3: mo hinh tien do

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3. Các mô hình tiến độ.

1. Khái niệm.

- Mô hình kế hoạch tiến độ (KHTĐ) là một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng những yêu cầu về các nguồn tài nguyên và thứ tự dùng chúng để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

- Như vậy mô hình kế hoạch tiến độ là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển của quá trình thi công về thời gian, không gian cùng các nhu cầu vật chất mà các thiết kế tổ chức xây dựng, thi công xây lắp ấn định.

2. Phân loại.

Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình KHTĐ sau:

- Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số.

- Mô hình kế hoạch tiến độ ngang.

- Mô hình kế hoạch tiến độ xiên.

- Mô hình kế hoạch tiến độ mạng lưới.

3. Mô hình tiến độ bằng số

Mô hình KHTĐ bằng số dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài hạn trong các dự án, cấu trúc đơn giản, xem ví dụ minh họa như hình 2-1.

- Phần 1: Trình bày thứ tự và tên gọi các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác tương ứng (trong đó có tách riêng giá trị cho phần xây lắp và toàn bộ).

- Phần2: Dùng các con số để chỉ sự phân bố vốn tài nguyên dùng để xây dựng các hạng mục theo các năm. Phần này quy ước ghi tử số là tổng giá trị đầu tư của hạng mục, mẫu số là phần giá trị xây dựng.

- Phần3: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các năm và cho toàn bộ kế hoạch.

4. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang.

a. Đặc điểm cấu tạo.

- Dùng các đường thẳng nằm ngang để mô tả tiến trinhg thực hiện các công việc.

- Phần 1: Bên trái là danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công nghệ và tổ chức thi công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công, thời gian thực hiện, vốn…của từng công việc.

- Phần 2: Được chia làm 2 phần:

+ Phần trên là thang thời gian, được đánh số tuần tự (số tự nhiên) khi chưa biết thời điểm khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công.

+ Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gantt: mỗi công việc được thể hiện bằng một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay “gấp khúc” qua mỗi đoạn công tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên quan với nhau về mặt tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liên tục của một tổ đội sử dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể đưa nhiều thông số khác nhau: nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác…, ngoài ra còn thể hiện tiến trình thi công thực tế…

- Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên_vật tư, nhân lực, tài chính. Trình bày cụ thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ…các tiến độ đảm bảo cung ứng cho xây dựng.

b. Ưu - Nhược điểm

- Ưu điểm: Dùng cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ nhận biết qua trực giác, dễ đọc, dễ theo dõi và điều chỉnh bổ sung.

- Nhược điểm: Khi gặp dự án lớn, nhiều công việc và quan hệ phức tạp, việc mô tả quan hệ giữa các công việc sẽ khó khăn, không kiểm soát được.

5. Mô hình tiến độ xiên.

a. Đặc điểm cấu tạo

- Sơ đồ xiên được thể hiện trên hệ trục tọa độ vuông góc, là dạng sơ đồ không những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các công việc theo không gian

- Trục tung thể hiện danh mục đối tượng thi công.

- Trục hoành thể hiện thời gian.

- Các đường kẻ xiên mô tả công việc theo quá trình công nghệ.

- Sơ đồ xiên dùng khi thể hiện tiến độ tổ chức theo phương pháp dây chuyền

b. Ưu – Nhược điểm

- Ưu điểm: Mô hình KHTĐ xiên thể hiện được diễn biến công việc cả trong không gian và thời gian nên có tính trực quan cao.

- Nhược điểm: Khi gặp dự án lớn, nhiều công việc và quan hệ phức tạp, việc mô tả quan hệ giữa các công việc sẽ khó khăn, không kiểm soát được. Khi một công việc trục trặc thì ảnh hưởng đến các công việc khác của dự án và khó điều chỉnh

6. Sơ đồ mạng

a. Đặc điểm cấu tạo

- Sơ đồ mạng được xây dựng dựa trên mô hình toán học hiện đại, đó là lý thuyết đồ thị với 2 yếu tố: công việc và sự kiện.

- SĐM là mô hình mạng lưới gốm cung và nút, thể hiện mối quan hệ quy ước hoặc loogic giữa các công việc.

b. Ưu – Nhược điểm

- Công việc được biểu diễn cụ thể và sinh động, không chỉ thấy tên công việc mà còn thấy mối liên hệ với công việc khác.

- SĐM là mô hình toán học độn, thể hiện toàn bộ dự án thành 1 thể thống nhất, chặt chẽ. Trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc với mục tiêu chung và ảnh hưởng đến nhau.

- Có thể áp dụng các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và điều kiểm kế hoạch. Vì vậy dễ dàng lập được các thuật toán và viết chương trình cho máy tính điện tử, kể cả tự đông hóa thiết kế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro