3. Quan điểm và chủ trương của hệ thống chính trị thời kì đổi mới.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Quan điểm và chủ trương của hệ thống chính trị thời kì đổi mới.

- Xuất phát từ tình hình thực tiễn của Đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Vi của Đảng(1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy đổi mới và có phát triển kinh tế. Do vậy, cùng với đổi mới kinh tế, trên cơ sở nhận thức về mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị, Đảng đã đề ra đường lối xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới.

Mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị:Nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy quyền đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Quan điểm chỉ đạo:

-  Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới về chính trị.

-  Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy quyền  làm chủ của Nhân dân.

-  Đổi mới hệ thống chính trị phải tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

-  Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội.

Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.

-  Xây dựng Đảng trong  hệ thống chính trị nhằn giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và toàn xã hội.

-  Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luận, tăng cường tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc Hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ pháp hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

- Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, d chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

- Nâng cao chất lượng hoạt động cảu Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

-  Xây dựng và đổi mới hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị để đoàn kết rộng rãi nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro