3.1laodong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Nguồn lực lao động:

* Khái niệm: nguồn lực lao động ( hay còn gọi là lực lượng lao động) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động.

+ thể chất người lao động:

+ trình độ học vấn và nghề nghiệp nguồn lao động

+cơ chế chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ với người lao động

+ cầu nguồn lao động

+ tập quán, văn hóa, đk sống.

Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lực lao động, bao gồm: quy mô dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi tham gia lao động; tốc độ tăng dân số và tháp tuổi; quy định về độ tuổi lao động của mỗi quốc gia; các đk về thu nhập, đk sống, tập quán…của dân cư.

* Vai trò của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế:

          - Nguồn lực lao động quyết định việc khai thác,sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực còn lại( KHCN, Vốn, TNTN):

          Con người phát hiện, khai thác và sử dụng TNTN; con người tích lũy tạo ra vốn và con người sáng tạo ra KHCN.

          Đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tri thức.

          - Nguồn lực lao động phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển.

  - Nguồn lực lao động đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

- Nguồn lực lao động là động lực của phát triển kinh tế.

          Đảng và Nhà nước ta khẳng định mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế xã hội là vì con người và do con người, do vậy nguồn lực lao động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế so với các nguồn lực khác.

          * Thực trạng sử dụng nguồn lao động nước ta: gt trang 62

Trong nhiều năm qua, nguồn lực lao động của nước ta đã có đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vậy, quá trình khai thác và sử dụng nguồn lực này còn bộc lộ nhiều hạn chế sau:

          - Số lượng lao động dồi dào song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có tay nghề thấp nên tỷ lệ thất nghiệp còn cao.

          - Chất lượng nguồn lực lao động tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế.

          - Năng suất lao động thấp nên đóng góp của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế còn hạn chế.

          * Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đại hội XI

          - Nâng cao chất lượng dân số, ổn định quy mô dấn số và điểu chỉnh cơ cấu dân số.

          - Phát triển mạnh giáo dục đào tạo theo thướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

          - Nâng cao đọa đức, kỷ luật tác phong lao động.

          - Phát triển sản xuất, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

          - Phát triển nhanh thị trường lao động , đẩy mạnh xuất khẩu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro