31-40 TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 31: Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Quy luật ra đời của Đảng cộng sản theo quan điểm của HCM

Là sự kết hợp giữa CN mác lê-nin và phong trào công nhân.

Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và GC CN:

-Đảng cộng sản là 1 bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất, tiên tiến nhất, cách mạng nhất của GC CN.

-GC CN là cơ sở XH giai cấp của Đảng và là 1 lực lượng đông đảo của Đảng cộng sản.

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nướcViệt Nam.

- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'.

- Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản.

- Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới.

-GC CN thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua Đảng cộng sản 1 đảng cộn sản chân chính thì sự lãnh đạo của GC CN, đảng cộng sản và giai cấp công nhân là thống nhất, nhưng đảng cộng sản có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả GC và dân tộc.

- Đảng cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của GC CN và quần chúng nhân dân lao động vì thế Đảng cộng sản có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân lao động, đưa họ vào phong trào cách mạng, do vậy những chủ trương đường lối của đảng mới đc thực hiện, khi đó đảng mới có sức mạnh, vì thế sứ mệnh lịch sử của GC CN mới đc thực hiện.

-Khi đảng cộng sản ra đời, kết thúc thời kì đấu tranh tự phát của GC CN, phong trào CN có sự phát triển về chính trị, tư tưởng, tổ chức.

-Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác leenin và phong trào CN nhưng sau khi ra đời đảng lại đẩy mạnh sự kết hợp đó, làm cho bản thân đảng ngày càng vững mạnh và phong trào CN phát triển.

-Đảng cộng sản là 1 bộ phận và là bộ phận tiên tiến nhất, cách mạng nhất của GC CN, đảng là đội tiên phong, là lãnh tụ chính trị, là bộ phận tham mưu chiến đấu của GC CN

-Đảng cộng sản lấy CN mác leenin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động nên đảng có khả năng nhận thức đúng đắn quy luật kháchquan, từ đó đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược để lãnh đạo phong trào cách mạng

- Đảng cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất luôn đứng ở hàng đầu của sự nghiệp đấu tranh, họ có khả năng tổ chức động viên hướng dẫn quần chúng tham gia vào phong trào cách mạng.

Câu 32: Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.

Trả lời:

- Đảng ra đời truớc hết vì sự sống còn của dân tộc

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng nhân dân chỉ có thể phát huy sức mạnh của mình khi họ được giác ngộ về lý tưởng, nhận thức, hành động tự giác, biết đoàn kết thống nhất, có đường lối rõ ràng. Đảng ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó

- Cách mạng muốn thành công phải tập trung sức mạnh, lực lượng trong nước và quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đảng cộng sản thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó

- Cơ sở đảm bảo cho Đảng cộng sản giữ vai trò quyết định:

+ Đảng cộng sản được trang bị học thuyết Mác - Lênin

+ Đảng viên đảng cộng sản là những người ưu tú nhất, tiến bộ nhất của dân tộc

Câu 33: Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam".

Trả lời

-Điều này muốn khẳng định rằng ĐCSVN chỉ đại biểu cho lợi ích của GCCN, mà còn đại biểu cho lợi ích chung của NDLĐ và của cả dân tộc. Đảng gắn bó máu thịt với ND và mọi người dân VN đều coi đảng là của mình, là niềm tự hào của mình.

-Khi nói đảng của dân tộc, nhưng HCM còn luôn khẳng định: Bản chất giai cấp của Đ là GCCN.Bản chất GCCN của ĐCSVN biểu hiện:

+nền tảng tư tưởng của Đ là lý luận CN mac-LN với lý tưởng đi lên CNXH, vì sự nghiệp GPDT, GPXH và GP con người.

+Đ được xây dựng theo Đ kiểu mới của Lenin.

Nhấn mạnh bản chất GCCN của Đ, nhưng ko hề làm cho Đ ra phai mờ tính chất dt,mà ngược lại càng tăng thêm tính dân tộc của Đ, vì lợi ích của Đ là phù hợp với lợi ích chung của toàn dt.

-Đ muốn vững chắc phải bám chắc vào dân tộc và ngược lại dân tộc muốn phát triển nhanh chóng phải có sự lãnh đạo của ĐCS

Câu 34: Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm?

Trả lời:

A.phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới.

Đảng kiểu mới ra đời trong đk của quốc tế CS thay thế các đảng cơ hội của quốc tế II, Đảng kiểu mới được xd trên những nguyên tắc:

-Nguyên tắc tạp trung dân chủ: đây là nguyên tắc cơ bản nhất, trong đó dân chủ phải đi đôi với tạp trung,dân chủ để đi đến tập trung và tập trung phải trên cơ sở dân chủ. Nếu dân chủ thiếu tập trung sẽ dẫn đến sựu tùy tiện vô tổ chức. Ngược lại nếu tập trung mà thiếu dân chủ sẽ dẫn đến độc đoán chuyên quyền.

-Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Tập thể lãnh đạo sẽ thấy được mọi mặt , mọi vấn đề.có trí tuệ tập thể sẽ đúng đắn và sáng suốt hơn.Còn cá nhân phụ trách để tránh sư dựa dẫm ỷ lại, nhờ đó mà công việc chạy hơn.

-Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: Tự phê bình là như cầu tự rèn luyện để đảm bảo tiến bộ thường xuyên.Tuy nhiên cũng có thiếu sót khuyết điểm bản thân ko nhận ra. Cho nên cần phải có người phê bình để giúp mình sửa chữa tốt hơn.Mặt # phải tự phê bình nghiêm túc thì phê bình người # mới có hiệu quả.HCM yêu cầu phê bình và tự phê bình phải chân thành, phải trung thực.tránh tình trạng nể nang che dấu khuyết điểm or lợi dụng phê bình để vùi dập, nói xấu người #.

-Kỷ luật nghiêm mình và tự giác:Nếu việc vào Đảng là hoàn toàn tự nguyện thì kỷ luật đảng cũng như vậy."Kỷ luật này do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với đảng".

-Đoàn kết thống nhất trong đảng: Phải đoàn kết thống nhất thì đảng mới có sức mạnh, chỉ xd được sự đoàn kết thống nhất trong đảng thì mới xd được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

B.Những vấn đề trong bối cảnh hiện mà đảng cần quan tâm

1.Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân.

2. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.

Câu 35: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân?

Trả lời :Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa đảng với dân như sau:

(1) Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan liêu.

(2)Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng dưới mọi hình thức.

(3) Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí.

(4) Trong quan hệ với dân, Đảng không được theo đuôi quần chúng.

Câu 36 :Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ?

Trả lời:

Đảng là đạo đức, là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chỉnh đốn chú ý những vấn đề sau:

- Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân.

- Cán bộ đảng viên phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có đức, có tài.

- Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới.

Câu 37 : Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trả lời :

1. Nghiên cứu lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu kinh nghiệm xây dựng Nhà nước trong lịch sử Việt Nam.

- Tư tưởng xây dựng Nhà nước Việt Nam được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí...; trong những bộ luật nổi tiến như Bộ luật Hồng Đức (đời Lê)....Các bộ luật sách nói trên phản ánh những tư tưởng pháp quyền.

- Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc lịch sử Việt Nam, Người viết Việt Nam quốc sử diễn ca để giáo dục và vận động nhân dân, trong đó có nói đến các triểu đại Việt Nam trong lịch sử.

2. Hồ Chí Minh nghiên cứu các kiểu Nhà nước trong lịch sử.

- Nhà nước thực dân phong kiến.

+ Hồ Chí Minh vạch trần bản chất vô nhân đạo, chỉ rõ bản chất cái gọi là "công lý" mà thực dân, đế quốc thi hành ở các xứ "bảo hộ".

+ Năm 1919, Hồ Chí Minh gửi đến Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của dân tộc với quyền tư do, dân chủ của nhân dân.

- Nhà nước dân chủ tư sản.

Người coi Nhà nước tư sản Mỹ, Pháp là sản phẩm của "những cuộc cách mạng không đến nơi", vì ở đó chính quyền vẫn trong tay một số ít người - một xã hội bất bình đẳng.

- Nhà nước Xô viết.

Người gọi Nhà nước Xôviết là kết quả của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng "đến nơi", đã "phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng"

- Hồ Chí Minh nghiên cứu vấn đề Nhà nước trong chủ nghĩa Mác - Lênin.

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nhà nước, bản chất của nhà n

chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 38: Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước?

Trả lời:

a. Nhà nước của dân, do dân, vì dân

"Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Chính quyền từ xã tới chính phủ trung ương đều do dân cử ra"

b. Tư tưởng HCM về sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

Sự thống nhất trên chính là biểu hiện về mặt nhà nước giữa dân tộc và giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bản chất giai cấp công nhân

+ Do Đảng cộng sản lãnh đạo

+Quản lý đất nước theo mục tiêu XHCN

+ Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

- Sự thống nhất:

Cơ sở của sự thống nhất: Thống nhất về lợi ích

Biểu hiện của sự thống nhất:

+ Nhà nước ra đời trên cơ sở lực lượng xã hội là toàn dân tộc

+ Mục đích hoạt động của nhà nước là vì lợi ích của toàn dân

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

- Nhà nước do dân bầu

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

- Đội ngũ cán bộ công chức có đức, tài, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ

d. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Kết hợp chặt chẽ giữa đức trị và pháp trị

- Đẩy mạnh chống quan liêu, tham ô, tham nhũng

Câu 39: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kin tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế.

Trả lời

Xây dựng nền kinh tế độc lập đi đôi với tăng cường hợp tác quốc tế.

a. Độc lập về kinh tế có liên quan mật thiết với độc lập về chính trị.

b. Tuy nhiên độc lập về kinh tế không có nghĩa là đóng cửa khép kín mà ngược lại cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất.

- Cơ sở lý luận của vấn đề hợp tác quốc tế.

- HCM đã nhận thức sớm xu thế của thời đại, sức mạnh của sự hợp tác quốc tế.

- VN cần hợp tác quốc tế để làm gì?

- Theo HCM mọi thành tựu KH - KT, mọi nguồn lực KT VH đã được tạo ra đều là tài sản chung của nhân loại

Câu 40: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta.

Trả lời :

Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là:

+ Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô.

+ Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN

+ Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN

+ Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ

+ Kinh tế tư bản tư nhân

+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước)

Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.

Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt:

+ Công tư đều lợi.

+ Chủ thợ đều lợi.

+ Công nông đều lợi.

+ Lưu thông trong ngoài.

Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt .Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN chỉ còn 5 thành phần kinh tế xếp theo thứ tự sau:

A.Kinh tế quốc doanh

B.Các hợp tác xã

C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công

D.Tư bản tư nhân

E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh

Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau:

- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau.

- Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#-b3liev3