4 khuon mat noi cong so

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I: Đừng băn khoăn tại sao chúng ta lại gặp các vấn đề về nhân sự

Các nhà khoa học hành vi phát hiện ra rằng 75 % loài người hoàn toàn khác với bạn. Rất nhiều người trong số họ có vai trò quan trọng đối với sự thành công của bạn, bởi lẽ họ:

- Suy nghĩ khác nhau.

- Quyết định khác nhau.

- Sử dụng thời gian khác nhau.

- Làm việc với nhịp độ khác nhau.

- Giao tiếp khác nhau.

- Chế ngự cảm xúc khác nhau.

- Giải toả căng thẳng khác nhau.

- Cách giải quyết các ý kiến bất đồng khác nhau.

Những người quá khác biệt so với những người khác là người:

- Gặp khó khăn trong việc kết bạn.

- Ít giao tiếp.

- Không thu hút được người khác.

- Chèn ép người khác chỉ để thể hiện cái tôi của mình.

* Mọi người xung quanh đều quan trọng đối với sự thành công và hạnh phúc của bạn.

- Ngày nay, hầu như mọi công việc đều đỏi hỏi bạn phải hợp tác với chặt chẽ với người khác mới có cơ hội thành công.

- Khả năng hòa đồng với người khác trở thành nhân tố quan trọng dẫn tới thành đạt trong tổ chức hiện đại.

- Có tới 75 % giám đốc thành đạt có khả năng làm việc với người khác và nhìn thấy triển vọng của họ, trong khi chỉ có 25 % số giám đốc kém là có khả năng trên.

- Có khoảng 80 % nhân viên buộc phải thôi việc không hẳn do năng lực mà do không có quan hệ cá nhân tốt.

* Hãy biến những khác biệt thành lợi thế chứ không để chúng làm ảnh hưởng tới bạn.

Khi bạn trở nên điêu luyện trong việc tập hợp những người có khả năng bổ sung các kỹ năng cho mình thì bạn sẽ trở thành mạnh mẽ hơn và là một nhà lãnh đạo đa tài.

Chương II: Con người dễ dự đoán hơn bạn nghĩ

Dự đoán là yếu tố quyết định của thái độ đối xử và các mối quan hệ. Trong kinh doanh cũng như trong quan hệ, dự báo có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định ta sẽ làm gì và không làm gì.

- Con người được phân chia thành những hình mẫu phong cách xã hội khác nhau.

- Phong cách của một con người chính là lối cư xử quyết đoán và tiếp thu. Lối cư xử rất hữu ích trong việc tiên đoán cách thức mà người đó mong muốn làm việc với người khác.

- Một số nhân tố cơ bản của phong cách:

+ Thái độ

+ Lối cư xử

+ Thói quen

Chương III: Phong cách của bạn là gì?

Tự tìm hiểu mình chính là sự khởi đầu khôn ngoan. Đây là bước đầu tiên để cải thiện mối quan hệ trong công việc.

- Người khác đánh giá bạn như thế nào?

- Những hướng dẫn bảng trắc nghiệm thái độ

Chương IV: Hai bí quyết để hiểu người khác

Hai khía cạnh của thái độ:

· Sự quyết đoán.

· Sự phản ứng nhanh

+ Những thái độ đặc trưng của những người quyết đoán:

- Thể hiện tính nhiệt huyết cao hơn

- Đi lại nhanh hơn

- Cử chỉ mạnh hơn

- Giao tiếp bằng mắt mạnh mẽ, chăm chú hơn.

- Đứng thẳng người hay cúi người về phía trước, đặc biệt khi trình bày quan điểm.

- Nói nhanh hơn, nói to hơn, nói nhiều hơn.

- Giải quyết vấn đề nhanh hơn.

- Quyết định nhanh hơn.

- Có tính mạo hiểm cao hơn

- Có tính đối đầu nhiều hơn

- Trình bày ý kiến, yêu cầu và chỉ dẫn trực tiếp và có trọng tâm hơn.

- Dồn tâm sức cho một quyết định hay một hành động nhiều hơn.

- Dễ giận dữ hơn.

+ Thái độ đặc trưng của những người ít quyết đoán hơn.

- Thể hiện tính nhiệt huyết ít hơn.

- Di chuyển chậm hơn.

- Cử chỉ ít mạnh mẽ hơn.

- Giao tiếp bằng mắt ít mạnh mẽ và chăm chú hơn.

- Đứng ngả về phía sau thậm chí khi trình bày ý kiến

- Nói chậm hơn. Nói nhỏ hơn. Ít nói hơn.

- Giải quyết các vấn đề chậm hơn.

- Quyết định chậm hơn.

- Ít thích tính mạo hiểm.

- Không thích tính đối đầu.

- Trình bày ý kiến, yêu cầu và chỉ dẫn thiếu tính trực tiếp và trọng tâm.

- Ít cố gắng hơn trong việc đưa ra quyết định hay một hành động.

- Bày tỏ sự giận dữ không nhanh bằng.

Sự phản ứng nhanh

Thái độ đặc trưng của những người phản ứng nhiều hơn.

- Thể hiện cảm xúc cởi mở hơn.

- Thân thiện hơn.

- Thể hiện trên nét mặt nhiều hơn.

- Cử chỉ tự nhiên hơn

- Giọng nói thay đổi nhiều hơn

- Thoải mái với những câu phiếm.

- Sử dụng các câu chuyện vặt hay chuyện dài nhiều hơn

- Thể hiện mối quan tâm nhiều hơn đến các mặt của con người

- Thích làm việc với người khác.

- Cách ăn mặc bình thường hơn (không trang trọng bằng)

- Ít có kế hoạch trong việc sử dụng thời gian.

Chương V: Tự hiểu mình qua ý kiến người khác

Việc người khác đánh giá như thế nào về thái độ của bạn sẽ xác định phong cách của bạn. Việc tìm hiểu người khác đánh giá về bạn như thế nào cũng đặc biệt khó khăn.

Tên phong cách: Một điểm xấu cần thiết

- Những người nặng về óc phân tích: Ít quyết đoán hơn và ít phản ứng hơn, ít biểu lộ cảm xúc hơn so với một nửa dân số.

- Những người thích lãnh đạo: Quyết đoán hơn và ít biểu lộ cảm xúc hơn so với một nửa dân số.

- Những người ưa thể hiện: Quyết đoán hơn và dễ cảm nhiều hơn (biểu lộ cảm xúc nhiều hơn) so với một nửa dân số.

- Những người ôn hoà: Ít quyết đoán hơn nhưng dễ cảm hơn (biểu lộ cảm xúc nhiều hơn) so với một nửa dân số.

Bạn thuộc loại phong cách nào trong bốn loại phong cách này?

Chương VI: Bốn con đường dẫn tới thành công

- Bạn không thể thay đổi phong cách của chính mình mà nó sẽ theo bạn suốt cả cuộc đời.

- Bạn là người đa phong cách.

- Bạn hoàn toàn khác biệt so với những người có cùng phong cách như bạn.

- Một tổ chức hiệu quả là một tổ chức bao gồm tất cả mọi phong cách.

Những người nặng về óc phân tích

Những người ôn hoà

Những người thích thể hiện

Những người thích lãnh đạo

Chương VII: Các phong cách dưới ảnh hưởng của sự căng thẳng

Thế nào là phong cách "giận cá chém thớt"?

- Người thích thể hiện luôn thích giao tiếp với xã hội và có xu thế công kích khi "giận cá chém thớt"

- Người thích lãnh đạo - người luôn thích chỉ huy, trở nên độc tài, chuyên quyền khi bị căng thẳng

- Người ôn hoà, người luôn hết lòng ủng hộ và hợp tác, khi căng thẳng trở nên cam chịu.

- Người nặng về óc phân tích - người trầm lặng và ít xúc cảm, khi bị căng thẳng có xu hướng né tránh - tránh tham gia về mặt cảm xúc.

Nghiên cứu sâu hơn về trạng thái căng thẳng

- Những trường hợp ngoại lệ

- Tin tốt và tin xấu

- Hạn chế thiệt hại khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng

+ Thực hiện những hoạt động giảm căng thẳng như đi bộ, đi dạo, đi bơi, nghe nhạc hoặc xem mặt trời lặn.

+ Giảm bớt hoặc xoá bỏ tạm thời một số tác nhân gây căng thẳng bằng cách giảm lịch làm việc hay tránh một số người và một số tình huống có thể gây áp lực lớn cho bạn.

+ Thay đổi cách nghĩ của bạn về mọi việc. Bạn có thể giảm căng thẳng không chỉ bằng cách thay đổi hoàn cảnh mà còn bằng cách thay đổi phản ứng của mình.

- Hạn chế thiệt hại khi người khác đang trong tình trạng căng thẳng

+ Hãy nghĩ rằng con người không phải lúc nào cũng ở trong tình trạng tốt nhất.

+ Hãy biết cách nhận ra thời điểm người khác trong tình trạng căng thẳng.

+ Hãy tránh bị lệ thuộc vào thái độ căng thẳng của người khác.

+ Đừng cố gắng ngăn cản người khác tỏ thái độ căng thẳng.

+ Cuối cùng, nếu có thể, hãy tránh làm việc với những người đang trong tình trạng căng thẳng.

Phần hai:

Sự điều chỉnh phong cách: Bí quyết xây dựng mối quan hệ có hiệu quả

Bạn sẽ không hiểu được bất cứ điều gì cho tới khi bạn cố gắng trở thành người dễ gần nhưng bạn phải tiếp xuác với mỗi người theo một cách riêng hợp lý.

Chương VIII: Tìm tiếng nói chung với người khác

Khi những người có phong cách khác nhau làm việc cùng nhau mà không điều chỉnh so với người kia thì có thể làm nảy sinh những vấn đề nghiêm trọng.

+ Kết hợp ăn ý với người khác.

+ Thế nào là điều chỉnh phong cách?

+ Khả năng phù hợp - đó không phải là sự giả tạo hay bắt chước

- Sự giả tạo: Đối xử tốt với người khác để lợi dụng lòng tốt của họ.

- Sự bắt chước: Từ bỏ quan điểm của bạn.

+ Điều chỉnh tạm thời một số thái độ của bạn

- Sự điều chỉnh phong cách là sự thay đổi thái độ của bạn

- Sự điều chỉnh phong cách là điều chỉnh một số thái độ

- Chỉ điều chỉnh phong cách của bạn ở thời điểm quan trọng

Chương IX: Bốn bước dẫn tới mối quan hệ tốt đẹp hơn

Tổng quan về bốn bước điều chỉnh phong cách

· Bước 1: Nhận định

- Lưu ý tới phong cách của chính mình

- Nhận định phong cách của người khác

· Bước 2: Lập kế hoạch

- Người ôn hoà, xem phần phụ lục I, trang 245

- Người thích lãnh đạo, xem phần phụ lục II, trang 274

- Người thích thể hiện, xem phần phụ lục III, trang 313

- Người nặng về óc phân tích, xem phần phụ lục IV, trang 345

· Bước 3: Thực hiện

· Bước 4: Đánh giá

- Liệu rằng đối phương có cảm thấy thoải mái hơn bình thường khi xét nội dung được thảo luận hay không?

- Liệu rằng cuộc tiếp xúc có hiệu quả hơn hay không?

- Tiếp theo hãy chú ý đến những gì thực sự hiệu quả.

- Điều nào bạn làm mà nhận được phản ứng tích cực của người khác?

- Thái độ đã được điều chỉnh nào của bạn dường như có ảnh hưởng lớn nhất?

- Phải chăng đây chính là điều mà bạn muốn thực hiện thường xuyên với người khác?

- Phải chăng đây chính là điều bạn muốc xem xét cùng làm với phong cách của người khác?

+ Thời điểm để điều chỉnh phong cách của bạn

Không phải tất cả mọi thời điểm

Tự mình điều chỉnh trước

Chỉ điều chỉnh đúng lúc

Khi bạn tiếp xúc với một người hoàn toàn cứng rắn.

Chương X: Làm thế nào để nhận ra phong cách của người khác?

Xác định phong cách của người khác chính là cách nghiên cứu người khác qua quan sát của bản thân. Quan sát không đồng nghĩa với nhìn bên ngoài một cách đơn giản.

· Phân biệt giữa quan sát và sự suy đoán

· Cần tìm điều gì?

· Thay đổi sự đánh giá của bạn

· Những lời khuyên để nâng cao khả năng nhận định phong cách.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho những người khác thể hiện phong cách thực sự của họ.

- Hãy chú ý tới cử chỉ.

- Đừng để bị đánh lừa bởi cái tên.

- Nên coi sự nhận định ban đầu của bạn giống như một giả thuyết.

- Sự hiểu biết về phong cách của người khác là sự khởi đầu thông minh.

Chương XI: Những phẩm chất tốt khi thái quá

Thế mạnh của người năng động: Sự mạnh mẽ.

Thuốc giải cho bệnh lấn át: Lắng nghe nhiều hơn và hãy đưa ra ý kiến mở.

Những điểm mạnh khác của người năng động cũng thường bị lợi dụng.

Liều thuốc cho sự thất hứa.

Những thế mạnh khác của người thích thể hiện thường bị lạm dụng

Thế mạnh của tuýp người nặng về óc phân tích: Luôn hướng tới chất lượng cộng việc.

Thuốc giải cho bệnh hoàn hảo: Cam kết hoàn thành công việc đúng thời hạn và hãy hào phóng lời khen nhiều hơn nữa.

Những điểm mạnh khác của người nặng về óc phân tích thường bị lạm dụng.

Thuốc giải cho việc luôn tránh những cuộc xung đột: Hãy nói ra ý kiến của bạn.

Những thế mạnh khác thường bị lạm dụng ở kiểu người ôn hoà.

Điều làm cho các loại thuốc giải khó phát huy tác dụng.

Làm sao để biết được khi nào bạn đang lạm dụng những điểm mạnh của mình.

Chương XII: Ứng xử trong những tình huống đặc biệt

Điều chỉnh theo sếp của mình

Điều chỉnh cho phù hợp với nhân viên của bạn

Điều chỉnh cho phù hợp với cả nhóm

Điều chỉnh theo một người và theo một nhiệm vụ được giao

Khi bạn không thể xác định một người thuộc tính cách nào

Đối với người có cùng tính cách với bạn

- Một phương án chung cho bạn khi có những bất hoà xảy ra giữa bạn và người có cùng tính cách với bạn là hãy điều chỉnh hành vi của bạn theo những người ở góc đối diện của sơ đồ.

- Người năng động: Điều chỉnh về phía người ôn hoà

- Người thích thể hiện: Điều chỉnh về phía người nặng về óc phân tích

- Người ôn hoà: Điều chỉnh về phía người năng động

- Người nặng về óc phân tích: Điều chỉnh về phía người thích thể hiện.

Chương 13: Ba phương pháp để tạo lập được những mối quan hệ tốt

Nền tảng cho những mối quan hệ thân thiện

Hầu hết mọi người muốn được đối xử như thế nào?

- Sự tôn trọng

- Sự công bằng

- Sự trung thực

Mỗi cá nhân đều là một con người

Cách không làm mất mặt người khác trong giao tiếp

Có thái độ đúng mực

Vỏ ngoài của lòng tốt

Sự công bằng

Sự trung thực

Phụ lục: Cách điều chỉnh cho phù hợp với mỗi loại tính cách khác nhau như thế nào?

Phụ lục 1: Dành cho người ôn hoà: điều chỉnh cho phù hợp với mỗi loại tính cách khác nhau như thế nào?

Hãy chú ý hơn tới công việc:

1. Hãy đúng giờ

2. Hãy bắt tay vào công việc ngay

3. Hãy nghiêm chỉnh hơn

4. Hãy có thái độ dè dặt hơn

Tránh thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ

1. Giảm việc giao tiếp bằng mắt

2. Hạn chế những biểu hiện qua sắc mặt của bạn

3. Giới hạn những cử chỉ, điệu bộ của bạn

4. Tránh động chạm

5. Hãy nói về những gì bạn nghĩ hơn là về những gì bạn cảm thấy

6. Đừng cảm thấy buồn trước thái độ thờ ơ, lãnh đạo của người nặng về óc phân tích

Hãy làm việc một cách có hệ thống

1. Hãy đặt ra các tiêu chuẩn cao

2. Lên kế hoạch cho công việc

3. Thực hiện kế hoạch

4. Hãy phát huy những phương thức làm việc hiệu quả

5. Không ngừng cải tiến những phương thức làm việc

6. Hãy cẩn thận hơn trong công việc và tuân theo những quy trình đã được thiết lập

Hãy có sự chuẩn bị tốt, tỉ mỉ và thực chất trong công việc

Điều chỉnh cho phù hợp với người thích thể hiện

Tăng tốc độ lên

Hãy thể hiện sự nhiệt tình hơn nữa

Tập trung vào cái tổng thể

Hãy nói những gì bạn nghĩ

Nâng cao sự tự quyết

Điều chỉnh cho phù hợp với người thích lãnh đạo

Tăng tốc độ

Thể hiện sự nhiệt tình hơn nữa

Hãy quan tâm tới công việc

Tránh thể hiện cảm xúc một cách quá mạnh mẽ.

Phụ lục II: Dành cho tuýp người thích lãnh đạo: Điều chỉnh cho phù hợp với mỗi loại tính cách khác nhau như thế nào?

Xây dựng mối quan hệ gần gũi

1. Đừng tỏ ra xa cách.

2. Hãy thoải mái hơn bình thường một chút.

3. Đầu tiên, hãy nói chuyện thân mật vui vẻ.

4. Hãy để cho họ biết đôi chút về bản thân bạn.

5. Hãy nói qua về tình hình hiện tại của những người khác nữa.

6. Hãy tìm cơ hội để nói về những vấn đề không liên quan đến công việc.

Hãy chú ý hơn tới những cảm xúc

1. Tìm hiểu cảm giác của đối phương.

2. Chia sẻ cảm xúc với họ.

3. Đừng phản ứng mạnh trước những biến chuyển trong tâm trạng của người thích thể hiện.

4. Hãy nhiệt tình hơn nữa.

6. Đừng quan trọng hoá những lời nói thay đổi thường xuyên như chong chóng của họ.

Hãy ủng hộ sự thoải mái trong cách nói chuyện của người thích thể hiện.

Hãy cởi mở vui vẻ với tính hài hước của người thích thể hiện.

Hãy ghi nhận những nỗ lực của người thích thể hiện.

Hãy tạo sự tự do cho họ.

Điều chỉnh cho phù hợp với người nặng nề về óc phân tích.

Hãy lắng nghe nhiều hơn và thấu đáo hơn.

Đừng tỏ ra quá mạnh mẽ.

Chia sẻ quan điểm và tình cảm với người nặng về óc phân tích.

Điều chỉnh cho phù hợp với người ôn hoà

Hãy quan tâm thực sự đến con người.

Hãy giảm tốc độ của chính mình.

Hãy lắng nghe nhiều hơn và thấu đáo hơn.

Đừng tỏ ra quá mạnh mẽ.

Hãy chú ý hơn tới các cảm xúc

Hãy giúp đỡ người khác nhiều hơn nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro