35.phân tích các nguyên tắc XD đạo đức CM theo tư tưởng HCM?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

35.phân tích các nguyên tắc XD đạo đức CM theo tư tưởng HCM?sv vận dụng ntn?

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Trong cuộc sống ta vẫn thường gặp những người nói nhiều làm ít. Những người như vậy sẽ làm mất niềm tin và sự ủng hộ của người khác giành cho mình. Người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít lại càng nguy hại. Họ không những làm giảm uy tín của bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến lòng tin của dân vào Đảng.

- Hồ Chí Minh đã giáo dục mọi người nói đi đối với làm, phải nêu gương về đạo đức và chính bản thân người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Người đã nói, đã hứa việc gì là làm cho kỳ được việc đó, cho dù việc đó là to hay nhỏ, việc quốc gia đại sự hay việc nhỏ nhặt đời thường.

- Hồ Chí Minh hết sức chú trọng đến việc nêu gương đạo đức. Người đã phát hiện ra rằng “Đối với các dân tộc phương Đông, một tấm gương sống có giá trị gấp trăm bài diễn văn tuyên truyền…”. Vì vậy, theo Người, nêu gương phải trở thành một việc làm thường xuyên của mọi Người trong xã hội.

Trong gia đình thì đó là tấm gương của ông, bà, cha, mẹ đối với con cháu, anh, chị đối với em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô đối với học trò; trong Đảng, Nhà nước, các đoàn thể thì đó là tấm gương của người lãnh đạo, phụ trách với các đảng viên, nhân viên, đoàn viên; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác, mọi người soi vào nhau để học tập ở nhau những điều hay, việc tốt.

Xây đi đôi với chống

- Trong xây dựng đạo đức mới, Hồ Chí Minh chỉ rõ: xây là xây cái đúng, cái tốt, cái đẹp; chống là chống cái sai, cái xấu, cái cũ. Xây và chống phải đi liền với nhau. Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.

- Để xây dựng đạo đức mới một cách hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu cầu chúng ta:

+ Phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho mọi người.

+ Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người, để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình, tự mình rèn luyện và trau dồi đạo đức hàng ngày.

+ Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra.

+ Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh cho rằng: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do đó, mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng về đạo đức như việc soi gương, rửa mặt hàng ngày.

Hồ Chí Minh yêu cầu việc tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong tất cả các hoạt động sống và các mối quan hệ mà người đó tham gia, trên cơ sở của tinh thần tự nguyện, tự giác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro