VII. Phương pháp xây dựng một cuộc sống trẻ, khỏe và cân bằng:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

35. Trường thọ là Hàm số của Tuổi thọ và Sức khỏe

Nguồn: Peter Attia

Để có thể tận hưởng một cuộc sống trường thọ, bạn cần phải có sức khỏe và tinh thần tràn đầy sức trẻ!

Peter Attia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về tuổi thọ, đã đưa ra một công thức như sau:

Trường thọ = f (Tuổi thọ, Sức khỏe)

(Trường thọ là hàm số của tuổi thọ và sức khỏe)

Anh đã giải thích rằng, dựa vào công thức trên, để có thể kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải ngăn chặn các bệnh xơ vữa động mạch, ung thư và thoái hóa thần kinh. Cụ thể hơn, chúng ta cần phải bảo vệ 3 yếu tố sau:

+ Bộ não (Nhận thức, tư duy, trí nhớ...)

+ Cơ thể (Khối lượng cơ, vận động, sức mạnh, sự dẻo dai, không bệnh tật)

+ Tinh thần (Mạng lưới các mối quan hệ xã hội và ước mơ của cuộc đời)

Bạn chỉ đang mong muốn được sống lâu trăm tuổi hay bạn đang thực sự hành động để cải thiện chất lượng cuộc sống? Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn có thể đọc thêm các bài viết của Peter.

Bạn hãy dùng sổ ghi chú để ghi lại những biện pháp hữu ích bạn muốn áp dụng để bảo vệ sức khỏe thể chất, bộ não và tinh thần nhé!

36. Quy tắc 10 000 Giờ

Nguồn: K. Anders Ericsson, Ralf Th. Krampe, và Clemens Tesch-Romer

Bạn đã bao giờ nghe nói về quy tắc 10 000 giờ của nhà tâm lý học bình dân Malcolm Gladwell chưa?

"Để có thể trở thành bậc thầy trong bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn cần 10 000 giờ tập luyện."

Làm chủ một kỹ năng không chỉ là vấn đề về thời gian, mà còn là về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Một người chăm chỉ nhất cũng chỉ có thể tập trung làm việc liên tục trong vòng 4 tiếng mỗi ngày. Vậy, nếu tính một cách cụ thể, bạn sẽ mất hơn 1 thập kỷ, rèn luyện với cường độ 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 4 tiếng để hoàn thiện 10 000 giờ tập luyện và hoàn toàn làm chủ một kỹ năng mới. Quan trọng hơn hết, 10 000 giờ trau trồi kỹ năng này cần phải kết hợp đồng thời rèn luyện thể chất và rèn luyện tinh thần, cụ thể: Kết hợp 10 000 giờ rèn luyện kỹ năng, 12 500 giờ nghỉ ngơi, 30 000 giờ đi ngủ.

Thậm chí, bạn có thể kéo dài thời gian nghỉ ngơi bởi trong lúc cơ thể thư giãn, não bộ sẽ được thả lỏng hoàn toàn sau khi phải căng thẳng làm việc dưới cường độ cao, tính sáng tạo lúc này sẽ được kích thích phát triển, kiến thức dần được củng cố lại trong vô thức. Nếu bạn không thu xếp được thời gian hợp lý cho não bộ và cơ thể nghỉ ngơi, thì dẫu có làm việc 10 000 giờ đồng hồ cũng khó có thể thành công được.

Bạn có thể tham khảo thêm cuốn "Rest: Why You Get More Done When You Work Less" của tiến sĩ Alex Soojung-Kim Pang.

37. Bảng Kiểm soát Cân bằng

Nguồn: Bill Burnett và David Evans

Để có thể tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, hãy cân bằng lại những khía cạnh còn bấp bênh mà không làm ảnh hưởng tới những khía cạnh vốn đã ở trạng thái ổn định.

Theo Bill Burnett và David Evans – tác giả của cuốn sách "Designing Your Life", sự cân bằng trong cuộc sống là sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: Công việc, giải trí, tình yêu và sức khỏe.

Bạn hãy thiết lập một Bảng Kiểm soát Cân bằng để có thể quán sát 4 khía cạnh này.

Xác định mức độ cân bằng của từng khía cạnh trên theo mức độ từ 0 đến "Đầy". Tình yêu, công việc, giải trí và sức khỏe, khía cạnh nào bạn hiện đang không cảm thấy hài lòng? Hãy vạch ra những kế hoạch nhỏ để cải thiện từng khía cạnh đó mà không làm ảnh hưởng tới những khía cạnh còn lại – những khía cạnh bạn vốn đang cân bằng rất tốt.

38. Sự tập trung và Nhận thức

Nguồn: Thiền Tông/Culadasa

Ngay tại lúc này đây, khi bạn đang tập trung đọc những dòng chữ này, bạn vẫn sẽ bị phân tâm bởi những âm thanh xung quanh, cảm nhận qua 5 giác quan và một vài suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí.

Trong công việc, chúng ta thường chú tâm tới mức độ tập trung của tâm trí mà phớt lờ đi nhận thức vốn có đối với môi trường xung quanh – một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất làm việc của mỗi người, chính vì vậy, ta thường khó có thể tập trung hoàn toàn để hoàn thành tốt công việc.

Khi ta đồng thời rèn luyện mức độ tập trung cũng như phát triển nhận thức về bản ngã đối với thế giới xung quanh, ta có thể nhanh chóng phát triển toàn diện sức mạnh trí tuệ để đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Thiền định là một trong những phương pháp rèn luyện vô cùng hữu hiệu. Trước hết, hãy bắt đầu với 10 nhịp thở sâu, chậm. Bạn hãy thử tập trung duy chỉ vào từng nhịp thở, lắng đọng tâm mình cũng như không để cho bất kỳ một ý niệm nào khơi dậy trong tâm tưởng. Đồng thời, hãy tinh tế cảm nhận mối liên kết giữa tâm thể với môi trường xung quanh được thể hiện lần lượt qua từng giác quan.

Cảm giác rất an tĩnh có phải hay không?

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của tiến sĩ Culadasa – một bậc thầy về thiền định.

39. Hoạt động Thay đổi Tâm lý

Nguồn: Tony Robbins

Mối quan hệ giữa hành động và tâm lý là mối quan hệ "có qua có lại".

Chỉ cần nhìn vào một hành động rất đỗi đơn giản của một người, ta có thể phần nào đoán được tâm lý của họ. Ví dụ, khi một người cảm thấy mất tự tin, hai vai anh ta sẽ trùng xuống, anh ta nói chuyện như thể thì thào và vô cùng dè dặt. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng: Bạn có thể thay đổi hành động của mình để thay đổi tâm lý. Ví dụ, nếu bạn ưỡn ngực lên thay vì trùng vai xuống, thở sâu, nói to và rõ ràng thay vì e dè thì thầm, tâm trạng bạn ắt sẽ có nhiều biến chuyển tốt.

Tony Robbins – diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng thế giới, tác giả của cuốn sách "Đánh thức con người phi thường trong bạn", thường xuyên áp dụng biện pháp này. Mỗi lần trước khi lên sân khấu, anh đều nhảy vài lượt trên chiếc giàn nhún (trampoline) để làm giảm cảm giác hồi hộp, thậm chí, hằng sáng, anh còn nhảy vào bể nước lạnh để tự tiếp thêm năng lượng cho ngày mới.

Vậy, còn bạn thì sao? Những hoạt động/hành động nào có thể giúp bạn cải tiến cảm xúc? Hãy viết nó vào cuốn sổ ghi chú nhé!

40. Nhịn ăn gián đoạn

Nguồn: Martin Berkhan / Dr. Jason Fung

Trong giai đoạn nhịn ăn, cơ thể bạn có thể đốt cháy chất béo.

Có 2 nguồn năng lượng vận hành cơ thể con người: đồ ăn và năng lượng dự trữ (chất béo). Hai nguồn năng lượng này không thể được sử dụng đồng thời, và hóc-môn Insulin của chúng ta đóng vai trò kiểm soát nguồn năng lượng nào sẽ được hấp thụ.

Khi nạp thức ăn vào cơ thể, tuyến tụy phải liên tục tiết ra hóc-môn Insulin để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cơ thể lúc này chỉ sử dụng nguồn năng lượng mới này. Và khi nhịn ăn, mức Insulin giảm, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển sang hấp thụ nguồn năng lượng dự trữ (chất béo). Hay nói cách khác, bạn sẽ phải chọn lựa giữa đối cháy chất béo hoặc tích trữ chúng ở trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao không ai chết đói giữa lúc đang ngủ cả - cơ thể vốn đã dự trữ lại rất nhiều năng lượng.

Bạn có hài lòng với chế độ ăn uống hiện tại không? Khi chuẩn bị đi ngủ, hoặc sau mỗi bữa ăn, bạn có thường bị chướng bụng không? Bạn cảm thấy cơ thể có khỏe mạnh không? Lượng thức ăn bạn hấp thụ mỗi ngày thay đổi ra sao?

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Bác sĩ Janson Fung, chuyên gia hàng đầu về phương pháp nhịn ăn gián đoạn, để hiểu thêm tại sao nhịn ăn lại có thể mang lại sức khỏe tuyệt vời.

41. Giá trị thật của một món đồ

Nguồn Leo Babauta

Trong bài viết "The True Cost of Stuff" – của Leo Babauta, người sáng lập trang Zen Habits – một trang blog về lối sống đơn giản hóa, xây dựng thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe tinh thần; anh đã chia sẻ một vài mặt trái của việc sở hữu một món đồ mới mà trong chúng ta, ít ai có thể lường trước được:

+ Tốn không gian bài trí (nếu bạn sắm nhiều đồ sẽ cần nhiều không gian để bài trí)

+ Tác động tiêu cực tới môi trường (quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường...)

+ Xuất hiện các mối lo ngại không đáng có (lo ngại dụng bị vỡ, bị trộm...)

+ Chịu thêm phí bảo hành, phí bảo dưỡng (phí bảo dưỡng xe ô tô...)

+ Chịu thêm phí tổn năng lượng (giá điện tăng khi sử dụng thêm các thiết bị điện tử)

+ Tốn công sức dọn dẹp và vứt bỏ chúng khi chúng hết giá trị sử dụng

Khi bạn muốn mua bất kỳ một vật dụng nào, hãy thử cân nhắc tới những điều trên hoặc trả lời những câu hỏi sau: Món đồ này sẽ tiêu tốn của mình bao nhiêu tiền của tất cả trong suốt thời gian mình sử dụng nó? Đây có đúng là thứ mình cần không? Liệu nó có xứng với từng đồng mình bỏ ra không?

Quyền quyết định luôn thuộc về bạn.

Steve Jobs đã từng nói: "Hãy đặt niềm tin vào con người, thay vì vào công nghệ. Con người ta vốn dĩ rất tài giỏi và thông minh, bạn chỉ cần cung cấp cho họ nguyên vật liệu thôi là họ có thể tự xây dựng nên cả một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ."

Vậy, bạn có thể áp dụng biện pháp nào để nâng cao hiểu biết và xây dựng những thói quen lành mạnh ngay trong hôm nay? Biện pháp nào sẽ nhanh chóng mang lại nhiều thành quả to lớn trong khi bạn vẫn có thể an nhàn tận hưởng cuộc sống hiện tại và trân quý từng phút giây?

Chúc bạn luôn tự tin vững bước trên mọi nẻo đường bạn theo đuổi.

----------

Tác giả: Michal Korzonek

Link bài gốc: 41 Powerful Journaling Exercises for Mind Expansion and Effective Behavior Change

Dịch giả: Trần Ngọc Phương Thư - ToMo Learn Something New

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro