3.4. Kiểm thử-Khái niệm-phương pháp-kỹ thuật-Các loại-Các hđ kiểm thử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.4. Kiểm thử:

+ 3.4.1. Khái niệm

+ 3.4.2. Các phương pháp kiểm thử

+ 3.4.3. Các kỹ thuật kiểm thử

+ 3.4.4. Các loại kiểm thử

+ 3.4.5. Các hoạt động kiểm thử

_________________

3.4.1. Khái niệm:

+ Kiểm  thử  là  một  trong  những  giai  đoạn  quan trọng trong phát triển phần mềm, là mấu chốt của đảm bảo chất lượng phần mềm

+ Kiểm thử là tiến trình xem xét lại đặc tả, thiết kế và mã  hoá…nhằm phát hiện lỗi phần mềm.

+ Kiểm thử thành công khi phát hiện ra lỗi; kiểm thử không phát hiện ra lỗi là kiểm thử dở (Theo Sue A.Conger- The New SE)

+ Một phép thử được gọi là thành công nếu nó phát hiện ra khiếm khuyết của phần mềm. Kiểm thử chỉ chứng minh được  sự  tồn  tại  của  lỗi  trong  hệ  thống  chứ  không chứng minh được hệ thống không có lỗi. Một phép kiểm thử (ca kiểm thử) bao gồm

–   tên của mô đun kiểm thử

–   dữ liệu vào

–   dữ liệu ra mong muốn (kết quả đúng)

–   dữ liệu ra thực tế (khi đã tiến hành kiểm thử)

+ Các ca kiểm thử nên được thiết kế khi chúng ta tạo các tài liệu phân tích và thiết kế, chứ không phải là khi đã viết xong mã nguồn.

*Những lưu ý khi kiểm thử:

(1) Chất lượng phần mềm do khâu thiết kế quyết

định là chủ yếu, chứ không phải khâu kiểm thử

(2)Tính dễ kiểm thử phụ thuộc vào cấu trúc chương trình

(3)Người kiểm thử và người phát triển nên khác nhau.

(4)Dữ  liệu  thử  cho  kết  quả  bình  thường  thì không có ý nghĩa nhiều, cần có những dữ liệu kiểm thử mà phát hiện ra lỗi.

(5)Khi thiết kế trường hợp thử, không chỉ dữ liệu kiểm thử nhập vào, mà phải thiết kế trước cả dữ liệu kết quả sẽ có.

(6)Khi phát sinh thêm trường hợp thử thì nên thử lại những trường hợp thử trước đó để tránh ảnh hưởng lan truyền sóng khi kiểm thử.

_________________

3.4.2. Các phương pháp kiểm thử:

+ Kiểm thử tĩnh

+ Kiểm thử trên máy

Kiểm thử tĩnh:

+ Kiểm thử tĩnh (hay kiểm thử trên bàn): sử dụng giấy và bút, kiểm tra logic, lần từng chi tiết ngay sau khi  lập  trình  xong.  Kiểm  thử  tĩnh  thường được tiến hành trước nhằm tạo ra kịch bản cho kiểm thử động. Có 2 kỹ thuật được sử dụng

–   Đi xuyên suốt (walk through)

–   Thanh tra (inspection)

Kiểm thử trên máy

+ Kiểm thử trên máy hay kiểm thử động: Dùng máy chạy chương trình để điều tra trạng thái từng động tác của chương trình.

+ 9 bước của trình tự kiểm thử bằng máy:

(1) Thiết kế trường hợp thử theo kiểm thử tĩnh

(2) Trường hợp thử phải có cả kết quả kỳ vọng sẽ thu được

(3) Dịch chương trình nguồn và tạo môđun tải để thực hiện

(4) Khi trường hợp thử có xử lý tệp vào-ra, phải làm trước trên bàn việc xác định miền của các tệp

(5) Nhập dữ liệu đã thiết kế cho trường hợp kiểm thử

(6) Điều chỉnh môi trường thực hiện môđun tải (tạo thủ tục đưa các tệp truy cập tệp vào chương trình)

(7) Thực hiện môđun tải và ghi nhận kết quả

(8) Xác nhận kết quả với kết quả kỳ vọng

(9) Lặp lại thao tác (5)-(8)

__________________

3.4.3. Các kỹ thuật kiểm thử:

+ Kiểm thử hộp trắng hay kiểm thử cấu trúc

+ Kiểm thử hộp đen (black box testing) hay kiểm thử chức năng (functional testing)

Kiểm thử hộp trắng:

+ Kiểm thử hộp trắng (white box testing): sử dụng các ca kiểm thử để kiểm tra mã nguồn ở mức các mô đun đơn vị nhằm mục đích phát hiện ra các lỗi trong     các chi tiết thủ tục (thuật toán), các luồng điều khiển, các trạng thái của chương trình (dữ liệu).

+ Kiểm thử hộp trắng là sự kiểm thử dựa trên việc phân  tích chương trình. Kỹ thuật chính ở đây là xác định đường đi của chương trình (điều khiển) từ đầu vàô (input) đến đầu ra (output).

+ Mục đích của kiểm thử hộp trắng là kiểm tra tất cả các đường đi có thể. Tức là đảm bảo mọi lệnh đều được thực hiện ít nhất một lần trong một ca thử nhiệm nào đó.

+ Kiểm thử hộp trắng chú trọng vào phân tích các cấu trúc rẽ nhánh và các vòng lặp..

Kiểm thử hộp đen+

Kiểm thử hộp đen (black box testing) hay kiểm thử chức năng: sử dụng các ca kiểm thử được thiết kế dựa trên đặc tả yêu cầu, tài liệu người dùng nhằm  mục  đích  phát  hiện  ra  các  khiếm khuyết, các lỗi của từng mô đun chương trình và toàn bộ hệ thống.

+ Kiểm thử chức năng nhìn nhận mô đun được kiểm thử như là một hộp đen, và chỉ quan tâm đến chức năng (hành vi) của mô đun, tức là kiểm tra xem có hoạt động đúng với đặc tả hay không.

+ Các ca kiểm thử bao gồm các trường hợp bình thường và không bình thường (dữ liệu không

hợp lệ...) của mô đun.

___________________

3.4.4. Các loại kiểm thử:

1.Kiểm thử đơn vị: là bước kiểm thử đối với từng chức năng (hàm) nhằm mục đích chính phát hiện lỗi lập trình. Người ta thường sử dụng nhiều kiểm thử cấu trúc.

2.Kiểm thử mô đun: là hình thức kiểm thử từng mô đun riêng lẻ hoặc có thể liên kết với một số hàm, mô đun khác có liên quan.

3.Kiểm thử hệ con: nếu hệ thống bao gồm một số hệ con độc lập thì đây là bước tiến hành kiểm thử với từng hệ con riêng biệt.

4.Kiểm thử hệ thống (tích hợp): kiểm thử sự hoạt động tổng thể hệ thống, kiểm tra tính đúng đắn của giao diện, tính đúng đắn với đặc tả, và tính dùng               được.  Chủ  yếu  sử  dụng  kiểm  thử  chức năng.

5.Kiểm thử thu (alpha): kiểm thử được tiến hành bởi một nhóm nhỏ người sử dụng dưới sự hướng dẫn của người phát triển, sử dụng các dữ liệu thực, thẩm định tính dùng được của hệ thống.

6.Kiểm thử beta: là mở rộng của kiểm thử alpha,được tiến hành với một số lớn người sử dụng không có sự hướng dẫn của người phát triển,kiểm tra tính ổn định, điểm tốt và không tốt của hệ thống.

____________________

3.4.5. Các hoạt động kiểm thử

Lập kế hoạch(Bắt đầu+Lập kế hoạch Test)

Chuẩn bị(Thiết kế Test +Cài đặt và chuẩn bị Test)

Test(Test tích hợp+Test hệ thống+Xem xét và Đánh giá kết quả test)

Tổng hợp, báo cáo=>Kết thúc(Test+Phân tích kết quả bảo gồm luôn)

3.4.5. Các hoạt động kiểm thử

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro