4 yc cho KTDN và Cách xử lý và ht hàng bán bị trả lại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ai cũng biết rằng, vai trò của bộ máy kế toán doanh nghiệp trong mỗi công ty là rất quan trọng, nó có vai trò kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Tùy vào hình thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì bộ phận kế toán có những yêu cầu và tính chất công việc riêng. Tuy nhiên, để trở thành một kế toán doanh nghiệp chuyên nghiệp thì 4 yêu cầu dưới đây là những yêu cầu không thể thiếu.

1. Chuyên môn giỏi

Có lẽ chuyên môn giỏi là một lợi thế cho bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng gì kế toán. Khi còn đang đi học, bạn học giỏi môn toán, giỏi tính toán, yêu thích các con số và có khả năng sử dụng thành thạo máy tính, trong công việc bạn chứng minh được năng lực của mình qua thời gian kinh nghiệm và những thành tích bạn đã đóng góp cho doanh nghiệp. Rõ ràng, đây là một lợi thế thể hiện năng lực thật sự của bạn, và cũng góp phần giúp bạn sớm trở thành một kế toán doanh nghiệp chuyên nghiệp.

2. Có đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp cũng là một yêu cầu mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có. Đạo đức của một kế toán viên chuyên nghiệp thể hiện ở sự trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật.

3. Có tính chính xác và cẩn thận

Ngoài các yêu cầu về đạo đức và năng lực chuyên môn thì kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và khoa học bởi nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ với những con số ” biết nói” về tình hình tài chính, luôn tuân thủ quy định, quy trình của doanh nghiệp. Kế toán viên thường xuyên phải làm việc với các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai xót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, nếu thiếu tố chất này, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ một kế toán tin cậy trong lòng mọi người.

4. Khả năng quan sát và phân tích

Đây cũng là một yêu cầu rất cần thiết đối với một kế toán viên. Họ thường xuyên phải thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý. Thêm nữa, kế toán là một công việc luôn đòi hỏi phải tiếp xúc với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp, vì vậy tư duy logic cao cũng rất cần thiết đối với một nhân viên kế toán.

Cách xử lý hàng bán bị trả lại:

 Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT.

Hóa đơn xuất trả lại là căn cứ để 2 bên kê khai đầu ra đầu vào trong kỳ lập hóa đơn trả lại như bình thường

          Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

Theo điểm 2.8 phụ lục 4 của Thông tư 64/2013/TT-BCTC )

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại: có các trường hợp sau:

1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:


- Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (Đối với hàng hoá)

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.


2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:


- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT  (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131,. . .

- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,. . .

3. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,. . .

4. . Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)

Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ

Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro