35/8/2013

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     .

vNội dung:

_ Kiểm tra hành chính là hoạt động thường xuyên, mang tính quyền lực NN của các cơ quan HCNN và người có thẩm quyền xem xét, đánh giá hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLHC NN của đối tượng bị kiểm tra nhằm bảo đảm đạt được mục đích QLNN.

_ Đặc điểm của Kiểm tra hành chính:

+ Kiểm tra hành chính chỉ diễn ra trong phạm vi hoạt động hành chính nhà nước.

+ Kiểm tra hành chính là hoạt động thường xuyên của cq hành chính NN

+ Kiểm tra hành chính mang tính quyền lực NN.

+ Chủ thể tiến hành kiểm tra hành chính gồm: cư quan hành chính NN và người đứng đầu các cơ quan đó.

+ Hoạt động kiểm tra hành chính được tiến hành với nhiều hình thức: nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của đối tượng, tổ chức các đoàn kiểm tra.

+ Hoạt động kiểm tra hành chính có thể tiến hành thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ.

_ Mục đích của Kiểm tra hành chính:

+ Phát hiện những ưu điểm, mặt mạnh, nhân tố tích cực trong QLHC NN để có những điều chỉnh tiếp theo nhằm phát huy, nhân rộng những mặt tích cực.

+ Chỉ ra những sai lệch, hạn chế, yếu kém, bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục.

+ Phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời vi phạm pháp luật, xây dựng những biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật.

_ Ý nghĩa, vai trò của kiểm tra hành chính trong QLHC NN.

+ Kiểm tra hành chính là một trong những chức năng của quản lý hành chính nhà nước.

Khi NN ra đời, thì một trong những công việc của Nhà nước là quản lý xã hội. Để quản lý xã hội thì NN phải ban hành pháp luật và tiến hành quản lý xã hội bằng pháp luật. Việc này được thể hiện ở ba phương diện: ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật.

Để thực hiện chức năng quản lý xã hội, NN trước hết phải ban hành pháp luật, và để pháp luật đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệu quả thì cần có hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của NN. Và bằng bộ máy và nguồn lực của mình thì thông qua công việc tổ chức thực hiện pl này thì biến pháp luật thành hành động thực tế. Nhưng thế thôi chưa đủ, NN cần tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả của pháp luật.

Do vậy, Kiểm tra hành chính là một chức năng, giai đoạn của hoạt động QLNN nói chung và hoạt động hành chính nói riêng.

+ Kiểm tra hành chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHC NN.

QLNN là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, các bộ phận hợp thành bộ máy NN từ lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng của NN. Còn QLHC NN là toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm thực hiện chức năng quản lý công vụ quốc gia.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra  có tác động rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả của QLHC NN. Thông qua hoạt động này thì NN sẽ phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.

+ Kiểm tra hành chính là một trong các phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong QLHC NN.

Hiện nay nước ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước pháp chế XHCN, trong đó nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động bộ máy NN nói chung và cơ quan hành chính nói riêng. Nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp chế là “ chỉ làm theo những gì luật định” hay nó đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối.

Thông qua hoạt động kiểm tra hành chính, thì ta có thể phát hiện được những hiện tượng vi phạm pháp luật, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy đảm bảo pháp chế XHCN, kỷ luật trong QLHC NN.

+ Kiểm tra hành chính góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của kiểm tra hành chính không chỉ nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn là thông qua kiểm tra hành chính thì còn phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật. thể hiện như:

-         Sự tồn tại của các cơ quan kiểm tra hành chính, cùng với các phương pháp kiểm tra chuyên môn và chế tài đủ mạnh thì luôn là sự nhắc nhở thường xuyên cho các đối tượng chịu sự kiểm tra hành chính rằng trong trường hợp nào thì không được vi phạm pháp luật.

-         Kiểm tra hành chính là cách thức mổ xẻ, tìm ra nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan kiểm tra hành chính ngoài việc đưa ra các giải pháp nhằm phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật còn đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật.

-         Kiểm tra hành chính còn có tính định hướng, xây dựng. Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có thể dự báo tình hình vi phạm pháp luật sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

vThực tế:

Ưu điểm:

_ Hiện nay công tác kiểm tra hành chính tại nhiều địa phương đạt được nhiều thành tựu tích cực, đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao, phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Nhược điểm:

_ Công tác kiểm tra còn chưa toàn diện, kiểm tra phát hiện cả những ưu điểm và khuyết điểm, mà kiểm tra hiện nay chỉ tập trung vào khuyết điểm mà chưa trú trọng vào ưu điểm để động viên, khuyến khích

_ Chậm đổi mới các hình thức, phương pháp kiểm tra, cần tăng cường kiểm tra đột xuất, tăng cường nghiên cứu tình hình thực tiễn để đảm bảo khách quan.

_ Còn nhiều hiện tượng bao che, bao biện

_ Giải quyết được đa số các trường hợp là kịp thời nhưng đối với nhiều trường hợp thì vẫn còn chậm, bế tắc

Giải pháp:

_ Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra

_ Tập huấn, bồi dưỡng về công tác kiểm tra

_ Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở địa phương

_ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện

_ Giải quyết dứt điểm các vấn đề khi phát hiện sai phạm, công khai kết quả

_ Huy động nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro