3.5. Cài đặt phần mềm-Lập kế hoạch cài đặt-biến đổi dl-biên soạn tài liệu ht

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.5. Cài đặt phần mềm

+ 3.5.1. Lập kế hoạch cài đặt

+ 3.5.2. Biến đổi dữ liệu

+ 3.5.3. Biên soạn tài liệu hệ thống

________________

3.5.1. Lập kế hoạch cài đặt

+ Từ HTTT cũ sang HTTT mới, cần phải:

n Chuyển đổi phần cứng

o Chuyển đổi phần mềm

p Chuyển đổi cơ sở dữ liệu

q Chuyển đổi công nghệ quản lý

r Chuyển đổi hệ thống biểu mẫu (thông dụng)

s Chuyển đổi các phương pháp truyền đạt thông tin

t Chuyển đổi các phương thức lưu trữ dữ liệu, thông tin

u Chuyển đổi tác phong của lãnh đạo và các nhân viên

+Trong quá trình lập kế hoạch cài đặt, việc chuyển đổi kỹ thuật tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc chuyển đổi về con người tương đối phức tạp và kéo dài do sức ỳ và tâm lý ngại thay đổi của người sử dụng.

=>Vì vậy, phải lập kế hoạch chuyển đổi tỷ mỷ, bao quát tất cả các lĩnh vực của hệ thống thông tin.

_________________

3.5.2. Biến đổi dữ liệu:

+ Dữ  liệu  giữa  hai  hệ  thống  cũ  và  mới  thường không tương thích với nhau về phương thức lưu trữ cũng như quy cách truy cập. Do đó rất dễ dẫn đến sai sót khi biến đổi dữ liệu.

Qúa trình biến đổi dữ liệu:

+Xác định khối lượng và chất lượng của dữ liệu (độ chính xác, tính đầy đủ và thứ tự).

+Làm ổn định một bản dữ liệu và tổ chức những thay đổi cho phù hợp.

+ Tổ chức và đào tạo đội ngũ thực hiện công việc biến đổi dữ liệu.

+ Lập lịch thời gian của quá trình biến

đổi dữ liệu.

+Bắt đầu quá trình biến đổi dữ liệu dưới sự chỉ đạo thống nhất.

+Thực hiện những thay đổi  trong các tệp dữ liệu; Nếu trong hệ thống cũ có các tệp dữ liệu thì tốt nhất tổ chức biến đổi các tệp dữ liệu này trước,

sau đó mới đến các tệp mới chuyển từ phương thức tổ chức thủ công sang.

+Thực hiện bước kiểm chứng lần cuối cùng để đảm bảo các tệp dữ liệu đã biến đổi phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý mới.

+ Một phần mềm khi được chuyển giao cho phía khách hàng (người sử dụng) thường kèm theo 2 loại tài liệu sau:

–Tài liệu hướng dẫn sử dụng, thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau bao gồm các báo cáo xác định vấn đề, nghiên cứu tính thức thi, đề xuất hệ thống và

– Tài liệu kỹ thuật cho người lập trình và bảo trì hệ

thống.

___________________

3.6. Bảo trì phần mềm:

+ Là pha cuối cùng của vòng đời hệ thống

+ Các hoạt động cần thực hiện

–   Quản lý hoạt động bảo trì

–   Chuẩn hóa hoạt động bảo trì (IEEE 840-1992)

Các hoạt động bảo trì phần mềm:

+  Các công việc cần thực hiện:

1.Hiểu kĩ yêu cầu bảo trì             

2.Phân loại yêu cầu: sửa đổi hay nâng cấp?  

3.Thiết kế các sửa đổi được yêu cầu            

4.Kế hoạch chuyển đổi từ thiết kế cũ            

5.Đánh giá các ảnh hưởng của sửa đổi lên ứng dụng      

6.Triển khai các sửa đổi              

7.Thực hiện các kiểm thử đơn vị cho các phần thay đổi  

8.Tiến hành kiểm thử tăng dần, thực hiện kiểm thử hệ thống với các khả năng mới            

9.Cập  nhật  các  tài  liệu  cấu  hình,  yêu  cầu,  thiết  kế  và kiểm thử.            

Chuẩn hóa hoạt động bảo trì:

+ Hiện  nay,  chuẩn  IEEE  840-1992  thường  được dùng trong các hoạt động bảo trì phần mềm.

Các bước bảo trì phần mềm theo chuẩ 840-1992:

1. Xác định vấn đề

2. Phân tích

3. Thiết kế

4. Triển khai

5. Kiểm thử hệ thống

6. Kiểm thử chấp nhận

7. Chuyển giao phần mềm

Ví dụ bảo trì phần mềm đối với giai đoạn thiết kế:

a. Đầu vào:

•Tài liệu dự án gốc

•Các phân tích từ pha trước

b. Tiến trình:

•Tạo ra các trường hợp kiểm thử (test cases)

•Duyệt (các yêu cầu; kế hoạch triển khai)

c. Điều khiển:

•Kiểm chứng thiết kế

•Kiểm tra thiết kế và các trường hợp kiểm thử

d. Đầu ra:

•Duyệt( các sửa đổi; phân tích chi tiết; kế hoạch triển khai)

•Cập nhật(thiết kế gốc; kế hoạch kiểm thử)

e. Nhân tố chất lượng liên quan                                             

•Độ linh hoạt (của thiết kế)

•Khả năng lần vết (traceability)

•Khả năng sử dụng lại (Reusability)

•Khả năng có thể hiểu (Comprehensibility)

f. Độ đo

•Chi phí người-giờ

•Thời gian

•Số lượng tiếp nhận thay đổi           

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro