30 cau trac nghiem

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

30 câu trắc nghiệm

1. Các nhân tố phân biệt phần mềm với các sản phẩm khác. 2

2. Các thách thức với phần mềm máy tính gia tăng do nguyên nhân nào? 2

3. Các đặc trưng của phần mềm. 2

4. Các thành phần phần mềm được xây dựng bằng những ngôn ngữ nào? 2

5. Thủ tục bao gồm các hoạt động nào? 2

6. Các bước của kỹ nghệ phần mềm chứa đựng các yếu tố chủ chốt nào? 2

7. Làm bản mẫu thì mô hình có thể lấy những dạng nào? 2

8. Mô hình vòng đời cổ điển tập trung 4 thuộc tính phân biệt 2

9. Mô hình xoắn ốc có 4 hoạt động chính là gì? 2

10. Ba giai đoạn chính phát triển phần mềm. 3

11. Bốn pha phát triển phần mềm: 3

12. Năm giai đoạn vòng đời phần mềm: 3

13. 4 thuộc tính chủ chốt 1 hệ phần mềm phải có: 3

14. Định ra yêu cầu 3

15. Đặc tả yêu cầu. 3

16. Đặc tả phần mềm/ đặc tả thiết kế. 3

17. Nội dung phân tích hệ thống: 4

18. Năm lĩnh vực phân tích: 4

19. Các yêu cầu đối với người phân tích. 4

20. Luận chứng kinh tế bao gồm: 4

21. Các xem xét thường được gắn với tính khả thi kỹ thuật gồm: 4

22. Hồ sơ nhiệm vụ nhằm vào: 4

23. Hồ sơ nhiệm vụ là một thỏa thuận không chính thức giữa 3 phía: 4

25. Có 3 kiểu yêu cầu phi chức năng chính: 5

26. Việc xác định đặc tả yêu cầu là khó khăn vì: 5

27. Bốn bước liên quan đến việc thẩm định yêu cầu: 5

28. Đặc trưng bản đặc tả hệ thống 5

29. Hạn chế của cách tiếp cận làm bản mẫu. 5

30. Các phương pháp và công cụ làm bản mẫu: 6

1. Các nhân tố phân biệt phần mềm với các sản phẩm khác.

• Tính đầy đủ và đúng thời hạn của thông tin do phần mềm cung cấp (và các CSDL liên quan)  khác biệt một công ty này với các đối thủ cạnh tranh.

• Thiết kế và "tính thân thiện con người" của sản phầm phần mềm cũng làm khác biệt nó với các sản phẩm cạnh tranh có cùng chức năng tương tự khác. Sự thông minh và chức năng do phần mềm được nhúng trong đó đưa ra thường làm khác biệt 2 sản phẩm tiêu thụ hay công nghiệp tương tự nhau.

2. Các thách thức với phần mềm máy tính gia tăng do nguyên nhân nào?

• Sự tinh vi của phần cứng đã vượt quá khả năng của chúng ta để xây dựng phần mềm đạt tới tiềm năng của phần cứng.

• Khả năng xây dựng các chương trình mới không thể giữ cùng nhịp với nhu cầu có các chương trình mới.

• Khả năng bảo trì các chương trình hiện có rất khó khăn vì thiết kế sơ sài, tài nguyên không thích hợp.

3. Các đặc trưng của phần mềm.

• Phần mềm được phát triển hay được kỹ nghệ hóa, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển.

• Phần mềm không hỏng đi.

• Phần lớn phần mềm đều được xây dựng theo đơn đặt hàng, chứ ít khi được lắp ráp từ các thành phần có sẵn.

4. Các thành phần phần mềm được xây dựng bằng những ngôn ngữ nào?

• Ngôn ngữ mức máy

• Ngôn ngữ cấp cao

• Ngôn ngữ phi thủ tục

5. Thủ tục bao gồm các hoạt động nào?

• Xác định ra trình tự các phương pháp sẽ được áp dụng.

• Tạo sản phẩm cần bàn giao (tài liệu báo cáo, bản mẫu) cần cho việc kiểm soát để đảm bảo chất lượng và điều hòa thay đổi.

• Xác định những cột mốc để cho người quản lý phần mềm nắm được tiến độ.

6. Các bước của kỹ nghệ phần mềm chứa đựng các yếu tố chủ chốt nào?

• Các phương pháp: đưa ra các "cách làm" về mặt kỹ thuật để xây dựng phần mềm.

• Các công cụ: cung cấp sự hỗ trợ tự động hay bán tự động cho từng phương pháp.

• Các thủ tục: chất keo dán các phương pháp và công cụ lại với nhau, làm cho chúng được sử dụng hợp lý và đúng hạn trong quá trình phát triển phần mềm.

7. Làm bản mẫu thì mô hình có thể lấy những dạng nào?

• Bản mẫu trên giấy hay trên PC mô tả giao diện người-máy dưới dạng làm cho người dùng hiểu được cách các tương tác xuất hiện.

• Bản mẫu làm việc cài đặt một tập con chức năng phần mềm mong muốn.

• Một chương trình mà có thực hiện một phần hay tất cả chức năng mong muốn nhưng cần cải tiến thêm các tính năng khác tùy theo khả năng phát triền.

8. Mô hình vòng đời cổ điển tập trung 4 thuộc tính phân biệt

• Cấu trúc dữ liệu.

• Kiến trúc phần mềm.

• Chi tiết thủ tục.

• Đặc trưng giao diện.

9. Mô hình xoắn ốc có 4 hoạt động chính là gì?

• Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, giải pháp, rằng buộc.

• Phân tích rủi ro: phân tích các phương án và xác định/ giải quyết rủi ro.

• Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm "mức tiếp theo"

• Đánh giá của khách hàng: khẳng định kết quả của kỹ nghệ.

10. Ba giai đoạn chính phát triển phần mềm.

• Xác định (trọng tâm là phân tích và xác định yêu cầu phần mềm)

• Phát triển (cấu trúc dữ liệu, kiến trúc phần mềm, thủ tục thuật toán, giao diện)

• Bảo trì (sửa lỗi, thích nghi, nâng cao)

11. Bốn pha phát triển phần mềm:

• Phân tích và xác định yêu cầu

• Thiết kế hệ thống và thiết kế phần mềm

• Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị của phần mềm.

• Tích hợp và thử nghiệm hệ thống.

12. Năm giai đoạn vòng đời phần mềm:

• Giai đoạn phân tích và xác định yêu cầu.

• Giai đoạn thiết kế hệ thống và thiết kế phần mềm.

• Giai đoạn thực hiện và thử nghiệm các đơn vị của phần mềm.

• Giai đoạn tích hợp và thử nghiệm hệ thống

• Giai đoạn vận hành và bảo trì

13. 4 thuộc tính chủ chốt 1 hệ phần mềm phải có:

• Có thể bảo trì được

• Đáng tin cậy

• Có hiệu quả

• Có giao diện người sử dụng thích hợp

{

Các mức trừu tượng của đặc tả.

• Định ra yêu cầu.

• Đặc tả yêu cầu.

• Đặc tả phần mềm/ đặc tả thiết kế (đây là một mô tả trừu tượng cho phần mềm)

}

14. Định ra yêu cầu

• Tư liệu yêu cầu thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên về các dịch vụ mà hệ thống sẽ phải cung cấp.

• Tư liệu yêu cầu phải được viết sao cho dễ hiểu đối với khách hàng và người quản lý hợp đồng, người sẽ mua sắm và người sẽ sử dụng.

15. Đặc tả yêu cầu.

• Tài liệu đặc tả nêu ra các dịch vụ một cách chi tiết hơn. Tài liệu này thường được gọi là đặc tả chức năng.

• Đặc tả yêu cầu đòi hỏi chính xác tới mức nó có thể làm cơ sở cho hợp đồng giữa người mua sắm hệ thống và người phát triển phần mềm.

• Đặc tả yêu cầu được viết dễ hiểu đối với các nhân viên kỹ thuật ở cả nơi mua lẫn nơi phát triển.

• Kỹ thuật đặc tả hình thức hẳn là thích hợp cho các đặc tả kiểu như vậy, nhưng nó cũng tùy thuộc ở trình độ kiến thức cơ bản của người mua sắm hệ thống.

16. Đặc tả phần mềm/ đặc tả thiết kế.

• Dùng làm cơ sở cho việc thiết kế và thực thi.

• Thể hiện một quan hệ rõ ràng giữa tư liệu này và đặc tả yêu cầu.

• Đối tượng đọc ở đây chủ yếu là các kỹ sư phần mềm chứ không phải là người sử dụng hoặc người quản lý.

• Sử dụng kỹ thuật đặc tả hình thức là thích hợp cho tư liệu này.

17. Nội dung phân tích hệ thống:

• Phân tích mục tiêu: xác định một cách chính xác và đầy đủ mục tiêu mà hệ thống và cũng là mục tiêu mà chủ thể mong muốn. Trong thực tế, mục tiêu của hệ thống không phải luôn rõ ràng.

• Phân tích phạm vi và môi trường của hệ thống: xác định phạm vi hệ thống cần nghiên cứu liên quan đến việc đạt được mục tiêu ở trên.

• Phân tích cấu trúc: xác định các phần từ, các mối quan hệ của hệ thống. Đó là những đặc trưng quan trọng của hệ thống.

• Phân tích các nguồn lực và tác động của nó: cần có các nguồn lực cần để đạt mục tiêu.

• Phân tích tổng hợp toàn hệ thống: để thấy những đặc tính trồi có thể của hệ thống khi nó vận hành.

18. Năm lĩnh vực phân tích:

• Nhận thức vấn đề.

• Đánh giá và tổng hợp

• Mô hình hóa.

• Đặc tả.

• Xét duyệt.

19. Các yêu cầu đối với người phân tích.

• Khả năng hiểu thấu các khái niệm trừu tượng, có khả năng tổ chức lại thành các phân tích logic và tổng hợp các "giải pháp" dựa trên từng dải phân chia.

• Khả năng hiểu được môi trường người dùng/ khách hàng.

• Khả năng áp dụng các phần tử hệ thống phần cứng và/ hoặc phần mềm vào môi trường người sử dụng/ khách hàng.

• Khả năng trao đổi tốt thông qua dạng viết và nói.

• Khả năng "thấy rừng qua cây"

20. Luận chứng kinh tế bao gồm:

• Các mối quan tâm kể cả phân tích chi phí- lợi ích.

• Chiến lược lợi tức công ty dài hạn.

• Ảnh hưởng tới các trung tâm hay sản phẩm lợi nhuận khác.

• Chi phí cho tài nguyên cần cho việc xây dựng và phát triển thị trường tiềm năng.

21. Các xem xét thường được gắn với tính khả thi kỹ thuật gồm:

• Rủi ro xây dựng

• Có sẵn tài nguyên

• Công nghệ

22. Hồ sơ nhiệm vụ nhằm vào:

• Định hình các chức năng hệ thống cần đạt được

• Định ra các thủ tục xây dựng quan niệm và thực hiện hệ thống

• Định hình giao diện với NSD trong tương lai hoặc tốt hơn là làm các bản mẫu để người sử dụng hình dung được HTTT tương lai.

23. Hồ sơ nhiệm vụ là một thỏa thuận không chính thức giữa 3 phía:

• Người phân tích.

• Người đầu tư.

• Người sử dụng.

24. Cách phân loại các mô hình của R.E.Shannon

Cụ thể,

Đơn giản

Trừu tượng,

Phức tạp

25. Có 3 kiểu yêu cầu phi chức năng chính:

• Các yêu cầu sản phẩm: đây là các yêu cầu về hệ thống được phát triển, chẳng hạn yêu cầu về tốc độ, về bộ nhớ, về độ tin cậy, về tính di chuyển được và về tính dùng lại được.

• Các yêu cầu về quá trình: các yc về quá trình phát triển (chuẩn cần theo, chuẩn ngôn ngữ lập trình, phương pháp thiết kế)

• Các yêu cầu ngoại lai: về giao tiếp với các hệ thống khác, về pháp lý, về chi phí, về nhóm những người phát triển.v.v...

26. Việc xác định đặc tả yêu cầu là khó khăn vì:

• Các hệ phần mềm lớn thường được yêu cầu cải thiện dựa trên nguyên trạng: hoặc ko có hệ thống nào hoặc có một hệ thống không đầy đủ. Mặc dù có thể biết được các khó khăn của hệ thống hiện có nhưng khó dự đoán được hiệu quả của hệ thống đã cải thiện với tổ chức đó.

• Các hệ thống lớn thường có một cộng đồng người sử dụng đa dạng, họ có những yêu cầu và ưu tiên khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Cuối cùng thì các yêu cầu hệ thống cũng không tránh được sự thỏa hiệp.

• Những người bỏ tiền ra mua sắm hệ thống và những người sử dụng hệ thống hiếm khi lại là một. Do đó nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu của họ.

27. Bốn bước liên quan đến việc thẩm định yêu cầu:

• Phải chỉ ra rằng các nhu cầu của người dùng là được thỏa mãn.

• Các yêu cầu phải không gây ra mâu thuẫn nhau.

• Các yêu cầu phải đầy đủ: chúng phải chứa mọi chức năng và mọi ràng buộc mà người dùng đã nhắm đến.

• Các yêu cầu phải là hiện thực.

28. Đặc trưng bản đặc tả hệ thống

• Là một tài liệu nền tảng cho kỹ nghệ phần cứng, kỹ nghệ phần mềm, kỹ nghệ cơ sở dữ liệu và kỹ nghệ con người.

• Mô tả chức năng và hiệu suất của hệ thống và những ràng buộc hệ thống.

• Quy định cả giới hạn cho từng phần tử hệ thống. Chẳng hạn, chỉ dẫn vai trò của phần mềm trong hệ thống và các hệ thống con khác nhau được mô tả trong biểu đồ luồng kiến trúc.

• Mô tả thông tin (dữ liệu và điều khiển) vào ra khỏi hệ thống.

29. Hạn chế của cách tiếp cận làm bản mẫu.

• Các đặc điểm hệ thống quan trọng có thể nằm ngoài bản mẫu để đơn giản hóa việc thực hiện nhanh. Sự thật là không thể tạo bản mẫu một vài phần quan trọng nhất của hệ như các đặc điểm về sự an toàn-nguy kịch.

• Các yêu cầu phi chức năng như các yêu cầu liên quan đến độ tin cậy, tính mâu thuẫn và độ an toàn là không thể biểu thị đầy đủ trong một thực hiện bản mẫu.

• Người dùng có thể không dùng bản mẫu y như cách dùng một hệ đang hoạt động.

30. Các phương pháp và công cụ làm bản mẫu:

• Các kỹ nghệ thế hệ 4

• Thành phần phần mềm dùng lại

• Đặc tả hình thức và môi trường làm bản mẫu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro