4.Hai xu hướng cơ bản trong chính sách TMQT : tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch. Liên hệ CS TMQT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Hai xu hướng cơ bản trong chính sách TMQT : tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch. Liên hệ CS TMQT Việt Nam.

+ Khái niệm :CS TMQT là một bộ phận trong CS KTĐN của một quốc gia.

CS TMQT là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều tiết và quản lý các hoạt động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được những định hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia đó.

Mỗi một quốc gia có CS TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều vận động theo những quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ bản sau:

Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.

+ Các xu hướng cơ bản trong chính sách KTĐN

1. Xu hướng tự do hóa TM

+ Khái niệm : Quá trình tự do hoá thương mại là quá nhà nứơc giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động kinh thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.

+ Mục tiêu:

- Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hoá sang các nứơc khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu những hàng hoá không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất có hiệu quả thấp.

- Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa các nuớc trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư

- Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đó là động lực quan trọng để cácdoanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Cơ sở:

- Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thê giới các quốc gia phải tăng cường quá trình hợp tác truớc hết là trong lĩnh vực thương mại do đó nhà nứơc phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển

- Các nứơc trên thế giới đang chuyển sang áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở cửa nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh Thương mại quốc tế.

- Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia cũng là cơ sở cho các nước thực hiện mô hình chính sách tự do hoá thương mại quốc tế. .

+ Nội dung

- Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gậy hạn chế cho hoạt động TMQT như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá với nứơc khác.

- Nhà nứơc từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hoá theo các cam kết trong các hiệp định hợp tác đã ký kết và theo chuẩn mực chung của thế giới.

+ Các biện pháp : Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hoá thương mại một cách phù hợp với đều kiện và khả năng của quốc gia và dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Chính phủ và các cơ quan phải áp dụng các biện pháp và hoạt động phù hợp để tuyên truyền và phổ biến các thông tin cơ bản của quá trình hội nhập kinh tế quốc tê và tự do hoá thương mại. Ngoài ra CP phải có biện pháp hỗ trợ kịp thới và thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng đựoc những cơ hội cũng như vượt qua được những thách thức trong quá trình mở cửa thực hiện tự do hoá thương mại.

2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch

+ Khái niệm: Xu hướng bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong chính sách TMQT nhằm hạn chế hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.

+ Mục tiêu: Bảo hộ hàng hoá trong nước và nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu .

+ Cơ sở:

- Xuất phát từ sự khác nhau về khả năng và điều kịên tái sản xuất giữa các nước nên cần phải áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất nước ngoài nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế cho quốc gia, tránh sự lệ thuộc với các quốc gia khác trong quá trình phát triển kinh tế.

- Xuất phát từ nguyên nhân măt lịch sử trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung và trong quan hệ giữa các nước nói riêng

- Một số lý do cụ thể khác như tạo công ăn việc làm cho lao động trong nứớc, tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp non trẻ phát triển...

+ Nội dung: Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hoá nứơc ngoài.

+Các biện pháp: Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vừa đảm bảo cho lợi ích sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo lợi ích cho các quốc gia bạn hàng dựa trên nguyên tắc có đi có lại cũng như chế độ quan hệ bình thường. Ngoài ra CP cần xây dựng mục tiêu và lựa chọn các ngành sản xuất để bảo hộ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực trong nước.

Hai xu hướng này không bao gìơ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn, mà thường đựoc kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng các chính sách TMQT của các quốc gia trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch đựơc điều chỉnh theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hoá thương mại ngày càng đựơc các quốc gia tăng cường trong đó các công cụ biện pháp bảo hộ mậu dịch từng bứơc được chuyển dần từ những biện pháp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch sang các biện pháp hiện đại hơn như các rào cản về kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Với chủ trương hội nhập KT khu vực và thế giới, VN đang tiến tới tự do hóa TM, chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN", "Tổ chức thương mại quốc tế - WTO"... gia nhập vào các tổ chức này VN đã cam kết thực hiện cắt giảm thuế quan. Ví dụ thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hòan tòan trong khu vực ASEAN, áp dụng mức thuế quan MFN cho hàng hóa các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc, giảm thuế nhiều mặt hàng xuống khi tham gia vào WTO.

Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một số các mặt hàng như: "không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện được hưởng thuế suất CEPT" theo quy định tại Thông tư số 45/2005/TT-BTC ngày 6/6/2005 của Bộ Tài chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, ...

Chuyển việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng hiện nay sang áp dụng điều chỉnh bằng thuế xuất khẩu, tiếp tục giảm và thu hẹp dần mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Mở rộng diện các nhóm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% nhằm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng độ mở của nền kinh tế, tạo điều kiện để nước ta có thể mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài.

Đối với thuế nhập khẩu nên có sự nghiên cứu để giảm thuế suất tối đa, chuyển tối đa các quy định phi thuế quan sang thuế quan

Tuy nhiên để bảo hộ cho nền kinh tế non trẻ trước sức ép quá mạnh của các nền kinh tế khác nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ cho nền kinh tế:

Sử dụng những biện pháp phi thuế , thuế, hệ thống giấy phép nội địa, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu

Nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hay miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu,... để có thể thâm nhập thị trường nước ngòai dễ dàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro