3.4. Đàm phán và ký kết HĐ Pari (69-73)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.4. Đàm phán và ký kết Hiệp định Pari (1969-1973)

3.4.1. Đấu tranh chống chiến lược quân sự và ngoại giao của chính quyền Nichxơn

Thực chất của “VN hóa chiến tranh” là nâng cao sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn, dùng người Việt đánh người Việt, hay nói như đại sứ Bâncơ là “thay màu da trên xác chết”. Về đối ngoại: lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung, đẩy mạnh “ngoại giao ba bên” (hòa hoãn với LX, cải thiện quan hệ với TQ) gây sức ép với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tháng 2-1972 Níchxơn sang TQ ký thông cáo Thượng Hải.

Ngoại giao VN có nhiệm vụ nặng nề và phức tạp: vừa đấu tranh chống thủ đoạn ngoại giao của Mĩ, vừa phải tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của LX và TQ, không để ảnh hưởng các cuộc đàm phán đang tiến hành tại Pari (trong chiến tranh, viện trợ của hai nước là rất lớn, trong đó TQ chiếm hơn 50% tổng số viện trợ quốc tế). Ta tận dụng triệt để cả ba yếu tố: hậu phương, chiến trường và đàm phán để cải thiện so sánh lực lượng, tạo thuận lợi cho cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

3.4.2. Hội nghị bốn bên ở Pari: ép Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh, rút dần quân khỏi miền Nam VN

+ Ngày 15-1-1969 Hội nghị bốn bên họp phiên đầu tiên tại Pari (chú ý: phái đoàn VNCH lúc đầu không cử do phản ứng với quyết định của Mĩ ngừng ném bom miền Bắc, sau đến muộn, vấn đề bàn, phát biểu trước, sau…).

Trong phiên họp đầu tiên, phái đoàn Chính phủ CMLT đã đưa ra giải P toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam với thái độ xây dựng (đây là lần đầu tiên). Có 2 điểm đặc biệt quan trọng là Hoa Kỳ rút quân và công việc nội bộ của miền Nam do nhân dân VN tự giải quyết. Hoa Kỳ âm mưu tách cuộc chiến đấu ở miền Nam ra khỏi hậu phương miền Bắc nên đưa ra quan điểm “cùng rút quân”. Với giải P 10 điểm ta giành thế chủ động trong ngoại giao, chiếm lĩnh trận địa dư luận, tạo nên một sức ép đối với Mĩ.

+ Về phía Mĩ cũng đưa ra giải P 8 điểm mà xuyên suốt vẫn là thái độ có đi có lại. Tháng 6-1969 Ních xơn tuyên bố rút 25.000 quân, ta tố cáo thái độ của Mĩ rút quân nhỏ giọt, yêu cầu Mĩ phải rút nhanh, rút hết quân Mĩ và chư hầu khỏi miền Nam. Đến mùa thu 1970, Mĩ đơn phương rút 140.000 quân.

+ Ta cũng đấu tranh đòi thành lập ở Sài Gòn một chính quyền không có Thiệu – Kỳ - Khiêm, đòi Mĩ rút hết quân vào tháng 12-1971 (gắn với việc ta thả hết số phi công Mĩ bị bắt). Sau thắng lợi ở Đường 9- Nam Lào, Mĩ đã rút 400.000 quân chỉ còn lại khoảng 150.000.

+ Sang năm 1972 nước Mĩ bầu cử, Mĩ cùng đưa ra các đề nghị mềm dẻo hơn, ta cho rằng đây là thời điểm có thể đàm phán thực sự.

Phong trào phản chiến ở Mĩ

+ Tháng 3-1970 Mĩ đưa chiến tranh sang Campuchia, trước tình hình mới ta tổ chức Hội nghị Cấp cao nhân dân 3 nước Đông Dương ngày 24,25-4-1970, Tuyên bố chung trở thành cương lĩnh đấu tranh, hiến chương chung về quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước. Đoàn kết giữa nhân dân 3 nước phát triển ở tầm cao. Đông Dương trở thành một chiến trường.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ đặc biệt phát triển sau tết Mậu Thân và khi Mĩ mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Người dân Mĩ được chứng kiến chiến sự, thấy cảnh những dân thường bị giết hại, họ dần thức tỉnh lương tri, “lương tâm người Mĩ nổi giận”, bởi vì chiến tranh của Mĩ ở VN là cuộc chiến tranh không được lòng người nhất trong lịch sử nước Mĩ”. Các cuộc họp báo của ta tại Pari cũng góp phần làm cho nhân dân Mĩ thấy rõ hơn sự thật cuộc chiến tranh. Các cuộc đấu tranh trong các năm 1968, 1970, 1971… thu hút hàng triệu lượt người tham gia, nhất là thanh niên và sinh viên Mĩ.

+ Ta cũng làm tốt chính sách tù binh, cho một số tổ chức thăm nơi giam giữ phi công Mĩ, giữa năm 1970 công bố toàn bộ danh sách phi công Mĩ đang bị giam giữ. Ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân có kết quả.

+ Chiến tranh kéo dài, Nichxơn càng bộc lộ bản chất hiếu chiến, phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh của Mĩ ở VN trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, tác động sâu sắc đến chính sách và thái độ của nhiều nước trên thế giới về vấn đề chiến tranh VN. Chưa bao giờ trên thế giới có một phong trào ủng hộ sự nghiệp của một dân tộc lại có quy mô rộng lớn như phong trào quốc tế ủng hộ nhân dân VN trong thời kỳ chống Mĩ xâm lược.

Đi tới Hiệp định Pari

+ Từ 1971 Bộ Chính trị ta đã có kế hoạch giành thắng lợi lớn vào 1972 buộc Mĩ kết thúc chiến tranh. Năm 1972 VN hóa chiến tranh thất bại một bước nghiêm trọng. Hoa Kỳ thất bại cả trong nước và trên chiến trường.

+ Từ giữa tháng 7-1972 các cuộc gặp riêng giữa ta và Mĩ đi vào thực chất, hai bên đã ngả bài. Mĩ muốn giữ chính quyền Sài Gòn, còn ta muốn có một chính quyền liên hiệp (Mĩ không chịu giải quyết vấn đề chính trị).

+ Ngày 8-10-1972 ta trao cho Mĩ bản Dự thảo hiệp định Pari – đây là bước ngoặt của đàm phán. Ta tạm gác nhiều vấn đề chính trị nội bộ miền Nam (chính quyền Thiệu, bầu cử, hiến P…). Hành động của ta là nằm ngoài dự đoán của các nhà thương lượng Mĩ. Kitxinhgiơ đưa cho ta một lịch trình làm việc cụ thể, một phản đề nghị trong đó yêu cầu các đơn vị chủ lực ta tấn công năm 1972 phải rút hết.

+ Ngày 20-10-1972, văn bản Hiệp định về cơ bản đã hoàn tất

- Hiệp định tháng 1-1973

+ Ngày 20-10-1972 Thiệu bác bỏ toàn bộ Hiệp định và từ chối mọi sự thương lượng.

+ Ngày 26-10 ta công bố công khai các cuộc gặp riêng và những điều đã thỏa thuận

+ Ngày 20-11-1972 Mĩ đòi sửa đổi 69 điều đã thỏa thuận (nói là theo yêu cầu của Thiệu). Ngày 23-11 Mĩ đe dọa sẽ dùng quân sự nếu không đạt được thỏa thuận

+ Ngày 18-12 Mĩ dùng máy bay B52 đánh phá miền Bắc

+ Ngày 8-1-1973 cuộc đàm phán được nối lại

+ Ngày 13-1-1973 là cuộc họp cuối cùng giữa Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ. Thỏa thuận về khoản 3,250 tỷ USD, hai bên ký tắt hiệp định và trao đổi bút cho nhau.

Hiệp định Pari gồm 9 chương, 23 điều (trang 264)

3.5. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari và ngoại giao phục vụ tổng tiến công, nổi dậy năm 1975

- Nước Mĩ gặp khó khăn về kinh tế và chính trị nhưng vẫn muốn giữ chế độ Nguyễn Văn Thiệu, vẫn viện trợ quân sự cho tay sai ở mức cao: năm 1973 là 2.700 triệu USD.

+ Nguyễn Văn Thiệu muốn xóa ngay hiệp định, xóa thế da báo, thu hẹp vùng Chính phủ cách mạng LTCHMNVN kiểm soát, tiếp tục chiến tranh, chiếm đất giành dân… cho quân chiếm Cửa Việt, Sa Huỳnh… có thể nói miền Nam không có một ngày hòa bình

3.5.1. Đấu tranh đòi thi hành hiệp định

- Đấu tranh thi hành hiệp định không phải là đấu tranh cho từng điều riêng rẽ, mà phải coi đấu tranh thi hành hiệp định là bộ phận đấu tranh cách mạng của toàn dân, nhằm góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng. Trong bối cảnh thế giới có những thay đổi khó lường, cả thuận lợi và khó khăn

- Giai đoạn 1973-1974:

Đấu tranh đòi Mĩ rút quân, chấm dứt dính lứu quân sự, đòi quân đội Sài Gòn thực hiện ngừng bắn, đình chỉ lấn chiếm. Đến giữa 1974 ta chủ trương thi hành nghiêm chỉnh hiệp định, thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh… đồng thời đẩy lùi các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, thu hồi vùng giải phóng

+ Tháng 4-1973, tại hội nghị hiệp thương hai miền (thực chất là cuộc đấu tranh tranh thủ dư luận) ta phê phán Thiệu vi phạm hiệp định, kéo dài hơn hai tháng nhưng cuộc họp không thu được kết quả gì. Khi tình hình chiến sự ở miền Nam phát triển nghiêm trọng, tháng 5-1973 trong cuộc gặp giữa Lê Đức Thọ và Kítxinhgiơ tại Pari ta vạch mặt Thiệu, tố cáo Mĩ. Trước sức ép của dư luận, Mĩ phải cắt giảm viện trợ cho Thiệu vào đầu 1974, Sài Gòn thiếu hụt 200 tỷ đồng.

+ Ta tập trung vào ba vấn đề nóng bỏng ở miền Nam là ngừng bắn, trao trả tù binh và tự do dân chủ, đồng thời tranh thủ dư luận quốc tế. Quan hệ với với Lào phát triển thuận lợi, riêng quan hệ với Campuchia, Pôn Pốt một mặt vẫn nhận sự giúp đỡ của VN một mặt ngấm ngầm chống VN, chiến dịch nói xấu VN “phản bội lần thứ hai”.

+ Tháng 1-1974 ta công bố sách trắng “Một năm thi hành hiệp định Pari”.

3.5.2. Ngoại giao phục vụ tổng tiến công

- Khi Mĩ cắt giảm viện trợ, quân ngụy gặp rất nhiều khó khăn và thực tế chiến trường thì không thể đánh theo kiểu con nhà nghèo. Ngày 15-10-1973 Bộ tư lệnh QGP miền Nam ra mệnh lệnh cho quân dân miền Nam và cảnh cáo các hành động lấn chiếm của quân đội Sài Gòn. Ta thu hồi lại nhiều vùng giải phóng, tiếp tục phát triển lực lượng làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường. Tại Mĩ tháng 8-1974 Nichxơn từ chức.

+ Các diễn đàn hai bên ở Pari đến tháng 8-1974 chấm dứt, diễn đàn Ban liên hiệp quân sự hai bên ở Sài Gòn tháng 6-1974 cùng đình chỉ các cuộc họp do chính quyền Sài Gòn rút các quyền ưu đãi, diễn đàn Hoa Kỳ - VN tháng 8-1974 cũng ngừng hoạt động. Vì vậy các cơ chế do hiệp định đề ra đã không còn tồn tại

+ Tháng 10-1974 ta khóa chặt vấn đề ngừng bắn và và vấn đề chính quyền, đòi Mĩ chấm dứt can thiệp và thay Thiệu (để sau này Thiệu không thể đòi thương lượng hay ngừng bắn).

+ Bộ Chính trị họp cuối năm 1974 đầu 1975 đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Nhiệm vụ của ngoại giao lúc này là đánh giá khả năng Mĩ có thể trở lại can thiệp bằng quân sự hay không và đấu tranh ngăn chặn khả năng đó (ta nhận định là rất ít và nếu có cũng không thay đổi được tình thế). Khi ta giải phóng Phước Long và chiếm đài quan sát quan trọng của địch ở Tây Ninh Mĩ chỉ hăm dọa.

+ Ngày 21-3-1975 khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra, ta đòi thay Nguyễn Văn Thiệu bằng một chính quyền tán thành hòa bình, hòa hợp dân tộc. Ngày 2-4 Mĩ gửi công hàm cho LX và TQ đề nghị mở hội nghị quốc tế bàn thực hiện ngừng bắn, nhưng đại quân ta đang tiến hành bao vây Sài Gòn.

+ Ngày 16-4 Nghị viện Mĩ bác bỏ viện trợ bổ sung cho Sài Gòn, 18-4 Mĩ bỏ rơi chính quyền thân Mĩ ở Phnôm Pênh. Ngày 23-4 Pho tuyên bố chiến tranh chấm dứt với người Mĩ ở VN. Đề nghị VN cho di tản người Mĩ khỏi VN. Ta đồng ý.

+ Trong những ngày cuối cùng của cuộc tổng tiến công, ngoại giao góp phần ngăn chặn các hành động trung gian muộn màng của một số nước lớn, làm thất bại kế hoạch di tản của LHQ do Mĩ gợi ý, làm thất bại các mưu toan của đối phương hòng thương lượng, ngừng bắn, chuẩn bị tiếp quản bộ máy ngoại giao của chính quyền Sài Gòn.

+ Ngày 19-4, Pho gửi thư “bức thư thượng khẩn” cho Brêgiơnép đề nghị LX giúp ngừng bắn tại miền Nam và nhận được trả lời “VN sẽ không gây trở ngại cho việc di tản người Mĩ khỏi miền Nam”.

KẾT LUẬN

1. Ngoại giao VN luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh P lý, phát huy chính nghĩa.

2. Ngoại giao VN đã phối hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị để buộc Mĩ phải đương đầu với một thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện VN, trong đó ngoại giao là một mặt trận đấu tranh.

3. Các lực lượng ngoại giao, trong đó có ngoại giao nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt, thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với VN rộng lớn và mạnh mẽ.

4. Ngoại giao đã thể hiện được vai trò chủ động tích cực, sáng tạo, biết chọn thời điểm và phương thức đấu tranh phù hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro