3. Von &TNTN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          III. Nguồn lực vốn:

          * Khái niệm: là yếu tố đầu vào( máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các loại vật liêu, bán thành phẩm) dùng cho sản xuất, gọi chung là vốn.

          Gồm 2 loại: + Vốn trong nước:tiết kiệm từ ngấn sách nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

                             + Vốn ngoài nước: vốn đầu tư trực tiếp FDI, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI.

          * Vai trò của nguồn lực vốn trong phát triển kinh tế:

          - Là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

          Vốn làm tăng tổng cầu của nền kinh tế thông qua hoạt động đầu tư, làm năng lực sản xuất tăng dẫn đến lượng hàng hóa sản phẩm ( tổng cung) tăng lên -> làm tăng trình độ sản xuất của nền kinh tế.

          - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

          Ngành nào được đầu tư, tập trung nhiều vốn sẽ tập trung sản xuất và lực lượng lao động tham gia vào ngành đó -> chuyển dịch kinh tế sang ngành được đầu tư nhiều.

          - Nguồn lực vốn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.

          * Giải pháp để huy động và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế VN:

          - Quan điểm của Đảng: “Huy động tối đa các nguồn lực trong nước, kết hợp thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và sử dụng nguồn vốn trong nước”

-        Tạo môi trường khuyến khích đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.

-        Tăng cường quản lý Nhà nước về thu hút , sử dụng nguồn vốn đầu tư.

-        Phát triển thị trường tài chính, tiền tệ, hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ.

-        Nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách. Hoàn thiện hệ thống pl và cơ chế thu thuế, phí theo hướng mở rộng nguồn thu, thực hiện chi ngân sách ở các cấp, các ngành, địa phương.

-        Xây dựng chiến lược thu hút vốn nước ngoài.

IV. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên:

* khái niệm: TNTN là nguồn của cải vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng để thoải mãn nhu cầu phát triển của mình.

Phân loại: + TN hữu hạn:có trữ lượng nhất định, không được cung cấp liên tục và sử dụng nhiều sẽ cạn kiệt. Gồm 2 loại là tái tạo được (nước, động vật, thổ nhưỡng, thực vật) và không tái tạo được(dầu mỏ, than đá , khoáng sản).

                + TN vô hạn: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, nhiệt năng lòng đất…

* Vai trò của TNTN đối với sự phát triển KT theo yêu cầu phát triển bền vững

- Là đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được đối với mọi ngành sản xuất. Đất đai, nước, không khí là đầu vào của nông nghiệp. Khoáng sản, hải sản, lâm sản… là đầu vào của công nghiệp chế biến, khai khoáng…

- TNTN tạo vốn ban đầu cho công nghiệp hóa, tạo lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- TNTN là cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế ngành, vùng và quốc gia.

Việc khai thác TNTN một cách hiệu quả, tiết kiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền KTQD và xã hội để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, an ninh lương thực thực phẩm, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường và bền vững.

* Thực trạng sử dụng nguồn lực TNTN nước ta:

- Những năm qua ở nước ta, việc khai thác sử dụng TNTN một cách ổ ạt, lãng phí, kém hiệu quả, gây hại cho môi trường, cản trở đến tăng trưởng kinh tế VN trong tương lai.

- Nhiều tài nguyên khai thác ồ ạt, không có quy hoạch kế hoạch, quản lý kém, vừa không thu được nhiều giá trị, lại lãng phí và ảnh hưởng tới tiến trình phát triển trong tương lai.

- Gây tổn hại tới môi trường sống và môi trường khai thác trong tương lai, gây mất cân bằng sinh thái.

* Giải pháp:

ĐH X khẳng định: “ phải tăng cường bảo vệ và sử dụng có hiệu quả TNTN, cải thiện môi trường tự nhiên”

- Tiếp tục thăm dò đánh giá TNTN để có kế hoạch phát triển KTXH dựa trên nguồn TNTN, có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu số lượng và chất lượng TNTN để có kế hoạch khai thác và bảo vệ, theo ĐH XI :” tiến tới không xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến”.

- Tuyên truyền và coi việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội.

- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu đánh giá tác động của biến đối khí hậu để có kế hoạch chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả TNTN với bảo vệ môi trường , đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường( biến đổi khí hậu, quản lý lưu vực sông…).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro