3. Các phương pháp đánh giá hiện trạng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a.      Phương pháp quan sát

-        Quan sát trực tiếp: là hình thức quan sát bằng mắt, quan sát tại chỗ, quan sát tỉ mỉ từng chi tiết công việc của hệ thống cũ, của các nhân viên thừa hành.

-        Quan sát gián tiếp: là hình thức quan sát từ xa hoặc qua phương tiện tổng thể của hệ thống để có được bức tranh khái quát về tổ chức và cách thức hoạt động trong tổ chức đó.

-        Tác dụng của phương pháp quan sát: Giúp cho người quan sát thấy được cách quản lý các hoạt động của tổ chức cần tìm hiểu.

·         Ưu, nhược điểm của phương pháp quan sát: Theo dõi trực tiếp hoạt động của hệ thống trong thực tế

·         Nhược điểm: Kết quả mang tính chủ quan

·         Người bị quan sát có những phản ứng nhất định do ảnh hưởng của tâm lý

·         Người quan sát bị động

·         Tốn thời gian

·         Thông tin mang tính bề ngoài, hạn chế, không thể hiện đầy đủ.

b.      Phương pháp phỏng vấn

-        Khái niệm: Là hình thức đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn để thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó.

-        Những lưu ý khi tiến hành phỏng vấn: Chuẩn bị rõ nội dung chủ đề cuộc phỏng vấn, các câu hỏi, các tài liệu liên quan, mục đích cần thu được các thông tin gì sau phỏng vấn.

-        Chọn số người phỏng vấn, thống nhất trước nội dung, chủ đề cuộc phỏng vấn để các bên có thời gian chuẩn bị.

-        Lựa chọn các câu hỏi hợp lý: Xác định rõ loại câu hỏi sẽ đưa ra, câu hỏi mở hay câu hỏi đóng tuỳ theo yêu cầu nội dung phỏng vấn.

-        Tác dụng của phương pháp phỏng vấn: ◦Cho phép chúng ta nắm được nguồn thông tin chính yếu nhất về một hệ thống cần phát triển trong tương lai và hệ thống hiện tại.

Ưu điểm:

-        Thông tin thu thập được trực tiếp nên có độ chính xác cao

-        Biết được khá đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng đối với hệ thống mới

-        Nếu có nhiều dự án xây dựng hệ thống thông tin khác nhau đối với cùng một tổ chức thì qua việc phỏng vấn lãnh đạo có thể xác định được quan hệ giữa các dự án này để có thể tận dụng các thành quả đã có hay đảm bảo sự nhất quán cũng như tạo được các giao tiếp với hệ đó.

Nhược điểm:

-        Kết quả thu được phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như sự thân thiện giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

-        Nếu công tác phỏng vấn không được chuẩn bị tốt thì dễ dẫn đến thất bại

-        Có thể gặp bất đồng về ngôn ngữ cũng như các khái niệm được đề cập.

-        Cần phải hỏi được trực tiếp người có thông tin của họ.

c.       Phương pháp điều tra thăm dò

-        Khái niệm: Là phương pháp rất thông dụng của thống kê học nhằm mục đích thu thập thông tin cho một mục đích nghiên cứu theo một chủ đề nào đó. Có 2 hình thức : điều tra toàn bộ điều tra chọn mẫu.

-        Tác dụng của phương pháp điều tra thăm dò: Phương pháp điều tra thăm dò dùng để nắm những thông tin có tính vĩ mô.

-        Phương pháp này thích hợp với việc điều tra tần suất trong nghiên cứu khả thi.

o   Phải lập phiếu thăm dò

o   Thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết

o   Dễ dàng cho người điều tra

o   Câu hỏi phải rõ ràng, không đa nghĩa, không gây hiểu lầm cho người được hỏi

o   Câu hỏi phải xác định không mập mờ

o   Các câu hỏi phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc xử lý

-        Yêu cầu của phiếu thăm dò

·         Thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết

·         Dễ dàng cho người điều tra

·         Câu hỏi phải rõ ràng, không đa nghĩa, không gây hiểu lầm cho người

·         được hỏi

·         Câu hỏi phải xác định không mập mờ

·         Các câu hỏi phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc xử lý

Ưu điểm:

Bổ sung cho 2 phương pháp trên để khẳng định kết quả khảo sát

Là một phương phát hiệu quả điều tra tần suất trong nghiên cứu khả thi

Nhược điểm:

Việc xây dựng bảng hỏi để có thể đáp ứng được nhu cầu thể hiện đươc các thông tin cần biết là khó khăn.

d.      Phương pháp tìm hiểu tài liệu

-        Nghiên cứu tài liệu về hệ thống thông tin là bước đầu tiên của quá trình phân tích hệ thống và cũng là phương pháp thu thập thông tin thường được áp dụng.

-        Mục đích của nghiên cứu tài liệu về hệ thống là thu nhận các thông tin tổng quát về cấu trúc tổ chức, cơ chế hoạt động, qui trình vận hành thông tin trong hệ thống. Kết quả của nghiên cứu về hệ thống sẽ cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tượng nghiên cứu.

-        Nghiên cứu hệ thống bắt đầu từ nghiên cứu môi trường của của hệ thống thông tin hiện tại. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro