứu thương.

Abel nhìn mấy người khiêng cáng nhặt cái xác của Davis Leroy Ở vỉa hè lên. Anh thấy lạnh run người, khuỵu đầu gối xuống và trong bụng đau dội lên. Lại một lần nữa anh mất đi một người bạn gần gũi nhất.

CÓ lẽ, nếu mình uống ít đi và suy nghĩ thêm một chút thì đã cứu sống được ông ấy rồi. Anh gượng đứng dậy trở về phòng, tắm nước lạnh thật lâu rồi lóng ngóng mặc quần áo vào. Anh gọi mang đến cốc cà phê đen.

Uống xong, anh miễn cưỡng bước lên phòng đặc biệt rồi mở cửa. Ngoài hai chai rượu buốc-bông đã uống cạn, trong phòng không có một tí đấu hiệu gì nói lên cái thảm cảnh đã diễn ra trước đây ít phút. Rồi anh thấy trên chỉếc bàn Ở đầu giường có mấy bức thư.

Giường vẫn còn để nguyên, chưa ai nằm. Một bức thư gửi cho Melame. Bức thư thứ hai gửi cho một luật sư Ở Dallas. Và một bức thứ ba gửi Abel. Anh xé thư ra xem, nhưng hầu như không dám đọc những lời nói cuối cùng của Davis Leroy. Thư viết:

,,Abel thân mến,

Sau khi ngân hàng quyết định như vậy, tôi chỉ còn một cách này thôi. Tôi không còn gì để sống. Làm lại từ đầu thì tôi đã già quá rồi. Tôi muốn anh biết là tôi tin rằng anh là người duy nhất có thể làm được điều gì đó thoát khỏi tình trạng rắc rối ghế gớm này.

Tôi đã viết lại một chúc thư trong đó để lại cho anh cả 75 phần trăm chứng khoán của công ty Richmond.

Tôi biết cái đó bây giờ vô dụng, nhưng nó sẽ đảm bảo cho anh với cương vị là người chủ hợp pháp của công ty. Anh đã có can đảm mua 25 phần trăm cổ phần bằng tiền của anh, thì anh có quyền xem xét sẽ mặc cả với ngân hàng như thế nào. Tôi để tất cả những gì còn lại cho Melanie, kể cả ngôi nhà. Chỉ có anh là người báo tin cho nó biết thôi. Đừng để cảnh sát nói.

Tôi sẽ rất tự hào nếu có anh là con rể đấy

Bạn anh,

Davis"

Abel đọc đi đọc lại bức thư rồi gấp lại cẩn thận cất vào ví.

Vào cuối buổi sáng hôm đó anh đến học xá và tìm cách báo tin một cách nhẹ nhàng cho Melame biết.

Anh ngồi trên ghế mà lúng túng mãi không biết nói gì thêm sau khi báo tin ấy. Nhưng cô nghe tin ấy với vẻ rất bình tĩnh, dường như cô đã biết trước chuyện sẽ xảy ra mặc dầu cô không che giấu được nỗi xúc động. CÔ không khóc trước mặt Abel, có lẽ để anh về rồi cô sẽ khóc.

Lần đầu tiên trong đời, anh cảm thấy thương xót cho cô.

Abel trở về khách sạn. Anh quyết định không ăn bữa trưa và bảo người phục vụ chỉ đem lên cho anh một cốc nước cà chua trong khi anh mở xem các thư từ gửi đến. CÓ một lá thư của Curtis Fenton thuộc ngân hàng Continental. Anh chắc ngày hôm nay sẽ có nhiều thư lắm. Fenton có nhận được lời khuyên của một ngân hàng Boston tên là Kane và Cabot, và họ sẵn sàng nhận trách nhiệm về tài chính đối với Công

ty Richmond. Lúc này, công việc kinh doanh vẫn cứ nên tiếp tục như thường, chờ đến khi nào có thể họp với ông Davis Leroy để bàn về số nhận các khách sạn trong công ty đã. Abel ngồi nhìn những chữ trong lá thư ấy, rồi sau khi uống hết cốc nước cà chua nữa, anh thảo một bức thư cho chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, một ông Alan Lloyd nào đó. Năm ngày sau, anh nhận được thư trả lời yêu cầu anh đến dự một

cuộc họp Ở Boston vào ngày 4 tháng giêng để thảo luận việc thanh toán công ty với một ông giám đốc chuyên lo về những vụ phá sản. Trong khi chờ đợi, ngân hàng sẽ có thể tìm hiểu thêm được về cái chết bất ngờ và bi thảm của ông Leroy.

Cái chết bất ngờ và bi thảm ư? Vậy ai gây ra cái chết ấy? Abel bỗng thốt lên rất to. Anh nhớ lại câu nói của Davis Leroy lúc trước: "Tôi mà có cơ hội quay lại được tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó cho mà coi

- ông đừng lo Davis. Tôi sẽ làm việc đó cho ông, - Abel nói.

Trong những tuần cuối năm đó, Abel điều khiển các hoạt động của khách sạn công ty Richmond Continental một cách rất chặt chẽ, từ nhân viên đến giá cả và cố làm sao cho không bị chìm thêm nữa.

Anh không thể không nghĩ đến mười khách sạn kia trong công ty bây giờ tình hình ra sao. Nhưng dù nghĩ đến anh cũng không có thì giờ tìm hiểu. Vả lại cũng không phải là trách nhiệm của anh nữa.

Ngày 4 tháng Giêng năm 1939, Abel Rosnovski đến Boston,anh đi từ ga xe lửa đến ngân hàng Kane và Cahot bằng xe tắc xi và đến trước giờ hẹn ít phút. Anh ngồi Ở phòng tiếp khách, phòng này rộng hơn và trang hoàng đẹp hơn bất cứ phòng ngủ nào Ở khách sạn Richrllol Chicago. Anh ngồi đọc tờ Nhật báo phố Wall. TỜ báo toàn nói cái điệu như năm một ngàn chín trăm ba mươi sẽ là năm làm ăn khấm khá hơn. Anh không tin . Một người đàn bà cỡ trung niên có vẻ nghiêm nghị bước vào phòng.

- ông Kane sẽ gặp ông bây giờ, thưa ông Rosnovski.

Abel đứng dậy theo bà qua dẫy hành lang dài vào một căn phòng nhỏ lát gỗ sồi có chiếc bàn lớn bọc da.

Ngồi đằng sau bà là một người đàn ông to lớn, đẹp trai mà Abel đoán cũng chạc tuổi mình. Mắt anh ta cũng ánh như mắt Abel. Trên tường phía sau anh ta là một bức tranh chân dung của một người lớn tuổi hơn, nét mặt giống với người trẻ tuổi ngồi dưới. ĐÓ hẳn là bố anh ta, Abel nghĩ bụng. Nhìn anh ta, Abel đã nghĩ ngay là với vụ suy thoái này, anh ta vẫn sẽ sống sót được. Ngân hàng thì muốn thế nào họ cũng vẫn có lợi.

- Tên tôi ìà Wilham Kane, - người trẻ tuổi ngồi sau bàn đứng dậy chìa tay ra. - Xin mời ông ngồi, ông Rosnovski.

Cảm ơn ông, - Abel đáp.

Wilìiam nhìn kỹ con người nhỏ bé trong bộ quần áo không vừa với anh ta lắm nhưng có đôi mắt rất cương nghị.

- CÓ lẽ ông cho phép tôi nói ngay đến tình hình gần đây nhất theo chỗ chúng tôi hiểu - nhà ngân hàng mắt xanh nói.

- Vâng, tất nhiên.

- Cái chết bi thảm và quá sớm của ông Leroy...- William nói với một vẻ không tự nhiên lắm.

Phải, do sự bất nhã của các ông đấy, Abel nghĩ bụng.

- hình như đã đặt ông vào tình thế phải quản công ty Richmond này cho đến khi nào ngân hàng chúng tôi tìm được người mua những khách sạn ấy.

Mặc dầu bây giờ cả trăm phần trăm cổ phần của công ty đều đã mang tên ông nhưng toàn bộ tài sản đó, dưới dạng mười một khách sạn, đều đã được ông Leroy trước đây thế chấp để vay của ngân hàng hai triệu đô la, do đó về mặt pháp lý đã là tài sản của chúng tôi. Như vậy ông không còn trách nhiệm gì với những khách sạn ấy nữa. Nếu như bây giờ ông muốn hoàn toàn tách mình ra khỏi những hoạt động này, thì tất nhiên chúng tôi cũng rất thông cảm.

Một kiểu gợi ý rất xúc phạm đây, Wilham nghĩ bụng, nhưng đằng nào thì cũng phải nói ra.

Còn Abel thì nghĩ: đây là kiểu mà bất cứ anh chủ ngân hàng hàng nào cũng làm, hễ có vấn đề khó khăn là rũ tuột ngay.

William Kane nói tiếp.

Trong khi chờ đợi thanh toán số tiền hai triệu đô la nợ ngân hàng, tôi e rằng chúng tôi phải xét đến những tài sản khác của ông Leroy coi như không đủ để trả nợ. Chúng tôi Ở ngân hàng này rất hoan nghênh việc dính líu của riêng ông đến công ty, và chúng tôi chưa làm gì đụng đến các khách sạn ấy trước khi có dịp nói chuyện trực tiếp với ông. Chúng tôi nghĩ có lẽ ông có thể biết đến người nào đó có ý mua lại những tài sản này, như nhà cửa, đất đai, và bản thân công việc kinh doanh kia cũng là một tài sản có giá trị.

- Nhưng không đủ giá trị để ông ủng hộ tôi chứ gì,- Abel nói.- Anh đưa tay lên vuốt mớ tóc đen rậm của mình. - ông sẽ cho tôi một thời gian bao nhiêu lâu để tìm người mua?

William ngập ngừng một lúc vì anh trông thấy chiếc vòng bạc Ở cổ tay Abel Rosnovski. Anh đã có trông thấy chiếc vòng bạc đó một lần rồi, nhưng không thể nhớ ra là đã thấy Ở đâu.

- Ba mươi ngày. ông nên nhớ rằng hiện nay hàng ngày ngân hàng vẫn phải chịu đựng những mất mát của mười trong số mười một khách sạn ấy. Chỉ có Chicago Richmond là có lãi chút ít thôi.

- Nếu ông cho tôi thêm thời gian và ủng hộ tôi, ông Kane, tôi sẽ làm cho tất cả eác khách sạn đó kinh doanh có lãi. Tôi biết là tôi làm được, - Abel nói. - Chỉ cần ông cho tôi một cơ hội để tôi chứng minh điều đó.- Abel thấy mình như nghẹn họng, không nói được hết lời

- Mùa thu năm ngoái khi ông Leroy đến gặp chúng tôi cũng đã đảm bảo với ngân hàng như vậy.. - Wiìham nói.- Nhưng thời buổi bây giờ khó khăn lắm.

Không thể nói trước là kinh doanh khách sạn sẽ phất lên được, mà chúng tôi thì không phải những người chuyên việc khách sạn, thưa ông Rosnovski. Chúng tôi chỉ là những nhà ngân hàng.

Albel đã bắt đầu thấy bực mình với cái "thằng ranh con" ăn mãc lịch sự này. Davis nói đúng thật. - Cũng là khó khăn với các nhân viên khách sạn của tôi nữa đấy - anh nói.- ông tưởng tượng bây giờ bán những khách ấy đi thì họ còn sống nhờ vào đâu được?

- Tôi e rằng đó không phải trách nhiệm của chúng tôi ông Rosnovski ạ. Tôi phải hành động cho lợi ích tốt nhất của ngân hàng vậy thôi.

Lợi ích tốt nhất của chính ông chứ, ông Kane?- Abel nói lại, giọng gay gắt.

Anh chàng kia đỏ mặt.

ĐÓ là một ý kiến không công bằng, ông Rosnovski ạ nếu như không thông cảm với những khó khăn của ông thì tôi sẽ rất lấy làm giận đấy.

- Rất tiếc là ông không kịp thời thông cảm với ông Davis Leroy, - Abel nói. - Nếu được thông cảm thì đã không có chuyện. ông Kane, chính ông đã giết chết ông ấy. chính ông đã đẩy ông ấy đến chỗ phải nhẩy ra ngoài cửa sổ, ông và những đồng nghiệp của ông chỉ việc ngồi yên phận Ở đây trong khi chúng tôi phải lăn lưng ra mà làm để đảm bảo cho các ông có thể khi thuận tiện thì kiếm bở còn khi không thuận tiện thì đè đầu đè cổ người ta chứ gì?

William cũng đã nổi nóng. Tuy nhiên, anh không biểu lộ ra ngoài mặt như Abel Rosnovski.

- Kiểu bàn bạc như thế này thì chẳng đưa chúng ta đến đâu được, ông Rosnovski. Tôi cần báo trước để ông biết nếu trong vòng ba mươi ngày ông không kiếm ra được người mua, thì buộc chúng tôi sẽ phải đưa các khách sạn ra công khai bán đấu giá.

Rồi sau đó ông sẽ khuyên tôi tìm vay tiền Ở một ngân hàng khác chứ gì, - Abel mỉa mai. - ông biết tôi là thế nào rồi mà ông vẫn không ủng hộ, vậy ông bảo tôi còn đi đâu nữa

- Tôi e rằng tôi cũng không biết, - Wilham đáp. - Điều đó là hoàn toàn tùy ông. Lệnh của ban giám đốc chúng tôi là giải quyết tài sản này càng nhanh càng tốt và tôi cũng chỉ biết làm như vậy. CÓ lẽ xin ông tiếp xúc với tôi không chậm hơn ngày 4 tháng 2 và cho tôi biết ông đã tìm được người mua chưa. Xin chào ông, ông Rosnovski.

William đứng dậy và lại chìa bàn tay. Lần này, Abel không thèm bắt tay nữa và anh đi thẳng ra cửa.

Willam đứng đó nhăn mặt nhìn theo Abel đã đóng cửa lại. Anh vẫn còn băn khoăn về chiếc vòng bạc kia. Không biết anh đã nhìn thấy nó Ở đâu một lần rồi.

CÔ thư ký trở lại. CÔ ta nói.

- Con người nhỏ bé mà ghê gớm quá.

- Không đâu, không hẳn như thế đâu, - William nói.- ông ta nghĩ rằng chính chúng ta đã giết người bạn đồng sự của ông ta, và bây giờ thì cllúng ta đang giải tán công ty của ông ta mà không đếm xỉa gì đến những người làm ăn Ở đó, chưa kể đến bản thân ông ta là một người tỏ ra rất có năng lực. Phải nói là ông Rosnovski đã rất có lễ độ mặc dầu Ở trong hoàn cảnh như vậy, còn tôi thì phải thú thật là tôi rất lấy làm tiếc thấy ban giám đốc ngân hàng này đã không chịu ủng hộ ông ta. - Anh nhìn lên cô thư ký.

- Cho tôi nói chuyện điện thoại với ông Cohen.

Albel trở về Chicago vào sáng hôm sau, trong lòng vẫn còn bực bội về chuyện Wilham Kane đã đối xử với mình như vậy. Anh không nghe rõ chú bé bán báo rao những gì Ở góc đường vì anh đang gọi chiếc xe tắc xi và trèo lên ngồi Ở phía sau.

- Cho tôi về khách sạn Richmond.

ông có phải nhà báo không?- người lái xe đánh lên phía phố State và hỏi anh.

- Không. Sao ông hỏi thế?- Abel nói.

- Không, vì ông hỏi về Richmond mà. Hôm nay các nhà báo đều đến đó cả.

Abel không thể nhớ ra khách sạn Richmond của mình có định làm gì để thu hút các nhà báo như vậy đâu nhỉ.

Người lái xe nói tiếp:

- Nếu ông không phải nhà báo thì có lẽ tôi đưa ông đến một khách sạn khác chứ?

- Tại sao thế? Abel hỏi lại, ngơ ngác.

Nếu ông về khách sạn đó thì chả ngủ ngon được đâu vì Richmond đă bị cháy trụi rồi còn đâu.

Chiếc xe vừa quay rẽ Ở góc đường thì Abel đã thấy mình đối diện với cảnh khách sạn Chicago Richmond bị cháy trụi. Xe cảnh sát, xe cứu hỏa, gỗ ván bị cháy đen với nước tràn trề cả ngoài đường phố. Anh bước ra ngoài xe nhìn những gì còn lại của căn nhà đầu đàn của công ty Davis Leroy.

Người Ba Lan thường khôn ngoan tỉnh táo sau khi tai vạ đã xảy ra rồi, Abel nghĩ bụng và nắm chặt tay đấm mạnh vào bên chân thọt của anh. Anh không thấy đau, vì chẳng còn lại gì để mà thấy đau nữa.

- Bọn khốn nạn?- anh thét to lên. - Tao đã chịu đựng còn hơn thế này nữa cơ. Nhưng rồi tao sẽ diệt từng đứa chúng mày cho mà coi. Từng thằng Đức, thằng Nga, thằng Thổ Nhĩ Kỳ, thằng vô lại Kane, và bây giờ đến cả cái này nữa. Tao sẽ diệt hết. Không ai giết được Abel Rosnovski đâu.

Người phó quản lý trông thấy Abel đang hoa chân múa tay bên chiếc xe tắc xi vội chạy đến. Abel cố tỏ ra bình tĩnh.

Mọi người chạy ra được an toàn chứ? - anh hỏi.

- Vâng, lạy Chúa. Khách sạn gần như không có khách, vì vậy chạy thoát ra được không có vấn đề gì lắm. Chỉ một vài người hơi bị xây xát và bị bỏng, đã được đưa đến bệnh viện. Nhưng ông không có gì đáng phải lo đâu.

- Tốt. ít ra cũng yên tâm được về chuyện đó. Tạ ơn Chúa, khách sạn đã được bảo hiểm cẩn thận, tôi nhớ hình như trên một triệu đô la. Chúng ta rất có thể biến cái tai vạ này thành ra có lợi được đấy.

- Nếu đúng như báo chí sáng nay đã nói thì không được đâu

- Anh nói vậy là sao?- Abel hỏi.

- CÓ lẽ tự ông nên đọc xem trong đó nói gì thì hơn, ông chủ ạ, - người phó quản lý đáp.

Abel bước đến quầy bán báo gần đó, bỏ ra hai xu mua số báo mới nhất của tờ Diễn đàn Chicago. Dòng chữ lớn Ở trang đầu đã đủ nói lên hết cả:

KHÁCH SẠN RICHMOND BỐC CHÁY - CÓ THỂ DO CỐ Ý ĐỐT PHÁ

Abel lắc đầu tỏ ra không tin. Anh đọc đi đọc lại dòng chữ đó.

- Còn có gì xảy ra hơn thế được?- anh lẩm bẩm.

ông có chuyện gì không thế?- chú bán báo hỏi.

- Hơi một tí thôi,- Abel đáp và quay lại người phó quản lý.

- Ai phụ trách điều tra của cảnh sát?

- Viên sĩ quan đang đứng tựa vào xe cảnh sát kia kìa, - người phó quản lý nói và chỉ tay ra phía một người cao gầy có cái đầu hói. - Tên ông ta là Trung úy O Malley.

- Được rồi,- Abel nói.- Bây giờ ông cho tất cả nhân viên sang khu nhà phụ đi. Mười giờ sáng mai tôi sẽ đến gặp tất cả mọi người. Còn trước đó ai muốn tìm tôi thì đến nhà hàng Stenvens. Tôi sẽ Ở đây cho đến khi nào điều tra ra vụ này.

- Như thế cũng được.

Abel bước ra chỗ Trung úy O Malley tự giới thiệu.

Viên cảnh sát cao gầy hơi cúi xuống bắt tay Abel. A, ông cựu quản lý biến đi đâu mất bây giờ mới về nhìn cảnh tan hoang đây.

- ông sĩ quan, tôi không thấy đó là chuyện đáng đùa,- Abel nói.

- xin lỗi, - ông ta nói.- Đúng là không có gì đáng đùa. Khiếp, mất cả một đêm dài. Ta đi uống cái gì chứ.

Viên cảnh sát cầm lấy khuỷu tay Abel và đưa anh qua Đại lộ Michigan đến một hiệu ăn Ở góc đường.

Trung úy O Malley gọi hai cốc sữa trứng. Abel cười khi anh thấy người ta để trước mặt cốc sữa đã đánh lên thành bọt trắng xoá. Từ bé đến giờ, đây là lần đầu tiên anh ăn sữa trứng đánh thành bọt.

- Tôi biết thế này là ngộ lắm. Mọi người trong thành phố đều phá luật và họ đều uống rượu buốc-bông với uống bia, - viên cảnh sát nói,- vì vậy phải có người uống cái khác chứ. Dù sao, luật cấm uống rượu cũng chẳng thể cấm mãi được. Rồi sau đây

chắc tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, vì bọn cướp sẽ phát hiện ra là tôi chỉ thích có sữa đánh trứng thôi.

Abel lại cười.

- Bây giờ nói đến những vấn đề của ông, ông Rosnovski. Trước hết tôi phải nói ngay là ông sẽ chẳng có tí hy vọng gì giành được tiền bảo hiểm cho khách sạn đó đâu. Các nhà chuyên gia chữa cháy đã đi xem xét kỹ lưỡng tất cả những chỗ còn lại của toà nhà và họ phát hiện ra đâu đâu cũng sặc mùi dầu lửa.

Mà người ta cũng không thèm giấu nó nữa cơ. chỉ cần một que diêm đủ cho cả tòa nhà cháy bùng lên rồi.

- ông có nghĩ là ai gây ra chuyện này không? Abel hỏi.

- Xin ông để tôi hỏi. ông có nghĩ về chuyện ai có thù hằn gì với khách sạn hoặc với cá nhân ông không?

Abel ậm ừ nói.

- CÓ đến năm chục người, ông ạ. Hồi mới đến đây, tôi đã thanh toán cả một bọn sâu mọt. Nếu ông cần, tôi có thể cho ông cả danh sách.

CÓ lẽ tôi sẽ cần đến, nhưng cứ theo như người ta nói Ở quanh đó thì có thể tôi cũng không cần đến, -

viên trung úy nói.- Tuy nhiên, nếu ông có được một thông tin gì chắc chắn thì ông cứ cho tôi biết, ông Rosnovski. ông cần cho tôi biết, vì tôi nói để ông liệu là ông có rất nhiều kẻ thù Ở ngoài kia lắm đấy, ông ta vừa nói vừa chỉ tay ra ngoài phố.

- ông nói vậy là sao?- Abel hỏi.

CÓ người nói chính ông làm chuyện đó vì ông đã mất hết tiền vào vụ phá sản vừa rồi, và bây giờ ông cần đến tiền bảo hiểm.

Abel đang ngồi đứag vụt dậy.

- Bình tĩnh, bình tĩnh. Tôi biết cả ngày hôm đó ông Ở Boston, và điều quan trọng nữa là Ở Chicago người ta biết ông xây dựng khách sạn thì có chứ đốt phá thì không. Nhưng chắc chắn là đã có người đốt khách sạn Richmond và thế nào tôi cũng tìm ra được tên đó. Bây giờ thì hãy cứ để đó đã.- ông ta đứng dậy.- Để tôi trả tiền sữa trứng, ông Rosnovr ki. Tương lai thế nào cũng có lúc tôi nhờ đến ông.

Hai người cùng đi ra cửa. Viên cảnh sát cười với cô gái ngồi Ở quỹ thu tiền. ông khen cô có - đôi chân đẹp nhưng chỉ tiếc cho váy của cô theo mốt mới lại hơi quá dài. ông ta đưa cho cô đồng năm mươi xu và nói.

CÔ em glữ lấy tiền lẻ nhé.

- Cảm ơn ông lắm, - cô gái nói.

- Chả ai khen tôi được một câu,- vlên trung úy nói.

Abel lại cười, lần này là lần thứ ba. Trước đây một tiếng đồng hồ, anh không nghĩ là mình còn có thể cười được nữa.

Lúc ra đến cửa, viên trung úy nói tiếp:

- Nhân đây, xin nói để ông biết là công ty bảo hiểm đang cho người tìm ông. Tôi không nhớ tên hắn ta, nhưng tôi chắc thế nào hắn cũng sẽ tìm ông. ông đừng vội thù ghét gì hắn nhé, vì nếu như hắn tưởng ông có dính líu đến vụ này thì ai mà trách hắn được?

ông cứ liên lạc với tôi nhé, ông Rosnovski, tôi sẽ còn cần nói chuyện với ông nữa đấy.

Abel nhìn viên trung úy đi lẫn vào đám đông đứng đó rồi anh. chậm chạp đi về phía khách sạn Stevells thuê phòng -ngủ lại đêm. Viên tiếp tân của khách sạn vốn đã ghi tên phần lớn những người Ở Richmond chạy sang, không khỏi mỉm cười thấy cả đến quản lý của khách sạn ấy cũng phải chạy sang đây nữa.

Vào đến trong phòng, Abel ngồi xuống viết một bức thư chính thức gửi cho William Kane, kể lại tất cả những chi tiết nào đó anh có thể biết được về vụ cháy. Trong thư anh cũng nói muốn nhân lúc được . tự do một cách không ngờ này đi một tua thăm .các khách sạn khác của công ty. Abel thấy mình chả nên nán lại Chiacago làm gì với đống tro tàn Richmond này và với hy vọng có ai đến cứu cho anh thoát được cái xui xẻo Ở đây

Sáng hôm sau , sau một bữa ăn sáng thịnh soạn Ở Stenvens, Abel bao giờ cũng thấy dễ chịu trong một khách sạn được quản lý tử tế, anh đi bộ đến ngân hàng Contineltal gặp Curtis Feutơn đề nói lại cho ông ta nghe về thál độ của ngân hàng Kane và Cabot, nói cho đúng hơn là thái độ của William Kane. Mặc dầu Abel nghĩ yêu cầu này là vô lý nhưng anh vẫn nêu lên ý kiến là sẽ tìm người mua lại công ty Richmond với giá 2 triệu đô la.

- Vụ cháy đó chả giúp gì được cho chúng ta, nhưng tôi sẽ xem có thể làm gì được không, Fenton nói với vẻ tích cực hơn là Abel tưởng.- Hồi ông mua 24 phần trăm cổ phần của bà Leroy, tôi đã bảo những khách sạn đó là vốn hếng có giá trị và ông làm như vậy là đúng. Mặc dầu có chuyện phá sản vừa rồi, tôi vẫn không nghĩ khác đâu, ông Rosnovski. Tôi đã theo dõi việc ông quản lý khách sạn gần hai năm nay rồi, nếu

là cá nhân tôi quyết định thì tôi sẽ ủng hộ ông, nhưng tôi e rằng ngân hàng này sẽ không đồng ý cứu cho Công ty Richmond đâu. Chúng tôi biết tình hình tài chính của Công ty này từ lâu rồi, nên không tin tưởng lắm. Bây giờ lại thêm vụ cháy đó càng khó. Tuy nhiên, tôi vẫn còn có một số quan hệ với bên ngoài nên tôi sẽ xem họ có thể giúp được gì. Trong thành phố này có lẽ ông còn có nhiều người khâm phục ông

hơn là ông tưởng, ông Rosnovski.

Sau khi nghe mấy lời bình luận của Trung úy O Melley, abel nghĩ bụng không biết mình còn có bạn nào Ở Chicago nữa không. Anh cảm ơn Curtis Fenton, rồi trở ra quầy rút 5.000 đô la trong tài khoản của khách sạn. Cả buổi sáng hôm đó, anh Ở lại trong khu

nhà phụ của Richmond. Anh trả cho mỗi nhân viên hai tuần lương và bảo họ có thể tiếp tục Ở lại trong nhà này ít nhất một tháng hoặc cho đến khi nào kiếm được việc khác Rồi anh trở lại khách sạn Stenvens, gói ghém ít quần áo mới phải mua thêm vì số cũ đã bị cháy hết, và chuẩn bị đi một tua thăm các khách sạn khác của Công ty Richmond.

Anh đánh chiếc xe Buick vừa mua trước khi có vụ thị trường chứng khoán đổ sụp, đi về phía Nam và bắt đầu bằng khách sạn Richmond Ở St. Louis. Chuyến đi quanh các khách sạn của công ty mất gần bốn tuần.

Mặc dầu nơi nào cũng yếu kém và làm ăn thua lỗ cả, nhưng trong cách nhìn của Abel thì không nơi nào đến nỗi tuyệt vọng. Ở đâu cũng đều có địa điềm rất tốt có nơi thậm chí khách sạn Ở chỗ tốt nhất trong thành phố. ông già Leroy ngày xưa rõ ràng là có con mắt tinh đời hơn ông con, Abel nghĩ bụng. Anh kiểm tra lại cẩn thận chính sách bảo hiểm của từng khách sạn, đều không thấy có vấn đề gì. Cuối cùng anh đến

khách sạn Richmond Ở Dallas và anh có thể tin chắc được một điều, đó là bất cứ ai mua được công ty này với giá hai tnệu đô la thì sẽ có lợi vô cùng. Anh ước gì mình có được cơ hội này, vì anh biết rõ cách làm thế nào cho công ty được phát đạt.

Về đến Chicago, anh lại đến khách sạn Stenvens. Ở đây có nhiều thư đang đợi anh. Trung úy O Maliey muốn được gặp anh. Cả William Kane, Curtis Fenton và cuối cùng là một ông Henry Osborne nào đó.

Abel bắt đầu bằng luật pháp đã. Anh nói chuyện điện thoại với O Malley và hẹn gặp ông ta Ở Đại lộ Michigan. Abel ngồi trên một chiếc ghế quay lưng vào quầy nhìn ra cái vỏ cháy đen của Khách sạn Richmond và chờ viên Trung úy. O Malley đến muộn

vài phút nhưng không xin lỗi, ông ta ngồi luôn xuống ghế bên và xoay người sang nhìn Abel.

- Tại sao ta phải gặp nhau thế này nữa?- Abel hỏi. ông còn nợ tôi đấy, - viên Trung úy nói. Ở Chicago này, ai còn nợ O Malley một cốc sữa trứng thì không chạy đi đâu được.

Abel gọi hai cốc, một cốc to và một cốc thường.

- ông tìm ra điều gì không? Abel hỏi và đưa ống hút sữa cho ông ta.

- Bọn anh em bên cứu hỏa nói đúng đấy, đây là vụ cố ý đốt Chúng tôi đã bắt giam một gã tên là Desmond Pacey, sau mới biết hắn là người quản lý cũ của Richmond. ĐÓ là vào hồi ông, phải thế không?

CÓ lẽ như vậy, - Abel nói.

- Tại sao lại có lẽ?- viên Trung úy hỏi.

- Tôi cho đuổi Pacey về tội giả mạo hóa đơn khách sạn. lão ta dọa sẽ trả thù tôi. Tôi thì tôi không quan tâm, vì đời tôi đã có quá nhiều chuyện đe dọa như vậy rồi, cho nên những loại người như Pacey có dọa mấy tôi cũng không coi vào đâu.

ấy thế mà chúng tôi phải coi chừng lão ta đấy. Cả bên cơ quan bảo hiểm nữa. Tôi được nghe là họ sẽ không trả một xu nào nếu không chứng minh được rằng giữa Pacey với ông không có sự đồng lõa gì với nhau trong vụ đốt này.

- Bây giờ tôi cũng chỉ cần có thế, - Abel nói.- Làm sao ông biết chắc rằng đó là Pacey?

Ngay trong ngày xảy ra vụ cháy, chúng tôi đã tìm ra lão ta Ở khu thương tật trong bệnh viện thành phố.

Chúng tôi chỉ cần hỏi qua bệnh viện cho biết tên từng người đã vào bệnh viện hôm đó vì bị bỏng thôi. May làm sao - trong nghề cảnh sát chúng tôi thường gặp may thế đấy vì chẳng phải tất cả chúng tôi đều là Sherlock Holmes cả đâu - có bà vợ của một viên thượng sĩ nghe nói đến tên lão ta đã biết ngay đó là người quản lý cũ của khách sạn Richmond, vì bà ta đã từng làm Ở đó rồi. Dù không biết chuyện đó thì tôi

cũng vẫn có thể tìm ra được, vì nó đã rõ như hai với hai là bốn. Lão ta đã nhanh chóng khai ra ngay, hình như lão ta chẳng ngại gì chuyện bị giam cả, coi như trả thù được như thế là sướng rồi. Chỉ mới trước đây ít lúc thôi, tôi vẫn chưa xác định được ông ta trả thù như thế để làm gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu rồi, tuy tôi không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Vậy là coi như chuyện đó đến đây kết thúc, ông Rosnovski ạ.

Viên Trung úy lại ngậm vào ống hút cạn sữa trong cốc

- ông làm cốc nữa nhé, - Abel hỏi.

Thôi, tôi đủ rồi. Tôi còn nhiều việc trong ngày hôm nay lắm.- ông ta đứng dậy.- Chúc ông may mắn, ông Rosnovski. Nếu ông có thể chứng minh với cơ quan bảo hiểm là ông không dính líu gì đến Pacey thì ông sẽ đòi được tiền đấy. Nếu vụ này đưa ra tòa thì tôi sẽ làm mọi cách để giúp ông nếu được. ông cứ liên lạc với tôi nhé.

Abel nhìn ông ta đi khuất sau cửa. Anh cho cô phục vụ một đô la rồi bước ra ngoài hè và đứng nhìn vào khoảng không, khoảng không trước đây gần một tháng là Khách sạn Richmond. Rồi anh quay mình đi trở về khách sạn Stenvens.

Lại một bức thư nữa của Henry Osbome, mà trong thư này anh vẫn chưa biết được người đó là ai. Chỉ còn một cách để tìm hiểu. Abel gọi thẳng cho Osbome thì được biết ông ta là thanh tra của Công ty Bảo hiểm Great Western có liên quan đến khách sạn này.

Abel hẹn gặp Osborne vào buổi trưa. Rồi sau đó anh gọi cho William Kane Ở Boston thông báo lại về chuyến đi của anh thăm các khách sạn kia.

- Tôi cũng muốn nói thêm rằng tôi có thể biến những thua lỗ của các khách sạn đó thành lợi nhuận nếu tôi được ông cho thêm thời gian và ủng hộ tôi.

Những gì tôi đã làm được Ở Chicago, tôi sẽ có thể làm được với tất cả khách sạn khác của công ty.

ông có thể làm được đấy, ông Rosnovski, nhưng tôi e rằng sẽ không phải bằng tiền của ngân hàng Kane và Cabot. Tôi cũng xin nhắc để ông nhớ rằng ông chỉ còn ít ngày để tìm người mua thôi đấy. Xin chào ông.

- Thật là một bọn hãnh tiến, - Abel nói nhưng đầu dây đằng kia không còn ai nghe. - Tôi không đáng dùng tiền của các anh được hả? Được rồi, một ngày kia bọn vô lại các anh...

Tiết mục sau trên chương trình nghị sự của Abel là làm việc với người của công ty bảo hiểm Henry Osbome hóa ra là một người cao lớn, bảnh trai, có đôi mắt đen và bộ tóc đen đã đốm bạc. Abel thấy ông ta thoải mái và hợp với tính mình. Ngoài câu chuyện của Trung úy O Malley, Osborne không có ý trả một đồng nào trong khi cảnh sát đang đòi truy tố Desmond Pacey và trong khi chưa có gì chứng thực rằng Abel

không dính líu đến vụ đốt phá này. Henry Osborne xem ra có vẻ rất thông cảm với toàn bộ vấn đề.

Công ty Richmond có đủ tiền xây dựng lại khách sạn không? - Osborne hỏi.

- Chẳng có xu nào, - Abel nói.- Cả công ty đã bị thế nợ, và bây giờ ngân hàng đang thúc tôi phải bán đi đây

- Tại sao lại là ông? - Osborne hỏi.

Abel giải thích đầu đuôi chuyện anh đã mua cổ phần mà không thật sự làm chủ khách sạn như thế này. Henry Osborne nghe có vẻ ngạc nhiên.

- CỐ nhiên tự ngân hàng họ có thể thấy rõ ông đã quản lý khách sạn tốt như thế nào chứ? Mọi nhà kinh doanh Ở Chicago đều biết ông là người quản lý đầu tiên đem lại lợi nhuận cho Davis Leroy. Tôi biết là ngân hàng họ cũng gặp thời buổi khó khăn, nhưng dù như thế đi nữa họ cũng phải biết phân biệt ai là người có thể làm lợi cho mình chứ.

- Không phải ngân hàng này.

- Continental ư?- Osborne nói. - Tôi vẫn thấy ông Curtis Fenton tuy có hơi cứng nhắc nhưng chịu nghe điều phải trái đấy chứ?

- Không phải Continental. Khách sạn nằm trong tay một ngân hàng Ở Boston có tên là Kane và Cabot.

Henry Osborne bỗng tái người và ngồi bệt xuống ghế.

- ông sao thế? - Abel hỏi.

- Không, tôi không sao.

- CÓ lẽ ông cũng biết Kane và Cabot chứ?

- ông giữ kín được không - Henry Osborne hỏi- Được chứ.

Trong quá khứ, công ty chúng tôi đã có một lần làm ăn với họ rồi.- ông ta ngập ngừng một lát. - Và cuối cùng chúng tôi phải đưa họ ra tòa.

- Tại sao thế?

- Tôi không thể tiết lộ cụ thể được. Một chuyện kinh doanh bẩn thỉu đó thôi. Phải nói là một trong những giám đốc ngân hàng ấy đã không hoàn toàn lương thiện và thẳng thắn đối với chúng tôi.

- Người nào thế?- Abel hỏi.

- ông đã làm việc với người nào?- Osborne hỏi.

Một người có tên là Wilham Kane.

Osbome lại có vẻ ngập ngừng.

- ông phải cẩn thận đấy.- ông ta nói.- ĐÓ là một tên đểu giả hạng nhất. Tôi có thể cho ông biết kỹ về hắn ta nếu ông cần, nhưng điều này thì chỉ hoàn toàn có chúng ta biết với nhau thôi.

Tôi chả nhờ cậy gì ông ta đâu,- Abel nói. - Rồi tôi sẽ liên hệ với ông, ông Osborne. Tôi cũng có việc phải thanh toán với ông Kane đó về chuyện ông ta đã đối xử với Davis Leroy.

- Vậy thì ông có thể trông vào sự giúp đỡ của tôi nếu như đó là chuyện liên quan đến William Kane. - Henry Osbome nói. ông ta đứng dậy nói tiếp. - Nhưng điều này chỉ có hai chúng ta biết với nhau thôi nhé. Nếu như tòa án cho thấy rõ ràng chỉ có Desmond Pacey đốt khách sạn thôi và không có ai dính dáng vào đó nữa, thì ngay trong ngày hôm đó công ty sẽ trả tiền bảo hiểm cho ông. Rồi có lẽ chúng ta có thể cùng làm ăn với nhau về những khách sạn khác nữa.

- CÓ thể lắm, - Abel đáp.

Anh sẽ về Stenvens, quyết định ngồi ăn trưa Ở đó xem khách sạn này quản lý nhà ăn như thế nào. CÓ một lá thư đang chờ anh Ở quầy tiếp tân. Một ông David Maxton nào đó muốn hỏi xem Abel có thể cùng ăn trưa với ông ta được không.

David Maxton, - Abel nói to lên. Nhân viên tiếp tân nhìn anh. - Tôi biết ông này là ai đâu?- anh hỏi cô gái Ở đó.

- ông ấy là chủ khách sạn này, thưa ông Rosnovski.

À thế. Xin cô nói giùm với Maxton là tôi sẽ rất lấy làm sung sướng được cùng ăn trưa với ông.- Abel nhìn đồng hồ.- Nhờ cô nói thêm với ông ấy rằng tôi xin đến muộn vài phút nhé.

- Tất nhiên, thưa ông,- cô gái đáp.

Abel vội lên phòng mình thay chiếc áo sơ-mi trắng mới, trong bụng nghĩ không biết David Maxton muốn gì Ở mình.

Lúc Abel đến thì phòng ăn đã chật người. Người trưởng nhóm phục vụ chỉ anh đến một chiếc bàn riêng để trong hốc và đã có ông chủ khách sạn Stenvens ngồi đó rồi. ông ta đứng dậy chào Abel.

Tôi là Abel Rosnovski, thưa ông.

- Vâng, tôi biết,- Maxton nói đúng hơn, tôi được biết tiếng ông. Mời ông ngồi và chúng ta cùng gọi ăn trưa.

Abel phải khen ngợi Stenvens. Mọi thứ, từ ăn uống đến phục vụ đều tốt như Ở khách sạn Plaza vậy. Nếu anh muốn có một khách sạn tốt nhất Ở Chicago thì chắc chắn nó phải hơn khách sạn này mới được.

Người trưởng hầu bàn đem thực đơn đến. Abel xem kỹ bản thực đơn trong tay mình, anh khiêm tốn bỏ qua món đầu khai vị, và chọn ngay món thịt bò, vì anh nghĩ đó là cách tốt nhất và nhanh nhất để xác định xem nhà ăn Ở đây có quan hệ với một cửa hàng thịt tốt hay không. Dayid Maxton không nhìn vào thực đơn, chỉ gọi món cá hồi. Người phục vụ vội bước đi ngay.

- Chắc ông còn chưn hiểu tại sao tôi mời ông đến ăn trưa, phải không ông Rosnovski?

- Tôi đoán, - Abel cười nói,- ông định yêu cầu tôi tiếp quản khách sạn Stenvens này cho ông.

- ông nói rất đúng, ông Rosnovski.

Abel sững người. Bây giờ lại đến lượt Maxton cười.

Mặc dầu người hầu bàn đã đẩy một chiếc xe nhỏ đưa món thịt bò ngon nhất đến bên bàn nhưng họ vẫn không để ý. Người phục vụ chờ. Maxton vắt chanh lên món cá và nói tiếp:

Trong vòng năm tháng nữa, người quản lý của tôi sẽ về nghỉ hưu sau hai mươi năm làm việc rất trung thành, rồi liền sau đó một ít là người phó quản lý cũng về nốt, vì vậy tôi phải tìm người thay thế.

- Tôi thấy chỗ này đã quá tốt rồi, - Abel nói.

- Nhưng tôi vẫn muốn cho tốt hơn nữa, ông Rosnovski. Tôi không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng, - Maxton nói.- Tôi đã theo dõi rất kỹ những hoạt động của ông. Chỉ sau khi ông tiếp quản nhà Richmond vào tay mình thì nơi đó mới được liệt vào hàng khách sạn. Trước đó, nó chỉ là một cái nhà trọ.

Trong vài ba năm nữa, nếu như không có thằng điên nào đó đốt nó đi như vậy thì ông đã là một đối thủ cạnh tranh với Stenvens rồi.

- ông ăn khoai chứ ạ, thưa ông?

Abel nhìn lên một cô phục vụ trẻ rất xinh đẹp. CÔ ta cười nụ với anh.

- Không, cảm ơn cô, - anh nói.- Vâng, thưa ông Maxton, tôi rất hân hạnh về lời nhận xét và cảm ơn về đề nghị vừa rồi của ông.

- Tôi nghĩ làm Ở đây ông sẽ rất hài lòng, ông Rosnovski. Stenvens là một khách sạn được quản lý khá tốt và tôi sẵn sàng trả ông ngay từ đầu mỗi tuần năm mươi đô la cộng với hai phần trăm lợi nhuận.

Tùy ông muốn bắt đầu làm lúc nào cũng được.

Tôi cần có ít ngày để suy nghĩ về đề nghị rất rộng rãi của ông, thưa ông Maxton, - Abel nói. Tôi phải thú thật với ông là đề nghị đó rất hấp dẫn, tuy nhiên tôi còn một số vấn đề với Richmond chưa giải quyết xong.

- ông dùng đậu đũa chứ ạ, thưa ông?- Vẫn cô phục vụ đó và vẫn nụ cười đó.

Khuôn mặt trông thật quen thuộc. Abel tin chắc là mình đã trông thấy cô ta Ở đâu rồi. CÓ lẽ cô ta đã làm việc Ở Richmond rồi chăng.

- vâng, xin cô.

Anh nhìn theo cô ta bước đi. CÔ ta có một cái gì đó là lạ

- Sao ông không Ở lại thêm mấy ngày, coi như khách của tôi.- Maxton nói. - ông Ở lại xem chúng tôi quản lý chỗ này thế nào, như vậy sẽ giúp cho ông quyết định được.

- Điều đó không cần thiết lắm, thưa ông Maxton. Chỉ cần Ở đây một ngày là tôi đã thấy khách sạn được quản lý tốt như thế nào rồi. Cái khó đối với tôi Ở chỗ chính tôi là chủ công ty Richmond.

David Maxton ngạc nhiên.

- Tôi lại không biết điều đó. - ông ta nói. - Tôi cứ yên trí cô con gái của ông Davis Leroy hiện nay là chủ.

- Câu chuyện dài lắm, - Abel nói. Rồi anh giải thích đầu đuôi cho Maxton nghe anh đã đi đến làm chủ những cổ phiếu của công ty như thế nào.

- Vấn đề bây giờ cũng đơn giản thôi, thưa ông Maxton. Cái tôi thực sự muốn làm bây giờ là làm sao kiếm ra hai triêu đô la để xây dựng lại công ty đó cho xứng đáng, tạo ra một cái gì đó có ý nghĩa đối với đồng tiền bỏ ra.

- À ra thế, - Maxton nói và nhìn vào đĩa mình đã ăn xong với một vẻ băn khoăn. Người phục vụ đến dọn đĩa đi.

- Thưa ông dùng cà phê chứ ạ?- Vẫn cô phục vụ ấy. Vẫn nụ cười quen thuộc ấy. Abel bắt đầu cảm thấy lo ngại

- Và ông nói là Curits Fenton của ngân hàng Continental đang tìm người mua cho ông?

Vâng. ông ấy tìm đã gần một tháng nay, - Abel nói.- Thật ra, đến chiều hôm nay thì tôi sẽ biết được ông ta có thành công hay không, tuy nhiên tôi không lạc quan lắm.

- Kể cũng lý thú đấy nhỉ. Tôi không hề biết là công ty Richmond đang tìm người mua. Được hay không ông cũng cho tôi biết nhé.

- Vâng, thưa ông, - Abel đáp.

Ngân hàng hàng Boston còn cho ông bao nhiêu thời gian nữa để kiếm được hai triệu đô la ấy?

- Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, vì vậy cho đến khi tôi báo cho ông biết về quyết định của tôi thì chắc cũng sẽ không lâu đâu.

- Cảm ơn ông, - Maxtin nói. - Tôi vui mừng được gặp ông, ông Rosnovski. Tôi tin chắc là làm việc với ông sẽ thích lắm. - ông ta bắt tay Abel rất nồng nhiệt Trên đường đi ra khỏi phòng ăn, Abel lại thấy cô phục vụ nhìn mình cười. Ra đến chỗ người trưởng nhóm, anh đứng lại và hỏi tên cô ta là gì.

- Thưa ông, rất tiếc là chúng tôi không được phép cho khách biết tên của bất cứ nhân viên nào làm việc Ở đây, đó là chính sách của công ty chúng tôi phải triệt để tuân theo. Nếu ông có điều gì đáng phàn nàn, xin ông cứ việc cho tôi biết cũng được.

- Không phàn nàn gì hết, - Abel nói.- Trái lại, đây là một bữa ăn tuyệt vời.

Vốn đã có sẵn một việc làm khác rồi, Abel đi gặp Curtis Fenton với một tâm lý tự tin hơn. Anh tin chắc là nhà ngân hàng kia chưa tìm được người mua, nhưng anh vẫn vui vẻ đến Continental. Anh thấy thú vị với ý nghĩ được làm quản lý của một khách sạn tốt nhất Chicago. CÓ lẽ anh sẽ biến nó thành một khách sạn tốt nhất nước Mỹ. Anh vừa bước đến ngân hàng đã được người ta mời vào ngay phòng làm việc của Curtis Fenton. Nhà ngân hàng cao và gầy - không biết ông ta ngày nào cũng mặc bộ quần áo ấy hay ông có ba bộ giống nhau? - mời anh ngồi xuống ghế và nở một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bình thường là nghiêm nghị.

ông Rosnovski, rất mừng được gặp lại ông. Nếu ông đến từ sáng sớm nay thì tôi chả có tin tức gì báo Cho ông biết được. Nhưng vừa cách đây một lúc, tôi đã nhận được điện thoại của một nguời quan tâm đến nó.

Abel giật mìth vừa vì ngạc nhiên vừa vì vui mừng. Anh lặng người đi một lát rồi nói:

- ông có thể cho tôi biết đó là ai được không?

- CÓ lẽ không. Người có liên quan ấy ra lệnh cho tôi là phải tuyệt đối giữ kín tên cho, vì việc mua bán này là một chuyện đầu tư riêng có phần nào mâu thuẫn với chính công việc kinh doanh của người đứng ra mua.

David Maxton rồi, - Abel lẩm bẩm trong miệng. - Chúa phù hộ cho ông ta.

Curtis Fenton không trả lời và nói tiếp:

- Như tôi đã nói đó, ông Rosnovski, tôi không có tư cách gì để. . . .

- Hoàn toàn có, hoàn toàn có, Abel nói.- ông tưởng còn phải thế nào nữa thì ông mới có tư cách để cho tôi biết về quyết định của người đó, bằng cách này hay cách khác?

- Lúc này đây thì tôi chưa chắc được, nhưng có thể đến thứ hai thì tôi sẽ có thêm tin tức cho ông. Nếu ông có dịp qua...

- CÓ dịp qua ư Abel ngắt lời. - Đây là chuyện của cả đời tôi kia mà.

vậy thì chúng ta hẹn gặp vào sáng thứ hai.

Abel đi bộ dọc theo Đại lộ Michigan trên đường trở về khách sạn Stenvens, miệng ư ử bài hát "Vì sao xa mờ". Anh lên phòng và gọi điện thoại cho William Kane đề nghị cho kéo dài thời hạn đến thứ hai tuần tới Anh báo cho anh ta biết là có thể đã tìm được người mua rồi Kane tỏ ra hơi miễn cưỡng nhưng cuối cùng đã đồng ý.

- Thằng vô lại, - Abel nhắc đi nhắc lại mấy lần chữ đó rồi bỏ máy xuống. - Hãy cho tao ít thời gian nữa thôi Kane ạ. Rồi mày sẽ sống để mà ân hận vì đã giết Davis Leroy.

Abel ngồi Ở góc giường, gõ ngón tay lên thành giường trên đầu, bụng nghĩ không biết làm gì hết thì giờ cho đến thứ hai. Anh xuống nhà đi lang thang trong hành lang. Anh lại trông thấy cô ta, cô gái đã phục vụ anh bữa trưa và bây giờ đang phục vụ trà

trong Vườn Nhiệt Đới. Tính tò mò nổi lên, Abel bèn bước vào trong đó, ngồi Ở một chiếc ghế góc phòng. CÔ ta bước tới.

Xin chào ông, - cô ta nói. - ông muốn dùng trà chứ ạ? - Lại vẫn nụ cười quen thuộc ấy.

Chúng ta biết nhau chứ, phải thế không?- Abel nói.

- Chúng ta có biết nhau, Wladek.

Nghe đến cái tên đó, Abel giật nẩy mình, hơi đỏ mặt lên, và chợt nhớ lại ngay mớ tóc vàng ngắn này trước kia đã dài và mềm mại biết chừng nào, và đôi mắt mơ màng kia đã từng khêu gợi biết chừng nào.

- Zaphia, chúng ta cùng đi một chuyến tàu sang Mỹ, tàu Mũi Tên Đen ấy. Đúng rồi, sau đó em đi Chicago. Em làm gì Ở đây?

- Em làm việc Ở đây, anh thấy đó. Thưa ông, ông dùng trà chứ ạ? - Giọng nói Ba Lan của cô khiến Abel cảm thấy ấm lòng.

- Tối nay em ăn với anh nhé- Abel nói.

- Không được đâu, Wladek. Ở đây không được phép đi ăn với khách. Nếu làm thế là mất việc liền.

- Anh không phải là khách, - Abel nói. - Anh là bạn cũ

- người bạn cũ đã từng hứa .là sau khi có chỗ ăn Ở tử tế sẽ đến Chicago thăm em, - Zaphia nói, - Và khi anh ta đến đây rồi thì cũng không còn nhớ ra em Ở đây nữa.

- Anh biết, anh biết. Tha lỗi cho anh, Zaphia. Em hãy cùng ăn với anh tối nay đi. Chỉ một lần này thôi,- Abel nói.

Chỉ một lần này thôi,- cô nhắc lại.

- Em đến gặp anh Ở nhà hàng Brundage vào bảy giờ tối nhé. Giờ đó có được không?

Zaphia nghe đến tên đó mà thấy ngượng. ĐÓ có lẽ một nhà hàng sang trọng và đắt tiền nhất Ở Chicago, cô chỉ muốn phục vụ Ở đó cũng được, chứ đừng nói là khách đến ăn nữa.

- Không. đi nơi nào nhỏ hơn cơ, Wladek.

- Ở đâu? - Abel hỏi.

- Anh có biết nhà Sausage Ở góc đường 43 không

- Không, anh không biết, nhưng rồi sẽ tìm ra. Bảy giờ nhé.

- Bảy giờ, Wladek. Thế thì tuyệt. Bây giờ anh có muốn uống trà không?

- Không, có lẽ anh thôi,- Abel nói.

CÔ mỉm cười và bước đi. Anh nhìn cô phục vụ trà một lúc. Trông cô xinh đẹp hơn nhiều so với hình ảnh anh nhớ lại được. Vậy là từ nay đến thứ hai, giết thì giờ cũng sẽ không có gì khó lắm.

Nhà hàng Sausage khiến Abel nhớ lại những ngày đầu gian khổ khi mới đặt chân lên đất Mỹ. Anh ngồi nhấp một cốc bia lạnh chờ Zaphia đến và nhìn những người phục vụ bê thức ăn đến các bàn chung quanh bằng con mắt nhà nghề, tỏ ra không bằng lòng. Anh cũng không biết Ở đây cái gì dở hơn, thức ăn hay là cách phục vụ. Zaphia đến chậm gần hai mươi phút.

CÔ xuất hiện Ở cửa vào, mặc chiếc áo màu vàng trông rất bảnh với chiếc váy thả dài xuống một chút cho hợp với thời trang nhưng vẫn không giấu được vẻ thon thả rất hấp dẫn vốn có của cô. Đôi mắt màu xám của cô nhìn quanh tìm bàn của Wladek. CÔ đỏ bừng mặt khi biết mọi người xung quanh đang ngắm nhìn mình.

- Chào anh, Wladek,- cô nói bằng tiếng Ba Lan lúc đến gần bên Abel.

Abel đứng dậy nhường ghế cho cô ngồi Ở gần lò sưởi

- Anh rất mừng em đến được, - anh nói bằng tiếng Anh. CÔ phân vân một lát rồi cũng trả lời lại bằng tiếng Anh.

Em xin lỗi đến muộn.

- Em uống gì đã chứ, Zaphia?

- Không, cảm ơn anh.

Hai người ngồi im không nói gì, nhưng rồi cả hai người cùng nói.

- Anh đã quên đi mất rằng em xinh đẹp biết chừng nào... - Abel nói.

- Làm sao anh có thể... Zaphia nói.

CÔ cười và hơi thẹn khi Abel muốn chạm vào người cô Anh rất nhớ đến lần đầu cách đây hơn tám năm lúc vừa chạm vào người cô cũng có phản ứng như vậy.

George thế nào?- CÔ hỏi.

- Đã hơn hai năm nay anh không gặp cậu ta, - Abel đáp, trong lòng bỗng thấy ngượng.- Anh làm việc Ở một khách sạn Chicago này, và...

- Em biết, - Zaphia nói.- Người ta đốt nó rồi.

- Tại sao em không đến chơi gặp anh?- Abel hỏi.

- Em chắc anh không nhớ, Wladek. Và em nghĩ thế là đúng.

Vậy sao em nhận ra anh?- Abel nói. - Anh béo ra nhiều thế kia mà.

- ĐÓ là do chiếc vòng bạc của anh, - cô nói.

Abel nhìn xuống cổ tay và cười.

- Anh phải cảm ơn chiếc vòng này rất nhiều, và bây giờ thì phải cảm ơn nó đã cho chúng ta gặp lại nhau.

CÔ tránh không nhìn anh.

- Bây giờ không còn khách sạn nữa thì anh làm gì?

- Anh đang tìm việc, - Abel nói, không muốn làm cho cô lo ngại về chuyện người ta mới đề nghị anh về quản lý khách sạn Stenvens.

- Sắp có việc quan trọng Ở Stenvens đấy. Bạn trai em nói vậy.

- Bạn trai em bảo thế à?- Abel hỏi lại, trong lòng không vui.

- Vâng, - cô đáp.- Khách sạn sắp tìm một người phó quản lý mới. Sao anh không xin luôn việc đó đi? Em chắc anh xin thì được đấy, Wladek. Em vẫn tin rằng anh sang đây sẽ thành công.

- CÓ lẽ anh sẽ xin, - Abel nói.- Em nghĩ đến anh như thế là rất đáng qúy.

Nhưng tại sao bạn trai của em không xin việc ấy?

- Ồ không, anh ta còn quá trẻ, người ta chả màng đến anh ta đâu. Anh ta chỉ là người phục vụ phòng ăn như em thôi.

Abel bỗng muốn đổi chỗ cho anh chàng kia.

- Chúng ta ăn chứ?- anh nói.

- Em không quen đi ăn ngoài thế này, - Zaphia nói.

CÔ nhìn vào thực đơn. Bỗng Abel chợt hiểu ra là cô chưa đọc được tiếng Anh, vì vậy anh gọi cho cả hai người.

CÔ ăn một cách khoan khoái và cứ khen ngon mãi.

Abel thấy niền vui hồn nhiên của cô là một liều thuốc bổ sau khi đã tiếp xúc với cái vẻ hiện đại nhưng nhàm chán của Melanie. HỌ nói chuyện với nhau về cuộc đời

của mình từ khi sang Mỹ đến giờ. Zaphia bắt đầu bằng những việc hầu hạ trong nhà và dần dần trở thành cô chiêu đãi viên Ở khách sạn Stenvens, cho đến nay đã được sáu năm. Abel kể rất nhiều về chuyện mình cho đến lúc cô liếc nhìn vào đồng hồ tay

của anh.

- Xem giờ nhé, Wladek,- cô nói.- Đã hơn mười một giờ rồi, mà em thì sáng mai phải có mặt Ở phòng ăn sáng từ sáu giờ đấy.

Abel không để ý đến thời gian trôi nhanh, thế mà đã bốn tiếng rồi. Anh muốn ngồi nói chuyện với Zaphia cho đến hết đêm. CÔ thì nghe chuyện rất khâm phục anh và nghĩ gì nói thẳng ra ngay.

- Anh còn gặp lại em được không, Zaphia? - anh hỏi lúc hai người cùng khoác tay nhau đi bộ về Stenvens.

- Tùy anh, Wladek.

HỌ dừnag lại Ở cửa ra vào của nhân viên Ở phía sau khách sạn.

- Em vào bằng cửa này,- cô nói. Còn nếu anh làm phó quản lý thì anh sẽ được vào bằng cửa trước.

Em gọi anh là Abel được không?- anh hỏi cô.

- Abel?- cô hơi lạ hỏi lại trước kia anh tên là Wladek kia mà.

- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Tên anh là Abel Rosnovski.

- Tên Abel nghe ngộ nghĩnh đấy, nhưng cũng hợp với anh, - cô nói.- Cảm ơn anh về bữa ăn, Abel. Gặp lại anh em mừng lắm. Thôi, chúc anh ngủ ngon nhé.

- Chúc em ngủ ngon, Zaphia,- anh đáp, và cô quay người đi.

Anh nhìn cô đi khuất vào trong cửa rồi chầm chậm quay trở lại ra phía cửa trước khách sạn. Anh chợt cảm thấy mình cô đơn quá, và lần này không phải là lần đầu tiên trong đời.

Mấy ngày cuối tuần Abel chỉ toàn nghĩ đến Zaphia và những hình ảnh liên quan đến cô. Anh nghĩ đến mùi hôi thối trong hầm tầu đi di cư, nghĩ đến những đoàn người xếp hàng dài trên đảo Ellis, và nhất là lúc hai người yêu nhau say đắm trên con thuyền phao Ở tàu Tất cả các bữa ăn anh đều xuống phòng ăn trong khách sạn để được gần với cô và để xem người bạn trai nào đó của cô mà Abel đoán là anh ta thế nào cũng có mụn nhọt trên mặt. Quả nhiên là anh ta có thế thật, nhưng dù như vậy đi nữa anh ta vẫn là một chàng đẹp trai nhất trong tất cả những người phục vụ.

Hôm thứ bẩy, Abel muốn đưa Zaphia đi chơi, nhưng cô phải làm việc cả ngày. Tuy vậy, anh vẫn thu xếp để cùng đi nhà thờ với cô vào sáng Chủ nhật nghe linh mục người Ba Lan làm lễ khiến anh càng nhớ đến quê hương. Kể từ ngày Ở trong lâu đài Ba Lan đến nay, bây giờ anh mới lại đi lễ nhà thờ. Hồi đó, anh không sao hình dung được tất cả những sự độc ác nó đã khiến anh không còn thể tin được Ở lòng từ

thiện của các thần thánh nữa. Đi lễ nhà thờ, anh coi như được có một phần thưởng vì Zaphia cho anh cầm tay cô và hai người cùng đi bộ về khách sạn.

- Anh còn nghĩ về làm Ở Stenvens nữa không?- cô hỏi dò.

- Đến sáng mai thì anh sẽ biết được họ quyết định thế nào. .

- Ồ thế thì em mừng cho anh lắm, Abel. Em tin rằng anh sẽ làm được một phó quản lý rất tốt.

- Cảm ơn em,- Abel nói, trong bụng muốn cô chuyển sang chuyện khác.

- Tối nay anh có muốn cùng đến ăn với bà con Ở chỗ em không?- Zaphia hỏi. - Tối chủ nhật nào em cũng về đó.

- CÓ anh rất muốn thế.

Mấy người chị họ của Zaphia Ở gần _ nhà hàng Sausage giữa thành phố. HỌ rất cảm động thấy zaphia cùng về với một người bạn Ba Lan mà lại lái chiếc xe Buick mới. Zaphia gọi đây là gia đình nhưng chỉ có hai người chị họ, Katya và Janina, với người

chồng của Katya là Janek. Abel tặng các bà chị một bó hoa hồng rồi ngồi xuống nói chuyện bằng tiếng Ba Lan rất thạo. Anh trả lời mọi người các câu hỏi về tương lai và triển vọng làm ăn. Zaphia thì có vẻ lúng túng nhưng Abel biết rằng bất cứ người bạn trai nào đến một gia đình người Mỹ gốc Ba Lan cũng đều phải xử sự như anh. Thấy Janek nhìn mình bằng con mắt thèm muốn, anh phải cố tỏ ra khiêm tốn và kể lại

những ngày đầu mình làm việc trong cửa hàng thịt.

Katya dọn một bữa ăn Ba Lan đơn giản mà nếu là mưởi lăm năm trước đây thì có lẽ Abel đã ăn rất ngon miệng. Anh nói chuyện với hai cô chị kia nhiều hơn là với Janek. Còn một thanh niên ít tuổi nữa cũng ngồi đấy nhưng Abel không biết anh ta có phải

người Ba Lan không và cũng không hỏi tên.

Trên đường trở về Stenvens, Zaphia làm ra vẻ nũng nịu quay sang hỏi anh rằng một tay lái xe còn một tay nắm lấy tay phụ nữ ngồi cạnh như thế có an toàn không. Abel cười rụt tay về và cứ để nguyên trên tay lái cho đến lúc về tới khách sạn.

- Ngày mai em có thì giờ gặp anh không anh hỏi.

- Em hy vọng thế, Abel, - cô nói. - CÓ lẽ lúc đó anh đã là ông chủ của em rồi. Dù sao cũng chúc anh may măn.

Anh mỉm cười với mình và nhìn cô đi khuất vào sau cửa, bụng nghĩ không biết cô sẽ thấy thế nào nếu kết quả ngày mai không được như ý muốn. Anh ngồi im trên xe cho đến lúc cô đã bước hẳn vào trong cửa ra vào của nhân viên.

Phó quản lý thế đấy, - anh nói và cười to lên rồi nằm vào giường. Anh không biết đến sáng mai tin tức của Curtis Fonton sẽ ra sao. Anh cố xua đuổi hình ảnh Zaphia ra khỏi đầu mình, vứt chiếc gối xuống sàn rồi lăn ra ngủ.

Hôm sau, anh tỉnh dậy tử trước năm giờ. Căn phòng còn tối om khi anh gọi lấy số báo Diễn đàn buổi sớm. Anh đọc qua những mục về tài chính, mặc quần áo vào và sẵn sàng đi ăn sáng lúc nhà ăn mở cửa vào bẩy giờ. Sáng hôm nay, Zaphia không phục vụ trong nhà ăn chính. Chỉ có anh chàng bạn trai của cô thôi, và Abel cho đó là điều xấu. Anh chỉnh lại chiếc cavát đeo trên cổ đến mấy chục lần và lại nhìn đồng hồ.

Anh ước tính nếu mình đi bộ thật chậm thì sẽ đến ngân hàng vào đúng giờ họ mở cửa. Thực ra, anh đến đó trước năm phút và anh phải đi vòng quanh khối phố đó một lượt, nhìn một cách vô định vào các cửa hàng, xem những đồ nữ trang đắt tiền, những chiếc đài và những bộ quần áo cắt may bằng tay rất công phu. Anh tự hỏi Không biết bao giờ mình mới có tiền mua nổi những bộ quần áo như thế Anh quay về

ngân hàng lúc chín giờ bốn phút.

- ông Fenton hiện giờ đang bận. ông muốn nửa giờ nữa quay lại hay muốn Ở đây đợi? - cô thư ký hỏi.

- Tôi sẽ quay lại, - Abel đáp, không muốn tỏ ra lo lắng.

Đây là quãng thời gian ba mươi phút dài nhất kể từ khi anh đến Chicago. Anh nhìn kỹ từng cửa hàng trên phố La Salle, nhìn kỹ cả quần áo phụ nữ bày trong đó. Anh nghĩ đến Zaphia.

Quay về ngân hàng Continental, cô thư ký báo ngay cho anh biết Fenton đã sẵn sàng gặp anh.

Hai bàn tay toát mồ hôi, Abel bước vào phòng làm việc của giám đốc ngân hàng.

- Chào ông Rosnovski. Mời ông ngồi.

Curtis Fenton rút trong ngăn ra một tập hồ sơ. Abel có thể trông thấy chữ "Mật" viết trên bìa.

- Bây giờ nhé, - ông ta nói. - Tôi hy vọng ông sẽ thấy cái tin này của tôi là hợp với ý thích của ông đấy Người bỏ tiền ra có ý muốn mua những khách sạn này với những điều kiện mà tôi cho ra rất thuận lợi.

- lạy Chúa! Abel nói.

Curtis Fonton làm như không nghe thấy gì, nói Thực ra là cực kỳ thuận lợi cho ông. ông ta sẽ có trách nhiệm bỏ ra toàn bộ hai triệu để thanh toán món nợ của ông Leroy, đồng thời lập ra một công ty mới với ông, trong đó cổ phần sẽ được chia ra sáu mươi phần trăm cho ông ta và bốn mươi phần trăm cho ông. Chỗ bốn mươi phần trăm của ông là tám trăm nghìn đô la, coi như được công ty mới cho ông vay trong thời hạn không quá mười năm, với lãi suất 4 phần trăm và có thể trả bằng lợi nhuận của công ty cũng với tỷ lệ lãi suất ấy. CÓ nghĩa là nếu trong một năm công ty có lợi nhuận ấy trả cho khoản nợ tám trăm ngàn của ông cộng với bốn phần trăm lãi suất.

Nếu ông trả hết được số tiền vay tám trăm ngàn ấy trước hạn mười năm thì ông sẽ có quyền được mua sáu mươi phần trăm cổ phần còn lại của công ty với giá ba triệu đô la. Như thế này khách hàng của tôi sẽ được quyền ưu tiên đầu tư, còn ông thì có cơ hội làm chủ công ty Richmond.

- Thế vào đó, ông sẽ có lương năm nghìn đô la một năm và với tư cách là chủ tịch công ty ông sẽ có quyền hoàn toàn kiểm soát các khách sạn. ông sẽ chỉ có quan hệ với tôi trên những vấn đề thu chi mà thôi.

Tôi được ủy nhiệm báo cáo trực tiếp cho người đã bỏ tiền ra, và ông ta cũng yêu cầu tôi đại diên cho quyền lợi của ông ta trong ban giám đốc của công ty Richmond

mới. Tôi đã vui vẻ nhận lời làm việc này. Khách hàng của tôi không muốn cá nhân mình dính líu đến đó.

Như tôi đã nói trước đây, có thể có chuyện mâu thuẫn về lợi ích nghề nghiệp của ông ta trong việc mua bán này, nhưng tôi chắc ông sẽ hiểu được. ông ta cũng nhắc lại một lần nữa là ông chớ có bao giờ tìm hiểu xem ông ta là ai. ông ta cho ông mười bốn ngày để suy nghĩ về những điều kiện trên đây, những điều klện mà ông ta cho rằng không còn gì đáng phải thương lượng nữa vì đã vô cùng thuận lợi rồi, và riêng

tôi thì tôi cũng đồng ý như vậy.

Abel không thể nói được một lời nào.

ông nói gì đi chứ, ông Rosnovski.

- Tôi không cần đến mười bốn ngày để quyết định,- Abel nói. Tôi chấp nhận những điều kiện mà khách hàng của ông đã nêu ra. Xin ông cảm ơn ông ta giùm tôi và nói lại với ông ấy rằng tôi nhất định sẽ tôn trọng yêu cầu của ông ấy được giấu tên.

- Thế thì rất tốt, - Curtis Fenton nói và toét miệng cười - Bây giờ còn một số điểm nhỏ nữa. Tài khoản của khách sạn trong công ty đều sẽ gửi Ở ngân hàng Continental và các chi nhánh. Tài khoản chính sẽ nằm Ở đây, do tôi trực tiếp kiểm soát. Về phần tôi, tôi sẽ được hưởng mỗi năm một ngàn đô la với danh nghĩa một trong những giám đốc của công ty mới.

- Tôi mừng cho ông cũng có được phần mình trong cuộc này.

- ông nói sao cơ nhà ngân hàng hỏi.

- Tôi nói là rất mừng được cùng làm việc với ông, ông Fenton.

- ông chủ tài khoản cũng đã bỏ ra hai trăm năm mươi ngàn đô la gửi vào ngân hàng để dùng vào những chi phí hàng ngày cho các khách sạn trong mấy tháng tới. Khoản này cũng coi như một khoản vay với lãi suất bốn phần trăm.

Nếu như số tiền này không đủ cho những nhu cầu của ông thì ông phải cho tôi biết ngay. Tôi cho rằng nếu như ông coi số tiền hai trăm năm chục ngàn đô la đó là đủ rồi thì ông khách hàng của tôi quả là đã đánh giá đúng về ông đó.

- Tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều đó, - Abel nói, bắt chước giọng của nhà ngân hàng.

Custis Fenton mở ngăn kéo rút ra một điều xì gà Cu Ba.

ông có hút không?

- CÓ - Abel nói, thực ra cả đời anh chưa hề hút điếu xì gà nào bao giờ.

Anh ho suốt dọc đường qua phố La Salle về đến khách sạn Stenvens. Về đến nơi, anh thấy David Maxton đang đứng giữa nhà sảnh. Abel dụi tắt điếu xì gà mới hút được một nửa, coi như thoát nợ, và bước vội đến chỗ ông ta.

- õng Rosnovski, trông ông sáng nay có vẻ vui lắm.

- Vâng, tôi rất vui, thưa ông, và tôi chỉ tiếc là không được làm việc cho ông với tư cách quản lý khách sạn này.

Tôi cũng tiếc, ông Rosnovski ạ. Thật tình tôi cũng không ngạc nhiên lắm về tin đó.

- Xin cảm ơn ông về mọi thứ, - Abel nói, dồn hết tình cảm của mình vào trong câu nói ngắn ngủi ấy và trong cái nhìn của anh.

Anh chào David Maxton rồi bước vào phòng ăn tìm Zaphia, nhưng cô đã nghỉ. Abel đi thang máy về phòng châm lại điếu xì gà, hút một cách nhè nhẹ hơn, rồi anh gọi cho ngân hàng Kane và Cahot. CÔ thư ký chuyển cho anh nói thẳng với William Kane.

- ông Kane, tôi đã kiếm được đủ tiền để lấy lại quyền làm chủ công ty Richmond. Một ông tên là Curtis Fenton của ngân hàng Continental sẽ liên hệ với ông trong ngày hôm nay để cung cấp các chi tiết. Như vậy là không cần phải đem các khách sạn ra bán trên thị trường công khai nữa.

Yên lặng một lát. Abel mừng thầm cái tin của mình hẳn làm cho William Kane phải khó chịu lắm.

Cảm ơn ông đã báo cho tôi biết, ông Rosnovski. Tôi rất mừng ông đã tìm được người ủng hộ. Chúc ông mọi thành công trong tương lai.

- Tôi cũng mong được chúc ông như vậy, ông Kane. Anh bỏ máy xuống, nằm ra giường và suy nghĩ về tương lai.

- Một ngày kia, - anh nhìn lên trần nhà nói, - tao sẽ mua luôn cả cái ngân hàng chết tiệt của mày và làm cho mày phải nhẩy từ phòng ngủ trên tầng mười bẩy xuống cho mà xem.

- Anh lại nhấc điện thoại lên yêu cầu cô gái Ở tổng đài cho anh nói chuyện với ông Henry Osborne Ở Công ty Bảo hiểm Great Westem.

Willam đặt máy xuống, trong bụng nghĩ thấy buồn cười hơn là khó chịu về thái độ hung hăng của Abel Rosnovski. Anh lấy làm tiếc đã không thể thuyết phục ngân hàng ủng hộ anh chàng bé nhỏ người Ba Lan này, một con người rất tin Ở khả năng có thể cứu vãn được công ty Richmond qua lúc khó khăn. Anh làm hết phận sự còn lại của mình là thông báo cho ủy ban tài chính biết Abel Rosnovski đã được người ủng hộ, chuẩn bị các tài liệu chính thức để giao lại khách sạn rồi đóng luôn hồ sơ của ngân hàng về công ty Richmond.

Mấy ngày sau William vui mừng thấy Matthew đến Boston nhận làm giám đốc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Charles Lester không giấu giếm chuyện ông cho rằng nếu Matthew có thêm được kinh nghiệm nhà nghề nào Ở một ngân hàng đối thủ với mình đều là một sự chuẩn bị tốt cho anh làm chủ tịch ngân hàng Lester trong tương lai. Công việc của William bỗng được vãn ngay đi một nửa, nhưng thời gian của anh hình như lại bận hơn trước. Anh tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi rãi là đi đánh quần vợt hoặc đi bơi, chỉ có mỗi chuyện Matthew rủ đi trượt tuyết Ở Vermont là William dứt khoát không đi. Những hoạt động trên đây tuy nhiên, cũng khiến cho anh cảm thấy mình

bớt cô đơn và đỡ nhớ nhung đối với Kate. Matthew không tin là William có thể nhớ cô ta đến mức như vậy.

TỚ phải gặp cái người đàn bà đó để hiểu tại sao cô ta cô thể làm cho William Kane phải mất hồn trong khi họp ban giám đốc để bàn việc ngân hàng có nên mua thêm vàng vào hay không mới được.

- Rồi cậu gặp sẽ thấy, Matthew. TỚ nghĩ là cậu sẽ đồng ý rằng cô ta còn quý hơn cả vàng đầu tư nữa kia.

- Mình tin Ở cậu. Chỉ có điều mình không muốn nói cho Susan biết. NÓ vẫn nghĩ rằng trên đời này chỉ có cậu là người đàn ông duy nhất cho nó thôi đấy.

William cười. Anh chưa hề có lúc nào -nghĩ đến Susan cả

*****

Đống thư của Kate gửi đến vẫn nằm trong ngăn kéo bàn cua William được khóa tử tế. Anh đọc đi đọc lại đống thư đó nhiều lần đến gần như thuộc lòng.

Cuối cùng, một bức thư anh vẫn chờ đợi hơn cả đã đến, có ngày giờ rõ ràng.

Buckhurst Park

Ngày 14 tháng 2-1930

Anh William rất yêu quý,

Cuối cùng em đã đóng gói xong tất cả mọi thứ, thanh toán xong các việc và em sẽ trở về Boston vào ngày 19. Nghĩ đến chuyện gặp lại anh mà em hồi hộp quá Nếu như tất cả câu chuyện diệu kỳ này bỗng nổ tan như bong bóng trong gió lạnh của Biển Đông thì sao nhỉ? ôi, lạy Chúa, em không mong thế. Em không thể biết những tháng dài cô đơn này mà không có anh thì làm sao đây.

Yêu anh,

Kate

Cái đêm trước khi Kate về đến đây, William tự hứa với mình sẽ không làm gì quá vội vã để cho hai người sau này phải hối tiếc. Anh nói với Matthew rằng anh không sao đo hết được những cảm nghĩ của cô trong trạng thái chuyển từ cái chết của chồng cô sang tâm lý hiện nay như thế nào.

- Cậu đừng có làm ra vẻ tâm lí thế, - Matthew nói.- Cậu yêu thì phải thấy cái thực tế đó chứ.

Vừa trông thấy Kate Ở ngoài ga, William đã không còn giữ được thái độ thận trọng của mình nữa. Anh chỉ còn thấy vui sướng khi nhìn nụ cười rạng rỡ trên mặt cô. Anh chen qua đám hành khách chạy vội ra ôm chặt lấy cô đến mức cô không thở được nữa.

-Chúc mừng em đã trở về nhà, Kate. - Wilham đang sắp sửa hôn thì cô lùi lại. Anh hơi

ngạc nhiên.

William, có lẽ anh chưa gặp cha mẹ em.

Tối hôm đó William cùng ăn với gia đình Kate. Ngày ngày, hễ cứ lúc nào rảnh, dù chỉ được vài tiếng nếu không bận với những công việc ngân hàng hoặc phải đánh quần vợt với Matthew là anh chạy đến gặp cô ngay. Rồi đến Matthew, anh chàng này vừa gặp Kate lần đầu tiên đã mê đến nỗi sẵn sàng đem tất cả cổ phần vàng bạc của mình chỉ để đổi lấy một mình cô Kate.

- TỚ không bao giờ bán hạ giá đâu nhé, - William nói. - Và tớ cũng không như cậu đâu, Matthew, tớ không bao giờ quan tâm đến lượng, chỉ quan tâm đến chất thôi.

- Vậy tớ hỏi cậu, - Matthew nói, - còn kiếm đâu ra được một người có giá như Kate nữa?

- Ở bộ phận thanh lý trong ngân hàng ấy chứ đâu? William nói.

Cậu liệu mà chiếm hữu cô ta nhanh đi, William, nếu không tớ sẽ chiếm mất đấy.

Vụ thất thoát của ngân hàng Kane và Cabot trong cuộc phá sản năm 1929 lên đến trên 7 triệu đô la. Với tầm cỡ của ngân hàng này, mất mát như thế là Ở mức trung bình. Mấy ngân hàng khác cỡ nhỏ hơn một chút đều thất bại. William phải cố cầm cự cho đến hết năm 1939 và luôn luôn bị áp lực từ khắp phía.

Khi Franklin D. Roosevelt được bầu làm Tổng thống Mỹ trong một liên danh hứa hẹn phục hồi và cải cách, William vẫn lo rằng chính sách Tân Kinh tế của chính quyền cũng sẽ chẳng đem lại gì nhiều cho ngân hàng Kane và Cabot cho lắm. Khắp nơi tình

hình kinh doanh phát triển rất chậm chạp. William nuôi trong đầu một kế hoạch mở rộng ngân hàng.

Trong khi đó, Tony Simmons quản chi nhánh của ngân hàng Ở London cũng đã mở rộng được phạm vi hoạt động và trong hai năm đầu đã đem lại được cho ngân hàng Kane và Cabot những khoản lợi nhuận đáng kể. Những thành tích của ông ta xem ra khá hơn nhiều so với William lúc này còn đang lúng túng chưa tìm ra lối thoát.

Cuối năm 1932, Alan Lloyd gọi Tony Simmons về Boston để báo cáo trước toàn thể ban giám đốc về những hoạt động ngân hàng của ông ta Ở London.

Simmons vừa về đã tỏ ý muốn ứng cử vào cương vị chủ tịch ngân hàng khi Alan Lloyd sẽ về hưu trong vòng mười lăm tháng nữa. William hoàn toàn bị bất ngờ với chuyện đó, vì anh coi như Simmons đã mất hết cơ hội từ sau khi biến sang London rồi. Bây giờ William không thể ngờ Simmons vẫn còn tham vọng ấy được anh nghĩ điều đó có lẽ không phải do Simmons tinh tế nhìn thấy trước được sự việc mà do

nền kinh tế Ở Anh lúc này so với Mỹ có vẻ ít tê liệt hơn.

Tony Simmons trở về London lại được thêm một năm thành công nữa. ông ta phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ban giám đốc bằng một giọng đắc thắng, tuyên bố rằng chi nhánh ngân hàng Ở London sẽ thu được khoản lợi nhuận trên một triệu đô la nữa và đó là một kỷ lục mới. Cũng trong khoảng thời gian này, William chỉ có thể báo cáo được phần lợi tức nhỏ hơn nhiều. Việc Tony Simmons đột ngột trở về với tình

hình thuận lợi hơn ấy đặt William trước vấn đề là anh chỉ còn một năm nữa để tranh thủ sự ủng hộ của toàn thể ban giám đốc thôi, trong khi đó đối thủ của anh xem ra mỗi lúc một khá lên hơn.

Kate đã bỏ hàng giờ để nghe William kể lại những vấn đề của mình, thỉnh thoảng gật gủ tỏ ra thông cảm hoặc trách anh là hơi quá bi quan. Còn Matthew làm tai mắt của William thì cho biết là khi bỏ phiều bầu sẽ rất có thể là 50-50, vì một nửa cho là William còn quá trẻ chưa thể giao cho cương vị có trách nhiệm lớn như chủ tịch ngân hàng được, còn một nửa thì vẫn còn cho rằng Tony Simmons là đáng trách về chuyện đã làm ngân hàng bị thua thiệt năm 1929. Hình như phần lớn những thành viên không có trong ban chấp hành và không trực tiếp làm việc với William đều

nghiêng về phía phân biệt tuổi tác hơn là bị những gì khác ảnh hưởng đến. Matthew thường được nghe người ta đồn rằng. Sẽ đến lúc William thắng cử. Đã có lúc Matthew làm như mình là Thánh sống và khẳng định với William: Với tất cả những cổ phần của cậu trong ngân hàng thì cậu có thể thay đổi toàn bộ ban giám đốc, đưa những người cậu tự chọn ra cho vào đó và bảo họ bầu cậu làm chủ tịch ìà xong thôi.

William quá biết con đường của anh đi lên cương đó nhưng anh nghĩ mình không cần phải dùng đến những sách lược như vậy làm gì. Anh muốn làm gì.

Anh muốn mình trở thành chủ tịch chỉ do những ưu điểm của mình thôi. Dù sao, ngày xưa bố anh đă từng đi con đường đó để đạt tới cương vị chủ tịch, mà Kate thì cũng muốn anh như vậy.

Ngày 2 tháng Giêng 1934, Alan Lloyd thông báo cho tất cả các thành viên biết là cuộc họp ban giám đốc sẽ tiến hành vào đúng ngày sinh nhật thứ sáu mươi lăm của ông, và cuộc họp đó chỉ có mục đích duy nhất là bầu người kế vị. Gần đến ngày quyết định ấy, Matthew chỉ còn một mình quản công việc của bộ phận đầu tư, còn Kate thì phải phục vụ ăn cho cả hai người vì họ bận đi vận động. Matthew không phàn nàn điều gì về chuyện mình phải làm việc nhiều hơn vì William còn phải lo tính toán làm sao giành được cái ghế chủ tịch. William biết rằng mình có thành công thì Matthew cùng chẳng được lợi gì vì dù sao một ngày kia anh ta cũng lên tiếp quản ngân hàng của bố Ở New York, mà ngân hàng đó còn quan trọng hơn nhiều so với Kane và Cabot, nhưng anh nghĩ đến ngày đó anh cũng sẽ ủng hộ Matthew một cách vô tư như Matthew ủng hộ anh bây giờ. Cũng chẳng còn bao lâu nữa.

Hôm kỷ mệm sinh nhật thứ sáu mươi lăm của Alan Lloyd, tất cả mười bảy thành viên ban giám đốc đều có mặt. Cuộc họp được mở đầu bằng bài diễn văn từ biệt của ông chủ tịch, dài mười bốn phút, mà William nghe thì thấy sao nó dài tưởng chừng như mãi không hết. Tony Simmons thì sốt ruột gõ gõ bút vào tập giấy trước mặt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn William. Cả hai người, chẳng ai nghe Alan nói gì trong bài diễn

văn. Cuối cùng Alan ngồi xuống, và mười sáu nhà ngân hàng Boston vỗ tay ran. Hết tiếng vỗ tay, Alan Lloyd, với tư cách chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, đứng lên một lần cuối.

-và Bây giờ, thưa qUý ngài, chúng ta phải bầu lên một người thay thế cho tôi. Ban giám đốc được gìới thiệu hai ứng cử viên nổi bật là ông Anthony Simmons, giám đốc chi nhánh ngân hàng hải ngoại, với ông William Kane, giám đốc ngân hàng đầu tư Ở trong nước. Quý ngài đều biết rõ cả hai nglíời, và tôi cũng không cân phải nói thêm gì

nhiều về những ưu điểm của hai vị đó. Ngược lại, tôi đã yêu cầu mỗi ứng cử viên trình bày cho ban giám đốc được biết về cái nhìn của mình đối với tương lai của ngân hàng Kane và Cabot như thế nào nếu như được bầu làm chủ tịch.

William đứng dậy trước, vì đã có tung đồng tiền để xem ai trước ai sau rồi. Anh trình bày trong hai mươi phút, nói chi tiết ý kiến của anh về ý đồ muốn đưa ngân hàng vào những lĩnh vực mà trước đây ngân hàng chưa dám mạo hiểm. Đặc biệt, anh muốn mở rộng cơ sở của ngân hàng để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái hiện nay và hướng của anh là chuyển dần xuống trung tâm Ở New York. Anh còn nêu ra ý kiến

là có khả năng lập một công ty cổ phần chuyên về mặt thương mại (đến đây thì thấy một số thành viên cũ lắc đầu tỏ vẻ không tin). Anh muốn ngân hàng xét vấn đề mở rộng đề đối phó với thế hệ những nhà tài chính mới hiện nay đang cầm đầu Ở nước Mỹ, muốn thấy Kane và Cabot bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi với tư cách là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ. Khi ngồi xuống, anh hài lòng

nghe nhữag tiếng rì rầm tán thưởng. Bài diễn văn của anh nói chung được ban giám đốc hoan nghênh.

Tony Simmons đứng lên tiếp. ông ta trình bày vấn đề với một quan điểm bảo thủ hơn nhiều. ông ta nói ngân hàng phải củng cố địa vị cho mình trong những năm tới, phải thận trọng đi vào nhữag lĩnh vực đã chọn lựa và phải bám lấy cách làm ăn truyền thống đã giúp cho Kane và Cabot giữ được uy tín của mình.

ông ta đã rút ra được bài học của vụ phá sản trước đây và cho rằng điều quan tâm chủ yếu của mình - ông ta nói thêm và mọi người cười - là Kane và Cabot vẫn cứ bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi như thường. Tony nói bằng một giọng khôn khéo và có sức thuyết phục mà William biết rằng mình còn quá trẻ không thể đối phó với kiểu đó được. Lúc Tony ngồi xuống thì William không thể biết là ban giám đốc nghiêng về phía nào nữa, tuy anh vẫn tin rằng đa số sẽ tán thành mở rộng ngân hàng hơn là đứng yên một chỗ.

Alan Lloyd cho các giám đốc biết rằng bản thân ông ta và hai người ra tranh cử không bỏ phiếu. Còn lại mười bốn người nhận lá phiếu, viết vào đó rồi đưa lại cho Alan. ông nhìn những lá phiếu đó rồi từ từ đếm. William không dám nhìn lên, chỉ cắm đầu vào tập giấy trước mặt và hai bàn tay toát mồ hôi. Alan đếm xong thì cả phòng im lặng chờ.

ông tuyên bố sáu phiếu bầu cho Kane, sáu phiếu bầu cho Simmons, hai phiếu trắng. CÓ tiếng xôn xao trong số những người ngồi đó. Alan kêu gọi trật tự.

William hít một hơi thở dài. Alan ngừng lại rồi nói:

- Tôi nghĩ rằng có lẽ trong hoàn cảnh như thế này, chúng ta phải bầu lại một lần thứ hai. Nếu như có thành viên nào trong lần bầu thứ nhất đã bỏ phiếu trắng và trong lần này bỏ cho một ứng cử viên nào đó thì mới có đa số phiếu được.

Những mẩu giấy trắng lại được phân phát. Lần này William không muốn nhìn vào đó nữa. Anh chỉ còn nghe tiếng sột soạt của ngòi bút cạo trên giấy.

Những lá phiếu lại được đưa về cho Alan Lloyd. Một lần nữa, ông chầm chậm mở từng lá phiếu và đọc to các tên viết trong đó lên.

William Kane.

Anthony Simmons, Anthony Simmons, Anthony

Simmons.

Ba một nghiêng về Tony Simmons.

- William Kane, William Kane.

- Anthony Simmons.

- William Kane, William Kane, William Kane.

Sáu hai nghiêng về William.

Anthony Simmons, Anthony Sừnmons.

- William Kane.

Bẩy sáu nghiêng về William.

William nín thở, tưởng như không biết đến bao giờ Alan Lloyd mới mở đến lá phiếu cuối cùng.

- Anthony Simmons, - ông nói. "Thế là bẩy đều, thưa quý ngài".

William biết là bây giờ Alan Lloyd sẽ buộc phải bỏ lá phiếu quyết định cuối cùng. Mặc dầu ông chưa hề nói với ai là ông ủng hộ người nào lên làm chủ tịch, nhưng Wilham bao giờ cũng cho là nếu như cuộc bỏ phiếu đi đến bế tắc thì Alan sẽ ủng hộ anh hơn là Tony Simmons.

Hai lần bỏ phiếu đều đi đến kết luận là số phiếu ngang nhau. Tôi cho rằng không còn thành viên nào trong ban giám đốc sẽ thay đổi ý kiến nữa, vì vậy tôi buộc phải dành phiếu của mình cho ứng cử viên nào mà tôi cho là sẽ thay thế tôi làm chủ tịch Kane và Cabot. Tôi biết rằng trong các vị chẳng ai muốn Ở vào cái địa vị của tôi làm gì, nhưng tôi không có cách nào khác hơn là phải tự mình xét và ủng hộ người mà tôi

cho sẽ phải là chủ tịch kế tiếp của ngân hàng. Người đó là Tony Simmons.

William không tin Ở tai mình đã nghe những lời nói vừa rồi, còn Tony Simmons thì trông như bị choáng váng. ông ta đứng dậy đối diện với William trong tiếng vỗ tay râm ran, đến đổi chỗ cho Alan Lloyd Ở đầu bàn và lần đầu tiên phát biểu với Kane

và Cabot với tư cách chủ tịch mới của ngân hàng. ông ta cảm ơn ban giám đốc về sự ủng hộ và ca ngợi Wilham đã không bao giờ lợi dụng cái thế mạnh về tài chính và gia đình của mình để tác động đến việc bỏ phiếu. ông ta mời William làm phó chủ tịch và đề nghị Matthew Lester thay thế Alan Lloyd làm một giám đốc. Cả hai đề nghị đó của ông ta đều được mọi người nhất trí ủng hộ .

William ngồi đăm đăm nhìn vào bức tranh chân dung của bố anh, trong bụng nghĩ mình đã không làm được như bố.

Albel dụi điếu Corona một lần nữa và thề rằng nhất định sẽ không hút điếu xì gà nào trước khi thanh toán được món nợ hai triệu đô la và hoàn toàn kiểm soát được công ty Richmond.

Bây giờ không phải là lúc hút những điếu xì gà to như thế nhất là với chỉ số Dow Jones xuống thấp nhất trong lịch sử và Ở các thành phố lớn trên đất Mỹ còn những đoàn ngân hàng xếp hàng dài lĩnh súp phát chẩn như hiện nay. Anh ngước nhìn lên trần nhà suy nghĩ về những gì phải làm trước đã. Anh cần phải giữ cho được số nhân viên tốt nhất của khách sạn Richmond Chicago.

Anh ngồi dậy khoác áo vào và bước sang khu nhà phụ của khách sạn, nơi phần lớn những nhân viên chưa tìm được việc làm kể từ hôm xẩy ra vụ cháy, đến nay còn Ở lại đó. Abel dùng lại tất cả những ai anh tin được, và cho những người nào muốn rời bỏ Chicago được tiếp tục làm việc Ớ một trong mười lăm khách sạn còn lại. Anh nói rất rõ cho ho biết là trong tình hình thất nghiệp tràn lan như hiện nay, công việc của họ chỉ có thể đảm bảo được chừng nào các khách sạn đều làm ăn có lãi. Anh biết tất cả các khách sạn khác trong công ty đều được quản lý một cách bất lương như khách sạn Richmond Chicago trước đây, và anh muốn điều đó phải được thay đổi nhanh chóng. Anh cho ba người phó quản lý Ở Chicago về ba nơi, trông coi những khách sạn Richmond Ở Dallas, Cincinati và St Louis. Anh chỉ định các quản lý mới cho bẩy khách sạn còn lại Ở Houston Mobile, Charleston, Allanta, Memphis, New Orleans và Louivilìe. Các khách sạn Leroy cũ đều Ở miền Nam và vùng Trung Tây. Chỉ có

khách sạn Ở Chicago là do Davis Leroy đích thân đứng ra xây dựng. Abel phải mất đến ba tuần mới bố trí được cho những nhân viên cũ Ở Chicago về các khách sạn mới.

Abel quyết định đặt đại bản doanh của mình trong khu nhà phụ của Richmond Ở Chicago và mở một nhà ăn nhỏ Ở tầng dưới cùng. Anh tính như vậy sẽ Ở gần với người ủng hộ mình và gần với nhà ngân hàng hơn là về Ở trong một khách sạn Ở miền

Nam. Hơn nữa, Zaphia cũng Ở Chicago, và Abel tin chắc rằng chỉ ít lâu nữa cô ta sẽ bỏ rơi anh chàng kia và yêu anh. CÔ ta là người đàn bà duy nhất anh cảm thấy yên tâm trong quan hệ. Khi Abel chuẩn bị đi New York để tuyển thêm nhân viên chuyên môn, anh đã được cô hứa với anh là không đi lại với người bạn trai kia nữa.

Đêm trước khi Abel đi, anh với Zaphia nằm với nhau lần đầu tiên. CÔ ta mềm mại, mũm mĩm, vui tính và rất dễ thương.

Thái độ âu yếm và rất thành thạo của Abel khiến cho Zaphia phải ngạc nhiên.

- Từ hồi sau chuyến tàu Mũi Tên Đen đến nay, anh đã nằm với bao nhiêu cô gái rồi?- cô ta hỏi đùa.

- Chẳng có ai anh thật sự quan tâm cả, - anh đáp.

- Phải, cũng đủ để quên được em rồi,- cô nói.

- Anh không bao giờ quên được em,- anh nói dối, và cúi xuống hôn cô, vì chỉ có như vậy mới thôi không nói chuyện được.

Đến New York, việc đầu tiên của anh là đi tìm George và thấy anh ta đang thất nghiệp, sống trong một căn gác tồi tàn Ở đường số 3 phía Đông thành phố. Abel hầu như đã quên đi những ngôi nhà như thế này khi có tới hai chục gia đình cùng sống chung với nhau một chỗ. Phòng nào cũng sực mùi thức ăn để lâu mùi hố vệ sinh không có nước tháo và mùi giường có ba loại người khác nhau nằm ngủ trong một ngày một đêm. Hình như cái lò bánh đã đóng cửa và chính ông chú của George phải đi kiếm việc làm Ở một nhà máy khác tận ngoại Ô New York. Nhà máy đó không nhận George vào làm. Được về với Abel và công ty Richmond, dù là làm gì, GeDrge cũng rất lấy làm sung sướng.

Abel tuyển được ba nhân viên mới, một người làm bánh, một kế toán và một người phục vụ bàn. Rồi anh cùng với George lên đường trở về Chicago đặt căn cứ của mình trong khu nhà phụ Richmond. Abel hài lòng về kết quả chuyến đi ấy. Phần lớn các khách sạn Ở bờ biển phía Đông đều giảm nhân viên của họ xuống mức tối thiểu, do đó anh dễ dàng chọn được những người có kinh nghiệm, trong số đó có cả một người của khách sạn Plaza nữa.

Đầu tháng ba, Abel và George lại đi một tua thăm các khách sạn còn lại trong công ty. Abel đề nghị Zaphia cùng đi, lại còn cho cô có quyền được chọn làm Ở bất cứ khách sạn nào cô muốn, nhưng cô nhất định không rời khỏi Chicago là nơi duy nhất trên đất Mỹ cô đã sống quen rồi. Để cho anh yên tâm, cô bằng lòng về Ở trong phòng của Abel Ở khu nhà phụ Richmond trong khi anh đi vắng. George vốn từ sau khi vào quốc tịch Mỹ và học được cách sống của lớp người trung lưu Ở Mỹ, lại có được nguồn gốc Ki-tô giáo nữa, khuyên Abel nên đi vào kiểu sống có vợ chồng hẳn hoi thì có lợi hơn. Abel đã sống đơn độc trong các phòng khách sạn nhiều rồi, thấy chẳng ra thế nào, sẵn sàng nghe lời George khuyên bảo.

Abel không lấy làm ngạc nhiên thấy tất cả các khách sạn khác mặc dầu vẫn được quản lý một cách luộm thuộm và phần lớn là bất lương nhưng do tình hình thất nghiệp đang phổ biến khắp nơi nên các nhân viên thấy anh đến thì hầu hết ai cũng mừng, cho anh là người cứu sống cho những gì còn lại của công ty, Abel thấy không cần phải sa thải Ồ ạt nhân viên như anh đã làm khi mới đến Chicago. Phần lớn những ai biết tiếng của anh là ngại cách làm của anh thì đều đã bỏ đi cả rồi. Một số người phải loại bỏ nhưng cũng vẫn không tránh được họ còn dính dáng đến số còn lại vì đã gắn bó với công ty Richmond từ lâu và đến bây giờ sau khi Davis Leroy đã chết rồi họ

rất khó thay đổi được cách làm ăn cũ kỹ của họ. Abel thấy việc chuyển nhân viên từ một khách sạn này sang khách sạn khác đòi hỏi phải có một thái độ rất khác.

Vào cuối năm đầu của anh với tư cách chủ tịch của công ty Richmond anh chỉ dùng đến nửa số nhân viên so với trước kia, và tính toán các mặt thì số tiền thâm hụt chỉ trên 100.000 đô la một chút. Trong toàn bộ nhận viên, việc thay đổi người xẩy ra rất ít. Abel rất tin Ở tương lai của công ty, và mọi người cũng chia sẻ với anh niềm tin đó.

Abel đặt ra cho mình mục tiêu đến năm 1932 là ổn định. Anh cảm thấy cách duy nhất có thể thực hiện được làm ăn có lãi nhanh chóng là để cho mỗi người quản lý khách sạn có toàn quyền trách nhiệm đối với chính khách sạn của mình và có phần lợi nhuận của họ trong đó, giống như Davis Leroy đã từng làm với anh khi anh mới đến Chiacago Richmond vậy.

Abel di chuyển từ khách sạn này đến khách sạn khác không nghỉ ngơi hoặc Ở lại nơi nào quá ba tuần. Trừ George là người ìàm tai mắt cho anh Ở Chicago và rất trung thành với anh, anh không bao giờ báo cho ai biết là lần sau anh sẽ đến khách sạn nào. Hàng mấy tháng một lần, anh chỉ phá vỡ quy luật ấy nếu thấy cần phải đi thăm Zaphia hoặc đi gặp Curtis Fenton mà thôi.

Sau khi đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính của công ty, Abel đã phải đi đến một số quyết định không lấy gì làm vui vẻ lắm. Quyết định mạnh nhất là tạm thời đóng cửa hai khách sạn, một Ở Mobile một Ở Charleston, vì đã làm ăn thua lỗ đến mức anh cảm thấy nếu để sẽ nguy hiểm đến tình hình tài chính của các khách sạn khác. Nhân viên Ở các khách sạn khác thấy chiếc rìu sẽ bổ vào đầu mình, phải làm ăn tử tế

hơn. Mỗi lần đi đâu về đến phòng làm việc nhỏ của mình trong khu nhà phụ của Richmond Ở Chicago, anh đều thấy cả một loạt những giấy tờ gửi đến yêu cầu phải quan tâm ngay, nào là ống nước rò rỉ Ở nhà tắm, nào là chuột gián Ở nhà bếp, rồi nào là cãi cọ nhau Ở nhà ăn, và có một õng khách không hài lòng đang dọa kiện v.v...

Henry Oborne lại đến với cuộc đời của Abel với một khoản tiền 750.000 đô la do Công ty Bảo hiểm Great Western trả vì không tìm được chứng cớ gì để buộc tội Abel cố dính đến Desmond Pacey đốt khách sạn Richmond Chicago. Chứng cớ do Trung úy

O Malley đưa ra về vụ này là rất xác đáng, vì vậy Abel nghĩ mình còn nợ ông ta nhiều chứ không chỉ một cốc sữa trứng mà thôi đâu.

Abel lấy làm sung sướng đã giải quyết được việc này với Công ty Great Western và món tiền bồi thường như vậy là phải chăng. Osborne có gợi ý với anh là nên đòi một món tiền lớn hơn để anh ta được hưởng chênh lệch vào đó. Abel là người tuy có khuyết điểm này khác nhưng vốn rất ghét chuyện tham ô, đã nhìn ngay Osborne bằng con mắt không thiện cảm.

Anh nghĩ nếu Osbome có thể bất lương với công ty của chính ông ta như vậy thì mai kia nếu có dịp ông ta sẽ chẳng tha gì mà không hại Abel.

Mùa xuâu năm 1932 Abel ngạc nhiên nhận được một bức thư cua Melanie Leroy , những gì viết trong thư thân mật hơn nhiều so với lúc gặp trực tiếp. Anh lấy làm phấn khởi và hẹn cô đến gặp ăn tối Ở nhà hàng Stenvens, một quyết định mà khi bước chân vào đến phòng ăn anh đã ân hận ngay vì Zaphia đang có đó, trông quê mùa và mỏi mệt. Melanie, trái lại, trông lộng lẫy trong chiếc áo màu xanh dài bó sát người nổi lên các đường nét. Đôi mắt của cô, có lẽ được chiếc áo phản ánh vào, lại càng xanh và hấp dẫn hơn trước.

- Trông anh mạnh khỏe mà tôi rất mừng, Abel ạ, - cô vừa nói vừa ngồi xuống ghế Ở bàn giữa phòng ăn.- Và cố nhiên ai cũng biết anh đang làm ăn rất giỏi với công ty Richmond.

- Công ty Nam tước chứ, - Abel nói.

Tôi không biết là anh đã đổi tên công ty rồi.- CÔ ta hơi đỏ mặt.

- Vâng, tôi đổi tên từ năm ngoái, - Abel nói dối.

Thực ra đến lúc này anh mới chợt nghĩ rằng mỗi khách sạn của công ty sẽ mang tên là khách sạn Nam tước Anh không hiểu sao trước nay mình lại không nghĩ ra điều đó.

- Tên hay đấy, - Melanie mỉm cười nói.

Abel biết rằng từ phía đầu phòng bên kia Zaphia đang dõi nhìn hai người, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi, anh không làm thế nào khác được.

- CÔ chưa làm việc chứ ? - Abel hỏi, tay ghi mấy chữ "Công ty Nam tước!" vào phía sau tờ thực đơn.

- Không bây giờ thì chưa, nhưng tình hình xem ra có vẻ khá hơn. Một người đàn bà tốt nghiệp về nghệ thuật tự do Ở thành phố này bao giờ cũng phải ngồi đó chờ cho mọi người đàn ông có việc làm đã rồi mới đến lượt mình.

- Nếu cô muốn làm việc cho Công ty Nam tước, - Abel nói và hơi nhấn mạnh vào cái tên đó, - thì cô chỉ việc cho tôi biết.

- Không, không, - Melanie đáp. - Tôi không có gì đáng lo cả.

CÔ nhanh chóng chuyển câu chuyện sang vấn đề âm nhạc và sân khấu. Nói chuyện với cô ta vẫn là một thách thức mà Abel không quen nhưng thấy thú vị.

CÔ ta vẫn trêu chọc anh nhưng trêu một cách thông minh, khiến anh cảm thấy ngồi với cô bây giờ yên tâm hơn trước nhiều. Bữa ăn kéo dài đến tận sau mười một giờ. Sau khi mọi người đã ra khỏi phòng ăn, kể cả Zaphia, anh mới đưa Melanie ra xe về nhà, mắt đỏ lòm một cách không bình thường. Lần này, cô ta mời anh lên nhà uống rượu. Anh ngồi trên chiếc ghế xô-pha trong khi cô rót mời anh uống một thứ rượu

whisky bị cấm và cho chạy đĩa hát.

Tôi không thể ngồi lâu được,- Abel nói. - Ngày mai có rất nhiều việc.

- câu đó phái để tôi nóỉ chứ, đã lâu quá rồi không gặp nhau . Tốl nay vui thế kia mà. Như hồl xưa vậy.

CÔ ta ngồi xuống bên anh, áo kéo lên quá đầu gối Không phải như hồi xưa đâu, anh nghĩ bụng. Đôi chân thật đẹp. Khi cô nhích đến gần, anh không làm gì tỏ ra cưỡng lại. Lát sau, anh thấy mình hôn cô ta - hay cô ta hôn mình? Anh cũng không biết nữa. Đôi tay của anh lần mò xuống đôi chân đó, rồi lần lên đến ngực và lần này xem ra cô ta sẵn sàng đáp ứng. Rồi chính cô ta đã cầm tay anh dắt vào phòng ngủ, gấp khăn

trải giường lại cẩn thận, rồi quay lại bảo anh cởi áo cho cô. Abel nghe theo nhưng trong bụng vẫn không tin, và anh tắt đèn trước khi cởi quần áo. Sau đó anh dễ dàng đem những bài học mà Joyce đã dạy cho anh bây giờ áp dụng vào thực tế. CỐ nhiên Melanie cũng không phải là người thiếu kinh nghiệm gì. Abel chưa bao giờ được thấy sung sướng như vậy trong cuộc làm tình. Anh lăn ra ngủ thiếp đi với một tâm lý rất hài lòng.

Đến sáng Melanie cho anh ăn điểm tâm và phục vụ đầy đủ cho đến lúc Abel phải ra về.

- Tôi sẽ theo dõi Công ty Nam tước với một mối quan tâm mới, - cô nói. - Tôi chắc không ai còn ngờ gì về thành công lớn của nó sau này.

Cảm ơn cô về bữa ăn sáng và một đêm đáng ghi nhớ, - Abel nói.

- Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm, Melanie nói.

- Tôi muốn thế lắm, - Abel đáp.

CÔ hôn lên má anh, chẳng khác nào như người vợ hôn tiễn chồng đi làm.

- Tôi không biết rồi anh sẽ lấy một người đàn bà như thế nào, - cô hỏi một cách ngây thơ khi khoác áo ngoài lên người cho Abel.

Anh nhìn cô mỉm cười.

- Khi nào tôi có quyết định ấy, Melanie ạ, thì cô hãy tin chắc rằng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về những quan điểm của cô đấy.

- Anh nói vậy là sao? - Melanie lúng túng hỏi lại.

Là tôi sê phải quan tâm đến những lời khuyên của cô, - Abel nói lúc ra đến gần cửa.- Tức là phải cố tìm cho mình một cô gái Ba Lan tử tế.

* *

Một tháng sau, Abel và Zaphia cưới nhau. Người anh họ của Zaphia là Janek đưa dâu và George làm phù rể. Cuộc chiêu đãi tổ chức Ở nhà hàng Stenvens.

Mọi người ăn uống nhẩy nhót đến tận đêm khuya. Theo truyền thống, mỗi người trả một số tiền tượng trưng để ra nhẩy với Zaphia. George chạy quanh phòng và len lỏi chụp ảnh các khách đến dự mà toát Cả mồ hôl. Sau bữa súp vào nửa đêm với những món truyền thống của Ba Lan và rượu vang, brandy, voska, Abel và Zaphia được rút lui về phòng tân hôn.

Sáng hôm sau, Abel lấy làm ngạc nhiên một cách thú vị nghe thấy Curtis Fenton nói lại rằng toàn bộ chi phí cho cuộc chiêu đã của anh Ở khách sạn Stenvens đã được ông Maxton trả hết, coi đó như một món quà cưới của ông. Abel dùng số tiền anh đã dành dụm được cho cuộc chiêu đãi này làm một phần để trả cho ngôi nhà nhỏ anh mua được Ở phố Rigg. Lần đầu tiên trong đời, anh có được ngôi nhà riêng của mình.

willam quyết định đi nghỉ một tháng ở Anh trước khi có quyết định dứt khoát gì về tương lai của mình. Anh cũng tính chuyện rút khỏi ban giám đốc ngân hàng Kanne và Cabot, nhưng Matthew thuyết phục anh đừng làm vậy vì đó không phải là hành động trước kia bố anh làm nếu ở vào trường hợp như thế. Matthew xem ra còn đau hơn

trước cái thất bại của bạn mình. Trong tuần lễ liền sau đó, hai lần anh đến ngân hàng với nhau dấu hiệu rõ ràng là đã quá chén và bỏ dở nhiều việc quan trọng.

Wiìliam cứ để cho những chuyện ấy qua đi, không bình luận một lời nào, mời Matthew đến nhà cùng ăn tối với anh và Katte. Matthew từ chối, bảo rằng còn rất nhiều thứ gửi đến chưa xem hết. Wiìliam không nghĩ ngợi gì thêm về chuyện Matthew từ chối, nhưng tối hôm đó Matthew lại đi ăn ở nhà hàng Ritz-carlton với một người đàn bà rất xinh đẹp, mà người này William biết chắc là vợ của một nhân viên quản lý bộ phận trong ngân hàng Kane và Cabot. Kate cũng không nói gì, chỉ bảo là Matthew có vẻ ốm yếu thế nào ấy.

William đang bận chuẩn bị đi Châu âu nên không chú ý gì lắm đến thái độ hơi khác lạ của bạn mình. Nếu là vào lúc khác thì anh đã rất quan tâm rồi. Đến phút cuối cùng, William thấy khó có thể sống được một mình ở Anh, vì vậy anh đề nghị Kate cùng đi với anh. Anh ngạc nhiên và sung sướng thấy cô đồng ý ngay.

William với Kate đáp tàu Mauretania đi sang Anh, mỗi người ở riêng một phòng. Về ở khách sạn Ritz, họ cũng mỗi người một phòng riêng, thậm chí còn ở tầng khác nhau nữa. William đến chi nhánh ngân hàng Kane và Cabot ở London, trên phố Lombard, và làm như mục đích chuyến đi sang Anh này là để kiểm tra những hoạt động của ngân hàng ở Châu âu vậy. Anh thấy tinh thần làm việc ở đây rất cao, rõ ràng là Toni Simmons đã quản lý rất giỏi, được mọi người quý mến, khiến William chỉ còn việc lẩm bẩm khen ngợi.

Anh và Kate ở London một tháng rồi sau đó đi thăm Hampshire và Lincolnshire, xem vài khoảng đất mà William đã mua được trước đây ít tháng, tất cả có tới trên mười hai nghìn mẫu. Lợi tức thu được từ đất trồng trọt không lấy gì làm cao lắm, nhưng William giải thích cho Kate rằng nếu như tình hình ở Mỹ trở nên khó khăn thì đất ở đây vẫn còn nguyên đó, không mất đi đâu cả.

ít ngày trước khi hai người sắp trở về Mỹ, Kate ngỏ ý muốn đi thăm Oxford, và William đồng ý rằng sáng hôm sau đánh xe đưa cô về đó sớm. Anh thuê một chiếc Morris mới, loại xe anh chưa từng lái bao giờ. ở thành phố của những trường đại học này, hai người đi lang thang xem các nơi như Magdalen đồ sộ bên dòng sông Christ Church, một khu nhà thờ lớn mà không có tu viện, rồi đến Merton ngồi trên bãi cỏ và mơ mộng.

- Không được ngồi trên cỏ, thưa ông, - một người phục vụ trong trường lên tiếng.

Hai người cười và dắt tay nhau đi trông như sinh viên chưa tốt nghiệp sóng vai bên bờ sông Cherwell nhìn tám chàng trai đang mải miết chèo thuyền dưới nước, William cảm thấy cuộc đời mình dứt khoát phải luôn luôn có Kate ở bên cạnh.

Vào giữa buổi chiều, họ trở về London. Lúc về qua Henley trên bờ sông Thames, họ dừng lại uống trà ở quán Bell nhìn xuống sông. ăn vài mẩu bánh ròn phết bơ và uống trà đặc (Kate chỉ thích uống với sữa còn William lại pha thêm nước cho loãng bớt), Kate giục anh về nhanh kẻo tối trời không nhìn thấy cảnh nông thôn được. Nhưng đến lúc William ra xe thì quay đến mấy, chiếc xe cũng không nổ được nữa. Hì hục mãi không xong, anh đành chịu. Trời đã gần tối, thế là hai người quyết định phải ở lại Henley một đêm.

Anh trở vào quán Bell đề nghị thuê hai phòng. Rất tiếc, thưa ông, tôi chỉ còn lại có một phòng đôi thôi, - nhân viên tiếp tân nói.

- Chúng tôi thuê vậy. - William ngần ngại một lúc rồi nói.

Kate ngạc nhiên nhìn anh nhưng không nói gì.

Nhân viên tiếp tân nhìn cô với vẻ nghi hoặc.

- ông và bà . . . gì ạ?

- ông và bà William Kanne, - William đáp luôn. - Lát nữa chúng tôi quay lại.

- Chúng tôi đưa hành lý lên phòng chứ, thưa ông- nhân viên phục vụ hỏi.

- Chúng tôi không có hành lý, - William cười đáp.

- À vâng, thưa ông.

Kate ngơ ngác đi theo William lên phố trên cho đến lúc họ dừng lại trước một nhà thờ xứ.

Chúng ta làm gì thế này, Wiuiam? - Kate hỏi.

- Làm cái điều lẽ ,ra anh phải làm từ lâu rồi, em ạ.

Kate không nói gì nữa. Bước vào bên trong, William thấy có người đang đứng xếp một chồng sách thánh ca.

- Tôi xin hỏi cha xứ ở đâu ạ? - William nói.

Người gác nhà thờ đứng thẳng dậy nhìn William bằng con mắt như thương hại.

- ở nhà xứ chứ đâu.

- Nhà xứ ở đâu ạ? - William lại hỏi

- ông là một người Mỹ, phải không thưa ông?

- Vâng, phải, - William đã bắt đầu sốt ruột.

- Nhà xứ ở cạnh nhà thờ xứ, phải thế không ạ? - người gác nói.

- Tôi cũng nghĩ thế, - William nói. - ông có thể ở lại đây chừng mười phút nữa được không)

- Tại sao tôi lại phải làm thế, thưa ông.

William rút ra một tờ bạn năm đồng bảng.

- Cứ cho là mười lăm phút cho chắc, được không ông?

Người gác nhà thờ nhìn kỹ tờ giấy bạc và nói:

- Người Mỹ. à, vâng, được.

William để ông ta đứng đó với tờ bạc năm đồng bảng và kéo vội Kate ra bên ngoài nhà thờ. Ngoài hiên có tấm biển đề:

"Cha bề trên của Giáo xứ đây là Linh mục Simon frukesbury" và bên cạnh tấm biển đó là lời kêu gọi của nhà thờ quyên góp làm lại mái, gài một chiếc đinh.

Nhà thờ đang quyên góp từng xu đề có được 500 đồng bảng, William bước vội theo con đường nhỏ lên nhà xứ, Kate theo sau vài bước. Anh gõ cửa và một người đàn bà to béo có đôi má đỏ hồng tươi cười ra mở cửa.

Bà Tukesbury? - William hỏi.

Phải. - Bà ta lại cười. ,

- Tôi xin nói chuyện với chồng bà được không?

Lúc này ông ấy đang dùng trà. CÓ thể lát nữa ông quay lại được chăng

Tôi e rằng chuyện này hơi gấp, - William nói.

Kate đã theo kịp lên với anh nhưng không nói gì.

- Vậy thì mời ông vào đi.

Nhà xứ này xây từ đầu thế kỷ mười sáu. Căn phòng lát đá ở phía ngoài có lò sưởi đang đốt lửa. Cha xứ là một người cao lớn, đang ăn bánh xốp với dưa chuột, đứng dậy chào hai người.

- Xin chào, ông...?

Kane, thưa ông, William Kane.

Tôi có thể làm gì được cho ông đây, ông Kane?

- Kate với tôi, - William nói, chúng tôi muốn cưới nhau.

- ôi vậy thì hay quá, - bà Tukesbury nói.

- Vâng, đúng thế đấy, - cha xứ nói. - ông có phải là người trong giáo xứ này không? Tôi không nhớ là. . .

- Không, thưa ông. Tôi là người Mỹ. Tôi đi lễ nhà thờ Si. Paul ở Boston.

- Thế là ở Massachusetts, không phải ở Lincolnshire, phải không ạ? - Linh mục Tukesbury nói.

- Vâng, đúng thế, Wilham nói. Anh quên rằng ở Anh cũng có một nơi tên ỉa Boston.

Thế thì tốt, - cha xứ nói và giơ hai tay lên trời như sắp làm lễ. - Vậy hai người định lúc nào thì kết hôn với nhau?

Ngay bây giờ, thưa ông.

Ngay bây giờ, thưa ông? - Cha xứ giật mình hỏi lại. Tôi không hiểu tục lệ ở bên Mỹ chung quanh chuyện cưới xin long trọng và thiêng liêng như thế nào, thưa ông Kane, mặc dầu tôi cũng có được đọc và nghe nói đến những điều rất kỳ lạ với đồng bào của

ông bên Califomia. Tuy nhiên, tôi coi như mình có bổn phận nói để ông biết rằng những tục lệ như thế chưa được chấp nhận ở Henley trên bờ sông Thames này. ở Anh, thưa ông, ông phải ở trong bất cứ giáo xứ nào cả một tháng rồi mới lấy nhau được, rồi tên của hai người phải được yết thị lên ba lần nếu như có trường hợp đặc biệt hay rắc rối gì cần cho mọi người được biết. Mà trong trường hợp đó tôi cũng phải được phép của ngài giám mục và phải sau ba ngày mới làm được - cha Tukesbury nghiêm giọng nói.

- ông còn cần bao nhiêu tiền nữa để làm lại mái nhà thờ - Kate bây giờ mới lên tiếng.

- A cái mái. Đây là câu chuyện đáng buồn, nhưng lúc này tôi chả nhắc đến lịch sử của nó làm gì . . . hồi đầu thế kỷ mười một ấy mà...

- ông cần bao nhiêu tiền? - Wilham lại nói, tay nắm chặt lấy tay Kate.

- Chúng tôi hy vọng quyên được năm trăm đồng bảng. Cho đến nay chúng tôi đã làm được khá, chỉ trong bẩy tuần qua, chúng tôi đã đạt được hai mươi bẩy đồng bốn hào bốn xu rồi.

- Không, không, ông ơi, - bà Tukesbury nói. - ông quên chưa tính khoản hơn một đồng nữa tôi bán hàng tuần trước ư

- Đúng là tôi chưa tính vào đấy. Tôi thật dở quá, đã coi nhẹ phần đóng góp của bà. Như vậy, tất cả là - linh mục Tukesbury tính nhẩm trong đầu và ngước mắt nhìn lên trần nhà như để tìm ra một nguồn cảm hứng nào.

William rút chiếc ví ở túi áo trong ra, viết một tờ séc năm trăm đồng bảng rồi lặng lẽ đưa cho linh mục Tukesbury.

- Tôi..., tôi hiểu là có những trường hợp đặc biệt, thưa ông Kane, - cha xứ ngạc nhiên nói. Giọng ông đã đổi hẳn. - Đã có người nào trong hai người trước kia kết hôn bao giờ chưa?

- CÓ - Kate nói. - Chồng tôi bị chết trong tai nạn máy bay trước đây bốn năm.

ôi, thật là khủng khiếp, - bà Tukesbury nói, - Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi không dè...

- thôi, bà ơi, - cha xứ nói. ông quan tâm đến cái mái nhà thờ hơn là những tình cảm của bà vợ. - Còn ông, thưa ông?

- Tôi chưa lấy vợ bao giờ, - William nói.

- Tôi sẽ phải gọi điện thoại cho ngài. giám mục đã.- Nắm chắc tờ séc của William trong tay, ông cha xứ đi vào phòng bên trong.

Bà Tukesbury mời Kate và Wiììiam ngồi đợi và mời ăn, bà vẫn cứ nói chuyện trong khi William và Kate không nghe thấy gì hết và chỉ nhìn nhau.

Cha xứ bước ra.

- Thật là rất không bình thường, rất không bình thường, nhưng ngài giám mục đã đồng ý, thưa ông Kane, với điều kiện sáng mai phải được xác định lại mọi thứ ở sứ quán Mỹ rồi sau đó xác đinh lại với ngài giám mục ở nhà thờ Si. Pauli tại Boston,

Massachusetts, sau khi ông bà trở về nhà.

ông ta vẫn nắm chặt tờ Séc trong tay.

- Tất cả những gì chúng ta cần lúc này là hai người làm chứng, - cha xứ nói. - Vợ tôi có thể là một người làm chứng. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng người quản lý vẫn còn đó, ông ta có thể là người làm chứng thứ hai được

- ông ta vẫn còn đó, tôi đảm bảo, - Wilham nói.

Làm sao ông biết chắc được? thưa ông Kane?

- Tôi đã mất cho ông ấy một phần trăm.

Một phần trăm gì cơ? - cha xứ ngỡ ngàng hỏi lại.

Một phần trăm của mái nhà thờ, - William đáp.

Cha xứ đưa Wilham, Kate và vợ ông ta đi theo con đường nhỏ lên nhà thừ. ông nháy mắt nhìn người quản lý đang đứng chờ.

- Đúng là ông Sprogget vẫn đang còn đây . . . ông ấy chẳng bao giờ làm như thế cho tôi cả, rõ ràng ông giỏi thật đấy, thưa ông Kane.

ông Simon Tukesbury khoác chiếc áo làm lễ vào người, còn ông quản lý thì nhìn ông bằng con mắt kinh ngạc.

William quay sang hôn Kate và hỏi.

- Anh biết trong trường hợp này hỏi thế là dở hơi, nhưng em có đồng ý lấy anh không

- Trời ơi, lạy Chúa! - cha xứ Tukesbury thốt lên một câu mà cả đời ông chưa bao giờ nói như vậy. Nghĩa là ông chưa hề hỏi người đàn bà này điều đó ư?

Mười lăm phút sau, ông và bà William Kane rời nhà thờ xứ Henley trên sông Thames, Oxfordshire. Đến phút cuối cùng, bà Tukesbury lấy một chiếc vòng dứt ở màn che cửa ra làm nhẫn, cũng may là nó rất vừa tay. Cha xứ Tukesbury có một cái mái mới cho nhà thờ, còn ông Sprogget thì có năm đồng bảng để được chi tiêu thả cửa dưới phố.

Ra đến ngoài nhà thờ, cha xứ đưa William một mảnh giấy

- Hai hào sáu xu, thưa ông.

- Để làm gì ạ? William hỏi.

- Giấy chứng nhận kết hôn, thưa ông Kane.

- ông phải làm ngân hàng mới đúng, thưa ông. - William nói và đưa cho ông ukesbury nửa đồng bảng. Anh lặng lẽ cùng vợ mới cưới đi trở về nhà trọ Bell. HỌ cùng ăn một bữa tối theo kiểu thế kỷ mười lăm trong căn phòng gỗ sồi ở nhà ăn, rồi khoảng ít

phút sau chín giờ thì đi ngủ. HỌ đi khuất sau chiếc cầu thang cổ bằng gỗ về phòng mình. Người phụ trách tiếp tân của nhà trọ nháy mắt với người phụ việc. - Nếu họ lấy nhau thì tôi cũng sướng bằng Vua nước Anh.

William thầm hát bài "Chúa phù hộ cho nhà Vua"

Sáng hôm sau hai vợ chồng Kane ăn một bữa sáng thoải mái trong khi chờ chữa xe. Một người phục vụ trẻ rót cà phê cho họ.

- Em muốn uống đen hay là anh cho sữa vào thêm?- William ngây thơ hỏi vợ.

Một đôi vợ chồng già ngồi bàn bên nghe anh nói thế mỉm cười.

- Em uống với sữa, anh ạ - Kate nói và tay đưa qua bàn sờ vào tay William.

Anh mỉm cười nhìn lại, chợt thấy cả phòng ăn ai cũng quay sang nhìn anh.

HỌ trở về London trong không khí đầu xuân mát mẻ, đi qua vùng Henley, qua sông Thames, rồi qua vùng Berkshire với Middlesex về London.

- Em có để ý cái nhìn của người gác cửa sáng nay không - William nói.

CÓ em nghĩ có lẽ mình đã phải đưa cho họ xem giấy chứng nhận kết hôn.

- Không, không, làm như thế thì hỏng mất cả hình ảnh tự do của người đàn bà Mỹ. Tối nay về nhà, chắc anh ta cũng không dám nói rằng chúng ta đã lấy nhau thật sự.

HỌ về đến khách sạn Ritz vừa lúc ăn trưa. Người quản lý quầy tiếp tân ngạc nhiên thấy William hủy bỏ căn phòng của Kate. Sau đó, anh được nghe họ bình luận rằng "cái ông Ka ne trẻ này rất lịch sự. Trước kia bố ông không hề làm như thế bao giờ."

William và Kate lại đi tàu Aquitania về New York.

Trước khi đi, hai người đến sứ quán Mỹ gặp viên lãnh sự để thông báo về tình trạng cưới xin của họ. Viên lãnh sự đưa cho họ một bản khai dài để họ điền vào, yêu cầu họ trả một đồng bảng tiền phí và bắt chờ đến hơn một tiếng đồng hồ. Hình như sứ quán Mỹ không có yêu cầu phải làm lại mái nhà, William muốn đi đến nhà hàng Cartier ở phố Bong để mua chiếc nhẫn cưới bằng vàng, nhưng Kate không nghe và không chịu bỏ chiếc vòng đồng rất quý đã dứt ở màn cửa ra.

William thấy khó có thể ở Boston và làm việc dưới quyền ông chủ tịch mới. Những quy tắc của chính sách Tân Kinh Tế đã nhanh chóng chuyển thành luật với một tốc độ không ngờ, do đó giữa William với Toni Simmons không sao nhất trí được với nhau về chuyện đầu tư là tốt hay không tơt. Ở Anh về nhà được ít lâu thì Kate báo tin chị đã có mang khiến bố mẹ và chồng hết sức vui mừng. William định đổi giờ làm việc của anh cho thích hợp với vai trò một người đã có vợ . Thường thường anh đến cơ quan làm việc suốt những đêm hè nóng nực. Kate đã bắt đầu khoác chiếc áo hoa thùng thình của đàn bà có chửa, chỉ quan tâm lo đến việc trang trí khu nhà trẻ của mình.

William cảm thấy muốn bỏ công việc bàn giấy và chỉ nhấp nhổm muốn về nhà. Nếu công việc còn dở dang, anh đem cả giấy tờ về nhà làm tiếp. ĐÓ cũng là cách anh sẽ làm trong cả cuộc đời có vợ con của mình.

Trong khi Kate và đứa con sẽ ra đời vào khoảng thời gian lễ Giáng sinh đem lại cho Wilham rất nhiều hạnh phúc ở nhà, thì Matthew lại khiến cho anh ngày càng lo lắng hơn. Anh ta đã trở thành nghiện rượu và thường đến làm việc muộn mà không có giải thích lý do tại sao. Ngày tháng trôi qua, William cảm thấy anh không còn có thể tin ở những ý kiến của bạn mình nữa. Lúc đầu, anh không nói gì, chỉ mong đó là một vài biểu hiện bình thường thôi, nhưng lâu dần thấy nghiêm trọng hẳn lên. Vào một buổi sáng tháng mười một, Matthew đến làm việc chậm khoảng hai tiếng đồng hồ, trông rõ ràng là người bị nhức đầu mất ngủ. Anh ta đã làm một việc sai lầm không cần thiết là bán đi một khoản đầu tư khiến cho một khách hàng lẽ ra thu được khoản lợi tức khá lớn thì lại bị thua thiệt. William biết là đã đến lúc phải có một cuộc chạm trán không lấy gì làm vui vẻ nhưng cần thiết. Matthew nhận là mình sai lầm và xin lỗi.

William lấy làm mừng đã giải quyết được một chuyện vướng mắc, đang định rủ bạn cùng đi ăn trưa thì bỗng cô thư ký ở đâu chạy vào.

Vợ ông, thưa ông. Bà ấy đã được đưa đến bệnh viện.

- Tại sao? - William ngơ ngác hỏi.

- Đứa bé, - cô thư ký nói.

- Nhưng ít ra cũng còn sáu tuần nữa mới đẻ kia mà, - William nói với vẻ không tin.

- Vâng, thưa ông, nhưng bác sĩ Mac Kenzie có vẻ lo lắng và muốn ông đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Matthew bỗng đang từ chỗ ỉu xìu nhanh nhẹn hẳn lên và đưa ngay William đến bệnh viện. Trong ký ức của cả hai người đều diễn lại cảnh mẹ William qua đời cùng với đứa bé gái không đẻ được.

- Cầu Chúa, sao cho Kate không hề gì, - Matthew nói và đánh xe vào khu bên trong bệnh viện.

William không cần có người dẫn đến khu hộ sinh mang tên Richard Kanne, nơi Kate đã chính thức làm lễ khánh thành cách đây sáu tháng. Anh thấy một cô y tá đứng bên ngoài phòng đẻ. CÔ ta cho anh biết bác sĩ Mac Kenzie đang ở trong đó với vợ anh và Kate đã mất rất nhiều máu. William đi đi lại lại trong hành lang không biết làm gì, chỉ lặng yên đợi y như anh đã từng làm trước đây ít năm. Chung quanh đây, cái gì

đối với anh cũng quen thuộc cả. Làm chủ tịch ngân hàng thì có quan trọng gì đâu so với việc mất Kate.

Không biết lần gần đây nhất anh nói với Kate câu ,Anh yêu em" là vào hôm nào nhỉ? Matthew ngồi đó với William, đi đi lại lại với William, đứng với William, nhưng không nói gì. Chẳng có gì để mà nói.

Mỗi cần cô y tá chạy ra chạy vào phòng đẻ, William lại nhìn đồng hồ. Mỗi giây dài bằng một phút, mỗi phút dài bằng một giờ. Cuối cùng bác sĩ Mac Kenzie bước ra, trán đẫm mồ hôi, miệng và mũi ông còn đang bịt khẩu trang. William không thấy được biểu hiện gì trên mặt bác sĩ. ông rút khẩu trang ra và cười toe toét

Chúc mừng anh, William, anh có đứa con trai rồi, và Kate cũng bình thường.

- Tạ ơn Chúa, - William trút ra một hơi thở và ôm lấy Matthew.

Tôi cũng tạ ơn Đáng Tối cao, - bác sĩ Mac Kenzie nói. - Tôi đã cảm thấy là sẽ vất vả với vụ đẻ này.

Tôi vào thăm Kate được không? - Wilham cười.

- Không, bây giở thì không được. Tôi đã cho cô ấy uống thuốc an thần và cô ấy ngủ rồi . CÔ ấy mất hơi nhiều máu nhưng đến sáng sẽ bình thường. CÓ thể hơi yếu một chút nhưng sẵn sàng gặp anh được. Tuy nhiên, anh có thể vào thăm con ngay bây giờ. Anh cũng đừng lạ thấy nó nhỏ quá, vì nó ra đời hơi sớm mà.

Bác sĩ dẫn William và Matthew theo hành lang vào một phòng trong đó họ nhìn qua tấm kính thấy một dãy sáu đứa trẻ nhỏ quấn tã thò chiếc đầu đỏ hỏn.

- Thằng nhỏ kia kia, - bác sĩ Mac Kenzie nói và chỉ tay vào đứa nhỏ nằm ngoài cùng.

william nhìn vào khuôn mặt nhỏ bé xấu xí mà ngờ ngợ. Hình ảnh về một đứa con trai to lớn đẹp đẽ biến đâu mất.

- Tôi phải nói một điều về cái thằng qủy này nhé,- bác sĩ Mac Kenzie vui vẻ nói. - NÓ còn đẹp hơn anh nhiều lúc mới ra đời, và anh thì lúc đẻ cũng không khó khăn gì lắm mà còn thế.

William cười yên tâm.

- Anh sẽ đặt tên nó là gì?

Richard Higginson Kanne.

Bác sĩ thân mật vỗ lên vai người mới làm bố.

Tôi mong mình sẽ còn sống đủ lâu để đỡ cho đứa con đầu lòng của Richard.

William lập tức điện cho hiệu trưởng Si. Paul giữ chỗ cho con học vào năm 1943. Anh chàng mới làm bố và Matthew làm một bữa rượu say tuý luý và sáng hôm sau vào bệnh viện thăm Kate khá muộn. Wilham lại đưa Matthew đến xem thằng bé Richard một lần nữa.

- Thằng nhóc trông xấu quá nhỉ, - Matthew nói. - NÓ chẳng có một tí gì cái đẹp của mẹ nó cả.

- Mình cũng nghĩ thế, - Wilham nói.

Nhưng nó rất giống cậu.

William trở về căn phòng Kate đang nằm, chung quanh chất đầy hoa.

- Anh có thích con trai không? - Kate hỏi chồng - nó giống anh lắm nhé.

Còn ai nói nó giống anh nữa, anh sẽ đánh. - William nói. - Chưa từng thấy đứa nào xấu thế.

Ồ không, - Kate không bằng lòng nói. - NÓ đẹp chứ.

- Một khuôn mặt mà chỉ có người mẹ yêu được, - William nói và ôm hôn vợ.

Chị níu lấy anh, sung sướng.

Bà nội Kane nếu còn sống thì không biết sẽ nói thế nào về đứa con đầu lòng của mình ra đời chỉ sau khi chưa đến tám tháng kể từ lúc cưới. - Anh không muốn tỏ ra thiếu nhân từ, nhưng đứa trẻ nào ra đời dưới mười lăm tháng đều phải coi như đáng ngờ về phần bố mẹ, còn dưới chín tháng thì dứt khoát là không chấp nhận được. - William bắt chước giọng bà nội nói câu đó. - A nhân đây, Kate, anh quên không nói một điều trước khi họ vội vã đưa em vào bệnh viện.

Điều gì thế

- Nói là anh yêu em.

Kate và thằng bé Richard phải ở lại trong bệnh viện gần ba tuần. Phải đến sau lễ Giáng sinh thì Kate mới hoàn toàn khôi phục được sức khỏe. Ngược lại, Richard lớn nhanh như thổi, không cần biết mình có thuộc dòng họ Kane hay không, William là người đàn ông đầu tiên thay tã cho thằng bé và đẩy xe nôi đưa nó đi chơi. Kate rất lấy làm tự hào và ngạc nhiên về chồng mình. William khuyên Matthew là đã đến lúc

anh phải kiếm lấy một người đàn bà ngoan ngoãn và thành lập gia đình đi thôi.

Matthew cười gượng nói :

- Cậu có vẻ một người trung niên rồi đấy. Khuyên tớ câu nữa là cậu sẽ có tóc bạc.

Nhưng trong cuộc chiến tranh để giành lấy quyền làm chủ tịch ngân hàng, anh đã có vài ba sợi tóc bạc rồi. Matthew không để ý đến chuyện đó.

William không nhớ rõ là quan hệ giữa anh và Tony Simmons bắt đầu sút kém đi từ bao giờ. Tony liên tục phủ quyết những ý kiến của anh về chính sách ngân hàng, và thái độ tiêu cực của ông ta khiến William thực sự muốn từ chức. Matthew thì chẳng giúp gì được vào đây mà còn trở lại với chuyện nghiện rượu.

Thời kỳ sửa chữa chỉ kéo dài được vài tháng, bây giờ anh lại nghiện nặng hơn, sáng nào cũng đến làm việc chậm mấy phút, Wilìiam không biết mình nên giải quyết tình hình này thế nào, chỉ biết cứ phải làm thêm những việc của Matthew. Vào cuối mỗi ngày, william cứ phải kiểm tra lại thư từ gửi đến cho Matthew và trả lời điện thoại cho anh ta.

Sang mùa xuân 1936, những nhà đầu tư tin ở ngân hàng hơn và những người gửi tiền cũng trở lại,

William cho rằng đã đến lúc quay về với thị trường chứng khoán. Nhưng Tony phủ quyết ý kiến đó trong một công văn nội bộ gửi thẳng cho ủy ban Tài chính, William xông thẳng vào phòng làm việc của Tony đề nghị cho anh được từ chức.

- Tất nhiên anh không từ chức được, William. Tôi chỉ muốn anh thừa nhận cho một điều là chính sách của tôi cai quản ngân hàng này bao giờ cũng là bảo thủ, và tôi không muốn lại húc đầu vào thị trường bằng tiền của các nhà đầu tư.

- Nhưng chúng ta mất đi lợi ích kinh doanh do các ngân hàng khác, và cứ ngồi đó mà nhìn họ thu lợi trong tình hình hiện nay sao được. Ngay cả những ngân hàng mười năm trước đây không được coi là đối thủ của ta bây giờ cũng sắp vượt ta rồi.

Vượt ta về cái gì, William? Hẳn là không thể vượt ta về tiếng tăm rồi. Vượt về kiếm lợi nhuận nhanh chóng đấy, nhưng tiếng tăm thì không đâu.

- Nhưng tôi quan tâm đến lợi nhuận, - William đáp - Tôi coi bổn phận của ngân hàng là phải đem lại nhiều lợi tức cho những người đầu tư, chứ không phải ngồi ỳ ra đó mà giữ vẻ lịch sự.

- Tôi thà ngồi yên đó còn hơn là để mất tiếng tăm đã được ông anh và bố anh xây dựng nên trong hơn nửa thế kỷ.

- Phải, nhưng cả hai người đó đều tìm kiếm những cơ hội đề mở rộng hoạt động của ngân hàng.

Trong những lúc thuận lợi, - Tony nói.

Và cả trong những lúc khó khăn nữa, - William nói.

- Tại sao anh phải thất vọng thế, William? Anh vẫn còn có quyền tự do trong việc quản lý bộ phận của anh kia mà.

- Tôi làm quái gì có tự do ấy. ông đã chặn đứng tất cả những gì người ta đề nghị cho kinh doanh rồi.

- Ta nên nói thẳng với nhau đi, William. Một trong những lý do tôi cần phải rất thận trọng trong thời gian gần đây, đó là những ý kiến của Matthew không còn có thể tin cậy được nữa.

- ông hãy bỏ Matthew sang một bên đi. Chính là ông chặn tôi, tôi là người trưởng bộ phận kia mà.

- Tôi không thể bỏ Matthew sang một bên được. Tôi muốn bỏ lắm chứ. Trách nhiệm cuối cùng trước ban giám đốc về hành động của bất cứ ai là tôi phải chịu, và anh ta lại là người đứng hàng thứ hai trong một bộ phận quan trọng nhất của ngân hàng.

- Phải, rồi đến trách nhiệm của tôi, vì tôi là người đứng đầu bộ phận ấy.

Không, William, nó không thể là trách nhiệm của riêng anh nếu Matthew đến làm việc mười một giờ sáng mà lại đang say rượu. Dù cho hai người các anh là bạn với nhau bao lâu và thân thiết đến thế nào thì cũng vậy thôi.

- ông đừng nói quá.

Tôi không nói quá đâu, William. Đã hơn một năm nay ngân hàng phải chịu đựng với Matthew Lester, và điều duy nhất khiến tôi không nhắc đến chỉ vì anh có quan hệ chặt chẽ với anh ta. Tôi sẽ không lấy làm tiếc nếu anh ta nộp đơn từ chức. Nếu là một người khác thì đã làm như thế từ lâu và bạn anh ta cũng đã bảo anh ta từ lâu rồi.

- Không bao giờ, - William nói, - Nếu anh ta đi, tôi cũng đi.

- Tùy anh thôi, William, - Tony nói. - Trách nhiệm đầu tiên của tôi là đối với những nhà đầu tư, chứ không phải với những bạn học cũ của anh.

ông sẽ ân hận về lời tuyên bố đó, Tony, - William nói. Anh ta xăm xăm bước ra ngoài và trở về phòng mình trong cơn điên giận.

- ông Lester đâu? - William hỏi khi bước qua chỗ cô thư ký.

- ông ấy chưa đến, thưa ông.

William nhìn đồng hồ tay, bực bội. - ông ấy đến bảo vào gặp tôi ngay.

- Thưa vâng.

Wilham đi đi lại lại trong phòng làm việc, chửi thầm. Mọi thứ Tony Simmons nói về Matthew đều đúng cả, quả nhiên là chỉ mỗi lúc một tồi tệ thêm.

Anh bắt đầu nghĩ lại xem tất cả những chuyện đó có từ bao giờ, tìm cách tự giải thích cho mình. Anh đang nghĩ ngợi thì cô thư ký vào báo.

- ông Lester vừa đến, thưa ông.

Matthew bước vào với vẻ rón rén, trên mặt có đủ biểu hiện của một người nhức đầu mất ngủ vì uống rượu. Trong năm qua anh ta đã già đi nhanh chóng, da dẻ không còn cái bóng bẩy của một anh lực sĩ trước đây nữa. William hầu như không thể nhận ra đây là con người đã từng là bạn thân của anh gần hai mươi năm nay.

- Matthew, cậu đi đâu thế

- Mình ngủ quá giấc, - Matthew đáp, đưa tay lên gãi mặt. - CÓ lẽ đêm qua thức khuya quá.

- Cậu muốn nói là uống nhiều quá chứ gì.

- Không, mình có uống nhiều rượu đâu. ĐÓ là một cô bạn gái mới cứ bắt mình thức suốt đêm. CÔ ta không bao giờ thỏa mãn cả.

- Matthew, bao giờ cậu mới chấm dứt chuyện đó? Cậu đã ngủ với hầu hết các cô gái chưa chồng ở Boston rồi.

- Cậu đừng nói quá thế, William. Chắc là còn một vài cô mình chưa ngủ chứ. Rồi cậu còn quên không nói đến hàng ngàn cô đã có chồng nữa.

- Không phải chuyện đùa đâu, Matthew.

- Thôi đi cậu, Wilham. Để cho mình yên đi.

- Để cho cậu yên à? Vì cậu mà mình vừa bị Tony Simmons sạc cho đấy. Hơn nữa, ông ta nói đúng. Cậu ngủ với tất cả những ai mặc váy, và tệ hơn nữa, cậu còn say rượu bí tỉ. Những ý kiến của cậu không còn được ai nghe nữa. Tại sao thế, Matthew? Tại sao, cậu nói cho mình biết đi. Hẳn phải có lý do gì chứ? Trước đây một năm cậu còn là người đáng tin cậy nhất trên đời này. Thế là thế nào, Matthew? Mình phải nói với Tony Simmons thế nào đây?

- Cậu nói với Simmons bảo ông ta im đi cho người ta nhờ, và đừng có dính vào việc của người khác.

- Matthew, cậu phải công bằng chứ, đây là việc của ông ấy. Chúng ta đang quản lý một ngân hàng, chứ không phải một cái nhà chứa, còn cậu đến đây làm giám đốc là do cá nhân mình đề nghị, - Wiìliam nói, không kìm được giận dữ trong giọng của anh.

Và bây giờ thì mình không đáp ứng được yêu cầu của cậu nữa chứ gì, phải cậu đinh nói thế không?

Không, không phải mình muốn nói như vậy.

- Vậy cậu muốn nói cái gì chứ

- Cậu hãy làm việc tử tế trong ít tuần đi. Rồi mọi người sẽ quên đi những chuyện đó.

- Cậu chỉ muốn có thế thôi?

- Phải, - William nói.

- Tôi sẽ làm như ông yêu cầu, thưa ông chủ. - Matthew nói, rập gót giầy một cái rồi bước ra cửa.

- Thật là khổ - William nói.

Chiều hôm đó, William muốn cùng với Matthew xét về một hồ sơ của khách hàng, nhưng không ai biết được anh ta ở đâu mà tìm. Sau bữa ăn trưa, người ta không thấy anh ta trở về cơ quan, và suốt ngày hôm đó cũng không thấy nữa.

Buổi tối, cho thằng bé Richard đi ngủ mà William vẫn cứ lo lo về Matthew, Richard đã có thể nói bập bõm được một vài tiếng nhưng không phát âm được đúng con số "ba".

- Nếu con không phát âm được đúng con số như vậy thì sau này khó mà làm được ngân hàng, Richard ạ - William đang nói với con thì Kate bước vào.

- CÓ lẽ nó sẽ làm cái gì đó có lợi hơn, - Kate nói.

Còn có gì lợi hơn ngân hàng được? - Willỉam hỏi.

Biết đâu đấy, nó có thể là một nhạc sĩ, hoặc một cầu thủ dã cầu, hoặc có thể là Tổng thống Hoa Kỳ cũng chưa biết chừng.

- Trong ba thứ đó, anh muốn nó là cầu thủ thì hơn, vì chỉ có một thứ này có đồng lương tử tế thôi, - William vừa nói vừa bế Richard vào giường. Thằng bé cố nói lại con số nhưng vẫn không phát âm được đúng.

William đành thôi không dạy con nữa.

- Trông anh mệt mỏi tắm đấy. Anh chưa quên là sau đây chúng ta còn phải đến nhà Andrew Mac Kenzie uống rượu nữa chứ .

- Trời ơi, anh quên khuấy đi mất. Mấy giờ chúng mình phải đến đó?

- Một giờ nữa.

Thế thì anh phải đi tắm nước nóng một cái đã.

- Anh phải nhường cho phụ nữ tắm trước chứ? - Kate nói.

- Tối nay anh cần thoải mái một chút. Cả ngày hôm nay bị điên đầu rồi.

- Lại Tony làm phiền anh chứ gì.

Phải, nhưng có lẽ lần này ông ta đúng. ông ta phàn nàn về chuyện Matthew say rượu. Cũng may mà ông ta không nhắc gì đến chuyện cậu ta lăng nhăng với đàn bà. Bày giờ khó mà đưa Matthew đến dự một cuộc chiêu đãi nào nếu như ở đó chủ nhà không đem con gái lớn của mình, thậm chí cả vợ mình, nhốt kỹ vào một chỗ nào đó. Em mở nước tắm cho anh được không?

William ngồi ngâm trong bồn tắm đến nửa giờ. Kate phải vào kéo anh ra không thì anh sẽ ngủ quên trong đó mất. Mặc dầu cô đã giục cuống, hai vợ chồng vẫn đến chỗ Mackenzie muộn tới hai mươi lăm phút.

Vậy mà đến đó đã thấy Matthew sắp say rượu và đang tán tỉnh bà vợ của một nghị sĩ quốc hội. William định bước đến can thiệp, nhưng Kate ngăn lại.

- Anh đừng nói gì hết, - Kate bảo anh.

Anh không thể đứng đây nhìn cậu ta xuống dốc như thế được, - William nói. "Cậu ta là bạn thân nhất của anh, anh phải làm gì chứ".

Nói thế nhưng anh vẫn nghe Kate khuyên, và cả buổi tối nhìn Matthew mỗi lúc một say hơn. ở đầu phòng bên kia, Tony Simmons vẫn liếc nhìn William, nhưng anh yên tâm thấy Matthew bỏ về sớm, dù là cùng về với một người đàn bà không có ai kèm theo.

Matthew đi rồi, anh mới cảm thấy nhẹ người đôi chút.

- Chú bé Richard thế nào? - Andrew Mac Kenzie hỏi.

- NÓ không nói được con số "ba", - William nói

- Thế thì tốt, - bác sĩ Mackenzie nói. CÓ thể sau này nó làm một cái gì đó hay hơn. Chưa biết chừng

nó làm được cái gì văn minh hơn cơ đấy, - ông nói thêm.

- Tôi cũng bảo thế, - Kate nói. - A mà William này, hay nhất là nó có thể trở thành bác sĩ.

- Thế là an toàn đấy, - Andrew nói. - Tôi biết có nhiều bác sĩ không thể đếm được đến quá hai.

- Trừ phi họ gửi hóa đơn đòi tiền thì không kể, -William nói.

- CÔ uống gì nữa chứ, Kate? - Andrew cười

Thôi, xin cảm ơn, Andrew. Bây giờ đến lúc về rồi.

Nếu chúng tôi ở đây lâu thì chỉ còn lại có Tony Simmons với William, mà cả hai người đều biết đếm đến quá hai thì chúng ta lại mất cả đêm ở đây mà nói chuyện về ngân hàng thôi.

Đồng ý, - William nói. - Cảm ơn ông về cuộc chiêu đãi thú vị, Andrew. Nhân đây, tôi xin lỗi về cử chỉ của Matthew.

- Tại sao? - bác sĩ Mackenzie hỏi.

- Thôi đi ông biết rồi đấy, Andrew. Không những cậu ta say rượu, mà trong phòng này không có người đàn bà nào yên được với cậu ta.

- Nếu ở vào tình trạng như cậu ta thì đến tôi cũng làm như vậy, - Andrew Mackenzie nói.

- Sao ông nói vậy? - Wilham không hiểu. - Không thể vì cậu ta độc thân mà cho phép làm thế được.

- Không, không phải thế, nhưng tôi đã cố tìm hiểu và thấy rằng nếu mình cũng gặp những vấn đề tương tự thì rất có thể sẽ vô trách nhiệm như thế thôi.

- ông nói vậy nghĩa là sao? - Kate hỏi.

- Trời đất ơi? - bác sĩ Mackenzie thốt lên. - Cậu ta là bạn thân nhất mà không nói cho anh biết sao?

- Nói gì cơ ạ? - hai người cùng hỏi lại.

Bác sĩ Mackenzie nhìn hai người một lúc, vẻ như không tin.

- Vậy thì vào thư viện của tôi.

William và Kate theo bác sĩ vào một căn phòng nhỏ chung quanh tường toàn những sách về y học chỉ còn để chừa vài chỗ nhỏ treo ảnh không có khung chụp hồi ông còn học ở Corneìl.

- Xin mời ngồi, - ông nói. - William, tôi không cần phải xin lỗi về điều tôi sắp nói đây, nhưng tôi vẫn cứ cho rằng anh biết là Matthew ốm nặng, thực ra là đang chết mòn về bệnh hoại huyết. Cậu ta đã biết về tình hình đó hơn một năm nay rồi.

William ngã người ra ghế, im lặng một lúc không nói được.

- Hoại huyết ư?

Phải, đó là một dạng các tế bào bị viêm và ăn vào máu, - bác sĩ giải thích.

- Sao cậu ấy không nói gì với tôi? - William lắc đầu không tin.

- Các anh biết nhau từ hồi còn ở trường. Tôi đoán là cậu ta tự trọng không muốn phiền đến ai. Cậu ta nghĩ thà cứ thế mà chết còn hơn để cho ai biết mình có bệnh ấy. Từ sáu tháng nay tôi đã bảo cậu ta nên nói cho ông bố biết. Bây giờ tôi nói cho anh biết tức là tôi đã hủy cả lời hứa nghề nghiệp với cậu ta rồi đó, nhưng tôi không thể để cho anh trách cứ cậu ta mãi về điều mà chính anh ta không làm chủ được.

- Cảm ơn ông, Andrew, - William nói. - Sao tôi có thể mù quáng và ngu ngốc thế được nhỉ.

- Anh cũng đừng tự trách mình, - bác sĩ Mac Kenzie nói. - Vì anh cũng chẳng làm sao mà biết được.

- Thực sự là không hy vọng gì nữa sao? - William hỏi. - Không có bệnh viện hay chuyên gia nào chữa được ư? Tiền thì không thành vấn đề...

- Tiền không thể mua được mọi thứ đâu, William. Tôi đã hỏi ba người giỏi nhất nước Mỹ với một người ở Thụy Sĩ. Tôi e rằng họ cũng đều nhất trí với chẩn đoán của tôi. Y học chưa tìm ra được phương thuốc chữa bệnh hoại huyết này.

- Anh ấy còn sống được bao lâu nữa, - Kate khẽ hỏi.

- Chậm là sáu tháng, nhanh là ba tháng.

- Thế mà tôi cứ trách oan cậu ấy. - William nói. Anh nắm chặt lấy tay Kate như người bị nạn vớ được cái phao. - Thôi, chúng tôi đi đây, Andrew. Cảm ơn ông đã cho chúng tôi biết.

- Anh có thể làm gì cho cậu ta được thi làm, - bác sĩ nói. - Nhưng lạy Chúa, anh nên thông cảm. Cứ để cậu ta muốn làm gì thì làm. Đây là những tháng cuối cùng của Matthew, không phải của anh. Đừng cho cậu ta biết là tôi nói nhé.

William và Kate yên lặng ngồi xe về nhà. Về đến nơi, Wilham gọi ngay cho cô gái mà Matthew lúc trước cùng đi về.

- Tôi có thể nói chuyện với Matthew Lester được không?

Anh ấy không có ở đây, - một giọng hơi gắt gỏng đáp lại - Anh ấy kéo tôi đến Câu lạc bộ Revue, nhưng đến đó thì anh ấy đã say rồi và tôi từ chối không vào đó với anh ấy nữa. - Rồi cô ta bỏ máy.

Câu lạc bộ Revue. William nhớ mang máng là đã trông thấy cái biển đó ở đâu rồi nhưng không biết địa điểm cụ thể. Anh tìm trong cuốn danh bạ điện thoại, lên xe đi về phía Bắc Thành phố và sau khi hỏi một người đi đường, anh đã tìm ra chỗ đó. William gõ cửa.

Một lỗ cửa con được kéo xuống.

- ông có phải hội viên không?

- Không, - William đáp và tuồn một tờ mười đô la qua cửa.

LỖ cửa đóng xuống và cửa to mở ra. William đi giữa sàn nhảy, hơi ngượng với bộ quần áo chỉnh tề của mình. Những người nhảy đang quấn lấy nhau, không ai để ý đến anh. William liếc nhìn vào một phòng mù khói, nhưng Matthew không có đó. Cuối

cùng, anh nhận ra một cô gái hình như đã có đi với Matthew một lần nào đó mà anh bắt gặp. CÔ ta đang ngồi bắt tréo chân ở góc nhà với một thủy thủ.

William bước đến chỗ cô ta.

- Xin lỗi cô, - anh nói.

CÔ ta nhìn lên nhưng rõ ràng là không nhận ra William.

- CÔ này đi với tôi, mời anh đi cho, - anh thủy thủ nói.

CÔ có trông thấy Mathew Lester không?

- Matthew? - cô gái hỏi lại. - Matthew nào?

- Tôi bảo anh cút đi, - tay thủy thủ đứng dậy nói.

Anh nói một câu nữa là tôi đập vỡ đầu anh ra bây giờ - William nói.

Tay thủy thủ đã từng trông thấy con mắt dữ tợn như thế một lần trong đời rồi, và anh ta đã suýt bị mất một con mắt về chuyện đó. Anh ta sợ hãi ngồi xuống.

Matthew ở đâu?

- Tôi có biết Matthew nào đâu hở anh. - CÔ gái cũng tỏ vẽ sợ hãi.

- Người cao dong dỏng, tóc vàng, mặc quần áo như tôi và có lẽ say rượu.

Ồ anh muốn nói Martin ư Anh ta có tên là Martin ở đây, không phải là Matthew đâu. - CÔ ta nhẹ người. - Để xem nào, tối nay anh ta đi với ai nhỉ? - CÔ ta quay ra phía quầy rượu và hét to lên hỏi. - Này, Ten, Martin đi với ai nhỉ?

- Jeuny.

Người trông quầy rượu nhấc đầu mẩu thuốc lá ở mép ra đáp, rồi lại để thuốc lá về chỗ cũ.

- à, đúng rồi, Jenny, - cô gái nói. - Khoan .để tôi xem đã nhé. NÓ tiếp khách rất ngắn, chẳng bao giờ đi với ai quá nửa tiếng cả, rồi nó quay lại đây bây giờ:

Cảm ơn cô, - William nói.

Anh chờ đến hơn một giờ ở quầy rượu, uống Whisky với rất nhiều nước, cảm thấy rất lạc lõng ở chỗ này.

Cuối cùng, người trông quầy rượu, điếu thuốc lá chưa châm vẫn ngậm ở mép, đưa tay chỉ một cô gái vừa bước vào.

- ĐÓ là Jenny, - anh ta nói. Không thấy có Matthew cùng đi với cô ta.

Người trông quầy rượu gọi Jenny đến. CÔ ta gầy nhỏ, tóc đen, trông cũng hấp dẫn. CÔ ta nháy William và ưỡn ẹo đi tới.

- Tìm em hả, anh yêu? Em sẵn sàng đây, nhưng em lấy mười đô la nửa giờ nhé.

- Không, tôi không cần cô, William nói.

- Dễ thương chưa, - Jenny nói.

Tôi tìm người vừa đi với cô, Matthew... tôi muốn nói là Martin ấy...

- Martin ư, anh ta quá say đến mức có đem cần cẩu đến cũng không dựng được dậy, nhưng anh ta trả mười đô la rồi. Bao giờ anh ta cũng trả thế đấy, rất lịch sự.

Anh ta đang ở đâu? - William sốt ruột hỏi.

- Tôi không biết. Anh ta bỏ không làm gì cả, rồi cứ thế đi bộ về nhà.

William chạy ra ngoài phố. Không khí lạnh ngoài trời làm anh tỉnh dần. Anh từ từ cho xe chạy từ câu lạc bộ theo con đường về nhà Matthew, nhìn kỹ từng người đi trên đường. CÓ người bắt gặp con mắt của anh thì sợ, vội bước đi. CÓ người thấy thế muốn hỏi chuyện. Lúc dừng lại trước đèn đỏ ở một nhà hàng ăn bán suốt đêm, anh nhìn qua cửa sổ mờ mờ thấy có bóng Matthew trong đó, tay cầm cốc đang đi qua dãy bàn. William đỗ xe, vào trong nhà hàng đến chỗ bên cạnh anh ta. Matthew đã gục xuống bàn. Cốc cà phê chưa uống bắn tung tóe. Anh ta say quá nên không

nhận ra được William nữa.

- Matthew, tớ đây mà, - William lên tiếng và nhìn anh chàng đang rũ xuống bàn. Nước mắt chảy trên má William.

Matthew ngửng lên, làm đổ thêm cà phê ra bàn.

- Cậu khóc đấy ư? Mất người yêu rồi sao?

Không, mất người bạn thân nhất, - Wilham nói.

- A thế thì khó đấy.

- Mình biết, William nói.

- Tớ có một người bạn rất tốt, - Matthew nói, lưỡi líu lại. - Cậu ta xưa nay vẫn ủng hộ tớ, thế mà hôm nay lần đầu tiên chúng tớ cãi nhau. Cũng là lỗi ở tớ thôi. Cậu thấy không, tớ đã làm cậu ta thất vọng.

- Không đâu, - Wìlliam nói.

- Cậu làm sao biết được, Matthew gắt. - Cậu không biết cậu ta là ai kia mà.

- Chúng mình đi về nhà đi, Matthew.

Tên tớ là Martin, - Matthew nói.

- Xin lỗi cậu, Martin, chúng ta đi về nhà đi.

- Không, tớ muốn ở đây. CÓ một cô gái chốc nữa sẽ đến. Bây giờ tớ sẵn sàng đi với cô ta rồi.

- ở nhà mình có rượu Whisky ngon cho cậu, - William nói. - Vậy sao cậu không về nhà mình?

- ở chỗ cậu có đàn bà không?

Có, nhiều lắm.

- Thế thì được, tớ sẽ về.

William đỡ Matthew đứng dậy, quàng tay vào dưới vai rồi từ từ dìu anh ra cửa. Lần đầu tiên anh mới thấy được rằng Matthew rất nặng cân. Ra đến ngoài, anh nghe thấy hai người cảnh sát ngồi ở góc quầy nói với nhau:

- Nốc cho lắm vào

Anh đưa Matthew ra đến xe rồi về nhà. Kate đang còn đợi.

- Sao em không đi ngủ trước đi.

Em không ngủ được, - cô nói.

- CÓ lẽ cậu ta vẫn còn đang hồ đồ lắm.

- CÓ phải đây là cô gái cậu hứa với tớ không - Matthew nói.

- Phải, cô ta sẽ săn sóc cậu, - William nói, rồi cùng Kate cùng dìu anh ta lên phòng khách, đặt nằm vào giường. Kate bắt đầu cởi bỏ áo ra cho anh ta.

- Em cũng phải cởi áo em ra nữa cơ, - anh ta nói.- Anh đã trả mười đô la rồi.

Cứ nằm xuống đã, - Kate khẽ nói.

- Tại sao trông em buồn thế, người đẹp của anh? -Matthew nói.

- vì em yêu anh, Kate nói và rưng rưng nước mắt.

- Đừng khóc, - Mathew nói. - Không có gì đáng khóc. Rồi lần này anh sẽ cố làm được cho em xem.

Cởi áo cho Matthew rồi, William lấy chăn đắp lên người cho anh ta. Kate tắt đèn.

- Em hứa sẽ lên giường với anh mà, - Matthew nói trong lúc mê sảng.

Kate khẽ đóng cửa lại.

William ngủ ngay trên chiếc ghế ở ngoài phòng Matthew vì sợ nửa đêm anh ta có thể thức dậy bỏ đi.

Đến sáng Kate đánh thức anh dậy rồi đem thức ăn sáng vào cho Matthew.

- Tôi làm gì ở đây thế này, Kate? - Matthew vừa mở mắt đã hỏi ngay.

- Đêm qua sau cuộc chiêu đãi Où chỗ Mackenzie anh cùng về với chúng tôi mà, - Kate lúng túng trả lời

Không, làm gì có chuyện ấy. Tôi đến Câu lạc bộ Revue với cô gái tên là Patricia hay gì đó mà cô ta không chịu cùng vào với tôi kia mà: Lạy Chúa, sao tôi thấy người như ốm thế này nhỉ. Cho tôi cốc nước cà chua được không Tôi không muốn tỏ ra vô lễ, nhưng tôi chả muốn ăn sáng tí nào.

Được thôi, Matthew.

william ở ngoài vào, Matthew ngước nhìn lên. Hai người im lặng nhìn nhau.

- Cậu biết cả rồi hả? - Cuối cùng Matthew nói.

- Biết, - William nói. - Mình thật là ngu, và mình mong cậu tha lỗi.

- Cậu đừng khóc, William, từ hồi cậu mười hai tuổi bị thằng Covington đánh cho và tớ phải kéo nó ra, thì từ đó đến nay tớ chưa hề thấy cậu khóc bao giờ. Cậu có nhớ không? Không biết thằng Covgington bây giờ thế nào rồi. CÓ lẽ nó đang làm chủ nhà chứa ở Tijuana, mà nó cũng chỉ làm được đến thế thôi. Cậu nên nhớ, nếu Covington là chủ cái nhà chứa đó thì rất tốt cậu nên đưa tớ đến đó. Đừng khóc, Wilham. Người lớn ai lại khóc. Chả làm thế nào được đâu. Tớ đã đi khám ở các chuyên gia, từ New York đến Los Angeles đến Zurich, và chẳng ai làm thế nào được.

Sáng nay mình không đến làm việc được không? Mình thấy trong người còn mệt ghê gớnl. Nếu mình nằm đây lâu quá thì gọi mình dậy, hoặc nếu mình làm phiền gì thì cứ bảo, và mình sẽ biết tìm đường về nhà.

- Đây là nhà của cậu, - William nói.

Vẻ mặt Matthew bỗng thay đổi.

Cậu có nói cho bố mình biết không William?

Mình không thể giáp mặt bố được. Cậu cũng là con một, nên cậu hiểu.

Mình sẽ nói, - William đáp. - Mai mình sẽ đi New York và nói cho bố cậu biết, nhưng cậu phải hứa ở lại đây với Kate và mình. Nếu cậu muốn uống rượu thì mình sẽ không ngăn, hoặc nếu cậu muốn đi với bao nhiêu đàn bà cũng được, nhưng cậu phải ở đây.

- Bao nhiêu tuần nay, bây giờ mình mới được quan tâm đấy, William. Thôi bây giờ mình ngủ lại đã nhé. Mình mệt quá đi.

William nhìn Matthew ngủ lại và ngủ rất say. Anh nhấc cốc nước đã uống được một nửa trong tay Matthew ra. Nước cà chua loang ra một vệt trên chăn.

- Cậu đừng chết, - anh nói khẽ với mình. - Matthew ơi cậu đừng chết. Cậu đừng quên rằng cậu với mình sắp sửa làm chủ một ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đấy nhé?

Sáng hôm sau Wilham đi New York để gặp Charles Lester. ông cụ nghe cái tin Wiìliam nói lại mà bỗng như già đi trông thấy và người ông cũng như nhỏ bé lại trong chiếc ghế.

- Cảm ơn cháu đã đến nói riêng với bác, William. Lâu nay hàng tháng không thấy Matthew về thăm nhà, bác đã cảm thấy như có chuyện gì không hay rồi.

Cứ cuối tuần bác sẽ lên đó vậy. NÓ sẽ ở lại đó với cháu và Kate, và bác cũng sẽ tỏ ra không lấy gì làm buồn lắm khi được tin đó. CÓ Chúa mới biết được nó đã phạm tội gì để đến nỗi như vậy. Từ hồi mẹ Matthew mất đi, bác đã làm đủ thứ dành cho nó, thế mà bây giờ thì không còn ai để bác giành lại cho nữa.

- Bác đến Boston bất cứ lúc nào cũng được, thưa bác. Chúng cháu rất mong chờ bác.

- Cảm ơn cháu, Wilham, cảm ơn tất cả những gì cháu đã làm cho con bác. - ông cụ nhìn anh. - Bác ước gì bố cháu còn sống để thấy con trai mình đã xứng đáng với cái tên Kanne thế nào. Giá như bác có thể đổi cho Matthew, để cho nó sống. . .

- Cháu phải vội về với cậu ấy đây, bác ạ.

- Ừ cháu về đi. bảo với hò là bác yêu nó lắm, và bảo là bác đã dũng cảm nghe cái tin ấy nhé. Đừng nói gì khác với nó nhé.

- Vâng, thưa bác.

William trở về Boston thấy tối hôm ấy Matthew ở nhà với Kate và đang ngồi ngoài hiên bắt đầu đọc cuốn tiểu thuyết đang được bán rất chạy ở Mỹ, đó là cuốn Cuốn theo chiều gió. Anh ta ngước nhìn lên thấy William bước vào bằng cửa bên. .

- ông cụ nghe tin bảo sao?

- ông cụ khóc, - William nói

- ông chủ ngân hàng Lester mà khóc ư? - Matthew nói. - Cậu chớ cho các cổ đông biết chuyện đó nhé.

Matthew không uống rượu nữa và cố gắng làm việc cho đến tận những ngày cuối. Wilham phải lấy làm kinh ngạc về quyết tâm của anh ta và cứ khuyên anh ta hãy từ từ đã. Nhưng anh ta không những làm hết các việc của mình mà còn trêu chọc Wilham bằng cách đọc lấn sang những thư từ gửi đến cho William nữa.

Tối tối trước khi đi xem hát hoặc dự tiệc, Matthew còn đánh quần vợt với Wiìliam hoặc chèo thuyền và vượt William trên sông Charles. Anh ta nói nhạo: Khi nào mình thua cậu thì mình biết là lúc đó chết rồi.

Matthew không hề vào bệnh viện bao giờ. Anh thích ở lại nhà vợ chồng William. Với William thì anh thấy các tuần lễ trôi qua vừa quá chậm lại vừa quá nhanh, cứ mỗi buổi sáng ngủ dậy không biết Matthew còn sống hay không.

Matthew chết vào ngày thứ năm, hãy còn bỏ dở bốn chục trang của Cuốn theo chiều gió chưa đọc hết.

Tang lễ được tiến hành ở New York. William và Kate ở lại với Charles Lester. Chỉ trong có sáu tháng mà ông cụ đã già hẳn đi. ông đứng bên mộ vợ và mộ đứa con trai độc nhất của mình, bảo William rằng ông không còn thấy có mục đích gì để sống trên đời này nữa. William không nói gì. Chẳng có lời nói nào khiến cho ông cụ đỡ đau buồn được. Ngày hôm sau, William và Kate trở về Boston không có Matthew vắng hẳn đi

một cách kỳ lạ. Mấy tháng qua vừa là những tháng sung sướng nhất vừa là những tháng đau khổ nhất trong đời William. Cái chết đã khiến anh gần lại với Matthew và với Kate. Nếu là cuộc sống bình thường thì anh không thể gần với bạn và vợ như vậy được.

Sau cái chết của Matthew, Willam trở lại ngân hàng làm việc nhưng anh thấy rất khó có thể làm bình thường như cũ. Nếu là trước đây thì anh đã đứng dậy, sang phòng làm việc của Matthew hoặc trao đổi hoặc cười nói với nhau, hoặc ít nhất thì cũng còn thấy Matthew ngồi đó. Nhưng nay Matthew không còn đó nữa. Phải mất đến mấy tuần William mới thôi không nghĩ đến không khí làm việc cũ nữa.

Tony Simmons tỏ ra rất thông cảm, nhưng điều đó chẳng giúp được gì, Wilham mất hết cả hứng thú làm ngân hàng. Ngay trong chính ngân hàng Kanne và Cabot, anh cũng rầu rĩ hết tháng này sang tháng khác về cái chết của Matthew. Xưa nay anh vẫn đinh ninh rằng anh và Matthew sẽ cùng lớn lên, cùng già và cùng chia sẻ chung một số phận. Không ai có ý kiến gì khi thấy công việc của Wilham không còn có

chất lượng như trước nữa. Ngay cả đến Kate cũng lo buồn thấy William ngồi không một mình hàng giờ.

Một buổi sáng, cô tỉnh dậy thấy anh ngồi bên mép giường và nhìn mình. CÔ chớp mắt hỏi anh:

- CÓ chuyện gì không hay thế anh

- Không, anh chỉ nhìn vào cái tài sản lớn nhất của mình, và tự hỏi xem có phải của mình thật không?

Vào cuối nam 1932, trong lúc cả nước Mỹ đang bị kẹt trong gọng kìm của nạn kinh tế đình đốn, Abel đã hơi lo sợ về tương lai của Công ty Nam tước. Hai năm qua đã có đến hai nghìn ngân hàng phải đóng cửa, và hiện nay hàng tuần vẫn có thêm nhiều ngân hàng khác tiếp tục đóng. Chín triệu người vẫn thất nghiệp. Các khách sạn của Abel phải cố gắng lắm mới duy trì được một số nhân viên có tay nghề cao. Mặc dầu vậy, năm 1932 công ty Nam Tước cũng bị lỗ 72.000 đô la, mà đây là năm anh dự kiến sẽ cân bằng được thu chi. Anh bắt đầu lấy làm ngại, không biết người ủng hộ anh còn đủ tiền và còn đủ kiên nhẫn để giúp anh xoay chuyển lại tình thế được không đây.

Trước đó, Abel đã bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động chính trị trong quá trình An ton Cermak vận động và trở thành thị trưởng Chicago. Cermak đã

thuyết phục Abel gia nhập đảng Dân chủ lúc đó đang tiến hành một chiến dịch dữ đội đòi bỏ lệnh cấm rượu.

Abel ra sức ủng hộ Cermak vì lệnh cấm rượu rất tai hại đối với việc làm ăn của các khách sạn. Cermak vốn là một người Tiệp Khắc nhập cư nên giữa Abel với Cermak đã lập tức có ngay được mối quan hệ chặt chẽ. Abel cũng lấy làm sung sướng được cử ra làm đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ họp ở Chicago năm 1932. ở đây, Cermak đã được cử tọa đứng dậy nhiệt hệt hoan hô với nhau lời anh ta nói:

- Tôi không đến đây cùng với chuyến tàu Maynower nhưng tôi đã cố gắng đến được càng sớm càng tốt.

ở Đại hội, Cermak đã giới thiệu Abel với Fr. D. Roosevelt và cuộc gặp gỡ ấy làm Abel xúc động nhớ mãi. FDR cứ thế thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng và các ứng cử viên Dân chủ theo nhau giành thắng lợi ở khắp nước. Một trong những người mới

được bầu vào Hội đồng thành phố Chicago là Henry Osborne. Rồi sau khi An ton Cermak bi giết vào đầu năm 1933 Où Miami do một viên đạn nhằm ám sát FDR nhưng lại trúng vào anh, Abel quyết định đóng góp một phần lớn thời gian và tiền của vào sự nghiệp cua những ngươi Dân chủ gốc Ba Lan ở Chicago.

Trong năm 1933, công ty chỉ mất có 23.000 đô la nhưng một trong số những khách sạn, tức khách sạn Nam tước ở Si. Louis, lại làm ăn có lãi. Rồi khi Tổng thống Roosevelt phát biểu bài diễn văn đầu tiên của ông vào ngày 12 tháng ba kêu gọi mọi người "hãy một lần nữa tin ở nước MỸ thì Abel lại phấn khởi và anh quyết định cho mở lại hai khách sạn trước đây đã đóng cửa.

Zaphia ngày càng kêu ca phàn nàn về việc Abel ở quá lâu tại những nơi Charleston với Mobile để phục hồi lại khách sạn. Zaphia chỉ muốn Abel nhiều lắm là làm phó quản lý ở khách sạn Stevens thôi, vì như vậy khoảng cách giữa hai người không xa ìắm. Nhưng với tình hình này thì mỗi lúc Abel càng đi xa hơn mà Zaphia thì không biết thế nào mà đuổi theo những tham vọng của Abel được. CÔ sợ anh ta bắt đầu không

quan tâng đến cô nữa.

CÔ cũng cảm thấy lo lắng về chuyện mình không có con. CÔ đi thăm bác sĩ thì họ đảm bảo với cô rằng chẳng có gì khiến cô không có chửa được. Một bác sĩ đề nghị phải khám cả Abel nữa, nhưng Zaphia phản đối, vì cô biết rằng nếu nêu chuyện ấy ra sẽ chẳng khác nào như bảo Abel là vô sinh. Cuối cùng, sau khi vấn đề đã trở nên nặng nề khó có thể đem ra bàn được thì may sao Zaphia lại tắt kinh.

CÔ hy vọng chờ đợi thêm một tháng nữa mới nói cho Abel biết hoặc lại đi thăm bác sĩ nữa. Bác sĩ khẳng định rằng cuối cùng cô đã có mang. Vào đúng ngày đầu năm 1934, Zaphia đẻ cho Abel một đứa con gái. Abel rất vui mừng. HỌ đặt tên nó là Florentyna,

tức là tên của chị Abel trước đây. Trông thấy con bé là Abel đã quấn lấy nó ngay, khiến Zaphia nghĩ bụng từ nay trở đi cô không còn là người đầu tiên được hưởng tình yêu của Abel nữa. George và những bà chị họ của Zaphia đỡ đầu cho đứa bé. Abel tổ chức một bữa tiệc Ba lan mười món vào tối hôm làm lễ rửa tội cho đứa bé. Người ta gửi đến rất nhiều tặng phẩm trong đó có cả một cái nhẫn cổ rất đẹp của một người ủng hộ Abel nhưng giấu tên. Anh cũng có quà biếu tặng lại .

Công ty Nam Tước thu được món lãi 63.000 đô la vào cuối năm. Cả công ty, chỉ còn có khách sạn Nam Tước ở Mobile là thua lỗ.

Mấy tháng sau khi Florentyna ra đời, Abel nghĩ phần lớn thời gian của anh là ở Chicago nên quyết định đã đến lúc xây dựng một khách sạn Nam Tước mới ở đây. Trong thành phố, các khách sạn mọc lên như nấm do kết quả của Hội Chợ Thế Giới tổ chức ở đây Abel có ý định làm cho khách sạn của anh thành lá cờ đầu của công ty để tưởng nhớ đến Davis Leroy.

Công ty vẫn còn làm chủ miếng đất cũ của khách sạn Richmond trên đường Michigan. Đã có nhiều người muốn mua miếng đất ấy nhưng anh vẫn cố giữ, hy

vọng một ngày kia có đủ tiền sẽ xây lại khách sạn ở đây Công trình đòi hỏi phải có vốn lớn, Abel quyết định dùng số tiền 750.000 đô la lấy về được của công ty bảo hiềm Great Westem tiến hành việc xây dựng này. Nghĩ xong đâu đấy, anh trình bày với Curtis Fenton ý kiến của mình, tuy nhiên anh vẫn còn đề phòng trường hợp là nếu David Maxton không muốn như vậy vì sợ sẽ có sự cạnh tranh với khách sạn Stevens, thì Abel sẽ sẵn sàng từ bỏ kế hoạch ấy. Dù sao anh vẫn cảm thấy mình có nợ với ông Matxton.

Mấy ngày sau, Curtis Fenton báo lại cho anh biết là người ủng hộ rất vui lòng thấy nói anh định xây lại khách sạn Nam Tước Chicago.

Abel mất mười hai tháng để xây khách sạn Nam Tước mới, với bàn tay giúp đỡ của ủy viên Hội đồng thành phố Henry Osborne vì ông ta thu xếp để có các loại giấy phép của Tòa Thị chính một cách nhanh chóng. Tòa nhà được khánh thành năm 1936, do Thị trưởng thành phố là Edward J. Kelly đến khai mạc, và ông này sau cái chết của An ton Cermark đã trở thành người cầm đầu bộ máy của đảng Dân chủ ở đây Để tưởng nhớ lại Davis Leroy, khách sạn không có tầng thứ mười bảy, và đây cũng là một truyền thống Abel thực hiện trong việc xây dựng bất cứ một khách sạn mới nào của Công ty Nam Tước.

Cả hai thượng nghị sĩ của bang Illinois cũng có mặt và phát biểu với hai ngàn khách đến dự hôm đó.

Khách sạn Nam tước Chicago đẹp cá về thiết kế và xây dựng. Abel đã phải chi đến hơn một triệu đô la cho khách sạn này, và có vẻ như mỗi đồng xu bỏ ra đều đã được tận dụng. Những phòng công cộng đều to rộng thoáng mát với trần nhà được trang trí lộng lẫy và thảm dưới chân đều rất dầy. Màu xanh lá cây có chữ nổi mang tên tắt của khách sạn được trang trí rất kín đáo tưởng như không thấy mà đâu cũng có, từ bộ quần áo của chú nhỏ chạy vặt trong khách sạn cho đến ngọn cờ bay phấp phới trên đỉnh ngôi nhà bốn mươi hai tầng.

Khách sạn này tự nó đã mang dấu hiệu của thành công rồi, - ông Thượng nghị sĩ lâu năm của nijloi là J. Hamilton Lewis phát biểu, - vì thưa các bạn, chính là do con người, chứ không phải khách sạn, đã được biết là "Nam Tước Chicago".

Abel sung sướng ra mặt thấy cả hai ngàn khách mời đều oà lên tán thưởng. Anh phát biểu cảm ơn và mọi người đứng dậy vỗ tay. Anh bắt đầu cảm thấy mình đã quen thuộc với giới đại kinh doanh và những nhà chính trị đàn anh. Zaphia lởn vởn đi lại ở phía sau trong suốt buổi lễ, đối với cô sự việc này là quá long trọng. CÔ không hiểu mà cũng chẳng nghĩ đến thành công của Abel ở mức độ như thế, mà dù có hiểu

được và bây giờ cô có thừa tiền mua sắm những quần áo sang nhất, cô vẫn thấy mình cổ lỗ và lạc lõng thế nào ấy. CÔ biết rằng sự xuất hiện của mình chỉ làm cho Abel thêm khó chịu. Trong khi Abel nói chuyện với Henry Osborne, thì cô đứng cách đó một quãng.

- Đây là cao điểm trong cuộc đời của anh đấy nhé,- Henry vỗ vào lưng Abel nói.

- Cao điểm... tôi cũng vừa đúng ba mươi tuổi, - Abel nói. Anh quàng tay qua vai Henry và máy ảnh chụp nhoáng một cái. Abel rạng rỡ, lần đầu tiên trong đời anh sung sướng được coi như một nhân vật được nhiều người biết đến. "Tôi sẽ xây khách sạn Nam Tước ở khắp các nước trên thế giới! - anh nói đủ to cho nhà báo đứng gần đó nghe thấy. "Tôi muốn làm ở Mỹ như Cesar Ritz đã làm ở Châu âu. ông cứ đi với tôi Henry, rồi ông sẽ hưởng hết niềm vui của chuyến đi này".

Hôm sau, vào lúc ăn sáng, Kate chỉ cho William xem một mẩu tin đăng trên trang 17 của tờ báo Globe nói về chuyện khai mạc khách sạn Nam Tước ở Chicago.

William vừa xem bài báo vừa cười. Ngân hàng Kane và Cabot thật là dại dột đã không chịu nghe lời khuyên của anh ủng hộ cho công ty Richmond. Anh lấy làm hài lòng thấy nhận xét trước đây của mình về Rosnovski là đúng, mặc dầu ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội như thế. Đọc đến chỗ Abel được mệnh danh là "Nam tước Chicago" anh càng buồn cười. Nhưng đột nhiên anh cảm thấy khó chịu ngay. Anh xem kỹ tấm

ảnh đăng kèm trong báo. RÕ ràng những dòng chữ chú thích dưới ảnh không còn có gì đáng ngờ nữa: Abel Rossnovski, Chủ tịch Công ty Nam Tước, đang nói chuyện với Mieczyslaw Szymczak, Thống đốc Quỹ Dự trữ Liên bang, và ủy viên Hội đồng thành phố Henry Osborne.

William để tờ báo xuống bàn và suy nghĩ một lúc. Vừa đến cơ quan làm việc, anh đã gọi điện ngày cho Thomas Cohen ở Công ty Luật gia Cohen và Yablons.

- Đã lâu rồi đấy nhỉ, ông Kane, - Thomas Cohen nghe điện đã nói ngay. - Tôi rất tiếc nghe tin về cái chết của bạn ông, Matthew Lester. Còn vợ con ông, Richard, có phải tên cháu là thế không, vẫn khỏe chứ?

William vẫn luôn khâm phục Thomas Cohen về trí nhớ của ông ta đối với tên người và các mối quan hệ.

- Vâng, cảm ơn ông Cohen, vợ và con tôi vẫn khỏe.

Lần này tôi làm gì được cho ông đây, ông Kane?- Thomas Cohen cũng vẫn nhớ rằng với Wiìliam thì chỉ hỏi thăm một câu thôi, rồi vào việc ngay.

- Tôi muốn nhờ ông cử người điều tra cho một việc.

Tôi không muốn người đi điều tra đó biết tôi là ai. Nhưng tôi cần có những thông tin mới nhất về Henry Osbome. Tất cả những gì ông ta làm từ khi rời Boston ra đi, nhất là xem giữa ông ta với Abel Rosnovski của Công ty Nam tước có quan hệ gì không.

Đầu dây đằng kia, nhà luật gia im lặng một lát rồi đáp:

- Vâng.

- ông có thể cho tôi biết trong vòng một tuần không?

- Xin ông cho hai tuần, ông Kane, - ông Cohen nói.

- Báo cáo đầy đủ gửi đến cho tôi trong vòng hai tuần nữa nhé, ông Cohen?

- Vâng, hai tuần, thưa ông Kane.

Thomas Cohen vẫn là một người đáng tin cậy như từ trước đến nay. Một báo cáo đầy đủ đã được gửi đến tận chỗ làm việc của William vào sáng ngày mười lăm. William giở hồ sơ ra đọc rất kỹ. Không có quan hệ làm ăn gì giữa Abel Rosnovski với Henry Osbome.

Hình như Rosnovski chỉ thấy ở Oborne là một người có ích cho những quan hệ chính trị của mình, thế thôi.

Từ khi rời Boston, Osborne đã chạy từ việc này sang việc khác rồi cuối cùng về làm ở Công ty bảo hiểm Great Western. Theo nhận xét của họ, chính vì thế mà Osborne đã tiếp xúc với Abel Rosnovski, vì trước đây Công ty Richmond vẫn do cơ quan này bảo hiểm. Lúc khách sạn bị đốt cháy, công ty bảo hiểm này từ chối không chịu trả tiền bồi thường. Một người quản lý, có tên là Desmond Pacey, bị tù mười năm sau khi nhận tội là chính mình đã đốt, và trong vụ này người ta hơi có chút nghi ngờ là Abel Rosnovski có nhúng tay vào đó. Tuy nhiên, không có chứng cớ gì cụ thể, vì vậy

công ty bảo hiểm đành chịu trả 750.000 đô la. Báo cáo cũng nói thêm hiện nay Osborne là ủy viên Hội đồng thành phố và là một nhà hoạt động chính trì chuyên

môn ở Tòa thị chính, mọi người đều biết ông ta hy vọng trở thành nghị sĩ quốc hội đại diện cho Chicago.

Mới đây ông ta có lấy cô Marie Axton, con gái của một nhà sản xuất thuốc khá giàu có, và hai người vẫn chưa có con.

william lại xem lại toàn bộ báo cáo để chắc chắn là mình không bỏ qua điều gì dù là không quan trọng.

Nhưng anh vẫn thấy giữa hai người không có gì thật sự gắn bó với nhau lắm. Dù sao, trong thâm tâm anh vẫn lo lắng cả hai người, Abel Rosnovski và Henry Osbonle, đều là những người căm ghét anh, nếu quan hệ chặt chẽ với nhau tất thế nào cũng có điều gì nguy hiểm mà anh phải đề phòng. Anh ký một tấm séc gửi trả Thomas Cohen và yêu cầu ông ta cứ ba tháng một lần lại báo cáo thêm cho anh biết. Nhưng rồi tháng tháng trôi qua, những báo cáo ba tháng cũng không nêu được chuyện gì mới, vì vậy anh không còn lo nghĩ gì nữa, chỉ cho rằng mình đã quá quan tâm đến bức

ảnh đăng trong báo mà thôi.

* *

Mùa xuân năm 1937, Kate lại đẻ cho chồng được một đứa con gái. HỌ đặt tên nó là Virginia. Wilham vẫn làm cái việc thay tã cho con. Anh quá săn sóc "cô công chúa" này đến nỗi Kate tối nào cũng phải dành về cho mình kẻo nó không được ngủ. Còn Richard bây giờ dã lên hai tuổi rưỡi, chả thích gì em bé và cả ngày chỉ chơi với bộ lính gỗ để khỏi ghen với em được săn sóc cẩn thận hơn.

Vào quãng cuối năm, bộ phận của William trong ngân hàng Kane và Cabot thu về được món lợi nhuận khá to. Anh như vừa thoát ra khỏi trạng thái lơ mơ do cái chết cua Matthew gây ra và lại nhanh chóng giành lại uy tín của mình như một trong những người rất khôn khéo đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Anh cũng không còn thấy phiền lòng gì với sự điều khiển của Tong Simmons nữa: Tuy nhiên, William trong thâm tâm cũng không vui gì với triển vọng dù có được làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot thì cũng phải chờ mười bảy năm nữa cho Simmons về

hưu mới đến lượt anh, vì vậy anh tính đến tìm việc lành ở ngân hàng khác.

William và Kate vẫn đi New York thăm Charles Lester mỗi tháng một lần vào ngày cuối tuần. Trong ba năm qua kể từ khi Matthew chết đến nay, ông đã già đi ghê gớm. Trong giới tài chính người ta đồn ông chẳng còn thiết gì làm ăn và thỉnh thoảng mới thấy có mặt ở ngân hàng. William bắt đầu lo không biết ông già còn sống được bao lâu nữa. Thế rồi ít tuần sau ông qua đời luôn. Hai vợ chồng Kane xuống New York

dự tang lễ. Hình như mọi người ai cũng có mặt ở đám tang này, kể cả ông Phó Tổng thống Hoa Kỳ John Nance Gamer. Sau khi dự đám tang, William và Kate đi xe lửa trở về Boston, biết là từ nay trở đi đã mất hẳn mối quan hệ với gia đình Lester.

Khoảng sáu tháng sau William nhận được thông báo của Sullivan và Cromwell, một công ty Luật ở New York, yêu cầu anh đến dự nghe công bố chúc thư của Charles Lester tại văn phòng của họ ở phố Wall.

William nhận lời về dự vì tình nghĩa với gia đình Lester hơn là muốn biết nội dung chúc thư của Charles Lester. Anh chỉ muốn nhớ lại những kỷ niệm nhỏ với Matthew và những gì còn lại mà anh đang giữ trong nhà hiện nay. Anh cũng mong có dịp được gặp

lại những người khác trong gia đình Lester đã quen biết từ hồi còn nhỏ cũng như trong những năm ở đại học với Matthew.

William tự mình lái chiếc xe Daimler mới mua xuống New York từ đêm hôm trước và ngủ trọ tại Câu lạc bộ Harvard. Bản di chúc sẽ được công bố vào mười giờ sáng hôm sau, và Wiìham lấy làm lạ khi đến văn phòng công ty Sulhvan và Cromwell thấy đã có đến năm chục người tề tựu sẵn ở đó rồi. Nhiều người ngước nhìn lên khi Wilham bước vào phòng. Anh đến chào các cô dì chú bác của Matthew, thấy họ đã già đi rất nhiều và anh nghĩ bụng có lẽ họ cũng nghĩ về anh như vậy. Anh để ý tìm Susan, em gái của Matthew, nhưng không thấy cô ta đâu. Đúng mười giờ ông Arthur Cromwell vào phòng, có một trợ lý đi kèm và cầm trong tay một cặp da màu nâu. Mọi người im lặng chờ đợi. ông luật sư giải thích cho những hưởng di chúc biết rằng theo lời dặn của Charles thì di chúc này chỉ được mở ra sáu tháng sau khi ông đã qua đời.

Lý do là vì ông không có con trai để ông để lại gia tài nên ông muốn để cho thời gian chứng minh nguyện vọng của ông vậy.

William nhìn quanh căn phòng và các khuôn mặt đang theo dõi từng lời nói của ông luật gia. Arthur Cromwell đọc bản di chúc đó mất gần một tiếng đồng hồ. Sau khi đọc những mục thông thường để lại cho những thành viên khác nhau trong gia đình, cho

những cơ quan từ thiện và trường Đại học Harvard, Cromwell cho biết thêm rằng Charles Lester đã chia tài sản cá nhân của ông cho tất cả bà con họ hàng, nhiều hay ít tùy theo mức độ xa gần của họ. CÔ con gái, Susan, được nhận phần lớn nhất của bất động sản, còn năm người cháu trai và ba cháu gái, mỗi người được hưởng một phần tài sản ngang nhau còn lại Tất cả tiền của và chứng khoán dành cho họ đều do ngân hàng lưu giữ cho đến khi họ ba mươi tuổi.

Nhiều bà con cô bác và họ hàng xa đều được lĩnh tiền mặt ngay tại chỗ.

William ngạc nhiên thấy ông Cromwell tuyên bố.

- ĐÓ là tất cả những gì liên quan đến tài sản của ông Charles Lester để lại.

Mọi người bắt đầu rục rịch trở về chỗ và có tiếng rì rầm trao đổi giữa người này người kia.

- Tuy nhiên, đó chưa phải đã hết những gì ông Charles Lester dặn lại trong Di chúc, - luật gia bình tĩnh nói tiếp, và mọi người lại dằn lòng ngồi nghe, trong lòng rất lo không biết còn điều gì bất ngờ và không hay nữa chăng.

ông Cromwell tiếp:

- Tôi xin đọc tiếp những lời của chính ông Charles Lester. "Trước nay tôi vẫn cho rằng một ngân hàng và tiếng tăm của nó rất liên quan đến người quản lý nó. Ai cũng biết rằng tôi hy vọng con trai tôi là Matthew sẽ kế nghiệp tôi làm Chủ tịch ngân hàng Lester, nhưng nó chẳng may đã chết một cách bi thảm và không đúng lúc. Cho đến nay, tôi chưa hề nói cho ai biết tôi đã chọn người nào để quản lý ngân hàng Lester. Vậy nay tôi công bố đê mọi ngươi biết là tôi đã chọn William Lowell Kane, con của một trong những người bạn thân nhất của tôi lã Richard Lowell Kane trước đây, hiện đang là phó chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, làm chủ tịch ngân hàng Lester và

toàn bộ Công ty Tín dụng, và nhận chức đó trong cuộc họp toàn thể ban giám đốc tới".

Lập tức có tiếng xôn xao. Mọi người nhìn quanh phòng xem con người bí mật William Lowell Kane ấy là ai, con người mà chỉ có vài thành viên trực tiếp trong gia đình Lester biết đến.

- Tôi chưa đọc hết, - Arthur Crnmwell nói.

lại im lặng. Cử tọa nhìn nhau kinh hãi, e rằng lại một quả bom nữa sắp nổ tung.

Nhà luật gia đọc tiếp: tất cả những khoản trợ cấp và phân chia chứng khoán của Công ty Lester nói trên đây đều tùy thuộc vào việc những người được hưởng sẽ bầu cho ông Kane tại cuộc họp toàn thể hàng năm và vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy ít nhất là năm năm sau đó, trừ phi ông Kane tuyên bố là ông ta không nhận chức vụ chủ tịch".

Lại xôn xao ồn ào trong phòng. William ước gì mình ở cách xa chỗ này hàng vạn dặm, vì anh không biết mình nên sung sướng hay nên thừa nhận mình là người bị căm ghét nhất trong tất cả những ai có mặt ở đây

- Đến đây là kết thúc Di chúc của ông Charles Lester, - ông Cromwell nói. Nhưng chỉ có những người ngồi ở hàng đầu nghe rõ ông nói gì. William nhìn lên, Susan Lester đang bước về phía anh. Hình ảnh cô gái béo lùn đã biến đâu mất, chỉ còn những nét tàn nhang xinh đẹp. Anh mỉm cười, nhưng cô đi qua mặt anh, làm như anh không có đó. William nhăn nhó.

Một người cao lớn, tóc hoa râm, mặc bộ quần áo chật căng và thắt chiếc ca vát sáng, không để ý đến những tiếng ồn ào chung quanh, bước đến chỗ William.

- ông là William Kane, có phải không ạ

- vâng, chính tôi, - William hơi bực bội đáp

Tên tôi là Peter Parfitt, - người đó nói.

- Một trong những phó chủ tịch ngân hàng, - William nói.

- Vâng, đúng, thưa ông, - ông ta nói. - Tôi không biết ông, nhưng tôi được biết tiếng của ông, và tôi cũng là một trong những người có may mắn được quen biết người cha đáng kính của ông. Nếu như Charles Lester nghĩ rằng ông là người thích hợp để làm chủ tịch ngân hàng của ông ta, tôi cho rằng như thế là tốt rồi.

William chưa bao giờ cảm thấy nhẹ người như vậy.

- ông đang ở đâu tại New York? - Peter Parfitt đã hỏi ngay trước khi William nói được câu gì.

- Tôi ở Câu lạc bộ Harvard. .

- Tuyệt. Tôi xin hỏi ông tối nay có rảnh dùng bữa với tôi được không)

Tôi định tối nay về Boston ngay, - William nói, - nhưng bây giờ thì có lẽ tôi phải ở lại New York thêm vài ngày nữa.

- Tốt, vậy tôi mời ông đến nhà tôi ăn tối vào tám giờ được không ạ?

ông ta đưa danh thiếp cho William trong đó có địa chỉ in nổi bằng chữ vàng.

- Tôi sẽ có dịp được nói chuyện thân mật với ông trong không khí đó.

Cảm ơn ông, - William đáp và bỏ danh thiếp vào túi áo trong khi một số người khác xúm quanh đến.

Một số người nhìn anh bằng con mắt không thiện cảm, một số khác muốn chúc mừng anh.

Sau khi anh thoát được khỏi đám người này và trở về Câu lạc bộ Harvard, việc đầu tiên là anh phải gọi cho Ka te và báo tin trên cho cô biết.

CÔ lặng lẽ trả lời.

- Matthew cũng lấy làm mừng cho anh đấy.

- Anh biết.- Wilham nói.

- Bao giờ anh về nhà?

- CÓ Trời biết. Tối nay anh đến ăn với ông Peter Parfltt, một phó chủ tịch của lester. ông ta có vẻ rất quan tâm và thân mật, như vậy cũng dễ chịu. Đêm nay ở lại Câu lạc bộ và trong ngày mai sẽ gọi về cho em xem tình hình ở đây thế nào.

- Được thôi, anh yêu.

- ở nhà bình thường chứ

- Virginia nhổ một cái răng và nó làm nũng lắm, Richard hứa với cô bảo mẫu nên phải đi ngủ sớm. Cả nhà nhớ anh lắm.

William cười.

- Mai anh sẽ gọi về .

- Nhớ gọi nhé. Nhân đây cũng chúc mừng anh. Em rất hoan nghênh Charles Lester đã nhận xét về anh như vậy, mặc dù em sẽ rất ghét là phải ở New York.

Đây là lần đầu tiên William nghĩ đến chuyện ở New York.

Tám giờ tối hôm đó Wilham đến nhà Peter Parfitt ở Đường 64 và anh ngạc nhiên thấy chủ nhà ăn mặc rất trịnh trọng cho bữa tối. William cảm thấy hơi ngượng trong bộ quần áo làm việc bình thường hàng ngày của mình. Anh giải thích ngay cho bà chủ nhà là anh đinh tối hôm đó trở về Boston. Diana Parfitt, hóa ra là người vợ thứ hai của Peter, tiếp khách rất có duyên và tỏ ra vui mừng thấy William sẽ là chủ

tịch tương lai của ngân hàng Lester. Trong suốt bữa ăn khá thịnh soạn, William tranh thủ hỏi Peter Parfltt về những người khác trong ban giám đốc ngân hàng Lester phản ứng về Di chúc của ông ta như thế nào.

Mọi người sẽ đều tán thành cả thôi, - Parfitt nói.

- Tôi đã nói chuyện với phần lớn trong số họ rồi. Sáng thứ hai tới sẽ có cuộc họp toàn ban giám đốc để khẳng định việc chỉ định ông làm chủ tịch, tuy nhiên tôi chỉ

còn thấy có một điều hơi lấn cấn có thể xẩy ra thôi.

ĐÓ là điều gì - William hỏi, cố tỏ ra không có vẻ lo lắng gì hết.

- Nói riêng để ông biết, người phó chủ tịch kia, Ted Leach, là người đã hy vọng sẽ được chỉ định lên làm chủ tịch kế nhiệm. Tôi có thể nói ông ta đã yên trí như vậy rồi. Tất cả chúng tôi được thông báo là chỉ sau khi công bố di chúc mới được biết ai là chủ tịch, tuy nhiên ý nguyện đó của Charles Lester đối với Ted quả là không thể ngờ được.

ông ta sẽ chống chứ? - William hỏi.

- CÓ thể như vậy, nhưng ông không có gì đáng phải lo đâu

Tôi phải nói ngay rằng tôi chưa bao giờ thấy ưa ông ta được, - Diana Partikt vừa nói vừa nhìn vào đĩa bánh xèo trước mặt.

- Này thôi, em ơi, - Parfitt gạt đi, - chúng ta không nên nói điều gì sau lưng Ted mà phải để cho ông Kane tự mình xét mới được chứ. Tôi thì tôi chắc chắn rằng trong cuộc họp ban giám đốc vào sáng thứ hai mọi người sẽ chấp thuận việc chỉ định ông Kane nhưng vẫn có khả năng Ted Leach từ chức.

- Tôi không muốn bất cứ ai cảm thấy vì có tôi mà phải từ chức, - William nói.

ông suy nghĩ như vậy là rất đáng quý, - Parfltt nói. - Nhưng ông chả nên bận tâm về chuyện nhỏ ấy.

Tôi tin chắc là toàn bộ vấn đề sẽ đâu ra đó. ông cứ yên trí quay về Boston ngày mai đi, và tôi sẽ thông tin đều cho ông được biết.

- CÓ lẽ tôi nên qua ngân hàng vào sáng mai một chút. Không biết các bạn đồng nghiệp của ông có lấy làm lạ nếu tôi không có ý muốn gặp họ không?

- Không nên. Tôi nghĩ trong tình hình này ông chưa nên đến ngân hàng vội. CÓ lẽ tốt hơn là ông hãy đứng ngoài để chờ cho cuộc họp ban giám đốc vào sáng thứ hai xong đâu đấy đã. Như vậy họ cảm thấy mình độc lập và tự thấy có giá trị đàng hoàng hơn. õng hãy nên nghe tôi, Bill, và trở về Boston đi. Trước mười hai giờ trưa sáng thứ hai, tôi sẽ gọi báo tin mừng cho ông.

William miễn cưỡng đồng ý với đề nghị của Peter Parfltt và ngồi lại nói chuyện cả tối với hai vợ chồng Parfltt, và nói cả chuyện anh và Ka te có thể ở New York tạm thời trong khi tìm một ngôi nhà nào đó để ở hẳn. William hơi lấy làm lạ thấy Peter Parfitt

không có ý muốn bàn gì về chuyện ngân hàng, nhưng anh nghĩ có lẽ vì có mặt Diana Parfltt ở đó. Buổi tối kết thúc vui vẻ với rượu brandy uống hơi quá nhiều, và đến tận một giờ đêm William mới trở về Câu lạc bộ Harvard.

Về đến Boston, William nói lại ngay cho Tony Simmons biết về tất cả những gì đã xảy ra ở New York. Anh không muốn để ông ta biết về chuyện được

chỉ định ấy qua bất cứ ai khác. Tony nghe tin đó lại

vui mừng một cách không ngờ.

- Tôi rất tiếc là anh lại sẽ phải xa chúng tôi, william. Tất nhiên Lester còn lớn gấp hai ba lần Kane và Cabot, nhưng rất khó có thê kiếm được người nào thay cho anh, vì vậy tôi đề nghị anh cân nhắc rất kỹ trước khi nhận nhiệm vụ.

Wiìliam cũng ngạc nhiên và biểu lộ ra mặt.

- Thật tình, Tony, tôi vẫn cứ tưởng ông sẽ mừng mà thấy tôi không còn ở đây nữa.

- Wilìiam, đến bao giờ thì anh mới tin rằng mối quan tâm đầu tiên của tôi vẫn chỉ là ngân hàng, và trong óc tôi bao giờ cũng vẫn cho anh là một trong những người khôn ngoan nhất về lĩnh vực đầu tư của ngân hàng ở nước Mỹ hiện nay? Nếu bây giờ anh bỏ Kane và Cabot, thì sẽ có rất nhiều khách quan trọng của ngân hàng muốn bỏ đi_theo anh ngay đó.

- Tôi sẽ không bao giờ chuyển quỹ riêng của tôi sang Lester, cũng như không bao giờ mong bất cứ khách hàng nào của ngân hàng này bỏ đi với tôi cả, - William nói.

- CỐ nhiên anh không kêu gọi họ bỏ theo anh, William, nhưng một số trong những khách hàng đó vẫn muốn anh tiếp tục quấn lý cho tài khoản của họ.

Cũng giống như bố anh trước đây với Charles Lester, họ hoàn toàn có lý khi tin vào ngân hàng tức là tin vào con người và cái tiếng tốt của họ.

William và Ka te qua một ngày cuối tuần căng thẳng chờ đến thứ hai và kết quả cuộc họp ban giám đốc ở New York. Cả buổi sáng thứ hai, anh ngồi ở phòng làm việc chờ một cách sốt ruột và đích thân trả lời các nơi gọi điện thoại đến nhưng không thấy gì.

Hết sáng lại đến chiều. Anh cũng không dám rời nhiệm sở đi ăn trun nữa. Mãi đến sau năm giờ chiều Peter Parfltt mới gọi về.

CÓ lẽ có vài điều trục trặc hơi bất ngờ một chút, Bill - ông ta đã mở đầu thế. William lặng người.

- Nhưng ông khỏi lo, vì tôi vẫn nắm vững tình hình. CÓ điều ban giám đốc muốn có quyền được cử người ra cùng tranh cử với ông. Một số người còn đưa ra ý kiến hợp pháp để nói rằng điều khoản trong di chúc đó thực sự không có giá trị. Tôi phải lĩnh cái nhiệm vụ không lấy gì làm vui là hỏi xem ông có sẵn sàng ra tranh cử với một người khác trong ban giám đốc không?

- Ai là người trong ban giám đốc ra ứng cử -

Wilìiam hỏi.

- Cho đến nay chưa ai nêu tên ra, nhưng tôi đoán họ sẽ chọn lựa Ted Leach. Ngoài ra chẳng có ai tỏ ý muốn ra tranh cử với ông đâu.

- Để tôi suy nghĩ thêm, - Wilham. - Cuộc họp lần sau vào ngày nào?

- Ngày này tuần sau, - Prafitt nói. - Nhưng ông không cần phải đến và bận tâm tới Ted Leach làm gì.

Tôi vẫn tin rằng ông sẽ thắng dễ đàng và trong tuần tôi vẫn sẽ báo tin cho ông biết để tiện theo dõi tình hình.

- ông cần tôi xuống New York không, Peter

Không, lúc này thì chưa. Tôi nghĩ ông xuống cũng chẳng giúp được gì vào đây.

William cảm ơn và bỏ máy xuống. Anh đóng cặp lại và rời phòng làm việc ra về, trong lòng cảm thấy hơi chán nản. Tony Simmons, tay cầm va li bỗng ở đâu ra gặp anh ở chỗ để xe.

- Tôi không biết là ông sắp đi đâu, Tony.

Đây chỉ là bữa tiệc hàng tháng của các nhà ngân hàng ở New York thôi. Chiều mai tôi về ngay rồi. Tôi nghĩ là có thể yên tâm để Kanne và Cabot hai mươi bốn giờ trong tay có tài năng của ông chủ tịch tương lai của Lester được chứ.

William mỉm cười.

- CÓ thể tôi đã là cựu chủ tịch rồi, - anh nói và kể lại câu chuyện vừa qua. Một lần nữa, William lại ngạc nhiên với phản ứng của Tony Simmons.

- Đúng là Ted Leach vẫn hy vọng làm chủ tịch kế nhiệm của Lester đấy, - ông nói. - Điều đó trong giới tài chính ai cũng biết cả. Nhưng ông ấy là một người phục vụ rất trung thành của ngân hàng, và tôi không thể nào tin rằng ông ta sẽ chống lại những nguyện vọng của Charles Lester đâu.

- Tôi không biết là ông có quen ông ta, - Wilham nói.

- Tôi cũng không quen ông ta lắm đâu, - Tony nói.- ông ta học trước rồi một năm ở Đại học Yale, bây giờ thỉnh thoảng tôi gặp ông ta ở những bữa tiệc của các nhà ngân hàng, và khi nào anh làm chủ tịch thì anh cũng sẽ không tránh khỏi phải dự những bữa ấy đâu.

Tối nay tôi sẽ gặp ông ta ở đó. Nếu anh muốn nhắn gì tôi sẽ nói lại cho.

- Vâng, nhờ ông nói hộ, nhưng ông phải rất cẩn thận nhé, - William nói.

- Anh William thân mến ơi, đã đến cả chục năm nay anh vẫn bảo tôi là người quá cẩn thận, anh quên rồi ư?

- Tôi xin lỗi, Tony. Khi người ta quá lo về chuyện riêng của mình thì thường là đầu óc dở thế đấy. Vậy mà khi là chuyện của người khác thì mình lại cho là sáng suốt chứ. Tôi hoàn toàn tin cậy ở ông, ông bảo gì tôi sẽ làm nấy.

Được thế thì tốt. Cứ để việc đó cho tôi. Tôi sẽ hỏi Leach xem ông ta nói thế nào, và sáng mai sẽ gọi điện về cho anh.

Nhưng chỉ mấy phút sau mười hai giờ đêm Tony đã gọi từ New York về trong lúc William đang ngủ say.

Tôi đánh thức anh dậy phải không, William?

Vâng, ai đấy?

- Tony Simmons.

William bật ngọn đèn ở đầu giường và nhìn đồng hồ báo thức.

- ông bảo đến sáng mai mới gọi về kia mà.

Tony cười .

- CÓ lẽ điều tôi nói với anh đây không lấy gì làm vui lắm đâu. Cái người chống anh làm chủ tịch Lester chính là Peter Parfitt.

- Sao? - William bỗng tỉnh hẳn.

- ông ta đang tìm cách vận động ban giám đốc ủng hộ ông ta và giấu không cho anh biết. Ted Leach, như tôi dự đoán đúng, lại là người ủng hộ anh làm chủ tịch, nhưng ban giám đốc bây giờ chia đôi làm hai phe rồi.

- Trời ơi. Trước hết cảm ơn ông đã, Tony. Và thứ hai là bây giờ ông bảo tôi nên làm thế nào?

- Nếu anh muốn làm chủ tịch tương lai của Lester, thì tốt hơn hết là anh hãy xuống đây cho nhanh, kẻo mọi người trong ban giám đốc sẽ bảo tại sao anh lại trốn lủi ở Boston.

- Trốn lủi ư

- ĐÓ chính là điều mấy ngày hôm nay Parfltt đã nói với các giám đốc khác như vậy đấy.

- Thằng cha thế thì đểu thật?

- Anh đã nói thế thì thôi, tôi không dám nhận là có quen thuộc gì với ông ta nữa đâu nhé, - Tony.

William cười.

- Anh xuống đây và đến Câu lạc bộ Yale nhứ. Rồi đến sáng mai chúng ta sẽ nói tiếp chuyện đó.

- Tôi sẽ xuống ngay đây, - William nói.

- Lúc anh đến có lẽ tôi sẽ còn đang ngủ. Đến lượt anh phải đánh thức tôi dậy đấy.

William bỏ máy xuống và nhìn sang Ka te, chợt quên ngay những vấn đề khó khăn mới của mình.

Suốt lúc anh nói chuyện, cô vẫn ngủ. Anh chỉ mong mình cũng ngủ ngon được như vậy. Chỉ cần có một ngọn gió hơi đụng vào màn cửa là anh đã thức giấc rồi. CÓ lẽ cô sẽ còn ngủ cho đến lúc Chúa trở lại thế gian. Anh biết vội vài dòng đề lại giải thích cho cô biết và để mảnh giấy trên bàn ngủ. Rồi anh mặc quần áo, chuẩn bị đồ đạc, lần này mang theo cả chiếc áo lễ phục, và lên đường đi New York.

Đường vắng và chiếc xe Daimler của anh hình như đi nhanh hơn bao giờ hết. Anh đến New York và tới Câu lạc bộ Yale vào đúng lúc thợ giặt, người đưa thư, trẻ bán báo đã bắt đầu hoạt động và mặt trời buổi sáng vừa rọi nắng xuống. Lúc này là sáu giờ mười lăm. Anh mở va li thay đồ và quyết định nghỉ ngơi một giờ rồi mới đánh thức Tony dậy. Nhưng lát sau anh lại nghe có tiếng gõ cửa phòng dồn dập. Anh đang

ngái ngủ, bước ra mở cửa thì đã thấy Tony Simmons đứng đó

- áo ngủ đẹp nhỉ, William, - Tony cười nói. ông ta đã ăn mặc chỉnh tề.

- Tôi ngủ thiếp đi mất. ông chờ một phút tôi ra ngay, - William nói.

- Không, không, tôi phải ra cho kịp tàu về Boston.

Anh cứ vào tắm rồi mặc quần áo đi, vừa làm vừa nói chuyện.

William vào buồng tắm và cứ để cửa mở.

- Bây giờ vấn đề chính của anh nhé. - Tony bắt đầu nói.

Wilham thò đầu ra ngoài cửa buồng tắm.

- Đang mở nước, không nghe thấy ông nói gì hết.

Tony chờ cho nước chảy xong.

- Peter Parfitt là vấn đề chính của anh. ông ta cho rằng chính ông ta sẽ là chủ tịch kế nhiệm và lẽ ra tên ông ta đã phải được nêu lên trong di chúc của Charles Lester. ông ta đang vận động các giám đốc chống lại anh và dùng các thủ đoạn bên trong để thực hiện điều đó Ted Leach có thể cho anh biết các chi tiết, và ông ta muốn anh đến cùng ăn trưa với ông ta ở Câu lạc bộ Metropolitan. ông ta có thể sẽ đưa đến đó vài ba giám đốc khác nữa mà anh tin cậy được. Nhân đây, cũng nói luôn là hình như ban giám đốc chia đôi, nửa nọ nửa kia. .

William bị lưỡi dao cạo làm đứt một tí ở cằm.

ĐỒ chết tiệt. ông bảo Câu lạc bộ nào?

- Metropolitan, quá Đại lộ Năm một chút lên Đường 60 phía Đông.

Tại sao ở đó mà không ở nơi nào dưới phố Wall?

- William, khi anh phải đối phó với những loại người như Peter Parfltt ở cái thế giới này, thì anh chớ có đánh điện cho ai biết là anh muốn gì. Anh phải tỉnh táo và rất phớt mới được. Theo Leach cho tôi biết thì ông ta vẫn tin là anh có thể thắng được.

William trở lại phòng ngủ, quấn chiếc khăn quanh người.

- Tôi sẽ cố, anh nói. - Đúng là phải phớt mới được.

Tony cười.

Bây giờ tôi phải trở về Boston. Trong mười phút nữa là tàu chạy rồi. - ông nhìn đồng hồ tay. - Chết chửa, chỉ còn sáu phút nữa thôi.

Tony dừng lại ở cửa.

Anh biết không, bố anh ngày xưa không bao giờ tin được Peter Parfitt. Phải mềm dẻo mới được, bố anh thường vẫn nói thế. Chớ bao giờ làm cái gì quá đáng, chỉ cần mềm dẻo một chút là được. - ông ta cầm va li lên. Chúc anh may mắn, William.

Tôi biết cảm ơn ông thế nào đây, Tony?

- Anh không cảm ơn được đâu. ĐÓ là cách tôi chuộc lỗi vì đã cư xử không đúng với Matthew trước đây.

William nhìn cánh cửa khép lại và vừa mặc quần áo vừa nghĩ ngợi. Anh thấy thật lạ, anh đã sống bao nhiêu năm và làm việc gần gũi với Tony Sinmons mà chẳng thể nào hiểu được ông ta, thế mà chỉ qua có vài ngày khó khăn như thế này anh lại bỗng thấy yêu mến và tin cậy một con người anh chưa từng hiểu được bao giờ. Anh xuống phòng ăn gọi một bữa sáng điển hình của Câu lạc bộ, một quả trứng luộc đã để nguội, một mẩu bánh nướng rắn phết bơ với một ít mứt quả của ai đó còn để lại ở bàn bên cạnh. Người phục vụ đưa cho anh một số báo phố Wall ở trang bên trong có bài nói là ở ngân hàng Lester không phải mọi thứ đều trôi chảy sau việc chỉ định Wilham Kane làm chủ tịch. RÕ ràng là tờ báo không có được những thông tin nội bộ.

William trở về phòng yêu cầu tổng đài cho một số máy ở Boston. Anh phải chờ ít phút đường dây mới được thông.

- Tôi xin lỗi, ông Kane. Tôi không biết là ông gọi.

Tôi xin có lời mừng ông được chỉ định làm chủ tịch ngân hàng Lester. Tôi hy vọng điều này có nghĩa là văn phòng của chúng tôi ở New York tương lai sẽ có nhiều dịp được gặp ông.

- Điều đó còn tùy thuộc ở ông đấy, ông Cohen.

- CÓ lẽ tôi chưa hiểu rõ ý ông, - nhà luật gia nói.

William kể cho ông ta nghe những điều xảy ra trong mấy ngày qua, và đọc lại đoạn nói trong di chúc của Charles Lester.

Thomas Cohen ghi lại từng lời rồi xem kỹ.

- ông có cho rằng những nguyện vọng của ông ta sẽ đứng vững được nếu đưa ra tòa không - William hỏi.

- Điều này khó mà biết trước được. Việc như thế này chưa có tiền lệ. Thế kỷ 19 có một nghị sĩ dặn lại các cử tri của mình trong một bản di chúc và không có một ai phản đối, rồi sau người được hưởng di chúc cứ thế trở thành Thủ tướng. Nhưng đó là chuyện đã cách đây hơn một trăm năm rồi, và là ở Anh. Bây giờ, trong trường hợp này nếu ban giám đốc quyết định thách thức lại di chúc của ông Lester và nếu ông

quyết định đưa ra tòa, thì tôi chưa thể đoán trước được là chánh án sẽ nghiêng về bên nào. Huân tước Melbolưne sẽ chẳng ra mặt đối chọi với một đại biểu của New York đâu. Dù sao, đây cũng là một chuyện khó giải về pháp lý, ông Kane ạ.

- vậy ông khuyên tôi thế nào? - Wilham hỏi.

Tôi là một người Do Thái, ông Kane. Tôi đến đất này trên một con tàu từ Đức sang hồi đầu thế kỷ, và tôi vẫn phải đấu tranh rất chật vật để giành được những gì tôi muốn. ông có rất cần phải trở thành chủ tịch ngân hàng Lester lắm không?

- CÓ chứ, ông Chen. Tôi rất cần.

Vậy ông hãy nên nghe kỹ một người già lâu nay vẫn nhìn ông bằng con mắt rất kính trọng và có thể nói bằng con mắt thân ái nữa. Tôi sẽ nói cho ông nghe nếu ở vào trường hợp khó khăn như của ông thì tôi làm như thế nào.

Một giờ sau William bỏ máy xuống và vì còn thừa thì giờ anh dạo chơi trên Đại lộ Công viên. Anh đi qua một công trường đang xây một tòa nhà cao tầng rất lớn. Một

tấm biển to viết: Khách sạn Nam tước sắp tới sẽ là ở New York. Đã đến ở Nam tước rồi, các bạn sẽ không bao giờ muốn ở đâu khác nữa. William mỉm cười và bước

tiếp về phía Câu lạc bộ Metropolitan.

Ted Leach, một người thấp nhỏ nhưng ăn mặc rất lịch sự, có bộ tóc nâu sẫm và một hàng ria, đang đứng giữ câu lạc bộ chờ anh. ông ta dẫn William vào quầy rượu, William rất thích câu lạc bộ bài trí theo kiểu thời Phục hưng, do Otto Kuhn và Stanford White xây nên từ năm 1891. J. P. Morgan đã lập ra câu lạc bộ này khi một người bạn thân của ông ta bị thất bại trong cuộc bầu vào Liên đoàn.

- Thật là một cử chỉ ngông cuồng đối với bạn thân, phải không ạ, - Ted Leach thấy anh ngắm cảnh trong nhà định gợi chuyện. - ông sẽ uống gì đây, ông Kane?

- Xin cho tôi "wyki se-ri, - William nói.

Một chú bé mặc đồng phục màu xanh đi một lát rồi quay lại với rượu se-ri và Whisky với nước. Chú không cần chờ Ted Leach gọi mới mang rượu đến.

Xin chúc chủ tịch tương lai của Lester, - Ted Leach nâng cốc lên nói.

William ngập ngừng

ông đừng uống, ông Kane. Như ông biết đấy, mình chả bao giờ nâng cốc tự chúc mình cả.

Wilham cười, không biết nên nói thế nào.

Mấy phút sau, hai người khác lớn tuổi hơn bước đến chỗ họ, cả hai người cao lớn mặc bộ quần áo mầu sẫm kiểu nhà ngân hàng với cổ cứng và ca vát đồng màu. Giá như họ đang đi trên phố Wall thì William không liếc nhìn họ làm gì. Nhưng đây là Câu lạc bộ Metopolitan nên anh nhìn họ chăm chú.

- ông Alfred Rogers và ông Wínthrop Davies, - Ted Leach giới thiệu hai người.

Wilìiam cười vui vẻ dè dặt, vì chưa biết thái độ họ như thế nào. Hai người mới đến nhìn anh rất kỹ.

Không ai nói gì.

- Chúng ta bắt đầu từ đâu? - người có tên là Rodgers nói, chiếc kính một mắt của ông ta tuột xuống. .

- Bắt đầu từ đi ăn trưa, - Ted Leach nói.

Cả ba người quay ra và William đi theo họ. Phòng ăn ở trên tầng hai rất rộng, trần nhà cao và đẹp.

Trưởng phòng ăn xếp cho họ ngồi bên cửa sổ nhìn xuống Công viên trung tâm, và ngồi đây nói chuyện thì không ai nghe được họ nói gì.

- Ta gọi ăn đã rồi nói chuyện, - Ted Leach nói.

Nhìn qua cửa sổ, Wilìiam có thể trông thấy khách sạn Plaza. Anh bỗng nhớ lại hôm kỷ niệm sinh nhật của anh cùng với các bà nội ngoại và Matthew, rồi còn có một cái gì khác nữa anh cố nhớ lại vào lúc diễn ra buổi tiệc trà ở khách sạn Plaza ấy...

ông Kane, chúng ta cứ nói thẳng với nhau nhé, - Ted Leach phát biểu. - Quyết định của Charles Lester cử ông làm chủ tịch ngân hàng đối với chúng tôi là một chuyện bất ngờ, nếu không nói là quá khó xử.

Nhưng nếu ban giám đốc không cần biết đến những mong muốn của ông ấy thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn và đó là điều trong chúng tôi không ai muốn. ông ấy là một người rất khôn ngoan, và ông ấy có những lý do để muốn ông làm chủ tịch tương lai, và tôi cho rằng như thế là tốt rồi.

William đã từng nghe những lời này một lần rồi, và đó là của Peter Parfltt.

Cả ba chúng tôi, - Winthrop Davies nói tiếp, - đều mang ơn ông Charles Lester, và chúng tôi sẽ thực hiện những mong muốn của ông ấy nếu như đó là điều cuối cùng chúng tôi phải làm với tư cách là thành viên ban giám đốc.

- Nếu như Peter Parfitt thành công trong việc trở thành chú tịch, thì chúng tôi sẽ phải làm thế thật, - Ted Leach nói.

- Thưa các vị, William, - tôi rất lấy làm tiếc đã khiến cho các vị phải bận tâm như vậy. Nếu như việc chỉ định tôi làm chủ tịch đã làm cho các vị ngạc nhiên, thì tôi cũng phải đảm bảo với các vị rằng chính tôi cũng hoàn toàn bất ngờ về chuyện đó. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ nhận được chút kỷ niệm nhỏ gì đó về Matthew trong di chúc của Charles Lester, chứ không phải là nhận trách nhiệm quản lý ngân hàng.

- Chúng tôi hiểu hoàn cảnh ông đã bị đặt vào đó, ông Kane, - Ted Leach nói, - và ông cũng phải tin chúng tôi khi chúng tôi nói là đến đây để giúp ông. chúng tôi biết rằng ông khó mà tin được sau khi Peter Parfitt đã đối xử với ông như vậy và những thủ đoạn mà ông ta đang dùng sau lưng ông.

- Tôi phải tin ở các vị chứ, thưa ông Leach, vì tôi không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài cách tự đặt mình vào trong tay các vị. Các vị xét tình hình hiện nay là thế nào?

- Tôi thấy tình hình là rõ rồi, - Leach nói. - Cuộc vận động của Peter Parfitt là rất có tổ chức, và bây giờ ông ta làm như mình đang ở trên thế mạnh. Vì vậy thưa ông Kane, nếu chúng ta muốn có cơ hội đánh bại ông ta thì chúng ta phải hoàn toàn nói thật với nhau đã. CỐ nhiên, tôi cho rằng ông sẵn sàng lao vào cuộc chiến chứ.

Nếu không thì tôi đã không đến đây, thưa ông Leach. Bây giờ, vì các vị đã nói rõ lập trường của mình rồi, có lẽ các vị cho phép tôi đề nghị là chúng ta nên làm thế nào để đánh bại ông Parfitt.

- CỐ nhiên, - Ted Leach nói.

Ba người chăm chú nghe .

- Các vị rất có lý khi cho rằng Parfltt cảm thấy ông ta đang ở thế mạnh vì cho đến nay ông ta vẫn là người tiến công, và luôn luôn biết là cái gì sẽ xảy ra. Vì vậy tôi xin đề nghị với các vị là đã đến lúc chúng ta đảo ngược lại chiều hướng ấy và chúng ta sẽ tiến công ở chỗ nào và lúc nào ông ta không ngờ đến nhất- tức là ở ngay trong phòng làm việc của ông ta.

- ông bảo chúng tôi làm tế nào, ông Kane? - Winthrop Davies hỏi với một vẻ hơi ngạc nhiên.

- Tôi sẽ trình bày cách đó nếu trước hết các vị cho phép tôi hỏi hai câu. CÓ tất cả bao nhiêu giám đốc chấp hành có quyền bỏ phiếu?

- Mười sáu, - Ted Leach đáp ngay.

- Lúc này đây thì họ có ý ủng hộ ai? - Wiìliam hỏi.

- Câu này không dễ trả lời đâu, ông Kane, - Winthrop Davies nói chen vào. ông ta rút từ túi trong ra một phong bì nhàu và nhìn kỹ sau lưng nó rồi nói tiếp - Tôi nghĩ chúng ta có thể trông vào sáu phiếu chắc chắn và Petter Parfitt chắc ăn được năm. Sáng nay tôi sững cả người khi nghe nói Rupert Cork-smith, trước đây là bạn thân nhất của Charles Lester, không muốn ủng hộ ông, ông Kane. Thật lạ kỳ, vì tôi biết ông ta không thích gì Parfitt. Nếu như vậy thì mỗi bên được sáu phiếu.

- Chúng ta còn thì giờ đến thứ năm, - Ted Leach nói thêm. - Từ nay đến đó có thể tìm hiểu thêm còn bốn thành viên nữa sẽ bỏ phiếu cho ai.

- Sao phải chờ đến thứ năm? - Wiìham hỏi.

- Tức là kỳ họp ban giám đốc lần sau, - Leach trả lời và đưa tay vuốt ria. William đã để ý mỗi lần ông ta sắp nói gì là thế nào cũng vuốt ria một cái. - Và điều quan trong nhất là việc bầu chủ tịch mới đứng hàng đầu trong chương trình nghị sự

- Tôi nghe nói cuộc họp lần sau là vào thứ hai kia,- William ngạc nhiên nói.

Ai nói? - Davies hỏi.

- Peter Parfitt, - William đáp.

- Thủ đoạn của ông ta đấy, - Ted Leach nói. - ông ta không bao giờ nói thật.

Tôi đã được biết khá nhiều về con người lịch sự này rồi. - William nói với một giọng mỉa mai. - Chính vì thế bây giờ tôi phải quyết định giao chiến với ông ta.

- Nói thì dễ thôi, ông Kane. Lúc này đây, ông ta là người ngồi ở ghế cầm tay lái, - Winthrop Davies nói,- Tôi chưa biết mình có thể làm cách gì nhấc được ông ta ra khỏi cái ghế đó.

- Thì bật đèn đỏ lên, - William đáp. - Ai là người có quyền triệu tập họp ban giám đốc?

Trong khi ban giám đốc không có chủ tịch, thì phó chủ tịch nào cũng triệu tập được, - Ted Leach nói. - Cụ thể hoặc là Peter Parfitt hoặc là tôi.

- Tối thiểu phải có bao nhiêu thành viên thì cuộc họp mới có giá trị?

- Chín, - Davies nói.

- ông là một trong hai phó chủ tịch thì ai là Bí thư của ban lãnh đạo.

- Tôi, - A]fred Rodgers nói. Từ nãy đến giờ ông ta chưa hề mở miệng. ĐÓ là một đức tính mà William bao giờ cũng đòi hỏi ở một người làm Bí thư của công ty

- Nếu triệu tập một cuộc họp bất thường thì phải báo trước bao nhiêu lâu, ông Rodgers?

- Mỗi giám đốc phải được báo trước hai mươi bốn giờ mặc dầu điều đó chưa bao giờ xảy ra trừ cái hồi khủng hoảng năm hai mươi chín. Charles Lester thường báo trước ít nhất ba ngày.

- Nhưng ngân hàng có quy chế cho phép triệu tập cuộc họp bất thường nếu báo trước hai mươi bốn tiếng chứ - William hỏi.

- Vâng, quy chế thì có, - Alfred Rodgers nói. Lúc này chiếc kính một mắt đã được ông ta gắn chặt lên mắt để nhìn kỹ William.

- Thế thì tốt, vậy chúng ta triệu tập cuộc họp giám đốc riêng của chúng ta.

Cả ba người nhìn William như chưa nghe rõ anh nói gì .

- Các vị thử nghĩ xem, - William nói tiếp. - ông Leach, với tư cách phó chủ tịch, triệu tập cuộc họp ban giám đốc, và ông Rodgers, với tư cách bí thư của ban lãnh đạo, thông báo cho các giám đốc được biết.

- ông muốn cuộc họp này tiến hành vào ngày nào?- Ted Leach hỏi.

Chiều mai, - William nhìn đồng hồ tay. - Ba giờ.

- Trời đất ơi, thế thì gấp quá, - Alfred Rodgers nói.- Tôi không chắc là...

Vì ông muốn nói gấp quá đối với Peter Parfitt, phải không ạ? - William nói.

Gấp quá thật đấy, - Ted Leach nói, - trừ phi ông đã biết rõ trước cuộc họp sẽ tiến hành như thế nào.

Về cuộc họp thì xin cứ để đó cho tôi. Chỉ cần các vị nắm chắc rằng cuộc họp được triệu tập theo đúng nội quy và mỗi giám đốc đều được thông báo cẩn thận.

- Chưa biết được Peter Parfitt, - William nói. - ĐÓ là một sai lầm mà chúng ta đã mắc cho đến bây giờ. Ta hãy bắt đầu lo về phần mình xem sẽ thay đổi như thế nào. Chừng nào ông ta được báo trước đúng hai mươi bốn giờ và ông ta là người cuối cùng được thông báo, thì chúng ta không có gì đáng sợ. Chúng ta không để cho ông ta có thêm thì giờ cần thiết đề bố trí phản công được. Và thưa các vị, xin các vị đừng ngạc nhiên gì hết về những gì tôi làm hoặc tôi nói ngày mai. Chỉ xin các vị hãy tin vào xét đoán của tôi và các vị có mặt đó để ủng hộ tôi là được.

- ông không nghĩ là chúng tôi cũng cần biết chắc ông sẽ tính toán như thế nào ư

- Không, thưa ông Leach. Xin các vị hãy xuất hiện ở cuộc họp ban giám đốc như những người rất vô tư và chỉ vì nhiệm vụ của mình mà đến đó thôi.

Ted Leach và hai đồng nghiệp của ông ta bắt đầu hiểu ra tại sao Charles Lester đã chọn William Kane là người chủ tịch tương lai. HỌ rời Câu lạc bộ Metropolitan ra về trong lòng vững tin hơn lúc mới đến, mặc dầu họ hoàn toàn chưa hiểu cuộc họp sẽ diễn ra như thế nào. William, trái lại, sau khi đã thực hiện được phần đầu những gì Thomas Chen đã dặn dò, bây giờ chuẩn bị bước vào phần thứ hai mà anh biết là sẽ khó khăn hơn.

Hầu hết cả buổi chiều và buổi tối, anh chỉ ngồi trong phòng ở Câu lạc bộ Yale, suy nghĩ thật cẩn thận về những sách lược anh sẽ đem ra thi hành ở cuộc họp ngày hôm sau , chỉ rảnh được một lúc để gọi về cho Kate.

- Anh đang ở đâu thế, anh yêu? - cô nói. - Lủi đi giữa đêm mà không biết đi đâu.

- Đi gặp người tình ở New York, Wilham nói.

- Tội nghiệp cho cô ta nhỉ, Kate nói. - CÓ lẽ cô ta không biết tại sao. Thế cô ta khuyên anh về cái ông Parfitt ngoắt ngoéo ấy thế nào?

- Anh chưa có thì giờ hỏi cô ta, vì còn bận nhiều việc khác. Nhân tiện em đang nói điện thoại, em khuyên anh nên thế nào?

- Anh đừng làm bất cứ gì mà Charles Lester hay cha anh đã làm trong trường hợp tương tự như thế này, - Ka te bỗng nghiêm giọng nói.

- CÓ lẽ các cụ đang đánh gôn ở trên chín từng mây và đang nhìn chúng ta đánh cuộc đấy.

Anh làm gì tùy, William, nhưng chớ có làm quá đáng và nhớ rằng các cụ vẫn đang theo dõi anh đấy.

******

William dậy từ sáng sớm. Anh chỉ có ngủ vừa phải thôi. Sau sáu giờ một chút, anh đã dậy rồi. Tắm nước lạnh rồi đi dạo một vòng trong công viên trung tâm cho đầu óc tỉnh táo, rồi sau đó về Câu lạc bộ ăn sáng.

CÓ bức điện gửi cho anh để ở quầy tiếp tân. ĐÓ là điện của vợ. Đọc đến lần thứ hai, William bỗng bật cười thấy trong điện nói: nếu anh không bận lắm thì nhớ

mua một chiếc găng dã cầu cho Richard. William nhặt tờ Nhật báo phố Wall lên xem, trong đó vẫn còn đăng chuyện rắc rối trong ban giám đốc ngân hàng Lester về chuyện bầu chủ tịch mới. Lần này, báo đăng ý kiến của Peter Parfitt nói ý rằng việc ông ta được chỉ định làm chủ tịch sẽ rõ ràng trong cuộc họp vào thứ năm.

William không biết đến số báo ngày mai sẽ có ý kiến của ai. và có lẽ bây giờ có thể hỏi ra số báo ngày mai được rồi. Cả buổi sáng, anh tìm hiểu về chuyện đó ở những nơi có liên quan đến ngân hàng Lester. Anh bỏ cả bữa cơm trưa nhưng vẫn có thời giờ đến nhà hàng Schwarz mua chiếc găng dã cầu cho con trai.

Đến hai giờ ba mươi, anh đi taxi đến ngân hàng ở phố Wall và tới đó mấy phút trước ba giờ. Người gác cửa trẻ tuổi hỏi anh có hẹn để gặp ai không.

- Tôi là William Kane.

- Thưa vâng, chắc ông muốn lên ban giám đốc.

Trời ơi, William nghĩ bụng, mình cũng không nhớ là phòng đó ở đâu nữa.

Người gác cửa thấy anh có vẻ lúng túng

- ông theo hành lang phía bên trái, thưa ông, rồi vào cửa thứ hai bên phải.

- Cảm ơn. - Wìlliam nói, rồi đàng hoàng đi xuống dưới hành lang. Lúc đó, anh nghĩ cái thành ngữ "bụng phập phồng" là ngớ ngẩn. Đúng ra, anh cảm thấy tim mình đập mạnh hơn cả chiếc đồng hồ treo ở trước sảnh, và nghe nó đánh ba tiếng chuông, anh chả ngạc nhiên tí nào.

Ted Leach đứng một mình ở cửa ra vào phòng giám đốc

- Sẽ có rắc rối đây, - ông ta vừa mở miệng đã nói thế.

- Tốt, - William nói. - ĐÓ chính là cái mà Charles Lester rất thích và đối diện ngay với nó.

William bước thẳng vào căn phòng đồ sộ chung quanh tường lát gỗ sồi và anh cũng không cần đếm xem tất cả các giám đốc đều có mặt ở đó không. Đây sẽ không phải là một trong những cuộc họp giám đốc bình thường mà anh nào dám vắng mặt được. Thấy William bước vào, họ đã ngừng nói chuyện ngay và mọi người đứng quanh đó im lặng nhìn anh, một cái im lặng nặng nề. William ngồi ngay vào ghế chủ tịch ở đầu chiếc bàn dài bằng gỗ đen trước khi Peter Parfltt kịp hiểu ra đầu đuôi.

Mời các vị ngồi, - William nói, giọng chắc nịch.

Ted Leach và một số giám đốc ngồi vào chỗ ngay, còn một số khác đang có vẻ lừng chừng. CÓ tiếng rì rầm trong đám họ

William có thể thấy hai giám đốc mà anh không biết là ai sắp sửa đứng dậy ngắt lời anh.

- Trước khi ai phát biểu gì, xin cho phép tôi được mở đầu vài lời, rồi sau đó các vị sẽ quyết định muốn thế nào thì tùy. Tôi nghĩ đó là điều tối thiểu chúng ta có thể làm để tuân theo những điều mong muốn của cố chủ tịch Charles Lester.

Hai người kia ngồi xuống.

- Cảm ơn các vị. Để mở đầu, tôi muốn nói rõ với tất cả các vị có mặt ở đây là tôi hoàn toàn không có ý muốn làm chủ tịch ngân hàng này. - William ngừng lại một chút để câu đó phát huy hiệu lực - trừ phi đó là điều mong muốn của đa số các vị giám đốc.

Lúc này mọi con mắt đều hướng hẳn vào William.

- Thưa các vị, hiện nay tôi là phó chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, và tôi có 51 phần trăm cồ phiếu trong đó. Kane và Cabot là do ông nội tôi lập nên và tôi nghĩ tuy quy mô không lớn bằng Lester nhưng tiếng tăm thì cũng là ngang hàng. Nếu như tôi có phải rời Boston về New York để trở thành chủ tịch tương lai của Lester theo đúng như điều mong muốn của Charles Lester, thì cũng xin nói với các vị là điều đó không dễ cho riêng tôi cũng như cho gia đình tôi.

Tuy nhiên, vì đây là mong muốn của Charles Lester, ông muốn tôi thực hiện điều đó - ông không phải là một người mỗi khi đưa ra ý kiến gì mà không cân nhắc kỹ càng nên, thưa các vị, tôi buộc cũng phải coi trọng những điều mong muốn ấy của ông. Tôi cũng muốn nói thêm rằng con trai ông, Matthew Lester, đã từng là bạn thân nhất của tôi trong hơn mười lăm năm, và tôi cho rằng thật là bi thảm vì đây lại là tôi, chứ không phải anh ấy, là người nói với các vị hôm nay với tư cách chủ tịch được chỉ định.

Một số giám đốc gật đầu tán thưởng.

- Thưa các vị, nếu tôi may mắn có được sự ủng hộ của các vị hôm nay, tôi sẽ hy sinh tất cả những gì tôi có ở Boston để có thể phục vụ các vị. Tôi nghĩ là không cần thiết phải trình bày chi tiết với các vị về kinh nghiệm ngân hàng của tôi làm gì. Tôi chỉ cho rằng bất cứ vị giám đốc nào có mặt đã từng đọc qua di chúc của Charles Lester ắt sẽ suy nghĩ tại sao ông lại chọn tôi làm người kế vị. Bản thân ông chủ tịch của ngân hàng tôi, Anthony Simmons, người mà nhiều vị đã biết, cũng yêu cầu tôi ở lại với Kane và Cabot.

Hôm qua tôi đã định báo cho ông Parfitt về quyết định cuối cùng của tôi, giá như ông gọi cho tôi để tìm hiểu việc đó. Tôi đã có vinh hạnh được cùng ăn với ông bà Parfitt tại nhà tuần trước, và ông Parfltt có nói với tôi là ông không quan tâm gì đến chuyện trở thành chủ tịch ngân hàng này. Theo ông nói thì người đối thủ với tôi ở đây là ông Edward Leach, tức là một phó chủ tịch khác. Sau đó tôi có tham vấn với ông

Leach thì lại được ông cho biết là ông ủng hộ tôi làm chủ tịch. Từ đó, tôi có thể rút ra kết luận là cả hai vị phó chủ tịch đều ủng hộ tôi. Sau khi đọc tờ Nhật báo phố Wall số ra sáng nay, - và đọc không phải vì tôi tin ở những dự đoán của họ kể từ hồi tôi tám tuổi đã biết đến tờ báo này - (có vài tiếng cười), thì tôi cảm thấy mình phải dự cuộc họp hôm nay để tự đảm bảo với mình rằng tôi không hề mất sự ủng hộ của hai vị

chủ tịch, và để thấy rằng dự đoán của tờ báo là không đúng. ông Leach triệu tập cuộc họp này và đến đây tôi xin hỏi ông một lần nữa rằng ông còn ủng hộ tôi kế vị Charles Lester làm chủ tịch ngân hàng hay không?

Willỉam nhìn về phía Ted Leach, lúc đó đang cúi đầu Ai cũng có thể cảm thấy như chờ đợi lời phán xét cuối cùng của ông ta. Nếu ông ta chống lại thì coi như phái Parfitt có thể nuốt sống phái ủng hộ anh.

Ted Leach từ từ ngửng đầu lên nói:

- Tôi hoàn toàn ủng hộ ông Kane.

William lại nhìn thẳng vào Peter Parfitt. ông ta toát mồ hôi, và trong khi nói ông ta không rời mắt khỏi chiếc cặp giấy màu vàng để trước mặt.

- Một số vị trong ban giám đốc cho rằng tôi nên tranh cử. . . - ông ta nói .

- Vậy là ông đã thay đôi ý kiến về chuyện ủng hộ tôi và làm theo điều mong muốn của Charles Lester ?

William ngắt lời trong giọng nói hơi có chút ngạc nhiên.

Peter Parfitt hơi ngẩng đầu lên.

- Vấn đề không đơn giản như vậy, ông Kane.

- Xin ông nói có hay không thôi, ông Parfitt.

- Vâng, tôi sẽ đứng ra chống lại ông, - Peter Parfitt dằn giọng.

Mặc dầu tuần trước ông đã nói với tôi là không quan tâm đến chuyện làm chủ tịch?

- Tôi muốn có thể nói lên được lập trường riêng của tôi, - Parfitt nói. - Tôi e rằng ông khẳng định hơi quá nhiều. Đây chưa phải là phòng giám đốc của riêng ông, ông Kane.

- Vâng, tất nhiên, ông Parfitt.

Cho đến lúc này, cuộc họp đã diễn ra đúng như William dự kiến. Bài phát biểu của anh đã được chuẩn bị rất kỹ và nói ra một cách đàng hoàng. Peter Parfitt bây giờ đang ở cái thế không thuận lợi vì đã mất chủ động, đó là chưa nói đến chuyện ông bị công khai coi là một kẻ lừa dối.

- Thưa các vị, - ông ta chầm chậm nói như đang tìm lời lẽ phát biểu. Các con mắt đang từ chỗ nhìn William bây giờ lại hướng vào Parfitt. Như vậy cũng khiến cho Wilham được nghỉ ngơi một chút và có thể quan sát vẻ mặt của các giám đốc khác.

- Nhiều vị trong ban giám đốc có gặp riêng tôi sau khi tôi mời ông Kane ăn tối. Và tôi cảm thấy bổn phận của mình là phải tôn trọng những mong muốn của họ và đứng ra tranh cử. Tôi chưa hề bao giờ có ý muốn chống lại những mong muốn của ông Charles

Lester, một người mà tôi luôn luôn khâm phục và kính trọng. CỐ nhiên, lẽ ra tôi phải báo cho ông Kane biết về ý định của tôi trước cuộc họp ban giám đốc dự định vào ngày mai, nhưng tôi phải thú thật là tôi bị bất ngờ với những sự việc diễn ra hôm nay. - ông ta hít một hơi dài rồi nói tiếp. - Tôi đã phục vụ ngân hàng Lester hai mươi hai năm, trong đó sáu năm làm phó chủ tịch của các vị. Do đó tôi cảm thấy mình có quyền được xét đến làm chủ tịch. Tôi sẽ rất sung sướng nếu có ông Kane tham gia ban giám đốc, nhưng bây giờ tôi thấy mình không thể ủng hộ việc ông làm chủ tịch được. Tôi hy vọng các vị giám đốc thấy nên ủng hộ người nào đã phục vụ ngân hàng này trên hai mươi năm hơn là bầu cho một người ngoài mà ta không biết và chỉ vì thương xót một người đau khổ về cái chết của đứa con trai duy nhất của mình. Xin

cảm ơn các vị.

ông ta ngồi xuống.

Nếu là bình thường thì William cũng có thể bị những lời phát biểu của ông ta tác động rồi. Nhưng Parfitt lại không có được những lời khuyên khôn ngoan của ông Chen về quyền lực của lời nói cuối cùng trong một cuộc tranh chấp gay go. William lại

đứng dậy.

- Thưa các vị, ông Parfitt có nói rằng các vị không được biết gì về tôi. Do đó, tôi muốn rằng không còn vị nào ngờ vực gì nữa về chuyện tôi là ai, và là người như thế nào. Như tôi đã nói, tôi là cháu nội và là con đẻ của những nhà ngân hàng. Bản thân tôi đã suốt đời làm ngân hàng, và sẽ không trung thực nếu tôi nói rằng mình không thích gì nếu làm chủ tịch tương lai của ngân hàng Lester. Ngược lại, sau khi các vị đã nghe hết những điều đã nói hôm nay rồi mà vẫn quyết định ủng hộ ông Parfitt làm chủ tịch, thì đành vậy Tôi vẫn trở về Boston và phục vụ cho ngân hàng của tôi một cách rất sung sướng. Hơn nữa, tôi sẽ công khai tuyên bố cho mọi người biết rằng tôi không hề có ý mong muốn làm chủ ngân hàng Lester, và như vậy các vị có thể yên trí không bị ai cho là mình không muốn thực hiện những điều nêu ra trong di chúc của

Charles Lester.

- Tuy nhiên, cũng không thể nào có chuyện tôi sẽ phục vụ trong ban giám đốc này dưới quyền ông Parfitt. Về điểm này, tôi xin được nói thẳng ra với các vị như vậy. Tôi đến đây với các vị trong cái thế bất lợi, như ông Parfitt đã nói đó, là một người ngoài không ai biết. Tuy vậy, tôi lại có cái lợi thế là được sự ủng hộ của một người không thể có mặt ngày hôm nay được Một người mà tất cả các vị đều kính trọng và

khâm phục, một người mà ai cũng biết là không bị lay chuyển bằng những cảm xúc và cũng không hề có những quyết định vội vã. Do đó tôi đề nghị ban giám đốc này không nên mất thời gian quý báu của mình vào việc quyết định xem ai sẽ là chủ tịch tương lai của Lester. Nếu như bất cứ ai trong các vị còn hoài nghi trong đầu về khả năng của tôi quản lý ngân hàng này, thì tôi chỉ biết đề nghị người đó cứ bầu cho

Parfitt. Bản thân tôi, thưa các vị, sẽ không bỏ phiếu trong cuộc bầu này, và tôi cho rằng ông Parfitt cũng sẽ làm như vậy.

- ông không thể bầu được. - Peter parfitt tức giận nói. - ông chưa là thành viên của ban giám đốc này. Nhưng tôi là thành viên, tôi sẽ bầu.

- Thì tùy ông, ông Parfitt. Chẳng ai có thể nói là ông không có cơ hội giành được từng phiếu bầu ở đây.

William chờ cho những lời nói của anh đủ ngấm vào tai mọi người, rồi khi thấy một giám đốc mà anh không biết định ngắt lời, anh nói tiếp:

- Tôi sẽ yêu cầu ông Rodgers với tư cách là bí thư đứng ra thực hiện thủ tục bầu bán, và sau khi các vị đã bầu rồi thì xin đưa phiếu bầu lại cho ông Rodgers.

Trong suốt cuộc họp, chiếc kính một mắt của Alfred Rodgers thỉnh thoảng lại nhô ra. ông ta đưa những phiếu bầu cho từng giám đốc. Viết xong tên ứng cử viên rồi, họ đưa lại cho ông.

- Trong những điều kiện lúc này, thưa ông Rodgers, có lẽ thận trọng hơn cả là mỗi phiếu sẽ được đọc to lên để tránh sai lầm không cần thiết có thể đưa đến chỗ phải bầu lại.

- Nhất định thế rồi, ông Kane.

- Như vậy có được ông đồng ý không, thưa ông Parfitt?

Peter Parfitt gật đầu không nhìn lên.

Cảm ơn ông. CÓ lẽ xin ông Rodgers đọc to lên cho cả ban giám đốc cùng nghe.

ông bí thư mở phiếu đầu tiên.

Parfitt.

Rồi phiếu thứ hai.

- Parfitt, - ông ta nhắc lại.

Canh bạc bây giờ không còn nằm trong tay William nữa. Tất cả những năm chờ đợi để có được phần thưởng mà anh đã nói với Charles Lester từ lâu sẽ kết thúc trong giây lát sau đây.

- Kane. Parfitt. Kane.

Ba phiếu trên hai tay của anh. Liệu anh có gặp lại số phận trong cuộc đấu với Tony Simmons trước đây không?

Kane. Kane. Parfitt.

Bốn đều. Anh có thể trông thấy Parfitt toát mồ hôi trên mặt, nhưng bản thân anh cũng chẳng cảm thấy dễ chịu gì.

Parfitt.

Trên mặt William không biểu hiện gì. Parfitt hơi mỉm cười.

Năm phiếu trên bốn.

- Kane. Kane. Kane.

Nụ cười biến mất.

Hai phiếu nữa, hai phiếu nữa thôi. William nhủ thầm. Anh suýt bật thành tiếng.

Parfitt. Parfitt. .

ông bí thư để khá lâu mới mở xong một lá phiếu mà người nào đó đã gấp lại nhiều lần.

Kane. - Tám phiếu trên bảy, nghiêng về phía William.

Lá phiếu cuối cùng bây giờ đã được mở. Willam nhìn vào cặp môi Alfred Rodgers. ông Bí thư nhìn lên. Trong khoảnh khắc này, ông ta là người quan trọng nhất trong phòng.

Kane. - Parfitt gục đầu vào hai tay.

- Thưa các vị, kết quả là chín phiếu bầu cho ông William Kane, bẩy phiếu cho ông Peter Parfitt. Tôi xin tuyên bố ông William Kane là người được chính thức bầu làm chủ tịch ngân hàng Lester.

Trong phòng im lặng một cách nghiêm trang: Mọi cái đầu trừ đầu của Pẹter Parfitt, quay về phía Wilham chờ xem ông chủ tịch mới nói gì.

William hít một hơi dài và lại đứng dậy, lần này là đứng dậy để nói với ban giám đốc của anh.

- Xin cảm ơn các vị về sự tin cậy của các vị đã đặt vào tôi. Mong muốn của Charles Lester là tôi sẽ làm chủ tịch kế vị, và bây giờ tôi rất sung sướng được các vị khẳng định mong muốn đó bằng lá phiếu của mình.

Tôi sẽ phục vụ ngân hàng này bằng tất cả những khả năng tôi có được, và tôi cũng sẽ không thể thực hiện được điều đó nếu không có sự ủng hộ nhiệt tình của ban giám đốc. Tôi mong rằng ông Parfitt...

Peter Parfitt nhìn lên với một chút hy vọng.

- sẽ cho tôi được gặp ở phòng chủ tịch sau đây ít phút, tôi sẽ rất cảm ơn. Sau khi gặp ông Parfitt, tôi xin gặp ông Leach. Thưa các vị, tôi hy vọng trong ngày mai sẽ có dịp được gặp từng người trong tất cả các vị Cuộc họp ban giám đốc lần tới sẽ là cuộc họp hàng tháng. Cuộc họp này đến đây là kết thúc.

Các giám đốc lục tục đứng dậy và nói chuyện với nhau. William bước vội ra hành lang, tránh cái nhìn của Peter Parfitt. Ted Leach bước ra theo và chỉ cho anh phòng làm việc của chủ tịch.

- ông đã làm một việc rất mạo hiểm, - Ted Leach nói, - May mà ông thắng. Nếu không được bầu thì ông sẽ làm gì?

- Trở về Boston, - Wilham thản nhiên đáp.

Ted Leach mở cửa phòng chủ tịch cho William. Căn phòng vẫn đúng như anh nhớ, có lẽ hình như hồi anh còn là học sinh trung học và đến đây bảo với Charles Lester là một ngày kia anh sẽ quản lý ngân hàng này thì lúc đó nó to rộng hơn. Anh nhìn lên bức chân dung của ông chủ tịch cũ treo ở phía sau bàn giấy và nháy mắt với ông. Rồi anh ngồi xuống chiếc ghế da đỏ rất to chống khuỷu tay lên mặt bàn gỗ màu đen. Anh rút trong túi ra cuốn sổ nhỏ có bìa bọc da để xuống trước mặt. Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa. Một người đã nhiều tuổi bước vào, chống tay lên một cây gậy đen bịt bạc ở đầu . Ted Leach bỏ ra ngoài.

- Tên tôi là Rupert Cork-smith, - ông ta nói, giọng nói hơi có chút ngữ điệu Anh.

William đứng dậy chào ông ta. ông ta là thành viên già nhất trong ban giám đốc. Tóc đã bạc, tóc mai dài và chiếc đồng hồ vàng đều là biểu hiện của thời xưa nhưng ông nổi tiếng là người liêm khiết trong giới ngân hàng. Không ai cần phải ký hợp đồng gì với Rupert Cork-smith, vì lời nói của ông đủ đảm bảo rồi.

ông nhìn thẳng vào mắt William.

- Tôi đã bỏ phiếu chống lại ông, thưa ông, và cố nhiên ông có thể thấy đơn từ chức của tôi trên bàn giấy này trong vòng một giờ nữa.

Xin mời ông ngồi xuống đã, - Wiìliam nhẹ nhàng nói.

- Cảm ơn ông, - ông ta đáp.

- Tôi đoán ông có quen biết bố tôi và ông tôi.

Tôi có vinh dự đó. ông nội ông với tôi cùng học ở Harvard và tôi vẫn còn nhớ lại với một niềm thương tiếc cái chết bi thảm của cha ông.

- Còn Charles Lester? - William hỏi.

Là bạn thân nhất của tôi. Những điều nói trong di chúc của ông ta vẫn ám ảnh lương tâm của tôi. Ai cũng biết rằng sự lựa chọn của tôi lẽ ra không phải là Peter Parfitt. Tôi thì tôi muốn Ted Leach làm chủ tịch. Nhưng đời tôi chưa bao giờ bỏ phiếu trắng cho bất cứ gì, vì vậy tôi thấy mình phải ủng hộ ứng cử viên nào đối lập với ông, vì tôi nghĩ không thể nào lại bỏ phiếu cho một người tôi chưa được gặp bao giờ.

Tôi khâm phục sự thẳng thắn của ông, ông Cork-smith, nhưng bây giờ tôi có nhiệm vụ phải quản lý một ngân hàng. Lúc này tôi cần đến ông hơn là ông cần đến tôi, vì vậy, là một người còn trẻ hơn, tôi xin ông đừng từ chức.

ông già ngẩng đầu lên nhìn William.

- Tôi không chắc có thể như vậy. Tôi không thể chỉ qua một đêm là thay đổi thái độ của mình được, - Cork-smith nói, hai tay để lên đầu gậy.

ông hãy cho tôi sáu tháng, và nếu như lúc đó ông còn thấy như vậy thì tôi cũng không dám đấu tranh gì với ông nữa.

Hai người im lặng một lát, rồi Cork-smith lại nói:

- Charles Lester nói đúng, ông thật là con của Richard Kane.

- ông sẽ tiếp tục làm việc cho ngân hàng này chứ, thưa ông?

Tôi đồng ý. ông biết đấy, chẳng có anh ngốc nào bằng anh ngốc già.

Rupert Cork-smith chống gậy từ từ đứng dây. William bước đến đỡ nhưng ông ta gạt ra.

- Chúc anh bạn trẻ may mắn. Anh có thể trông vào sự ủng hộ hoàn toàn của tôi.

- Xin cảm ơn ông, - William nói.

Lúc mở cửa, William trông thấy Peter Parfitt đã đang chờ ở ngoài hành lang.

Rupert Cork-smith đã đi rồi, nhưng hai người chưa nói gì với nhau.

Peter Parfitt vừa bước vào đã nói ngay.

- Tôi đánh liều thế là thua rồi. Chả biết làm thế nào hơn được, - ông ta cười. - ông không giận gì chứ, Bill? - ông ta giơ tay ra bắt.

- Không giận gì đâu, ông Parfitt. ông vừa nói đúng đấy ông đánh liều và ông thua rồi. Bây giờ thì ông hãy từ chức khỏi ngân hàng này đi.

- Sao cơ ? - Parfitt hỏi.

- Từ chức, - William nói.

Thế thì hơi tệ đấy, phải không Bill? Hành động của tôi không cá nhân tí nào. Tôi chỉ đơn giản cảm thấy rằng. . .

- Tôi không muốn có ông trong ngân hàng này của tôi nữa, ông Parfitt. Ngay đêm nay ông phải đi cho, và đừng bao giờ quay lại nữa.

Nếu tôi bảo là không đì thì sao? Tôi có nhiều cổ phiếu trong ngân hàng và còn được rất nhiều sự ủng hộ của ban giám đốc. Hơn thế nữa, tôi còn có thể kiện ông được.

Vậy tôi khuyên ông nên đọc kỹ nội quy của ngân hàng, ông Parfitt, tôi cũng đã nghiên cứu nó sáng nay rồi.

William nhặt cuốn sổ bìa da ở bàn lên và giở qua mấy trang. Tìm đến một chương anh đã đánh dấu từ sáng, anh đọc to:

Chủ tịch có quyền gạt bỏ bất cứ người nào không còn tin được nữa. - Anh nhìn lên. - Tôi không còn tin được ông nữa, ông Parfitt, do đó ông phải từ chức và nhận hai năm lương. Nếu ngược lại ông buộc tôi phải gạt bỏ ông, thì tôi đành phải để ông rời khỏi ngân hàng với cổ phiếu của ông thôi, ngoài ra không còn gì khác nữa. Tùy ông chọn.

- ông không để cho tôi có cơ hội nào ư?

- Tôi đã cho ông một cơ hội trong bữa ăn tối ở nhà ông tuần trước, nhưng ông đã nói dối và lừa đảo. ĐÓ không phải là những nét tôi muốn có trong những người phó chủ tịch sau này của tôi. Vậy ông muốn từ chức hay để tôi phải đuổi ông đi, ông Parfitt?

- Khốn kiếp, Kane. Thôi được, tôi từ chức.

- vậy là tốt ông ngồi xuống đây và viết ngay đơn từ chức đi.

- Không ! sáng mai lúc nào tiện tôi sẽ viết và đưa cho anh. - ông ta nói rồi định bước ra cửa.

- Viết ngay bây giờ, không thì tôi đuổi ông. - William nói.

Peter Parfitt ngập ngừng một chút rồi quay lại ngồi phịch xuống chiếc ghế bên cạnh bàn giấy của William.

William đưa cho ông ta tờ giấy của ngân hàng và một cây bút. Parafitt rút bút riêng của ông ta ra và bắt đầu viết đơn Viết xong, William cầm lấy xem cẩn thận.

- Thôi chào ông Parfitt.

Peter Parfitt bỏ ra không nói một lời. Vài lát sau Ted Leach bước vào.

- ông muốn gặp tôi chứ, ông chủ tịch

- Vâng, - William nói. - Tôi muốn chỉ định ông làm phó chủ tịch toàn diện của ngân hàng. ông Parfitt cảm thấy ông ấy phải từ chức.

- Ồ tôi lấy làm lạ đấy, tôi tưởng ông ta... .

William đưa lá đơn cho ông xem. Ted Leach đọc rồi nhìn William.

Tôi sẽ lấy làm sung sướng được là phó chủ tịch toàn diện. Cảm ơn ông đã tin cậy.

- Tốt rồi. Tôi nhờ ông trong hai ngày tới thu xếp cho tôi được gặp từng giám đốc một. Tôi sẽ bắt đầu làm việc từ tám giờ sáng mai.

Vâng, thưa ông Kane.

- CÓ lẽ cũng nhờ ông đưa lá đơn từ chức này của ông Parfitt đến bí thư công ty.

- Tùy ông, thưa ông chủ tịch.

- Tên tôi là William. ông Parfitt cũng đã mắc sai lầm về chuyện này.

Ted Leach mỉm cười dè dặt.

- Vâng, sáng mai sẽ gặp lại ông, William.

ông ta đi rồi, William ngồi xuống chiếc ghế của Charles Lester và quay tít một hồi đến chóng mặt. Rồi anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn xuống phố Wall, nhìn đám người đi lại tấp nập, nhìn ra những nhà ngân hàng và các cơ quan đại lý của nước Mỹ với một niềm vui khó tả. Từ nay anh là một phần của tất cả những cái đó

- Xin hỏi, ông là ai, thưa ông? - một giọng đàn bà vang lên phía sau lưng anh.

William quay ghế lại thấy một người đàn bà cỡ trung niên, ăn mặc cổ lỗ, nhìn anh với một vẻ giận dữ.

- CÓ lẽ tôi cũng muốn hỏi bà như vậy, - William nói.

- Tôi là thư ký của ông chủ tịch, - người đàn bà cứng cỏi đáp.

- Còn tôi, - William nói, - là chủ tịch.

******

Mấy tuần sau đó, Wilìiam chuyển gia đình về New York, kiếm được một ngôi nhà bốn tầng ở phía Đông đường 68. Ngôi nhà có đủ mọi thứ Kate cần đến, kể cả một mảnh vườn ở phía sau. Nhưng ở được đâu ra đấy còn mất lâu thời gian hơn họ tưởng. Trong ba tháng đầu William cố gắng bứt hẳn ra khỏi Boston để làm nhiệm vụ của mình ở New York. Anh muốn tập trung mỗi ngày đêm, mong cho nó dài hơn hai mươi

bốn tiếng đề có thề dồn sức vào đây được, nhưng rồi anh vẫn thấy khó có thể cắt đứt quan hệ với ngân hàng cũ. Tong Simmons giúp đỡ anh rất nhiều, và bây giờ William mới thấy tại sao Alan Lioyd lại chủ trương ủng hộ ông ta làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot. Lần đầu tiên anh phải thừa nhận Alan đã làm đúng.

Cuộc sống của Kate ở New York chẳng mấy chốc trở thành bận rộn. Virginia đã có thể bò quanh phòng và bò cả vào thư viện của William. Richard muốn có chiếc áo gió như mọi chú bé khác ở New York. Với tư cách là vợ của một chủ tịch ngân hàng ở New York, Kate phải thường xuyên tổ chức nhiều tiệc tùng chiêu đãi phải làm sao cho các giám đốc và khách hàng chủ yếu được có cơ hội gặp riêng và trao đổi với William.

Kate đã giải quyết mọi tình hình liên quan với một vẻ duyên dáng lịch sự, còn Willlam thì cũng rất cảm ơn ngân hàng Kane và Cabot đã giúp chuyển cho anh phần tài sản lớn nhất. Khi Kate báo cho William biết là chị lại sắp đẻ nữa, anh chỉ biết hỏi: thế à, vậy mà anh không biết. Virgima thì rất thích, mặc dù không hiểu tại sao mẹ lại béo ra thế, Richard không cần biết gì hết.

Trong vòng sáu tháng, cuộc xung đột với Peter Parfitt đã trở thành chuyện quá khứ, và William thì đã làm một chủ tịch không ai chối cãi nổi của ngân hàng Lester, một nhân vật mà giới tài chính ở New York phải tính đến. Cứ ít tháng William lại xem lại

tình hình và tính chuyện thay đổi hướng làm ăn để đạt mục tiêu mới. Anh đã thực hiện được tham vọng của đời mình là trở thành chủ ngân hàng Lester vào tuổi ba mươi, mặc dầu vậy anh vẫn cảm thấy còn nhiều giang sơn khác phải chiếm lĩnh, chưa thể thỏa mãn mà ngồi đó mơ mộng được.

Kate đẻ đứa con thứ ba vào cuối năm đầu tiên William làm chủ tịch Lester. ĐÓ là một đứa con gái nữa, được đặt tên là Lucy. Virgima bây giờ đã biết đi. William dạy nó ru Lucy nằm trong nôi. Richard đã gần sáu tuổi và sắp phải vào trường tiểu học Buckley.

Chú tranh thủ dịp này đòi bố mua cho chiếc gậy dã cầu mới. Lucy đã biết nắm được vào tay bố.

Trong năm đầu William làm chủ tịch, lợi nhuận của ngân hàng Lester đã tăng lên chút ít. Anh dự đoán năm thứ hai sẽ thu được nhiều hơn.

*****

Ngày 1 tháng Chín năm 1939, Hitler tiến quân vào Ba lan.

Một trong những phản ứng đầu tiên của William là nghĩ đến Abel Rosnovski và khách sạn Nam tước mới của ông ta trên Đại lộ công viên, lúc này đã rất nổi tiếng ở New York. Báo cáo hàng quý của Thomas Cohen gửi đến cho thấy Rosnovski ngày càng mạnh lên, tuy cái ý muốn mở rộng cơ nghiệp sang châu âu lúc này có thể hãy tạm đình lại đã. Cohen vẫn chưa tìm ra mối quan hệ trực tiếp nào giữa Henry Osbome

với Abel Rosnovski, tuy ông phải thừa nhận rằng càng ngày càng khó có thể khẳng định được những gì William yêu cầu.

Wilham chưa bao giờ nghĩ rằng nước Mỹ sẽ dính líu đến một cuộc chiến tranh nữa ở châu âu, nhưng anh vẫn để ngỏ chi nhánh ngân hàng Lester ở Lon don để tỏ cho thấy anh đứng về phía nào, và anh cũng không hề nghĩ đến chuyện bán mười hai nghìn mẫu đất ở Hampshire và Lincolnshire. Trái lại, từ Boston, Tony Simmons báo cho William biết ông có ý muốn đóng cửa chi nhánh ngân hàng Kane và Cabot ở London. William lấy cớ vì có những vấn đề do chiến tranh gây ra ở London nên cần trở về Boston gặp Tony.

Hai ông chủ tịch bây giờ gặp nhau rất thân mật và thoải mái vì họ chẳng còn có lý do gì mà đối chọi nhau nữa. Thực ra, họ đều muốn tranh thủ lẫn nhau để có được những cơ hội làm ăn mới. Như Tony đã dự đoán trước, ngân hàng Kane và Cabot đã mất đi một số khách hàng quan trọng từ khi Wiìliam làm chủ tịch Lester. Tuy nhiên, William bao giờ cũng báo cho Tony biết mỗi khi có một khách hàng cũ muốn chuyển tài khoản, mà anh thì anh không mong như vậy. Ngồi ăn với nhau ở một cái bàn góc phòng nhà hàng Locke-ober, Tony Simmons lại nhắc lại ý kiến của ông ta muốn đóng cửa chi nhánh ngân hàng Kane và Cabot ở London.

- Lý do của tôi rất đơn giản, - ông ta nhấp rượu và nói.

thứ rượu nho nhập từ Pháp rất ngon nhưng ông không tỏ vẻ quan tâm gì đến chuyện những gót giầy của quân Đức sắp sửa giẫm nát các vườn nho trên đất Pháp. - Tôi nghĩ ngân hàng sẽ mất thêm tiền nếu chúng ta không rút ra khỏi Anh.

Tất nhiên, ông sẽ mất đi một ít tiền đấy, Wilham nói, - nhưng chúng ta phải ủng hộ người Anh.

- Sao thế - Tony hỏi. - Chúng ta làm ngân hàng, chứ có phải là câu lạc bộ những người đi ủng hộ đâu.

- Nước Anh không phải là một đội dã cầu, Tony ạ. ĐÓ là cả một quốc gia dân tộc mà tất cả di sản chúng ta có được là nhờ ở họ...

- Giá anh làm chính trị thì đúng hơn, - Tony nói. - Tài năng của anh bị phí phạm vào ngân hàng mất rồi.

Tuy nhiên, còn có một lý do quan trọng hơn nữa để chúng tôi phải đóng cửa chi nhánh ngân hàng. Nếu Hitler tiến quân vào Anh như đã tiến quân vào Ba lan và vào Pháp - mà tôi chắc chắn là y sẽ làm như vậy thì ngân hàng sẽ bị chiếm ngay và chúng tôi sẽ không còn một xu nào ở London nữa.

- NÓ không dám đâu, - William nói. - Nếu Hitler chỉ đặt một chân lên đất Anh thôi là Mỹ sẽ nhẩy vào chiến tranh liền.

Không bao giờ, - Tony nói. - FDR đã.tuyên bố ủng hộ mọi thứ trừ chiến tranh. Và dân Mỹ sẽ làm ầm lên cho mà coi.

- ông đừng có nghe các nhà chính trị, - William nói. - Nhất là Roosevelt. Khi ông ta nói "không bao giờ thì điều đó chỉ có nghĩa không phải là hôm nay, hoặc ít nhất không phải là sáng nay. ông chỉ cần nhớ lại xem năm 1916 Wilson đã nói gì thôi.

- Bao giờ thì anh ra ứng cử vào Thượng viện? - Tony cười.

- ĐÓ là câu hỏi mà tôi có thể trả lời chắc chắn là không bao giờ.

Tôi tôn trọng những tình cảm của anh, William, nhưng tôi muốn rút.

ông là chủ tịch, - William đáp. - Nếu ban giám đốc ủng hộ ông, ông có thể đóng cửa chi nhánh Loi don ngay ngày mai, và tôi sẽ không bao giờ dùng địa vị của mình để chống lại đa số.

- Đến khi nào anh nhập hai ngân hàng lại với nhau thì nó sẽ thành quyết định của anh.

Tôi đã nói với ông rồi, Tony, khi nào ông còn là chủ tịch thì tôi sẽ không bao giờ có ý định làm thế.

Nhưng tôi nghĩ là chúng ta phải sáp nhập thôi.

Sao? - William làm bắn cả rượu nho ra khăn bàn vì anh không tin điều mình vừa nghe nói. - Trời đất ơi Tony, ông thật là người không ai có thể đoán trước được

- Tất nhiên, tôi vẫn để lợi ích của ngân hàng lên trên hết, William. Anh thử nghĩ về tình hình hiện nay xem. Bây giờ New York là trung tâm tài chính của Mỹ hơn lúc nào hết, và nếu Anh rơi vào tay Hitler thì nó sẽ thành trung tâm tài chính của thế giới, mà Kane và Cabot thì phải cần vươn đến chỗ đó. Hơn nữa, nếu chúng ta sáp nhập lại với nhau thì có thể tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh hơi, và những hiểu biết về

chuyên môn của chúng ta sẽ bổ sung cho nhau. Kane và Cabot xưa nay vẫn làm nhiều về mặt hàng hải và công nghiệp nặng, trong khi đó Lester làm rất ít.

Ngược lại bên anh làm nhiều về cổ phiếu mà chúng tôi thì lại hầu như không đụng gì đến nó. ĐÓ là chưa nói đến chuyện chúng ta có nhiều cơ quan không cần thiết ở các thành phố khác nữa.

- Tony, tôi đồng ý với tất cả những gì ông vừa nói, nhưng tôi vẫn muốn ở lại Anh.

Lại càng chứng minh điều tôi nói là đúng, William. Chi nhánh Kane và Cabot ở London sẽ đóng cửa, nhưng chúng ta vẫn còn giữ Lester. Như vậy nếu London gặp khó khăn gì thì cũng không ngại lắm, vì chúng ta đã được củng cố mạnh hơn rồi.

Nhưng ông sẽ thấy thế nào nếu tôi nói rằng trong khi Roosevelt có quy định về ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trên phạm vi một bang, như vậy nếu sáp nhập thì chỉ được hoạt động ở New York thôi, bấy giờ Boston chỉ còn là một bàn giấy hình thức thì sao nhỉ?

- Tôi sẽ ủng hộ anh, - Tony nói. - Anh có thể tính đến đi vào ngân hàng thương mại và bỏ quách hoạt động đầu tư đi.

Không đâu, Tony. Với FDR thì một người lương thiện không thể làm cả hai thứ một lúc được. Vả lại, bố tôi đã từng bảo hoặc là anh phục vụ cho một số ít người giàu hoặc anh phục vụ cho số đông người nghèo, không thể làm cho cả hai được, vì vậy Lester vẫn cứ tiếp tục là ngân hàng thương mại theo truyền thống của nó chừng nào tôi còn làm chủ tịch. Nhưng nếu chúng ta quyết định sáp nhập hai ngân hàng thì ông

có thấy vấn đề gì khó khăn sẽ nảy sinh không ?

- Hai bên cùng có thiện chí thì chả có khó khăn nào không vượt qua được. Nhưng anh cũng nêu suy nghĩ kỹ về hậu quả của nó nhé, William, vì như vậy anh sẽ chỉ là một cổ đông thiểu số trong ngân hàng mới nên không còn kiểm soát được toàn bộ nữa, và anh sẽ dễ bị thao túng đấy.

- Tôi chỉ sợ lại phải làm chủ tịch của một trong những thể chế tài chính lớn nhất của nước Mỹ thôi.

Tối hôm đó William trở lại New York, trong lòng phấn khởi sau cuộc bàn luận với Tony. Anh triệu tập cuộc họp ban giám đốc Lester để trình bày cho họ nghe về đề nghị của Tony Simmons. Sau khi ban giám đốc chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập, anh yêu cầu các giám đốc ngân hàng hãy xét kỹ thêm về chi tiết toàn bộ kế hoạch ấy.

Trưởng các bộ phận mất ba tháng mới trình bày lại được cho ban giám đốc và ai cũng đều đi đến kết luận giống nhau là việc sáp nhập chẳng qua chỉ là chuyện

bình thường, vì hai ngân hàng có thể bổ sung cho nhau về nhiều mặt. Với nhiều văn phòng trên khắp đất Mỹ và các chi nhánh ở châu âu, hai ngân hàng có nhiều điểm có thể bồ trợ cho nhau được. Hơn nữa, chủ tịch ngân hàng Lester vẫn còn 51 phần trăm cổ phiếu trong Kane và Cabot nên việc sáp nhập càng tiện lợi.

Một số giám đốc của Lester không hiểu tại sao trước đây William không nghĩ đến điều đó. Ted Leach cho rằng có lẽ khi Charles Lester chỉ định William làm người kế vị thì ông ta đã nghĩ đến điều đó rồi.

Các chi tiết của việc sáp nhập phải mất gần một năm bàn đi tính lại mới xong, các luật gia phải làm việc đến khuya mới hoàn thành được giấy tờ. Sau khi hoán vị các cổ phiếu, hóa ra William lại là một cổ đông lớn nhất với 8 phần trăm tổng số tài khoản

trong công ty mới, và lại được bầu làm chủ tịch và thống đốc ngân hàng. Tony Simmons ở lại Boston làm phó chủ tịch và Ted Leach ở New York làm một phó

chủ tịch khác. Ngân hàng thương mại mới được đặt tên lại là Lester, Kane và Công ty tuy người ta vẫn chỉ gọi đó là Lester thôi.

William quyết định tổ chức một cuộc họp báo ở New York để công bố việc sáp nhập hai ngân hàng. Anh chọn ngày thứ hai, mùng 8 tháng Chạp, năm 1941, để thông báo cho thế giới tài chính nói chung. Cuộc họp báo phải hủy bỏ vì sáng hôm trước, quân Nhật đã tiến

công Trân Châu Cảng.

Thông báo được chuẩn bị trước đã gửi cho các báo rồi, nhưng các trang báo tài chính sáng ngày thứ ba chỉ đăng việc sáp nhập vào một chỗ nhỏ thôi, khiến William không lấy gì làm thích lắm.

Anh chưa tính được đến lúc nào anh sẽ nói với vợ về chuyện anh ghi tên vào quân đội, và nói như thế nào. Khi Kate được tin đó, chị hoảng hồn lo sợ và lập tức bảo anh rút lại quyết định ấy đi.

- Cái mà hàng triệu người khác không làm được thì anh tưởng anh làm được ư - Chị hỏi.

- Anh cũng không chắc, - William nói. - Nhưng có thể tin chắc được một điều là anh phải làm điều gì mà bố anh và ông nội anh trong trường hợp này đều phải làm rồi.

- Các cụ làm là vì lợi ích của ngân hàng chứ.

Không, - William nói. - Các cụ đã làm vì lợi ích cao nhất của nước Mỹ.

Albel đang chú ý xem một mẩu tin nói về ngân hàng Lester, Kane và Công ty trong trang tài chính của tờ Diễn đàn Chicago.

Phần lớn trên trang báo là những bài dự đoán về hậu quả của việc Nhật tiến công vào Trân Châu Cảng

Giá như mẩu tin ngắn kia không kèm theo một bức ảnh nhỏ chụp William Kane từ xưa, tức là hồi Abel đến gặp anh ta ở Boston cách đây hơn mười năm, thì có lẽ Abel cũng bỏ qua không để ý đến. RÕ ràng trong tấm ảnh này Kane còn quá trẻ, không tương xứng với nội dung tin mô tả anh ta như một chủ tịch xuất sắc của ngân hàng Lester, Kane và Công ty mới thành lập Trong bài còn dự đoán: Ngân hàng mới này, sáp nhập Lester ở New York với Kane và Cabot ở Boston là hai ngân hàng đã có lịch sử lâu đời, rất có thể sẽ trở thành một trong những thể chế tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Theo bán báo cáo được biết, chứng khoán sẽ nằm cả trong tay khoảng hai chục người có liên quan hoặc có dính dáng chặt chẽ với hai gia đình nói trên.

Abel lấy làm hài lòng với mẩu tin này. Anh tin chắc là bây giờ Kane không còn kiểm soát được toàn bộ. Anh đọc lại mẩu tin. Vậy là từ hồi hai người so kiếm với nhau đến giờ, William Kane rõ ràng đã leo cao hơn nữa rồi. Nhưng Abel đâu có kém. Và bây giờ

anh biết là mình còn món nợ cũ phải thanh toán với con người mới làm chủ tịch ngân hàng Lester này đã.

Trong hơn mười năm qua, Công ty Nam tước đã làm ăn rất khám khá. Abel đã trả xong các khoản tiền vay của người ủng hộ mình trước đây, thực hiện đúng những điều đã ký kết, tức là chỉ trong mười năm trả hết nợ và hoàn toàn làm chủ các tài sản của công ty.

Vào cuối quý của năm 1939, không những Abel đã trả hết nợ mà lợi nhuận của năm 1940 xem ra còn vượt cả mức dự kiến đến hơn nửa triệu đô la. Thành tích này trùng hợp với việc mở thêm hai khách sạn Nam tước, một ở Washington và một ở San Francisco.

Mặc dầu trong thời kỳ này Abel không còn là một anh chồng tận tụy như trước, mà phần lớn là do Zaphia không thích đuổi theo những tham vọng của chồng, nhưng anh vẫn rất nâng niu cô con gái của mình. Zaphia muốn có đứa con thú hai để đỡ cám

thấy quá rảnh rỗi, đã giục anh cứ thử đi khám bác sĩ xem sao. Nhưng đến khi Abel được cho biết là tinh trùng của anh quá yếu, có lẽ do ốm đau và ăn uống quá kham khổ từ hồi bị quân Đức và quân Nga chiếm đóng trước kia, anh đành coi chỉ có Florentyna là đứa con duy nhất, từ bỏ hy vọng có thêm con trai và từ nay dành hết mọi thứ cho cô con gái vậy.

Danh tiếng của Abel bây giờ đã lan ra khắp nước Mỹ. Báo chí thường chỉ nhắc đến tên anh như "Nam tước Chicago" thôi. Anh không còn bận tâm đến những lời chế giễu sau lưng. Bây giờ Wladek Koskiewicz đã thành đạt, và điều quan trọng là anh sẽ đứng vững với sự nghiệp ở đây. Lợi nhuận của mười ba khách sạn trong năm tài chính vừa qua đã suýt soát một triệu đô la, nếu cộng với vốn cũ dôi ra nữa là bây giờ anh có thể quyết định về một chính sách bành trướng được rồi.

Bất ngờ, Nhật tiến công Trân Châu Cảng.

Kể từ ngày 1 tháng 9 khủng khiếp của năm 1939 khi quân đội Quốc xã tiến đánh Ba lan rồi sau đó chạm trán với quân Nga ở Brest Litovsk và một lần nữa đất nước của anh lại bị chia cắt, Abel đã gửi rất nhiều tiền cho Hội Chữ thập đỏ Anh để cứu trợ quê

hương. Anh đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt cả với đảng Dân chủ và với báo chí, để đẩy nước Mỹ lừng khừng phải tham gia vào cuộc chiến, dù cho sau đó họ có đứng về phía quân Nga đi nữa. Nhưng mọi cố gắng của anh cho đến lúc này đều vô hiệu. Rồi vào cái ngày chủ nhật của tháng Chạp ấy, với các trạm đài ở khắp nước đều tường thuật ầm ĩ về cuộc tiến công bất ngờ của Nhật, Abel biết chắc là đến bây giờ thì Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến rồi. Ngày 11 tháng Chạp, anh nghe Tổng thống Roosevelt thông báo với quốc dân rằng Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ. Abel rất muốn vào quân đội đi chiến đấu. Nhưng trước hết anh phải có lời tuyên bố chiến tranh riêng

của mình đã, vì vậy anh gọi đến cho Curtis Fenton ở Ngân hàng Continental. Nhiều năm qua, Abel đã dần dần tin ở những điều dự đoán của Fenton, và bây giờ anh vẫn còn giữ ông ta trong ban giám đốc của Công ty Nam tước mặc dầu tự anh đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Anh làm như vậy đề duy trì mối quan hệ chặt giữa Công ty Nam tước với Ngân hàng Continental mà thôi.

Curtis Fenton ra nghe máy, giọng nói vẫn rất lễ độ.

- Nhờ ông xem giùm tiền dự trữ của công ty ngoài tài khoản là bao nhiêu, - Abel nói.

Curtis Fenton lấy ra một hồ sơ ngoài bìa đề "Tài khoản số 6". Trước nay ông vẫn đề tất cả những gì liên quan đến Rosnovski vào cùng một hồ sơ. ông liếc nhìn qua vài con số.

Khoảng dưới hai triệu đô-la, - ông nói.

Tốt, Abel nói. - Tôi muốn ông xem giùm cái ngân hàng mới thành lập có tên là Lester, Kane và Công ty ông tìm giúp tên tuổi từng cổ đông trong đó, xem mỗi cổ đông chiếm tỷ lệ bao nhiêu và xem họ muốn bán những cổ phiếu ấy không. Nhưng ông không được để cho chủ tịch ngân hàng là William Kane được biết chuyện này, và cũng không nhắc gì đến tên tôi cả.

Curtis Fenton nín thở, không nói gì. ông tỏ ra rất ngạc nhiên. May mà nói chuyện điện thoại nên Abel Rosnovski không thấy được vẻ mặt của ông. Tại sao Abel Rosnovski lại muốn đổ tiền vào đây, và chuyện đó liên quan gì đến William Kane? Fenton cũng đã đọc Nhật báo phố Wall có bài nói về việc sáp nhập hai ngân hàng tư nhân nổi tiếng đó rồi. ông đang còn lo về chuyện Trân Châu Cảng và việc vợ ông nhức đầu, giá như Ronovski không gọi điện thoại yêu cầu về chuyện này thì ông đã quên khuấy đi mất, lẽ ra phải có bức điện mừng gửi cho William Kane rồi. ông lấy

bút chỉ ghi vài chữ vào dưới hồ sơ Công ty Nam tước trong khi vẫn nghe Abel dặn.

- Sau khi ông đã có đủ các chi tiết rồi, tôi muốn được ông thông báo lại bằng miệng chứ không nên viết trên giấy.

- Vâng, thưa ông Rosnovski.

Hẳn là giữa hai người này có chuyện gì với nhau rồi, Curtis Fenton nghĩ bụng. Nhưng mình cũng chẳng cần biết làm gì.

Abel nói tiếp :

- Tôi cũng muốn được ông thêm vào báo cáo hàng quý những chi tiết về tất cả những gì ngân hàng Lester công bố, và cả những công ty liên quan đến họ nữa.

Tất nhiên rồi, ông Rosnovski.

- Xin cảm ơn ông, ông Fenton. Nhân đây tôi xin nói để ông biết bộ phận nghiên cứu thị trường của tôi có khuyên tôi nên mở thêm một khách sạn Nam tước ở Montreal.

ông không lo là có chiến tranh sao, ông Rosnovski?

- Trời ơi, việc gì phải lo. Nếu bọn Đức đến được Montreal thì ai cũng phải đóng cửa hết, kể cả ngân hàng Continental của ông. Dù sao, lần trước chúng ta đã đánh bại bọn khốn kiếp ấy rồi, lần này tất nhiên sẽ đánh bại nữa. Chỉ có điều khác là lần này thì tôi có thể tham gia hành động được. Thôi chào ông, ông Fenton.

Mình chẳng hiểu được đầu óc Abel Rosnovski đang nghĩ gì, Curtis Fenton bỏ máy xuống tự hỏi. ông chợt nghĩ về những yêu cầu của Abel với chi tiết các chứng khoán trong ngân hàng Lester. Điều này khiến ông lo ngại. Mặc dầu William Kane không còn gì liên quan đến Rosnovski nữa, nhưng Fenton vẫn sợ rằng nếu khách hàng của mình nắm giữ được tình hình cổ phiếu của ngân hàng Lester thì không biết rồi sẽ ra sao? ông quyết định không nói cho Rosnovski biết về nỗi lo ngại đó của mình. ông tính rồi thế nào cũng có ngày một trong hai người đó sẽ giải thích cho ông biết là họ đang tính toán chuyện gì.

Abel cũng nghĩ không biết mình có nên nói cho Curtis Fenton biết tại sao mua chứng khoán của Lester không. Nhưng rồi anh nghĩ càng ít người biết về kế hoạch của mình càng tốt.

Anh tạm gạt bỏ William Kane sang một bên, không nghĩ đến nữa. Anh bảo thư ký đi tìm George, mới đây cũng được cử làm phó chủ tịch công ty Nam tước. Anh ta đã cùng khấm khá lên với Abel và hiện nay là người được Abel tin cậy nhất. Ngồi trong phòng làm việc trên tầng thứ bốn mươi hai của khách sạn Nam tước Chicago, Abel nhìn xuống hồ Michigan, nơi được người ta mệnh danh là Bờ biển Vàng. Lúc này đầu óc anh đang nghĩ về đất nước Ba lan. Anh tự hỏi không biết mình sẽ còn sống được để thấy lại tòa lâu đài nữa không. Abel biết sẽ không bao giờ còn về sống ở Ba lan được nữa, nhưng vẫn muốn tòa lâu đài ấy được trả về cho mình. Cái ý nghĩ về quân Đức hoặc quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng quê hương tươi đẹp của mình khiến anh muốn . . . Đang nghĩ thế thì George bước vào.

- Muốn tìm tôi ư, Abel?

George là người duy nhất trong công ty dám gọi Nam tước Chicago bằng tên tục.

Ừ, Liệu anh có thể quản được tất cả các khách sạn trong ít tháng nếu tôi phải đi vắng xa không

- Được chứ, - George nói. - Sao, anh đi nghỉ à?

- Không, - Abel đáp. Ra trận.

- Sao? - George hỏi. - Sao?

- Sáng mai tôi đi New York đăng lính.

- Anh điên à? CÓ thể chết đấy

- Chết sao được, - Abel đáp. - Nhưng mình sẽ phải giết mấy tên Đức. Bọn khốn kiếp ấy trước kia đã không tóm được mình thì lần này cũng chẳng tóm được đâu

George vẫn phản đối. Anh ta bảo không có Abel thì nước Mỹ vẫn chiến thắng được. Zaphia cũng phản đối.

Cứ nói đến chiến tranh là chị ta ghét rồi. Florentyna, lúc này đã gần tám tuổi, không hiểu chiến tranh là thế nào, nhưng biết lần này bố đi xa và đi lâu Lên cô bé khóc váng lên.

Mặc dầu nhiều người phản đối, Abel vẫn nhảy lên chuyến máy bay đầu tiên đi New York vào ngày hôm sau. Cả nước Mỹ như đang kéo nhau đi khắp ngả.

Anh đến thành phố chỉ thấy toàn những thanh niên mặc quần áo ka-ki màu xanh nước biển đang từ biệt cha mẹ vợ con và người yêu. Ai cũng nói với nhau -

tuy trong bụng không tin - rằng chiến tranh chỉ trong mấy tuần nữa là kết thúc.

Abel đến khách sạn Nam tước New York vừa gặp lúc ăn tối. Phòng ăn đầy chặt những thanh niên. Các cô gái bíu chặt lấy những chàng trai, hoặc là lính bộ, lính thủy, hoặc là không quân, trong khi đó vang lên tiếng hát của Frank Sinatra và kèn trống của dàn nhạc Tommy Dorsey. Abel nhìn những người trẻ tuổi trên sàn nhẩy ấy, trong bụng nghĩ không biết trong số họ sẽ còn bao nhiêu người được dịp hưởng một tối vui như thế này nữa. Anh không thể không nhớ đến lời giải thích của Sammy trước đây khi ông ta trở thành người phụ trách nhà ăn ở khách sạn Plaza như thế

nào. Ba người đi trước ông ta từ mặt trận phía Tây trở về mỗi người chỉ còn một chân. Trong lớp người trẻ tuổi đang nhảy ở đây, không ai hiểu được chiến tranh thực sự là thế nào. Anh không thể nào cùng chia vui với họ được. Anh trở về phòng.

Sáng hôm sau anh mặc vào người một bộ đồ sẫm và đi xuống phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại Anh đã phải xuống New York đê đăng linh vì sợ ở Chicago sẽ có người nhận ra anh mà không cho. ở đây còn đông người hơn cả ở sàn nhảy đêm trước, nhưng không có ai bíu lấy ai cả. Anh không thể không nhận thấy mọi người khác đều có vẻ khỏe mạnh hơn anh nhiều. Gần hết buổi sáng Abel mới được đưa cho một tờ khai. Anh nghĩ bụng việc này nếu là ở chỗ mình thì chỉ mất mấy phút. Rồi sau đó anh lại phải xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ nữa, chờ đến lượt một viên thượng sĩ hỏi anh làm nghề gì:

- quản lý khách sạn, - Abel nói, rồi liền đó kể cho ông ta nghe kinh nghiệm anh đã trải qua trong cuộc chiến tranh lần trước. Viên thượng sĩ yên lặng nghe một anh chàng vừa béo vừa lùn đứng trước mặt mình nói những điều ông ta không tin được. Giá như Abel xưng mình là Nam tước Chicago thì có thể ông kia không nghi ngờ gì lắm về chuyện tù tội và bỏ trốn của anh.

Nhưng Abel lại không nói gì về điều đó, vì anh không muốn được ưu đãi gì hết.

Sáng mai anh sẽ kiểm tra sức khỏe, - viên thượng sĩ tuyển quân chỉ nói thế sau khi Abel độc thoại một hồi. Rồi, như để nói thêm cho đủ phận sự, ông ta bảo:

Cảm ơn anh đã tình nguyện.

Hôm sau Abel lại phải chờ mấy tiếng đồng hồ nữa mới được khám sức khỏe. Bác sĩ nói thẳng là tình hình của Abel không ra gì. Từ nhiều năm nay, do địa vị và thành công của anh, không ai dám bình luận gì về con người của anh cả. Bây giờ bỗng bác sĩ liệt anh vào loại 4, tức là loại bị loại, khiến anh sửng sốt.

- Anh quá cân, mắt kém và lại thọt Nói thật nhé, Rosnovski, anh không thể vào quân đội được. Chúng tôi không thể lấy những người lính mà chưa trông thấy địch đã có thể bị đau tim rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng- tôi không thể dùng đến

những năng lực của anh, nếu anh quan tâm thì có rất nhiều những việc liên quan đến giấy tờ để làm trong chiến tranh đấy.

Abel chỉ muốn đấm cho ông ta một cái, nhưng anh biết làm thế cũng chả được vào lính.

- Không cảm ơn ông, - anh nói. - Tôi muốn chiến đấu chống bọn Đức chứ không phải là viết thư cho chúng.

Anh thất vọng quay trở về khách sạn, nhưng rồi đến tối anh lại nghĩ mình vẫn còn có cơ hội. Hôm sau, anh đến một trạm tuyển quân khác, nhưng kết quả vẫn như trước và lại quay về khách sạn. ông bác sĩ khác có lễ độ hơn một chút, nhưng ông ta vẫn kiên quyết như bác sĩ trước vậy, và Abel lại bị liệt xuống loại 4. Abel thấy rõ nếu cứ trong tình trạng sức khỏe như hiện nay thì người ta chẳng cho anh đi chiến đấu

chống bất cứ ai.

Sáng hôm sau, anh tìm đến một nhà thể dục ở phía Tây đường 57, thuê một huấn luyện viên làm như thế nào đó để thay đổi được tình trạng sức khỏe của anh.

Ba tháng liền, anh tập luyện đủ các môn, đánh bốc, đánh vật, chạy, nhảy, cử tạ, và cả nhịn đói nữa. Đến một lúc, huấn luyện viên bảo anh là không thể nào khỏe hơn và gầy hơn thế được nữa. Abel trở lại phòng tuyển quân làm lại bản khai dưới cái tên Wladek Koskiewicz. Lần này là một viên thượng sĩ khác có vẻ hy vọng hơn, còn bác sĩ khám thì thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng cho anh vào danh sách dự bị, chờ khi nào cần sẽ gọi.

- Nhưng tôi muốn ra trận ngay bây giờ, - Abel nói.- Tôi muốn diệt cái bọn khốn kiếp ấy.

- Chúng tôi sẽ liên hệ với anh, Koskiewicz, - viên thượng sĩ nói. - Anh hãy giữ sức khỏe cho đầy đủ, sẵn sàng. Chưa thể biết lúc nào chúng tôi sẽ cần đến anh.

Abel bực mình bỏ ra ngoài. Anh nhìn nhiều người Mỹ khác trẻ hơn, gầy hơn, đang được nhận vào lính ngay. Anh đang bước qua cửa chưa biết sẽ làm gì tiếp thì đụng ngay phải một người cao lớn dữ tợn mặc quân phục và trên vai có nhiều sao.

- Tôi xin lỗi, Abel nhìn lên nói và lùi lại.

- Này anh, - ông tướng nói.

Abel vẫn cứ đi, nghĩ bụng không phải ông ta nói với mình, vả lại chả có ai còn gọi mình như thế nữa, mặc dầu đến bây giờ anh cũng chỉ mới ba mươi lăm tuổi

ông tướng kia lại gọi.

Này anh, - ông ta nói to hơn

Lần này Abel quay lại.

- Tôi à? - anh hỏi.

- Phải, anh.

Abel bước đến chỗ ông tướng.

- Xin mời ông đến chỗ tôi, ông Rosnovski.

Chết cha, Abel nghĩ bụng. ông ta biết mình là ai rồi, thế là bây giờ không ai cho mình ra trận nữa.

Phòng làm việc tạm thời của ông tướng đó ở ngay sau ngôi nhà. ĐÓ chỉ là một căn phòng nhỏ có chiếc bàn với hai ghế gỗ, tường sơn xanh đã tróc đi một ít và cửa luôn luôn để mở. Đến một nhân viên xoàng nhất của khách sạn Nam tước anh cũng không để cho phải ngồi làm việc trong một căn phòng như thế này được.

- ông Rosnovski, - ông tướng nói bằng một giọng sang sảng, - tôi là Mark Clark, chỉ huy quân đoàn 5 của Mỹ. Tôi ở đảo Govemon vừa về đây một ngày để kiểm tra tình hình, bỗng thế nào lại gặp ông ở đây, thật là thú vị. Từ lâu tôi vẫn khâm phục ông lắm.

Chuyện của ông làm bất cứ người Mỹ nào cũng phải lấy làm hài lòng. Xin cho biết, ông ở trạm tuyển quân này làm gì thế?

Thế ông tưởng tôi làm gì? - Abel nói. - Tôi xin lỗi, tôi thật là vô lễ, nhưng không có ai nhận cho tôi tham gia làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này cả.

- Thế ông muốn làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này? - viên tướng hỏi.

- Vào quân đội và đi đánh bọn Đức.

- Làm lính bộ binh ư? - viên tướng không tin hỏi lại

- Vâng, - Abel đáp. - ông chả cần đến từng người một đó sao?

- Tất nhiên rồi, - viên tướng nói. - Nhưng tôi có thể dùng tài năng đặc biệt của ông vào những việc tốt hơn là lính bộ binh nhiều chứ.

- Tôi sẽ làm bất cứ gì, - Abel nói. - Bất cứ gì.

ông có làm ngay bây giờ được không? - viên tướng nói. - Và bất cứ gì chứ Nếu như tôi yêu cầu ông nhường khách sạn ở New York cho quân đội dùng làm sở chỉ huy ở đây, thì ông nghĩ sao? Vì, nói thật với ông, ông Rosnovski ạ, như vậy còn có ích cho chúng tôi nhiều hơn là đích thân ông giết được hơn chục thằng Đức.

- Cho ông toàn quyền dùng khách sạn Nam tước, - Abel nói. - Vậy bây giờ ông có cho tôi ra trận không ?

- Thế là ông điên đấy, ông biết không? - tướng Clark nói.

- Tôi là người Ba lan, - Abel nói, và hai người cùng cười Abel nói tiếp bằng một giọng nghiêm túc. - ông nên biết tôi sinh ra gần Slonim, ở Ba lan. Tôi đã chứng kiến bọn Đức đến chiếm nhà tôi, bọn Nga hiếp chị tôi. Sau đó tôi trốn khỏi được trại khổ sai của Nga và may mắn mà chạy sang được đến Mỹ. Tôi có điên đâu Đây là đất nước duy nhất trên thế giới anh có thể đến mà trong tay không có gì và trở thành triệu

phú nếu chịu làm việc vất vả, không kể quá khứ của anh là thế nào. Bây giờ bọn khốn kiếp ấy lại muốn một cuộc chiến tranh nữa. Tôi đâu có điên, hả ông. Tôi rất con người đấy chứ.

- Thôi được, nếu ông rất muốn vào quân đội, ông Rosnovski, thì tới có thể sử dụng ông được, nhưng không phải theo cách như ông nghĩ. Tướng Demers đang cần có người đứng phụ trách hậu cần cho quân đoàn 5 trong khi họ chiến đấu ngoài tiền tuyến. Nếu ông tin rằng điều Napoleon nói là đúng khi ông ta bảo quân đội hành quân bằng cái dạ dày của mình, thì ông có thể đóng một vai trò quyết định đấy. Công việc

này cần một người ở cấp thiếu tá. ĐÓ là một cách ông có thể giúp nước Mỹ thắng cuộc chiến tranh này được.

ông thấy sao nào?

- Tôi sẽ làm việc đó, thưa ông. .

- Cảm ơn ông Rosnovski.

Viên tướng bấm một nút chuông trên bàn. Một viên trung uý trẻ bước vào đứng nghiêm chào.

- Trung uý, anh đưa Thiếu tá Rosnovski đến phòng nhân sự rồi lại đưa ông trở lại đây nhé.

- Thưa vâng. - Viên trung úy quay sang Abel. - xin mời Thiếu tá đi lối này.

Abel bước theo anh ta và quay lại nói:

Cảm ơn Ngài.

Cuối tuần, Abel về Chicago với Zaphia và Florentyna.

Zaphia hỏi anh bây giờ chị biết làm thế nào với mười lăm bộ quần áo của anh đây.

Thì cứ để đấy, - anh đáp và không hiểu tại sao chị lại hỏi thế. - Anh có ra trận để chết đâu.

- Chắc là anh không chết rồi, Abel, - chị nói. - Em không lo điều đó. Chỉ có cái là tất cả những quần áo đó bây giờ đều quá rộng đối với anh rồi.

Abel cười và đem tất cả những quần áo ấy đến cho trung tâm tị nạn người Ba lan. Rồi anh quay lại New York, đến khách sạn Nam tước, hủy bỏ danh sách những khách đặt phòng, và mười hai ngày sau giao lại tòa nhà cho Quân đoàn 5. Báo chí ca tụng quyết định của Abel như một cử chỉ quên mình của một người đã từng là dân tị nạn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Lại mất ba tháng nữa Abel mới được gọi ra làm việc thường trực. Trước đó anh giúp cho Tướng Clark điều khiển các hoạt động trong khách sạn Nam tước New York. Rồi anh đến doanh trại Benning trình diện và học một lớp huấn luyện sĩ quan. Cuối cùng khi nhận được lệnh đến với Tướng Denness của Quân đoàn 5, anh mới biết là mình phải sang Bắc Phi. Anh nghĩ bụng không biết bao giờ mới sang đến Đức.

Trước ngày lên đường ra nước ngoài, anh thảo một chúc thư dặn lại những người thừa hành nhường toàn bộ Công ty Nam tước cho David Maxton với giá rẻ nếu anh bị chết trong chiến tranh, tài sản còn lại chia cho Zaphia và Florentyna. Đây là lần đầu tiên từ gần hai mươi năm nay anh nghĩ đến cái chết, mặc dầu anh nghĩ là nếu mình cứ ở hậu cần trung đoàn thì làm sao chết được.

Trong khi con tàu chở quân rời cảng New York, Abel ngắm nhìn bức tượng Thần Tự Do. Anh rất nhớ cái cảm giác của mình lần đầu trông thấy pho tượng ấy gần hai mươi năm trước đây. Tàu đi qua tượng đài rồi, anh không quay lại nhìn nữa mà nói to lên một mình: Sẽ gặp lại cô nàng Pháp nhé, sau khi Mỹ đã thắng cuộc chiến tranh này rồi.

Tàu qua Đại Tây Dương. Abel đem theo mình hai người bếp trưởng với năm nhân viên khác cũng đã vào quân đội lượt này. Tàu dừng lại ở Algiers ngày 1 tháng 2 năm 1943. Abel phải sống gần một năm trong nắng nóng và cát bụi cua sa mạc, đảm bảo cho mọi người trong sư đoàn được ăn uống tử tế.

- Chúng ta ăn xoàng thôi, nhưng còn hơn bất cứ ai khác, - Tướng Clark bình thản.

Abel giành một khách sạn duy nhất tốt ở Algiers và biến nó thành sở chỉ huy của tướng Clark. Mặc dầu Abel có thể thấy mình đang đóng một vai trò đáng kể trong chiến tranh, nhưng anh vẫn cứ ngứa ngáy muốn đi chiến đấu thực sự. Tuy nhiên, một thiếu tá phụ trách hậu cần thì chẳng bao giờ người ta cho ra trận, mà chỉ có nhiệm vụ nuôi quân thôi.

Anh viết thư về cho Zaphia và George. Xem ảnh, thấy con gái yêu quý Florentyna của anh đã lớn lên nhiều. Anh còn nhận được cả thư của Curtis Fenton thỉnh thoảng gửi đến báo cho biết Công ty Nam tước ngày càng kiếm được lãi to, và tất cả các khách sạn ở Mỹ đều luôn luôn đầy chặt vì quân đội và thường dân đi lại rất nhiều. Abel rất tiếc không có mặt ở nhà để khánh thành khách sạn mới ở Montreal, chỉ có George đại diện cho anh thôi. Đây cũng là lần đầu tiên anh vắng mặt ở một cuộc khánh thành khách sạn Nam tước nhưng George viết thư đảm bảo với anh là khách sạn mới này sẽ rất thành công. Abel nghĩ bụng như vậy là mình đã xây dựng được khá nhiều ở Mỹ.

Anh rất muốn trở về với vùng đất mà bây giờ anh đã coi như quê hương của mình rồi.

Chẳng mấy chốc anh đã thấy chán với cảnh sống ở châu Phi. Ngoài sa mạc phía Tây thỉnh thoảng có vài trận đánh nhau lẻ tẻ gì đó. Anh chỉ nghe ngươi ta về thuật lại chứ chưa tận mắt trông thấy đánh nhau bao giờ Đôi khi đưa lương thực ra tiền tuyến anh cũng có nghe thấy tiếng súng, nhưng điều đó chỉ càng làm anh tức giận thêm. Một hôm anh rất vui mừng được tin Quân đoàn 5 của Tướng Clark sẽ sang đóng ở miền Nam châu âu. Abel hy vọng đây là cơ hội sẽ được thấy lại Ba lan.

Vì quân đoàn 5 là của Mỹ nên đổ bộ vào vùng bờ biển nước Ý bằng xe lội nước. Không quân yểm hộ chiến thuật. Việc đổ bộ quân gặp phải sự chống cự khá mạnh, trước hết là ở Anzio rồi sau đó ở Monte Cassino. Tuy nhiên, chẳng có cuộc nào Abel được tham gia cả. Anh bắt đầu lo ngại rằng có thể chiến tranh chấm dứt mà mình không được đánh đấm gì hết. Anh cũng không làm cách nào để mình có thể

trực tiếp chiến đấu được. Anh được phong trung tá và phái sang Lon don để chờ lệnh mới, thế là anh không còn cơ hội nào khác ra trận nữa.

Đến ngày N, cuộc đại tiến công vào châu âu bắt đầu Quân đồng minh tiến vào Pháp và giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944. Abel cùng đi diễn binh với lính Mỹ và lính Pháp tự do dọc Đại lộ Elysée ở phía sau tướng De Gau le được chào mừng như một anh hùng, anh để ý nhìn thành phố rất tráng lệ và xem đâu là chỗ anh có thể xây khách sạn Nam tước đầu tiên của mình trên đất Pháp được.

Quân đồng minh tiếp tục tiến qua miền Bắc nước Pháp, qua biên giới Đức và cuối cùng tiến quân về phía Berlin. Abel được điều lên quân đoàn Một dưới quyền chỉ huy của Tướng Omar Bradley. Lương thực chủ yếu đem từ Anh sang. Nguồn tiếp tế địa phương hầu như không có, vì quân đồng minh hễ vào được thành phố hay thị trấn nào thì nơi đó đều đã bị quân Đức phá hết khi họ rút lui. Khi Abel đến một thành

phố mới. Anh chỉ mất vài tiếng đồng hồ là có thể thu được toàn bộ lương thực còn lại cho quân của mình, trong khi các sĩ quan hậu cần khác còn tìm chưa ra.

Các sĩ quan Anh Mỹ rất sung sướng được cùng ăn với Sư đoàn thiết giáp số 9 và họ không hiểu Sư đoàn này kiếm đâu ra ? S Patton cùng đến ăn với tướng Bradley,

Abel được dẫn ra giới thiệu với tướng Patton nổi tiếng, vì ông này bao giờ ra trận cũng vung tay trong khẩu súng có cán bằng ngà.

- Đây là bữa ăn ngon nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốn kiếp này, - Patton nói.

Đến tháng hai năm 1945, Abel đã mặc quân phục được gần ba năm, và anh biết là chiến tranh sẽ chỉ trong mấy tháng nữa là kết thúc. Tướng Bradley vẫn gửi thư khen và cho anh những huân chương rất vô nghĩa để anh đeo lên ngực bộ áo mỗi ngày một rộng thùng thình. Nhưng anh chả yên tâm tí nào. Abel vẫn cứ xin tướng Bradley cho anh được tham gia chỉ một trận đánh thôi, nhưng ông không nghe.

Mặc dầu việc chở những xe lương thực ra tiền tuyến và kiểm tra việc phân phối cho quân lính là nhiệm vụ của sĩ quan dưới quyền, nhưng Abel thường tự mình lĩnh trách nhiệm ấy. Giống như việc quản lý các khách sạn, anh không bao giờ cho nhân viên dưới quyền mình biết trước sẽ làm gì và ở đâu.

Vào một ngày tháng ba, chính là do thấy có nhiều cáng phủ chăn ùn ùn khiêng về trại nên Abel muốn tự mình ra mặt trận xem thế nào. Đến một lúc không thể chịu được cái cảnh chỉ thấy có xác người chở về thôi, Abel bèn tập hợp người của mình và đích thân tổ chức một chuyến mười bốn xe lương thực ra trận.

Anh đem theo một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ và hai mươi tám lính.

Sáng hôm đó, chuyến đi ra mặt trận mặc dầu chỉ có hai chục dặm thôi nhưng đi rất ì ạch. Abel cầm lái chiếc xe đầu - anh có cảm tưởng như mình cũng hơi giống tướng Patton - qua mưa to và đường rất lầy lội.

Nhiều lần anh phải cho xe tránh sang bên đường để xe cứu thương Ở mặt trận về được nhanh.

Thương binh còn quan trọng hơn bụng đói. Những đám người được chở về ấy không chỉ là bị thương mà thôi, họ gần như không còn dấu hiệu gì là sống nữa.

Mỗi dặm đường bùn lầy đến gần mặt trận, Abel lại cảm thấy rõ hơn là đang có đánh nhau ác liệt ở Renmagen. Tim anh đập rộn lên, và biết là lần này anh được dính đến chiến tranh thật rồi.

Đến sở chỉ huy tiền phương, anh đã có thể nghe thấy tiếng súng của địch ở cách đó không xa. Anh dậm chân tức giận khi nhìn thấy những chiếc cáng lại tiếp tục khiêng những bạn chết và bị thương không biết từ đâu về. Abel đã chán với việc mình chẳng hiểu biết gì về chiến tranh thật sự, và chỉ khi nó đã kết thúc và đi vào lịch sử rồi mới biết. Anh nghĩ có lẽ bất cứ độc giả nào của Thời báo New York cũng đều có thể biết hơn anh về điều đó.

Abel đưa đoàn xe của mình đến một chỗ gọi là bếp dã chiến rồi dừng xe lại. Mưa vẫn nặng hạt. Anh trú mưa ở đây mà thấy xấu hổ vì cách đây chỉ vài dặm các bạn đồng ngũ không chỉ trú mưa mà còn trú bom đạn nữa kia. Anh cho gỡ một trăm thùng súp, một tấn thịt bò ướp muối, hai trăm con gà, nửa tấn bơ, ba tấn khoai và một trăm hộp đậu mỗi hộp mười cân, ngoài ra còn những suất đặc biệt cho những ai sắp ra trận

hoặc ở mặt trận về. Bước vào lều làm nhà ăn, Abel chỉ thấy toàn những bàn ghế dài trống không. Anh để hai bếp trưởng ở lại chuẩn bị bữa ăn và đám lính ngồi gọt một ngàn củ khoai, còn anh đi tìm sĩ quan chỉ huy ở đây

Abel đi thẳng đến lều của tướng John Leonard xem tình hình thế nào. Trên đường anh vẫn gặp những chiếc cáng khiêng lính chết và gần chết. Nếu là bình thường trông thấy những cảnh ấy không ai chịu nổi, nhưng đây là Remagen nên người bị thương là chuyện quá phổ biến. Abel vừa sắp bước vào trong lều tướng Leonard cùng người trợ lý của ông ta cũng ở trong đó ra. ông ta vừa đi vừa nói với Abel.

Tôi làm gì được cho ông đây, Trung tá?

- Tôi đã bắt đầu chuẩn bị lương thực cho tiểu đoàn của ngài theo yêu cầu của lệnh đã phát trong đêm. Và bây giờ. . .

- Bây giờ ông không phải lo chuyện lương thực nữa, Trung tá. Sáng sớm nay Trung uý Bụrrows của Sư đoàn 9 phát hiện ra một chiếc cầu có đường sắt ở phía lắc Remagen chưa bị phá hoại, đó là cầu Ludendorff, tôi đã ra lệnh phải vượt qua chiếc cầu đó ngay và phải tìm mọi cách thiết lập được đầu cầu ở bên kia bờ sông. Cho đến nay, bọn Đức đã phá được mọi chiếc cầu qua sông Rhine trước khi chúng ta đến. Vì vậy không thể ngồi đó chờ ăn trưa để chúng. phá nốt chiếc cầu này. .

- Đoàn 9 đã qua cầu được chưa ạ? - Abel hỏi.

- Qua rồi chứ, - viên tướng đáp, - nhưng sang đến bìa rừng bên kia thì họ gặp sức chống cự ghê gớm.

Những trung đội đầu tiên bị phục kích. Chỉ có Chúa mới biết chúng ta đã mất bao nhiêu người. Bây giờ thì ông hãy cất số lượng thực ấy đi, ông Trung tá, vì tôi chỉ quan tâm đến chuyện còn bao nhiêu người sống sót trở về thôi.

- Tôi có thể làm gì giúp vào đây được không - Abel hỏi.

Viên tư lệnh đứng lại rồi nhìn anh trung tá béo lùn một lát.

- ông có bao nhiêu người trong tay lúc này?

- Một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ quan, hai mươi tám lính.

Tất cả ba mươi ba người, kể cả tôi, thưa ngài.

- Tốt. Đi báo cho bệnh viện dã chiến rồi dùng người của ông mang về được bao nhiêu người bị chết với bị thương thì tuỳ.

- Tuân lệnh, - Abel nói rồi chạy một mạch về bếp dã chiến.

Phần lớn những người của anh còn đang ngồi trong góc lều hút thuốc. Không ai để ý thấy Abel bước vào trong lều.

Đứng dậy đi, đồ lười ở đâu. Chúng ta có việc khác để làm đây.

Cả ba mươi hai người vùng dậy đứng nghiêm.

Theo tôi? - Abel quát. - Mau lên?

Anh quay ngoắt người và lại chạy, lần này chạy về hướng bệnh viện dã chiến. Một bác sĩ trẻ đang nói với mười sáu người trong đội y tế. Abel và những người của anh thở hồng hộc chạy đến trước cửa lều.

- Tôi giúp gì được ông đây? - bác sĩ hỏi.

- Không, chúng tôi hy vọng giúp ông được, - Abel đáp - Tôi có ở đây ba mươi hai người do Tướng Leonard ra lệnh đến đây giúp ông. - Đám người theo anh bây giờ mới nghe nói thế.

Bác sĩ nhìn Trung tá kinh ngạc.

- Vâng thưa ông.

- Đừng thưa ông với tôi, - Abel nói. - Chúng tôi đến đây xem có thể giúp ông được gì không.

Vâng, thưa ông, - bác sĩ lại nói.

Bác sĩ đưa cho anh một hộp băng có dấu Chữ thập đỏ Mấy anh bếp trưởng và đám gọt khoai lúc này cầm lấy băng đeo lên tay mình trong khi tai nghe bác sĩ dặn dò. Bác sĩ cũng nói chi tiết trận chiến vừa rồi ở trong rừng bên kia cầu Ludendorff.

Đoàn 9 bị thương vong rất nặng, - bác sĩ nói tiếp.

- Những người có chuyên môn về y tế này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến, còn những người của ông cố gắng đưa về đây được càng nhiều người bị thương càng tốt.

Abel lấy làm mừng bây giờ được hoạt động rồi. Bác sĩ lúc này chỉ huy cả một đội bốn mươi chín người, đưa ra mười tám chiếc cáng và mỗi người được nhận một túi cứu thương. ông ta dẫn đoàn người Ô hợp đi về phía cầu Ludendorff. Abel đi theo sau ông ta chỉ cách một thước. Đi trong mưa và qua đám bùn lầy, họ lên tiếng hát, nhưng gần đến cầu họ không hát nữa.

Trước mắt họ có những chiếc cáng có người nằm trên nhưng đều là bất động. HỌ lặng lẽ men theo đường tàu đi qua bên kia cầu. Bọn Đức có dùng chất nổ nhưng không phá được trụ cầu. Gần về phía rừng có tiếng súng. Abel thấy xúc động vì đã gần địch nhưng anh lại lo sợ không biết quân địch có thể làm gì đối với các bạn đồng ngũ của mình. Từ các phía vang lên những tiếng kêu đau của các bạn anh, những người bạn cho đến hôm nay vẫn còn tin là chiến tranh đã sắp kết thúc...

Anh thấy bác sĩ thỉnh thoảng dừng lại xem những người bị thương. Đôi khi, nếu thấy không còn tí hy vọng nào cứu được một người bị thương nữa, bác sĩ giúp cho họ chết được nhanh hơn. Abel đi từ người này đến người khác giúp một tay cho những người khiêng cáng đưa thương binh về phía cầu Ludendorff.

Tới lúc đến được bìa rừng thì chỉ còn có bác sĩ, một người gọt khoai lúc trước và Abel. Mọi người khác đã khiêng người chết và người bị thương về bệnh viện.

Ba người chạy vụt vào trong rừng. HỌ nghe tiếng súng địch nổ rất gần. Abel trông thấy rõ một khẩu pháo dưới lùm cây chĩa nòng về phía cầu, nhưng bây giờ đã hỏng không còn dùng được nữa. Rồi anh nghe thấy một loạt đạn nổ rất to và biết quân địch ở phía trước chỉ cách mình có vài trăm thước. Abel vội quỳ một đầu gối xuống, lắng nghe kỹ. Bỗng một đám lửa bắn tóe lên trước mặt. Abel nhảy chồm lên và chạy về phía trước, bác sĩ và anh gọt khoai buột phải chạy theo sau. HỌ chạy tiếp vài trăm thước nữa rồi đến một bụi cây rậm rạp trong đó nằm rải rác những xác lính Mỹ. Abel và ông bác sĩ xem từng xác một.

- Chúng nó tàn sát thế này đây, - Abel tức giận hét lên. Anh nghe tiếng súng xa dần. Bác sĩ không nói gì, ba năm trước đây ông ta đã kêu hét nhiều rồi.

Đừng lo đến người chết nữa, - bác sĩ nói. - Xem có tìm được ai còn sống không.

- ở đây này, Abel kêu lên rồi quỳ xuống bên cạnh một thượng sĩ nằm trong đống bùn. Hai mắt người đó trợn trừng chỉ còn lòng trắng: Abel đặt hai miếng gạc lên tròng mắt anh ta và chờ.

- Anh ta chết rồi, Trung tá, - bác sĩ nói và cũng không nhìn lại nữa. Abel lại đến xác sau, rồi xác sau nữa, nhưng cái nào cũng vậy. Chỉ đến lúc trông thấy một cái đầu đã bị chặt đứt khỏi thân người và đặt đúng giữa đống bùn Abel mới sững người lại. Anh cứ nhìn mãi vào đó, tưởng như cái tượng của một ông thần La Mã nào. Abel bỗng đọc lên một loạt những lời xưa kia được Nam tước dạy cho: Máu, tàn phá và những điều khủng khiếp trở thành quen thuộc đến nỗi các bà mẹ chỉ còn biết cười mà ôm trong tay mình những đứa trẻ do chiến tranh vứt lại. Anh điên tiết, quát lên:

- Không có gì thay đổi được sao?

- Chỉ có chiến trường thôi, - bác sĩ nói.

Khi Abel đã xem được ba chục người - hay bốn chục, anh cũng không biết nữa - anh quay lại chỗ bác sĩ lúc này đang tìm cách cứu sống một viên đại uý đầu quấn đầy băng thấm máu chỉ còn chừa lại một mắt nhắm nghiền và cái miệng. Abel đứng sau bác sĩ nhìn vào viên đại uý một cách tuyệt vọng, anh để ý nhìn thấy cầu vai của anh ta có quân hiệu - Đoàn thiết giáp số 9 - và chợt nhớ lại câu nói của Tướng Leonard lúc trước: CÓ Chúa mới biết được chúng ta mất bao nhiêu người.

Bọn Đức hèn mạt, - Abel thốt lên.

- Đúng đấy, - bác sĩ nói.

- Anh ta chết chưa? - Abel hỏi.

- Rất có thể, - bác sĩ đáp lại như cái máy. - Anh ta mất nhiều máu quá. Vấn đề chỉ còn là thời gian thôi.

- Bác sĩ ngửng lên. - ở đây không còn gì cho ông làm nữa đâu, Trung tá. Sao ông không cố đem được người này về bệnh viện dã chiến. May ra anh ta có thể sống

được Và nhờ ông nói với tư lệnh là tôi còn đi lên phía trên nữa, và tôi cần bất cứ người nào ông có thể cho được

Đồng ý, - Abel đáp. Rồi anh cùng bác sĩ nhẹ tay đỡ viên đại uý nằm lên cáng. Abel với anh linh gọt khoai từ từ khiêng cáng về trại. Bác sĩ đã dặn anh trước là phải rất cẩn thận vì bất cứ một động tác bất ngờ nào đụng đến cáng sẽ chỉ làm cho người đó mất thêm máu. Trong suốt chặng đường dài hai dặm về đến bệnh viện, Abel không cho anh gọt khoai được nghỉ một tí nào. Anh muốn cho viên đại uý này có cơ hội sống được. Rồi sau đó anh sẽ trở lại khu rừng với bác sĩ.

Trong hơn một giờ họ bì bõm trong bùn và trong mưa. Abel cảm thấy viên đại uý chắc là chết rồi. Cuối cùng, về được đến bệnh viện thì hai người mệt lử và giao chiếc cáng lại cho một tổ y tế.

Lúc người ta đưa lên xe đẩy đi, viên đại uý mở một bên mắt không bị băng nhìn xoáy vào Abel. Anh ta tính giơ cánh tay lên. Abel chào, thấy anh ta mở mắt và định giơ tay mà mừng quá. Anh cầu nguyện cho người đó sống được.

Anh chạy ra ngoài bệnh viện, định trở lại rừng với tốp người của mình thì một sĩ quan trực đến giữ anh lại

- Trung tá, - anh ta nói, - Tôi đi tìm ông khắp nơi. Hiện có ba trăm người đang cần ăn. Trời ơi, ông đi đâu thế

Đi làm một việc khác có ý nghĩa vậy thôi.

Abel từ từ quay trở về nơi có bếp dã chiến và suy nghĩ về viên đại uý trẻ vừa rồi.

Đối với cả hai người, chiến tranh thế là đã kết thúc.

những người khiêng cáng đưa viên đại uý vào trong lều rồi khẽ đặt lên bàn mổ. Đại uý William Kane của Sư đoàn thiết giáp số 9 có thề trông thấy cô y tá nhìn mình một cách thất vọng nhưng anh không thể nghe rõ cô ta nói gì. Anh không biết đó là do đầu mình bị băng quá nhiều hay anh đã bị điếc rồi. Anh thấy môi cô ta động đậy nhưng không nghe gì hết. Anh nhắm mắt lại suy nghĩ.

Anh suy nghĩ rất nhiều về quá khứ, suy nghĩ một chút về tương lai, và chợt nghĩ nếu mình chết thì sao.

Anh biết rằng nếu anh sống thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ. Anh nghĩ về Kate đang ở New York. CÔ y tá có thể thấy một giọt nước mắt của anh chẩy xuống mặt.

Kate đã nhất định không chịu để anh vào quân đội mặc dầu anh tỏ ra rất quyết tâm. Anh biết là chị sẽ chẳng bao giờ hiểu được, và anh cũng không thể nào chứng minh được cho chị, vì vậy anh đã không nói gì.

Bây giờ anh chỉ thấy có vẻ mặt thất vọng của chị ám ảnh. Anh chưa bao giờ nghĩ đến cái chết thật sự - có ai nghĩ đến điều đó đâu - và bây giờ anh chỉ muốn sống để trở về với gia đình.

William đã để ngân hàng Lester lại cho Ted Leach và Tony Simmons cùng quản lý cho đến khi nào anh về Phải, cho đến khi nào anh về... Anh không dặn lại nếu anh không về thì sao. Cả hai người đều yêu cầu anh đừng đi. Lại thêm hai người đàn ông nữa không hiểu anh. Cuối cùng, sau khi anh đã đăng lính rồi, anh cũng không dám gặp con nữa. Richard, lúc đó đã bẩy tuổi, đòi đi theo bố đánh bọn Đức, nhưng bố không cho đi theo nên chú khóc.

Trước hết họ cho anh đi theo học trường sĩ quan dự bị ở Vermont. Trước đây anh đã đến vermont rồi, đi trượt tuyết với Matthew, lên đồi thì chậm mà xuống thì rất nhanh. Lớp học sĩ quan kéo dài ba tháng. Sau lớp học, anh thấy mình khỏe lên như cũ. Từ sau Harvard đến giờ mới lại thấy được như vậy.

Nhiệm vụ đầu tiên của anh là sang Lon don làm sĩ quan liên lạc giữa quân Mỹ với quân Anh. Anh được đến ở Dorchester, nơi đã bị BỘ Quốc phòng Anh tiếp quản và giành cho quân đội Mỹ. William đã đọc báo ở đâu đó nói Abel Rosnovski cũng đã giành khách sạn Nam tước ở New York cho quân đội và anh rất hoan nghênh cử chỉ ấy. Những chuyện tắt đèn với còi báo động máy bay khiến anh có cảm giác mình đang dính đến chiến tranh thật, nhưng anh thấy lạ, tưởng mình như ở xa tận đâu đâu phía nam công viên Hy de. Suốt đời làm gì anh cũng chủ động được. Anh không hề là người đứng ngoài cuộc bao giờ. Việc đi lại giữa sở chỉ huy của Eisenhower ở Si. James với phòng Tác chiến của Churchill ở Storey không phải là thứ việc mà

William chủ động được . Anh cảm thấy như suốt cả cuộc chiến tranh này anh sẽ chẳng bao giờ được đối diện với một tên Đức trừ phi Hitler đem quân sang xâm chiếm Quảng trường Trafalgar.

Khi một phần của Quân đoàn Một được đưa lên vùng Scotland để tập luyện cùng với trung đoàn bộ binh nổi tiếng của Anh được mệnh danh là Cảnh Giới Đen, William cũng được phái lên đó quan sát để về báo cáo xem phát hiện được những gì. Trong suốt cuộc hành trình bằng xe lửa vừa chậm vừa dài lên Scotland, anh bắt đầu tưởng như mình chỉ là một anh liên lạc được đề cao lên thế thôi, và anh tự hỏi sao mình lại vào quân đội làm gì chứ. Nhưng đến Scotland rồi, anh thấy mọi thứ đều rất khác. ít ra ở đây cũng có không khí chuẩn bị chiến tranh rất sôi nối, và khi trở về Lon don, anh lập tức làm đơn xin chuyển sang Quân đoàn Một. Viên sĩ quan chỉ huy của anh không thích giữ một người ưng hành động ngồi ở bàn giấy, nên chấp nhận cho anh đi luôn.

Ba ngày sau William trở lại Scotland, nhập vào trung đoàn mới và bắt đầu tập luyện với quân Mỹ ở Inveraray để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ sắp tới. Tập luyện rất vất vả, căng thẳng. Những đêm đánh trận giả trên đồi ở Scotland với trung đoàn Cảnh Giới Đen thật khác hẳn với những tối ngồi viết báo cáo ở Dorchester.

Ba tháng sau họ nhẩy dù xuống miền Bắc nước Pháp đề nhập với cánh quân của Omar N. Bradley tiến sâu vào lục địa châu âu. Không khí thắng lợi đã lởn vởn trước mặt và William muốn mình là người lính đầu tiên vào Berlin.

Quân đoàn Một tiến về phía sông Rhine, quyết tâm vượt qua mọi chiếc cầu. Đại úy Kane sáng hôm đó được lệnh là cánh quân của anh phải vượt qua cầu Ludendorff trước để giao chiến với địch đóng trong một khu rừng phía bờ bắc Remagen cách đó chừng một dặm. Khu vực này nằm sâu phía trong sông.

Anh đứng trên đỉnh đồi quan sát binh đoàn thiết giáp số 9 vượt qua cầu, chỉ lo không biết nó sẽ bị nổ tung bất cứ lúc nào.

Viên đại tá đưa sư đoàn của ông ta vào theo.

William cùng một trăm hai mươi người do anh chỉ huy đến tiếp. Phần lớn trong số những người này, cũng như William, bây giờ mới ra trận là lần đầu. ở đây không còn là chuyện tập dượt với quân Scotland và bắn đạn giả nữa, và không còn chuyện tập xong thì cùng ăn nữa. Ở đây, trái lại, là quân Đức, là đạn thật, là chết và sau đó cũng không có ăn nữa.

Vào đến bìa rừng, William và các bạn không thấy có chống cự, thế là họ quyết định vào sâu trong rừng hơn nữa. HỌ từ từ tiến quân, không thấy có chuyện gì và William đã bắt đầu nghĩ rằng binh đoàn số 9 đã giải quyết xong công việc và cánh quân của anh chỉ còn có việc đi theo. Đang nghĩ thế thì một loạt đạn phục kích ào ào bắn ra, có cả đạn súng cối. HỌ bị hoàn toàn bất ngờ. Những người của William phục ngay

xuống đất và tìm cách nấp vào sau các gốc cây. Chỉ trong vài giây đồng hồ anh đã mất quá nửa trung đội.

Trận đánh. nếu như có thể gọi đó là trận đánh, chỉ không đầy một phút, mà anh thì chưa trông thấy mặt mũi một tên Đức nào. William nằm bò xuống đất ướt và anh hoảng hồn trông thấy một đợt quân của Sư đoàn 9 tiếp tục kéo vào rừng. Anh nhẩy từ chỗ nấp ra phía sau một cái cây báo cho họ biết là có phục kích.

Viên đạn đầu tiên trúng vào đầu anh. Anh ngã khuỵu xuống bùn nhưng vẫn giơ tay vẫy hét bảo đồng đội đừng tiến lên nữa. Viên đạn thứ hai trong vào cổ anh, và viên thứ ba vào ngực. Anh nằm lặng trong vũng bùn, chờ chết mà vẫn chưa trông thấy địch, một cái chết không vinh dự mà cũng chẳng anh hùng tí nào.

Rồi sau đó William biết là mình được nằm trên cáng và người ta khiêng đi. Anh không nghe, không thấy gì hết. Anh không biết đó là đêm tối hay chính anh bị mù.

Hình như người ta khiêng anh đi xa lắm. Rồi anh mở được mắt, trông thấy một viên trung tá đi khập khiễng từ trong lều ra. Trông ông ta quen quen, nhưng anh không thể nghĩ ra ai. Những người khiêng cáng đem anh vào trong lều mổ và đặt anh lên bàn. Anh cố không ngủ thiếp đi, vì sợ ngủ có thể chết luôn.

*******

William tỉnh dậy. Anh biết là có hai người đang đỡ mình. HỌ khẽ lật người anh lại và cắm một mũi kim vào người anh. William mơ gặp Kate, rồi mẹ anh, rồi Matthew đang chơi với Richard con anh. Anh ngủ thiếp đi.

*****

Anh lại tỉnh dậy. Anh biết là họ đã chuyển anh sang một chiếc giường khác. Một chút hy vọng mỏng manh thay thế cho ý nghĩ không tránh khỏi chết. Anh nằm bất động, một bên mắt nhìn lên mái lều bạt. Đầu anh không cựa quậy được. Một cô y tá bước đến xem bảng theo dõi bệnh rồi nhìn anh. Anh lại ngủ thiếp.

Anh lại tỉnh dậy. Không biết đã bao lâu rồi? Lại một cô y tá khác. Lần này, anh có thể nhìn được rõ hơn một chút. ôi, mừng quá! Anh đã cựa quậy được cái đầu nhưng đau vô cùng. Anh cố thức được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Anh muốn sống rồi. Rồi anh lại ngủ.

* *

Anh lại tỉnh dậy. Bốn bác sĩ đang chăm chú nhìn anh. HỌ quyết định gì đây? Anh không nghe được họ nói gì nên không thể biết. HỌ lại chuyển anh đi nữa.

Anh có thể thấy họ đặt anh vào một chiếc xe cứu thương. Cánh cửa xe khép lại, tiếng động cơ rì rì rồi chiếc xe bắt đầu lăn trên đường gập ghềnh. Một cô y tá ngồi bên giữ chặt lấy người anh. Hình như xe đi hơn một giờ đồng hồ , nhưng anh không biết thời gian ngắn dài như thế nào nữa. Xe đến một chỗ êm hơn rồi dừng lại. HỌ lại khiêng anh nữa. Lần này họ đi trên chỗ thẳng, rồi lên gác, đưa anh vào một căn

phòng tối. HỌ lại chờ, rồi thấy căn buồng di chuyển, có lẽ là một cái xe khác. Căn buồng đó bay lên. Cô y tá chích cho anh một mũi tiêm nữa. Anh không còn nhớ được gì hết. Cho đến lúc anh cảm thấy như máy bay hạ xuống rồi lăn bánh lên một chỗ nào đó mới đứng lại. HỌ lại di chuyển anh nữa. Lại một xe cứu thương khác, một cô y tá khác, một mùi vị khác, một thành phố khác. New York chăng, hoặc ít nhất đây cũng là nước Mỹ chăng. Chẳng nơi nào trên thế giới có mùi vị như thế cả. Chiếc xe cứu thương đưa anh

đến một nơi khác êm hơn, xe đứng lại rồi đi tiếp, cuối cùng đến một nơi như cố định. HỌ lại khiêng anh một lần nữa, lên cầu thang gác và đưa vào một căn phòng nhỏ chung quanh có tường trắng. HỌ đặt anh vào một chiếc giường êm và dễ chịu hơn. Anh cảm thấy đầu mình đã đặt xuống gối, và đến lúc anh tỉnh lại, anh tưởng như chỉ còn một mình mình. Nhưng rồi anh thấy mắt mình vẫn nhìn được và tưởng như Kate

đang đứng trước mặt anh. Anh định giơ tay sờ vào người chị, định nói, nhưng không thốt được thành lời.

Chị mỉn cười, nhưng anh biết chị không thấy được anh cũng mỉm cười. Anh lại tỉnh. Kate vẫn còn đó nhưng mặc chiếc áo khác. Hay là chị đã đi rồi lại đến nhiều lần? Chị lại cười với anh. Không biết đã bao lâu rồi nhỉ? Anh cố nghiêng đầu đi một. chút, trông thấy Richard con trai anh, nó đã cao lớn và đẹp trai rồi.

Anh muốn nhìn các con gái nhưng không nghiêng được đầu thêm nữa. Chúng đã bước gần đến bên anh để anh nhìn thấy được. Virginia, lẽ nào nó đã lớn bằng này rồi? Và Lucy nữa kia, không thể thế được.

Những năm tháng sao đã trôi đi nhanh thế? Anh ngủ thiếp đi.

*****

Anh lại tỉnh dậy. Không có ai ở đây, nhưng bây giờ anh đã cựa quậy được cái đầu. Người ta đã tháo đi một số băng và bây giờ anh có thể nhìn rõ hơn. Anh định nói điều gì đó, nhưng không nói thành lời được.

Kate chỉ đứng nhìn. Mớ tóc vàng của chị đã dài hơn, trùm xuống vai. Đôi mắt nâu hiền dịu và nụ cười không sao quên được của chị bây giờ thật đẹp, rất đẹp Anh gọi tên chị. Chị cười. Rồi anh lại ngủ thiếp.

* *

Anh lại tỉnh dậy nữa. ít băng quấn hơn trước. Lần này con trai anh nói.

- Chào bố, - Richard nói.

Anh nghe tiếng nói của con và đáp. - "Chào Richard", nhưng không nhận ra tiếng của chính mình.

CÔ y tá đỡ anh ngồi dậy, sẵn sàng chào đón cả gia đình. Anh cảm ơn cô. Một bác sĩ sờ vào vai anh.

- Cái đáng lo nhất đã qua rồi, ông Kane. Ít hôm nữa ông sẽ khỏe và về nhà được.

anh mỉm cười nhìn Kate bước vào phòng, có virginia và Lucy đi theo sau. Anh muốn hỏi mẹ con rất nhiều điều. Bắt đầu từ đâu nhỉ? Trí nhớ của anh có nhiều khoảng trống phải lấp đã. Kate cho anh biết là anh đã gần chết. Anh biết như thế, nhưng không thể ngờ được là từ lúc binh đoàn của anh bị phục kích trong rừng Remagen đến giờ đã hơn một năm trôi qua rồi.

Những năm tháng hôn mê bất tỉnh đã đi đâu cả, những tháng mà sự sống đã mất đi chẳng khác gì như đã chết? Richard bây giờ đã gần mười hai tuổi, đã đang chuẩn bị vào trường Si. Paul rồi. Virginia đã lên chín và Lucy gần lên bẩy. Hình như áo chúng nó mặc đã ngắn hơn trước. Anh lại phải tìm hiểu các con từ đầu

Kate có vẻ như đẹp hơn là William nhớ lại. Chị bảo với William là không bao giờ chị chấp nhận việc anh có thể chết, chị kề cho anh nghe Richard học ở Buckley rất khá và Viginia chừng như Lucy đều rất nhớ bố. Chị nén đau nói với anh rằng những vết sẹo trên mặt và trên ngực rồi sẽ lành. Chị cảm ơn Chúa khi nghe các bác sĩ đảm bảo với chị rằng óc anh không hề gì và mai kia anh sẽ có thể nhìn được như thường. Chị chỉ mong mình có thể làm được gì giúp cho anh phục hồi mau chóng.

Mỗi thành viên trong gia đình đóng một phần vào quá trình phục hồi ấy. Richard giúp bố đi lại cho đến lúc không cần đến nạng nữa. Lucy giúp bố ăn đến lúc nào bố tự ăn được. Virginia đọc sách của Mark Twain cho bố nghe . William không biết là nó đọc vì nó hay vì anh, vì cả hai bố con đều rất thích. Đêm nào William không ngủ được, thì Kate đến ngồi bên cạnh.

Rồi cuối cùng sau lễ Giáng sinh là bệnh viện cho anh được về nhà.

Một khi đã về đến căn nhà ở Đường 68 rồi, William phục hồi càng nhanh chóng. Các bác sĩ dự đoán chỉ trong sáu tháng nữa là anh có thể trở về ngân hàng làm việc. Tuy người có sứt sẹo đấy nhưng rất linh hoạt. Anh được phép tiếp khách đến thăm.

Người đầu tiên đến thăm là Ted Leach. ông ta ngạc nhiên với vẻ bề ngoài khác hẳn của anh. Theo Ted nói lại, William được biết là trong năm qua ngân hàng Lester làm ăn đã khá hơn, và các bạn đồng nghiệp mong chờ anh về với tư cách là chủ tịch của

họ. Tony Simmons đến thăm với những tin tức khiến anh đau buồn. Lan Lloyd và Rupert Cork-smith đều qua đời. Như thế là anh không còn được nghe những lời khuyên của họ nữa. Rồi Thomas Chen có gọi đến nói ông ta rất hài lòng được tin William đã bình phục, đồng thời cũng cho anh biết rằng ông ta đã về hưu nửa vời, chuyển rất nhiều khách hàng sang cho anh con trai của ông là Thaddeus hiện nay đang có văn phòng ở New York. William nhận xét là cả hai bố con cùng mang tên của các thánh tông đồ. Thomas Chen cười và nói ông hy vọng Wilham vẫn sẽ tiếp tục sử dụng đến công ty của ông. William đảm bảo với ông như vậy.

- Nhân đây, tôi có một mẩu tin này mà có lẽ ông cũng cần biết.

William yên lặng nghe ông luật sư già nói và anh bỗng trở nên giận dữ, rất giận dữ.

Tướng Alfred Jodl ký bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện tại Reims ngày 7 tháng 5, 1945 trong khi Abel trở về New York lúc này đang chuẩn bị lễ chiến thắng và kết thúc chiến tranh. Một lần nữa, đường phố lại đầy chặt những người trẻ tuổi mặc quân phục, nhưng lần này vẻ mặt của họ là vui mừng thật sự chứ không phải vui gượng như trước. Abel lấy làm buồn thấy có quá nhiều người cụt chân, cụt tay, mù hoặc sứt sẹo đầy mình. Đối với họ, chiến tranh không bao giờ là kết thúc, dù cho người ta có ký kết những tờ giấy gì đi nữa ở cách xa đây bốn nghìn dặm.

Khi Abel bước vào khách sạn Nam tước trong bộ đồ trung tá thì chẳng ai nhận ra được anh. Ba năm trước đây, lần cuối cùng họ thấy anh trong quần áo bình thường thì vẻ mặt anh lúc đó còn trẻ chứ có đâu sứt sẹo thế này. Khuôn mặt họ trông thấy bây giờ còn già hơn cái tuổi ba mươi chín của anh. Những nét nhăn trên trán chứng tỏ chiến tranh còn để lại dấu vết trên người anh. Anh đi thang máy lên tầng bốn mươi hai là văn phòng của mình, một người bảo vệ cứ khăng khăng là anh lên nhầm tầng.

- George Novak đâu? - Abel hỏi.

- ông ấy ở Chicago, thưa Trung tá, - người bảo vệ đáp

- Gọi ông ấy ra nghe điện thoại, - Abel nói - Tôi sẽ bảo là ai gọi?

- Abel Rosnovski.

Anh bảo vệ vội chạy đi.

Giọng quen thuộc của George lạch cạch trên điện thoại chào mừng khiến Abel cảm thấy trở về nhà thật là dễ chịu. Anh đã mong mãi mới có hôm nay. Anh quyết định đêm đó không ở lại New York và lên máy bay đi ngay tám trăm dặm về Chicago. Anh đem theo báo cáo mới nhất của George để đọc trên máy bay.

Anh xem kỹ từng chi tiết những tiến bộ của Công ty Nam tước trong những năm cuối cùng của chiến tranh, vui mừng thấy George đã làm ăn khá và trong những năm anh đi vắng vẫn giữ được cho công ty ở cái thế vững vàng. Abel không có điều gì phải phàn nàn về sự thận trọng của George trong việc dùng người. Lợi nhuận vẫn cao vì trong chiến tranh nhiều nhân viên làm việc đã đi quân dịch nhưng khách sạn vẫn đông người vì khắp nước người ta đi lại nhiều.

Abel quyết định dùng ngay nhân viên mới nếu không các khách sạn khác sẽ chọn lấy những người tốt nhất mới trở về.

Đến sân bay Midway, cửa vào 11c, anh đã thấy có George đứng sẵn đó chờ anh. George hầu như không thay đồi gì, chỉ có béo hơn một chút, tóc rụng đi một ít thôi. HỌ nói chuyện với nhau đến một giờ về tất cả những chuyện gì đã xảy ra trong ba năm qua mà Abel tưởng như mình chưa hề đi vắng xa. Abel thầm cảm ơn con tàu Mũi Tên Đen đã giới thiệu cho anh một người làm phó chủ tịch công ty như vậy.

Tuy nhiên George thì khổ tâm về chuyện thấy Abel có vẻ như khập khiễng hơn cả hồi đi.

- ông Thọt của ngành khách sạn đó, - anh ta nói đùa. "Bây giờ anh không còn chân mà đứng nữa nhé"

- Chỉ có anh Ba lan mới đùa ngốc thế, - Abel đáp.

George cười và có vẻ ngượng như vừa bị chủ mắng.

- Cảm ơn Chúa là tôi đã có được một anh Ba lan ngốc trông nom cho mọi thứ trong khi tôi đi tìm bọn Đức

Abel không cưỡng lại được chuyện đi quanh một tua xem khách sạn Nam tước Chicago đã rồi mới lên xe về nhà. Trong những năm chiến tranh thiếu thốn, khách sạn không còn giữ được vẻ lộng lẫy như xưa nữa. Anh thấy có nhiều thứ cần được đổi mới. Nhưng thôi, hãy để đấy đã. Ngay lúc này đây, tất cả những gì anh cần là gặp lại vợ con. Bỗng anh như bị choáng.

ở George thì ba năm qua không thay đổi gì mấy nhưng Florentyna thì khác hẳn. CÔ bé bây giờ đã mười một tuổi và đã biến thành một thiếu nữ rất xinh đẹp trong khi đó thì Zaphia, mặc dầu chỉ mới ba mươi tám, trông đã như một bà trung niên béo ụt ịt

xấu xí.

Đầu tiên là Zaphia và Abel không biết phải đối xử với nhau như thế nào và vài tuần sau đó thì Abel hiểu ra là quan hệ giữa hai người với nhau không còn có thể như trước kia được nữa. Zaphia không làm gì để kích thích Abel và cũng chẳng tỏ ra hứng thú gì với những cố gắng của anh. Anh lấy làm buồn thấy vợ không quan tâm. Anh định cho chị ta chú ý đến công việc của anh hơn, nhưng chị không thiết. Chị ta chỉ

hài lòng với việc ở nhà và không muốn dính dáng gì đến Công ty Nam tước. Anh đành cứ để chị như vậy, và không biết mình còn có thể trung thành với vợ được bao lâu nữa. Trông thấy Florentyna anh mừng rỡ bao nhiêu thì thấy Zaphia anh lại lạnh lùng bấy nhiêu. Cùng ngủ với nhau nhưng anh tránh không làm tình với chị. Đôi khi có làm thì anh lại nghĩ đến những người đàn bà khác. Lâu dần, anh kiếm cớ đi vắng khỏi Chicago và để tránh cái nhìn như lặng lẽ trách móc và rầu rĩ của Zaphia.

Anh bắt đầu đi những chuyến xa về các khách sạn khác đem Florentyna đi theo vào những kỳ cô nghỉ hè. Sau khi trở về Mỹ, anh bỏ ra sáu tháng đầu đi thăm các khách sạn của công ty Nam tước như anh đã làm hồi tiếp quản Công ty Rich Mong sau khi

Davis Loroy qua đời. Trong năm, khách sạn nào cũng trở lại được với những tiêu chuẩn anh mong đợi.

Nhưng Abel muốn tiến lên hơn nữa. Anh báo cho Curtis Fenton biết trong một cuộc họp của công ty là tổ nghiên cứu thị trường của anh đã khuyên anh nên cho xây một khách sạn ở Mexico và một nứa ở Brazil, trong khi đó họ vẫn đang tìm những vùng đất mới để xây khách sạn Nam tước.

- Nam tước Mexico City và Nam tước Rio de Janeiro, - Abel nói. Anh thích nghe những cái tên đó vì nó âm vang.

- ông có đủ kinh phí để xây được những cái đó, - Curtis Fenton nói. trong khi ông đi vắng thì tiền đã tích luỹ được nhiều đấy. ông có thể xây Nam tước ở bất cứ nơi nào ông muốn. CÓ Trời mà biết được đến bao giờ thì ông mới thôi không xây nữa, hả ông Rosnovski".

- Một ngày kia, ông Fenton ạ, tôi sẽ xây một Nam tước ở ngay Warsaw, rồi sau đó tôi sẽ thôi, - Abel nói. - Có thể là tôi đã góp phần đánh bại được bọn Đức rồi, nhưng tôi vẫn còn có món nợ phải thanh toán với bọn Nga nữa.

Curtis Fenton cười. (Chỉ mãi đến tối, khi kể lại chuyện cho vợ nghe, ông ta mới hiểu được là Abel Rosnovski đã quyết tâm xây cho được một Nam tước ở Warsaw).

- Còn đối với ngân hàng của Kane thì sao rồi?

Abel bỗng đổi giọng làm Curtis Fenton chột dạ.

ông lo ngại thấy Abel Rosnovski vẫn còn cho là William Kane phải chịu trách nhiệm về cái chết quá sớm của Davis Loroy. ông mở hồ sơ đặc biệt ra xem lại ông đọc:

- Lester, Kane và công ty có chứng khoán chia ra cho mười bốn thành viên của gia đình Lester cùng với sáu người làm việc trước kia và hiện nay, trong khi đó bản thân ông Kane là cổ đông lớn nhất với tám phần trăm của quỹ ủy thác gia đình.

- CÓ người nào của gia đình Lester muốn bán cổ phiếu không? Abel hỏi.

- Nếu chúng ta trả giá cao thì mua được. CÔ Susan Lester, con gái của Chales Lester trước đây, đã cho chúng tôi biết là cô có thể xét đến bỏ phần chứng khoán của cô, và ông Peter Parfitt, một cựu phó chủ tịch của Lester, cũng tỏ ra quan tâm đến việc chúng ta muốn mua lại.

- HỌ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Susan Lester có sáu phần trăm. Peter Parfitt chỉ có hai phần trăm.

HỌ muốn bao nhiêu?

Curtis Fenton lại nhìn vào hồ sơ trong khi Abel cũng liếc nhìn vào báo cáo hàng năm mới nhất của Lester. Anh dừng lại ở Điều thứ bảy.

- CÔ Susan muốn hai triệu đô la cho chỗ sáu phần trăm của cô, còn ông Parfitt đòi một triệu đô la cho chỗ hai phần trăm.

- ông Parfitt tham quá đấy, Abel nói. "Vậy chúng ta chờ cho đến khi nào ông ta thật đói. ông hãy mua ngay chứng khoán của cô Susan Lester mà không cần nói ông đại diện cho ai, còn khi nào ông Parfitt thay đổi ý kiến thì ông báo cho biết".

Curtis Fenton lên tiếng ho.

- ông có thấy phiền điều gì không, ông Fenton. - Abel hỏi.

Curtis Fenton ngập ngừng. "Không, không có gì, - ông dè dặt đáp.

- Thế thì tốt, vì tôi sẽ để cho một người nhận tài khoản đó, một người chắc là ông biết rồi, Henry Osbome.

- Nghị sĩ Osborne ấy ư - Curtis Fenton hỏi.

- Phải, ông có quen ông ta không ?

- Tôi chỉ biết tiếng - Fenton nói với một giọng như không thích lắm va ông cúi đầu xuống.

Abel không để ý Anh biết tiếng Henry đã đành, nhưng anh còn biết ông ta có khả năng vượt qua những bọn quan liêu trung gian và có được những quyết định chính trị nhanh chóng, do đó Abel xét có thể mạo hiểm với ông ta được. Ngoài ra, hai người đều có mối căm thù chung đối với ông Kane.

- Tôi cũng mời ông Osborue làm giám đốc của Công ty Nam tước đặc trách về tài khoản Kane. Điều này phải được coi là hết sức mật, vậy xin ông giữ kín cho.

- Vâng, tuỳ ông, - Fenton buồn bã nói. ông nghĩ bụng không biết mình có nên nói ra điều hoài nghi của mình cho Abel Rosnovski biết không.

- Giải quyết xong với cô Susan Lester thì ông cho tôi biết ngay nhé.

Vâng, thưa ông Rosnovski, - Curtis Fenton đáp nhưng không ngửng đầu lên.

Abel quay về khách sạn Nam tước ăn trưa. Henry Osborne đang ở đó đợi anh.

Ngài nghị sĩ, - Abel lên tiếng chào ông ta trong nhà sảnh.

Nam tước, - Henry đáp lại, rồi hai người khoác tay nhau đi vào nhà ăn, ngồi ở một chiếc bàn trong góc. Abel mắng thậm tệ một anh phục vụ vì áo anh ta để thiếu một khuy

Vợ ông khỏe không, Abel?

Khỏe lắm, còn vợ ông, Henry.

- Rất cừ, - Cả hai người cùng nói dối.

- CÓ tin gì hay không?

- CÓ đấy Cái miếng đất ở Atlanta mà ông cần đã được trông coi cẩn thận, - Henry nói bằng một giọng kín đáo. "Giấy tờ cần thiết trong vài ngày nữa xong.

ông có thể bắt đầu xây Nam tước Atlanta vào khoảng đầu tháng."

- Chúng ta không làm cái gì bất hợp pháp đấy chứ?

- Không có gì để những người cạnh tranh với ông có thể mó đến được, điều đó tôi đảm bảo, Abel. - Henry Osborue cười.

Thế thì tốt, Henry. Tôi không muốn rắc rối với pháp luật.

- Không, không, - Henry nói. "Chỉ có ông với tôi biết về chuyện này thôi".

- Tốt, - Abel nói. "Trong những năm qua ông đã giúp tôi được nhiều lắm, Henry, và tôi có chút quà này cho ông về những cái ông đã làm. ông có muốn trở thành một trong những giám đốc của Công ty Nam tước không?

- vậy thì vinh dự cho tôi lắm, Abel.

- ông đừng nói thế. ông đã giúp cho tôi có được biết bao nhiêu giấy phép xây dựng, quý hoá biết chừng nào. Tôi thì tôi chẳng bao giờ có thời gian đi giao thiệp với những nhà chính trị và đám quan liêu cả Thế mà họ thì họ lại cứ muốn giao thiệp với những

người tốt nghiệp Hazward kia, mà ngược lại đám này lại rất coi thường họ chứ.

- ông đối với tôi thế là rộng rãi lắm, Abel.

- Chẳng qua là đáp nghĩa đối với ông thôi. Bây giờ thì tôi muốn ông làm việc này lớn hơn mà lại thiết thân đến chúng ta nữa, nhưng phải rất bí mật mới được Việc này không tốn thì giờ của ông lắm nhưng lại giúp cho chúng ta có thể trả thù được cái ông bạn chung của chúng ta ở Boston ấy, ông William Kane.

Người quản lý nhà ăn đưa đến hai đĩa bít-tết thịt bò thật ngon. Henry chăm chú nghe Abel trình bày kế hoạch của anh ta về William Kane.

****

Mấy ngày sau, vào mùng 8 tháng 5, 1946, Abel đi New York để dự lễ kỷ niệm chiến thắng. Anh tổ chức một bữa tiệc cho hơn một nghìn cựu binh Ba lan ở khách sạn Nam tước, mời tướng Kasimierz Sosnkowski là tổng chỉ huy các lực lượng Ba lan ở Pháp sau năm 1943, làm khách tham dự. Abel đã chờ đợi sự kiện này từ mấy tuần trước, và anh đem theo Florentyna về New York, Zaphia ở lại Chicago.

Đêm liên hoan, phòng tiệc của khách sạn Nam tước New York được trang hoàng lộng lẫy, tất cả 120 bàn tiệc đều cờ sao vạch của Mỹ và cờ trắng đỏ của Ba lan. Chung quanh tường đều có ảnh của các tướng lĩnh Eisenhower, Patton, Bradley, Clark, Paderewski và Sikorsky. Abel ngồi ở giữa bàn đầu, viên tướng ngồi phía bên phải anh và Florentyna, bên trái.

Tướng Sosnkowski đứng lên phát biểu và tuyên bố Trung tá Rosnovski đã được bầu làm chủ tịch suốt đời của Hội cựu binh Ba Lan vì những hy sinh to lớn của ông cho sự nghiệp chung Ba lan - Mỹ, nhất là việc ông đã dành khách sạn Nam tước New York cho quân đội suốt thời kỳ chiến tranh. Một người ở cuối phòng, có lẽ uống nhiều rượu đã hơi say, lên tiếng hét to:

- Chúng ta sống sót được với bọn Đức thì cũng sống sót được với bữa tiệc này của Abel.

Hàng nghìn cựu binh cùng cười lên vui vẻ, chúc Abel bằng rượu vốt ka của Danzig. Rồi họ yên lặng nghe viên tướng nói về tình cảnh Ba lan sau chiến tranh vẫn còn bị nước ngoài xâm chiếm, kêu gọi mọi người hãy tiếp tục đấu tranh để giành lại chủ quyền cho quê hương đất nước. Abel tin rằng một ngày kia Ba lan sẽ được tự do và anh sẽ còn sống để được thấy tòa lâu đài trả về cho anh. Tuy nhiên, anh vẫn còn nghi ngại, không biết rồi có thực hiện được ý nguyện đó không

Viên tướng tiếp tục nhắc nhở mọi người rằng những người Mỹ gốc Ba lan, nếu tính theo đầu người, còn hy sinh nhiều nhân mạng và tiền của hơn bất cứ nhóm ngoại kiều nào khác ở Mỹ. "Thử hỏi có bao nhiêu người Mỹ tin rằng Ba lan đã mất sáu triệu

người .trong khi đó Tiệp Khắc chỉ mất có mười vạn?

Một số người bảo là chúng ta ngốc không chịu đầu hàng ngay khi biết là thế nào mình cũng bị đánh bại.

Một dân tộc đã biết dùng ky binh để chống lại xe tăng của bọn Quốc xã thì sao có thể bị đánh bại được? Các bạn thấy đó, rõ ràng là bây giờ chúng ta không bị bại".

Abel lấy làm buồn thấy rằng phần lớn người Mỹ vẫn còn cười khi họ nghe nói đến cố gắng chiến tranh của Ba lan, nhất là khi nghe nói đến anh hùng chiến đấu của Ba lan. Viên tướng kia lại thuật lại cho cử tọa nghe về câu chuyện Abel dẫn một đoàn người đi cứu đồng ngũ bị chết và bị thương trong trận Remagen. Viên tướng nói xong và ngồi xuống rồi, các cựu binh đều đứng dậy hoan hô hai người mãi.

Florentyna rất lấy làm tự hào về cha mình.

Abel rất ngạc nhiên thấy sáng hôm sau báo chí đều đăng lại chuyện đó. Trước nay, những thành tích của Ba lan ít khi được tưa lên báo chí xuất hiện trong tờ báo riêng của họ thôi. Anh nghĩ bụng giá như mình không phải là Nam tước Chicago thì báo chí cũng chẳng nhắc đến chuyện này làm gì đâu. Tự nhiên Abel được hưởng cái vinh dự như một anh hùng Mỹ chưa được ca tụng, và suốt ngày hôm đó anh phải đứng cho người ta chụp ảnh và phỏng vấn.

Đến tối thì Abel mới cảm thấy thất vọng. Viên tướng đã lên máy bay đi Los Angeles làm việc khác, Florentyna trở về trường ở La ke Forest, George ở Chicago, còn Henry Osborne đã đi Washington. Khách sạn Nam tước New York bỗng trở nên quá rộng và trống vắng đối với Abel. Tuy nhiên, anh không có ý muốn trở về Chicago với Zaphia.

Anh quyết định ăn sớm ở dưới nhà rồi xem lại một loạt những báo cáo hàng tuần của các khách sạn khác trong công ty, sau đó lên căn phòng ở gác thượng, cạnh phòng làm việc. Anh ít khi ăn một mình trong phòng riêng, trái lại muốn được ăn ở phòng ăn chung của khách sạn để tiện quan sát các hoạt động. Càng có thêm nhiều khách sạn mới, anh càng lo sợ mất đi mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên ở dưới.

Abel đi thang máy xuống nhà, dừng lại ở quầy tiếp tân hỏi xem tối nay có bao nhiêu người thuê phòng, nhưng anh chợt nhìn thấy một người đàn bà khá đẹp đang đứng đó ghi tên. Anh tin chắc là mình có quen biết người đàn bà này, nhưng ở chỗ anh đứng khó nhận ra được. Khoảng ngoài ba mươi, anh nghĩ bụng.

Viết xong, cô ta quay ra nhìn anh.

- Abel, - cô ta nói. "Gặp anh tuyệt quá".

- Trời đất ơi, Melaniel Tôi không nhận được ra cô nữa.

Còn anh thì ai cũng nhận ra được, Abel.

- Tôi không biết là cô đang ở New York.

Chỉ qua một đêm thôi. Tôi ở đây có việc cho tờ báo.

- CÔ là nhà báo à? - Abel hỏi có vẻ không tin.

- Không, tôi là cố vấn kinh tế cho một số tờ báo có trụ sở ở Dallas. Tôi đến đây nghiên cứu về thị trường.

Hay đấy nhỉ.

- Không hay lắm đâu, - Melanie nói, nhưng có việc làm cho đỡ hư thôi.

- CÔ có thì giờ ăn tối với tôi được không?

- Ý kiến hay đấy, Abel. Nhưng tôi cần đi tắm thay quần áo cái đã, anh chờ được chứ.

- Tất nhiên, tôi chờ được. Hẹn gặp cô ở nhà ăn chính nhé. CÔ đến chỗ bàn tôi, khoảng một tiếng đồng hồ thôi.

CÔ mỉm cười rồi đi theo chú nhỏ ra thang máy. Abel ngửi thấy mùi nước hoa lúc cô bước qua. Abel vào nhà ăn xem bàn của anh có hoa tươi không, rồi vào bếp chọn thức ăn sẽ gọi cho Melanie.

Cuối cùng không còn gì để làm nữa, anh ngồi vào đó chờ. Anh luôn luôn liếc nhìn đồng hồ rồi lại nhìn ra cửa nhà ăn xem Melanie có đến không. CÔ ta sửa soạn đến hơn một tiếng mới xong, nhưng cũng bõ cho anh chờ. Lúc cô ta xuất hiện ở cửa vào trong tấm áo dài bó sát người và long lanh dưới ánh đèn nhà ăn, trông cô thật đẹp và lịch sự. Người phụ trách nhà ăn vội đưa cô đến bàn Abel ngồi. Anh đứng dậy đón, trong khi một người hầu bàn mở chai rượu Krug và rót ra hai cốc.

- Hoan nghênh cô, Melanie. - Abel rót và nâng cốc.

"Rất mừng gặp lại cô ở Nam tước".

- Rất mừng được gặp lại Nam tước, - cô nói, "nhất là trong ngày kỷ niệm chiến thắng".

- CÔ nói thế là sao? - Abel hỏi.

- Tôi đọc báo thấy nói về bữa tiệc lớn của anh, lại được biết anh mạo hiểm cứu những đồng đội bị thương ở Remagen. Chuyện hấp dẫn lắm. Hóa ra anh là một chiến sĩ vô danh nhưng nổi tiếng.

- HỌ nói quá lên đó thôi, - Abel nói.

- Tôi chưa hề thấy anh khiêm tốn bao giờ, Abel, vì vậy tôi tin rằng những điều họ thuật lại là đúng.

Anh rót cho cô ta cốc sâm banh thứ hai.

- Sự thật là trước nay tôi chỉ sợ có cô thôi, Melanie.

Nam tước mà còn biết sợ ai nữa? Tôi không tin.

- Đúng đấy, tôi không phải một anh chàng quý tộc ở miền Nam, như cô đã có lần nhận xét như thế rồi đấy

- Anh luôn luôn nhắc đến những chuyện cũ. - CÔ mỉm cười rồi hỏi đùa: "Thế anh có lấy cô gái Ba lan xinh đẹp không

- CÓ tôi có lấy

- CÓ hạnh phúc không? .

- Không hay lắm. CÔ ta bây giờ béo tròn, đã bốn mươi rồi, và chẳng còn hấp dẫn gì đối với tôi nữa.

- Rồi sau đó anh sẽ bảo là cô ta không hiểu được anh chứ gì, - Melanie nói, giọng cô có vẻ thích thú vừa nghe Abel nói.

- Thế cô có kiếm được chồng cho mình không? - Abel hỏi.

- Ồ có chứ, - Melanie đáp. "Tôi lấy một anh chàng thực sự quý tộc ở miền Nam, với đủ những tiêu chuẩn của nó".

- Thế thì rất mừng cho cô, - Abel nói.

- Năm ngoái tôi ly dị anh ta rồi, với một khoản tiền lớn

- Ồ tiếc quá nhỉ, - Abel nói, nhưng trong bụng lại thích. "Cô uống thêm sâm banh nữa chứ

Anh có định tìm cách quyến rũ tôi không đấy, Abel?

- Chờ cô ăn xong đã chứ, Melanie. Mặc dầu thế hệ đầu tiên của những người Ba lan nhập cư có một số tiêu chuẩn đấy, nhưng tôi phải thừa nhận nếu có quyến rũ thì bây giờ là đến lượt tôi.

Vậy tôi phải cảnh cáo anh trước, Abel, là từ khi ly dị chồng tới giờ tôi chưa ngủ với một người đàn ông nào khác. Chả thiếu gì đâu, nhưng không có ai ra hồn cả Sờ soạng thì nhiều đấy, nhưng yêu thì quá ít.

HỌ ăn cá hun khói, kem trứng và phó mát Rothshild. HỌ kể lại cho nhau nghe về đời mình từ cuộc gặp lần trước đến nay.

- Lên tầng thượng uống cà-phê chứ. Melanie?

- Sau một bữa ăn thịnh soạn thế này, còn có cách chọn lựa nào khác nữa đâu? - CÔ ta nói.

Abel cười và khoác tay cô ra khỏi nhà ăn rồi vào thang máy. CÔ ta hơi loạng choạng với đôi giày gót cao khi bước vào thang máy. Abel bấm vào nút số 42.

Melanie nhìn những con số chạy, mỗi khi qua một tầng. "Tại sao không có tầng mười bẩy" cô ngây thơ hỏi. Abel không biết trả lời thế nào.

Lần trước tôi uống cà phê trong phòng anh... - Melame định nói nữa.

Thôi đừng nhắc lại, - Abel nói, sợ cô ta nhắc đến chuyện đau thương cũ. HỌ bước ra ngoài thang máy vào tầng 42 và chú nhỏ chạy đến mở cửa phòng.

Trời ơi - Melani nhìn căn phòng thốt lên. abel, phải nói là anh đã học được cách sống của một đại triệu phú rồi đấy. Tôi chưa từng thấy những gì quá đáng đến như thế này".

Abel đang sắp giơ tay ra ôm lấy cô thì có tiếng gõ cửa. Một nhân viên phục vụ trẻ đưa cà phê với một chai Remy Martin đến.

- Cám ơn chú, Mike, - Abel nói. "Tối nay chỉ có thế thôi là hết".

- Thế là hết ư? - Melanie cười nói.

Chú phục vụ nghe thấy thế đỏ mặt, nhưng vì chú là da đen nên không rõ. Chú nhanh chóng bước ra ngoài.

Abel rótc cà phê và rượu brandy. CÔ ta từ từ nhấp rượu, ngồi bắt tréo hai chân. Abel cũng muốn ngồi bắt tréo hai chân nhưng anh chưa biết xoay thế nào. Lúng

túng một lát, anh nằm ngay xuống bên cạnh cô. CÔ ta xoa tóc anh. Anh đưa tay lần lần lên đùi cô. HỌ bắt đầu hôn nhau thì Melanie đưa chân hất chiếc giầy của cô bắn ra, vô ý thế nào làm đổ luôn cả cà phê lên tấm thảm Ba Tư.

- ôi thôi chết? - cô nói. "Làm hỏng cái thảm đẹp của anh rồi".

- Mặc kệ nó đấy. - Abel nói và kéo cô lại gần mình, đưa tay mở khóa kéo sau áo. Melanie cung cởi khuy áo sơ-mi của anh. Abel vừa hôn vừa định cởi áo nhưng vướng khuy ở tay áo, anh đành tập trung vào cởi áo cho cô ta trước. Thân hình của cô chưa hề mất đi chút nào cái đẹp của nó và vẫn đúng như anh hình dung, chỉ có khác là bây giờ đầy đặn hơn. BỘ ngực căng phồng và đôi chân dài thon thả. Anh chịu không cởi được khuy tay áo nữa, đành buông cô để cởi cho xong, và anh biết rằng thân thể của mình chẳng ra thế nào so với cô ta thật đẹp. Anh chợt nghĩ đến tất cả những gì anh đã được học về phụ nữ thường bị hút vào những người đàn ông có quyền lực thì bây giờ anh thấy đúng là như vậy. CÔ ta không nhăn nhó như đã có lần trông thấy anh trước đây. Anh từ từ vuốt ve ngực cô và thân hình cô. Chiếc thảm Ba tư xem ra còn tiện hơn cả giường nữa. CÔ ta cũng vừa hôn anh vừa cởi hết những gì còn lại trên người.

Nghe tiếng cô ta rên rỉ, anh chợt hiểu ra đã lâu lắm mình không có được cảm giác đê mê như vậy.

Nhưng bây giờ cảm giác ấy trôi qua cũng rất nhanh. Cả hai người chẳng ai nói gì, họ nằm thở dốc một lúc lâu

Bỗng Abel cười khẩy.

anh cười gì thế - Melanie hỏi.

- Không - Abel nói - Anh nhớ đến đoạn trong cuốn sách của bác sĩ Johnson mô tả cái tư thế quái gở của con người ta và cái sung sướng chỉ có trong chốc lát.

Abel nằm lại và Melanie gối đầu lên vai anh. Abel lấy làm lạ thấy mình không còn thèm muốn gì cô ta nữa. Anh đang nghĩ xem tìm cách gì để cho cô đi khỏi đây mà không tỏ ra thô bạo, thì cô bỗng nói. "Em không ở lại đây cả đêm được đâu, Abel. Em có cuộc hẹn sáng sớm mai nên phải đi ngủ một lúc. Em không muốn để người ta tưởng cả đêm em nằm trên cái thảm Ba tư này của anh".

- Em phải đi à? - Abel nói, ra vẻ thất vọng nhưng thực tình không thất vọng lắm.

- Em rất tiếc, anh ạ. - CÔ đứng dậy vào buồng tắm.

Abel nhìn cô mặc áo và kéo giúp cho cô chiếc khóa kéo trên áo. Anh thấy cô mặc quần áo và có vẻ nhanh chóng và dễ dàng hơn lúc vội vã cởi ra. Anh hôn lên bàn tay chào cô.

- Anh hy vọng chúng ta sẽ lại sớm gặp nhau, - anh nói dối.

- Em cũng hy vọng thế. - CÔ ta nói, và cô cũng biết rằng anh ta không nói thật.

Anh khép cửa lại rồi bước đến điện thoại ở bên giường

- CÔ Melanie Leroy ở phòng nào thế - Anh hỏi.

ở dưới nhà chưa trả lời ngay được. Anh nghe rõ cả tiếng giở sổ đăng ký.

Abel sốt ruột gõ ngón tay lên bàn.

- Không có ai đăng ký tên đó, thưa ông, - dưới nhà trả lời. ở đây chỉ có bà Malanie Seaton từ Dallas, Texas đến lúc chiều và sáng mai sẽ đi luôn".

Đúng bà đó đấy, - Abel nói. "Hóa đơn của bà ta tính vào tôi nhé".

- Thưa vâng.

Abel bỏ máy xuống, đi tắm nước lạnh một lúc lâu trước khi đi ngủ. Anh cảm thấy thoải mái, bước đến bên lò sưởi, rồi lên giường, tắt ngọn đèn đã chứng kiến hành động gian dâm đầu tiên của anh và để ý thấy vết loang cà phê trên thảm lúc này đã khô rồi.

Anh vừa giơ tay tắt đèn vừa nói to, "Con đĩ ngu ngốc".

Sau cái đêm đó, Abel còn thấy rất nhiều vết loang cà phê trên chiếc thảm Ba tư vào những tháng tiếp theo, vết do những cô phục vụ ngoan ngoãn gây ra, vết do những người khách không mất tiền gây ra, vì anh với Zaphia mỗi lúc một xa nhau hơn. Điều Abel không tính trước được là vợ anh đã thuê thám tử điều tra về anh và sau đó kiện đòi ly dị. Ly dị là chuyện hầu như không có trong cộng đồng những bạn bè Ba lan, phần lớn chỉ là cách ly hoặc lặng lẽ bỏ nhau. Abel cố thuyết phục Zaphia đừng làm thế, vì như vậy sẽ có

ảnh hương đến chỗ đứng của anh trong cộng đồng người Ba lan, không những thế sẽ còn ngăn cản những hoạt động chính trị xã hội của anh sau này.

Nhưng Zaphia nhất quyết ly dị, dù muốn đi đến đâu thì đi. Abel ngạc nhiên, không ngờ cái người đàn bà rất giản dị trong bước đường thắng lợi của anh mà lại hóa ra, như George nói, một con qủy trong cuộc trả thù của cô ta như vậy.

Lúc Abel hỏi luật gia của anh xem đối phó thế nào, mới biết trong năm qua đã có không biết bao nhiêu cô phục vụ và những khách trọ không mất tiền đến đây với anh rồi. Anh đành chịu thua kiện, và điều duy nhất anh còn đấu tranh được là giữ lấy Florentyna lúc này đã mười ba tuổi và là niềm yêu thực sự của đời anh. Zaphia, sau một hồi gay go, chấp nhận số tiền bồi thường 500.000 đô la cộng với ngôi nhà ở Chicago và quyền được gặp Florentyna vào ngày cuối tuần của mỗi tháng.

Abel chuyển trụ sở và nhà riêng xuống New York. George gọi anh là "Nam nước Chicago lưu vong, vì anh đi khắp nơi trên đất Mỹ xây khách sạn mới và chỉ khi nào cần gặp Curtis Fenton anh mới trở về Chicago mà thôi.

Bức thư để mở nằm trên bàn trong phòng khách, bên chiếc ghế William đang ngồi. Anh mặc áo ngủ và đã đọc bức thư ấy đến lần thứ ba, cố hình dung xem tại sao Abel Rosnovski lại muốn mua nhiều cổ phiếu của ngân hàng Lester như vậy, và tại sao ông ta lại cử Henry Osbome làm giám đốc của công ty Nam tước. William cảm thấy có

lẽ không nên cứ đoán mò nữa. Anh nhấc điện thoại lên.

Cái ông Chen mới này thật là giống bố. Khi anh ta đến căn nhà phía Đông đường 68 thì không cần phải tự giới thiệu nữa. Tóc anh ta bắt đầu chớm bạc ở đúng chỗ như bố anh ta trước kia, thân người tròn trặn trong một bộ quần áo cũng như của bố nữa.

CÓ lẽ cùng là bộ quần áo ấy chưa biết chừng. Wilham chăm chăm nhìn anh ta, cảm thấy anh không chỉ có giống bố mà thôi.

ông không nhớ tôi đâu, ông William- nhà luật gia nói.

Trời ơi - William thốt lên. cuộc tranh luận lớn ở trường Harvard. Năm một ngàn chín trăm hai mươi ... ?

- Hai mươi tám. ông thắng cuộc tranh luận đó và hy sinh vai trò hội viên Porcell của ông.

William bật cười. "Có lẽ chúng ta ở cùng một tổ thì hơn vì cái nhãn hiệu xã hội chủ nghĩa của ông sẽ cho phép ông hành động Như một nhà tư bản không có gì đáng phải xấu hổ".

Anh đứng dậy bắt tay Thaddeus Cohen. Hai người tưởng như mình hãy còn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp.

William mỉm cười. "Hồi ở Câu lạc bộ Porcell, ông đã không được uống gì. Bây giờ thì sao?".

Thaddeus Cohen lắc đầu. "Tôi không uống gì", và nháy mắt một cái khiến William rất nhớ lại hồi đó.

Tôi e rằng bây giờ tôi cũng đã trở thành một nhà tư bản chính hiệu rồi".

Anh ta có cái đầu giống hệt như bố. RÕ ràng anh ta đã được thông báo đầy đủ hồ sơ về Rosnovski - Osborne và bây giờ sẵn sàng gặp William. William đã giải thích lại sự việc đúng như anh ta yêu cầu.

Như trước kia, họ có báo cáo trước mắt và báo cáo ba tháng một lần. Nội dung hết sức bí mật, nhưng tôi muốn ông tìm ra bất cứ gì, - Wllliam nói. tại sao Abel Rosnovski lại mua chứng khoán Lester? Liệu ông ta còn cảm thấy tôi là người chịu trách nhiệm về cái chết của Davis Leroy không? Liệu ông ta còn tiếp tục đấu tranh với Kane và Cabot mặc dầu bây giờ nó đã nhập vào với Lester không? Trong tất cả những chuyện này, vai trò của Henry Osborne là gì? Liệu một cuộc gặp giữa tôi và Rosnovski có giải quyết gì không, nhất là nếu tôi nói ngân hàng, chứ không phải tôi đã từ chối không chịu ủng hộ Công ty Richmond"?.

Ngòi bút của Thaddeus Cohen chạy lẹt xẹt trên giấy đúng như trước kia bố anh đã làm.

Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời càng nhanh càng tốt đề tôi có thể quyết định xem có phải thông báo cho ban giám đốc của tôi không.

Thaddeus Cohen mỉm cười dè dặt, một cái cười giống như của bố anh trước kia, và đóng cặp lại. "Tôi rất tiếc là ông đang dưỡng bệnh mà phải bận tâm như thế này. Tôi sẽ tìm hiểu ngay những sự việc này rồi trở lại với ông". Ra cửa, anh ta dừng lại một chút. "Tôi rất khâm phục điều ông đã làm ở Remagen".

Mấy tháng sau đó, William đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe, những vết sẹo trên mặt và trên ngực hầu như đã mất hẳn. Đêm đêm, Kate cùng thức với anh cho đến lúc nào anh buồn ngủ. Chị thầm nói, tạ ơn Chúa, anh không sao cả" .dần dần anh không còn nhức đầu ghê gớm và mất ngủ nữa, cánh tay phải đã trở lại bình thường. Kate nhất đinh chưa cho anh trở lại làm việc nếu chưa đi nghỉ ít lâu ở vùng biển Tây

Đại tây dương. Trên biển, William nghỉ với Kate còn nhiều hơn thời gian trước đây họ cùng ở Lon don. Kate lấy làm mừng là trên tàu không có ngân hàng cho William hoạt động, mặc dầu chị vẫn lo là nếu hai vợ chồng còn ở trên tàu thêm một tuần nữa thì chắc thế nào William cũng tìm cách mua lại con tàu này cho Lester và tổ chức lại hoàn toàn bộ máy với chương trình hoạt động của nó, biến nó thành một đường hàng hải khác. Trở về đến New York, anh đã là một con người cháy nắng và đứng ngồi không yên, do đó Kate không thể ngăn anh trở lại ngân hàng được.

William đã lại lao vào những vấn đề của ngân hàng Lester. BỘ máy bây giờ là một loạt những người mới, được chiến tranh rèn luyện, hoạt động nhanh nhẹn và có hiệu quả, quản lý những ngân hàng hiện đại của Mỹ. Tổng thống Truman giành thắng lợi bất ngờ một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng sau khi tờ Diễn đàn Chicago đã đưa lên những dòng tít rất lớn là Thomas E. Dewey thắng cử. William biết rất ít về vị cựu

thượng sĩ nhỏ bé của bang Missouri kia, anh chỉ đọc báo và biết rằng đó là một đảng viên Cộng hòa rất trung thành, tin chắc đảng của ông sẽ tìm được người xứng đáng đưa họ lên trong cuộc vận động bầu cử năm 1952.

Báo cáo đầu tiên của Thaddeus Cohen cho biết Abel Rosnovski vẫn còn tìm cách mua chứng khoán của Lester. Anh ta đã tìm gặp tất cả những người được hưởng di chúc của Charles Lester nhưng chỉ có một người nhận lời. Susan Lester thì từ chối không chịu gặp luật sư của William, vì vậy anh ta không làm sao biết được nguyên nhân việc cô ta bán đi sáu phần trăm cổ đông của mình. Anh chỉ đoán chắc là cô ta không có lý do tài chính nào để làm như vậy.

Tài liệu báo cáo của Cohen rất hoàn chỉnh.

Hình như Henry Osborne được chỉ định làm giám đốc Công ty Nam tước tháng 5-1946 với trách nhiệm đặc biệt về tài khoản trong ngân hàng Lester. Quan trọng hơn nữa là Abel Rosnovski đã đảm bảo cho chứng khoán của Susan Lester chỉ có về tay ông ta

hoặc Osbome mà thôi. Hiện nay Rosnovski làm chủ sáu phần trăm ngân hàng Lester và có vẻ sẵn sàng trả ít nhất 750.000 đô la nữa để mua số hai phần trăm của Peter Parfit. William biết rất rõ là một khi đã chiếm được 8 phần trăm rồi thì Rosnovski có thể làm gì. William còn thấy lo là tỷ lệ lãi suất của Lester không thuận lợi bằng Công ty Nam tước bây giờ đã đang cạnh tranh với những đối thủ như Hilton và Sheraton William nghĩ không biết có nên thông báo cho ban giám đốc về những đlều anh mới được biết này không, và còn nghĩ không biết có nên trực tiếp nói chuyện với Abel Rosnovski không. Mất mấy đêm không ngủ, anh quay sang hỏi ý kiến Kate.

- Anh đừng làm gì hết, - Kate nói. "Để xem có đúng những ý đồ của ông ta là như vậy không đã chứ. CÓ khi lại là cơn bão trong tách nước trà đó thôi".

- Với Henry Osborne làm tay sai thì có thể biết chắc là cơn bão còn ra ngoài cả tách trà nữa. Anh không thể cứ ngồi đó mà chờ tìm hiểu xem âm mưu của họ đối với mình là thế nào.

- ông ta có thể thay đổi chứ, William. Chuyện giao dịch cá nhân với ông ta đến nay cũng đã hơn hai chục năm rồi còn gì.

Kate không nói gì thêm, nhưng William đành cứ cho là như vậy. Anh không làm gì khác, chỉ chờ báo cáo hàng quý của Chen, và mong rằng linh cảm của Kate là đúng.

Công ty nam tước kiếm được rất nhiều lợi nhuận trong tình hình kinh tế bùng nổ sau chiến tranh ở Mỹ. Từ những năm hai mươi đến giờ, chưa có khi nào kiếm tiền được nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Vào những năm đầu của thập kỷ năm mươi, người ta bắt đầu tin rằng lần này thì sẽ bền lâu hơn. Nhưng Abel không bằng lòng với những thành công của mình chỉ về mặt tài chính mà thôi. Bây giờ nhiều tuổi hơn, anh bắt đầu lo nghĩ đến số phận của Ba lan trong thế giới sau chiến tranh.

Anh cảm thấy thành công nói trên không cho phép mình là kẻ đứng ngoài cách xa những bốn ngàn dặm như vậy được. Anh còn nhớ Pawel Za]eski, ông lãnh sự Ba lan ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã nói với anh rằng có lẽ đến đời anh thì nước Ba lan sẽ lại đứng lên được.

Abel làm bất cứ gì để có thể tác động và thuyết phục Quốc hội Mỹ có thái độ cứng rắn hơn trước việc người Nga kiểm soát những vệ tinh Dông âu của họ.

Cứ thấy mỗi chính phủ cộng sản liên tiếp ra đời ở đây, Abel lại cho rằng mình hy sinh vô ích. Anh bắt đầu vận động các chính khách ở Washington, nói với các nhà báo và tổ chức tiệc tùng cho những người Mỹ gốc Ba lan, cho đến khi bản thân sự nghiệp của Ba lan cùng đồng nghĩa với "Nam tước Chicago

Tiến sĩ Teodor Szymanowski, trước kia là giáo sư ở trường đại học Cracow, viết một bài xã luận trên báo Tự do về cuộc đấu tranh của Abel để được thừa nhận", Abel lập tức tìm đến ông ta ngay. Giáo sư bây giờ đã già lắm rồi. Anh không ngờ ông gầy gò ốm yếu đến như vậy, chỉ có ý kiến của ông là rất mạnh mẽ.

ông nhiệt tình đón tiếp Abel, róc rượu vốt-ka Danzig mời anh uống, mà không cần hỏi anh có thích hay không.

Nam tước Rosnovski này, - ông nói và đưa cốc rượu cho anh. - Từ lâu tôi đã khâm phục anh và cái cách anh đang làm cho sự nghiệp của chúng ta. Mặc dầu chưa có kết quả gì lắm, nhưng xem ra tình hình thì hình như anh không mất lòng tin bao giờ.

- Tôi mất sao được? Xưa nay tôi vẫn tin là bất cứ gì cũng có thể có được ở Mỹ.

- Nhưng Nam tước này, tôi e rằng những người hiện nay anh đang tìm cách tác động lại cũng chính là những người đã để cho xảy ra chuyện đó. HỌ sẽ chẳng bao giờ làm gì tích cực cho nhân dân ta được tự do đâu.

- Tôi không hiểu ý giáo sư muốn nói gì. Tại sao họ lại không giúp đỡ chúng ta - Abel hỏi.

Giáo sư ngả người ra ghế.

- Nam tước, chắc anh biết rằng các quân đoàn Mỹ đã được lệnh đặc biệt là tiến chậm thôi để cho người Nga có thì giờ chiếm được vùng Trung âu càng nhiều càng tốt. Lẽ ra tướng Patton đã đến Berlin trước quân Nga từ lâu kia, nhưng Eisenhower bảo ông ta hãy từ từ Chính là những người lãnh đạo của chúng ta ở Washington - những người mà anh định thuyết phục họ đem quân linh súng ống của Mỹ trở lại Châu âu ấy đã ra lệnh cho Eisenhower như thế đấy.

- Nhưng lúc đó họ chưa thể biết được Liên XÔ sẽ thành ra thế nào. Người Nga cũng là đồng minh của chúng ta. Tôi thừa nhận là năm 1945 chúng ta quá yếu và quá thiện chí với họ, nhưng dù sao thì cũng không phải là người Mỹ đã phản bội nhân dân Ba lan.

Szymanovski chưa nói tiếp. ông ngả thêm ra sau ghế và lim dim con mắt.

- Nam tước Rosnovski, tôi ước gì anh được biết đến ông em của tôi. Mãi đến tuần trước tôi mới được tin là nó đã chết cách đây sáu tháng trong một trại giam xô viết có lẽ không khác gì lắm với cái trại anh đã trốn ra được .

Abel dướn người tới như muốn chia buồn nhưng Szymanovski giơ tay ngăn lại

Không, anh đừng nói gì hết Tự anh đã biết những trại giam đó rồi. Anh phải là người đầu tiên hiểu ra rằng tình cảm bây giờ không còn quan trọng nữa. Chúng ta phải thay đổi thế giới trong khi những người khác còn đang ngủ - Szymanovski ngừng lại. -

Thằng em tôi chính là đã bị người Mỹ giao cho người Nga.

Abel ngạc nhiên nhìn ông.

- Người Mỹ ư? Sao có thể thế được? Nếu như em của ông bị quân Nga bắt ở Ba lan thì...

Em tôi không bị bắt ở Ba lan bao giờ. NÓ được thoát ra khỏi trại giam của Đức gần Frankfurt. Người Mỹ giữ nó lại một tháng trong một. trại giam của những người không có nhà cửa, rồi sau đó giao nó lại cho người Nga.

- Không thể thế được. CÓ lý gì họ lại làm thế

- Người Nga muốn rằng tất cả những ai là dân Xlavơ được trả về quê quán. Trả về quê quán để họ có thể thủ tiêu hoặc bắt làm khổ sai. Cái gì Đức không làm được thì Nga làm. Tôi có thể chứng minh rằng em tôi đã sống trong khu vực Mỹ chiếm đóng

hơn một tháng.

- Nhưng, - Abel nói, - đó là trường hợp cá biệt hay có nhiều người khác cũng như vậy?

- ồ, có chứ, nhiều người khác nữa chứ, - Szymanovski thản nhiên nói- hàng trăm ngàn người ấy chứ. CÓ lẽ đến một triệu. có lẽ chả bao giờ chúng ta có được con số chính xác. Rất có thể là giới cầm quyền Mỹ giữ kín về chiến dịch Kee Chanl.

- Chiến dịch Kee Chanl là cái gì, sao tôi không nghe thấy ai nói bao giờ? Chắc chắn là nếu mọi người biết rằng những người Mỹ chúng ta thả những tù nhân đã được giải phóng cho họ chết ở Nga, thì họ sẽ phải khủng khiếp lắm chứ.

- Chẳng có tài liệu chứng cớ gì về Chiến dịch đó cả.

Mark Clark, Chúa phù hộ cho ông ta, đã không tuân lệnh ấy và đã báo trước cho một số tù nhân biết, rồi lính Mỹ giúp cho họ trốn được trước khi đưa vào trại bên kia. Nhưng những người này vẫn còn đang lẩn lút và chả bao giờ dám công nhận chuyện đó. Một trong những người bất hạnh ấy là thằng em tôi. - Giáo sư dừng lại một chút. - Dù sao bây giờ cũng đã quá muộn rồi.

- Nhưng phải nói cho dân Mỹ biết chứ. Tôi sẽ thành lập một ủy ban, đi nói chuyện. Chắc chắn là Quốc hội sẽ nghe nếu chúng ta nói lên sự thật.

- Nam tước Rosnovski, tôi nghĩ điều này quá lớn đối với anh.

Abel đứng vụt dậy.

- Không, không, tôi không bao giờ đánh giá anh quá thấp đâu, - giáo sư nói. - Nhưng anh còn chưa hiểu được cái tâm địa của những nhà lãnh tụ thế giới.

Nước Mỹ bằng lòng giao lại nhưng người tội nghiệp ấy cho Nga chỉ vì yêu cầu thế thôi. Tôi chắc họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có những chuyện đem ra xử hoặc tống giam. Nhưng cho đến bây giờ, sắp bước sang thập kỷ 50 rồi, vẫn chưa có ai thừa nhận rằng mình gián tiếp chịu trách nhiệm về chuyện đó. Không, họ sẽ chẳng bao giờ thừa nhận đâu. Đến một trăm năm nữa cũng chẳng có ai thừa nhận. Rồi đến lúc đó, sẽ chẳng có ai khác ngoài các nhà sử học sẽ quên mất rằng Ba lan mất nhiều sinh mạng trong chiến tranh hơn bất cứ quốc gia nào khác trên trái đất này, kể cả nước Đức. Tôi đã tưởng kết luận duy nhất anh có được ở đây là anh phải đóng một vai trò trực tiếp hơn trong chính trị kia chứ.

- Tôi đã có suy nghĩ về điều đó nhưng chưa thể quyết định được là làm như thế nào, bằng cách nào.

- Tôi có quan điểm riêng của mình về vấn đề này, Nam tước, vậy anh cứ liên lạc với tôi nhé. - ông già từ từ đứng dậy và ôm lấy Abel. - Trong khi chờ đợi, anh làm gì được cho sự nghiệp của chúng ta thì cứ làm, nhưng anh đừng có ngạc nhiên mỗi khi người ta không chịu đến với anh nhé.

Về đến khách sạn Nam tước là Abel gọi ngay điện thoại và bảo tổng đài cho anh nói chuyện với văn phòng thượng nghị sĩ paull Douglas . paull Douglas là thượng nghị sĩ phái tư do của đảng Dân chủ ở Illinois, được bầu lên do bộ máy cua chicago giúp đỡ, ông ta thường sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cua Abel vì biết rằng cử tri của ông gồm số người đông nhất trong cộng đồng Ba lan. Người trợ lý của ông là Adam

Tomaszewiczl, chuyên giao dịch với cử tri Ba lan.

- Chào ông, Adam, Abel Rosnovski đây. Tôi có điều này hơi rắc rối muốn bàn với ngài Thượng nghị sĩ. ông có thể thu xếp cho tôi gặp sớm được không?

- Hôm nay ông ấy lại đi vắng, thưa ông Rosnovski. Tôi biết là ông ấy sẽ vui lòng nói chuyện với ông và thứ năm này ông ấy mới về. Tôi sẽ yêu cầu ông ấy gọi trực tiếp cho ông. Tôi có thể nói lại với ông ấy là về chuyện gì được không?

- Được chứ. Là người Ba lan, chắc ông cũng quan tâm chuyện này. Tôi nghe từ những nguồn tin đáng tin cậy là các nhà đương cục Mỹ ở Đức có giúp vào việc đưa những người công dân Ba lan lưu vong trở về vùng đất do Liên XÔ chiếm đóng và rất nhiều những công dân Ba lan ấy bị đưa vào các trại lao tù của người Nga, và rồi từ đó đến nay không có tin tức gì của họ nữa.

Đầu dây đằng kia im lặng một lát.

ông thượng nghị sĩ về tôi sẽ nói ngay, thưa ông Rosnovski. Xin cảm ơn ông đã gọi đến.

Ngày thứ năm, ông thượng nhhl sĩ không liên lạc với Abel. Ngày thứ sáu và cuối tuần cũng không thấy gì Sáng thứ hai, Abel lại gọi đến lần nữa. Lần này, vẫn là Dam Tomaszewicz trả lời điện thoại.

- A thưa vâng, ông Rosnovski, - Abel tưởng như có thể nghe thấy ông ta ngượng ngập. - Ngài thượng nghị sĩ có dặn lại để nói với ông. Lúc này, ngài đang rất bận, chắc ông cũng biết là có rất nhiều dự án phải thông qua trước khi Quốc hội nghỉ. Nghị sĩ có dặn tôi nói lại với ông là khi nào rỗi được là sẽ gọi đến cho ông ngay.

- ông có nói với nghị sĩ những gì tôi đã nói không?

- CÓ chứ ạ. Nghị sĩ bảo tôi nói lại để ông yên tâm vì những điều đó chỉ là một thứ tuyên truyền chống Mỹ thôi. Nghị sĩ có cho ông biết đã nghe chính một người trong BỘ tham mưu liên quân nói quân đội Mỹ được lệnh không đưa đi bất cứ người nào lưu vong đang ở trong vùng Mỹ kiểm soát.

Tomaszewicz nói như kiểu ông ta đọc một bản tuyên bố đã chuẩn bị sẵn, và Abel cảm thấy như mình bị bưng bít và đây là lần đầu. Trước đây, Thượng nghị sĩ Douglas chưa bao giờ né tránh như vậy.

Abel bỏ máy xuống và bảo cô thư ký liên lạc với một thượng nghị sĩ khác, mà ông này thì đang nổi tiếng và không sợ có ý kiến về bất cứ ai.

văn phòng thượng nghỉ sĩ Mccarthy hỏi ai gọi đến.

- Tôi sẽ cố tìm ngài thương nghị sĩ, - một giọng nói trẻ đáp.

Mccarthy đang là một nhân vật rất có quyền thế và Abel biết là may mắn lắm mới gọi nói chuyện được với ông ta một lúc.

- ông Rosenevski, - Mccarthy nói.

Abel tự hỏi không biết ông ta cố tình đọc sai tên mình đi hay đó là do liên lạc tồi.

- Vấn đề cấp bách ông muốn bàn với tôi là gì thế- thượng nghị sĩ hỏi. Abel ngập ngừng. Anh hơi chột dạ vì biết là mình đang nói chuyện thẳng với ông ta.

- ông có điều gì bí mật cũng không ngại - anh nghe thượng nghị sĩ nói thế, có lẽ vì ông ta cảm thấy anh ngập ngừng.

- Vâng, tất nhiên, - Abel nói rồi lại ngừng để suy nghĩ. "Ngài thượng nghị sĩ đúng là một người nói lên nguyện vọng của chúng tôi muốn được thấy Đông âu giải phóng khỏi ách đô hộ...".

- Phải, phải. Tôi cũng mừng thấy ông hoan nghênh điều đó ông Rosenevski.

Lần này thì Abel yên trí là ông ta đã đọc sai tên mình rồi, nhưng anh không nhắc đến chuyện đó làm gì

Còn về Đông âu, - nghị sĩ nói tiếp, - Chắc ông biết là chỉ khi nào bọn phản bội bị đẩy ra khỏi chính phủ chúng ta thì lúc đó mới có hành động thực sự để giải phóng đất nước đang bị giam hãm của ông được.

- Vâng, chính đó là điều tôi muốn nói với ngài Thượng nghị sĩ. Ngài đã rất thành công trong việc tố cáo sự lừa dối trong chính phủ chúng ta. Nhưng cho đến nay, một trong những tội lớn của họ vẫn chưa bị tố giác

- ông nói đến tội lớn nào thế, ông Rosenevski? Từ khi đến Washington tôi đã thấy được rất nhiều rồi.

- Tôi muốn nói đến. . . - Abel ngồi thẳng lại trên ghế,-... việc các nhà cầm quyền Mỹ buộc hàng ngàn công dân Ba lan phải hồi cư sau khi chiến tranh kết thúc. HỌ vô tội nhưng bị trả về Ba lan rồi đưa sang Liên XÔ để làm khổ sai, và đôi khi còn bị giết nữa. - Abel chờ trả lời, nhưng anh không thấy nói gì. Anh nghe thấy cạch một tiếng, không biết có ai nghe câu chuyện này không.

- Làm sao ông có thể ngu ngốc đến như vậy được, ông Rosenevski? - thượng nghị sĩ nói, hoàn toàn với một giọng khác trước.

- ông dám gọi điện thoại cho tôi để nói rằng những người Mỹ- những nhân vật rất trung thành của Mỹ - đã đưa hàng ngàn người Ba lan về Nga rồi không ai được biết tin tức gì về họ nữa? ông muốn tôi tin được điều đó sao? Ngay đến một người nông dân Ba lan cũng không thể ngu ngốc như thế được. không hiểu tại sao có hạng người có thể chấp nhận được điều đó mà không có chứng cớ gì? Vậy ông cũng muốn tôi tin rằng những người lính Mỹ đó là không trung thành hay sao? CÓ phải ông muốn thế không ông Rosenevski, ông cho tôi biết tại sao ông lại nghĩ như vậy? Chẳng lẽ ông ngốc đến mức tin ở tuyên truyền của địch như vậy sao? Tại sao ông làm mất thì giờ của một thượng nghị sĩ Mỹ đang bận bao nhiêu thứ việc chỉ vì một lời bịa đặt của người ta cố tình gây hoang mang trong cộng đồng những người nhập cư ở Mỹ thế

Abel ngồi im không động đậy, sững người về chuyện ông thượng nghị sĩ mắng mỏ. Trước khi ông ta chấm dứt một loạt những lời lẽ như vậy, Abel đã biết là có cãi lại cũng vô ích. Anh lấy làm mừng là vì nói điện thoại nên vị thượng nghị sĩ không trông thấy vẻ mặt ngạc nhiên quái lạ của anh.

- Thượng nghị sĩ, tôi chắc ngài nói đúng và tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ của ngài, - Abel bình tĩnh đáp lại - Tôi không nghĩ được như vậy.

- Phải, cũng để cho ông thấy rằng bọn khốn kiếp chúng lừa dối người ta ghê lắm, - Mccarthy nói, giọng đã mềm hơn, - ông phải luôn luôn đề phòng bọn chúng. Dù sao, tôi cũng hy vọng từ nay trở đi ông thấy rõ hơn mối nguy mà nhân dân Mỹ luôn luôn gặp phải.

- Vâng, tôi thấy rõ, Thượng nghị sĩ. Một lần nữa cảm ơn ngài đã bỏ thì giờ nói chuyện riêng với tôi. Xin chào ngài Thượng nghị sĩ.

Chào ông Rosenevski.

Abel nghe tiếng điện thoại cạch một cái. Anh biết rằng tiếng cạch ấy chẳng khác gì đóng cửa.

William biết là mình đã già đi nhiều khi Kate nói đùa với ông về chuyện tóc bạc, những sợi tóc trước đây còn đếm được nhưng đến bây giờ thì chịu, và nhất là khi Richard bắt đầu đưa bạn gái về nhà . William vẫn thường khen Richard là khéo chọn bạn gái, những cô mà ông gọi là "phu nhân trẻ" vì tất cả những cô đó đều có vẻ hao hao như Kate, loại người ông cho là càng bước vào tuổi trung niên càng đẹp. Những cô con gái của ông, Virginia và Lucy, bây giờ cũng đã trở thành những thiếu phụ và mang những hình ảnh như của mẹ khiến ông cảm thấy rất hạnh phúc. Virginia đã gần như một nghệ sĩ. Mọi nơi trên tường, trong bếp và phòng ngủ của mấy anh em, đều có tranh của cô. Richard chế cô và bảo đó là những tác phẩm của thiên tài. Virginia trả thù chế lại bằng những lời bình luận ác hơn khi Richard bắt đầu học đàn xe-lô. Lukcy thì quý cả hai anh chị, cô không có thành kiến gì với ai hết, coi Virginia như một Picasso mới và Richard, một Casals mới . William thì chỉ lo không biết đến khi mình

không còn đó để kiểm soát cuộc sống của con nữa thì tương lai ba đứa sẽ ra sao.

Trong con mắt của Kate thì cả ba đứa đều lớn lên đâu ra đấy. Richard, bây giờ đang học trường St.Paul, kéo đàn xe-lô đã khá nên được chọn vào chơi trong buổi hòa nhạc ở trường, còn Virginia thì vẽ giỏi đến mức đã có tranh được treo ở phòng ngoài nhà.

Tuy vậy cả nhà ai cũng thấy Lucy sẽ trở thành hoa khôi của gia đình này. Mới mười một tuổi, cô đã bắt đầu nhận được thư tình của những cậu con trai xưa nay chỉ quan tâm đến dã cầu.

Năm 1951, Richard được nhận vào học trường Harvard. Tuy anh không giành được học bổng về chuyên toán, nhưng Kate đã cho William thấy ngay là con ông đã từng chơi dã cầu và kéo đàn xe-lô ở trường St Paul, hai thứ thành tích mà William trước kia không bao giờ có được. William thầm tự hào về thành tích của con, nhưng cũng lẩm bẩm nói lại với Kate rằng ông chẳng thấy có nhà ngân hàng nào biết chơi dã cầu hay kéo đàn xe-lô.

Công việc ngân hàng đang đi vào thời kỳ mở rộng vì người Mỹ bắt đầu tin rằng lần này thi có hòa bình lâu dài. William hết sức bận rộn với công việc. Trong một thời gian không lâu, ông không còn cảm thấy mối đe dọa của Abel Rosnovski và những vấn đề liên quan nữa. ông hầu như đã quên đi.

Những báo cáo ba tháng của Thaddeus Chen tiếp tục gửi đến cho thấy Rosnovski dứt khoát không từ bỏ con đường ông ta đã chọn. Thông qua một thành phần thứ ba, ông ta đã tỏ ý cho mọi cổ đông, trừ William, biết rằng ông chú ý đến chứng khoán Lester. William ngại rằng cứ như thế này sẽ có lúc dẫn đến có sự đụng chạm trực tiếp giữa ông và người Ba lan kia.

ông bắt đầu cảm thấy đã sắp đến lúc ông phải thông báo cho ban giám đốc ngân hàng Lester biết về những hành động của Rosnovski, và nếu ngân hàng bị kiềm chế thật sự thì có lẽ ông sẽ xin từ chức, và điều đó sẽ có nghĩa là Abel Rosnovski đã hoàn toàn thắng lợi, và William thì trước nay không hề có khi nào ngờ được như vậy. ông quyết định nếu cần phải đấu thì ông sẽ đấu chứ không chịu. Nếu như một trong hai người phải chịu thua thì ông sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng người thua ấy không phải là William Kate.

Nhưng vấn đề làm như thế nào về chương trình đầu tư của Abel Rosnovski thì cuối cùng đã tuột ra khỏi bàn tay William.

Đầu năm 1951, ngân hàng được mời ra đại diện cho một trong những công ty hàng không mới của Mỹ, gọi là Hàng không liên Mỹ. Cơ quan hàng không liên bang cho công ty này được quyền bay giữa hai bờ biển từ Đông sang Tây. Công ty đó đề nghị với ngân hàng Lester cấp vốn cho 30 triệu đô la, tức là khoản tiền cần thiết do chính phủ quy định.

Wilham nghiên cứu kỹ thấy công ty hàng không này và toàn bộ kế hoạch của họ là rất đáng ủng hộ.

ông tập trung thì giờ vào việc kêu gọi dư luận đóng góp để có được số tiền 30 triệu đô la. Ngân hàng, với tư cách người đỡ đầu cho chương trình này, bỏ cả vốn liếng của mình vào đó. Đối với William, đây là chuyện lớn nhất kể từ khi ông về Lester, và khi đưa ra thị trường để kêu gọi 30 triệu đô la, ông biết rằng đây là chuyện uy tín cá nhân của mình sẽ còn hay mất.

Tháng bảy, khi những chi tiết của việc đóng góp được công bố, chỉ trong vài ngày người ta đã mua chứng khoán rất nhiều. Wilham được các giới ca ngợi về cách ông đã giải quyết thành công chương trình ấy. ông cũng rất sung sướng về kết quả ấy, cho đến một hôm đọc báo cáo của Thaddeus Chen thì được biết rằng mười phần trăm chứng khoán của công ty hàng không này đã do một trong những công ty giả danh của Abel Rosnovski mua rồi.

William biết là đã đến lúc phải cho Ted Leach và Tony Simmons được biết về điều mà ông vẫn lo sợ từ trước đến nay. ông mời Tony về New York và kể lại cho hai phó chủ tịch về câu chuyện ly kỳ của Abel Rosnovski và Henry Osborne.

- Tại sao trước đây ông không cho chúng tôi biết? - phản ứng đầu tiên của Tony Simmons là như vậy.

- Hồi ở Kane và Cabot, tôi đã giao dịch với hàng trăm công ty cỡ như công ty Richmond, và lúc đó tôi đâu có ngờ là họ cố tình trả thù như vậy. Chỉ đến khi

Rosnovski mua mười phần trăm vốn của công ty hàng không liên Mỹ, thì tôi mới tin chắc là ông ta vẫn theo đuổi ý đồ ấy mà thôi.

- Tôi thì lại cho rằng rất có thể ông cường điệu quá chăng, - Tel Leach nói. - CÓ một điều tôi chắc chắn là không nên thông báo chuyện này cho toàn bộ ban giám đốc được biết. Vì nếu không chỉ được vài ngày sau khi công ty ra đời sẽ có ngay chuyện hoảng loạn và người ta đem bán hết chứng khoán.

- Điều đó là chắc chắn, - Tony Simmons nói.- Vậy sao ông không đi gặp cái lão Rosnovski ấy mà nói thẳng ra với ông ta đi?

- ĐÓ chính là điều ông ta muốn tôi làm, - William đáp - Và ông ta sẽ tin chắc là ngân hàng chúng ta đang bị bao vây.

Nếu như ông tìm cách giải thích cho ông ta biết là trước đây ông đã tìm mọi cách thuyết phục ngân hàng ủng hộ công ty Richmond nhưng họ không nghe, thì như thế có thể thái độ ông ta sẽ thay đổi được chăng

- Tôi tin rằng sẽ chẳng ăn thua gì.

- Vậy ông bảo ngân hàng phải làm thế nào? - Ted Leach hỏi. - Chắc chắn là chúng ta không thể ngăn nổi Rosnovski mua chứng khoán Lester nếu ông ta tìm được người muốn bán. Nếu chúng ta tự mua chứng khoán của mình thì cũng vẫn không ngăn ông

ta được, trái lại càng rơi vào bẫy của ông ta vì sẽ đẩy giá lên và càng làm tăng giá cổ phiếu của ông ta, như thế thì vị trí tài chính của chúng ta sẽ bị nguy ngay.

Tôi nghĩ có lẽ ông ta sẽ khoái mà nhìn thấy chúng ta chết dở với chuyện đó. Chúng ta đang ở cái thế được Harry Truman trông cậy, mà bây giờ sắp đến ngày bầu cử rồi, nếu có chuyện bê bối gì về ngân hàng thì hẳn là đảng Dân chủ sẽ tha hồ mà thích:

- Tôi nghĩ chả làm thế nào được. - William nói. - Tuy nhiên tôi cũng cần nói để các vị biết là Rosnovski sẽ có thể như thế nào trong trường hợp ông ta lại chơi chúng ta một cú bất ngờ nữa.

Tôi đoán là vẫn còn có cơ hội may mắn cho chúng ta, - Tony Simmons nói. - Cả chuyện này thực ra có tội gì đâu và ông ta chỉ tỏ rõ khâm phục cái tài đầu tư của ông thôi.

- Sao ông có thể nói thế được, Tony, khi ông biết là trong chuyện này có ông bố dượng của tôi dính líu vào đó? Dễ ông tưởng Rosnovski dùng Henry Osbome để ủng hộ sự nghiệp của tôi sao? Như thế thì ông rõ ràng là không hiểu được Rosnovski. Tôi đã quan sát ông ta làm ăn cho đến nay đã hơn hai chục năm rồi. ông ta không quen chịu thua đâu. ông ta sẽ cứ ném con súc sắc cho đến khi nào được thì thôi. Giá như ông ta là một thành viên của gia đình thì...

ông đừng có bi tâm thần thế, William. Tôi cho rằng. . .

ông bảo tôi đừng bị tâm thần ư, Tony? ông hãy nhớ những điều khoản của công ty chúng ta giao quyền cho bất cứ ai nắm được tám phần trăm chứng khoán của ngân hàng đấy, một điều khoản mà chính tôi trước kia đã đưa vào để đề phòng bị gạt ra. Hiện nay ông ta chiếm sáu phần trăm rồi, và nếu như điều đó không phải là triển vọng khá nguy hiểm cho tương lai, thì ông cũng cần nhớ rằng chỉ trong một đêm là

Rosnovski có thể giết chết công ty hàng không Liên Mỹ nếu ông ta quẳng toàn bộ chứng khoán ra thị trường.

- Nhưng như thế ông ta chẳng được gì, - Ted Leach nói. - Trái lại, chỉ mất rất nhiều tiền mà thôi.

- ông chưa hiểu được đầu óc Abel Rosnovski như thế nào đâu, - William nói. - ông ta có cái liều lĩnh của một con sư tử, thua thiệt đối với ông ta chả có nghĩa gì. Tôi đã nhanh chóng hiểu ngay rằng ông ta chỉ muốn ăn thua với tôi. Nếu rút chứng khoán trong công ty Liên Mỹ thì cố nhiên ông ta mất tiền, nhưng ông ta vẫn còn cả một loạt những khách sạn gỡ lại.

ông biết không, hiện nay ông ta có đến hai chục khách sạn, và ông ta biết rằng nếu công ty Liên Mỹ sập tiệm thì chúng ta cũng sẽ bị đánh ngã ngửa liền.

Là những nhà ngân hàng, cái mạng của chúng ta tùy thuộc nhiều vào lòng tin của công chúng, mà lòng tin ấy thì luôn thay đổi. Bây giờ, cái lòng tin ấy có thể bị Abel Rosnovski làm cho tan tác bất cứ lúc nào ông ta thấy cần.

- Hãy bình tĩnh lại đi, Wilham, - Tony Simmons nói. - Chưa đến nỗi như vậy đâu. Bây giờ chúng ta đã biết Rosnovski định làm gì, chúng ta có thể theo dõi sát được. Chúng ta có thể đối phó lại được với những thủ đoạn của ông ta nếu cần. Điều đầu tiên chúng ta nắm chắc là không ai được bán chứng khoán của mình ở Lester trước khi thăm dò ông đã. Ngân hàng sẽ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương của ông. Riêng tôi

vẫn nghĩ rằng ông nên nói chuyện trực tiếp với Rosnovski và hai người cứ nói thẳng vẫn nhau. Như vậy ít ra chúng ta cũng thể hiểu được ý đồ thật sự của ông ta là thế nào, và chúng ta có thể tự chuẩn bị cho mình một cách thích hợp.

- Ý kiến của ông cũng là như vậy chứ, Ted?

Vâng, đúng thế. Tôi đồng ý với Tony. Tôi nghĩ ông nên liên hệ trực tiếp với ông ta. Cũng chỉ là vì lợi ích cao nhất của ngân hàng nếu chúng ta hiểu được những ý đồ thực sự của ông ta là tốt hay không tốt.

William ngồi im lặng một lát.

- Nếu hai ông đều thấy như vậy thì để tôi thử xem,- ông nói. - Tôi cũng phải nói thêm là tôi không đồng ý với các ông, nhưng có thể do cá nhân mình dính líu đến chuyện này nên xét đoán không được vô tư chăng. Các ông hãy cho tôi vài ngày để nghĩ xem gặp ông ta như thế nào là tốt nhất, và kết quả ra sao sẽ nói lại để các ông biết.

Sau khi hai ông phó chủ tịch bước ra rồi, William ngồi lại một mình, suy nghĩ về hành động mà ông đã đồng ý tiến hành, và trong bụng tin chắc là sẽ ít có hy vọng thành công với Abel Rosnovski chừng nào Henry Osborne còn dính vào đó.

Bốn ngày sau, William ngồi một mình trong phòng làm việc và dặn lại những người dưới quyền là trong bất cứ trường hợp nào cũng không ai được vào làm ngắt quãng. ông biết rằng Abel Rosnovski cũng đang ngồi trong phòng làm việc của ông ta ở khách sạn Nam tước New York. ông đã đặt sẵn một người đứng suốt buổi sáng ở khách sạn và chỉ có mỗi nhiệm vụ là khi nào thấy Rosnovski xuất hiện thì báo về. Người đứng chờ ấy đã điện thoại về. Anh ta báo Abel Rosnovski đã đến lúc tám giờ hai mươi bảy phút, đã lên thẳng chỗ làm việc của ông ta ở tầng bốn mươi hai và từ đó không thấy đi đâu nữa. Wilham nhấc điện thoại lên, bảo tổng đài gọi cho khách sạn Nam tước.

- Nam tước New York đây. .

- Xin cho gặp ông Rosnovski, - William hơi cảm động nói với một cô thư ký.

Xin cho gặp ông Rosnovski, - ông nhắc lại. Lần này giọng hơi cứng cỏi hơn một chút.

- Xin cho biết ai gọi? - cô thư ký hỏi lại.

- Tên tôi là William Kane.

Yên lặng một lúc - hay là Wilham cảm thấy lâu?

- Tôi không chắc ông ấy có nhà không, thưa ông Kane. Để tôi hỏi xem.

Lại yên lặng một lúc lâu.

- ông Kane phải không ạ?

- ông Rosnovski phải không ạ?

- Tôi làm gì cho ông được đây, ông Kane? - một giọng nói rất bình tĩnh và hơi cường điệu hỏi.

Mặc dầu William đã chuẩn bị rất kỹ những lời nói đầu tiên của mình, ông vẫn cảm thấy giọng nói của mình hơi có vẻ lo lắng.

- Tôi hơi lấy làm lo ngại về những cồ phần của ông trong ngân hàng Lester, ông Rosnovski, - ông nói. - Và do cái thế mạnh của ông đã có được ở một trong những công ty chúng tôi đại diện, nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta nên gặp nhau để thảo luận xem ông định như thế nào. Ngoài ra cũng có một chuyện riêng tôi muốn để ông biết.

Yên lặng một lúc lâu. Người ta đã cắt rồi chăng?

- Chẳng có gì đòi hỏi chúng ta phải gặp nhau cả, ông Kane. Tôi đã quá biết về ông rồi nên không cần phải nghe ông thanh minh những gì cho quá khứ. ông hãy cứ luôn luôn mở mắt ra xem, rồi ông sẽ thấy rõ những ý đồ của tôi là thế nào. NÓ rất khác với những gì đã nói trong Kinh Thánh đấy, ông Kane ạ. Một ngày kia ông sẽ nhảy ra ngoài cửa sổ tầng mười bảy của một trong những khách sạn của tôi, vì ông sẽ rất

khó khăn với những cổ phần của ông trong ngân hàng Lester. Tôi chỉ cần hai phần trăm nữa là có thể dùng đến Điều khoản số Bảy, và cả hai chúng ta đều biết điều khoản đó là gì, phải không? Rồi có lẽ lần đầu tiên ông sẽ thấy được là trước kia Davis Leroy nghĩ thế nào sau khi mất hàng tháng lo nghĩ về chuyện ngân hàng đối xử với mình. Bây giờ ông hãy cứ ngồi đó mà tự hỏi xem một khi tôi đã có tám phần trăm cổ

phần rồi, tôi sẽ đối đãi với ông thế nào nhé.

Những lời của Abel Rosnovski khiến William rợn người, nhưng ông cố giữ bình tĩnh trong khi đấm tay lên mặt bàn.

Tôi có thể hiểu được ông nghĩ thế nào, ông Rosnovski, nhưng tôi nghĩ có lẽ hai chúng ta nên gặp nhau nói rõ chuyện này thì hơn. Trong chuyện này có một vài chỗ mà tôi cho rằng ông chưa hiểu hết.

Tỷ dụ như ông đánh lừa Henry Osborne về chuyện năm trăm ngàn đô la chứ gì, phải không ông Kane?

William bỗng chốc như cứng lưỡi ra không nói được anh muốn nổi khùng lên nhưng lại một lần nữa lại cố giữ bình tĩnh.

- Không, ông Rosnovski ạ. Điều tôi muốn nói với ông không liên quan gì đến ông Osbome. Đây là chuyện riêng và chỉ liên quan đến ông thôi. Tuy nhiên tôi cũng phải đảm bảo với ông rằng tôi chưa hề lừa dối Henry Osborne về một đồng xu nào hết.

- ĐÓ không phải là ý kiến của Henry. ông ta bảo ông chịu trách nhiệm về cái chết của chính mẹ ông để khỏi phải trả nợ gì ông ta cả. Sau khi ông đã đối xử với David Leroy như thế, tôi cho rằng có thể tin được điều Henry nói.

Chưa bao giờ William phải cố kiềm chế mình như bây giờ. Con người kia cho ông là người như thế nào mới được chứ. ông lặng đi đến mấy giây mới nói lại được

- Tôi đề nghị chúng ta có thể thanh toán chuyện hiểu lầm này bằng một cuộc gặp gỡ ở chỗ nào đó tùy ông chọn, một chỗ mà không ai nhận ra được chúng ta. Được không ạ?

- Chỉ có một chỗ mà không ai nhận ra được ông thôi, ông Kane.

- ở đâu thế? - William hỏi.

ở trên thiên đường ấy, - Abel đáp, rồi bỏ máy xuống.

Gọi cho tôi Henry Osborne ngay, - ông ta bảo cô thư ký.

ông ta gõ ngón tay lên mặt bàn đến gần mười lăm phút chờ cô thư ký tìm ra Nghị sĩ Osborne lúc này đang dẫn một số những cử tri của mình đi thăm nhà Quốc hội.

- Abel, ông đấy à?

- Phải, Henry. Tôi nghĩ có lẽ ông là người đầu tiên nghe nói rằng Kane đã biết hết mọi thứ. Như vậy là bây giờ cuộc chiến ra ngoài công khai rồi.

- ông nói thế nào? Hắn ta biết hết mọi thứ ư? ông có nghĩ là hắn biết tôi cũng có dính vào đấy không - Henry lo lắng hỏi.

- Biết quá đi chứ, và hình như hắn còn biết rõ cả những tài khoản đặc biệt của công ty, cổ phần của tôi trong ngân hàng Lester và trong công ty hàng không Liên Mỹ nữa.

- Làm sao hắn có thể biết hết được nhỉ? Chỉ có ông với tôi là biết về những điều khoản đặc biệt thôi mà.

- Còn Curtis Fenton nữa, - Abel ngắt lời.

- Phải. Nhưng ông ta chả bao giờ báo cho Kane biết được

- Chắc là ông ta rồi. Không còn ai khác vào đó. ông đừng quên rằng Kane giao thiệp trực tiếp vơi Curtis Fenton khi tôi mua công ty Richmond của hắn ta. Tôi đoán họ vẫn duy trì một kiều liên lạc nào đó.

- Lạy Chúa?

- ông có vẻ lo lắm hả, Henry? -

- Nếu William Kane biết mọi thứ thì chuyện hoàn toàn khác hẳn rồi. Tôi báo cho ông biết nhé, Abel, hắn không có chịu thua đâu.

Thì tôi cũng vậy, - Abel nói. - William Kane không dọa tôi được, nhất là trong khi tôi nắm các chủ bài trong tay. CỔ phần mới đây nhất của ta trong chứng khoán ở chỗ Kane là thế nào?

- Tôi không nhớ rõ lắm, ông có sáu phần trăm ở Lester và mười phần trăm ở công ty hàng không Liên Mỹ, cộng với những khoản phụ ở các công ty khác liên quan ông chỉ cần hai phần trăm nữa của Lester là vận dụng Điều khoản Bẩy được rồi, còn Peter Parfitt thì chưa dứt khoát.

- Thế thì tốt, - Abel nói. - Tôi thấy tình hình không thể tốt hơn được. ông cứ tiếp tục nói chuyện với Parfitt, bảo ông ta là tôi không vội, trong khi đó thì Kane lại không thể quan hệ với ông ta. Nhưng ông đừng làm gì vội, chờ tôi đi Châu âu về đã nhé. Sau cuộc nói chuyện bằng điện thoại của tôi với ông Kane sáng nay, tôi có thể đảm bảo với ông là hắn ta đang toát mồ hôi, nói theo cách của những người lịch sự.

Nhưng, Henry này, tôi cho ông biết một điều bí mật nhé: tôi chẳng lo gì hết. Cứ để hắn tiếp tục như thế đã vì tôi chưa có ý gì muốn hành động vội. Để bao giờ thuận tiện và sẵn sàng đã.

Tốt thôi, - Henry nói. - Nếu có chuyện gì xẩy ra đáng phải lo, tôi sẽ báo cho ông biết.

- ông phải nhớ kỹ trong đầu nhé, Henry, rằng chúng ta hoàn toàn không có gì đáng phải lo hết.

Chúng ta đã nắm được dái ông bạn Kane của ông rồi, và bây giờ thì tôi cứ từ từ bóp lại thôi.

- Thế thì hay đấy, - Henry nói, giọng khoái trá.

- Đôi khi tôi nghĩ có lẽ ông căm ghét Kane hơn cả tôi đấy

- Chúc ông đi Châu âu vui vẻ nhé. - Henry cười một cách khó chịu.

Abel bỏ máy xuống rồi ngồi nhìn vào khoảng không một lúc xem sẽ làm gì tiếp. ông văn gõ ngón tay lên bàn. CÔ thư ký bước vào.

Cho tôi nói chuyện với ông Curtis Fenton ở Ngân hàng Tín dụng Continental, - ông nói nhưng không nhìn lên cô ta. Lại vẫn gõ ngón tay lên bàn. Vẫn chăm chăm nhìn vào khoảng không. Lát sau, chuông điện thoại reo.

Fenton hả?

- Chào ông Rosnovski, ông khỏe không?

Tôi muốn đóng tất cả tài khoản của tôi ở ngân hàng ông.

Đầu dây đằng kia không có trả lời.

- ông nghe rõ tôi không, Fenton?

CÓ- nhà ngân hàng hết sức ngạc nhiên. - Tôi xin hỏi tại sao thế, ông Rosnovski?

Vì Judas chưa bao giờ là tông đồ được tôi ưa thích cả, có vậy thôi. Từ lúc này trở đi, ông không còn trong ban giám đốc Công ty Nam tước nữa. ông sẽ nhận được văn bản tử tế về cuộc nói chuyện này trong đó yêu cầu ông chuyển tài khoản sang ngân hàng nào.

Nhưng tôi không hiểu tại sao, ông Rosnovski. Tôi có làm gì để ông...

Abel bỏ máy xuống nhìn con gái đang bước vào.

- Nghe có vẻ không vui lắm, hả bố.

ĐÓ không phải là chuyện vui, nhưng chẳng có liên quan gì đến con đâu, con gái yêu. Abel nói và đổi giọng ngay. - Con có kiếm được đủ những thứ trang phục con cần không?

- CÓ cảm ơn bố. Nhưng con không chắc chắn là ở London và Paris họ mặc những gì. Chỉ mong là con mua được những thứ hợp với họ thôi. Con không muốn bị lạc lõng.

Con sẽ nổi bật cho mà coi, con yêu quý. Bất cứ ai có được khẩu vị như con cũng sẽ nồi bật. Con sẽ là người đẹp nhất mà từ nhiều năm nay bây giờ Châu âu mới có được. HỌ sẽ biết quần áo của con không phải là thứ được phân phát. Bọn trẻ Châu âu sẽ tranh nhau mà giành lấy con, nhưng đã có bố ở đó ngăn chúng lại. Bây giờ bố con mình hãy đi ăn đã, rồi bàn xem ở London chúng ta làm gì.

Mười ngày sau khi Florentyna đã ở cả một thời gian cuối tuần với mẹ - Abel không bao giờ hỏi đến mẹ cô nữa - hai bố con lên máy bay đi từ Idlewild ở New York đến sân bay Heathrow ở London. Chuyến bay trên chiếc Boeỉng 377 mất gần mười bốn giờ. Mặc dầu họ đã có khoang riêng trên máy bay, vậy mà khi đến Claridge ở phố Brook, hai bố con vẫn thấy cần được ngủ thêm một giấc nữa.

Abel đi chuyến này có ba lý do: một là, xác định lại những hợp đồng xây dựng khách sạn Nam tước mới ở London, Paris, và có thể cả ở Rome; hai là, cho Florentyna có dịp được thấy Châu âu lần đầu tiên trước khi cô đi Radcliffe để học ngôn ngữ hiện đại; và ba là, và điều này là quan trọng nhất, để ông thăm lại tòa lâu đài ở Ba lan xem còn có cơ hội nào chứng minh được rằng ông là chủ của tòa lâu đài đó không.

London đối với cả hai bố con đều đạt yêu cầu. Những cố vấn của Abel đã tìm được một chỗ ở góc Công viên Hyde, ông đề nghị những người của ông bắt đầu thương thảo ngay đề có đất cùng những giấy phép cần thiết cho một Nam tước ra mắt ở thủ đô nước Anh. Florentyna thấy cảnh London sau chiến tranh thật kham khổ, rất khác với cảnh xa hoa của cô ở nhà, nhưng những người dân London hình như không

lấy thế làm buồn mà vẫn tự coi mình như một cường quốc trên thế giới. CÔ được mời đến các bữa tiệc và vũ hội. BỐ cô đã đoán đúng khi ông nói là quần áo cô mặc rất hợp thời và rất được những thanh niên Châu âu để ý Mỗi đêm đi về cô lại phấn khởi kể lại cho bố nghe mình đã chinh phục được những ai nhưng rồi đến sáng hôm sau lại quên đi. Nhưng cô không thể không nhắc đến những anh chàng đã tỏ ra rất lịch sự với cô nhất là những người có vai vế trong Hoàng cung và trong Quốc hội.

ở Paris, hai bố con vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi, vì hai bố con đều thông thạo tiếng Pháp nên quan hệ với người Paris cũng thoải mái như với người Anh vậy . Thường cứ đến cuối tuần thứ hai là Abel bắt đầu thấy chán và chỉ muốn trở về nhà làm việc ngay.

Nhưng lần này có Florentyna đi theo nên ông không sốt ruột Từ khi chia tay với Zaphia, con gái là trung tâm của cuộc đời ông và cũng là người duy nhất thừa hưởng những gì ông để lại.

Đến lúc phải rời Paris thì cả hai bố con không ai muốn đi. HỌ ở lại thêm vài ngày, lấy cớ là Abel còn phải thương lượng để mua lại một khách sạn đã ọp ẹp ở đường Raspail. Người chủ ngôi nhà này là một ông có tên là Neuffe, trông còn ọp ẹp hơn cả ngôi nhà nữa.

Abel không báo cho ông ta biết là sau khi mua, ông sẽ cho phá đi hoàn toàn và làm lại mới nguyên. Mấy ngày sau khi ông Neuffe ký giấy bán rồi, Abel ra lệnh cho san phẳng chỗ đó. Rồi hai bố con đi Rome, trong bụng vẫn còn tiếc rẻ Paris.

Sau cái không khí hữu nghị của đất Anh và cái vui của thủ đô Pháp, thì cái thành phố gọi là vĩnh cửu này lại quá tối tăm nhếch nhác khiến cho hai bố con chán ngay từ đầu. Người La mã chẳng có gì để mà vui cả Hai người khách du lịch này cảm thấy tiếc những giờ phút ở London và Paris. Ơ London họ đi la cà trong công viên Hoàng cung, ngắm nhìn những tòa nhà lịch sử, và Florentyna còn được nhảy đến tận khuya. Ơ Pari, họ được đi xem ca kịch, ăn trưa trên bờ sông Siene, đi thuyền dưới sông qua nhà thờ Đức Bà rồi ăn tối ở Khu phố La tinh. Còn ở Rome, Abel chỉ thấy có cảm giác tài chính không ổn định, do đó ông quyết định có lẽ sẽ thôi không xây dựng khách sạn Nam tước ở cái thủ đô Ý này nữa. Florentyna cảm thấy bố ngày càng sốt ruột muốn về thăm tòa lâu đài của ông ở Ba lan một lần nữa, vì vậy cô đề nghị rời nước Ý sớm một ngày.

Abel thấy rằng xin được thị thực của bộ máy quan liêu cho bố con ông vào qua được Bức màn sắt còn khó hơn là xin giấy phép xây khách sạn 500 phòng ở London. Nếu là người không kiên trì thì đã bỏ đi rồi, Abel và Florentyna thuê một chiếc xe đi Slonim. HỌ phải đứng chờ hàng giờ ở đồn biên phòng Ba lan.

Cũng may mà Abel thông thạo tiếng Ba lan nên rất đỡ Giá như những người lính biên phòng kia biết trước rằng tiếng Ba lan của ông giỏi như vậy thì có lẽ họ đã có thái độ khác đối với ông rồi. Abel đổi 500 đô la ra tiền zloty - người Ba lan thấy thế có vẻ hài lòng - rồi cho xe đi tiếp. Càng đến gần Slonim, Florentyna càng hiểu được chuyến đi này đối với cha con cô có ý nghĩa biết chừng nào.

BỐ này, con chưa thấy bố phấn khởi như thế bao giờ.

Đây là nơi bố ra đời, - Abel giải thích. - Sau một thời gian dài ở Mỹ như vậy, mà ở đó thì sự vật thay đồi hàng ngày, bây giờ về đây bố cảm thấy như từ khi bố đi đến nay chưa có gì thay đổi hết, thành ra bố tưởng như không có thật.

Xe càng gần đến Slonim, những cảm giác của Abel rộn hẳn lên vì sắp trông thấy nơi sinh ra mình. ông tưởng như còn nghe lại được tiếng nói con trẻ của mình trước đây gần bốn mươi năm hỏi Nam tước xem có phải đã đến lúc các dân tộc Châu âu bị chìm đắm sẽ tỉnh dậy và mình sẽ có thể đóng vai trò của mình được chưa. Nghĩ đến giờ phút xa xưa ấy và nghĩ đến vai trò nhỏ bé của mình, ông rơi nước mắt.

Cuối cùng họ đi vòng con đường dẫn vào khu đất của Nam tước và trông thấy chiếc cổng sắt ở phía ngoài lâu đài. Abel phấn khởi cười to và dừng xe lại.

- Tất cả đúng như tôi đã nhớ lại. Không có gì thay đổi hết. Vào đây con, vào đây xem căn lều bố đa ở cho đến lúc lên năm tuổi. Chắc không còn ai sống ở đây đâu Rồi sau đó ta sẽ đi xem tòa lâu đài của bố.

Florentyna theo bố đi xuống một con đường nhỏ vào rừng đầy những cây sồi và cây phong mốc thếch những rêu và có lẽ đến một trăm năm nữa cũng vẫn thế. Đi chừng vài chục phút thì hai bố con đến trước một ngôi nhà lụp xụp của người thợ săn. Abel đứng nhìn. ông quên mất rằng căn lều là ngôi nhà đầu tiên của ông rất bé, thế mà chín mạng người đã sống trong đó được Cái mái rạ đã hỏng chưa chữa, tường đá đã

lở đi một ít, cửa sồ xiêu vẹo. Mảnh vườn ương rau trước kia bây giờ không nhận ra được vì cỏ đã mọc đầy

Mọi người đã bỏ nơi này đi cả rồi chăng ?

Florentyna cầm lấy tay bố tử từ bước đến trước cửa. Abel đứng im không động đậy, Florentyna gõ cửa. HỌ im lặng chờ đợi. Florentyna lại gõ, lần này gõ to hơn, và họ nghe thấy trong nhà như có ai đi ra.

- Được rồi, được rồi. - một giọng Ba lan hơi gay gắt vọng ra, rồi cánh cửa từ từ mở. Một người đàn bà già, gầy guộc và người đã gập xuống, mặc toàn đồ đen, ngẩng lên nhìn hai người. Chiếc khăn quấn trên đầu để lộ mớ tóc trắng phau bù xù. Đôi mắt xám lờ đờ ngơ ngác.

- Không thể như thế này được, - Abel khẽ nói bằng tiếng Anh.

Các người muốn gì? - người đàn bà hỏi với giọng ngờ vực. Bà cụ không còn răng nữa, mũi miệng với cằm lõm vào thành một vòng cung.

- Chúng tôi vào trong nhà nói chuyện với cụ được không? - Abel trả lời bằng tiếng Ba lan.

Bà cụ nhìn từ người nọ sang người kia với vẻ sợ hãi. - Bà cụ làu bàu.- Bà già Helena này có làm gì đâu?

Vâng, tôi biết, - Abel ôn tồn nói. - Tôi đem tin mừng đến cho cụ đây.

Bà cụ có vẻ miễn cưỡng để hai người bước vào trong căn phòng trống trải lạnh lẽo, nhưng không mời ai ngồi. Căn phòng vẫn như xưa, hai chiếc ghế, một chiếc bàn với một cái thảm mà ngày xưa lúc ra đi ông không nhớ nó bằng gì. Florentyna rùng mình.

Tôi không đốt lửa được - bà cụ đưa chiếc gậy chọc vào lò Gộc củi đã tàn không còn cháy được nữa. Bà cụ gại tay vào túi. - Phải có giấy mới được. - Chợt bà nhìn lên Abel, tỏ vẻ chú ý hơn, và hỏi. - ông có giấy không?

Abel vẫn cứ chăm chú nhìn bà cụ. ông nói.

- Bà không nhớ tôi à?

- Không tôi không biết ông là ai.

- CÓ bà có biết đấy, Helena. Tên tôi là... Wladek.

- ông biết thằng Wladek nhà tôi à?

Tôi tên là Wladek đây.

- Ồ không đâu, - bà nói với một giọng xa xôi, buồn thảm. - NÓ tốt với tôi lắm... người nó có vết của Chúa để lại, Ngài Nam tước mang nó đi cho nó làm thiên thần. Phải, ông ấy đã mang nó đi, thằng bé nhỏ nhất của tôi. . .

Giọng bà cụ đứt quãng và nhỏ dần. Bà ngồi xuống, thủ hai bàn tay gầy guộc vào lòng.

- Tôi đã về đây, - Abel nói dằn giọng hơn nữa, nhưng bà cụ không để ý gì đến ông, rồi lại run run vang lên trong phòng như chỉ có mình bà cụ ở đây thôi.

- Chúng nó giết chồng tôi, giết Jasio của tôi, rồi tất cả những đứa con yêu quý của tôi bị bắt vào trại giam. Trừ có con nhỏ Sophia thôi. Tôi giấu nó vào một chỗ kín, rồi chúng nó bỏ đi. - Giọng bà đều đều, mệt nhọc.

- Còn Sophia rồi ra sao? - Abel hỏi.

- Cuộc chiến tranh sau, bọn Nga lại bắt nó đi nữa,- bà buồn bã nói.

Abel rùng mình.

Bà cụ như dần dần nhớ ra.

- ông muốn gì? Tại sao ông lại hỏi tôi thế? - bà nói.

- Đây là con gái tôi, - Florentyna.

- Tôi cũng có đứa con gái tên là Florentyna đấy, nhưng bây giờ chỉ còn một mình tôi.

- Nhưng tôi... - Abel nói và định cởi khuya áo sơ-mi:

Florentyna ngăn ông lại.

- Chúng tôi biết, - cô nói và cười với bà cụ.

- CÔ làm sao biết được? ĐÓ là chuyện từ lâu trước khi cô ra đời kia mà.

- Trong làng họ bảo thế mà. - Florentyna nói.

Các người có giấy không? - bà cụ hỏi. - Tôi cần có giấy để đốt lửa lên.

Abel nhìn sang Florentyna không biết làm thế nào.

Không ạ. Rất tiếc là chúng tôi chẳng có giấy gì mang theo.

Vậy các người muốn gì? - bà cụ hỏi lại với giọng gắt gỏng như trước.

- Không ạ. - Abel nói, biết là bà cụ không thể nào nhận ra mình được nữa. - Chúng tôi chỉ muốn đến chào bà thôi. - ông rút ví ra, lấy hết cả tiền zloty mới đã đổi ở biên giới và đưa cho bà cụ.

- Cảm ơn ông, cảm ơn ông, - bà cụ cầm lấy từng tờ bạc, mắt long lanh vui sướng.

Abel cúi xuống hôn người mẹ nuôi của mình, nhưng bà cụ lui lại.

Florentyna cầm tay bố dắt ông ra ngoài và đi theo con đường trở về chỗ xe đỗ.

Bà cụ đứng trong cửa sổ nhìn ra cho đến lúc hai người đi khuất. Rồi bà lấy những tờ bạc mới ấy vo rúm cả lại từ từ bỏ vào trong lò. Lửa bén ngay. Bà cụ lại nhặt những thanh củi nhỏ đặt lên trên đống tiền zloty đang cháy rồi ngồi xuống tiên đống lửa. Đã mấy tuần nay bây giờ bà mới được ngồi xoa tay hướng cái ấm áp này đây.

Trên đường trở ra xe, Abel không nói gì. Đến tận chiếc cổng sắt ông mới cố quên đi căn lều nhỏ vừa rồi và bảo Florentyna:

- Con sắp được thấy tòa lâu đài đẹp nhất thế giới.

BỐ đừng nói quá đáng nhé.

- Nhất thế giới đấy, - Abel khẽ nhắc lại.

Florentyna cười.

- Rồi con sẽ bảo nó như thế nào nếu so với Versailles.

Hai bố con lại ngồi lên xe. Abel lái qua cổng. ông nhớ lại chiếc xe ông đã được ngồi ngày xưa trên đường đi đến lâu đài. Bao nhiêu ký ức diễn ra trong đầu.

Những ngày còn nhỏ được ở với Nam tước và Lion thật sung sướng, những ngày đen tối trong nhà hầm do bọn Đức canh gác, những ngày đau khổ bị buộc phải rời tòa lâu đài yêu quý và bị quân Nga bắt đi, biết là sẽ chẳng bao giờ được thấy lại ngôi nhà này nữa. Thế mà nay, chính ông, Wladek Koskiewicz, đã trở lại đây, trở lại trong chiến thắng để đòi lại những gì là của mình.

Chiếc xe đi lên con đường gồ ghề ngoằn ngoèo. Cả hai bố con đều im lặng, nghĩ bụng đến chỗ rẽ kia thế nào cũng trông thấy ngôi nhà của Nam tước Rosnovski. Abel đỗ xe lại nhìn tòa lâu đài. Không ai nói một lời - vì có gì đâu để nói? - mà chỉ biết nhìn cảnh tàn phá trước mắt và không tin được ở mắt mình, như những gì còn lại của một giấc mơ.

Abel và Florentyna chậm chạp bước ra ngoài xe. Vẫn không ai nói gì. Florentyna nắm chặt lấy tay bố.

Những giọt nước mắt của ông chảy ròng xuống má. Tất cả tòa lâu đài chỉ còn lại một bức tường đứng sững như muốn khoe lại cái vinh quang xưa, còn đều là gạch vụn và đá đỏ. ông rất muốn kể lại cho cô nghe đâu là những đại sảnh, đâu là nhà ngủ, nhà ăn.

Abel bước đến ba nấm đất bây giờ cỏ xanh đã mọc dầy phủ kín và bảo cô đó là những ngôi mộ của Nam tước, của con ông là Leon, và của chị Florentyna. Đến mỗi

nấm đất, ông dừng lại và chỉ nghĩ ước gì đến bây giờ Leon và Florentyna vẫn còn sống. ông qùy xuống chân mộ. Những cảnh trong giây phút khủng khiếp cuối cùng điền lại trong óc ông rất rõ nét. Con gái ông đứng bên, để tay lên vai ông mà không nói gì. Một lúc sau Abel mới đứng dậy. Hai bố con đi vào giữa đống gạch vụn và những viên đá vỡ phủ lên nơi trước kia đã từng là những căn phòng lộng lẫy vang vọng tiếng cười. Abel vẫn không nói gì. BỐ con cầm tay nhau đi xuống những căn hầm. Xuống đến đây, Abel ngồi phệt xuống nền đất ẩm gần chiếc khung cổng sắt, chỉ còn lại vài thanh. ông xoay xoay chiếc vòng bạc trên tay mình.

- Đây là chỗ bố của con đã phải sống bốn năm của đời mình đây.

- Chả có thể thế được, - Florentyna nói. CÔ không chịu ngồi xuống với bố.

- Bây giờ còn hơn lúc đó nhiều, - Abel nói. - Ít ra bây giờ còn có không khí tươi mát, có chim chóc, có ánh nắng mặt trời và có cảm giác tự do. Còn trước kia thì không có gì hết, chỉ là tăm tối, chết chóc, mùi hôi thối của tử thần và nhất là người ta chỉ mong được chết.

Thôi, bố, chúng ta ra khỏi chỗ này đi. Cứ ở đây bố chỉ càng thấy khó chịu thêm thôi.

Florentyna đưa bố ra xe và cô từ từ lái xe xuống con đường dài phía chân đồi. Abel không ngoái lại nhìn tòa lâu đài đổ nát khi chiếc xe lăn bánh ra khỏi cổng sắt một lần cuối.

Trên đường trở về Warsaw, Abel hầu như không nói gì, còn Florentyna cũng không muốn tỏ ra sôi nổi nữa. Đến lúc bố cô nói: Chỉ còn lại một điều bố phải thực hiện được trên đời này thôi, thì Florentyna không hiểu ông định nói gì. Tuy nhiên, cô không ép ông giải thích. CÔ đã cố thuyết phục ông ở lại thêm một tuần nữa ở Lon don trước khi về hẳn. CÔ tin rằng như vậy bố cô sẽ vui lên và có lẽ sẽ giúp ông quên đi bà mẹ nuôi già dở điên cũng như đống gạch vụn của tòa lâu đài bị đạn bom tàn phá.

Ngày hôm sau họ bay về London. Abel lấy làm mừng trở về một đất nước có thề liên lạc nhanh chóng với Mỹ. Về đến khách sạn Claridge, Florentyna đã lập tức đi thăm những bạn cũ và có thêm bạn mới. Abel bỏ thì giờ ra đọc những số báo cũ đã tích luỹ lại được trong khách sạn. ông không thích biết đến những gì có thể xẩy ra trong khi ông đi vắng, vì như vậy chỉ càng khiến ông nghĩ rằng không có ông thì trái đất

vẫn quay. Một bài bên trang trọng của tờ Thời báo hôm đó bỗng làm ông để ý. Đúng là trong khi ông đi vắng thì có chuyện xây ra thật. Một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Liên Mỹ đã rơi ngay từ sau lúc cất cánh ở sân bay Mexico City sáng hôm trước. Cả mười bẩy hành khách và phi đoàn đều chết.

Các nhà cầm quyền Mexico đã đổ tội ngay cho hãng hàng không này là không chuẩn bị chu đáo cho các máy bay của mình. Abel nhấc điện thoại lên và yêu cầu tổng đài cho nói chuyện đường dài.

Thứ bẩy này có lẽ ông đã về đến Chicago rồi, Abel nghĩ bụng. ông giở sổ địa chỉ tìm số điện thoại trong nước.

- sẽ bị muộn khoảng ba mươi phút, - một giọng Anh rất gọn báo cho ông biết.

- Cảm ơn cô, - Abel nói rồi nằm ra giường nghĩ ngợi, với chiếc máy điện thoại để bên cạnh. Hai mươi phút sau có tiếng chuông reo.

Đường dây hải ngoại đã thông, thưa ông, - vẫn giọng gọn gàng khi nãy nói.

- Abel, có phải ông đấy không ông đang ở đâu đấy?

- Tôi đây, tôi đang ở London.

- ông xong chưa? - tiếng cô gái hỏi.

- Tôi đã bắt đầu nói đâu? - Abel nói.

- Tôi xin lỗi, thưa ông, tôi muốn hỏi ông có nói được với bên Mỹ không.

- Ồ có chứ. Cảm ơn cô. Lạy Chúa, Henry ạ, ở đây họ nói một thứ ngôn ngữ khác.

Henry Osborne cười.

- Này, ông có nghe về chiếc máy bay chở khách của hãng Liên Mỹ rơi ở Mexico City không thế?

- CÓ tôi có nghe, - Henry đáp - Nhưng ông không có gì phải lo cả đâu. Chiếc máy bay này được bảo hiểm cẩn thận, công ty hoàn toàn bồi thường, vì vậy họ không thiệt thòi gì, và chứng khoán vẫn vững vàng như trước .

- Tôi không quan tâm đến chuyện bảo hiểm, - Abel nói. - Đây có thể là cơ hội tốt nhất cho chúng ta thí nghiệm xem cái quy chế của ông Kane kia mạnh đến chừng nào.

Tôi không hiểu, Abel. ông nói vậy là thế nào?

- ông hãy nghe kỹ đây nhé. Rồi tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho ông biết là tôi sẽ làm thế nào khi Thị trường chứng khoán mở vào sáng thứ hai. Tôi sẽ về New York vào thứ ba để phối hợp đoạn kết thúc của dàn nhạc này.

Henry nghe những lời căn dặn của Abel Rosnovski rất kỹ. Hai mươi phút sau, Abel bỏ máy.

Thế là xong.

Buổi sáng hôm Curtis Fenton gọi điện thoại báo cho William biết là Nam tước Chicago đã đóng hết tài khoản ở ngân hàng tín dụng Continental, còn buộc tội Fenton không trung thực và không biết tôn trọng nguyên tắc nghề nghiệp, thì ông biết rồi thế nào cũng sẽ còn rắc rối với Abel Rosnovski.

- Tôi nghĩ là mình đã làm đúng khi viết báo cáo cho ông rằng ông Rosnovski có mua được những chứng khoán của Lester, - nhà ngân hàng nói một cách buồn bã, - thế mà hóa ra tôi bị mất đi một trong những khách hàng lớn nhất. Tôi không biết rồi ban giám đốc của tôi sẽ còn nói gì đây.

William nói cho Fenton yên tâm là ông sẽ nói với cấp trên của ông ta. Tuy nhiên điều ông bận tâm nhiều hơn cả là không biết rồi Abel Rosnovski sắp tới sẽ làm gì.

Gần một tháng sau thì ông hiểu ra. ông đang xem những thư từ gửi đến ngân hàng sáng thứ hai thì bỗng có điện thoại của đại lý gọi đến cho ông biết là có ai đó đã tung ra thị trường một phần chứng khoán của công ty hàng không Liên Mỹ tương đương với một triệu đô la. William buộc phải quyết định ngay lập tức là mua những cổ phần ấy về. Đến hai giờ chiều hôm đó William chưa kịp mua thì giá thị trường bắt đầu

tụt xuống. Vào lúc thị trường chứng khoán New York đóng cửa, tức vào ba giờ, thì giá cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ đã giảm đi một phần ba.

Vào mười giờ mười phút sáng hôm sau, William lại nhận được điện thoại của đại lý lúc này đã cuống lên.

Lại một triệu đô la cổ phiếu Liên Mỹ nữa đưa ra thị trường vào đầu giờ làm việc. Đại lý kêu rằng việc bán phá giá cổ phiếu này có hậu quả rất tai hại. Đâu đâu cũng rao bán cổ phiếu Liên Mỹ đến nỗi giá tụt hẳn xuống đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hai mươi bốn giờ trước đây giá mỗi cổ phiếu còn là bốn đô la rưỡi, thế mà bây giờ người ta chỉ còn bán lấy mấy xu thôi.

William bảo Alfred Rodgers là thư ký công ty triệu tập cuộc họp ban giám đốc vào ngày thứ hai tuần sau đó ông cần có thời gian để tìm ra xem ai là người chịu trách nhiệm về vụ phá giá này, mặc dầu trong thâm tâm ông không hoài nghi gì lắm. Đến thứ tư, ông đành bỏ hết mọi ý nghĩ tăng giá cổ phiếu Liên Mỹ bằng cách đi vét thị trường nữa. Cuối ngày hôm đó ủy .ban phụ trách về an ninh hối đoái tuyên bố sẽ

tiến hành điều tra về những hoạt động giao dịch chung quanh các cổ phiếu Liên Mỹ. William biết đã đến lúc Ban giám đốc ngân hàng Lester phải quyết định xem có ủng hộ công ty hàng không này một thời gian từ ba đến sáu tháng nữa để ủy ban nói trên

hoàn thành công việc điều tra của họ hay là cứ để cho công ty phá sản. Đằng nào thì cũng đều rất nguy hiểm, cả cho túi tiền của William cũng như cho uy tín của ngân hàng.

Hôm sau William không lấy làm ngạc nhiên thấy Thaddeus Chen phát hiện cho biết công ty đã phá giá ba triệu đô la cổ phiếu của Liên Mỹ chính là một trong những công ty đứng ra làm vỏ cho Abel Rosnovski, có tên là Công ty bảo hành đầu tư. Người

phát ngôn cho công ty đưa ra một bản tuyên bố báo chí giải thích lý do bán cổ phiếu của họ: họ rất lo về tương lai của công ty sau khi đã có tuyên bố rất trách nhiệm" của Chính phủ Mexieo về phương tiện dịch vụ không chu đáo và những thủ tục của công ty hàng không Liên Mỹ.

- Tuyên bố có trách nhiệm, - William tức giận thốt lên, - Chính phủ Mexico chưa hề có tuyên bố nào có trách nhiệm từ khi họ rêu rao rằng Speedy Gonzales sẽ thắng trong cuộc chạy đua 100 mét ở Thế vận Heisilki.

Báo chí đã làm ầm lên về lời giải thích của Công ty bảo hành đầu tư, và đến thứ sáu thì Cơ quan Hàng không Liên bang buộc hãng đó phải ngừng hoạt động cho đến khi nào điều tra được rõ ràng về các phương tiện dịch vụ và thủ tục của họ.

William tin chắc rằng công ty Liên Mỹ không có gì đáng sợ cuộc điều tra nói trên, nhưng buộc họ phải ngừng hoạt động thì rất tai hại cho những hành khách đã mua vé ngắn hạn. Không có công ty hàng không nào lại chịu để cho máy bay của mình nằm yên dưới đất được, chỉ có bay lên thì mới đẻ ra tiền.

Một số những công ty khác được ngân hàng Lester đại diện cũng xét lại những cam kết của họ trong tương lai, khiến cho những vấn đề của William càng thêm phức tạp. Báo chí cũng nhanh chóng chỉ ra rằng ngân hàng Lester là người bảo đảm cho công ty hàng không Liên Mỹ. Đáng ngạc nhiên là đến chiều thứ sáu những cổ phiếu của Liên Mỹ lại bắt đầu tăng lên, và William không cần phải đoán lâu cũng có thể biết

tại sao. Sau đó, điều dự đoán của ông được Thaddeus Chen khẳng định: người mua chính là Abel Rosnovski. ông ta đã bán ào đi tất cả cổ phiếu của Liên Mỹ rồi bây giờ dần dần mua lai từng ít một trong khi giá cổ phiếu vẫn con rất thấp. William lắc đầu bực mình nhưng cũng rất khâm phục ông ta.

Rosnovski đã kiếm được một khoản tiền lớn cho mình trong khi làm cho William phá sản cả về uy tín và tiền nong.

William tính ra mặc dầu Công ty Nam tước mạo hiểm bỏ ra trên 3 triệu đô la nhưng rồi kết cục sẽ kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. Hơn nữa, rõ ràng là Rosnovski không quan tâm đến việc tạm thời bị mất mát và dù sao cũng chỉ coi đó như mất vào thuế má thôi. Điều duy nhất ông ta quan tâm là sự sụp đổ hoàn toàn uy tín của Lester.

Hôm ban giám đốc họp vào thứ hai, William giải thích đầu đuôi câu chuyện cho mọi người biết là có liên quan đến cuộc xung đột giữa Rosnovski với ông, và nhân đây xin từ chức luôn. Đề nghị đó của ông không được chấp thuận. Không có chuyện bỏ phiếu, nhưng ai nấy rì rầm nói với nhau. Wilham biết rằng Rosnovski lại tiến công một lần nữa thì các bạn đồng nghiệp của ông sẽ không thể có thái độ rộng lượng như lần này được nữa.

Ban giám đốc tiếp tục bàn xét xem ngân hàng có nên ủng hộ công ty hàng không Liên Mỹ nữa không.

Tony Simmons thuyết phục mọi người tin rằng những kết quả điều tra của Cơ quan hàng không Liên bang sẽ có lợi cho Công ty này, và rồi chả bao lâu cả ngân hàng cũng như William sẽ thu hồi được tiền của mình về Sau cuộc họp, Tonyg phải thừa nhận với William rằng quyết định trên đây của họ, về lâu về dài chỉ có lợi cho Rosnovski thôi, nhưng ngân hàng không có cách nào khác là phải bảo vệ lấy uy tín của mình.

Điều dự đoán của ông ta là đúng. ủy ban phụ trách về an ninh hối đoái công bố kết quả điều tra của họ. Ngân hàng Lester "hoàn toàn không có gì đáng trách", còn Công ty bảo hành đầu tư thì bị phê phán kịch liệt.

Sáng hôm đó, khi thị trường giao dịch về cổ phiếu Liên Mỹ, William rất ngạc nhiên thấy chứng khoán đã tăng lên rất mạnh. Chả mấy chốc nó trở lại bốn đô la rưỡi như cũ.

Thaddeus Cohen cho William biết người mua chính lại vẫn là Abel Rosnovski.

Lúc này tôi chỉ cần biết thế, - William nói. - Không những ông ta kiếm được khoản lãi to trong toàn bộ vụ này, mà đến khi nào thấy thuận tiện ông ta có thể tái diễn nữa.

- Thực ra, - đó chính là cái ông cần đấy. - Thaddeus Cohen nói.

- Tùy ông nghĩ, Thaddeus ạ, - Wilham nói. - Nhưng san ông nói khó hiểu vậy?

- ông Abel Rosnovski đã mắc sai lầm đầu tiên của ông ta trong việc nhận định, vì ông ta đã làm trái với pháp luật. Bây giờ đến lượt ông kiện lại đi.

CÓ lẽ ông ta không biết rằng điều ông ta vừa làm là phi pháp, và vì những lý do sai lầm mà ông ta đã làm như vậy.

- ông nói sao? - William hỏi lại.

- Đơn giản thôi, - Thaddeus Cohen nói. - Vì ông bị ám ảnh về Rosnovski, và ông ta cũng bị ám ảnh về ông, cho nên cả hai người điều bỏ qua cái điều rất hiển nhiên là: nếu anh bán cổ phiếu chỉ nhằm mục đích làm cho giá thị trường tụt xuống để rồi lại mua những cổ phiếu ấy ở giá thấp nhất và kiếm lãi vào đó, thì như thế là anh vi phạm Điều 10b-5 của ủy ban hối đoái và là phạm tội lừa đảo. Tôi chắc là ý đồ lúc đầu

của ông Rosnovski không phải kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Thực ra, chúng tôi rất biết ông ta chỉ muốn gây khó khăn cho cá nhân ông thôi. Nhưng ai mà tin được nếu ông ta giải thích rằng phá giá cổ phiếu vì thấy không thể trông cậy được vào công ty, rồi chính ông ta lại mua những cổ phiếu ấy khi giá hạ xuống đến cùng tịt. Dứt khoát là không ai tin được, và ủy ban an ninh hối đoái lại càng không tin được. Ngày mai tôi sẽ có báo cáo viết đầy đủ gửi cho ông, William, và giải thích ý nghĩa pháp luật của chuyện đó.

- Cảm ơn ông, - William nói, rất phấn khởi về tin vừa rồi.

Chín giờ sáng hôm sau, bản báo cáo của Cohen đã nằm trên bàn làm việc của William . Sau khi xem xét kỹ nội dung, ông bèn triệu tập một cuộc họp nữa. Các

giám đốc đều đồng ý với chủ trương của William.

Thaddeus Chen được yêu cầu thảo một thông cáo báo chí viết rất cẩn thận và tối hôm đó gửi đi luôn. Sáng hôm sau, tờ Nhật báo phố Wall có bài đăng trên trang

nhất như sau:

William Kane, chủ tịch ngân hàng Lester, có đầy đủ lý do để tin rằng việc Công ty bảo hành đầu tư bán các cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ tháng 11 năm 1952, một công ty được Lester ủng hộ, chỉ nhằm kiếm lợi nhuận một cách phi pháp. Mọi người đều biết Công ty bảo hành đầu tư chịu trách nhiệm về việc đưa ra thị trường một triệu đô la cổ phiếu khi thị trường mở vào ngày thứ hai, 12 tháng 5 năm

1952. Năm giờ đồng hồ sau, một triệu đô la nữa lại tung ra thị trường. Rồi đến khi thị trường hối đoái mở lại vào ngày thứ ba 13-5-1952 thì Công ty bảo hành đầu tư trên đây lại bỏ ra một triệu đô la nữa. Điều đó khiến cho chứng khoán tụt xuống đến mức kỷ lục. Sau cuộc điểu tra của ủy ban an ninh hối đoái thì người ta được biết giữa Ngân hàng Lester với Công ty hàng không Liên Mỹ không hề có chuyện giao dịch phi

pháp, vì sau đó giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp lại vọt lên. Công ty bảo hành đầu tư đã nhanh chóng trở lại thị trường mua các cổ phiếu với giá rất thấp. HỌ tiếp tục mua cho đến khi bù lại được số ba triệu đô la chứng khoán mà họ đã bỏ ra trước đây.

Chủ tịch và các giám đốc ngân hàng Lester đã gửi một bản sao những tài liệu liên quan đến bộ phận chuyên về những vụ lừa đảo của ủy ban an ninh hối đoái và yêu cầu họ tiến hành điều tra kỹ lưỡng.

Dưới bản thông báo là toàn văn điều 10b-5, và bài báo lại bình luận thêm rằng đây đúng là trường hợp thí nghiệm mà Tổng thống Truman đang muốn có. Rồi một bức tranh châm biếm phía dưới vẽ Harry S Truman đang bắt quả tang một nhà kinh doanh

thọc tay vào lọ kẹo.

William mỉm cười sau khi đọc hết bài báo. ông tin rằng từ nay trở đi không nghe nói đến Abel Rosnovski nữa.

*****

Abel Rosnovski nhăn mặt không nói gì trong khi Henry Osbome đọc lại thông báo trên đây cho ông ta nghe lần nữa. Abel nhìn lên, ngón tay sốt ruột gõ trên mặt bàn.

- Các giới ở Washington nhất quyết làm cho ra vụ này, - Osborne nói.

- Nhưng Henry, ông rất biết là tôi không có bán Liên Mỹ để kiếm chác nhanh chóng trên thị trường, - Abel nói. - Lợi nhuận đã kiếm được ấy đối với tôi vô nghĩa.

Tôi biết thế, - Henry nói. - Nhưng nếu ông định thuyết phục ủy ban tài chính Thượng viện rằng Nam tước Chicago không quan tâm đến chuyện tiền mà thực ra đó chỉ là để thanh toán một mối thù riêng với william Kane, thì họ sẽ cười cho thối óc, ở Thượng viện hay ra tòa cũng vậy.

- Mẹ kiếp, Abel nói. - Vậy tôi làm thế quái nào bây giờ

- Trước hết, ông phải im thin thít để cho việc này qua đi đã. ông nên bắt đầu cầu nguyện xem có chuyện bê bối nào to hơn nổ ra để Truman phải lo vào đó, hoặc để các nhà chính trị phải dính vào chuyện bầu cử nên không có thời gian điều tra nữa. May ra, một chính quyền mới sẽ bỏ quách chuyện này đi.

Nhưng dù ông làm gì đi nữa, Abel, thì ông cũng đừng mua thêm chứng khoán liên quan đến ngân hàng Lester, nếu không ông sẽ bị phạt một khoản vô cùng lớn đấy Còn tôi thì cứ để tôi xoay với những người của đảng Dân chủ ở Washington xem thế nào.

- ông nhắc cho văn phòng Harry Truman biết là tôi đã hiến 50 ngàn đô la cho quỹ vận động bầu cử lần trước, và lần này tôi cũng sẽ làm như vậy cho Adlai.

- Tôi đã nói rồi, - Henry nói. - Thực ra, tôi cũng muốn khuyên ông hiến 50 ngàn cho cả đảng Cộng hòa nữa. .

- HỌ thì chỉ bé xé ra to, - Abel nói. - To đến mức Kane có thể lợi dụng để làm ầm lên nữa mà thôi.

ông lại tiếp tục gõ ngón tay lẽn mặt bàn.

Báo cáo quý sau đó của Thaddeus Cohen cho biết Abel Rosnovski đã thôi không mua bán chứng khoán gì của các công ty trong ngân hàng Lester nữa. Hình như lúc này ông ta tập trung sức lực vào xây thêm nhiều khách sạn ở Châu âu. Ý kiến của Cohen cho rằng Rosnovski chẳng qua chỉ im tiếng để chờ cho đến khi nào có quyết định của ủy ban an ninh Hối đoái về vụ Liên Mỹ đó thôi.

Đại diện của ủy ban này đã đến ngân hàng gặp William nhiều lần. ông đã nói hết với họ một cách rất thẳng thắn, nhưng họ không bao giờ cho biết cuộc điều tra đã tiến hành đến đâu và cũng không nói đã gây ra vụ cổ phiếu sụt giá.

Cuối cùng ủy ban đó đã kết thúc công việc điều tra -và cảm ơn William về sự hợp tác của ông. Từ đó trở đi, ông không nghe nói gì đến họ nữa.

Gần đến ngày bầu cử Tổng thống và Truman thì hình như đang tập trung vào việc giải thể tổ hợp công nghiệp Du Pont, William bắt đầu lo rằng Abel Rosnovski rất có thể sẽ thoát được vụ này. ông không thể nghĩ rằng Henry Osbome giật dây được một số người trong Quốc hội. ông nhớ rằng Cohen đã có lần nhắc đến việc Công ty Nam tước hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động bầu cử của Harry Truman, và bây giờ ông lại ngạc nhiên thấy trong báo cáo của Cohen nói đến chuyện Rosnovski lại cũng hiến một khoản tiền như vậy cho Adlai Stevenson, người của đảng Dân chủ ra ứng cử Tổng thống, ngoài ra lại cũng hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động của Eisenhower nữa. Báo cáo của Cohen nhấn mạnh vào điểm này.

Trước nay không bao giờ William nghĩ đến ủng hộ ai vào chính quyền nếu người đó không thuộc đảng Cộng hòa, bây giờ rất muốn cho tướng Eisenhower, một ứng cử viên đột xuất đã nổi lên hàng đầu ngay từ Đại hội Chicago, sẽ đánh bại Adlai Stevenson, mặc dầu ông biết rằng chính quyền Cộng hòa ít có khả năng tiến hành điều tra vụ âm mưu mua bán cổ phiếu này so với một chính quyền Dân chủ.

Khi tướng Dwight D.Eisenhower (xem ra nước Mỹ có yêu mến Ike thật) được bầu làm Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ ngày 4 tháng 11, 1952, Wilham cho rằng Abel Rosnovski đã thoát được tội, và ông chỉ mong sao Rosnovski rút kinh nghiệm để ìần sau đừng có gây sự với ngân hàng Lester nữa. Chỉ có điều nhỏ bù cho William là trong cuộc bầu cử này nghị sĩ Quốc hội Henry Osbome đã mất ghế vào tay một ứng cử viên Cộng hòa. Cái áo choàng bên ngoài của Eisenhower có nhiều đuôi nên đối thủ của Osborue đã biết nắm vào đó. Thaddeus Cohen nghiêng về phần nghĩ rằng Henry Osborne sẽ không còn có ảnh hưởng đối với Abel Rosnovski như trước kia nữa. Dư luận ở Chicago đồn rằng từ sau khi ly dị với cô vợ giàu có của ông ta, Osborne nợ Rosnovski rất nhiều tiền và lại chơi bời cờ bạc rất ghê.

William cảm thấy sung sướng và thoải mái dễ chịu hơn trước đây nhiều. ông mong có thể bước vào thời kỳ hòa bình thịnh vượng như Eisenhower đã hứa trong bài diễn văn khai mạc của ông ta.

Qua vài năm đầu của chính quyền Tổng thống mới, Wilìiam đã dần quên đi những lời đe dọa của Rosnovski, cho đó chỉ là chuyện quá khứ. ông báo cho Thaddeus Cohen biết ông tin rằng Abel Rosnovski sẽ không làm gì nữa đâu. Nhà luật gia không bình luận gì ông ta có được yêu cầu phải bình luận đâu.

William dồn sức vào việc xây dựng ngân hàng Lester cho có quy mô và uy tín lớn hơn, và bây giờ ông càng có ý thức rằng làm như thế vì con mình cũng như bản thân mình nữa. Một số nhân viên trong ngân hàng đã bắt đầu mỗi khi nhắc đến ông thì dùng chữ "ông già".

- Thì cũng phải thế thôi, - Kate nói.

- Vậy tại sao người ta không gọi em- là "bà già"? - William dịu dàng hỏi.

Kate nhìn lên cười.

- Bây giờ thì em biết được cái bí quyết tại sao anh không thích quan hệ với những người đàn ông vô nghĩa rồi.

William cười.

- Vì có một người đàn bà đẹp, - ông đáp.

Chỉ còn một năm nữa là đến sinh nhật thứ hai mươi mốt của Richard. Wiỉliam xem lại những điều khoản trong di chúc của mình. ông để riêng ra 5 triệu đô la cho Kate, 2 triệu đô la cho mỗi cô con gái, còn toàn bộ tài sản của gia đình cho Richard, trong đó ông không quên sẽ mất một khoản lớn vào thuế thừa kế.

Ngoài ra, ông cũng để một triệu đô la cho trường Harvard.

Richard cũng đã tranh thủ làm được rất nhiều trong bốn năm học ở trường Harvard. Vào đầu năm cuối, không những anh tỏ ra là một sinh viên xuất sắc nhất mà anh còn chơi cả xe-lô trong dàn nhạc của trường và là một tay ném bóng giỏi trong đội tuyển

dã cầu của trường nữa. Đến William cũng phải khen ngợi anh về chỗ đó. Còn Kate thì chỉ hỏi cho biết là có bao nhiêu sinh viên bỏ chiều thứ bảy chơi dã cầu cho trường Harvard đấu với trường Yale, và tối chủ nhật thì có bao nhiêu người chơi đàn xe-lô trong đội tứ tấu của trường và biểu diễn ở phòng hòa nhạc Lowell?

Năm cuối cùng trôi qua rất nhanh, và khi Richard rời trường Harvard, trong tay có sẵn bằng tú tài về toán với cây đàn xe-lô và cây gậy dã cầu, anh chỉ yêu cầu được nghỉ giải trí cho sướng trước khi vào học trường Kinh doanh ở bên kia sông Charles. Anh lên máy bay đi Barbados với một cô gái có tên là May Bigelow, mà cô gái này thì bố mẹ anh không hề biết đến. CÔ Bigelow là người theo học ở trường Vassar và

cũng có học nhạc. Hai tháng sau khi đi nghỉ và người đã bị cháy đen gần như thổ dân ở đây, Richard đưa cô gái về nhà gặp bố mẹ. William thấy cô Bigelow cũng bằng lòng, vì dù sao cô ta cũng là cháu gái của Lan Lloyd.

Ngày 1 tháng Mười, 1955, Richard đến trình diện ở trường Kinh doanh của Đại học Harvard để bắt đầu công việc chuẩn bị tốt nghiệp, và anh về ở ngôi nhà của bố mẹ. Anh vứt tất cả những bàn ghế bằng mây tre của William và tháo gỡ những mảnh giấy hoa hoét dán lên tường mà trước đây Matthew Lester cho là rất hiện đại, anh trải thảm kín phòng khách, đặt một cái bàn gỗ sồi giữa phòng ăn, một cái máy rửa đĩa bát trong bếp, và rất nhiều khi còn đặt cả CÔ Bigelow vào phòng ngủ nữa.

Tháng Mười 1952, Abel ở Istanbul nghe tin David Maxton chết vì đau tim đã vội trở về ngay. ông cùng với George và Florentyna dự đám tang ở Chicago và sau đó nói với bà Maxton rằng bà là khách mời của bất cứ khách sạn Nam tước nào trên thế giới, tùy bà thích đi đâu thì đi đó và cứ như thế cho đến hết đời. Bà không hiểu được tại sao Abel lại có cử chỉ rộng rãi như thế.

Hôm sau, Abel quay về New York. ông hài lòng thấy trên bàn làm việc của mình ở tầng 42 có báo cáo của Henry Osborue cho biết là chuyện kia bây giờ đã nguội rồi. Theo Henry thì chính quyền mới của Eisenhower không có khả năng tiến hành điều tra vụ thất bại của công ty hàng không Liên Mỹ, nhất là từ khi chứng khoán đã ổn định được gần một năm nay rồi. Vì thế cũng chẳng có lý do gì khơi lại vụ bê bối

nữa. Phó Tổng thống của Eisenhower, Richard M.Nixon, hình như quan tâm nhiều hơn đến việc xua cuối bóng ma cộng sản là điều mà Joe Mccarthi trước đây đã không làm được.

Hai năm sau đó Abel tập trung vào xây dựng khách sạn ở châu âu. Florentyna khai mạc khách sạn Nam tước Paris năm 1953 và Nam tước Lon don vào cuối năm 1954. Các khách sạn Nam tước khác theo nhau phát triển ở Brussels, Rome, Amsterdam,

Geneva, Edinburgh, Cannes và Stockholm trong một chương trình mười năm.

Abel có quá nhiều việc nên không còn có thời gian nghĩ đến William Kane lúc này đang tiếp tục thịnh vượng lên. ông cũng không nghĩ đến chuyện mua cổ phiếu ở ngân hàng Lester hay những công ty liên quan khác. Tuy nhiên ông vẫn bám vào những cổ phiếu đã có, hy vọng rằng thế nào cũng có dịp chơi cho William Kane một vố đến mức dù có phục hồi được cũng khó. Abel tự nhủ với mình là lần sau có làm gì cũng phải chắc chắn là không đụng chạm đến pháp luật.

Trong thời gian Abel thường đi vắng ở nước ngoài nhiều, George là người quản lý công ty Nam tước.

Abel hy vọng Florentyna sẽ tham gia vào Ban giám đốc ngay sau khi cô rời trường Radcliffe tháng sáu năm 1955. ông đã quyết định là để cho cô chịu trách nhiệm về tất cả các cửa hàng trong khách sạn, lo về công việc mua sắm của những cửa hàng đó để làm sao tự chúng trở thành một giang sơn riêng sau này.

Florentyna nghe nói đến triển vọng ấy thì rất thích, nhưng cô đòi phải có thêm hiểu biết về kinh nghiệm bên ngoài đã rồi mới tham gia ban giám đốc của cha cô được. CÔ không cho rằng những năng khiếu của mình về thiết kế, sử dụng màu sắc và về tổ chức có thể thay thế cho kinh nghiệm thực tế được. Abel gợi ý cho cô đi học lớp huấn luyện ở Thụy Sĩ tại Nhà trường nổi tiếng về phục vụ khách sạn ở Lausanne.

Florentyna không nghe, bảo là cô muốn làm việc hai năm ở một cửa hàng New York trước khi quyết định xem có nên tiếp quản những cửa hàng trong các khách sạn hay không. CÔ quyết tâm nếu đã làm thì phải có năng lực thật và nói "... không nên chỉ là con gái bố mà thôi". Abel hoàn toàn đồng ý như vậy.

- Một cửa hàng ở New York, thế thì xong ngay, - ông nói, - BỐ sẽ gọi cho Walter Hovinh ở nhà hàng Tiffany, và con có thể đến đó bắt đầu ở cương vị phụ trách ngay được.

- Không, - Florentyna nói, tỏ ra cô cũng đã thừa hưởng được cái tính ngang ngạnh của bố, - Tương đương với một người hầu bàn ở khách sạn Plaza là gì?

- Là một cô gái bán hàng trong cửa hàng bách hóa,- Abel cười đáp.

- Thế thì con muốn làm đúng như vậy, - cô nói.

Abel không cười nữa.

- Con nói thật đấy ư? Với bằng tốt nghiệp ở Radchffe và với tất cả những chuyện đã đi đây đó rồi, bây giờ con muốn làm một cô gái bán hàng vô danh ư?

- Làm một anh hầu bàn vô danh ở Plaza có hại gì cho bố đâu khi bố xây dựng được một trong những công ty khách sạn nổi tiếng thế giới? - Florentyna nói.

Abel biết là mình chịu thua con gái rồi. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt xám lạnh của cô con gái xinh đẹp ông cũng biết là cô đã quyết tâm, dù cho nói cách nào cũng chẳng làm cho cô thay đổi ý kiến được nữa.

Sau khi tốt nghiệp Radchffe, cô sống một tháng với bố ở Châu âu, kiểm tra từng bước phát triển của khách sạn Nam tước mới. CÔ chính thức khai mạc Nam tước Brussels. ở đây, cô chinh phục được một anh chàng quản lý trẻ và đẹp trai biết nói tiếng Pháp, nhưng Abel thì bảo anh ta toàn mùi tỏi. CÔ hạn cho anh ta ba ngày làm sao hết mùi đó đi rồi mới được hôn. Nhưng cô không bao giờ thừa nhận với bố rằng

tỏi là một nguyên nhân.

Sau khi về New York với bố rồi, Florentyna lập tức xin việc, (trong quảng cáo ở báo gọi là chỗ trống) làm người phụ việc bán hàng ở Bloomingdale. Lúc viết đơn xin việc, cô ghi tên là Jessie Kovats, vì cô biết rằng . nếu khai mình là con gái Nam tước Chicago thì chẳng ai sẽ để yên cho cô được đâu.

Mặc dầu bố rất phản đối, cô cũng vẫn bỏ cả căn phòng đặc biệt của mình trong khách sạn Nam tước New York, đi tìm một chỗ riêng khác để ở. Một lần nữa Abel phải chịu thua và đành mua tặng cho cô con gái một căn hộ nhỏ nhưng rất lịch sự trên Đường 57 cạnh bờ sông, coi đó như quà sinh nhật thứ hai mươi hai cho con gái.

Florentyna đã biết kỹ các ngóc ngách ở New York và sống một cuộc sống bình dân. Từ lâu cô đã quyết tâm không cho các bạn mình biết là sẽ làm việc ở Bloomingdale. CÔ sợ nếu họ biết thì sẽ đến thăm cô và chẳng mấy chốc sẽ không giấu được tông tích của mình nữa, do đó không thể được đào luyện như mọi người bình thường khác đi học việc.

Khi các bạn cô dò hỏi, cô chỉ bảo là mình giúp trông nom một số cửa hàng trong khách sạn của bố thôi.

Nghe cô trả lời thế cũng không ai hỏi thêm.

Jessie Kovats - cô phải mất một thời gian mới quen với cái tên ấy - bắt đầu ở bộ phận hóa mỹ phẩm. Sau sáu tháng, cô có thể sẵn sàng tự mình trông coi được ngăn hàng này. Các cô gái ở Bloomingdale thường làm việc có đôi với nhau, Florentyna lập tức chọn cùng làm với cô nào lười nhất trong cửa hàng. Như vậy cả hai cô cùng được lợi. CÔ được Florentyna chọn là Maisie, một cô gái tóc vàng mũm mĩm nhưng ít học và chỉ thích có hai thứ trên đời, đó là lúc đồng hồ chỉ sáu giờ và đàn ông. Cái trên mỗi ngày chỉ có một lần, còn cái dưới thì bất cứ lúc nào.

Hai cô chẳng mấy chốc đã trở thành bồ với nhau nhưng không phải là bạn. Florentyna học được của cô kia rất nhiều thứ, thí dụ như thế nào trốn việc được

mà không bị người quản lý ở tầng phát hiện, và làm thế nào để được người đàn ông đến kéo đi.

Quầy hàng hóa mỹ phẩm kiếm được khá nhiều lãi sau sáu tháng đầu hai cô cùng làm với nhau, mặc dầu phần lớn thời gian Maisie chỉ đem những thứ hàng đó ra thử thử không bán mấy. CÔ ta thường bỏ hai tiếng đồng hồ để bôi lại móng tay. Florentyna, trái lại , thấy mình có năng khiếu bán hàng nên rất thích. Điều đó rất có lợi cho cô, vì chỉ mấy tuần sau là người quản lý đã coi cô như một người thạo việc không khác gì

những người đã làm ở đây từ nhiều năm.

Việc cộng tác với Maisie rất hợp với ý muốn của Florentyna. Khi hai người được chuyển sang quầy hàng khác gọi là áo Đẹp Hơn thì Maisie thỏa thuận với Florentyna là một người sẽ chuyên mặc thử áo, còn một người chuyên bán. Maisie hễ trông thấy người đàn ông nào hoặc đi với vợ hay người yêu là tìm cách thu hút được sự chú ý của họ vào đây, dù cho chất lượng hàng có thế nào đi nữa. Một khi họ đã rơi vào

bẫy rồi, Florentyna xen đến và thế nào cũng bán cho khách được một thứ gì. Kể ra ở ngăn hàng gọi là áo Đẹp Hơn mà như thế thì không ổn, nhưng Florentyna bao giờ cũng thuyết phục được những nạn nhân của Maisie phải mua một cái gì đó. ít người ra khỏi đây mà ví tiền vẫn còn nguyên.

Lợi nhuận trong sáu tháng đầu của bộ phận này tăng lên được 30 phần trăm, và kiểm soát viên của tầng cho rằng hai cô này rõ ràng làm với nhau rất hợp. Florentyna không nói gì để tỏ ra trái với cảm tưởng đó của ông ta. Trong khi bao nhiêu người khác trong cửa hàng phàn nàn về bạn cùng quầy với mình làm quá ít, thì Florentyna cứ tiếp tục ca ngợi Maisie là người bạn cùng làm việc lý tưởng và đã dạy cho cô

biết rất nhiều điều về một cửa hàng lớn hoạt động như thế nào. CÔ không nhắc đến lời khuyên mà Maisie đã tiết lộ với cô là xử lý như thế nào với những người đàn ông tỏ ra quá mức tình tứ.

Người bán hàng ở Bloomingdale coi như được khen hơn cả nếu được đưa ra một trong những quầy trông ra cửa vào ở Đại lộ Lexington, vì nếu ở đó sẽ là người

đầu tiên được khách hàng trông thấy mỗi khi họ bước vào cửa trước. Được đưa ra một trong những quầy này coi như được đề bạt, và ít khi có cô nào được mời ra

bán hàng ở đây nếu chưa làm việc trong cửa hàng ít nhất năm năm. Maisie đã làm ở cửa hàng Bloomingdale từ năm cô mười bảy, đến nay đã đủ năm năm còn Florentyna chỉ mới vừa được một năm.

Tuy nhiên do kỷ lục hai người bán được hàng là rất khá nên người quản lý quyết định cho hai cô xuống thử tầng dưới cùng và bán ở quầy văn phòng phẩm xem sao. ở quầy này Maisie không phát huy gì được lợi thế cá nhân của mình, vì không những cô không quan tâm gì đến đọc mà cả đến viết cũng không để ý nữa. Florentyna đã sống với cô ta một năm rồi mà không biết chắc là cô ta có biết đọc biết viết không.

Tuy nhiên, chỗ mới này khiến Maisie thích vô cùng vì cô ưng được người ta chú ý đến mình. Thế là hai cô gái vẫn tiếp tục cộng sự với nhau rất tốt.

*****

Abel thừa nhận với George rằng đã có một lần ông đến cửa hàng Bloomingdale nấp kín một chỗ theo dõi Florentyna làm việc, và ông phải thú thật là cô rất cừ.

ông đảm bảo với phó chủ tịch của mình là ông mong cho cô hoàn thành hai năm huấn luyện rồi sẽ đích thân thuê cô làm việc. Cả hai người đồng ý là sau khi Florentyna rời nhà hàng Bloomingdale sẽ cho cô làm phó chủ tịch công ty chịu trách nhiệm đặc biệt về những cửa hàng trong khách sạn. Florentyna là một cô gái rất giống tính bố, vì vậy Abel chắc chắn là khi cô nhận những trách nhiệm đã giao, sẽ không có vấn đề gì lắm.

Sau tháng cuối ở Bloomingdale, Florentyna được giao phụ trách sáu quầy hàng với chức phó Giám sát.

Nhiệm vụ của cô bây giờ bao gồm cả kiểm tra hàng tồn đọng, tiền mặt ở quỹ và giám sát mười tám nhân viên bán hàng khác. Nhà hàng Bloomingdale xem như đã coi Jessie Kovats là một nhân viên lý tưởng.

Florentyna chưa báo cho những nhân viên của mình biết là sắp tới cô sẽ về làm việc với bố cô và với tư cách phó chủ tịch Công ty Nam tước. Sáu tháng cuối cùng này sắp đi đến kết thúc, cô nghĩ bụng không biết sau khi mình đi rồi, thì Maisie tội nghiệp sẽ ra sao. Maisie thì yên trí là Jessie sẽ ở cả đời với Bloomingdale - ai mà chả thế - và chưa bao giờ đặt câu hỏi với mình cả. Florentyna cũng có nghĩ đến cho cô ta một việc làm trong một cửa hàng của khách sạn Nam tước New York. Chừng nào còn đứng sau một quầy hàng mà đàn ông thích tiêu tiền ở đó, thì Maisie còn có giá trị.

Một buổi chiều trong khi Maisie còn đang phục vụ một khách hàng - bây giờ cô ta đang ở bộ phận bán găng tay, khăn, mũ - cô kéo Fenton sang một bên và chỉ tay vào một chàng trai đang đứng lảng vảng xem găng trượt tuyết.

- Cậu thấy anh ta thế nào? - CÔ ta cười khúc khích hỏi.

Florentyna ngẩng lên nhìn theo Maisie chỉ, tưởng cũng bình thường như mọi khi, nhưng lần này cô phải thừa nhận rằng anh chàng kia là hấp dẫn. Tự nhiên, cô cảm thấy mình muốn được như Maisie.

- HỌ chỉ muốn một thứ thôi, Maisie, - Florentyna nói.

- Mình biết, - cô ta đáp. - Và anh ta có thể có được cái anh ta muốn.

- Mình chắc anh ta nghe thế sẽ thích lắm. - Florentyna nói, rồi quay ra phục vụ một khách hàng đang tỏ ra sốt ruột với thái độ bàng quan của Maisie trước mặt khách. Maisie tranh thủ lúc đã có Florentyna thay mình vội bước ra với chàng trai đang xem găng. Florentyna vẫn liếc nhìn về phía họ. CÔ lấy làm thú vị thấy anh ta chỉ chăm chăm nhìn mình, ra vẻ như xem Maisie có bị giám sát hay không. Maisie chỉ cười, và anh chàng đó mua một đôi găng da màu xanh thẫm rồi bỏ đi.

- Thế nào, anh ta có đáp ứng hy vọng của cậu không? - Florentyna hỏi với một giọng như ghen với cuộc chinh phục mới của Maisie.

Không đâu, - Maisie đáp. - Nhưng mình chắc thế nào anh ta cũng quay lại, - cô ta cười, nói tiếp.

Maisie đoán không sai, vì ngày hôm sau chàng trai kia lại đến quầy hàng găng, trông thái độ lúng túng hơn trước.

- Cậu nên ra phục vụ anh ta đi, - Florentyna nói.

Maisie vội nghe theo. Mấy phút sau, Florentyna suýt cười to lên vì thấy chàng trai kia lại bỏ đi sau khi mua một đôi găng màu xanh thẫm nữa.

Hai đôi rồi, - Florentyna nói. - Nhân danh cửa hàng Bloomingdale, mình có thể nói anh ta xứng đáng được có cậu

- Nhưng anh ta vẫn chưa mời mình đi đâu, - Maisie nói.

- Sao? - Florentyna không tin được. - Hay là anh ta thờ găng tay?

- Thật là rất đáng thất vọng, - Maisie nói. - Vì mình nghĩ anh ta rất dễ thương.

- Đúng đấy, cũng không tồi. - Florentyna nói.

Hôm sau khi chàng trai kia vừa đến, Maisie đã bỏ dở ngay một khách hàng là một bà già để chạy đến chỗ anh ta. Florentyna vội thay vào chỗ cô ta và lại liếc nhìn ra phía Maisie. Lần này cả khách hàng và cô bán hàng xem ra đã nói chuyện với nhau một cách đậm đà và cuối cùng anh chàng kia lại mua một đôi găng da màu xanh thẫm nữa.

- CÓ lẽ anh ta kết thật rồi. - Florentyna hỏi thử.

- CÓ lẽ thế, - Maisie đáp, - nhưng anh ta vẫn chưa hẹn gì hết

Florentyna vô cùng ngạc nhiên.

- Thế này nhé, - Maisie thất vọng nói, - nếu mai anh ta đến nữa thì cậu ra bán hàng được không?

Mình nghĩ có lẽ anh ta sợ không dám hỏi thẳng. Nếu qua cậu mà anh ta hẹn được thì dê hơn.

- Mua hoa cho người ngửi đấy. - Florentyna cười.

- Sao? - Maisie hỏi.

Thôi, không sao, - Florentyna nói. - Mình không biết là có thể bán cho anh ta được đôi găng nào không đây

Vào đúng giờ đó ngày hôm sau, chàng trai kia lại đẩy cửa bước vào và đến ngay quầy bán găng. CÔ nghĩ bụng ít ra anh ta cũng có được đức tính kiên trì.

Maisie thúc vào cạnh sườn Florentyna. Florentyna nghĩ đã đến lúc mình phải thử xem sao.

Xin chào ông.

- Ô chào cô, - chàng trai nói, vẻ ngạc nhiên... hay là thất vọng? cô cũng không biết nữa.

- Tôi giúp gì ông được không? - Florentyna hỏi.

- Không, à vâng, có. Tôi muốn mua một đôi găng,- anh ta lúng túng nói.

Vâng, thưa ông. ông dùng màu xanh thẫm chứ ạ?

Bằng da chứ ạ? Chắc thế nào cũng có đôi vừa tay ông, trừ phi chúng tôi đã bán hết rồi.

Chàng trai nhìn cô với một vẻ nghi hoặc khi cô đưa găng ra cho anh thử. Đôi này hơi quá rộng.

Florentyna lại đưa đôi khác. Đôi này hơi quá chật.

Anh ta nhìn ra phía Maisil. cô ta đang có một lô khách đứng quây xung quanh, nhưng cô ta không bị chìm vì vẫn liếc nhìn về phía chàng trai nọ và toét miệng cười. Anh ta cười lại nhưng hơi ngượng.

Florentyna đưa ra mặt đôi găng khác. Đôi này rất vừa.

- CÓ lẽ đúng là cái ông đang tìm. - Florentyna nói.

Không, không hẳn thế, - anh ta đáp với một vẻ lúng túng.

Florentyna nghĩ bây giờ đã đền lúc cô phải giúp anh chàng tội nghiệp này gỡ ra mới được. CÔ hạ giọng xuống và nói:

- Để tôi ra cứu cho Maisie đã. Tại sao ông không mời cô ta đi? Tôi chắc cô ta sẽ đồng ý ngay.

Ô không, - chàng trai nói. - CÔ không hiểu. Người tôi muốn mời đi không phải là cô ta... mà là cô.

Florentyna lặng người. Chàng trai như đã lấy thêm được can đảm.

- CÔ có thể đi ăn tối với tôi được không

CÔ trả lời có.

- Tôi đón cô ở nhà nhé?

- Không, - Florentyna trả lời có lẽ với một vẻ hơi kiên quyết, nhưng trong bụng cô thì lại rất muốn anh ta đến đón ở nhà cô, vì như vậy ai cũng có thể thấy CÔ không chỉ là một cô gái bán hàng. - Chúng ta gặp nhau ở một nhà ăn, - cô đáp nhanh.

Florentyna cố nghĩ thật nhanh đến một nơi nào đó không lộ liễu quá.

- Nhà hàng Allen ở góc đường 73 và Đại lộ 3 được không - anh ta hỏi.

- Vâng, được, - Florentyna đáp, nghĩ bụng giá là Maisie thì cô ta giải quyết tình hình này dễ như không.

- Khoảng tám giờ được không

- Vâng, khoảng tám giờ, - Florentyna đáp.

Chàng trai bỏ đi với một nụ cười trên mặt.

Florentyna nhìn theo anh ta đi khuất ra ngoài phố, và cô chợt nhớ ra anh ta đã đi mà không mua đôi găng.

Florentyna mất nhiều thời gian để chọn xem tối hôm đó sẽ mặc áo gì. CÔ muốn biết chắc là chiếc áo mình mặc sẽ không đến nỗi sặc sỡ lòe loẹt quá. CÔ đã sắm được một số áo để dùng riêng cho nhà hàng Bloomingdale, nhưng đó chỉ là áo trong khi làm việc thôi, và cô chưa từng mặc thứ đó vào buổi tối bao giờ.

Nếu anh bạn kia - Trời ơi, cô cũng chưa biết tên anh ta là gì cơ chứ - nghĩ cô là một cô gái bán hàng thì cô cũng không nên làm cho anh ta thất vọng. Bây giờ thì CÔ không thể không cảm thấy mình thực sự mong có cuộc gặp, chứ không phải ai cưỡng bách gì hết.

CÔ rời căn nhà mình ở Đông đường 51 trước tám giờ một chút, và phải chờ đến mấy phút sau mới gọi được tãyi.

- Cho tôi đến Allen, - cô bảo người lái xe.

- Trên Đại lộ Ba chứ?

- Vâng. -

- Tôi đoán đúng, thưa cô.

Florentyna đến nhà hàng chậm ít phút. CÔ để ý tìm xem chàng trai kia ngồi đâu. Anh ta đang đứng ở quầy rượu và giơ tay vẫy. Anh ta thay bộ đồ khác, mặc chiếc quần nỉ màu xám và chiếc áo khoác ngoài màu xanh thẫm. Trông rất sinh viên, Florentyna nghĩ bụng, và rất đẹp trai.

- Em xin lỗi đến muộn, - Florentyna nói.

- Không quan trọng. Điều quan trọng là em đến.

- Anh tưởng em không đến ư? - Florentyna hỏi.

- Anh không chắc lắm, - anh ta cười đáp. - Xin lỗi, chưa biết tên em là gì.

- Jessie Kovats, - Florentyna nói, nhất định giữ kín tên thật của mình. - Còn anh?

Richard Kane, - chàng trai nói và đưa tay ra.

CÔ bắt tay anh ta, và anh ta giữ lấy tay cô lâu hơn cô tưởng.

- Thế anh làm gì mà lại đi mua găng ở Bloomingdale? - cô hỏi đùa.

- Anh ở trường kinh doanh Harvard.

- Em lấy làm lạ tại sao họ không dạy cho anh biết là phần lớn người ta chỉ có hai tay thôi.

Anh ta cười một cách thoải mái và thú vị khiến cô muốn nói đùa thêm là chưa biết chừng hai người đã gặp nhau ở Cambridge từ hồi cô còn đi học Radcliffe.

- Ta đi kiếm chỗ ngồi chứ - anh ta nói và cầm lấy tay cô dẫn đến một chiếc bàn.

Florentyna nhìn lên thực đơn trên bảng.

- Bít-tết Salisbury chứ - cô hỏi.

- Gì cũng được, miễn có bánh cặp thịt, - Richard đáp

HỌ cười với nhau khi kể lại chuyện hai người không quen biết gì nhau nhưng trong bụng thì lại rất muốn. CÔ thấy anh ta ngạc nhiên về chuyện cô biết nhiều đến những cái anh ta nói.

Florentyna chưa từng ngồi với ai nói chuyện vui như thế. Richard nói về New York, về sân khấu và âm nhạc - rõ ràng là điều say mê đầu tiên của anh ta - và anh nói với sức hấp dẫn có duyên đến nỗi cô cảm thấy dễ chịu ngay. Hẳn anh ta có thể nghĩ cô là một cô gái bán hàng, nhưng lại đối đãi với cô như một người thuộc gia đình quý tộc. Anh ta hình dung như không lạ thấy cô có nhiều sở thích giống mình. Lúc anh ta hỏi sâu hơn về cô, cô chỉ nói là mình gốc Ba lan và đang sống ở New York với bố mẹ. Càng về khuya, cô càng thấy mình nói dối anh ta như thế là không thể tha thứ được. Tuy nhiên cô nghĩ rồi sau đây chúng ta sẽ chẳng còn bao giờ gặp lại nhau nữa, vậy có nói ra hay không cũng chẳng sao

Đến lúc đã muộn và hai người không thể uống thêm cà phê được nữa, họ rời nhà hàng Allen và Richard đi kiếm xe taxi nhưng họ đều có khách hoặc đã hết giờ làm.

- Em ở đâu? - anh ta hỏi. .

- Đường 57, - cô đáp mà không nghĩ gì khác.

- Vậy chúng ta đi bộ, - Richard nói và cầm lấy tay Florentyna.

CÔ cười đồng ý. HỌ thủng thẳng bước đi, thỉnh thoảng dừng lại nhìn vào tủ kính của các cửa hàng, cười cười nói nói. Không ai để ý đến những chiếc xe taxi vắng khách bây giờ đang chạy qua mặt họ. HỌ đi hết gần một giờ qua mười sáu quãng phố, và

Florentyna suýt nữa đã nói sự thật cho anh ta biết.

Đến đường 57, cô dừng lại bên ngoài một ngôi nhà cũ rách cách nhà cô ở vài trạm bước.

- BỐ mẹ em ở đây, - cô nói.

Anh ta có vẻ ngập ngừng, rồi buông tay cô ra.

Mong em sẽ gặp anh nữa, - Richard nói.

- Em rất muốn thế, - Florentyna đáp với một vẻ lễ độ nhưng lảng ra.

- Ngày mai chứ - Richard dè dặt hỏi.

- Ngày mai ư - Florentyna hỏi lại.

- Ừ tại sao chúng ta. không đến nhà hàng Thiên Thần Xanh và xem Bobby Short, - anh lại cầm lấy tay cô - ở đó thơ mộng hơn Allen chứ.

Florentyna hơi chững người. Kế hoạch của cô dành cho Richard không có chỗ nào dành cho ngày mai cả.

- Nếu em không muốn thì thôi, - anh ta nói trước khi cô bình tĩnh lại.

- Em muốn chứ, - cô khẽ nói.

- Anh sẽ ăn tối với bố anh, vậy đón em vào mười giờ được không?

- Không, không, - Florentyna nói. - Em sẽ gặp anh ở đó Chỉ cách đây có hai quãng thôi.

Vậy mười giờ nhé. - Anh ta cúi xuống hôn nhẹ vào má cô. - Chúc em ngủ ngon, Jessie, - anh ta nói và đi khuất vào trong đêm.

Florentyna chậm chạp bước về nhà mình, trong bụng băn khoăn vì đã nói dối quá nhiều về mình. CÔ nghĩ chỉ vài ngày là sẽ qua đi thôi. Nhưng cô lại mong nó đừng qua đi.

Ngày hôm sau Maisie vẫn chưa hết giận cứ hỏi mãi về chuyện Richard. Florentyna muốn lái sang chuyện khác mà không được với cô ta.

Cửa hàng Bloomingdale đóng cửa một cái là Florentyna ra về ngay. Lần đầu tiên từ hai năm nay, bây giờ cô mới về trước Maisie. CÔ tắm một cái thật lâu mặc vào người chiếc áo đẹp nhất mà cô tưởng đã thôi không mặc nữa, rồi đi bộ đến nhà hàng Thiên

Thần Xanh. Đến nơi, cô đã thấy Richard đứng chờ ở phòng ngoài. Anh cầm tay cô và hai người cùng đi vào nhà sảnh. Giọng hát của Bobby Short đang vang lên:

Em có nói thật không, hay để anh phải nói dối nữa đây?

Florentyna bước vào thì Short giơ tay lên chào. Florentyna làm như không để ý. Short đã từng là khách biểu diễn ở khách sạn Nam tước vài ba lần, và Florentyna chưa hề nghĩ là ông ta có thể nhớ mặt mình. Richard trông thấy cử chỉ đó của ông ta và lấy làm ngạc nhiên, nhưng lại nghĩ có lẽ Short chào một người khác. Khi họ đến ngồi ở một chiếc bàn trong góc phòng hơi tối, Florentyna ngồi quay lưng ra phía đàn

pi-a-nô để không ai trông thấy mình nữa.

Richard gọi một chai vang nhưng vẫn không rời tay cô và hỏi chuyện cô về ngày hôm nay thế nào. CÔ không muốn nói chuyện đó, mà muốn nói thật cho anh biết. - Richard, có một điều em phải...

- A, chào Richard, - một người đàn ông cao lớn đẹp trai đến đứng ngay cạnh Richard.

- A, chào Steve. Giới thiệu với cậu đây là Jessie Kovats và đây là Steve Mellon. Steve với anh cùng học ở Harvard.

Florentyna nghe họ nói chuyện với nhau về đội dã cầu Yankee của New York, về Eisenhower nghiện đánh gôn và về trường Yale tại sao mỗi ngày một tồi đi thế. Sau đó Steve quay ra nói: Vui mừng được gặp cô Jessie,- rồi đi.

Florentyna thấy không còn đáng lo nữa.

Richard ngồi nói cho cô nghe về những kế hoạch của anh sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh. Anh hy vọng về New York làm việc trong ngân hàng của bố, ngân hàng Lester. CÔ đã nghe nói đến cái tên này rồi nhưng không nhớ trong trường hợp nào. Không biết tại sao cô thấy lo lo.

Cả buổi tối họ ngồi với nhau cười đùa, ăn uống, nói chuyện, và chỉ cầm tay nhau nghe Bobby Short hát.

Khi về đến gần nhà, Richard dừng lại ở một góc đường 57 và hôn cô lần đầu tiên. CÔ không nhớ rõ đã có bao giờ được biết về nụ hôn đầu như thế chưa nhỉ.

Lúc chia tay ở quãng tối đường 57, cô biết rằng lần này anh ta không nhắc đến ngày mai nữa. CÔ cảm thấy hơi buồn và tiếc về cả cuộc gặp gỡ mà không phải là hò hẹn này.

Nhưng rồi đến sáng thứ hai, cô ngỡ ngàng đến mức vui sướng khi Richard gọi điện thoại đến Bloomingdale hỏi xem cô có thể đi chơi với anh vào thứ sáu được không.

Cả mấy ngày cuối tuần đó, họ đều ở bên nhau, đi dự hòa nhạc, xem phim, thăm đủ các chỗ ở New York.

Hết mấy ngày cuối tuần rồi, Florentyna chợt hiểu ra mình đã nói dối anh ta quá nhiều về thân phận của mình, rút cục thái độ bất trắc của cô làm cho Richard thấy khó hiểu hơn là chính mâu thuẫn bên trong người cô. Hình như cô thấy rằng đã đến lúc này thì không thể nào nói lại cho anh ta nghe chuyện khác về cô được nữa, mặc dầu chính chuyện khác ấy là sự thật. Tối chủ nhật, khi Richard trở lại trường Harvard

rồi, cô tự nhủ với mình rằng quan hệ thế là kết thúc rồi nên có lừa dối gì thì cũng chả quan trọng nữa.

Nhưng suốt trong tuần, ngày nào Richard cũng gọi điện cho cô, và mấy ngày cuối tuần sau đó lại vẫn đi với cô, cô bắt đầu hiểu ra ngay là chuyện này không dễ dàng kết thúc được đâu, vì cô đã yêu anh ta mất rồi. Thừa nhận điều đó với mình rồi, cô biết là đến tuần tới thế nào cũng phải nói hết sự thật cho anh ta rõ .

Cả buổi Sáng ngồi trong lớp Richard không nghe giảng bài mà chỉ mơ mộng. Anh đã say mê cô gái đến nỗi không thể tập trung được bất cứ gì. Anh nghĩ không biết làm thế nào nói với bố rằng anh muốn cưới cô gái Ba lan đứng bán hàng ở quầy găng và khăn mũ trong cửa hàng Bloomingdale được đây? Richard không làm thế nào biết được tại sao cô ta rất thông minh như vậy mà lại không có tham vọng gì cả. Anh chắc chắn là nếu cô ta có được cơ hội như của anh thì sẽ chẳng chịu bán hàng ở Bloomingdale đâu. Richard nghĩ rằng rồi bố mẹ anh cũng sẽ phải đồng ý với sự lựa chọn này của anh, vì đến cuối tuần này anh sẽ hỏi thẳng Jessie là muốn lấy cô làm vợ.

Chiều thứ sáu, mỗi khi Richard về nhà với bố mẹ ở New York là thế nào cũng qua Bloomingdale mua một cái gì đó, thường là một thứ đồ không cần thiết lắm, chỉ là một cách báo cho Jessie biết là anh đã về đây (trong mười tuần qua anh đã cho tất cả bà con trong họ mỗi người một đôi găng). Thứ sáu đó, anh nói với mẹ là đi mua lưỡi dao cạo.

- Con khỏi phiền, cứ dùng của bố cũng được, - mẹ anh nói.

- Không, không, không sao, - Richard nói. - Con đi mua những thứ của riêng con. Vả lại con với bố không cùng dùng một thứ giống nhau. Con chỉ đi vài phút thôi. - Anh nói thêm.

Anh gần như chạy hết cả tám quãng phố đến Bloomingdale và cố vào được cửa hàng vừa lúc họ đóng cửa. Anh biết là rồi đến bảy rưỡi thế nào cũng được gặp Jessie, nhưng có cơ hội trông thấy cô được là anh không bỏ qua. CÓ lần Steve Mellon đã nói với anh rằng tình yêu chỉ có đối với những anh chàng nào không cưỡng lại được. Thế là sáng hôm đó Richard đưa tay viết lên mặt gương đang đọng hơi nước một dòng chữ "Tôi không cưỡng lại được".

Nhưng thứ sáu này, khi Richard đến nhà hàng Bloomingdale thì không thấy Jessie đâu. Maisie đang đứng ở một góc giũa móng tay. Anh đến hỏi cô ta có thấy Jessie đâu không. Maisie ngước nhìn lên như vừa bị bứt ra khỏi một nhiệm vụ quan trọng trong ngày.

- Không, cô ta về nhà rồi, Richard. Vừa rời đây sớm mấy phút. Chắc cô ta chưa đi xa đâu. Tôi tưởng chốc nữa anh mới gặp chứ.

Richard chạy ra phố Lexington. Anh để ý tìm Jessie trong số những người có vẻ đang rảo bước về nhà và trông thấy cô ở bên kia đường đang đi về phía Đại lộ Năm. Đến nhà hàng Scribner ở đường 48, anh dừng lại nhìn cô bước vào hiệu sách. Nếu cô muốn có cái gì đọc thì ở Bloomingdale đâu có thiếu gì. Anh lấy làm lạ. Anh nhìn qua cửa kính thấy Jessie nói gì đó với người bán hàng, anh ta đi một lát rồi quay lại với

hai cuốn sách. Anh nhìn rõ được đầu đề hai cuốn sách. Một là cuốn Xã hội giàu có của John Kenneth Galbraith, và một là cuốn Bên trong nước Nga ngày nay của John Gunther. Jessie ký tên để nhận sách.

Richard rất ngạc nhiên. CÔ bước ra thì anh nấp vào một góc.

CÔ ta là ai nhỉ? - Richard thốt lên với mình khi thấy cô vào nhà hàng Bendenl. Người gác cửa chào cô rất kính cẩn, tỏ ra rất biết cô là người nào. Một lần nữa Richard lại ngó qua cửa kính thấy các bà bán hàng săn đón Florentyna với một vẻ tôn trọng quá

mức bình thường. Một bà nhiều tuổi hơn xuất hiện với một gói hàng đúng với mong muốn của Jessie. Bà ta mở ra thì trong đó là chiếc áo dự lễ buổi tối giản dị nhưng rất đẹp.

Florentyna cười gật đầu và bà kia cho áo vào một chiếc hộp nâu và trắng. Florentyna cảm ơn rồi bước ra cửa mà không thấy ký tên gì về vụ mua hàng này.

Richard như bị thôi miên về cảnh tượng đó. Anh vội tránh khỏi đụng vào cô lúc cô ở cửa hàng bước ra và nhảy lên một chiếc taxi.

Anh cũng nhảy lên một chiếc taxi khác bảo người lái xe . theo sát cô. Khi xe đi qua ngôi nhà nhỏ mà họ thường chia tay nhau ở đó, anh bắt đầu cảm thấy nao nao trong người. Thảo nào cô ta không bao giờ mời anh lên nhà. Chiếc xe đi trước tiếp tục khoảng hơn một trăm thước nữa thì dừng lại trước một ngôi nhà mới rất sang trọng bên ngoài có người gác cửa mặc đồng phục đến mở cửa cho cô. Vừa ngạc nhiên vừa tức giận, Richard ra khỏi chiếc xe của mình và đi thẳng đến cửa cô ta vừa vào.

- Hết chín mươi lăm xu, anh bạn ơi, - một giọng nói vang lên sau lưng anh.

ồ, xin lỗi, - Richard nói và đưa ngay tờ năm đô la cho người lái xe taxi, không lấy tiền trả lại nữa.

- Cảm ơn anh bạn, - người lái xe nói. - Hôm nay chắc có người hạnh phúc đây.

Richard chạy vội qua cửa và cố bắt kịp Florentyna ở chân thang máy. Florentyna nhìn anh sững sờ không nói được.

- CÔ là ai? - Richard hỏi lúc cửa thang máy vừa đóng lại.

Richard, - cô lắp bắp. - Tối nay em sẽ nói tất cả cho anh biết. Em chưa tìm được lúc nào thích hợp cả.

- Phải, cô chẳng cần nói gì nữa hết, - anh nói và bước theo Florentyna ra ngoài thang máy đến trước cửa nhà cô. - Gần ba tháng qua cô xỏ dây vào mũi tôi bằng một loạt những điều nói dối. Bây giờ đã đến lúc để biết sự thật đây.

Tử trước đến giờ Florentyna chưa hề thấy Richard giận dữ bao giờ, và cô đoán như thế cũng là hiếm lắm.

Anh chợt bước lên trước mặt lúc cô mở cửa. Anh nhìn vào bên trong nhà. Liền với tiền sảnh có một phòng khách rộng trải thảm rất sang. Bên trên chiếc bàn đối diện là một chiếc đồng hồ treo thật to. Mặt bàn để một chậu hoa tươi. Căn phòng cực đẹp, không kém gì ở nhà Richard.

Với một cô gái bán hàng thì cô kiếm được chỗ như thế này là đẹp đấy. - Richard nói. - Tôi không biết trong số những người yêu của cô thì ai đã bỏ tiền ra cho chỗ này đây.

Florentyna tát cho anh ta một cái thật mạnh đến nhức cả tay.

- Sao anh dám nói thế? - cô nói, - Cút ra khỏi nhà tôi đi

CÔ vừa thốt ra những lời ấy là khóc ngay. CÔ không muốn anh bỏ đi, không bao giờ cả. Richard ôm choàng lấy cô

ôi lạy Chúa, anh xin lỗi, - anh nói. - Không ngờ anh nói như vậy. Em tha lỗi cho anh. Chỉ vì anh yêu em quá đỗi, anh tưởng là anh rất biết về em, thế mà bây giờ hóa ra anh chẳng biết gì về em hết.

- Richard, em cũng yêu anh và em tiếc là đã đánh lừa anh. Em không muốn lừa dối gì anh, nhưng vì không có ai khác ngoài anh cả... Em hứa thế mà. - Giọng cô thổn thức.

Anh đáng bị như vậy. - Anh nói và hôn cô.

Hai người ôm chặt lấy nhau và ngồi xuống chiếc ghế dài gần đó một lúc lâu không cựa quậy. Anh khẽ vuốt tóc cô cho đến khi cô không còn khóc nữa. CÔ muốn nói để anh cởi áo ra cho cô, nhưng cô chỉ im lặng đưa ngón tay lên lồng vào giữa hai khuy áo sơ-mi của anh. Richard có vẻ như không muốn có cử chỉ gì tiếp

- Anh muốn ngủ với em không? - cô khẽ hỏi.

Không, - anh đáp. - Anh muốn thức cả đêm với em.

Hai người không nói gì thêm. HỌ cởi bỏ quần áo và làm tình với nhau, rất nhẹ nhàng và dè dặt chỉ sợ làm cho nhau đau, cố làm cho nhau được hài lòng. Cuối cùng, cô gối đầu lên vai anh, và hai người nói chuyện.

- Anh yêu em, - Richard nói. - Ngay từ lúc trông thấy em, anh đã yêu rồi. Em có đồng ý lấy anh không? Vì anh không cần biết em là ai và em làm gì, Jessie, anh chỉ biết là anh phải sống suốt đời với em.

- Em cũng muốn lấy anh, Richard, nhưng trước hết phải nói thật với anh đã.

Florentyna kéo chiếc áo ngoài của Richard che lên thân của hai người, rồi cô nói hết về cô cho anh biết, kết thúc bằng chuyện cô làm việc ở Bloomingdale. CÔ đã nói xong rồi, Richard không nói gì.

- Anh đã thôi không yêu em nữa rồi ư? - cô nói. - Vì bây giờ anh đã biết em là ai rồi.

- Em yêu quý, - Richard bình tĩnh nói, - BỐ anh căm ghét bố em.

- Anh nói thế là sao?

- Anh nhớ chỉ có một lần ai đó nhắc đến tên bố em ở trước mặt bố anh, thế là ông cụ đã nổi xung lên và bảo mục đích duy nhất của bố em trên đời này là chỉ muốn làm cho gia đình Kane lụn bại mà thôi.

- Cái gì tại sao? - Florentyna choáng váng hỏi: - Em chưa bao giờ nghe nói đến bố anh. Tại sao hai người lại biết nhau.

Đến lượt Richard kể lại cho Florentyna nghe tất cả những gì mẹ anh đã nói với anh về chuyện cãi cọ với bố cô.

- ôi lạy Chúa. Hẳn đó là Judas mà bố em nhắc đến khi ông thay đổi ngân hàng sau hai mươi lăm năm, - cô nói. - Chúng ta làm thế nào bây giờ?

- Nói sự thật cho các cụ nghe, - Richard nói. - Bảo là chúng ta gặp nhau một cách tự nhiên vô tội, chúng ta yêu nhau và bây giờ chúng ta sắp lấy nhau, và các cụ chẳng làm thế nào ngăn chúng ta được.

- Chúng ta hãy chờ ít tuần nữa, - Florentyna nói.

- Sao thế - Richard hỏi. - Em có nghĩ là bố em có thể thuyết phục em không lấy anh nữa không?

- Không, Richard - cô vẫn gối đầu lên vai anh và xoa nhẹ vào người anh. Không bao giờ đâu, anh yêu quý Nhưng chúng ta phải tìm xem có thể làm cách nào đưa chuyện ấy ra một cách nhẹ nhàng trước khi các cụ thấy đó là việc đã rồi chứ. Dù sao, có thể là các cụ không găng như anh tưởng đâu. Mà cái chuyện về công ty hàng không anh nói ấy, đến nay đã gần năm năm rồi còn gì nữa.

Các cụ hãy còn rất bực bội về chuyện đó, anh tin chắc như vậy. BỐ anh mà trông thấy chúng ta với nhau cũng đã phát điên lên rồi, đừng nói gì đến cưới xin nữa.

- Thế lại càng là lý do để một thời gian nữa đã rồi chúng ta báo tin cho các cụ biết. Chúng ta sẽ càng có thêm thời gian chọn cách nào tốt nhất.

- Anh yêu em, Jessie. - Anh lại hôn cô.

- Florentyna chứ.

- Anh lại phải tìm cách để quen với tên gọi ấy, - anh nói. - Anh yêu em, Florentyna.

Trong bốn tuần lễ sau đó, Florentyna và Richard tìm hết cách để hiểu thêm về mối thù của hai nhà.

Florentyna đi Chicago để hỏi mẹ cô. Mẹ cô biết rất nhiều về chuyện này. Rồi lại khéo léo hỏi George Novark mới thấy chính George cũng có phần thất vọng về điều mà ông ta gọi là "sự ám ảnh của bố cháu . Richard thì tìm trong phòng hồ sơ của bố và hỏi chuyện mẹ. Mẹ anh nói thẳng ra là hai người căm ghét lẫn nhau. Cứ mỗi điều họ hiểu ra được lại càng cho thấy rõ là không thể có cách nào nhẹ nhàng nói ra cho các cụ biết về tình yêu của họ được.

Richard vẫn tỏ ra chăm chú và không thấy có gì rắc rối cả. Anh muốn làm cho Florentyna quên hẳn vấn đề này đi mặc dầu biết là sớm muộn họ sẽ phải đối phó trực diện. HỌ rủ nhau đi xem hát, đi trượt băng cả buổi chiều, và chủ nhật đi dạo chơi ở Công viên Trung tâm, cuối cùng bao giờ cũng rủ nhau lên giường nằm trước lúc trời tối. Florentyna đi theo Richard đến dự trận đấu của những đội Yankee New York mà cô không hiểu gì hết.

Rồi rủ nhau đi nghe dàn nhạc giao hưởng New york mà cô rất thích. CÔ không tin là Richard chơi được xe-lô, thế là anh phải đem đàn đến chơi cả một chương trình riêng cho cô nghe. Anh kéo hết bản xô nát của Brahms mà anh vốn thích hơn cả thì cô vỗ

tay rất nồng nhiệt, quên cả lúc đó đang chăm chăm ngắm nhìn đôi mắt xám của cô.

- Chúng ta phải báo cáo sớm cho các cụ biết thôi, - anh nói, để cây vĩ kéo đàn lên bàn rồi bước đến ôm lấy cô

- Em biết là thế. Nhưng em không muốn bố em phải đau lòng.

- Anh biết. - Đến lượt anh cũng nói.

CÔ tránh không nhìn vào mắt anh.

- Thứ sáu sau, bố em sẽ ở Washington về.

- Vậy thì đến thứ sáu sau. - Richard nói và ôm chặt lấy cô đến tức thở.

Sáng thứ hai, Richard trở lại trường rồi, tối nào họ cũng nói chuyện với nhau trên điện thoại. Không có dấu hiệu gì tỏ ra nản lòng. Hai người cùng quyết tâm lắm rồi, không gì có thể ngăn họ được nữa.

Thứ sáu, Richard về New York sớm hơn mọi khi và đến chỗ Florentyna được một tiếng đồng hồ. Chiều hôm đó cô cũng xin nghỉ việc. Hai người đi bộ ra góc đường 57 và ra Công viên. Đèn đỏ "Không qua đường" bật lên. HỌ dừng lại. Richard quay sang Florentyna hỏi một lần nữa là cô có chịu lấy anh không. Anh rút trong túi ra một chiếc hộp bọc da đỏ, mở hộp, rồi đeo nhẫn vào ngón giữa bên tay trái. .Cô rơi nước mắt.

Chiếc nhẫn vừa khít. Những người qua đường nhìn bằng con mắt quái lạ hai người đứng ở góc đường quấn quít lấy nhau mà không để ý tín hiệu đèn xanh đã bật lên rồi. Chợt nhìn lên thấy đèn xanh, họ hôn rồi chia tay nhau, mỗi người đi một ngả để về nhà gặp bố mẹ. HỌ hẹn nhau là hễ xong được chuyện gian khổ rồi sẽ về ngay nhà Florentyna. CÔ gắng cười với anh qua làn nước mắt.

Florentyna đi bộ về Khách sạn Nam tước, thỉnh thoảng cúi nhìn vào chiếc nhẫn. CÔ cảm thấy nó mới và hơi lạ trên ngón tay của mình, tưởng tượng mọi con mắt của những người đi qua sẽ bị hút vào viên ngọc bích lộng lẫy ấy. So với chiếc nhẫn cổ cô vẫn đeo từ trước đến nay, cô thấy nó đẹp vô cùng. Lúc Richard đeo nhẫn vào tay cô, cô ngạc nhiên lắm. CÔ sờ tay vào nhẫn và cảm thấy nó cho cô thêm nhiều can đảm, mặc dầu cô biết mình đang đi chầm chậm và đã đến gần khách sạn.

CÔ vào đến quầy tiếp tân thì người nhân viên báo cho cô biết là bố cô đang cùng với George Navak ở trên tầng thượng. Anh ta gọi để báo là cô đang lên.

Thang máy lên đến tầng 42 rất nhanh. Florentyna ngập ngừng một lát rồi mới bước ra. CÔ đặt chân lên tấm thảm xanh và nghe cánh cửa thang máy khép lại sau lưng. CÔ đứng một mình trong hành lang một lúc rồi mới khẽ đưa tay gõ cửa. Abel ra mở ngay.

Florentyna, thật là niềm vui bất ngờ. Vào đây, con yêu quý. BỐ không định gặp con hôm nay. George Navak đang đứng bên cửa sổ trong phòng khách nhìn xuống Đại lộ Công viên ông quay ra chào cô con gái mà ông đỡ đầu. Nếu ông ở lại đây thì cô

biết là mình không giữ được bình tĩnh. Đi đi, đi đi, cô thầm nói trong đầu. George như cảm thấy ngay nỗi lo âu của cô.

- Tôi phải quay về làm việc đây, Abel. Tối nay có một ông hoàng tử ấn độ chết tiệt về ở khách sạn này.

Bảo ông ta cho voi sang ở bên Plaza nhé, - Abel nói đùa. - Nhân có Florentyna ở đây, anh ngồi uống rượu cái đã.

George nhìn Florentyna.

- Không, Abel, tôi phải đi đã. ông ta thuê toàn bộ tầng 33. ông ta nghĩ xoàng ra cũng phải có một phó chủ tịch đến chào. Đi nhé, Florentyna, - ông nói và hôn lên má cô, rồi đưa tay bấm vào cánh tay cô như để tiếp thêm sức mạnh. ông ta bỏ ra ngoài rồi, chỉ còn lại hai bố con, và Florentyna lại mong là ông đừng đi.

- Bloomingdale thế nào, con? - Abel hỏi, âu yếm xoa tóc con. - Con đã bảo với họ là sắp mất người phó giám sát trẻ và cừ nhất mà bao năm nay mới có được không? Chắc chắn là họ sẽ rất ngạc nhiên khi được nghe công việc sắp tới của Jessie Kovat là khai mạc Nam tước Edinburgh. - ông cười vang.

Con sắp lấy chồng, - Florentyna nói và đưa bàn tay trái của cô ra một cách ngượng ngập. CÔ không nghĩ ra điều gì để nói thêm, vì vậy chỉ chờ xem ông phản ứng thế nào.

: Điều này hơi đột ngột, phải không con, - Abel nói, vẻ hơi choáng.

Không đâu, bố. Con biết anh ấy ít lâu nay rồi.

- BỐ có biết cậu ta không? BỐ đã gặp bao giờ chưa nhỉ?

- Không đâu, bố.

- Cậu ta là người ở đâu? Lịch sử thế nào? Cậu ta có phải người Ba lan không? Tại sao con lại giữ kín thế, Florentyna?

- Anh ấy không phải Ba lan đâu, bố. Anh ấy là con của một nhà ngân hàng.

Abel bỗng tái người, cầm cốc rượu lên tu một hơi.

Florentyna biết là trong đầu ông đang nghĩ gì lúc ông lại rót thêm cốc nữa, vì vậy cô nói thẳng ra luôn.

. Tên anh ấy là Richard Kane, bố ạ.

Abel quay ngoắt người nhìn thẳng vào cô.

- NÓ có phải là con William Kane không? - ông hỏi.

- Vâng, đúng đấy, - Florentyna nói.

- Con có thể lấy được con của William Kane ư? Con có biết người đó đã làm gì đối với bố không?

- Con biết, - Florentyna nói.

- Con chưa biết tí gì đâu. - Abel quát lên và tuôn ra một tràng những lời lẽ nhằm mục đích cho Florentyna thấy rằng giữa ông và người kia không thể nào chịu nhau được nữa. Cuối cùng cô giơ tay ngăn ông lại và bảo ông rằng cô rất biết tất cả đầu đuôi câu chuyện.

- CÔ biết hả? Thế cô có biết sự thật William Kane là kẻ đã gây ra cái chết của người bạn thân nhất của bố không? Phải, chính ông ta đã làm cho Davis Lerov phải tự tử, và như thế cũng chưa hài lòng, ông ta còn định làm cho bố phá sản nữa. Nếu David Maxton không kịp thời cứu cho bố thì Kane đã lấy hết các khách sạn và bán đi rồi, không thương tiếc gì hết. Hỏi nếu William Kane làm được như thế thì bây giờ bố ra

sao? Nếu có thì may mắn là con được làm cô gái bán hàng ở Bloomingdale thôi. Con có thấy tất cả những cái đó không, Florentyna?

- Vâng, thưa bố. Mấy tuần qua con còn nghĩ đến cả những cái khác nữa kia. Richard với con lấy làm kinh khủng thấy sự căm thù giữa bố và bố anh ấy. Lúc này đây anh ấy cũng đang gặp bố.

- BỐ có thể nói ông ta sẽ phản ứng như thế nào, - Abel nói. - ông ta sẽ phát điên. Con người ấy sẽ không bao giờ cho đứa con quý tử quý tộc của mình đi lấy con đâu, vậy con cứ quên cái chuyện điên rồ ấy đi là hơn, con ạ.

Giọng ông lại gần như quát.

- Con không quên được đâu, bố, - cô bình tĩnh nói.- Chúng con yêu nhau, và cả hai chúng con cần đến sự ưng thuận của bố, chứ không phải sự giận dữ.

- Này, con nghe đây, Florentyna. - Abel nói, lúc này mặt ông đã đỏ gay vì tức giận. - BỐ cấm con không được gặp lại cái thằng Kane ấy nữa, nghe không

- Con nghe. Nhưng con sẽ gặp anh ấy. Con không thể xa Richard được chỉ vì bố ghét bố anh ấy.

CÔ nắm chặt lấy chiếc nhẫn trên tay và hơi run run.

Không được, - Abel nói, mặt càng tái lịm đi. - BỐ sẽ không bao giờ cho phép có cuộc hôn nhân này. Con gái của tôi không thể bỏ tôi mà đi theo con trai cái thằng khốn nạn Kane ấy được. BỐ bảo là con không được lấy nó.

- Con không bỏ trốn đâu. Nếu đúng là như vậy thì con đã cùng với anh ấy trốn đi rồi. Nhưng con không thể lấy ai mà không cho bố biết được. - CÔ biết giọng nói của mình đang rung rung cảm động. - Nhưng bây giờ con đã ngoài hai mốt tuổi rồi, con sẽ lấy Richard. Con sẽ sống với anh ấy suốt đời. BỐ giúp chúng con đi bố. BỐ mà gặp anh ấy thì sẽ hiểu ngay tại sao con nghĩ như vậy.

- NÓ sẽ không bao giờ được phép vào nhà này. BỐ không muốn gặp bất cứ đứa con nào của William Kane. Không bao giờ, con nghe không.

- Nếu thế thì con phải bỏ bố vậy.

- Florentyna, nếu con bỏ bố mà lấy thằng Kane ấy, bố sẽ cắt hết không cho con một xu nào. Không có một xu nào hết, con nghe không - Giọng Abel dịu xuống một chút. - Con hãy nghĩ lại đi, con gái, rồi con sẽ quên anh ta thôi. Con còn trẻ và còn hàng đống những chàng trai khác sẵn sàng xin lấy con.

- Con không cần đến hàng đống những người khác.- Florentyna nói. - Con đã gặp người con sẽ lấy, và anh ấy chẳng có tội gì vì anh ấy là con của bố anh ấy cả. Cả anh ấy và con, không có ai chọn bố mà ra đời.

Nếu gia đình này không xứng với cô, thì cô đi đi,- Abel gào lên. - Tôi thề sẽ không thèm nhắc đến tên cô nữa. - ông quay người, nhìn ra cửa sồ, - Một lần cuối cùng, bố cảnh cáo con đấy, Florentyna, đừng có lấy cái thằng đó.

- Bố, chúng con sắp cưới nhau rồi. Mặc dầu chúng con đã đi quá cái mức cần có sự thỏa thuận của bố, nhưng chúng con cũng xin bố đồng ý cho.

Abel quay vào và bước đến chỗ cô.

- Con có mang rồi chứ gì? CÓ phải thế không? CÓ phải vì thế mà phải lấy không?

- Không đâu, bố.

- Con có ngủ với nó chưa? - Abel hỏi.

Câu hỏi khiến Florentyna hơi ngượng, nhưng cô không ngần ngại.

- Vâng, - cô đáp, - Nhiều lần rồi.

Abel giơ tay lên tát cho cô một cái thật mạnh. Máu bắt đầu chảy ròng xuống cằm và cô suýt nữa ngất xỉu.

CÔ quan người chạy ra khỏi phòng, vừa khóc vừa tì vào nút bấm thang máy, một tay đưa lên ôm miệng đang chảy máu. Cửa thang mở và George ở trong đó bước ra CÔ bước vội vào trong thang máy, bấm liên hồi vào nút Đóng Cửa và thoáng nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của ông ta. George chỉ biết đứng nhìn cô khóc và cánh cửa thang máy từ từ khép lại.

Xuống đến đường, Florentyna nhảy ngay lên taxi về thẳng nhà mình. Trên đường, cô lấy miếng khăn giấy đắp vào môi bị sứt. Richard đã có mặt ở đó rồi, đang đứng chờ ở cửa vào, trông vẻ mặt thảm hại.

CÔ nhảy xuống xe và chạy đến chỗ anh. Lên đến trên nhà, cô mở cửa rồi đóng lại thật mạnh sau khi hai người đã vào phòng, cảm thấy bây giờ mới được an toàn.

- Em yêu anh, Richard.

- Anh cũng yêu em, - Richard nói và vòng tay ôm lấy cô

Em không cần phải hỏi xem bố anh phản ứng thế nào, - Florentyna nói và níu lấy tay anh một cách tuyệt vọng.

Anh chưa bao giờ thấy ông nổi nóng đến như vậy.- Richard nói. - ông ấy gọi bố em là một kẻ vu cáo, bất lương, và chỉ là một người Ba lan nhập cư và gặp vận may thôi. ông ấy hỏi tại sao anh lại không đi lấy một người có cùng cơ sở như mình.

- Thế anh bảo sao?

- Anh bảo ông cụ là một người tuyệt vời như em không thể nào có ai thay thế vào đó được, dù là một người thuộc gia đình thượng lưu quý tộc đến mấy, thế là ông cụ nổi xung lên ngay.

Trong khi Richard nói, Florentyna vẫn cứ ôm chặt lấy anh.

- Thế rồi ông cụ dọa là nếu anh lấy em thì ông ấy cắt hết, không cho một xu nào, - anh nói tiếp. - Không biết đến bao giờ các cụ mới hiểu được rằng chúng ta chẳng cần quái gì đến cái thứ tiền chết tiệt ấy của các cụ nhỉ?

- Anh định nhờ mẹ anh ra nói giúp cho, nhưng đến mẹ anh cũng không làm cho ông ấy bớt nóng được. ông ấy đuối mẹ anh ra ngoài. Anh chưa bao giờ thấy ông ấy đối xử với mẹ anh như vậy. Mẹ anh khóc. Anh thấy thế càng kiên quyết hơn. ông ấy đang nói thì anh bỏ đi luôn. Anh chỉ mong ông ấy không trút giận lên Virgima hay lucy. Thế lúc em nói với bố em thì sao?

- ông ấy đánh em, - Florentyna bình tĩnh nói. "Lần đầu tiên trong đời em bị ông ấy đánh. Em nghĩ nếu trông thấy cả hai chúng mình thì ông ấy sẽ giết anh mất. Richard, anh yêu quý, chúng ta phải đi khỏi chỗ này trước khi họ biết được chúng ta đang ở đâu. Thế nào ông cũng đến nhà này trước. Em sợ lắm".

Em không có gì phải sợ, Florentyna. Chúng ta sẽ đi ngay tối nay và đi càng xa càng tốt, không cần gì đến họ nữa.

- Anh sửa soạn đồ đạc có nhanh không - Florentyna hỏi.

- Anh không thể trở về nhà được nữa. - Richard nói. -Em gói ghém đồ đạc của em đi, rồi chúng ta đi.

Anh có chừng một trăm đô la ở đây. Em thấy lấy người chỉ có một trăm đô la thôi thì thế nào?

- Em nghĩ một cô gái bán hàng chỉ mong được thế. Còn em thì cũng không phải không có của hồi môn đâu nhé. - Florentyna vừa nói vừa lục ví. - Đây, em có hai trăm mười đô la với một thẻ ngân hàng. Anh nợ em năm mươi sáu đô la nhé, Richard Kane, nhưng em cho anh được trả mỗi năm một đô la.

Ba mươi phút sau, Florentyna đã sửa soạn xong. CÔ ngồi vào bàn viết lại mấy chữ rồi để chiếc phong bì trên bàn đầu giường.

Richard gọi taxi. Florentyna sung sướng thấy trong hoàn cảnh khó khăn Richard đã tỏ ra là một con người tháo vát. CÔ cảm thấy yên tâm.

Idlewild, - anh nói với người lái xe sau khi đã bỏ ba chiếc vai của Florentyna vào thùng xe .

Ra đến sân bay anh mua vé đi San Francisco. HỌ chọn thành phố có tên là Cổng Vàng ấy chỉ vì thấy trên bản đồ Hoa Kỳ, đó là địa điểm xa nhất.

Bảy giờ ba mươi, chiếc máy bay mang tên Chòm Sao 1049 của hãng hàng không Mỹ bắt đầu ra đường bay để bay một chuyến bảy tiếng liền.

Richard giúp Florentyna thắt chặt dây an toàn. CÔ mỉm cười nhìn anh.

- ông có biết tôi yêu ông đến thế nào không, ông Kane?

Vâng, tôi biết, thưa bà Kane, - anh đáp.

Albel và George đến căn nhà của Florentyna trên đường 57 chỉ mấy phút sau khi cô và Richard rời đây ra sân bay. Abel đã lấy làm tiếc về cái tát ông đã đánh con gái. ông không cần biết là cuộc đời mình sẽ ra sao nếu không có đứa con gái duy nhất ấy của ông. ông nghĩ giá như có thể gặp được cô trước khi đã quá muộn, may ra ông vẫn còn có thề thuyết phục nhẹ nhàng đề cô không lấy cái thằng con nhà Kane ấy. ông sẵn sàng cho cô bất cứ gì để ngăn được cuộc hôn nhân này.

George bấm chuông rồi ông và Abel đứng chờ ngoài cửa. Không ai trả lời. George lại bấm chuông nữa. HỌ chờ một lát rồi Abel lấy ra chiếc chìa khóa Florentyna đã để cho ông đề phòng những trường hợp cần thiết.

HỌ tìm các nơi không thấy cô đâu.

NÓ đã bỏ đi rồi, - George bước vào phòng ngủ có Abel đang ở trong đó.

Ừ nhưng đi đâu chứ? - Abel nói. ông chợt trông thấy chiếc phong bì đề tên ông trên bàn đầu giường.

ông nhớ đến bức thư cuối cùng cũng đề bên giường gửi cho ông mà chưa ngó đến. ông mở ra xem.

BỐ vô cùng yêu quí.

Xin bố tha lỗi cho con đã bỏ đi vì con yêu Richard thật sự và không vì chuyện bố căm ghét bố anh ấy mà con bỏ anh ấy được. Chúng con sẽ cưới nhau ngay và bố không thể làm gì ngăn trở được. nếu bố định tìm cách hại anh ấy tức là bố hại chính con đấy. Cả hai người chúng con không ai muốn trở về New York chừng nào bố chưa chấm dứt mối thù vô lý giữa gia đình ta với nhà Kane.

Con yêu bố hơn là bố tưởng và con sẽ luôn luôn cảm ơn bố về tất cả những gì bố đã làm cho con. Con cầu cho đây không phải là kết thúc quan hệ bố con, nhưng chỉ khi nào bố thay đổi ý kiến cơ. "Bố chớ tìm đuổi gió Ơù ngoài đồng. cái gì đã đi rồi thì có tìm cũng vô ích thôi, bố ạ

Con gái yêu của bố.

Florentyna

Abel đưa bức thư cho George rồi nằm vật ra giường George đọc mẩu giấy viết tay, rồi hỏi với một giọng bất lực. "Tôi có thể giúp gì vào đây được không?

CÓ đấy George. Tôi muốn đem được con gái tôi về dù cho có phải giao thiệp trực tiếp với cái lão Kane khốn kiếp ấy. Tôi chỉ tin chắc một điều: chính hắn cũng muốn ngăn cuộc hôn nhân này dù có phải mất gì cũng được. Anh gọi điện thoại cho hắn đi.

George mất một lúc khá lâu để tìm ra số điện thoại riêng của William Kane. Viên sĩ quan bảo vệ đêm của ngân hàng Lester cuối cùng phải cho số điện thoại ấy vì George nói đây là một chuyện gấp của gia đình.

Abel yên lặng ngồi trên giường, trong tay cầm bức thư của Florentyna. ông nhớ hồi còn bé ông đã dạy cho cô câu ngạn ngữ Ba lan mà bây giờ cô lại nhắc lại để viết cho ông. George gọi được đến nhà riêng của Kane rồi, đầu dây đằng kia có một giọng nam nghe máy.

- Tôi nói chuyện với ông William Kane được không- George hỏi.

- Tôi sẽ nói là ai gọi đây? - giọng đó thủng thẳng hỏi lại.

- ông Abel Rosnovski - George đáp.

- Để tôi xem ông ấy có nhà không, thưa ông.

- CÓ lẽ đó là tay quản gia ở nhà Kane. Hắn đang đi tìm, - George đưa ống nói cho Abel. Abel chờ, ngón tay gõ lên mặt bàn đầu giường.

Tôi là William Kane đây.

- Tôi là Abel Rosnovski.

Vậy à? giọng William lạnh lùng. - ông nghĩ đến chuyện đưa con gái ông ra tiến công con trai tôi từ bao giờ thế, CÓ lẽ từ cái hồi ông rõ ràng thất bại không làm sập được ngân hàng của tôi chứ gì?

- ông đừng có nói bậy - Abel bình tĩnh lại. "Tôi muốn ngăn cuộc hôn nhân này lại và chắc ông cũng muốn như vậy. Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ bắt con trai của ông làm gì. Chỉ đến hôm nay tôi mới biết là có nó.

Tôi yêu quý con gái tôi hơn là tôi căm ghét ông nữa kia, và tôi không muốn để mất nó. Chúng ta có thể gặp nhau và hai người bàn cách giải quyết được không

- Không, - William đáp. "Trước đây tôi cũng đã hỏi ông như thế một lần rồi, ông Rosnovski, và ông đã nói rất rõ là bao giờ và ở đâu ông sẽ gặp tôi kia mà. Tôi có thề chờ đến lúc đó, vì tôi tin rằng ông sẽ thấy là ông đến đó trước chứ không phải tôi".

-Chuyện đã qua còn bới ra làm gì nữa, Kane? Nếu ông biết chúng nó ở đâu thì có lẽ chúng ta có thể ngăn lại được.

Chính ông cũng muốn thế mà. Hay là ông lấy làm tự hào, cứ đứng đó mà nhìn con trai ông cưới con gái tôi, chứ không giúp gì...?

ông nói đến chữ giúp gì thì điện thoại ngắt. Abel úp mặt vào hai bàn tay và khóc. George đưa ông trở về khách sạn Nam tước.

Suốt đêm đó và cả ngày hôm sau, Abel cố nghĩ ra cách làm sao tìm được Florentyna. ông còn gọi đến cho mẹ cô và được biết là cô đã kể lại cho mẹ nghe về Richard Kane rồi.

- Xem chừng anh ta cũng dễ thương, - bà nói.

- Bà có biết bây giờ chúng nó ở đâu không? - Abel sốt ruột hỏi.

- Biết.

- ở đâu?

- ông hãy tự tìm lấy. - Điện thoại lại ngắt.

Abel cho đăng quảng cáo trên các báo và trên cả đài phát thanh. ông định kéo cả cảnh sát vào đó, nhưng họ chỉ có thể đưa ra kêu gọi chung chung thôi, vì cô đã ngoài hai mươi mốt tuổi rồi. Không có tin tức gì về cô Cuối cùng ông đành phải tự nhận với mình rằng đến lúc bố cô tìm được cô thì chuyện cô lấy Kane cũng đã xong rồi.

ông đọc đi đọc lại bức thư nhiều lần và cuối cùng quyết định ông sẽ chẳng bao giờ làm hại anh chàng kia. Nhưng còn bố anh ta thì đó là chuyện khác. ông, Abel Rosnovski, đã phải hạ mình cầu xin như thế mà cái lão khốn kiếp kia còn không chịu nghe kia mà.

Abel thề rằng khi nào có cơ hội là sẽ kết thúc William Kane một lần chót. George lấy làm sợ về thái độ căm ghét ghê gớm của người bạn mình.

- Tôi có phải hủy chuyến đi Châu âu của anh không? - ông ta hỏi.

Abel quên khuấy đi là ông có ý định đến cuối tháng này cho Florentyna cùng sang Châu âu sau khi cô kết thúc hai năm ở Bloomingdale. CÔ sẽ phải đi để khai mạc khách sạn Nam tước ở Edinburgh và Cannes.

Không hủy được, - Abel đáp, mặc dầu bây giờ ông không cần biết ai khai mạc cái gì và khách sạn có mở hay không. - Tôi phải đi và tự tôi khai mạc vậy.

Nhưng trong khi tôi đi vắng thì anh cố tìm xem Florentyna ở đâu nhé, George. Mà đừng cho nó biết.

Không nên để nó biết là tôi rình mò nó. Nếu nó biết như vậy nó sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi đâu. Tốt nhất là dò hỏi Zaphia, nhưng anh phải cẩn thận vì thế nào bà ta cũng lợi dụng những chuyện vừa xảy ra đấy Chắc chắn là bà ta đã cho Florentyna biết tất cả những gì bà ta biết được về Kane rồi.

Anh có muốn Osborne làm gì về chứng khoán Kane nữa không

Không, lúc này chưa làm gì hết. Chưa phải lúc thích hợp để thanh toán Kane. Khi nào làm, phải biết chắc là làm một lần xong hẳn. Lúc này hãy cứ để Kane đó đã. Tôi sẽ còn dịp trở lại với hắn ta. Bây giờ thì hãy tập trung vào việc tìm Florentyna đã.

George hứa là lúc nào Abel trở về thì ông cũng đã tìm được tông tích cô ta rồi.

Ba tuần sau, Abel khai mạc khách sạn Nam tước Edinburgh.Tòa nhà đứng trên ngọn đồi trùm xuống thành phố được gọi là Athens của phương Bắc, trông thật lộng lẫy. Bao giờ cũng vẫn là chuyện nhỏ khiến cho Abel khó chịu hơn cả mỗi khi ông khai mạc một khách sạn mới và đến nơi là ông kiểm tra liền. Một chỗ bật đèn mà đường dây không bắt cần thận để chạm vào thảm ni-lông. BỘ phận phục vụ phải mất đến bốn mươi phút mới đưa thức ăn lên phòng được.

Hoặc chiếc giường quá nhỏ đối với bất cứ ai vừa cao vừa béo.

Báo chí đã nhanh chóng đưa tin rằng người ta mong có cô Florentyna Rosnovski, con gái của Nam tước Chicago, sẽ đứng ra khai mạc. Một nhà báo của tờ Tin điện Chủ nhật không biết nghe thóc mạch ở đâu nói ý là trong gia đình có sự rạn nứt và mô tả Abel không được vui vẻ nhanh nhẹn như mọi khi.

Abel bác bỏ ý kiến ấy, cãi rằng ông đã trên năm mươi tuổi rồi, không còn ở cái tuổi nhanh nhẹn như trước nữa. ĐÓ là ý kiến một nhân viên của ông xui ông nói thế. Nhưng báo chí họ không tin, và hôm sau không biết thế nào tờ Thư tín hàng ngày lại đăng lên bức ảnh một tấm biền đồng đã bị vứt bỏ vào đống rác mà họ nhặt được, trên đó viết:

Khách sạn Nam tước do Edinburgh

do

Florentyna Rosnovski

khai mạc

17 tháng Mười, 1958

Abel lên máy bay đi Cannes. Lại một khách sạn tuyệt đẹp nữa, nhìn xuống bờ Địa Trung Hải. Tuy thế ông vẫn không quên được Florentyna. Và lại một tấm biển đồng bị hủy bỏ nữa, nhưng biển này viết tiếng Pháp. Những buổi khai mạc không có Forentyna thật là buồn thảm.

Abel bỗng thấy lo sợ, có thể ông sẽ sống đến chót đời mà không gặp lại con gái nữa. Để bớt đi nỗi cô đơn ông nằm với một số đàn bà, sang trọng cũng có và rẻ tiền cũng có. Nhưng chẳng giải quyết được gì.

Đứa con trai của William Kane bây giờ đã chiếm mất con người duy nhất Abel Rosnovski yêu quý.

Nước Pháp đối với ông không còn mấy hấp dẫn nữa. Xong công việc ở đây, Abel bay ngay đi Bon để thương lượng mua một chỗ xây khách sạn Nam tước đầu tiên ở Đức. ông vẫn liên lạc với George bằng điện thoại, nhưng Florentyna thì chưa tìm ra mà lại có thêm vài tin tức rất phiền toái về Henry Osborne.

ông ta lại mắc nợ với bọn cờ bạc rất nhiều, - George nói.

Lần trước tôi đã cảnh cáo là sẽ không còn chuộc ông ta ra nữa, - Abel nói. - Sau khi mất ghế ở Quốc hội rồi ông ta chẳng còn được việc quái gì cho ai nữa.

Để hôm nào về tôi sẽ giải quyết vấn đề này.

- Nhưng ông ta dọa, - George nói.

- Cái đó chẳng có gì mới. Trước đây, tôi chả bao giờ bận tâm về chuyện đó, - Abel nói. - Bảo ông ta là muốn gì cũng phải chờ tôi về đã.

- Bao giờ anh về? - George hỏi.

- Ba tuần nữa, nhiều lắm là bốn tuần. Tôi muốn đi xem vài nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Hilton đã bắt đầu xây ở đây rồi, nên tôi muốn biết tại sao. À nhân đây George, các nhà chuyên gia họ bảo nếu máy bay hạ cánh xuống Trung Đông thì anh không còn liên lạc với tôi được nữa. Người Aû rập họ cũng còn chưa tìm được nhau, huống chi là khách du lịch nước ngoài. Vì vậy tôi cứ để anh quản mọi thứ như thường, cho đến khi nào được tin của tôi nhé.

Abel bỏ ra ba tuần đi tìm địa điểm cho những khách sạn mới ở các nước Aû rập . Những người làm cố vấn cho ông nhiều vô kể, phần lớn đều khoe mình là Hoàng tử và đảm bảo với Abel là họ có ảnh hưởng và là bạn thân của bộ trưởng này nọ trong chính phủ.

Rút cục lại hóa ra chẳng phải bộ trưởng hay bạn thân họ hàng gì hết. Sau hai mươi ba ngày lặn lội trong gió cát và nóng nực, chỉ có nước xô đa mà không có whisky, kết luận duy nhất chắc chắn Abel rút ra được là: nếu những lời dự đoán của các cố vấn về dự trữ dầu lửa ở Trung Đông là đúng thì những nước ở vùng Vịnh này về lâu về dài sẽ cần đến rất nhiều khách sạn, do đó Công ty Nam tước phải bắt đầu có kế hoạch chu đáo ngay từ bây giờ, nếu không sẽ bị lạc hậu.

Abel cũng để ý tìm được nhiều địa điểm tốt có thể xây khách sạn được, thông qua những vị hoàng tử kia, nhưng ông chưa có thời giờ phát hiện xem trong số họ ai là người có thực quyền. ông chỉ chống hối lộ khi nào tiền bỏ ra không rơi vào đúng người. Nếu là ở Mỹ thì ông còn dựa được vào Henry Osborne vì ông ta biết quan chức nào là người cần chú ý đến. Abel thiết lập một văn phòng nhỏ ở Bahrain để các đại diện địa phương tin rằng Công ty Nam tước đang tìm địa điểm xây khách sạn trong thế giới Aû rập chứ không phải tìm những ông hoàng tử hay bà. con họ hàng của các bộ trưởng.

ông bay tiếp sang Istanbul, và ở đây ông tìm thấy ngay một chỗ rất tốt để xây khách sạn. Chỗ này nhìn xuống dòng sông Bosphorus, chỉ cách sứ quán cũ của

Anh có vài trăm thước. Đứng trên mảnh đất trần trụi ông vừa mua được, ông mơ màng nhớ lại mình đã từng ở nơi này. ông nắm chặt bàn tay và ôm lấy cổ tay phải. ông tưởng như còn nghe thấy tiếng hò reo của quần chúng, cái không khí đó vẫn còn làm cho ông sợ hãi và lợm giọng mặc dầu từ đó đến nay đã hơn ba thục năm rồi.

Mệt mỏi về những chuyến đi của mình, Abel trở về New York. Trong cuộc hành trình bất tận ấy, ông chỉ nghĩ đến Florentyna. Như thường lệ, George vẫn đứng chờ ở ngoài cửa hải quan để đón ông. Vẻ mặt ông ta không cho thấy gì hết.

- CÓ tin gì không - Abel hỏi và ngồi vào ghế sau chiếc xe Cadillac trong khi người lái xe xếp hành lý vào hòm xe.

- CÓ tin hay và tin dở, - George nói và bấm nút vào bên cửa xe. Một mảng kính nhô lên ngăn đôi giữa người lái với phía sau xe. - Florentyna đã có liên lạc với mẹ. NÓ sống trong một căn nhà nhỏ ở San Francisco.

Lấy chồng rồi? - Abel nói.

Rồi. - George đáp.

Không ai nói gì thêm. Một lúc trôi qua.

- Còn thằng Ka ne? - Abel hỏi.

- NÓ đã tìm được việc làm trong một ngân hàng.

Hình như rất nhiều người không nhận nó vào vì người ta đồn nó chưa học xong trường kinh doanh Harvard, và bố nó cũng không giúp gì vào đó. Nhiều người sẽ

không dùng nó nếu họ biết là nó chống lại bố. Cuối cùng nó được thuê làm thủ quỹ ở Ngân hàng Mỹ. Như thế là rất ở dưới mức tương xứng với anh ta.

- Còn Florentyna?

- NÓ làm quản lý trong một nhà hàng may mặc có tên là "Columbus mới lạ" gần Công viên Cổng Vàng.

NÓ cũng đang cố vay tiền của nhiều ngân hàng khác nhau.

- Sao? NÓ cũng đang gặp khó khăn thật sao? - Abel hỏi, vẻ lo lắng.

- Không, nó chỉ tìm vốn để mở cửa hàng riêng thôi.

- NÓ cần bao nhiêu?

NÓ cần ba mươi tư ngàn đô la để thuê một ngôi nhà nhỏ trên đồi Nob.

Abel ngồi suy nghĩ về điều George vừa nói, ngón tay gõ gõ vào cửa xe.

- Anh xem có cách nào gửi tiền cho nó, George.

Làm như đó là món chuyển khoản vay của một ngân hàng bình thường, - nhưng đừng để người ta có thể lần ra đó là tôi. - ông tiếp tục gõ ngón tay vào cửa sổ xe. - Điều này hoàn toàn chỉ có anh với tôi biết thôi, George.

- Tùy anh, Abel.

Bất cứ nó làm gì anh cũng cho tôi biết, dù đó là không quan trọng gì hết.

- Còn anh kia thì sao?

Tôi không quan tâm, - Abel nói. "Còn tin dở là tin gì?".

- Lại rắc rối với Henry Osborne nữa. Hình như ông ta nợ khắp cả mọi nơi. Tôi cũng biết chắc nguồn thu nhập duy nhất của ông ta là ở chỗ anh. ông ta vẫn còn dậm dọa là sẽ tiết lộ việc anh đồng lõa với những vụ hối lộ trước đây khi anh mới tiếp quản công ty.

ông ta bảo vẫn còn giữ các thứ giấy tờ từ những ngày đầu gặp anh, tức là hồi ông ta thu xếp cho việc bồi thường vụ cháy khách sạn Richmond cũ ở Chicago, và hồ sơ bây giờ đã dầy đến hàng tấc rồi.

- Sáng mai tôi sẽ làm việc với Henry, - Abel nói.

Trên quãng đường còn lại từ sân bay về Manhattan, George nói nốt những việc mới nhất của công ty cho Abel biết. Mọi thứ đều tốt cả, trừ có việc Lagos người ta tiếp quản khách sạn Nam tước vì ở đó vừa có cuộc đảo chính. Điều đó thì Abel không bao giờ lo ngại.

sáng hôm sau, Abel gặp Henry Osborne. Trông ông ta già yếu, mệt mỏi. Khuôn mặt đã một thời được coi là nhẵn nhụi bảnh trai bây giờ nhăn nhúm gớm ghiếc.

ông ta không hề nhắc đến hồ sơ dầy hàng tấc nữa.

Tôi cần một ít tiền để thoát khỏi thời kỳ lộn xộn này. - Henry nói. - Tôi bị chuyện không may.

- Lại thế nữa? Henry, với cái tuổi của ông thì đã phải biết rồi chứ? ông đụng vào ngựa với đàn bà thì chỉ có thua thiệt thôi. Lần này ông cần bao nhiêu?

- Mười ngàn thì tôi mới gỡ ra được, - Henry nói.

- Mười ngàn! - Abel nhắc lại. - ông tưởng tôi là cái gì ? mỏ vàng à? Lần trước chỉ có năm ngàn thôi.

- Lạm phát mà, - Henry nói, và định cười.

- Đây là lần cuối cùng ông hiểu chưa? - Abel nói và rút cuốn sổ séc ra. - ông còn đến xin lần nữa là tôi sẽ gạt ông ra khỏi ban giám đốc và tống ông đi mà không có một xu nào hết.

- ông là bạn rất tốt mà, Abel. Tôi thề sẽ không bao giờ quay lại đây nữa, tôi hứa như thế. Không bao giờ nữa. - Henry nhắc một điếu xì-gà ngoại hạng trên bàn Abel và thâm hút. - Cảm ơn ông, Abel. ông sẽ không bao giờ phải hối tiếc về chuyện này.

Henry bỏ ra, miệng phì phèo điếu xì-gà vừa lúc George bước vào. ông chờ cho cửa đóng lại hẳn.

- Chuyện Henry thế nào rồi?

- Tôi lại chịu ông ta một lần cuối nữa, - Abel nói. - Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Thế là mất thêm mười nghìn.

- Lạy Chúa, tôi muốn làm bà con với đám người hoang tàng này quá, - George nói. - Thế nào rồi ông ta cũng quay lại. Tôi đánh cuộc đấy.

- ông ta không nên quay lại thì hơn. - Abel nói. "Vì tôi hết nợ với ông ta rồi. Bất cứ gì ông ta đã làm cho tôi trong quá khứ bây giờ coi như hết. CÓ tin gì mới về con gái tôi không?.

- Florentyna không có chuyện gì, nhưng hình như anh nói đúng về Zaphia. Bà ta vẫn hàng tháng đi sang miền Tây thăm chúng nó.

Con mụ chết tiệt, - Abel nói.

- Bà vợ Kane cũng sang đó một số lần, - George nói thêm.

- Còn Kane?

- Không có dấu hiệu gì ông ta bớt cứng rắn đi.

- ĐÓ là một điểm chúng tôi giống nhau, - Abel nói.

- Tôi đã chuyển khoản cho Florentyna qua Ngân hàng quốc gia Crocker của San Francisco, - George nói tiếp - Cách đây gần một tuần nó có đến gặp một quan

chức thuyên về tín dụng ở đó. Nếu tiền có được giao cho nó thì đó chỉ là một trong những khoản tín dụng bình thường của ngân hàng thôi, chứ không có ân huệ đặc biệt gì hết. Thực tế, họ tính lãi suất cao hơn bình thường nửa phần trăm cho nên nó không có lý do gì để nghi ngờ được. Điều mà nó không biết được là khoản tiền vay này được anh đảm bảo.

- Cảm ơn anh, George, thế là rất tốt. Tôi đánh cuộc với anh mười đô la là chỉ trong vòng hai năm nó sẽ trả hết tiền vay này và sẽ không bao giờ quay lại ngân hàng vay nữa đâu.

Tôi thì tôi dám đánh cuộc năm ăn một đấy, - George nói. - Sao anh không thử với Henry, ông ta máu lắm đấy.

- Anh nhớ cho tôi biết mọi thứ về nó nhé, George . Mọi thứ. - Abel cười.

Đọc báo cáo hàng quý của Thaddeus Cohen, William cảm thấy như đã được thông báo đầy đủ về mọi thứ. ông chỉ còn lo một điều . Tại sao Abel Rosnovski vẫn còn chưa làm gì với những cổ phần lớn của mình trong ngân hàng Lester

William không thể không nhớ là Rosnovski vẫn còn có sáu phần trăm trong ngân hàng, và với hai phần trăm nữa là ông ta có thể vận dụng Điều Bảy trong quy chế

Lester. Khó mà có thể tin rằng Rosnovski vẫn còn sợ những quy định của ủy ban an ninh hối đoái, nhất là bây giờ chính quyền Eisenhower đã bước sang nhiệm kỳ hai và chưa hề có lúc nào tỏ ra quan tâm đến điều tra những vụ trước kia nữa.

William lấy làm lạ thấy trong báo cáo nói Henry Osborne lại một lần nữa có chuyện rắc rối về tiền nong và Rosnovski vẫn bỏ tiền ra chuộc tội cho ông ta.

ông không hiểu chuyện như thế còn tiếp tục được bao lâu nữa, và Henry còn có ảnh hưởng gì đối với Rosnovski. Hay có thể là Rosnovski cũng còn khá nhiều vấn đề của chính mình nên không còn có thì giờ đâu lo chuyện mất còn của William Kane nữa? Báo cáo của Cohen điểm lại những tiến bộ của tám khách sạn mà Rosnovski đã xây dựng ở nhiều nước trên thế giới. Nam tước Lon don đang bị thua thiệt, Nam tước

ở Lagos không hoạt động được, còn lại vẫn phát triển mạnh. William đọc lại mẩu bài cắt trong báo Tin điện Chủ nhật đưa tin Florentyna Rosnovski đã không có mặt để khai mạc khách sạn Nam tước Edinburgh, và ông nghĩ về con trai mình. Rồi ông đóng báo cáo lại và xếp hồ sơ vào tủ sắt, trong bụng yên trí rằng không có gì quan trọng đến mức phải lo nghĩ.

William rất tiếc. là ông đã nổi nóng với Richard. Mặc dầu ông không thích gì chuyện con ông đi với cô gái Rosnovski kia, nhưng ông nghĩ cũng chưa đến mức mình quay lưng lại hẳn với đứa con trai duy nhất:

Kate đã nhiều lần bênh cho Rieharđ và hai ông bà đã có lúc cãi nhau gay gắt - chuyện rất hiếm từ khi hai người lấy nhau đến giờ - nhưng rồi cũng không giải quyết được gì Kate đã dùng nhiều cách, từ nhẹ nhàng thuyết phục đến khóc, nhưng hình như chả làm thế nào lay chuyển được William. Viginia và Lucy thì rất nhớ anh. Virginia nói, chẳng còn ai phê phán gì những bức họa của con nữa", "Con muốn được chê bai à?, Kate hỏi con gái.

virginia chỉ cười gượng.

Lucy chui vào buồng tắm, khóa cửa lại, mở nước và bí mật viết thư cho Richard. Nhận được thư, Richard không hiểu tại sao lá thư nào cũng có vẻ như ẩm ướt.

Trước mặt William, không một người nào trong nhà dám nhắc đến tên Richard. Không khí trong gia đình buồn bực, căng thẳng.

William làm việc ở ngân hàng nhiều thời gian hơn, có hôm làm việc đến tận khuya, mong cho quên đi.

Nhưng ông không sao quên được. Ngân hàng mỗi lúc một đòi hỏi ở ông nhiều nghị lực hơn, nhưng lại là vào lúc ông rất muốn nghỉ. Trong hai năm qua, ông đã chỉ định thêm sáu phó chủ tịch mới, hy vọng họ đỡ cho ông được phần nào những gánh nặng. Thực tế hóa ra ngược lại. HỌ tạo ra thêm nhiều việc và buộc ông phải có thêm nhiều quyết định. Người xuất sắc nhất trong số họ, Jake Thomas, xem ra có vẻ sẽ thay thế William làm chủ tịch nếu như Richard không chịu từ bỏ cô gái Rosnovski kia. Mặc dầu lợi nhuận của ngân hàng mỗi năm vẫn tiếp tục tăng lên, William thấy ông không còn quan tâm đến chuyện vì tiền và làm ra tiền nữa.

CÓ lẽ bây giờ ông đứng trước vấn đề đúng như Charles Lester trước kia đã gặp: ông không còn con trai để mà hưởng tài sản và chức chủ tịch của ông nữa. William đã cắt đứt Richard ra khỏi cuộc đời mình, đã viết lại chúc thư và hủy bỏ quỹ ủy thác của

Richard.

Vào năm kỷ niệm bạc của ngày cưới, William quyết định đưa Kate và các con gái đi nghỉ ở Châu âu với hy vọng có thể gạt bỏ được Richard ra khỏi đầu óc Lần đầu tiên họ đi London bằng chuyến máy bay phản lực, Boeing 707, và ở khách sạn Ritz. Khách sạn này gợi lại cho William rất nhiều kỷ niệm sung sướng của chuyến đi đầu tiên của William với Kate sang Châu âu. HỌ làm một cuộc đi thăm Oxford, chỉ cho

Vlrginia và Lucy thành phố của các trường đại học, rồi đi tiếp đến Stratford-on-avon xem một vở kịch của Shakespeare: Richard III do Laurence Olivier đóng. Giá như ông vua có tên khác thì tốt hơn.

Trên đường từ Stratfod về, họ dừng lại ở nhà thờ Henley trên sông Thames, nơi William và Kate đã cưới nhau. Đáng lẽ họ nghỉ lại ở quán Bell nữa nhưng ở đây chỉ còn một phòng trống. Trên xe về London, giữa William và Kate lại có cuộc cãi vã với nhau về tên ông linh mục đã chủ trì hôn lễ cho hai người, người thì bảo đó là Tukesbury, còn người kia thì cứ cãi là Dukesbury. Về đến khách sạn Ritz mà vẫn chưa

đi đến kết luận gì. Hai người chỉ đồng ý với nhau được một điểm: cái mái mới của nhà thờ xứ đã làm khá đẹp. Đêm đó lên nằm trên giường, William đã hôn Kate một cách dịu dàng.

ĐÓ là năm trăm đồng bảng được đầu tư tốt nhất của anh đấy, - ông nói. .

Một tuần sau, họ đi tiếp sang ý, sau khi đi thăm tất cả những nơi nào ở Anh mà mỗi người Mỹ biết tự trọng đều phải xem mặc dầu nhiều người Mỹ thường không đi thăm hết. Ở Ro me, các cô con gái uống quá nhiều rượu vang loại tốt của Ý và đúng vào hôm sinh nhật Virginia thì cả hai chị em lăn ra ốm. Giá được nói đến Richard thì cả nhà vui biết bao nhiêu. Đêm đó Virginia khóc và Kate cố an ủi con. "Tại sao không

ai nói với bố rằng có những cái khác còn quan trọng hơn cả danh giá nữa chứ - Virgima cứ hỏi mãi như thế mà Kate không biết trả lời thế nào.

Trở về New York, William tươi tỉnh hơn và lại lao vào làm việc ráo riết ở ngân hàng. Chỉ trong một tuần, ông đã mất đi những cân đã lên được trong chuyến đi.

Ngày tháng trôi qua, ông cảm thấy mọi thứ lại bình thường. Nhưng cái bình thường ấy đã biến mất ngay khi Virginia, vừa mới ra khỏi trường Sweet Briar, đã tuyên bố là cô sẽ lấy một sinh viên trường Đại học luật bang Virgima. Tin này khiến William thấy choáng.

- NÓ chưa đủ lớn, - ông nói.

- Virginia đã hai mươi hai rồi, - Kate nói, - NÓ đâu còn là trẻ con nữa, William. Thế anh không thích làm ông ngoại ư - bà nói thêm nhưng vừa nói buột miệng thì biết là không ổn.

- Em nói sao? - William hỏi, vẻ hoảng hốt. - Virginia có chửa rồi hay sao?

- Trời đất, đâu có, - Kate nói. Rồi bà hạ giọng nói khẽ, như vừa đi trốn bị tìm thấy, Richard và Florentyna đã có con nhỏ rồi.

- Sao em biết?

- Richard viết thư báo tin mừng cho em biết, - Kate, đáp - Anh chưa thấy đã đến lúc tha thứ cho nó sao William?

- Không bao giờ. - William nói, và hầm hầm bước ra ngoài.

Kate thở dài buồn bã. ông ấy cũng không buồn hỏi đứa cháu nội kia là con trai hay con gái nữa.

Hôn lễ của Virginia tiến hành tại nhà thờ Trinity ở Boston vào một buổi chiều mùa xuân tươi đẹp cuối tháng Ba năm sau đó. William hoàn toàn tán thành cậu con rể Davis Telford, một luật gia trẻ đã được Virginia chọn để sống với nhau suốt đời.

- Virginia rất muốn có Richard làm người tổ chức hôn lễ và Kate đã yêu cầu William cho mời anh về dự đám cưới này của em, nhưng ông kiên quyết từ chối.

Mặc dầu đây là ngày sung sướng nhất đời mình, nhưng Virginia sẵn sàng trả lại tất cả những quà tặng để có được tấm ảnh bố cô với Richard cùng đứng ở bên ngoài nhà thờ. William cũng đã muốn xuôi và đồng ý, nhưng ông lại biết là Richard sẽ không bao giờ đồng ý về nếu không có cô con gái Rosnovski kia về theo, mặc dầu bây giờ William lấy làm tự hào nghe tin Richard đã được đề bạt lên làm phó quản lý ngân hàng. Hôm cưới, Richard gửi quà và một bức điện về cho em gái. William để quà vào trong hòm xe của Virginia nhưng sau đó ông không cho phép đọc bức điện ở bữa tiệc cưới.

Albel đang ngồi một mình trong văn phòng của ông ở Nam tước New York chờ một người đi quyên tiền cho cuộc vận động của Kennedy đến gặp. Đã quá hai mươi phút rồi mà ông ta chưa đến. Abel sốt ruột gõ ngón tay lên bàn. CÔ thư ký bước vào.

- CÓ ông Vincent Hogan đến gặp, thưa ông.

Abel đứng dậy ngay.

- Xin mời vào, ông Hogan, - ông nói và vỗ tay vào lưng một chàng trẻ tuổi đẹp trai. - ông khỏe không

- Tôi khỏe, thưa ông Rosnovski. Tôi xin lỗi đã đến muộn, - anh ta đáp bằng một giọng đặc Boston.

- Tôi không để ý - Abeì nói. - ông uống chút gì chứ, ông Hogan?

Không, xin cảm ơn ông Rosnovski. Khi nào phải đi gặp nhiều người trong một ngày thì tôi cố gắng không uống.

- Rất đúng. Nhưng tôi uống được chứ, - Abel nói. - Hôm nay tôi không định gặp nhiều người lắm.

Hogan cười, anh ta biết rằng trong ngày hôm nay sẽ phải nghe nhiều người khác nói đùa nữa. Abel rót một cốc whisky.

Nào, bây giờ tôi làm gì được cho ông đây, ông Hogan?

- Vâng, thưa ông Rosnovski, chúng tôi hy vọng

rằng Đảng lại một lần nữa có thể trông vào sự ủng hộ của ông.

- Như ông biết đấy, ông Hogan, trước sau tôi vẫn là một người của đảng Dân chủ. Tôi đã ủng hộ Franklin D. Roosevelt, Harry ruman và Adlai Stevenson, mặc dầu Adlai nói đến nửa ngày mà tôi không hiểu được ông ta muốn nói gì.

Hai người cùng cười một cách giả tạo.

- Tôi cũng giúp ông bạn cũ của tôi, Dick Daley ở Chicago, đã ủng hộ Ed Muskie, con trai của một người Ba lan nhập cư đấy, ông biết không, ngay từ hồi ông ta vận động ra làm thống đốc bang Maine năm 54 kia đấy

- ông vẫn là một người ủng hộ trung thành của Đảng trong quá khứ, điều đó không ai phủ nhận được, thưa ông Rosnovski, - Vincent Hogan nói bằng một giọng khác thường, cho thấy lúc này không còn là lúc nói quanh co nữa. - Chúng tôi cũng biết rằng những người của đảng Dân chủ, không phải chỉ có cựu nghị sĩ Osbome, cũng đã có những hành động trả ơn đối với ông. Tôi nghĩ không cần thiết phải đi vào chi tiết

cái vụ bất tiện nhỏ với công ty hàng không Liên Mỹ nữa làm gì.

- Chuyện ấy đã qua lâu rồi, - Abel nói, - hầu như tôi không nhớ đến nữa.

- Vâng, - ông Hogan nói, - và mặc dầu phần lớn những nhà đại triệu phú không muốn cho người ta nhòm ngó vào những việc riêng của mình, nhưng ông cũng là người đầu tiên thấy rằng chúng ta phải đặc biệt cẩn thận. Như ông đã hiểu, người ra ứng cử không muốn gần đến ngày bầu cử lại đem cá nhân mình ra mà nhận làm điều gì mạo hiểm.

Nixon rất mong chúng ta có chuyện bê bối trong cuộc chạy đua này.

- Thượng nghị sĩ Kennedy lúc này đang phác thảo một luồng dư luận Ba lan - Mỹ và chúng tôi chưa thấy có sự phản đối nào. CỐ nhiên ông ấy chỉ có thể đi đến quyết định cuối cùng sau khi đã được trúng cử.

- Tất nhiên. Liệu hai trăm năm mươi ngàn đô la có thể giúp ông ấy quyết định được điều đó không ? - Abel hỏi.

vincent Hogan không nói gì.

- Vậy là hai trăm năm mươi ngàn đô la nhé, Abel nói. Cuối tuần, số tiền sẽ được chuyển đến trụ sở ban vận động, ông Hogan. Tôi hứa như vậy.

Công việc đã xong, cuộc mặc cả đã xong. Abel đứng dậy. " Xin nhờ ông chuyền đến Thượng nghị sĩ Kennedy những lời chúc mừng tốt đẹp nhất của tôi và nói giùm thêm cho là tất nhiên tôi hy vọng ông ấy sẽ là Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ. Tôi vẫn rất căm ghét Nixon sau khi ông ta có một thái độ đáng khinh trong vụ Helen Gahagan Douglas, vả lại cũng có những lý do riêng tại sao tôi không thích Henry Cabot Lodge ra làm phó tổng thống

- Tôi sẽ rất sung sướng chuyển những lời chúc của ông, - ông Hogan nói, và xin cảm ơn ông về sự ủng hộ liên tục đối với đảng Dân chủ, nhất là đối với vị ứng cử viên. - Anh chàng người Boston đưa tay ra bắt tay Abel.

- ông cứ liên lạc với chúng tôi nhé, ông Hogan. Tôi giúp tiền như thế nhưng cũng mong được đáp lại một cái gì chứ.

- Tôi hoàn toàn hiểu ý ông - Vincent Hogan nói.

Abel tiễn khách ra tận thang máy và mỉm cười quay về văn phòng. Ong lại gõ gõ ngón tay lên bàn. CÔ thư ký bước vào.

- Mời ông Novak lên đây cho tôi, Abel nói.

Lát sau George đến.

Tôi nghĩ là mình đã thành công rồi đấy, George.

Thế thì mừng cho anh, Abel. Tôi cũng sung sướng. Nếu Kennedy là tổng thống tới thì một trong những giấc mơ lớn của anh sẽ thực hiện được. Florentyna sẽ tụ hào về anh biết bao nhiêu.

Nghe đến tên cô, Abel mỉm cười.

- Anh có biết con bé ấy nó đã làm được chuyện gì không ? - ông cười nói. - Anh đã xem tờ Thời báo Los Angeles tuần trước chưa, George?.

George lắc đầu. Abel đưa cho ông ta tờ báo. Một tấm ảnh trong báo được khoanh đỏ. George đọc to lên:

Florentyna Kane khai mạc nhà hàng thứ ba của cô, lần này ở Los Angeles. CÔ đã có hai nhà hàng ở San Francisco và đang hy vọng đến trước cuối năm sẽ mở một nhà hàng nữa ở San Diego. "Florentyna" như mọi người đã biết, đang nhanh chóng trở thành nổi tiếng ở Califomia giống như Baìenciaga đã nổi tiếng ở Paris.

George bỏ tờ báo xuống và phá lên cười.

- CÓ lẽ chính nó đã viết bài báo này, - Abel nói. - Tôi rất mong nó có một nhà hàng Florentyna ở New York. Tôi tin rằng chỉ trong năm năm, nhiều lắm là mười năm, nó sẽ thực hiện được điều đó. Anh có dám đánh cuộc với tôi chuyện đó không, George?

- Tôi đã không nhận đánh cuộc lần trước, anh nhớ không, Abel. Nếu không tôi đã mất mười đô la rồi.

Abel nhìn lên, giọng nhẹ nhàng hơn.

-Anh có nghĩ là nó sẽ đến gặp Thượng nghị sĩ Kennedy khai mạc khách sạn Nam tước mới ở Los Angeles - không, George? Liệu nó có đến không ?

- Không, trừ phi anh chàng Kane kia cũng được mời.

- Không bao giờ, - Abel nói. - Cái thằng Kane ấy chả là cái gì hết. Tôi đã xem mọi điều trong báo cáo trước của anh. NÓ đã bỏ Ngân Hàng để đi làm cho Florentyna. NÓ không giữ nổi được một việc làm tốt mà phải dựa vào thành công của con bé.

- Anh đọc mà không thấy được các mặt, Abel. Tôi đã nói rõ các trường hợp trong đó: Kane là người phụ trách về tài chính trong khi Florentyna quản lý cửa hàng. Như thế là một sự cộng tác lý tưởng. Anh không nên quên rằng một ngân hàng lớn đã đề nghị Kane ra làm người đứng đầu chi nhánh châu âu của họ, nhưng Florentyna yêu cầu anh ta về giúp cho nó vì bản thân nó không còn có thể kiểm soát tài chính

được nữa. Abel, anh phải chấp nhận sự thật là cuộc hôn nhân của chúng nó là một điều tốt. Tôi biết anh khó chấp nhận điều đó lắm, nhưng tại sao anh không tự hạ mình đi một chút để gặp anh ta?

- Anh là bạn thân nhất của tôi, George. Không ai khác trên đời này dám nói với tôi như vậy đâu. Anh biết hơn ai hết là tôi không thể nào tự hạ mình như vậy không đâu, trừ phi cái lão Kane khốn kiếp kia tỏ ra muốn gặp tôi ở nửa đường. Cho đến lúc đó, tôi sẽ không nhích một bước trong khi hắn còn sống để theo dõi tôi.

- Lỡ anh chết trước thì sao, Abel? hai người bằng tuổi nhau kia mà.

Nếu tôi chết trước thì tôi thua, và Florentyna sẽ thừa hưởng hết

- Anh bảo tôi là nó không lấy gì kia mà. Anh định thay đổi chúc thư cho cháu ngoại của anh, không phải thế ư

- Tôi không thể làm thế được, George. Lúc hạ bút ký vào chúc thư, tôi không sao ký nổi. Vì tôi cứ 10 cái thằng cháu ngoại chết tiệt ấy rồi nó phá hết của cải của hai bố con.

Abel rút ở túi áo trong ra một tấm ảnh, giở qua những tấm ảnh cũ của Florentyna và lấy ra những tấm ảnh của thằng cháu, đưa cho George xem.

- Trông thằng bé xinh quá, - George nói.

xinh lắm, - Abel nói. - Hình ảnh của mẹ nó.

George cười.

Anh vẫn không bỏ con được, phải không?

Anh bảo chúng đặt tên nó là gì?

Sao, anh biết tên thằng bé quá đi chứ - George nói

Tôi muốn nói anh thấy chúng gọi tên nó là thế nào cơ

- Tôi làm sao biết được? - George nói.

- Anh tìm hỏi đi, - Abel nói. - Tôi cần biết.

Tôi hỏi cách nào ? -George nói. -Cho người đi theo chúng nó đẩy xe nôi ở Công viên Cổng vàng ư ? Anh đã dặn lại rõ ràng là Florentyna không bao giờ được biết anh vẫn còn quan tâm đến nó hay thằng chồng Kane của nó kia mà.

- À nhân đây tôi nhớ ra, tôi vẫn còn có một chuyện nhỏ phải thanh toán với bố nó, - Abel nói.

- Anh định làm gì về chứng khoán ở ngân hàng Lester, - George hỏi.- Peter Parfitt tỏ ý muốn bán hai phần trăm của ông ta, nhưng tôi không tin Henry trong chuyện thương lượng này. Với hai con người đó dính vào chuyện bán chứng khoán thì mọi người có thể bập vào đó, trừ anh.

- Tôi sẽ không làm gì hết. Dù có căm ghét Kane đến đâu, tôi cũng không muốn dây vào chuyện ấy trước khi biết chắc là Kennedy sẽ thắng cử. Lúc này hãy cứ để yên đó đã. Nếu Kennedy thất bại, tôi sẽ mua chỗ hai phần trăm của Parfitt rồi tiếp tục với kế hoạch chúng ta đã bàn. Mà anh cũng đừng bận tâm đến Henry làm gì nữa, tôi đã bỏ hắn ra ngoài hồ sơ Kane rồi. Từ nay chở đi, tôi sẽ tự mình giải quyết lấy.

Tôi phải bận tâm chứ, Abel. Tôi biết ông ta còn đang mắc nợ đến nửa số bọn cá cược ở Chicago, và nếu như bất cứ lúc nào ông ta lại mò đến New York mà ăn xin thì tôi thấy làm lạ.

- Henry sẽ không đến đây nữa đâu. Lần vừa rồi tôi đã nói rõ với ông ta là sẽ không có được một xu một hào của tôi nữa. Nếu ông ta đến đây xin nữa thì sẽ chỉ mất cái ghế trong ban giám đốc và nguồn thu nhập duy nhất của ông ta thôi.

- Như thế thì tôi lại càng lo, - George nói. - Thử hỏi ông ta đích thân đến Kane lấy tiền thì sao?

Không thể thế được, George. Henry là người duy nhất còn sống còn ghét Kane hơn cả tôi ghét nữa, mà điều đó không phải không có lý do.

- Làm sao anh biết chắc thế được?

- Mẹ của William Kane là vợ thứ hai của Henry,- Abel nói, - và lúc còn trẻ, chỉ mới mười sáu tuổi, William đã đuổi ông ta ra khỏi nhà.

Trời ơi, làm sao mà anh có được thông tin ấy nhỉ?

- Không có gì về William Kane mà tôi không biết,- Abel nói.- Và cả về Henry nữa. Hoàn toàn không có gì mà tôi không biết được, mà Kane với tôi lại là hai người sinh cùng ngày, còn tôi- thì cũng tin rằng không có gì về tôi mà hắn không biết. Vì vậy lúc này chúng ta phải cẩn thận. Tuy nhiên, anh không có gì phải lo về chuyện Henry có thể ra làm mồi. ông ta sẽ còn phải nói dối nữa trước khi khai thật rằng tên ông ta

là Vittorio Togna và cũng đã ngồi tù một lần rồi.

- Trời ơi, Henry có biết là anh biết tất cả những chuyện này không?

Không, ông ta không biết. Tôi biết từ lâu nhưng vẫn giữ kín. Vì, anh hiểu không, George, tôi luôn luôn tin rằng nếu mình biết rằng một người nào đó có thể đe đọa mình vào lúc nào đó. thì tự mình phải hiểu mà giữ lấy một cái tủ. Tôi chưa bao giờ tin ở Henry được, ngay từ cái hồi ông ta làm cho công ty bảo hiểm Great Westeru mà đã gợi ý tôi lừa dối công ty của ông ta để kiếm chác rồi. Còn tôi cũng phải thừa nhận là trong quá khứ của ông ta đã có ích cho tôi khá nhiều. Tôi tin rằng trong tương lai ông ta sẽ không dám gây rắc rối cho tôi nữa đâu, vì nếu không có lương giám đốc

nữa thì chỉ qua một đêm là ông ta không còn một xu nào trong tay. Anh cứ việc quên Henry đi, mà lo việc của ta đã. Hạn cuối cùng để hoàn thành khách sạn Nam tước Los Angeles là bao giờ?

- Giữa tháng chín,- George đáp.

Thế thì tốt. Như vậy là sáu tuần trước bầu cử.

Khi Kennedy khai mạc khách sạn đó, báo chí cả nước sẽ đăng lên trang đầu.

Sau khi dự một hội nghị các nhà ngân hàng ở Washington vừa trở về New York, William đã thấy trên bàn mình có mấy chữ nhắn là ông cần liên lạc ngay với Thaddeus Cohen.

Đã lâu ông không nói chuyện với Cohen, vì Abel Rosnovski không gây ra điều gì phiền phức kể từ sau vụ nói chuyện điện thoại nửa chừng với nhau trước khi Richard và Florentyna lấy nhau, đến nay đã gần ba năm. Những báo cáo hàng quý gửi đến đều khẳng định rằng Abel Rosnovski không mua cũng không bán chứng khoán của ngân hàng nữa. Dù sao, William cũng có cảm giác ngần ngại và vội gọi ngay cho Thaddeus Cohen. Nhà luật sư kia nói ông ta vừa ngẫu nhiên có được vài thông tin nhưng không tiện nói trên điện thoại. William đề nghị ông ta hễ lúc nào tiện thì đến ngân hàng ngay.

Bốn mươi phút sau, Thaddeus Cohen đến. Wilham yên lặng và chú ý nghe tất cả những gì ông ta nói lại.

Khi Cohen tiết lộ xong rồi, William nói:

- ông cụ nhà ông xưa kia không bao giờ tán thành cách lành ăn lén lút như thế.

ông cụ nhà ông cũng vậy,- Thaddeus Cohen nói.- Nhưng các cụ không bao giờ phải đối phó với những loại người như Abel Rosnovski.

- Cái gì khiến cho ông nghĩ rằng kế hoạch của ông sẽ thành công?

Đấy ông cứ xem vụ Bemard Goldfine và Sherman Adams thì biết. Chỉ có một ngàn sáu trăm bốn mươi hai đô la ăn gian của hóa đơn khách Bạn với một chiếc áo lông thú thôi, thế mà cũng làm cho Tổng thống phải lúng túng ngượng ngập đến chết người vì

người ta bảo Adams cậy mình là trợ lý của Tổng thống nên làm bậy và rút cục là bị buộc tội vòi vĩnh.

Chúng ta biết là Rosnovski còn nhằm cao hơn thế nữa kia, vì vậy hạ ông ta xuống là rất dễ.

Vậy tốn kém bao nhiêu

- Hai mươi lăm nghìn, nhưng tôi có thể thương lượng cả gói với họ để bớt đi được.

- ông làm sao mà chắc rằng Rosnovski không biết tôi có dính líu vào đây

- Tôi sẽ dùng một người thứ ba mà người đó không biết cả đến tên ông nữa. ông ta sẽ làm trung gian.

Nếu ông thương lượng được thì ông tính chúng ta sẽ làm gì?

- ông gửi tất cả các chi tiết đến cho văn phòng Thượng nghị sĩ John Kenedy, và tôi đảm bảo với ông là điều đó sẽ chấm dứt ngay mọi tham vọng của Abel Rosnovski. Khi nào người ta không còn tin được ông ta nữa, thì ông ta sẽ như người kiệt sức và sẽ thấy không thể vận dụng đến Điều 7 trong quy chế ngân hàng được nữa, dù cho ông ta có kiểm soát được tám phần trăm cổ phần của ngân hàng.

CÓ thể như vậy, nếu Kelmedy trở thành Tổng thống - William nói. - Nhưng nếu Nixon thắng thì sao? ông ta đang dẫn đầu trong cuộc thăm dò dư luận, và chắc tôi sẽ ủng hộ ông ta chống Keunedy.

ông không thề tưởng tượng được đâu, nước Mỹ này sẽ khó có thể đưa một người của giáo phái La mã vào Nhà Trắng. Tôi thì tôi không thể làm thế, mặc dầu tôi

thừa nhận rằng bỏ ra hai mươi lăm nghìn đô la là quá nhỏ trừ phi có một cơ hội bên ngoài nào đó thì mới kết thúc được Abel Rosnovski và giúp cho tôi yên tâm được với ngân hàng.

Nếu Kennedy trở thành Tổng thống...

- Tôi hoàn toàn tin như vậy, - Thaddeus Chen nói.

William mở ngăn kéo bàn rút ra một cuốn sổ séc to bên ngoài đề "Tài khoản riêng" và viết vào đó mấy chữ số, hai, năm, không, không, không.

Albel dự đoán rằng việc Keunedy đến khai mạc khách sạn Nam tước sẽ được đưa lên trang đầu các báo ở Mỹ xem ra không hoàn toàn đúng lắm. Mặc dầu vị ứng cử viên kia có khai mạc khách sạn thật đấy, nhưng ông ta còn xuất hiện ở hàng chục chỗ khác tại Los Angeles trong ngày hôm đó và tối hôm sau còn có cuộc tranh luận trực tiếp với Nixon trên vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên việc khai mạc khách sạn Nam tước mới nhất ấy cũng được báo chí đưa tin khá rộng rãi, và Vincent Hogan cũng đảm

bảo riêng với Abel rằng Keunedy vẫn chưa quên cái việc nhỏ kia. Nhà hàng của Florentyna chỉ cách khách sạn Nam tước mới có vài trăm thước thôi, nhưng hai bố con không gặp nhau.

Sau những kết quả ở bang Illinois và John F.Kennedy có vẻ như chắc chắn sẽ làm Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, Abel uống rượu chúc mừng sức khỏe Thị trưởng Daley và tổ chức liên hoan ở Trụ sở đảng Dân chủ trên quảng trường Thời Đại. Mãi đến năm giờ sáng hôm sau ông mới về nhà.

- Mình có bao nhiêu chuyện để mà liên hoan, - ông bảo George - Mình sắp sửa là... - Nói chưa hết câu, ông đã lăn ra ngủ. George cười và đặt ông lên giường.

William ngồi trong thư viện nhà ông ở Đường 68 theo dõi kết quả bầu cử. Sau khi thông báo về kết quả ở Illinois mà những kết quả này phải đến mười giờ sáng hôm sau mới được khẳng định. (William chưa bao giờ tin ở Thị trưởng Daley) Walter Cronkite tuyên bố coi như đã xong cả rồi, bây giờ chỉ còn lại có tiếng gào thét nữa thôi, William nhấc điện thoại lên gọi cho số của Thaddeus Ghen ở nhà riêng:

ông nói:

- SỐ tiền hai mươi lăm nghìn đô la ấy coi như đã được đầu tư đúng chỗ rồi, Thaddeus. Bây giờ chúng ta hãy tin chắc rằng không có thời kỳ trăng mật cho ông

Rosnovski nữa đâu. ông đừng làm gì hết trước khi ông ta lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ.

William bỏ máy xuống và lên giường nằm. ông thất vọng vì Richard Nixon đã không đánh bại được Kennedy, và thế là người anh em họ hàng xa của ông, Henry Cabot Lodge, không được làm phó Tổng thống.

Nhưng chẳng may...

******

Khi Abel nhận được giấy mời đến một trong những vũ hội khai mạc của Tổng thống Kennedy ở thủ đô Washington, ông nghĩ chỉ có một người duy nhất ông muốn chia sẻ vinh dự này thôi. ông trao đổi với George và sau đó phải đồng ý với ông ta rằng

Florentyna sẽ không bao giờ đi theo ông đến dự trừ phi cô biết chắc mối thù giữa ông bố Richard sẽ được giải quyết Thế là ông biết sẽ phải đi một mình.

Để có thể đi Washinton dự lễ, Abel phải hoãn chuyến đi Châu âu và Trung Đông. ông không thể vắng mặt tại cuộn lễ khánh thành này nhưng vẫn có thề hoãn việc khai mạc Nam tước ở Istanbul lại ít ngày.

Abel có một bộ đồ xanh thẫm mới kiểu bảo thủ giành riêng cho dịp này, và ông cũng đã giành riêng cả phòng đặc biệt trong khách sạn Nam tước Washington vào hôm đó. ông khoan khoái ngồi xem vị Tổng thống trẻ và đầy sức sống đọc diễn văn khai mạc, tràn đầy hy vọng và hứa hẹn trong tương lai.

- Một thế hệ mới của những người Mỹ sinh ra trong thế kỷ này - Abel thấy trong đó có mình rồi - được tôi luyện trong chiến tranh - Abel lại thấy có mình - được một nền hòa bình vất vả cay đắng rèn rũa - lại đúng với Abel rồi - Đừng hỏi đất nước có. thể làm gì cho mình. Mà hỏi xem mình làm được gì cho đất nước.

Đám đông đứng dậy hoan hô, quên cả tuyết rơi xuống đầy người, bị hút vào bài diễn văn hùng hồn của vị Tồng thống mới. _

Abel trở về khách sạn Nam tước Washington trong lòng rất phấn khởi. ông tắm rồi lại thay bộ đồ dự tiệc với ca vát trắng. Những thứ này cũng đặc biệt sắm cho dịp này. Ngắm mình trong gương, Abel phải thừa nhận rằng bộ đồ mặc chưa phải là diện và mốt nhất.

Người thợ chuyên may cho ông đã hết sức cố gắng mới làm được như vậy. Trong ba năm qua ông thợ đã phải ba lần làm lại những bộ đồ rộng hơn cho Abel. Giá có Florentyna ở đây, chắc thế nào cô cũng mắng" cho ông một trận về chuyện không chịu giữ người để béo phệ ra như vậy. Tại sao ông vẫn cứ luôn luôn nghĩ đến Florentyna thế nhỉ? òng xem lại những huân chương của mình. Trước hết là huân chương cựu binh Ba lan, rồi những huân chương phục vụ quân đội trên sa mạc và ở châu âu, rồi đến những huân chương ông gọi là dao dĩa, vì phục vụ hậu cần ăn uống trong quân đội.

Tối hôm đó có tất cả bảy vũ hội khai mạc được tiến hành ở Washington. Giấy mời của Abel được ngồi ở phòng truyền thống Thủ đô. ông ngồi trong một góc dành cho những đảng viên Dân chủ người Ba lan của New York và Chicago. HỌ có nhiều cái để cùng liên hoan với nhau. Edmund Muskie được vào Thượng viện và mười nhân vật dân chủ Ba lan khác được bầu vào Quốc hội. Không ai nhắc đến tên hai người Ba lan

khác cũng mới được bầu nhưng là của đảng Cộng hòa.

Abel qua một tối rất vui vẻ với hai người bạn cũ trước đây đã cùng với ông lập nên nhóm Ba lan - Mỹ trong Quốc hội. HỌ đều hỏi thăm Florentyna.

Vũ hội bị ngắt quãng do John F.Kennedy và bà vợ rất đẹp là Jacquelìne bước vào. HỌ đứng đó chừng mười lăm phút, nói chuyện với mấy người được chọn lọc rất cẩn thận rồi lại tiếp tục đến chỗ khác. Mặc dầu Abel không được trực tiếp nói chuyện với Tổng thống, nhưng ông cũng rời bàn ra đứng ở một chỗ thế nào Kennedy cũng phải đi qua, và ông cố nói được một câu với Vincent Hogan khi thấy anh ta cùng đi với bộ sậu

chung quanh Kennedy.

ông Rosnovski, may mắn gặp ông ở đây.

Abel rất muốn nói cho anh ta biết là với ông chẳng có gì may mắn cả, nhưng lúc này đây thì cả thời gian và địa điểm đều như vậy. Hogan cầm lấy cánh tay Abel và kéo ông bước nhanh đến sau một cái cột đá cẩm thạch.

- Lúc này không thể nói nhiều với ông được, ông Rosnovski, vì tôi phải đi kèm với Tổng thống, nhưng tôi chắc trong tương lai gần đây sẽ gọi đến cho ông.

Tất nhiên, lúc này Tổng thống đang có nhiều những cuộc hẹn khác.

- Tất nhiên - Abel nói.

Nhưng tôi hy vọng, - Vincent Hogan nói tiếp, - trường hợp của ông, mọi thứ sẽ được khẳng định vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư. Tôi xin là người đầu tiên được chúc mừng ông, ông Rosnovski nhé. Tôi tin chắc rằng ông sẽ phục vụ Tổng thống rất tốt.

Abel nhìn theo Vincent Hogan gần như đang chạy để theo kịp đoàn người tùy tùng Kennedy lúc này đã bước vào một đoàn xe sang trọng mở cửa sẵn.

Trông ông có vẻ hài lòng lắm nhỉ, - một người bạn Ba lan của Abel lên tiếng khi thấy ông trở về bàn và ngồi xuống bắt đầu ăn miếng bít tết dai ngoách, thứ bít tết mà ở khách sạn Nam tước không cho phép làm như vậy: - Kennedy có mời ông ra làm BỘ trưởng Ngoại giao không ?

HỌ đều cười.

- Chưa đâu, - Abel nói. - Nhưng ông ấy có nói với tôi rằng ăn ở trong Nhà Trắng không thể sang bằng ở các khách sạn Nam tước được.

Sáng hôm sau Abel bay ngay về New York sau khi đã đến thăm nhà thờ Ba lan ở Nghĩa trang Quốc gia.

Đến đây ông nghĩ tới cả hai Florentyna. Sân bay Washington hết sức lộn xộn và Abel về đến Nam tước New York chậm mất ba tiếng so với dự kiến. George cùng xuống ăn tối với ông và khi thấy Abel gọi một chai Dom Perigon thì ông. yên trí là mọi việc đều tốt đẹp cả

- Tối nay chúng ta liên hoan, - Abel nói. - Tôi có gặp Mogan ở vũ hội và hắn ta bảo cuộc hẹn sẽ được khẳng định trong mấy tuần tới. CÓ lẽ sẽ có công bố chính thức ngay sau khi tôi đi. Trung Đông về.

- Chúc mừng anh, Abel. Tôi biết không có ai đáng hưởng vinh dự này hơn anh được. .

- Cảm ơn anh, George. Tôi có thể đảm bảo là phần thưởng của anh cũng không phải là suông, vì sau khi mọi thứ đã chính thức rồi, tôi sẽ cử anh làm quyền Chủ tịch Công ty Nam tước trong khi tôi vắng mặt.

George uống một cốc sâm banh nữa. Hai người đã uống hết nửa chai.

- Lần này anh sẽ đi vắng bao lâu, Abel?

- Chỉ ba tuần thôi. Tôi muốn kiểm tra lại xem bọn Ả rập ấy có ăn cắp hết của tôi không, rồi tiếp tục sang Istanbul để khai mạc khách sạn Nam tước Istanbul. Trên đường tôi sẽ đi qua London và Paris nữa. .

George gọi thêm sâm banh.

****

Abel ở London thêm ba ngày ngoài kế hoạch, tìm cách giải quyết những vấn đề của Nam tước London với một anh quản lý mà anh này hình như đổ tội mọi thứ cho các tổ chức công đoàn Anh. HOÁ" ra Nam tước Lon don lại là một trong những thất bại ít có của Abel, mặc dầu ông vẫn chưa hiểu được cụ thể tại sao khách sạn này tiếp tục thua lỗ. ông đã tính đến đóng cửa nó, nhưng Công ty Nam tước cần phải có mặt ở thành phố thủ đô nước Anh này, vì vậy ông lại một lần nữa đuổi người quản lý và tìm người khác thay thế.

Paris thì ngược lại. Khách sạn này là một trong những thành công lớn nhất của ông ở Châu âu. ông đã có lần thừa nhận với Florentyna rằng Nam tước Paris là khách sạn ông thích nhất. Abel thấy mọi thứ trên đường Raspail đều rất có tổ chức. ông chỉ ở lại

Paris hai ngày rồi bay tiếp sang Trung Đông.

Bây giờ Abel có địa điểm ở năm nước A rập vùng Vịnh Ba tư, nhưng chỉ có mỗi Nam tước ở Riyadh là đang thật sự tiến hành xây dựng. Nếu còn trẻ tuổi, chắc Abel đã ở lại Trung Đông đến vài năm để uốn nắn cho những người A rập ở đây biết làm ăn tử tế.

Nhưng ông không thể chịu được đất cát với cái nóng ở đây và uống rượu whisky thì lại không sẵn sàng có.

ông cũng không thể chịu được những người địa phương. ông để cho một trợ lý phó chủ tịch ở đây làm việc và bảo anh ta rằng chỉ khi nào quản được những người Trung Đông này thì mới cho trở về Mỹ mà quản những tay bất trị.

ông để tay trợ lý phó chủ tịch tội nghiệp đó ở lai một cái địa ngục giàu có nhất rồi đi tiếp sang Thổ nhĩ kỳ.

Mấy năm qua Abel đến thăm Thổ nhĩ kỳ nhiều lần để quan sát tiến trình xây dựng Nam tước Istanbul. Với Abel thì bao giờ cũng phải có cái gì đặc biệt về Constantinople, vì ông quá nhớ cái thành phố này.

ông rất mong mở được một khách sạn Nam tước mới ở cái đất nước mà ông đã rời nó ra đi làm một cuộc sống mới ở Mỹ.

Về đến phòng đặc biệt, Abel thấy có đến mười lăm giấy mời gửi đến chờ trả lời. Bao giờ cũng vậy, cứ vào mỗi dịp khai mạc khách sạn là có rất nhiều giấy mời từ các nơi gửi đến yêu cầu, nhất là của những nhân vật chuyên đi ăn uống không mất tiền mà không biết họ ở đâu xuất hiện ra đông như vậy. Cứ như có phép ảo thuật ấy Tuy nhiên, lần này có hai giấy mời đi ăn tối mà Abel lấy làm chắc chắn không thể liệt vào loại chuyên đi ăn ghẹ được, đó là hai vị đại sứ của Mỹ và Anh. Giấy mời lại là ở cơ quan sứ quán cũ của Anh, đối với Abel thật không cưỡng lại nổi vì đã gần bốn chục năm nay ông chưa về thăm chỗ này.

Tối hôm đó, Abel là khách của ngài Bemard Burrows, đại sứ của Nữ hoàng Anh ở Thổ nhĩ kỳ. ông ngạc nhiên thấy mình được xếp ngồi ở bên phải bà vợ Đại sứ một quyền ưu tiên mà Abel chưa bao giờ có được ở bất cứ sứ quán nào trong quá khứ. ăn tiệc

xong, ông lấy làm lạ với cái truyền thống quái gở của Anh là các bà phụ nữ kéo ra ngoài để các ông ngồi lại đó hút xì-gà và uống rượu poc-tô hoặc brandy. Abel

được mời đến ngồi với vị đại sứ Mỹ, ông Fletcher Warren, để uống rượu poc-tô trong thư viện của ngài Bernard. Ngài Bernard tỏ ý trách đại sứ Mỹ là đã để ông ta mời Nam tước Chicago đến ăn tiệc trước.

- Người Anh là một giống người thích oai, - đại sứ Mỹ châm một điếu xì-gà Cu ba nói.

Còn tôi thì chỉ thấy người Mỹ có một điều, - ngài Bemard nói, - đó là họ không biết khi nào họ bị đánh bại một cách lịch sự.

Abel nghe hai nhà ngoại giao nói chọc nhau và không hiểu tại sao họ lại mời ông vào chỗ riêng biệt này. Ngài Bernard mời Abel nếm rượu vang poc-tô và đại sứ Mỹ nâng cốc.

- Chúc Abel Rosnovski, - ông nói.

Ngài Bemard cũng nâng cốc. - ông ta nói:

- Tôi hiểu là chúc mừng cũng được rồi đấy.

Abel đỏ mặt vội nhìn sang phía Fletcher Warren xem thế nào.

- Ồ tôi để lộ bí mật rồi chăng, Fletcher? - Ngài Bemard nói, và quay sang đại sứ Mỹ. - ông bảo tôi rằng ai cũng biết chuyện đó cả rồi, phải không ông bạn.

Phải đấy, - Fletcher Warren nói. - Vì người Anh chả giữ kín được cái gì quá lâu. .

- CÓ phải vì thế mà các anh phải mất đến mấy năm mới phát hiện ra là chúng tôi đang đánh nhau với Đức chứ gì? - ngài Bemard nói.

Vị đại sứ Mỹ cười.

- Tôi nghe nói ít ngày nữa sẽ công bố chính thức.

Hai người quay sang nhìn Abel. ông vẫn im lặng.

- Vậy thì có lẽ tôi là người đầu tiên chúc mừng ngài đấy, - ngài Bemard nói. - Tôi chúc mừng ngài trong chức vụ mới được rất nhiều hạnh phúc.

Abel đỏ mặt nghe nói đến cái chữ mà mấy tháng qua ông vẫn thường thốt lên với chính mình khi nhìn vào gương. .

- ông phải quen dần với việc người ta kêu mình bằng ngài, - vị đại sứ Anh nói tiếp. - Và một lô những thứ còn tệ hơn thế kia. Nhất là những chức tước chết tiệt mà vì thế ông đã phải dự hết cuộc này đến cuộc khác. Nếu bây giờ ông có vấn dề lên cân thì nó sẽ không thấm gì so với khi ông đã hoàn thành nhiệm kỳ công việc. ấy thế nhưng ông vẫn còn được sống để cảm ơn cuộc Chiến tranh Lạnh đấy. ĐÓ là một điều khiến cho cuộc sống xã hội của ông còn có ranh giới được

Vị đại sứ Mỹ cười.

- Giỏi đấy, Abel, và tôi cũng chúc mừng cho những thành công liên tiếp của ông. Chuyến đi gần đây nhất là ông về Ba lan hồi nào? - ông ta hỏi.

- Tôi chỉ trở về quê nhà có một lần, thăm qua chốc lát, cách đây đã mấy năm rồi, - Abel nói. - Từ đó, tôi vẫn mong được quay lại nữa.

Phải, ông sẽ quay lại trong khải hoàn, - Fletcher Warren nói. - ông có quen với sứ quán của ta ở Warsaw không ?

- Không, tôi không quen, Abel thú nhận.

- Tòa nhà đó cũng không tồi, - ngài Bamard nói. - Cũng là để nhắc nhở cho các ngài nhớ rằng chỉ có sau Chiến tranh thế giới thứ hai mới đặt chân lên Châu âu được Nhưng thức ăn thì khủng khiếp. Tôi rất mong ông làm được cái gì đó về mặt này, ông

Rosnovski. Tôi e rằng cách duy nhất có lẽ là ông phải cho xây một khách sạn Nam tước ở Warsaw. Với tư cách là một đại sứ, đó là điều tối thiểu người ta mong đợi ở một người Ba lan cũ.

Abel ngồi trong tâm trạng phấn khởi hết sức, cười với những câu nói đùa của ngài Bernard. ông thấy mình uống rượu vang hơi nhiều hơn mọi khi, thấy thoải mái dễ chịu, với mình và với đời. ông sốt ruột muốn quay về Mỹ để nói với Florentyna tin này, vì

việc bổ nhiệm hình như đã có vẻ chính thức. CÔ sẽ rất tự hào về ông. ông quyết định là về đến New York ông sẽ giữ chỗ đi luôn sang San Francisco và làm lành với cô ông đã định làm thế từ trước rồi và bây giờ ông có cớ để làm. Phần nào ông cũng sẽ cố gắng tỏ ra ưa thích anh bạn Kane kia, nhưng nó không được tự xưng là Kane với ông nữa. Tên nó là gì ấy nhỉ, Richard ư? Phải đấy, Richard. Abel bỗng cảm thấy

nhẹ người sau khi đã có quyết định như thế.

Sau khi cả ba người đã quay ra với các bà ở phòng khách chính, Abei giơ tay để lên vai Đại sứ Anh và nói:

- Thưa Ngài, tôi xin phép về.

Về với Nam tước hả, - ngài Benlard nói. Để tôi đưa ông ra xe, ông bạn thân mến.

Bà vợ ông Đại sứ đứng chào Abel ở cửa

- Xin chúc bà ngủ ngon, thưa bà Bumws, và xin cảm ơn bà về buổi tối đáng ghi nhớ này.

Bà ta cười.

- Tôi có thể biết . cái điều không được biết, ông Rosnovski ạ, nhưng cũng xin chúc mừng việc ông được bổ nhiệm. Hẳn ông phải rất tự hào trở về nơi ông sinh trưởng với tư cách là đại diện cao cấp cho đất nước mình.

- vâng, thưa bà, - Abel đáp gọn.

Ngài Bernard tiễn ông xuống các bậc thềm đá của sứ quán Anh ra chiếc xe đang đợi. Người lái xe mở cửa xe.

Chúc ông ngủ ngon, ông Rosnovski, - ngài Bemard nói, - và chúc mừng ông may mắn ở Warsaw.

Nhân đây, xin hỏi ông có hài lòng với bữa ăn đầu tiên ở sứ quán Anh không ?

- Thực ra là bữa thứ hai, thưa ngài Bernard.

- Trước ông đã có đến đây rồi ư? Trời ơi, khi kiểm tra lại sổ ghi các tên khách, tôi không thể tìm thấy tên ông.

- Không, - Abel nói. - Lần trước ăn ở sứ quán Anh là tôi ăn dưới bếp. Tôi chắc ở trong bếp họ không có sổ ghi tên khách. Nhưng đó là bữa ăn ngon nhất phải nhiều năm mới có được. . .

Abel mỉm cười và trèo lên sau xe. ông có thể thấy ngài Bemard ngẩn ngơ không biết có nên tin vào điều ông vừa nói không.

Ngồi trên xe về khách sạn Nam tước, ông gõ gõ ngón tay vào cửa sổ xe và khẽ hát trong cổ. ông muốn về Mỹ ngay sáng hôm sau, nhưng ông không thể bỏ bữa tiệc do Fletcher Warren mời đến đại sứ quán Mỹ tối hôm sau. Một đại sứ tương lai là phải làm như thế thôi ông bạn ạ. ông tưởng như vẫn còn nghe thấy ngài Bernard nói bên tai.

Bữa ăn với Đại Bứ Mỹ hóa ra cũng là một dịp thú vị Abel phải giải thích cho những người khách đến dự về việc tại sao ông đã phải ăn trong bếp sứ quán Anh.

Lúc ông nói sự thật, hết thảy mọi người đều nhìn ông bằng con mắt ngạc nhiên kính phục. ông không chắc có nhiều người trong số đó tin là ông suýt bị chặt cụt tay hay không, nhưng mọi người ai cũng khen cái vòng bạc và tối hôm đó ai cũng gọi ông bằng "ngài".

Hôm sau Abel dậy sớm để sẵn sàng bay về Mỹ.

****

Chiếc máy bay DC-8 đỗ xuống Belgrade và phải nằm tịt ở đó mười sáu tiếng chờ sửa chữa lại. HỌ bảo với ông là có chuyện trục trặc ở bộ phận hạ cánh. ông ngồi trong phòng đợi sân bay, nhấp thứ cà phê Nam tư không thể nào uống được. Sự tương phản giữa sứ quán Anh với cái quầy ăn tạm ở nước này khiến Abel nhớ mãi không quên được. Cuối cùng, máy bay cất cánh để rồi lại bị hoãn ở Amsterdam. Lần này, hành khách được yêu cầu đổi sang máy bay khác.

Về đến sân bay Icuewild, coi như Abel đã đi chuyến này hết gần ba mươi sáu tiếng. ông mệt quá đến không bước đi nổi nữa. Vừa ra khỏi khu vực Hải quan, ông bỗng thấy mình bị một lô nhà báo vây quanh, máy ảnh chụp tí tách loang loáng. ông toét

miệng cười. Chắc là công bố rồi, ông nghĩ bụng. Bây giờ là chính thức đây. ông đứng thẳng người lên, chậm chạp bước một cách đàng hoàng, giấu cái dáng chân thọt. Không thấy George đâu, còn các nhà nhiếp ảnh thì cứ chen nhau để chụp -ông.

Rồi ông thấy George đứng ở bên rìa đám đông, người như mất hồn. Qua hàng rào, Abel bỗng thấy tim mình như rụng xuống, còn một nhà báo thì không những không hỏi cảm tưởng ông như thế nào khi là người Mỹ gốc Ba lan đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ ở Warsaw, mà anh ta lại gào lên: "ông có câu trả lời gì cho những lời buộc tội không?" .

Máy ảnh lại chớp lên nhoang nhoáng cùng với các câu hỏi khác.

- Những lời buộc tội có đúng không, ông Rosnovski?

- Thực tế ông đã trả cho nghị sĩ Osborue bao nhiêu tiền? .

- ông có phủ nhận những lời buộc tội ấy không ?

- ông trở về Mỹ để ra tòa đó chăng

HỌ ghi những câu trả lời của Abel mặc dầu ông không nói gì.

Rồi bỗng ông quát to lên:

- Cho tôi ra khỏi chỗ này đi!

George cố chen lên đến chỗ Abel và len qua đám đông ra xe Cadillac đang chờ ở ngoài. Abel cúi xuống đưa hai tay lên che đầu trong khi đèn máy ảnh vẫn tiếp tục nháy. George quát người lái xe cho chạy ngay đi.

- về Nam tước, thưa ông? - Anh ta hỏi.

- Không, về chỗ cô Rosnovski ở đường 57.

- Tại sao? - Abel hỏi.

- Vì báo chí đang kéo đầy đến Nam tước.

Tôi không hiểu, - Abel nói. - ở Istanbul họ đối đãi với tôi như với một đại sứ, thế mà về đến nhà lại như một phạm nhân là thế nào? CÓ chuyện gì thế, George?

Anh muốn nghe tôi nói tất cả hay chờ gặp luật sư của anh? - George hỏi.

- Luật sư của tôi? Anh thuê người đại diện cho tôi à? - Abel hỏi.

- H. Trafford Jilks, người khá nhất.

Và đắt tiền nhất.

Tôi nghĩ trong tình thế này anh không ngại gì về tiền cả, Abel.

Đúng đấy, George, tôi xin lỗi. Bây giờ ông ta đâu?

- Tôi đề ông ta ở lại tòa, nhưng ông ta bảo xong việc là ông ta về đây ngay.

Tôi không thể chờ lâu thế được, George. Anh cứ nói qua cho tôi biết là cái gì đã, nói cái xấu nhất ấy.

George hít lấy một hơi dài.- ông nói :

- CÓ giấy bắt giam anh.

- Về tội gì?

- Hối lộ quan chức chính phủ.

- Cả đời tôi chưa bao giờ dính đến một quan chức chính phủ nào,- Abel nói.

- Tôi biết, nhưng Henry Osbome có dính đến, và những gì ông ta làm hình như là nhân danh anh hoặc thay mặt anh.

ôi lạy chúa,- Abel nói. - Lẽ ra tôi không bao giờ dùng ông ta. Tôi đã để cho cái điều cả hai cùng ghét Kane làm cho đầu óc mình bị ngu mất rồi. Nhưng tôi vẫn còn chưa thể tin được là Henry nói hết, vì cuối cùng chính ông ta cũng bị tội kia mà.

Nhưng Henry đã biến mất rồi, - Geórge nói. - Và điều ngạc nhiên lớn nhất là tự nhiên tất cả các khoản nợ của ông ta đã được bí mật thanh toán hết.

William Kane rồi, - Abel bật ra.

Không thấy gì chỉ về hướng đó, - George nói. - Không có chứng cớ gì ông ta dính líu đến chuyện này.

Ai cần gì chứng cớ? Làm sao các nhà. cầm quyền có được những tài liệu này .? .

- Không rõ lắm, - George. - Hình như có một gói hồ sơ nặc danh gửi thẳng đến BỘ Tư pháp ở Washington.

Chắc là gửi từ bưu điện Nêw York, - Abel nói.

-Không, từ Chicago.

Abel im lặng một lúc.

- Không thể là Henry gửi hồ sơ ấy cho họ, - ông nói. - Như vậy vô lý.

- sao anh biết chắc như vậy ? - George hỏi.

- Vì anh vừa bảo là các khoản nợ của ông ta được thanh toán, và chắc chắn là BỘ Tư Pháp nếu không tóm được món bở này thì họ sẽ không chịu ra tay. Henry có thể đã bán hồ sơ cho một người nào khác. Nhưng người đó là ai ? Điều duy nhất chắc chắn là ông ta không bao giờ trực tiếp thả cái tin ấy cho Kane.

Trực tiếp ư ? - George nói.

- Phải, trực tiếp, - Abel nhắc lại. - CÓ thể ông ta không bán trực tiếp. CÓ thể Kane đã thu xếp một người môi giới nào đó giải quyết toàn bộ vụ này nếu họ biết Henry đang mắc nợ rất nhiều và bọn cá cược đang đe dọa ông ta.

CÓ thể đúng đấy, Abel. Chả cần phải một anh thám tử cũng có thể khám phá ra những vấn đề tài chính của Henry. Bất cứ ai ngồi ở một quầy rượu Chicago cũng có thể biết chuyện đó. Nhưng đừng vội kết luận gì. Để xem luật sư của anh nói thế nào đã.

Chiếc xe Cadillac dừng lại trước ngôi nhà cũ của Florentyna. Abel đã giữ lại ngôi nhà này với hy vọng một ngày kia con gái ông sẽ quay về. George đã trông thấy Trafford Jilks đứng chờ sẵn ở cửa. ông mở cho họ vào. Ngồi xong đâu đấy, George rót cho Abel một cốc whisky lớn. Abel uống một hơi cạn rồi đưa cốc cho George róc tiếp.

ông cứ nói cái tệ nhất ấy, ông Jilks. Ta giải quyết cho xong chuyện này đi.

- Tôi rất tiếc, ông Rosnovski, - ông ta lên tiếng.- ông Novak có cho tôi biết về chuyện ở Warsaw.

Bây giờ thì hết rồi. Ta nên quên cái gọi là "thưa Ngài" ấy đi thôi. ông có thể tin chắc là nếu Vincent Hogan được hỏi đến, ông ta sẽ không còn nhớ cả tên tôi nữa kia. Nào, ông Jilks, họ ghép tôi vào những tội gì ?

ông bị kết án mười bảy tội hối lộ và làm hư hỏng quan chức chính phủ ở mười bốn bang khác nhau. Tôi đã tạm thời thu xếp với BỘ tư pháp để người ta đến bắt ông tại nhà này vào sáng mai. HỌ cũng không phản đối nếu ta nộp tiền để được tạm tha.

Thế thì dễ chịu đấy, Abel nói, - nhưng nếu họ chứng minh được đầy đủ các tội thì sao?

- Ồ thế nào họ chả chứng minh được một số tội, - Tranfford Jilks nói. - Nhưng chừng nào Henry Osborne còn lủi trốn thì họ còn khó chưa thể đổ hết các tội cho ông được. Dù sao ông cũng phải thừa nhận sự thật là dù ông có tội hay không thì tai vạ cũng đã xảy ra rồi, ông Rosnovski.

Tôi hiểu rõ quá đi chứ, - Abel nói, đưa mắt liếc nhìn trang đầu tờ Tin tức hàng ngày Tranfford Jilks mang theo. - Bây giờ thì ông phải tìm ra xem kẻ nào đã mua hồ sơ ấy của Henry Osborne, ông Jilks. ông cần bao nhiêu người để làm việc này cứ thuê hết. Tôi không ngại tốn kém. Nhưng ông phải tìm ra, và tìm ra cho nhanh, vì nếu cuối cùng đó đúng là William Kane thì tôi sẽ cho hắn đứt luôn.

- ông đã đang gay go rồi đấy, đừng có làm cho rắc rối thêm, - Tranfford Jilks nói. - Khéo rồi lại không rút ra được.

- ông yên trí, - Abel nói. - khi nào tôi cho Kane đi đứt thì đó sẽ là hợp pháp và hoàn toàn có danh dự.

- ông nghe kỹ tôi nói nhé, ông Rosnovski. Lúc này ông hãy quên William Kane đi, và hãy lo về vụ xử sắp tới. ĐÓ sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong đời ông trừ phi ông không cần gì đến chuyện ngồi tù trong mười năm tới. Tối nay thì ông không còn có thể làm gì được nữa. Tôi sẽ cho ngươi của tôi đi tìm Henry Osbonle, và sẽ đưa ra một lời tuyên bố ngắn cho báo chí bác bỏ những tội đó, nói rằng sau đây sẽ có lời giải

thích đầy đủ chứng minh rằng ông hoàn toàn vô tội.

- Ta làm thế được không ? - George hỏi với vẻ hy vọng.

- Không đâu, - Jilks nói, - nhưng nó cho tôi có thêm thời gian để suy nghĩ. Khi nào ông Rosnoyski có dịp xem lại toàn bộ hồ sơ tên tuổi ấy, ông sẽ thấy là tôi rất ngạc nhiên phát hiện ra ông không hề có quan hệ trực tiếp gì với bất cứ ai trong đó. Rất có thể là Henry Osbome trước sau vẫn chỉ làm trung gian mà không bao giờ đưa ông Rosnovski vào đây cả. Như thế thì việc của tôi là phải chứng minh rằng Osborne đã vượt quyền của mình với tư cách là một giám đốc của công ty Xin ông nhớ cho nhé, ông Rosnovski, nếu ông gặp bất cứ người nào có tên trong hồ sơ đó thì ông phải cho tôi biết ngay, vì, lạy Chúa, tôi chắc chắn mười mươi là BỘ tư pháp sẽ dùng những người đó làm nhân chứng để chống lại chúng ta. Tôi sẽ để một bản sao hồ sơ lại cho ông rồi đến mai bắt đầu lo chuyện này.

ông cứ đi nằm và cố ngủ lấy một giấc. Chắc ông vừa đi về mệt lắm rồi. Sáng mai tôi gặp lại ông.

Abel bị bắt một cách lặng lẽ tại nhà con gái ông Vào 8 giờ rưỡi sáng. Cảnh sát và viên chức tòa án liên bang của phần Nam New York đưa xe đến đem ông đi Màu sắc rực rỡ trang trí trên các cửa hàng nhân ngay lễ thánh Valentine khiến Abel càng cảm thấy cô đơn. Jilks tưởng mình đã thu xếp được kín đáo không cho báo chí biết đến, nhưng khi Abel vừa tới tòa án thì ông lập tức đã bị phóng viên và nhiếp ảnh vây

quanh. ông cố gắng chịu đựng để đi vào phòng xử, George đi trước và Jilks theo sau. HỌ yên lặng ngồi trong phòng chờ đến lượt mình.

Lúc được gọi ra, quá trình tuyên án chỉ có vài phút và không khí buồn tẻ một cách kỳ lạ. Thư ký tòa đọc lời tuyên án, Tranfford Jilks trả lời "không có tội",

thay mặt cho khách hàng của mình và yêu cầu được nộp tiền để tạm tha. Như đã được thỏa thuận trước, tòa không bác ý kiến đó. Jilks đề nghị chánh án Prescott cho ba tháng để chuẩn bị cãi. Tòa cho hoãn ngày xử đến 17 tháng Năm.

Abel lại được tự do, đàng hoàng ra đối diện với báo chí và nhiếp ảnh. Lái xe đã cho xe chờ sẵn dưới bậc thềm và mở cửa sau. Máy đã nổ sẵn, người lái xe phải khéo lắm mới khỏi đụng vào các phóng viên báo chí vẫn đi theo hỏi chuyện. Về đến đường 57 rồi, Abel mới để tay lên vai George:

- Bây giờ nhé, George, anh sẽ trực tiếp quản lý công ty trong thời gian ba tháng để tôi chuẩn bị việc chống án với ông Jilks. Ta hãy hy vọng là sau đó anh sẽ không phải một mình quản lý công ty nữa, - Abel gượng cười nói.

- CỐ nhiên là không rồi, Abel.

ông Jilks sẽ gỡ được cho anh, rồi anh xem. - George xách cái cặp lên và cầm lấy cánh tay Abel. - Anh cứ yên trí, - ông nói rồi từ giã hai người kia.

Khi vào ngồi trong phòng khách rồi, Abel nói với nhà luật sư, - Tôi không biết là nếu không có George thì tôi xoay xở ra sao. Hai chúng tôi cùng đi tàu đến đây từ gần bốn chục năm trước, và cùng trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Bây giờ xem ra trước mắt vẫn còn nhiều gian khổ chứ chưa hết. Thôi, ta tiếp tục làm cái gì đó đi, ông Jilks. ông không có tin gì mới về Henry Osborne sao?

- Không, nhưng tôi có sáu người đang đi tìm và tôi biết là BỘ tư pháp ít ra cũng có sáu người nữa. Vì vậy, có thể chắc chắn là sẽ tìm ta ông ta, tất nhiên là không thể cho họ tìm thấy trước.

Còn cái người mà Osborne bán hồ sơ cho anh ta?- Abel hỏi.

- Tôi đã có người tin cậy ở Chicago được phân công tìm rồi.

- Tốt, Abel nói. - Bây giờ đến lúc xem lại cái hồ sơ tên tuổi ông để lại cho tôi đêm qua.

Tranfford Jilks bắt đầu bằng việc đọc lại lời tuyên án của tòa, rồi sau đó cùng với Abel đi vào chi tiết của từng tội trạng.

Sau gần ba tuần gặp nhau liên tục như vậy và Jilks tin rằng Abel không còn có điều gì khác nữa để nói, ông ta đành để cho khách hàng của mình được nghỉ ngơi. Suốt ba tuần đó mà không có gì đưa đến tìm hiểu hiện nay Henry Osborne đang ở đâu. Cả

những người của Jilks và của BỘ tư pháp đều chịu không tìm ra. Người của Jilks cũng không làm sao tìm được người mà Henry bán tài liệu cho. ông luật sư bắt đầu tự hỏi không biết Abel có hoàn toàn đúng không.

Ngày xử đã đến gần, Albel đã có ý nghĩ rằng không chừng mình có khả năng là phải ngồi tù thật. Bây giờ ông cũng đã năm mươi lăm tuổi. ông lo ngại nghĩ đến triển vọng

những năm cuối của đời mình sẽ giống như những năm đầu đã bị tù tội. Tranfford Jilks cũng đã cho thấy là nếu Chính phủ chỉ cần chứng minh một trường hợp thôi thì hồ sơ đó của Osborne đã đủ cho Abel ngồi tù rất lâu rồi. Abel lấy làm căm tức về sự

bất công này - ông cảm thấy thật bất công. - Những việc phi pháp mà Henry Osbome đã nhân danh ông để làm ấy tuy có thật nhưng không phải là cá biệt.

Abel tin rằng không có thứ kinh doanh mới nào phát triển được hoặc không thể có thứ tiền nào kiếm ra được nếu không có những chuyện đấm đút hối lộ cho một số người đã được nêu tên trong hồ sơ này. ông nghĩ đến vẻ mặt bình tĩnh thản nhiên của anh chàng William Kane ngồi ở Boston những năm xưa, trên một đống tiền được thừa hưởng mà rất có thể là nguồn gốc của những tiền ấy đều nhơ bẩn cả nhưng được che đậy dưới cái vỏ đẹp đẽ từ bao nhiêu đời rồi.

Florentyna viết cho ông một bức thư rất cảm động, kèm theo mấy tấm ảnh con trai của cô, cô nói cô vẫn yêu vẫn kính trọng Abel và tin rằng ông vô tội.

Ba ngày trước khi xử, BỘ tư pháp tìm ra Henry Osbome ở New Orleans. Lẽ ra họ không thể biết ông ta là ai nếu như ông ta không vào một bệnh viện ở địa phương với hai cái chân bị gãy. Một viên cảnh sát phát hiện ra Henry bị thương là do quỵt nợ đánh bạc.

ở New Orleans người ta rất ghét cái trò này. Viên cảnh sát xác định được đâu ra đấy rồi, tối hôm đó, sau khi bệnh viện đã bó bột cho hai chân của Osborne, cho ông ta ra xe lên máy bay đưa về New York.

Henry Osbome ngay ngày hôm sau bị kết tội âm mưu trốn tránh và cũng không được nộp tiền để tạm tha. Tranfford Jilks xin phép tòa cho ông được hỏi Osborne. Tòa cho phép nhưng Jilks hỏi chuyện mà cũng chẳng biết được gì hơn. Hình như đã rõ ràng và

Osborne có mặc cả với chính phủ, trong đó ông ta hứa là sẽ khai hết tội cho Abel cốt để nhẹ tội cho bản thân ông ta.

- Hẳn là ông Osbome sẽ chỉ bị tội rất nhẹ thôi, - ông luật sư lặng lẽ bình luận - hắn sẽ chơi cái trò ấy đấy - Abel nói. - Tôi thì chịu đòn, còn hắn thì thoát.

Bây giờ thì chúng ta coi như chịu, không biết là hắn đã bán cái hồ sơ chết tiệt ấy cho ai.

Không, ông nhầm đấy ông Rosnovski. ĐÓ là điều ông ta nói ra, - Jilks nói. - ông ta bảo không phải William Kane. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông ta cũng không bao giờ bán hồ sơ cho Kane. Một người ở Chicago gọi báo cho biết là Harry Smith đã trả tiền

mặt cho Osborne để lấy tài liệu đó.

Mà ông biết đấy, Harry Smith chỉ là cái tên giả. ở Chicago có đến hàng chục hanrry Smỉth mà không một ai khớp với người như đã mô tả.

Tìm người đó đi, - Abel nói. - ông phải tìm ra ông ta trước khi tòa xử.

- Chúng tôi đã làm việc đó rồi, - Jilks nói. - Nếu ông ta còn có ở Chicago thì chúng tôi đã giữ ngay trong tuần rồi. Osbome còn nói là cái ông Smith nào đó đảm bảo chỉ dùng tài liệu này cho mục đích riêng thôi chứ không có ý định tiết lộ nội dung cho bất cứ ai trong chính quyền.

- Nhưng tại sao cái ông "Smith" đó lại cần đến những chi tiết ấy làm gì? - Abel hỏi.

Tôi đoán là có sự tống tiền, vì vậy mà Henry Osbome phải biến đi, để tránh mặt ông. ông nghĩ xem, ông Rosnovski, có thể là ông ta nói thật. Vả lại, khi nghe nói hồ sơ này đã nằm trong tay BỘ tư pháp thì ông ta cũng lo sợ và thất vọng chẳng kém gì ông

khi nghĩ đến những gì sẽ bị tiết lộ. Cho nên tôi không lấy làm lạ thấy ông ta trốn tránh và đến khi bị bắt thì ông ta sẵn sàng khai ra hết.

ông biết không, Abel nói, - cái lý do duy nhất tôi dùng con người đó chỉ vì ông ta cũng căm ghét Kane như tôi căm ghét vậy, và đến bây giờ thì Kane chơi cả hai chúng tôi.

- Không có chứng cớ gì cho thấy ông Kane có dính líu vào đây, - Jilks nói.

- Tôi không cần chứng cớ.

Vụ xử được hoãn lại theo yêu cầu của Chính phủ, vì người ta cần có thêm thời gian để thẩm vấn Henry Osborne trước khi quyết định đưa ra xử. Bây giờ ông ta là nhân chứng chủ yếu trong vụ án. Tranfford Jilks kịch liệt phản đối và báo cho tòa biết rằng sức khỏe của khách hàng của ông, bây giờ không còn là một người trẻ tuổi nữa, đang mỗi ngày một sa sút vì bị căng thẳng với những lời buộc tội sai lầm. Chánh án

Prescott không nghe. ông đồng ý với yêu cầu của Chính phủ và hoãn vụ xử thêm bốn tuần nữa.

Thời gian một tháng ấy đối với Abel thật dài, và hai ngày trước khi đưa ra xử, ông đành cho là mình có tội và sẵn sàng chịu án tù một thời gian dài. Thế rồi bỗng người của Tranfforđ Jilks .ở Chicago tìm ra người có tên là Harry Smith, và anh này lại hóa ra một thám tử tư nhân ở địa phương mang tên giả vì khách hàng của anh ta buộc phải như vậy, và khách hàng đó là một công ty luật gia ở New York: Jilks phải bỏ ra một ngàn đô la và mất hai mươi bốn giờ nữa mới được anh chàng Harry Smith này cho biết công ty luật gia ấy là Cohen và Yablons.

- Luật gia của Kane rồi, - Abel nói ngay.

ông chắc thế không? - Jilks hỏi.- Căn cứ những điều tôi biết về William Kane thì ông ta không bao giờ dùng đến một công ty của người Do thái đâu.

Trước đây, khi tôi mua những khách sạn từ ngân hàng Kane thì mọi thứ giấy tờ đều do một người có tên là Thomas Cohen làm. Vì một lý do nào đó, ngân hàng dùng hai luật gia để làm việc chuyển khoản. .

- Vậy anh muốn tôi làm gì về việc này,- George hỏi Abel.

- Không nên làm gì hết, - Tranfforđ Jilks nói.- Trước vụ xử, chúng ta không nên làm cho rắc rối thêm. ông hiểu chứ, ông Rosnovski ?

- Vậy, - Abel nói. - Xử xong tôi sẽ tính chuyện với Kane. Bây giờ, ông nghe đây nhé, ông Jilks, ông hãy nghe cho kỹ. ông phải quay lại chỗ Osbome ngay và bảo cho ông ta biết là hồ sơ đó đã do Harry Smith bán cho William Kane và Kane đã dùng nó để trả thù cả hai người, ông nhớ nhấn mạnh vào chỗ "cả hai người".

Tôi cam đoan với ông là khi Osborne nghe nói thế, ông ta sẽ không mở miệng nói gì ở ghế nhân chứng đâu dù cho ông ta đã hứa bất cứ gì với BỘ Tư pháp.

Henry Osborne là người duy nhất còn sống để mà căm ghét Kane hơn là tôi ghét nữa kia.

Tùy ông thôi, - Jilks nói, tuy có vẻ không thông lắm. - Nhưng tôi vẫn phải nói trước để ông biết, ông Rosnovski, rằng ông ta sẽ cứ đồ hết tội cho ông đấy, vì cho đến bây giờ ông ta đã làm một tí gì để đỡ cho ông đâu.

- ông hãy cứ tin ở tôi, ông Jilks. Nghe nói đến Kane có dính líu vào đây là lập tức ông ta sẽ thay đổi thái độ ngay.

Tối hôm đó, Tranfford Jilks được phép vào thăm Henry Osbome mười phút trong nhà giam. Osbome nghe ông nói nhưng không có phản ứng gì. Jilks tin chắc là điều mình vừa nói không hề tác động chút nào đến nhân chứng đó của Chính phủ. ông quyết định để đến sáng hôm sau sẽ nói lại cho Abel Rosnovski biết.

ông muốn để khách hàng của mình được một đêm ngủ yên trước khi vụ xử tiến hành vào hôm sau.

Bốn tiếng đồng hồ trước khi vụ xử bắt đầu, người gác nhà giam đem thức ăn sáng vào cho Henry Osborne đã thấy ông ta treo cổ từ bao giờ.

ông ta đã dùng chiếc ca vát Harvard để tự tử.

Vụ xử tiến hành mà không có nhân chứng gì, vì vậy phải kéo dài. Sau khi nghe Tranfford Jilks trình bày về tình trạng sức khỏe của khách hàng mình, Chánh án Prexott đã bác đi. Công chúng theo dõi từng tý một vụ xử Nam tước Chicago trên truyền hình và báo chí. Điều khủng khiếp cho Abel hơn cả là ông thấy Zaphia ngồi trong đám công chúng với vẻ như khoan khoái được thấy ông khổ sở. Sau chín ngày ở

tòa, công tố thấy vụ xử này không đứng vững lắm bèn tính chuyện mặc cả với Tranfford Jilks. Trong một lúc nghỉ, Jilks nói lại cho Abel biết về ý của tòa.

- HỌ sẽ bỏ không buộc tội hối lộ nếu ông nhận là mình có thiếu sót đối với hai trường hợp nhỏ định mua chuộc quan chức.

Nếu tôi không nhận gì hết thì liệu có cơ hội thoát không ?

- Tôi nghĩ là chỉ có một nửa cơ hội thôi, - Jilks nói.

Thế nếu không thoát thì sao.

- Chánh án Prescott găng lắm. Xoàng ra cũng sáu năm tù, không kém được một ngày.

- Còn nếu tôi chịu và nhận hai cái lỗi nhỏ kia thì sao? .

- Thì chịu phạt nặng đấy. Tôi chắc chỉ đến thế là cùng, - Jilks nói.

Abel ngồi suy nghĩ một lát.

- Được tôi nhận tội. Cho xong cái chuyện chết tiệt này đi .

Các luật sư của chính phủ báo cho chánh án biết là họ hủy bỏ mười lăm tội trạng của Abel Rosnovski.

Tranfford Jilks đứng lên nói trước tòa rằng khách hàng của ông nhận hai tội còn lại kia là có thiếu sót trong hành động. Đoàn thẩm phán được cho trở lại và chánh án Preseott trong khi kết luận đã phê phán Abel rất mạnh, nhắc nhở cho ông ta biết rằng trong cái quyền làm ăn kinh doanh không bao gồm cả quyền mua chuộc công chức nhà nước. Hối lộ là một tội ác, và tội ác đó lại càng nặng nếu nó được tiến hành bởi một người có hiểu biết và có quyền thế, mà những người như vậy không ai lại hạ mình xuống mức đó. ở những nước khác, ông chánh án nói thêm, khiến cho

Abel lại vẫn cảm thấy như mình với nhập cư, hối lộ có thể được chấp nhận như một hành động bình thường trong đời sống hàng ngày nhưng ở trên đất Hoa Kỳ này thì không thế được. Chánh án Prescott tuyên án Abel sáu tháng tù treo với 25.000 đô la tiền phạt, cộng với các khoản chi phí khác.

George đưa cho Abel trở về khách sạn Nam tước. Hai người ngồi trên tầng thượng uống rượu whisky đến hơn một giờ đồng hồ, rồi cuối cùng Abel nói:

- George này, tôi muốn anh tiếp xúc với Peter Parfit và trả cho ông ta một triệu đô la để lấy cái hai phần trăm trong ngân hàng Lester đi, vì một khi đã nắm trong tay được tám phần trăm cổ phần của ngân hàng là tôi sẽ có thể vận dụng Điều khoản 7 trong

quy chế, và tôi sẽ giết Witham Kane ngay trong phòng giám đốc của hắn.

George gật đầu buồn bã. ông sợ rằng trận chiến vẫn chưa kết thúc.

Vào một buổi tối tháng hai rét mướt, William Kane ngồi đọc lại báo cáo của

Thaddeus Cohen. Henry Osborne đã đưa ra tất cả những thông tin ông cần thiết để diệt Abel Rosnovski.

ông ta đã lấy hai mươi nhăm ngàn đô la rồi biến đi. Rất đúng với bản chất con người ông ta. William nghĩ bụng và để lại cặp hồ sơ về Rosnovski vào trong két.

Bản gốc đã được Thaddeus Cohen gửi lên BỘ tư pháp ở Washington từ trước đây mấy ngày.

Khi Abel Rosnovski ở Thổ nhĩ kỳ trở về ngay sau đó bị bắt, William vẫn chờ ông ta trả thù, bụng chắc mẩm thế nào cũng tung ngay ra thị trường toàn bộ chứng khoán Liên Mỹ của ông ta trong ngân hàng.

Lần này, William đã có sự chuẩn bị. ông đã có báo trước cho đại lý biết là rất có thể Liên Mỹ sẽ lại được tung ra thị trường với khối lượng to và bất ngờ.

Những gì ông dặn trước đại lý là rất rõ. Hễ họ tung ra là mua ngay để khỏi tụt giá. Một lần nữa, ông lại sẵn sàng bỏ tiền trong quỹ riêng ra làm biện pháp ngắn hạn để tránh cho ngân hàng khỏi có chuyện phiền phức. William cũng có một thông tri nhỏ cho tất cả những cồ đông của Lester yêu cầu họ chớ có bán bất cứ một cổ phiếu nào mà không tham khảo ý kiến của ông trước.

Mấy tuần trôi qua không thấy Abel Rosnovski động đậy gì William bắt đầu cho rằng Thaddeus Cohen đã dự đoán đúng khi ông ta tin là họ khó có thể tìm ra dấu vết mà lần đến chỗ ông được. Hẳn là Rosnovski đã đổ tội tất cả cho Henry Osbome.

Thaddeus Cohen cũng tin chắc rằng với chứng cứ mà Osborne khai ra, Abel Rosnovski sẽ phải ngồi tù khá lâu do đó sẽ không thể có điều kiện vận dụng Điều khoản 7 đe dọa ngân hàng hoặc William Kane được Willianl cũng hy vọng việc tòa tuyên án sẽ làm cho Richard tỉnh ngộ ra được và quay trở về nhà. Chắc chắn là những điều người ta tiết lộ về gia đình đó sẽ chỉ làm cho anh ta lúng túng khó xử với cô con gái của Rosnovski kia, và càng thấy rằng trước nay bố anh vẫn đúng.

William có thể hoan nghênh Richard trở về. Hiện nay trong ban giám đốc ngân hàng Lester có một chỗ trống do Tony Simons đã về hưu và do cái chết đột ngột của Ted Leach. Richard sẽ phải quay về New York trước khi William đến tuổi sáu mươi lăm trong vòng mười năm nữa, nếu không thì sẽ là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ không có người nào của họ nhà Kane ngồi trong ban giám đốc ngân hàng. Then báo

cáo cho biết là Richard đã tổ chức rất giỏi cho những của hàng mà Florentyna cần, nhưng cố nhiên cái cơ hội để trở hành chủ tịch tương lai của ngân hàng Lester đối với Richard có ý nghĩa hơn nhiều so với chuyện làm việc cho cô con gái của Rosnovski đó chứ.

Một điều nữa khiến William lo ngại là ông không ưa lắm cái thế hệ giám đốc mới hiện đang làm việc trong ngân hàng. Jake Thomas, người phó chủ tịch mới còn là người rất có thể được thay thế William làm chủ tịch. CÓ lẽ ông ta được học ở Pnnceton và tốt nghiệp loại ưu, nhưng ông ta có tính khoe mẽ - hơi quá khoe mẽ, William nghĩ bụng - mà lại cũng quá nhiều tham vọng, không phải là loại người thích hợp để làm chủ tịch Lester được. CÓ lẽ William phải tiếp tục đeo đẳng cho đến năm ông sáu mươi lăm tuổi và trong khi. đó cố thuyết phục Richard trở về Lester càng sớm càng tốt. William biết là Kate sẵn sàng mong Richard trở về với bất cứ điều kiện nào. Nhưng

rồi năm tháng trôi qua, ông càng thấy những nhận định của mình về con là không đúng nữa. Lạy Trời, cũng may mà cuộc hôn nhân của Vigima tốt đẹp và bây giờ cô đã có bầu rồi. Nếu Richard từ chối không chịu về và không chịu bỏ cô con gái Rosnovski ấy, thì ông có thể để lại tất cả cho Virginia nếu cô đẻ cháu trai.

William đang ngồi ở bàn làm việc tại ngân hàng thì bị trận đau tim đầu tiên. Không nghiêm trọng lắm.

Các bác sĩ bảo ông nên nghỉ ngơi ít ngày thì có thể sống thêm hai mươi năm nữa. ông nói với bác sĩ - ông này còn trẻ lắm nhưng giỏi - là ông rất nhớ Andrew Mackenzie! Và ông chỉ muốn sống thêm mười năm nữa cho hết nhiệm kỳ làm chủ tịch ngân hàng. Trong mấy tuần nghỉ ở nhà, William miễn cưỡng giao cho Jake Thomas trách nhiệm toàn diện đối với các quyết định của ngân hàng. Nhưng vừa trở lại làm việc, William lại phải nhanh chóng xác định lại vị trí chủ tịch của mình vì sợ rằng trong khi ông vắng mặt Thomas đã có thể lạm quyền quá chăng.

Thỉnh thoảng Kate mạnh dạn yêu cầu ông để cho bà trực tiếp gặp Richard, nhưng ông nhất định không nghe, nói rằng: Tự nó biết khi nào nó muốn thì có thể về Tất cả những gì nó cần làm .là chấm dứt quan hệ với con bé gian dối đó.

Hôm Henry Osbome tự tử, Wilham lại bị một trận đau tim nữa, nhưng ông không kêu ca gì. Suốt đêm, Kate ngồi bên giường ông, chỉ sợ ông chết. Nhưng việc ông còn quan tâm đến là vụ xử Abel Rosnovski sắp tới khiến cho ông vẫn sống được. William theo dõi tình hình chung quanh vụ này rất sát, và ông biết rằng việc Osborne tự tử sẽ chỉ càng làm cho cái thế của Rosnovski mạnh hơn lên mà thôi. Khi Rosnovski cuối

cùng được tha bổng với sáu tháng án treo và nộp hai lăm ngàn đô la, thì Wilham không lấy làm ngạc nhiên về chuyện họ đã xử nhẹ như vậy. Cũng dễ dàng hình dung được tại sao chính phủ đồng ý với một vụ xử như thế thôi, vì Rosnovski đã thuê được một luật sư giỏi Tuy nhiên, William ngạc nhiên thấy mình cũng cảm thấy có tội trong việc này, vì khi Abel Rosnovski không bị ngồi tù nữa, ông lại cũng thấy nhẹ người.

Vụ xử xong rồi, William không cần quan tâm đến chuyện Rosnovski có định phá giá chứng khoán Liên Mỹ hay không nữa. ông vẫn sẵn sàng đối phó. Nhưng rồi không thấy gì. Qua mấy tuần lễ, William bắt đầu không nghĩ đến Nam tước Chicago nữa mà chỉ nghĩ đến Richard, mà lúc này ông rất muốn gặp. "Tuổi già và sợ chết gây ra những thay đổi bất ngờ trong tim", ông đã có đọc câu đó ở đâu một lần. Một buổi sáng tháng chín, ông nói cho Kate biết ý nguyện đó của mình. Bà không hỏi tại sao ông lại thay đổi ý kiến đến như vậy và chỉ cần biết muốn gặp đứa con trai độc nhất.

Tôi sẽ gọi ngay cho Richard và mời cả hai đứa về,- bà nói, và bà cũng ngạc nhiên một cách thú vị là lúc bà nói đến hai đứa thì thấy ông không có vẻ gì khó chịu.

Cũng được thôi, - William khẽ nói. - Em bảo với Richard là anh muốn gặp nó trước khi chết.

- Anh đừng nói dại. Bác sĩ bảo là nếu anh làm việc từ tử thì sẽ còn sống được hai mươi năm nữa.

- Anh chỉ muốn hoàn tất nhiệm kỳ chủ tịch của mình để Richard nó thay thế.

Thế là đủ rồi. Sao em không bay sang miền Tây một lần nữa và bảo với Richard là anh yêu cầu như thế, Kate?

- Anh nói một lần nữa là sao? - Kate bứt rứt hỏi lại

William cười.

- Anh biết là em đã đi San Francisco nhiều lần rồi, em yêu quý ạ. Mấy năm qua mỗi lần anh đi đâu có việc là em cũng lấy cớ về thăm mẹ. Năm ngoái, cụ mất rồi nên em không có cách nào khác được nữa.

Chúng ta lấy nhau đã hai mươi bảy năm, và đến giờ thì anh đã biết là đã thuộc tính nết của em quá rồi. Em vẫn đáng yêu như ngày đầu anh mới gặp, và anh tin rằng ở cái tuổi năm mươi tư thì em chả có người tình nào nữa. Vì vậy anh thấy chả khó gì mà không kết luận được là em đã đi thăm Richard.

Đúng đấy, em có đi thăm, - Kate nói. - Nhưng tại sao anh không nói là đã biết từ trước.

Trong thâm tâm thì anh mừng, - William nói. - anh không muốn nó hoàn toàn cắt đứt với bố mẹ. NÓ thế nào?

- Cả hai đứa đều khỏe, và bây giờ thì anh vừa có cả cháu gái, vừa có cả cháu trai.

Cả cháu gái và cháu trai, - Wilham nhắc lại.

- Vâng tên nó là KaneAbel, - Kate nói.

- Còn cháu trai? - William hỏi. Bây giờ ông mới hỏi là một.

Khi Kate nói tên cháu ra, ông cười.

Nhưng đó là bà nói dối thôi.

- Tốt, - William nói. - Em bay đi San Francisco xem làm gì được không. Bảo nó là anh yêu nó. - ông đã có một lần nghe một người già khác nói câu đó, một người sắp mất đứa con trai của mình.

Đêm đó Kate thấy hết sức vui. Đã mấy năm nay bà mới lại cảm thấy được như vậy. BÀ gọi cho Richard báo là sẽ sang và ở lại với con một tuần, đem theo cả tin vui sang nữa.

Ba tuần sau Kate mới trở lại New York. William hài lòng nghe nói cả Richard và Florentyna đầu năm tới sẽ trở về thăm bố mẹ, và đó cũng là dịp đầu tiên hai vợ chồng đi xa khỏi San Francisco. Kate kể rất nhiều về chuyện hai vợ chồng làm ăn khấm khá, thằng cháu trai rất giống ông nội, và cả Richard cùng Florentyna rất muốn về New York ngay.

William nghe chuyện chăm chú và cảm thấy mình cũng hạnh phúc, yên tâm. ông thích tất cả những chuyện ông được nghe kể về Florentyna, và ông bắt đầu lo rằng Richard không về sớm thì rất có thể vai chủ tịch ngân hàng sẽ rơi vào Jake Thomas mất thôi.

ông lo nhưng không nghĩ về chuyện đó lắm.

Sáng thứ hai sau đó, William trở lại làm việc với một tinh thần phấn khởi sau một thời gian vắng mặt khá lâu Sau trận đau tim lần thứ hai, ông phục hồi tốt hơn và bây giờ ông cảm thấy đáng sống.

- ông phải đi lại nhẹ nhàng cẩn thận đấy, - bác sĩ trẻ đã dặn ông. Nhưng William quyết tâm khẳng định lai vai trò chủ tịch và thống đốc ngân hàng của mình để còn dọn đường cho con trai. Đến ngân hàng, ông được người gác cửa chào hỏi và người đó báo cho ông biết là Jake Thomas đang tìm ông, trước đó cũng đã gọi về nhà cho ông. William cảm ơn người nhân viên già của ngân hàng, người duy nhất đã phục vụ ngân hàng Lester lâu hơn cả chính ông chủ tịch.

Chả có gì quan trọng mà không chờ được, - ông nói.

Không, thưa ông.

William chậm chạp bước vào phòng chủ tịch. Vừa mở cửa, ông đã thấy có ba giám đốc đang ngồi họp với Jake Thomas đang ngồi đàng hoàng ở chính giữa nghế của William.

Tôi vắng mặt lâu thế kia à? - Wiìliam cười nói. - Tôi không còn làm chủ tịch nữa sao?

- Tất nhiên, ông vẫn còn chứ, - Jake Thomas nói và vội đứng dậy khỏi ghế chủ tịch. - Hoan nghênh ông trở lại, ông William.

William thấy khó có thể quen với cách xưng hô của Jake Thomas đã gọi ông bằng tên tục. Cái thế hệ mới này họ quá thân mật thật đấy. Hai người chỉ mới biết nhau có mấy năm thôi, và ông ta có lẽ chưa ngoài bốn mươi.

- CÓ vấn đề gì đấy? - ông hỏi.

- Abel Rosnovski, - Jake Thomas thản nhiên đáp.

William cảm thấy nhói đau trong bụng và ngồi xuống một chiếc ghế da gần đó nhất.

- Lần này ông ta muốn gì? - ông mệt mỏi hỏi. - ông ta không muốn để cho tôi được yên thân sao?

Jake Thomas bước đến chỗ William.

- ông ta muốn vận dụng Điều khoản 7 và muốn có một cuộc họp ủy quyền với mục đích duy nhất là gạt ông ra khỏi ghế chủ tịch.

- ông ta không thể làm thế được. ông ta không có đủ số tám phần trăm cần thiết, mà quy chế của ngân hàng đã nói rõ rằng chủ tịch phải được thông báo ngay lập tức nếu có người nào bên ngoài chiếm hữu tám phần trăm chứng khoán.

ông ấy nói đến sáng mai sẽ có tám phần trăm đó.

Không, không, - William nói. - Tôi đã kiểm tra kỹ tất cả các cổ phiếu. Không có ai muốn bán cho Rosnovski cả. Không có ai.

- Peter Parfitt, - Jake Thomas nói.

- Không, - William cười ngạo nghễ. - Tôi đã mua chứng khoán của ông ta cách đây một năm qua một người thứ ba rồi.

Jake Thomas chưng hửng, và đến một lúc sau không ai nói gì .

Lần đầu tiên William hiểu là Thomas muốn được làm chủ tịch Lester biết chừng nào.

Sự thật là, - Jake Thomas nói, - ông ta nói đến mai sẽ có tám phần trăm, do đó ông ta có quyền cử ra ba giám đốc để đình chỉ bất cứ quyết định lớn nào trong vòng ba tháng. ĐÓ cũng chính là những điều khoản ông đã đưa vào đó đề đảm bảo cái thế lâu dài của mình. ông ấy cũng có ý muốn công bố quyết định của mình trên báo cho cả nước biết. Để đề phòng, ông ấy còn dọa bán cả chứng khoán của công ty nam tước

để đảo lại quyền kiểm soát của Lester nếu có ý kiến phản đối ông ta. ông ta cũng nói rõ là chỉ có một cách để ông ta từ bỏ kế hoạch này thôi.

- Là cách gì? - William nói.

- Là ông xin từ chức chủ tịch ngân hàng, - Jake Thomas đáp.

- Thế là tống tiền à? - William nói gần như hét lên.

- CÓ thể, nhưng nếu ông không từ chức vào mười hai giờ trưa thứ hai tới, thì ông ta sẽ công bố cho tất cả các cổ đông biết. ông ấy đã giữ sẵn chỗ để đăng trên bốn chục tờ báo và tạp chí.

- ông ta điên mất rồi, - William nói. ông rút mùi xoa ở túi ngực áo đưa lên chấm lông mày.

Như thế cũng chưa hết, - Jake Thomas nói tiếp. - ông ấy còn đòi là không có người nào thuộc họ Kane được thay thế ông trong ban giám đốc trong mười năm tới đây và việc từ chức của ông không được lấy cớ là yếu sức hay bất cứ cớ gì khác để ra đi.

ông ta đưa ra một tài liệu dài có tiêu đề "Công ty Nam tước".

- Điên, - William nhắc lại sau khi đọc qua bức thư.

- Dù sao tôi cũng đã triệu tập họp ban giám đốc vào mười giờ ngày mai,- Jake Thomas nói. - Tôi nghĩ chúng ta sẽ thảo luận chi tiết những yêu cầu của ông

ta, William.

Ba vị giám đốc để William ngồi lại một mình trong phòng. Suốt ngày hôm đó không ai vào gặp ông. ông liên lạc với một số giám đốc khác nhưng chỉ nói chuyện được với một vài người và cảm thấy không chắc được họ ủng hộ. ông biết là cuộc họp ngày mai sẽ rất căng, nhưng chừng nào chưa có ai có được tám phần trăm thì ông còn thấy yên tâm. ông bắt đầu ngồi tính đến một chiến lược để duy trì sự kiểm soát

của ông đối với ban giám đốc. ông kiểm tra lại danh sách các cổ đông. Theo ông biết được thì cho đến nay không một ai có ý muốn nhả chứng khoán của mình ra cả. ông cười một mình. Abel Rosnovski đã thất bại với cú này của ông ta rồi. Tối hôm đó, William về nhà sớm, vào thư viện ngồi để suy nghĩ về những sách lược đánh bại Abel Rosnovski một lần cuối. Mãi đến ba giờ sáng ông mới đi ngủ, nhưng ông đã quyết định

được sẽ làm gì. Jake Thomas phải bị gạt ra khỏi ban giám đốc để Richard thay vào đó.

Sáng hôm sau William đến sớm để dự cuộc họp ban giám đốc. ông ngồi trong phòng làm việc xem lại những điểm đã ghi chép, rất tin ở thắng lợi. ông cảm thấy kế hoạch của mình đã tính đến mọi mặt. Lúc mười giờ kém năm phút, thư ký bấm chuông báo vào:

- CÓ một ông Rosnovski muốn nói chuyện điện thoại với ông, - cô nói

- sao - William hỏi. .

- ông Rosnovski.

- ông Rosnovski. - William nhắc lại cái tên như không tin ở mình, - Cho nói đi, - ông đáp, giọng hơi run.

Vâng, thưa ông.

- ông Kane? - Một giọng nhẹ mà William không bao giờ quên được.

- Vâng, lần này ông định làm gì theo - ông hỏi.

- Theo quy chế của ngân hàng, tôi báo để ông biết là hiện nay tôi đã có tám phần trăm cổ phần của Lester, và tôi muốn vận dụng Điều khoản 7 nếu như những yêu cầu . trước đây của tôi không được đáp ứng vào trưa ngày thứ hai.

- ông có được hai phần trăm cuối cùng của ai thế- William lắp bắp hỏi.

Điện thoại ngắt. ông vội xem danh sách các cổ đông, cố tìm xem ai đã phản bội mình. Lúc chuông điện thoại reo lần nữa, William còn chưa hết run.

Đúng mười giờ, William bước vào phòng giám đốc.

Nhìn quanh bàn, ông chợt thấy mình còn hiểu rất ít về những giám đốc trẻ. Lần trước, ông cũng đã có một cuộc chiến đấu trong chính phòng này. ông chẳng

quen biết một giám đốc nào trong số họ, thế mà ông vẫn thắng. ông mỉm cười với mình, tự tin rằng còn có thể đánh bại Abel Rosnovski. ông đứng dậy nói với ban giám đốc.

- Thưa các vị, cuộc họp này được triệu tập vì ngân hàng nhận được yêu cầu của ông Abel Rosnovski bên Công ty Nam tước, một con người phạm tội đã bị lên án nhưng lại có thái độ hỗn xược dám trực tiếp đe dọa tôi cụ thể là dùng tám phần trăm cổ phần của ông ta trong ngân hàng này để làm cho chúng ta khó xử, và nếu như chiến thuật này không thành công thì ông ta sẽ dùng đến biện pháp đảo ngược giá trị, trừ phi tôi từ chức chủ tịch và thống đốc mà không có lời giải thích gì các vị đều biết rằng tôi chỉ còn có chín năm nữa để phục vụ ngân hàng này cho đến khi tôi về

hưu, và nếu như trước đó tôi phải rời đi, thì việc từ chức của tôi sẽ hoàn toàn bị hiểu sai lạc trong thế giới tài chính.

William nhìn xuống những ý mình đã ghi trước, quyết tâm đi tới với con chủ bài của mình.

- Thưa các vị, tôi sẵn sàng giao lại toàn bộ cổ phiếu của tôi với mười triệu đô la của quỹ ủy thác riêng của tôi để ngân hàng sử dụng chống lại bất cứ âm mưu nào của ông Rosnovski trong khi đó vẫn đảm bảo cho ngân hàng Lester không bị thua thiệt gì hết. Trong hoàn cảnh như hiện nay, tôi hy vọng được các vị hoàn toàn ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống Abel Rosnovski. Tôi tin rằng các vị không phải là những người chịu để cho bị dọa dẫm một cách tầm thường như vậy.

Cả phòng im lặng. William tin chắc mình đã thắng, nhưng rồi Jake Thomas nêu lên tiếng xem ban giám đốc có ai muốn hỏi về quan hệ giữa ông với Abel Rosnovski.

Yêu cầu đó khiến William ngỡ ngàng, nhưng ông đồng ý ngay, không ngập ngừng. Jake Thomas không phải là người khiến ông sợ được.

- Mối thù này giữa ông với Abel Rosnovski, - Jake Thomas nói, - đã diễn ra hơn ba chục năm nay rồi.

ông có tin rằng nếu chúng tôi theo kế hoạch- của ông thì sẽ chấm dứt được chuyện đó không ?

- ông ta còn có thể làm gì khác được nữa ? - William lúng túng hỏi và nhìn quanh phòng xem có ai lên tiếng ủng hộ không.

- ông ta chưa làm gì thì chưa thể biết được, nhưng với tám phần trăm cổ phần trong ngân hàng thì ông ta cũng đã có quyền ngang với ông rồi, - đó là ý kiến của người thư ký Công ty mới, William không ưa anh chàng này vì anh ta nói nhiều. - Và điều mà chúng tôi có thề thấy được là trong hai ông hình như chẳng ai có thể xóa bỏ được mối tư thù này. Mặc dầu ông đã sẵn sàng đưa ra mười triệu để bảo vệ cho vị trí tài chính của ngân hàng, nhưng nếu ông Rosnovski cứ tiếp tục đình lại những quyết định về chính sách, cứ triệu tập những cuộc họp ủy nhiệm mà không kể gì

đến thiện chí của ngân hàng, thì nhất định điều đó sẽ gây ra hốt hoảng. Ngân hàng và những công ty phụ thuộc vào ngân hàng mà chúng tôi có trách nhiệm với họ với tư cách giám đốc sẽ ít ra là thấy khó xử và nhiều ra là có thể đổ sụp.

Không, không, - William nói. - Với sự ủng hộ của riêng tôi, chúng ta có thể đối chọi với ông ta được.

Điều mà chúng ta phải quyết định hôm nay, - thư ký công ty nói tiếp, - là xem có điều kiện nào để cho ban giám đốc này đối chọi được với ông Rosnovski hay không. CÓ lẽ về lâu về dài thì chúng ta là những người chắc chắn thất bại.

Không đâu, nếu tôi bỏ quỹ riêng của tôi ra trả cho cái giá đó William nói.

- Điều đó thì ông có thể làm được, - Jake Thomas nói, - nhưng chúng ta không chỉ bàn vấn đề tiền, mà còn nhiều vấn đề lớn hơn đặt ra cho ngân hàng. Bây giờ ông Rosnovski có thể vận dụng Điều khoản 7 thì ông ấy muốn chơi kiểu nào với ta là tùy ông ta thôi.

Ngân hàng có thể bỏ hết thì giờ ra không làm gì mà chỉ ngồi đoán trước xem Abel Rosnovski định chơi thế nào.

Jake Thomas chờ cho điều mình vừa nói đủ ngấm vào mọi người, William im lặng. Rồi Thomas lại nhìn vào William nói tiếp:

Bây giờ, tôi xin hỏi ông, thưa ông chủ tịch, một câu hỏi riêng rất nghiêm túc đang khiến mọi người ngồi quanh bàn này lo lắng, và tôi hy vọng ông sẽ rất thành thật trả lởi cho chúng tôi biết, mặc dầu đối với ông có thể là không thú vị gì lắm.

William nhìn lên, không hiểu đó có thể là câu hỏi gì ông tự hỏi không biết họ đã giấu giếm bàn với nhau những gì? Cái tay Jake Thomas tự cho mình là ai vậy William cảm thấy mất chủ động.

- Tôi sẽ trả lời ,bất cứ gì ban giám đốc yêu cầu, - William nói - Không có gì và không có ai đáng cho tôi phải sợ, - ông nói và nhìn thẳng vào Jake Thomas.

- Cảm ơn ông, - Jake Thomas nói, - Thưa ông chủ tịch, chúng tôi muốn biết ông có dính líu gì đến việc gửi một hồ sơ đến BỘ tư pháp ở Washington khiến cho Abel Rosnovski bị bắt và bị kết tội lừa đảo trong khi đó chính ông cũng biết rằng ông ta là một cổ đông chủ yếu của ngân hàng ta không ?

- ông ta đã nói với ông thế? - William hỏi.

- Vâng, ông ấy cho rằng ông là nguyên nhân duy nhất khiến ông ấy bị bắt.

william ngồi lặng một lát, suy nghĩ về câu trả lời của mình trong khi vẫn nhìn xuống những điều ông ghi trên giấy, Những điều đã ghi ấy chẳng giúp gì được cho ông. ông đã không nghĩ rằng câu hỏi đó sẽ được nêu ra, nhưng đã hơn hai mươi ba năm nay ông chưa nói dối ban giám đốc bao giờ. Chẳng lẽ bây giờ ông nói dối họ sao.

- Phải tôi đã làm việc đó, - ông nói, phá vỡ giây phút im lặng. - Tài liệu đó rơi vào tay tôi, và tôi nghĩ mình có bổn phận phải chuyển nó cho BỘ tư pháp.

- Làm sao những tài liệu đó đã rơi vào tay ông được?

William không trả lời.

- Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết câu trả lời cho câu hỏi đó, thưa ông chủ tịch, - Jake Thomas nói. - Hơn nữa, ông cho các nhà cầm quyền được biết mà lại không thông báo cho ban giám đốc về hành động của mình, và làm như vậy ông đặt tất cả chúng tôi vào cái thế nguy hiểm. Tiếng tăm của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta, tất cả những gì mà uy tín của ngân hàng này, đều phụ thuộc vào mối tư thù đó của ông.

- Nhưng Rosnovski định hại tôi, - Wilham nói, biết là mình đang quát to.

- Vậy là để hại lại ông ta, ông đã hy sinh cả sự ổn định và tiếng tăm của ngân hàng.

- Đây là ngân hàng của tôi, - Wllliam nói.

- Không phải, - Jake Thomas nói. - ông có tám phần trăm cổ phần như ông Rosnovski vậy thôi, và lúc này thì ông làm chủ tịch và thống đốc của Lester, nhưng ngân hàng không phải của ông để ông có thể tự mình muốn làm gì cũng được mà không cần phải tham khảo ý kiến của các giám đốc khác.

- Nếu vậy tôi yêu cầu ban giám đốc bỏ phiếu tín nhiệm, - William nói. - Tôi đề nghị các vị ủng hộ tôi chống lại Abel Rosnovski.

ĐÓ không phải là mục đích của bỏ phiếu tín nhiệm,- thư ký công ty nói. - Đây là bỏ phiếu để xem ông còn là người thích hợp để quản lý ngân hàng này trong hoàn cảnh hiện nay nữa không. ông không thấy thế sao, ông Chủ tịch ?

- Thế cũng được, - William nói và quay nhìn đi chỗ khác - Ban giám đốc này sẽ quyết định xem họ muốn chấm dứt sự nghiệp của tôi trong nhục nhã sau gần một phần tư thế kỷ phục vụ, hay là chịu bó tay trước sự đe dọa của một tên tội phạm.

Jake Thomas ra hiệu gật đầu với thư -ký công ty, rồi những lá phiếu được trao quanh bàn cho mỗi thành viên ban giám đốc. William thấy như mọi thứ đã được quyết định trước khi có cuộc họp này. ông liếc nhìn cả hai mươi chín người ngồi quanh bàn. Rất

nhiều trong số đó đã do chính ông lựa chọn. CÓ một lần ông đã nghe có một nhóm trong số những giám đốc trẻ công khai ủng hộ đảng Dân chủ và John Kennedy. Một số sẽ không để cho Rosnovski đánh bại ông. Không bây giờ thì không. ông tự nhủ: xin hãy cứ để tôi làm cho đến hết nhiệm kỳ chủ tịch đã. Rồi tôi sẽ lặng lẽ ra đi, không kêu ca gì hết. Chứ không phải kết thúc như thế này.

ông nhìn các thành viên ban giám đốc đưa lại cho thư ký những lá phiếu của họ. Anh này từ từ mở từng phiếu. Cả căn phòng theo dõi anh ta mở đến những phiếu cuối cùng, mỗi lần lại ghi cẩn thận lên một mảnh giấy để trước mặt đã được chia sẵn làm hai cột,

William có thể thấy rõ một bên cột dài hơn bên kia khá nhiều, nhưng không phân biệt được bên nào là bên chống và bên nào ủng hộ. ông không thể nào chấp nhận rằng lại có một ngày lại diễn ra cuộc bỏ phiếu ngay tại phòng giám đốc này của ông để chọn lựa giữa ông với Abel Rosnovski.

Thư ký nói mấy lời gì đó. William không thể tin được điều ông vừa nghe thấy. Với mười bẩy trên mười hai phiếu, ông đã mất sự tín nhiệm của ban giám đốc.

ông cố đứng dậy. Thế là trong trận cuối cùng Abel Rosnovski đã đánh bại ông. Wilham bước ra ngoài.

Không một ai nói gì. ông quay về phòng chủ tịch lấy áo ông chỉ đứng lại nhìn lên bức chân dung của Charler Lester một lần cuối, rồi chậm chạp bước theo hành lang đi ra cửa ngoài.

Người gác cửa nói:

Rất mừng lại thấy ông, thưa ông chủ tịch. Ngày mai lại gặp ông, thưa ông.

William biết là ông ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại ông nữa. ông xoay người bắt tay con người hai mươi ba năm trước đây đã chỉ cho ông lối lên phòng giám đốc.

Người gác cửa được bắt tay hơi ngạc nhiên nhìn ông, chúc ông ngủ ngon, rồi nhìn ông ngồi lên sau xe.

ông ta không biết đây là lần cuối.

Lái xe đưa ông về nhà. Đến đường 68, William ngã ngay ở bậc thềm trước cửa. Lái xe và Kate đỡ ông vào trong nhà. Kate thấy ông khóc. Bà vòng tay ôm lấy ông.

- Chuyện gì thế, William ? CÓ chuyện gì thế ?

Anh bị vứt ra khỏi ngân hàng của anh rồi,- ông thổn thức. Ban giám đốc của anh không còn tín nhiệm anh nữa. Đến nước này họ quay ra ủng hộ Abel Rosnovski.

Kate đỡ ông lên nằm trên giường. Bà ngồi đó với ông suốt đêm. ông không còn nói gì nữa, mà cũng không ngủ.

Sáng thứ hai sau đó, trên tờ Nhật báo phố Wall chỉ đơn giản có một thông báo: "William Lowell Kane, chủ tịch và thống đốc ngân hàng Lester, đã từ chức sau

cuộc họp ban giám đốc hôm qua."

Không thấy nói là ốm đau hay có sự giải thích gì về sự ra đi bất ngờ đó, cũng không có ý kiến là con trai ông sẽ thay chân ông trong ban giám đốc. William biết là tin đồn rồi sẽ lan đi khắp phố Wall và người ta sẽ dự đoán những cái tệ hại nhất. ông ngồi một mình trên giường, coi như không quan tâm gì đến cuộc đời này nữa.

* *

Cùng ngày hôm đó, Abel đọc thông báo về chuyện từ chức của William Kane trên Nhật báo phố Wall.

ông nhấc điện thoại lên, quay số ngân hàng Lester và yêu cầu nói chuyện với chủ tịch mới. Vài giây sau, Jake Thomas nghe máy.

- Xin chào ông Rosnovski.

Chào ông Thomas. Tôi gọi để báo cho ông biết là tôi sẽ bán các cổ phần của công ty hàng không Liên Mỹ cho ngân hàng với giá thị trường sáng nay và tám phần trăm cổ phần của tôi ở Lester cho riêng ông với giá hai triệu đô la.

Cảm ơn ông Rosnovski, ông thật là rộng rãi quá.

- ông không cần phải cám ơn tôi, ông Chủ tịch, đó chẳng qua là chúng ta đã thỏa thuận với nhau khi ông bán cho tôi hai phần trăm của ông trong ngân hàng Lester thôi, - Abel Rosnovski nói.

Albel rất ngạc nhiên thấy thắng lợi cuối cùng chẳng đem lại được cho ông mấy chút thỏa mãn.

George cố thuyết phục ông đi Warsaw đề tìm địa điểm cho việc xây dựng một khách sạn Nam tước mới, nhưng Abel không muốn đi. Càng nhiều tuổi lên, ông Càng sợ bị chết ở nước ngoài mà không bao giờ thấy được Florentyna nữa. Đã nhiều tháng nay, Abel không tỏ ra quan tâm gì đến những hoạt động của công ty.

Khi John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 nărtl 1963, Abel càng cảm thấy thất vọng và lo sợ hơn cho nước Mỹ. Nhưng rồi George cũng thuyết phục được ông làm một chuyến đi ra nước ngoài, bảo ông là sẽ là chẳng có hại gì mà đến khi ông trở về thì có lẽ tình hình sẽ dễ chịu hơn.

Abel đi sang Warsaw. ở đày ông đã đạt được một sự thỏa thuận rất bí mật là sẽ xây một khách sạn Nam tước đầu tiên trong khu vực này. Sự thông thạo của ông trong ngôn ngữ đã khiến những người Wacsava rất cảm động, và ông lấy làm hài lòng đã có thể đánh bại những công ty khách sạn khác như Hohday Inn và Intercontinental ở phía sau bức màn sắt. ông không thể không nghĩ rằng... mà quả nhiên khi Lyndon Johnson cử John Gronowski làm đại sứ người Mỹ gốc Ba lan đầu tiên ở Warsaw cũng vẫn chẳng giải quyết được gì. Nhưng bây giờ thì chẳng có gì làm cho ông hài lòng được nữa. ông đã đánh bại Kane, đã mất đứa con gái, và ông không biết người kia cũng có nghĩ như vậy về đứa con trai của mình không.

Sau Warsaw, ông đi vòng quanh thế giới, ở lại những khách sạn cũ của ông và xem họ xây dựng tiếp những khách sạn mới. ông khai mạc một khách sạn Nam tước đầu tiên ở Cape Toán, Nam Phi, rồi sau đó lại bay về Đức để khai mạc một khách sạn mới ở Dusseldorf.

Abel ở liền sáu tháng trong khách sạn Nam tước Pan, nơi ông thích nhất. Ban ngày đi la cà các phố, tối đi xem ở nhà hát nhạc kịch, mong được sống lại những kỷ niệm sung sướng với Florentyna.

Rồi ông rời Paris để về Mỹ sau một thời gian lưu vong. Lúc bước xuống cầu thang sắt của chiếc máy bay Hàng Không Pháp 707 ở sân bay quốc tế Kennedy, lưng ông gù xuống và ông chụp chiếc mũ đen lên cái đầu hói nên không ai nhận ra ông. George,

con người trung thành và lương thiện, đã có mặt ở đó đón ông. bây giờ George cũng đã già đi khá nhiều.

Trên đường về khách sạn Nam tước New York, như thường lệ, George báo lại cho ông biết về những tin mới nhất của công ty. Xem ra lợi nhuận đã thu được cao hơn trước rất nhiều do công ty đã tung ra những người quán lý trẻ ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Tất cả có bảy mươi khách sạn và bộ máy nhần viên là 22.000 người.

Abel có vẻ như không nghe gì. ông chỉ muốn được biết tin về Florentyna.

NÓ khỏe, - George nói. - Đầu năm tới nó sẽ về New York.

- Sao ? - Abel hỏi, chợt thấy phấn khởi lên.

Nó khai trương một trong những cửa hàng mới trên Đại lộ Năm.

- Đại lộ Năm ư?

Cửa hàng Florentyna thứ mười một, - George nói.

- Anh đã gặp nó chưa, George?

- Rồi, - ông nhận ngay.

- NÓ có khỏe không, có hạnh phúc không

Cả hai đứa đều rất khỏe và rất hạnh phúc. Lại làm ăn rất thành công nữa. - Abel, anh phải lấy làm tự hào về chúng nó. Cháu trai rất kháu, và cháu gái rất xinh. Đúng là hình ảnh Florentyna vào cái tuổi ấy.

NÓ có về thăm tôi không ?

- Anh có gặp chồng nó không ?

- Không đâu, George. Tôi không bao giờ có thể gặp mặt thằng đó, chừng nào mà bố nó còn sống.

Nếu anh chết trước thì sao?

- Anh không nên tin ở mọi điều đã nói trong kinh Thánh.

Abel và George lặng lẽ ngồi trên xe cho đến lúc về khách sạn. Đêm đó, Abel ngồi ăn một mình trong căn phòng đặc biệt của ông.

Suốt sáu tháng tiếp đó, ông không hề bước chân ra khỏi căn phòng ở tầng thượng.

Khi Florèntyna Kane mở ngôi hàng mới của cô trên Đại lộ Năm vào tháng ba năm 1967, hầu như mọi người ở New York đều có mặt tại đó trừ William Kane và Abel Rosnovski.

Kate và Lucy để William nằm một mình trên giường tự lẩm nhẩm gì đó, còn hai mẹ con bỏ đi dự khai mạc cửa hàng Florentyna.

George cũng để Abel ngồi lại trong phòng để đi dự lễ . ông đã cố nài Abel cùng đi, nhưng Abel càu nhàu nói rằng con gái ông đã mở đến mười cửa hàng mà không có ông dự, bây giờ thêm một nữa cũng vậy thôi.

George bảo ông là một anh già ngang bướng rồi bỏ mặc ông tại đó và đi ra Đại lộ Năm. Đến nơi ông mới thấy đó là một cửa hàng hiện đại tuyệt đẹp với những chiếc thảm rất dày và bàn ghế Thụy Điển vào loại mới nhất. ông nhớ là Abel cũng thường hay làm như vậy ông thấy Florentyna mặc chiếc áo xanh dài trên cổ thêu chữ F bây giờ đã nổi tiếng. CÔ mời George một cốc sâm banh và giới thiệu ông với Kate và Lucy Kane lúc này đang nói chuyện với Zaphia. Kate và Lucy tỏ ra sung sướng. George lấy làm ngạc nhiên thấy họ hỏi thăm Abel Rosnovski.

- Tôi bảo ông ta là một anh già ngang bướng đã bỏ phí một cơ hội tốt như thế này. ông Kane có đây không ? - ông hỏi.

Georg ngạc nhiên về câu trả lời của Kate Kane.

* *

William vẫn còn đang bực mình với tờ Thời báo New York nói lảm nhảm gì đó về chuyện Johnson tránh né chưa tung lực lượng ra ở Việt Nam. ông gập tờ báo lại rồi bước ra khỏi giường. ông chậm chạp mặc quần áo vào người rồi ra ngắm mình trong

gương Trông ông vẫn như một nhà ngân hàng. ông nhăn mặt. Chẳng lẽ không phải thế sao ông khoác lên người chiếc áo ngoài đen và nặng, đội lên đầu chiếc mũ Homburg cũ, cầm cáy gậy đen có bịt bạc ở đầu tay, cầm cây gậy mà Rupert Cork - Smith đã đề lại tặng ông, rồi lẳng lặng đi ra phố. Đã ba năm nay, kể từ sau vụ đau tim nghiêm trọng, ông nghĩ có lẽ đây là lần đầu ông bước ra ngoài một mình, cô phục vụ trong nhà rất ngạc nhiên thấy ông bỏ ra ngoài một mình mà không có ai đi kèm.

ĐÓ là một buổi tối mùa xuân ám áp khác thường, nhưng William cảm thấy lạnh vì đã ở trong nhà quá lâu ông mất một thời gian khá lâu mới ra đến Đại lộ Năm và đường 56. Lúc đến nơi ông thấy bên ngoài nhà hàng Florentyna đông người đến mức ông nghĩ mình chả có đủ sức mà chen vào được. ông đứng ở góc đường nhìn mọi người vui vẻ. Đám trẻ chen chúc nhau kéo vào cửa hàng lộng lẫy của Florentyna. Một số cô

gái mặc váy ngắn kiểu mới của Lon don. Rồi còn gì nữa nhỉ, William nghĩ bụng. Rồi ông trông thấy con mình nói chuyện với Kate. NÓ đã trở thành một chàng trai cao lớn, tự tin và thoải mái. Trông nó có một vẻ oai vệ khiến William nghĩ đến bố mình xưa kia. Tuy nhiên trong số người đi lại và chen chúc nhau ấy, ông không thể nhìn ra ai là Florentyna, ông đứng đó gần một giờ xem họ ra ra vào vào, hối tiếc những tháng

sôi nổi mà ông đã vứt bỏ đi.

Gió đã bắt đầu cuốn dọc Đại lộ Năm. ông đã quên mất là gió tháng ba có thể rất lạnh. ông kéo cổ áo lên. ông phải về nhà thôi, vì tối nay tất cả họ sẽ kéo về nhà cùng ăn, và ông sẽ gặp Florentyna cùng các cháu lần đầu tiên. Cháu trai với con nhỏ Annabel và bố chúng, con trai yêu quý của ông. ông đã nói với Kate rằng ông thật là điên và mong bà tha lỗi cho õng. ông chỉ nhớ bà đã nói là: Em sẽ mãi mãi yêu

anh, Florentyna cũng đã có viết thư cho ông. Thư của nó thật có tình. NÓ rất thông cảm và rất rộng lượng đối với chuyện quá khứ. Cuối thư nó còn viết: Con sốt ruột muốn được về gặp ông.

ông phải về nhà thôi. Kate sẽ giận ông nếu biết là ông đã một mình đi ra ngoài gió lạnh. Nhưng ông phải xem ngôi hàng khai trương thế nào và dù sao đêm nay ông cũng gặp mặt tất cả. Bây giờ ông phải về trước để cho họ tiếp tục vui với lễ khai mạc. HỌ sẽ có thể kể cho ông nghe mọi chuyện về tối khai mạc này, nhưng ông không nói cho họ biết là ông đã có mặt ở đó. ông sẽ giữ kín mãi chuyện này.

ông quay người để về nhà thì thấy một ông già đứng cách đó mấy thước, mặc chiếc áo choàng đen, chiếc mũ kéo sụp xuống đầu và quấn chiếc khăn quanh cổ. ông ta cũng có vẻ thấm lạnh. Đây không phải là một đêm cho những ông già, Wilham nghĩ

bụng và bước đến gần người đó. ông bỗng trông thấy chiếc vòng bạc trên cổ tay ông ta, ngay phía dưới tay áo Chỉ trong một thoáng, mọi thứ đều tuần tự hiện ra trong óc ông và lần đầu tiên ông thấy nó khớp vào với nhau. Trước hết là ở khách sạn Plaza, rồi đến Boston, rồi ở Đức và bây giờ ở Đại lộ Năm. Người đó cũng quay lại và bước về phía ông. CÓ lẽ ông ta đứng đây đã lâu mặt ông tím lại vì gió lạnh. ông ta nhìn william bằng đôi mắt xanh không thể lẫn với ai được.

Hai người chỉ còn cách nhau vài bước. Lúc bước qua mặt, William giơ mũ lên chào ông ta. ông ta chào lại rồi hai người cứ thế đi tiếp mỗi người một hướng, không ai nói một lời nào.

* *

Mình phải về nhà thôi kẻo họ sắp về hết, William nghĩ bụng. Niềm vui được thấy Richard và hai cháu sẽ khiến cho mọi thứ lại đâu vào đấy. ông sẽ phải làm quen với Florentyna, sẽ yêu cầu cô tha lỗi cho ông, và ông tin rằng cô sẽ hiểu được những gì mà bản thân ông bây giờ hầu như không hiểu nổi. Mọi người đều bảo với ông rằng cô thật là một cô gái dễ thương.

Về đến đường 68, ông lần tìm chìa khoá trong túi rồi mở cửa trước. ông bảo cô phục vụ, bật hết các đèn lên, đốt lửa trong lò sưởi đề mọi người thấy được đón tiếp vui vẻ ông rất hài lòng, nhưng cũng thấy rất mệt.

- Kéo hết màn ra, - ông nói. - Thắp nến lên bàn trong phòng ăn. CÓ nhiều chuyện để liên hoan lắm.

William sốt ruột chờ mọi người trở về. ông ngồi vào chiếc nghề da đỏ cũ bên ngọn lửa cháy hừng hực trong lò và nghĩ đến buổi tối vui sắp đến. Các cháu nhỏ xúm quanh ông. Những năm tháng ông đã vắng chúng. Bao giờ thì thằng cháu trai này nói được con số "ba" nhỉ? Đây là dịp để chôn quá khứ và giành lấy tha thứ cho tương lai. Căn phòng sao mà xinh xắn và ấm cúng sau cơn gió lạnh thế chứ. Nhưng có đi ra đó

cũng là tốt rồi.

Vài phút sau dưới nhà xôn xao có tiếng người, và cô phục vụ chạy lên bảo với William là con trai ông đã về đây rồi. Anh đang ở dưới nhà sảnh với mẹ và vợ và hai đứa trẻ cực kỳ xinh đẹp mà cô phục vụ chưa từng thấy. Rồi cô phục vụ vội chạy đi xem bữa ăn tối đã được chuẩn bị cho kịp giờ chưa. ông muốn rằng tối nay mọi thứ phải được hết sức hoàn hảo để đón mọi người.

Khi Richard bước vào trong phòng thì Florentyna đã đứng sẵn bên cạnh anh. Trông cô thật lộng lẫy.

- Thưa bố, - anh nói, - đây là vợ con.

William Lowell Kane đáng lẽ đã quay ra để chào mừng vợ chồng anh, nhưng ông không quay ra được.ông đã chết rồi.

Abel để chiếc phong bì lên bàn bên cạnh giường. ông chưa mặc quần áo. Hồi này ông ít khi dậy trước mười hai giờ trưa. ông cố bỏ cái khay thức ăn sáng ra khỏi đầu gối để đặt xuống sàn nhưng làm như thế thì phải cúi mà người ông thì bây giờ đây cứng nên khó có thể làm được động tác ấy.

Lúng túng mãi không được ông đành để rơi cái khay xuống đánh rầm một tiếng. Hôm nay cũng chẳng hơn gì hôm qua, nhưng ông không còn quan tâm nữa. ông nhặt chiếc phong bì lên lần nữa và đọc lại những chữ viết ngoài bì:

"Chúng tôi được ông Curtis Fenton - Nay đã qua đời trước kia đã từng là người quản lý ngân hàng tín dụng Continental ở phố Lasalle - dặn lại rằng khi nào có một số trường hợp đã xảy ra thì gửi bức thư kèm đây đến ông. Xin ông ký nhận cho bức thư rồi trả phiếu nhận về cho chúng tôi bằng phong bì đã có tem và địa chỉ sẵn gửi kèm theo".

- Đám luật sư chết tiệt, - Abel nói và mở thư ra xem.

ông Rosnovski thân mến:

Bức thư này đã được các luật sư của tôi giữ cho đến tận hôm nay vì nhưng lý do mà ông đọc sẽ rõ.

Năm 1951, khi ông đóng những tài khoản của ông ở Ngân hàng Tín dụng Continental sau hơn hai mươi năm quan hệ với Ngân hàng, cố nhiên tôi rất không bằng lòng và rất lo ngại. Nỗi lo của tôi không phải vì mất đi một trong những khách hàng có giá trị, dù cho điều đó là đáng buồn, nhưng vì tôi biết rằng ông cảm thấy như tôi đã hành động một cách đáng xâú hổ. Có điều lúc đó ông không thể biết được là tôi đã nhận

lệnh đặc biệt của người ủng hộ ông, không được cho ông biết một số sự thật.

Năm 1929 khi ông đến thăm Ngân hàng tôi lần đầu ông có yêu cầu được giúp đỡ về tài chính để trả cho khoản nợ của ông Davis Leroy và để ông có thể giành lại những khách sạn khi đó là của công ty Richmond. Tôi không sao kiếm được người ủng hộ ông, mặc dầu đã đích thân thăm dò nhiều nhà tài chính có hạng lúc đó. Cá nhân tôi quan tâm đến việc này, vì tôi tin rằng ông cũng có những năng khiếu đặc biệt cho sự nghiệp mà ông đã chọn. Tôi hết sức hài lòng khi đã về già thấy rằng điều mình đặt lòng tin vào đó là đúng. ở đây, tôi cũng phải nói thêm rằng tôi cảm thấy có phần trách nhiệm khi đã khuyên ông mua hai mươi lăm phần trăm công ty Richmond Ơù

người khách hàng của tôi là cô Amy Leroy, trong khi đó thì tôi không hề được biết gì về tình hình tài chính sa sút mà ông Leroy đang gặp phải Nhưng thôi, tôi đã nói ra ngoài đề.

Tôi không thành công trong việc tìm người ủng hộ cho ông và tôi cũng đã hết hy vọng khi ông đến thăm tôi vào cái buổi sáng thứ hai đó. Không biết ông có còn nhớ ngày ấy không. Chỉ ba mươi phút trước lúc tôi hẹn ông. thì tôi nhận được điện thoại của một nhà tài chính muốn bỏ ra số tiền cần thiết đó, vì, cũng như tôi người này rất tin ở con người ông. Người đó chỉ quy định có một điều như tôi đã nói cho ông biết lúc

ấy lã nhất định phải được giấu tên vì điều này có mâu thuẫn không thể nói ra được giữa lợi ích nghề nghiệp với lợi ích cá nhân của người đó. Những điều kiện người đó đưa ra cho phép ông giành lại được sự kiểm soát hoàn toàn đối với công ty Richmond. Lúc ấy tôi đã cho là cực kỳ rộng rãi và ông cũng đã hoàn toàn lợi dụng được những điều kiện ấy. Thực ra, người ủng hộ ông cũng hài lòng thấy rằng, bằng sự Cần Cù Của chính ông, ông đã có thể trả lại được khoản nợ gốc.

Sau năm 1951 thì tôi không còn liên lạc được với ông nữa nhưng không bao lâu sau đó tôi về nghỉ hưu và rút khỏi ngân hàng. Tôi đọc báo nghe thấy chuyện đáng buồn xảy ra đối với người ủng hộ ông, khiến tôi phải viết ngay thư này cho ông, đề phòng tôi có thể chết trước người đó hoặc chết trước ông.

Tôi viết thư này không phải để chứng tỏ tôi có những ý tốt trong tất cả vụ này đâu. nhưng cũng để cho ông khỏi tiếp tục sống trong cái ảo tưởng cứ cho rằng người ủng hộ ông và làm ơn cho ông ấy là ông David Maton của khách sạn Stevens. ông Maton là một người rất khâm phục ông, nhưng ông ấy chưa hề bao giờ thăm dò ngân hàng để hỏi về chuyện đó. Con người cao nghĩa đã giúp cho công ty Nam tước ra đời được con người biết nhìn xa và có độ lượng ấy chính là William Lowell Kane, chủ tịch của ngân hàng Lester, New York.

Tôi đã khẩn thiết yêu cầ u ông Kane báo cho ông biết là cá nhân ông ấy đã có nghĩa cử ấy. nhưng ông ấy từ chối nhất định không phá vỡ luật lệ đã được quy định là không cho ai biết về những khoản đầu tư riêng của gia đình . Sau khi ông đã trả hết khoản nợ và ông ấy được biết rằng Henry Osborne có dính đến công ty Nam tước, ông ấy lại càng kiên quyết không cho tôi tiết lộ về sự thật trên đây.

Tôi cũng dặn lại là nếu ông chết trước ông Kane thì thư này phải được hủy đi. Trong trường hợp ấy, ông Kane sẽ nhận được một lá thư giải thích rằng ông đã hoàn toàn không biết gì về việc ông ấy đã làm .

Dù là ai trong hai ông nhận được thư của tôi, thì tôi cũng lấy làm vinh dự đã được phục vụ cả hai người.

Với tất cả lòng trung thành,

Curtis Fen ton

Abel nhấc điện thoại ở đầu giường lên.

- Tìm George lên đây cho tôi, - ông nói. - Tôi cần được mặc quần áo chỉnh tề ngay bây giờ.

Đám tang William Lowell Kane có đông người dự. Richard và Florentyna đứng một bên Kate, còn Virginia và Lucy đứng một bên. Bà nội Kane nếu còn sống chắc sẽ bằng lòng. Ba Thượng nghị sĩ, năm hạ nghị sĩ, hai giám mục, hầu hết chủ tịch những ngân hàng lớn và ông chủ tờ Nhật báo phố Wall đã tới dự. Jake Thomas và các giám đốc

ngân hàng Lester cũng có mặt. HỌ cúi đầu cầu nguyện một ông Chúa mà William chẳng bao giờ thật sự cần đến.

Không ai để ý đến hai ông già đứng phía sau đám đông. HỌ cũng cúi đầu nhưng trông như không liên quan gì đến những người khác trong đám tang này.

HỌ đến chậm ít phút và sau khi làm lễ xong đã nhanh chóng ra về. Florentyna nhận ra ông già thấp hơn và có một bên chân hơi thọt đó bỏ đi một cách vội vã. CÔ nói với Richard. Hai người không nhắc lại chuyện ấy cho Kate Kane biết.

Mấy ngày sau, người cao lớn hơn trong hai ông già ấy đến gặp Florentyna tại cửa hàng của cô trên Đại lộ Năm. ông ta nghe nói cô sắp trở về San Francisco nên có cần sự giúp đỡ của cô trước khi cô đi. CÔ chăm chú nghe điều ông ta nói và vui lòng đáp ứng ngay yêu cầu của ông.

Chiều hôm sau Richard và Florentyna đến khách sạn Nam tước. George Novak đã đứng đó đón và đưa họ lên tầng bốn mươi hai. Sau mười năm Florentyna hầu như không nhận ra được bố cô, lúc này đang ngồi thẳng trên giường, chưa phải dựa vào gối, đeo đôi mắt kính bán nguyệt ở đầu mũi và còn cười một cách ngang tàng. hai bố con nói về những ngày hạnh phúc đã qua. cười thì ít nhưng khóc thì nhiều.

- Anh phải tha thứ cho chúng tôi, Richard, - Abel nói. - Người Ba lan vốn là một giống tình cảm.

- Con biết. Mấy đứa trẻ của con có một nửa là Ba lan. - Richard nói.

Tối hôm đó họ cùng ăn với nhau, nếm món thịt bê quay rất ngon. Abel bảo như thế mới xứng với sự trở về của cô con gái hoang tàng.

ông nói về tương lai, dự kiến về những phát triển của công ty.

ở mỗi khách sạn đều phải có một cửa hàng Florentyna, - ông nói.

CÔ cười và đồng ý.

ông nói với Richard về nỗi ân hận của ông đối với bố anh. ông kể lại chi tiết những lỗi lầm của ông trong bao nhiêu năm qua. Hóa ra ông chưa hề có một lúc nào nghĩ được rằng William Kane chính là người đã làm ơn cho ông, và bây giờ thì không còn có dịp

nào cảm ơn ông ấy được nữa.

Chắc ông cũng đã hiểu, - Richard nói.

- Anh chị biết không, chúng tôi đã gặp nhau, cái ngày ông qua đời ấy, - Abel nói.

Florentyna và Richard nhìn ông kinh ngạc.

Đúng đấy, - Abel nói. - Chúng tôi qua mặt nhau trên Đại lộ Năm. ông ấy có đến xem khai mạc cửa hàng của anh chị. ông ấy trông thấy tôi và có nhấc mũ lên chào. Như. thế là đã quá đủ rồi.

Abel chỉ có một yêu cầu đối với Florentyna. Tức là cô và Richard cùng đi với ông, trong vòng chín tháng nữa, sang Warsaw để khai mạc khách sạn mà chỉ có chủ tịch công ty Nam tước mới khai mạc được.

Mấy tháng sau đó vợ chồng Kane về thăm Aabel luôn và Florentyna lại gần gũi bố như trước. Abel tỏ ra khâm phục Richard và ý kiến sáng suốt của anh đã biết kiềm chế những tham vọng của con gái ông

ông rất quý cháu ngoại. Annabel rồi sẽ rất ra gì cho mà coi. Abel ít khi thấy cuộc đời mình hạnh phúc như vậy ông chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc hồi hương vui vẻ để khai mạc khách sạn Nam tước Warsaw.

chủ tịch công ty Nam tước khai mạc khách sạn Nam tước Warsaw chậm hơn sáu tháng so với dự kiến. những hợp đồng xây dựng ở Warsaw cũng chậm chạp như bâ t cứ nơi nào khác trên thế giới.

Trong bài diễn văn đầu tiên của mình với tư cách chủ tịch công ty, cô nói với khách tham dự rằng niềm tự hào của cô về khách sạn rất đẹp này cùng pha lẫn với niềm thương tiếc là cha cô đã qua đời không thể có thêm một lần đích thân khai mạc Nam tước Warsaw.

trong chúc thư, Abel để lại tất cả cho Florentyna trừ có một vật nhỏ là quà tặng: chiếc vòng bạc chạm trổ, rất hiếm, vô giá, có khắc chữ "Nam tước Abel Rosnovski".

Người được hưởng chiếc vòng ấy là cháu của ông, William Abel Kane.

Hết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro