DẪN NHẬP (Ray Bradbury, 12/03/2003)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Còn gì mới để nói về 451 độ F7 Trong vòng ba mươi năm tôi đã viết

ba hay bốn bài dẫn nhập, cố giải thích xem cuốn tiểu thuyết đã nảy sinh từ đâu và cuối cùng nó đi đến địch ra sao.

Điều đầu tiên phải nói là tôi cảm thấy mình thật may mắn đã sống đủ lâu để có thể ở bên những người đã dành tâm sức cho cuốn tiểu thuyết trong

năm qua. Cuốn tiểu thuyết đã là một sự lạ vào hồi đó, và đến giờ vẫn là sự lạ đối với tôi.

Tôi đã luôn luôn viết bằng toàn bộ hơi sức mình và từ một vài động cơ ẩn mật nào đó ở bên trong. Tôi đã làm theo lời khuyên của bạn thân tôi là Federico Fellini - khi người ta hỏi về công việc của anh, anh nói, "Đừng bảo

tôi là tôi đang làm cái gì, tôi không muốn biết đâu." Điều kỳ tuyệt là hãy cứ dẫn tới, để rồi xem nỗi đam mê của ta làm

phát lộ được cái gì.

Trong năm mươi năm qua tôi đã viết một dị bản đầu gồm 25.000 chữ của cuốn tiểu thuyết có nhan đề The fireman (Lính phóng hỏa), được đăng trên tạp chí Galaxy Science Fiction, vài năm sau đó thì bổ sung thêm 25.000

chữ cho lần xuất bản tại nhà Ballantine Books.

Lúc đó vợ chồng tôi vừa sinh con, nên cần tính đến chuyện tim cho tôi chỗ nào đó yên tĩnh hơn để tôi làm việc. Dạo ấy tôi không có tiền để thuê phỏng làm việc, nhưng một hôm, trong khi đang lang thang quanh Los Angeles thì tôi nghe có tiếng gõ máy chữ dưới tầng hầm thư viện, liền đi xuống để xem có gì dưới đó. Tôi phát hiện ra là có một căn phòng với mười hai cái máy đánh chữ cho thuê với giá mưởi xu nửa giờ. Phấn khởi với triển vọng của công việc, tôi đem theo một túi toàn tiền lẽ và chuyển vào trong căn phòng máy chữ.
Tôi không biết mấy sinh viên kia viết gì bằng máy chữ, và họ thì chẳng biết tôi đang viết cái gì, cả tôi cũng thế.

Nếu như cuốn tiểu thuyết này có chút gì hấp dẫn, thì theo tôi cách giải thích tốt nhất có lẽ là bởi, trong suốt một tuần rưỡi đầu, cứ tầm hai tiếng đồng hồ một tôi lại phải chạy lên chạy xuống cầu thang và chạy ra chạy vào mấy kệ sách, lôi hết quyển này đến quyển kia ra khỏi giá, cố tìm những đoạn trích thích hợp để đưa vào sách. Tôi không phải nhà nghiên cứu và trí nhớ tôi không lưu lại chính xác cho lắm những gì tôi đã đọc trong quá khứ, cho nên các trích dẫn mà các bạn gặp trong sách là những trường hợp ngẫu nhiên kỳ diệu, khi mà chỉ cần rút một cuốn sách ra khỏi giả và mở hú họa một trang là tôi đã tìm ra được một câu, một đoạn cực hay có thể chiếm một vị trí trong cuốn tiểu thuyết.
Bản thảo đầu tiên này tôi viết trong vòng đúng chín ngày và mất 9,8 đô, mà không nhận ra rằng cuốn sách có cả một cuộc đời dài trước mặt. Trong những năm sau lần xuất bản đầu tiên, tôi đã viết một vở kịch

hai hồi và dành hai mùa hè ở Connecticut để viết một vở opera dựa trên nội

dung cuốn sách. Cuốn sách dường như có một cuộc đời cứ không ngừng tự

tái tạo.

Nếu cố tìm hạt nhân nguyên khởi của cuốn sách trong những năm trước 1950, có lẽ người ta sẽ tìm thấy nó trong những truyện ngắn như "Burning Bright" ("Cháy sáng") và vải truyện khác xuất hiện trong những tác phẩm đầu tay của tôi.

Điều chính yếu cần chú ý là suốt cả đời tôi là một kẻ gắn liền với chữ nghĩa sách vở. Tôi bán bảo cho đến năm hai mươi hai tuổi và không có tiền vào đại học, nhung suốt một thời gian dài tuần nào tôi cũng ngồi ba bốn đêm ngốn ngẫu sách trong thư viện địa phương.

Một vài truyện đầu tay của tôi kể về những quản thủ thư viện, về

những kẻ đốt sách, về những người dân tỉnh lẻ cố tìm cách này cách nọ để

nhớ nằm lòng những cuốn sách sao cho nếu sách bị đốt thì chúng cũng có

được cái gì đó giống như sự bất tử.

Điều ngạc nhiên lớn nhất cho cuốn sách xảy ra khi tôi viết truyện

ngắn "The pedestrian" ("Khách bộ hành") vào năm 1949.

Một đêm nọ tôi đang đi bộ trên một con phố Los Angeles cùng một người bạn thì bị cảnh sát giữ lại. Cảnh sát muốn biết chúng tôi đang làm gì,

trong khi đi bộ là mục đích của chúng tôi và trò chuyện là thử làm chúng tôi bận trí. Bị người ta giữ lại hạch hỏi chỉ vì mình đang đi bộ như thế, tôi bực tức đến nỗi vừa về đến nhà là tôi viết luôn truyện ngắn "The pedestrian" kể

về một tương lai mà ở đấy những kẻ đi bộ bị cảnh sát bắt vì tội sử dụng vừa hè.

Ít lâu sau đó tôi cho Khách bộ hành kia đi bộ và khi rẽ vào một góc phố thì anh gặp một cô gái trẻ tên Clarisse McClellan, cô hít một hơi dài rồi nói, "Em biết anh là ai do cái mùi dầu hỏa. Anh là người đốt sách."

Chín ngày sau cuốn tiểu thuyết được hoàn tất.

Thật tuyệt vời khi ở dưới tầng hầm thư viện, tất tả chạy lên chạy xuống cầu thang, tự tiếp thêm cho mình nguồn sinh lực nhờ chạm vào và nghe mùi những cuốn sách tôi đã biết và những cuốn sách mà mãi đến lúc ấy tôi mới biết.

Khi bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết đã xong, tôi chẳng rõ mẩy rằng minh đã làm gì. Tôi biết nó đầy những ẩn dụ, nhưng cái từ ẩn dụ không này ra trong đầu tôi vào quãng đời đó của tôi. Chỉ về sau tôi mới biết từ ấy và nhận ra rằng khả năng thâu thập ẩn dụ của mình lại hoàn hảo như vậy.

Trong những năm viết vở kịch hai hồi và sau đó là vở opera, tôi để cho các nhân vật nói cho tôi biết về những chuyện trong đời họ mà trong sách không có.

Tôi đã rất muốn quay trở lại chêm các chuyện thực đó vào văn bản

cũ, nhưng đó là một việc nguy hiểm mà các nhà văn phải cự tuyệt. Những

chuyện thực ấy, dẫu quan trọng, song có thể làm hỏng những tác phẩm đã

hoàn thiện từ nhiều năm trước.

Trong khi tôi viết vở kịch, vị đội trưởng linh phóng hỏa của tôi, Beatty, kể cho tôi nghe tại sao ông trở thành người đốt sách.

Ông từng có thời là kẻ lang thang khắp các thư viện, yêu những thứ văn chương đẹp nhất trong lịch sử. Nhưng khi cuộc sống thực khiến ông thấy mình như chẳng còn giá trị gì, khi bè bạn chết, khi tình yêu dang dở, khi có quả nhiều cái chết quá nhiều tai nạn vây quanh, ông phát hiện ra rằng niềm tin của mình vào sách đã sụp đổ vì sách không thể giúp ông khi ông cần được giúp.

Quay về phía chúng, ông quẹt diêm.

Đấy là một trong những điều đẹp đẽ sinh ra từ vở kịch và vở opera đó. Tôi lấy làm vui rằng giờ đây tôi có thể nói về nó, kể cho các bạn nghe Beatty từng kinh qua những gì trong đời.
Sau khi sách được ấn hành, trong nhũng năm sau đó tôi nhận được hàng trăm thư từ của người đọc hỏi tôi thể còn Clarisse McClellan thì rốt cuộc ra sao. Họ thích thú về cô gái đầy lôi cuốn, kỳ lạ và quả cảm này đến nỗi họ muốn tin rằng ở đâu đó ngoài chốn hoang sơ nàng vẫn đang sống sót bằng cách nào đó cùng những người ghi nhớ sách

Tôi đã cưỡng được nỗi cám dỗ muốn đưa nàng về lại cuộc sống trong các ấn bản sau của cuốn tiểu thuyết,

Tôi dành cho Franfois Truffaut đảm nhận việc đưa Clarisse quay lại cuộc sống trong bộ phim dựng theo 451 độ F, cho dù ông ấy đã đổi tên nàng và làm cho nàng nhiều tuổi hơn, dạo đó tôi cho rằng đó là một sai lầm lớn. Nhưng đến cuối phim nàng đã sống sót và lúc ấy tôi kết luận rằng Truffaut đúng.

Khi viết bản thảo đầu tiên của vở kịch tôi đã cho Clarisse sống sót giữa những người ghi nhớ sách trong chốn hoang sơ. Khi viết vở opera tôi cũng làm vậy.

Năng là một nhân vật quá tuyệt vời đến nỗi không thể cho nàng chết

được và giờ đây tôi nhận ra rằng đáng lẽ tôi nên cho nàng xuất hiện ở cuối

tiểu thuyết,

Nói thì nói vậy, nhưng cuốn sách đã hoàn tất và vẹn nguyên. Tôi sẽ

không quay lại chỉnh sửa một cái gì. Tôi rất mực kinh trọng chàng trai là tôi

ngày ấy khi anh ta ngồi xuống trong căn hầm kia cùng một túi tiền xu, vùi đầu vào cãi công việc đầy đam mê mả kết quả là tác phẩm này đây. Thế nên, đây, sau năm mươi năm, là 451 độ F. Lúc ấy tôi không biết minh đang làm gì, nhưng giờ thì tôi thấy vui rằng tôi đã hoàn thành nó.

Nếu người ta dưa giấy kẻ cho anh, hãy viết ngoài dòng kẻ.
-Juan Ramón Jiménez

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc