46-50 toan quoc khang chien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (1946 - 1950)

1. Phát động toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của

Đảng

Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng

làm những việc có thể nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần

nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn

chiếm. Ngày 20-11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải

Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực

dân Pháp ở Đông Dương đã họp tại Hải Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà

Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát

thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược đòi tước vũ

khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô. Hành động của thực dân

Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm với

chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại

cuộc đời nô lệ.

Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng

hoà hoãn không còn. Địch đã công khai tuyên bố chúng sẽ hành động sáng ngày 20 - 12

nếu Chính phủ ta khước từ những điểm nêu trong tối hậu thư của chúng. Trong thời

điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng

chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện

màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội vào ngày 20-12-1946 như chúng đã nêu lên trong

tối hậu thư gửi cho Chính phủ ta trong những ngày 18, 19. Mệnh lệnh đã được phát đi.

Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ

súng.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch:

"Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân

nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

82

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất

định không chịu làm nô lệ. ...

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng

phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ

quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,

thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. ...

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất

nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi

nhất định về dân tộc ta"1.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời

hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất,

kiên cường của nhân dân ta; làm cho cả nước sục sôi đứng lên chiến đấu với ý chí

"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", vì độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương

Đảng ra bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Bản Chỉ thị đã nêu rõ: Mục đích của

kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc

lập"; "tính chất: Trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến"; các chính sách của

cuộc kháng chiến là đoàn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế

(cả với nhân dân Pháp) để chống bọn thực dân Pháp phản động. Bản Chỉ thị còn dự

đoán về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về

cơ quan lãnh đạo kháng chiến, về tuyên truyền trong kháng chiến ...

Từ tháng 3 - 1947, qua thực tiễn những ngày đầu của cuộc chiến đấu, Trường

Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài đăng trên báo Sự thật để làm sáng tỏ

thêm đường lối kháng chiến của Đảng. Những bài viết này được xuất bản thành tác

phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Tác phẩm của Trường Chinh đã xác định rõ:

Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản

động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.

Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc

kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ

cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng

chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, Trường Chinh khẳng định "...

Cuộc kháng chiến này chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mở

rộng chế độ cộng hoà dân chủ. Nó không tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr. 480.

83

cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản quốc để

bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ gia đình các chiến sĩ hy sinh"1.

Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn

diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản của đường lối quân

sự của Đảng. Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên nhân lực,

vật lực, tài lực của cả nước cho chiến đấu và để chiến thắng.

Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để

phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phải

đánh địch trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là

mặt trận hàng đầu, nhằm tiêu diệt lực lượng của địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâm

lược của chúng, lấy lại toàn bộ đất nước.

Do tương quan lực lượng giữa ta và địch chi phối, phương châm chiến lược của ta

là đánh lâu dài. Đó là một quá trình vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng của

ta, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, đánh bại từng âm mưu và kế

hoạch quân sự của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đồng chí Trường Chinh dự

đoán về đại thể cuộc kháng chiến sẽ phát triển qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và

tổng phản công; ba giai đoạn đó có quan hệ chặt chẽ, kế tiếp và đan xen với nhau trong

kháng chiến.

Để đánh lâu dài, ta phải tự lực cánh sinh, không ngừng phát huy sức mạnh của cả

dân tộc đấu tranh vì độc lập tự do, đồng thời hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc

tế để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính là "thầy

chiến lược", là "bí quyết của sự thắng lợi" của ta.

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi đã vạch ra một phương châm "tử

chiến" (quyết chiến) với thực dân phản động Pháp để giành độc lập, thống nhất thực sự

cho đất nước.

Kháng chiến nhất định thắng lợi là niềm tin, là động lực và sức mạnh kháng chiến

của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương

Đảng và tác phẩm của Trường Chinh là đường lối kháng chiến của Đảng ta, dẫn dắt và tổ

chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ anh

dũng và nhất định thắng lợi.

2. Tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức

mình là chính

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu

trí, quân và dân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự chi viện của cả nước đã chiến

đấu ngoan cường chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

1. Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1947, tr. 30 - 31.

84

Mở đầu cuộc tổng giao chiến lịch sử đêm 19-12-1946 là cuộc chiến đấu của quân

và dân Thủ đô Hà Nội. Với 60 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã tiêu

diệt 2.000 tên địch; giam chân địch trong thành phố vượt xa dự kiến của lãnh đạo; tổ

chức cho hàng vạn đồng bào tản cư; di chuyển nhiều máy móc, nguyên liệu ra vùng tự

do. Trong khói lửa chiến đấu, Trung đoàn Thủ đô được thành lập (ngày 7-1-1947).

Cùng với quân dân Thủ đô, quân dân các thành phố, thị xã khác trong cả nước chiến đấu

ngoan cường, giam chân địch từ 1 - 3 tháng. Khi địch tiến công mở rộng vùng chiếm

đóng, quân và dân ta chặn đánh địch khắp nơi tiêu hao binh lực địch, ngăn chặn bước

tiến của chúng, gìn giữ và phát triển lực lượng của ta.

Đất nước kịp thời chuyển sang thời chiến và bước đầu triển khai thế trận chiến

tranh nhân dân. Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận... chuyển lên căn cứ địa Việt

Bắc. Các cơ quan dân, chính, đảng địa phương cũng về đóng nơi tạm thời an toàn. Hàng

vạn đồng bào tản cư, vượt qua mọi khó khăn, hoà nhập với nhân dân các địa phương.

Lực lượng vũ trang được chăm lo xây dựng. Bộ đội chủ lực phát triển nhanh, đưa

quân số lên tới 120.000 chiến sĩ (vào mùa hè năm 1947). Công tác đào tạo cán bộ quân

sự được đẩy mạnh, bước đầu đáp ứng với yêu cầu thực tế của chiến trường. Lực lượng

dân quân tự vệ lên tới 1 triệu người. Công tác Đảng trong quân đội được tăng cường một

bước.

Để tăng cường lực lượng lãnh đạo của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương chủ

trương mở đợt phát triển đảng viên "Lớp Tháng Tám". Hàng nghìn công nhân, nông

dân, trí thức cách mạng và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú đã gia nhập Đảng. Cuối

năm 1947, tổng số đảng viên có trên 70.000 người.

Đảng quan tâm lãnh đạo công tác đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân

thế giới đối với cuộc kháng chiến; đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện và cử

đoàn đại biểu đi dự các hội nghị quốc tế.

Sau khi mở rộng chiếm đóng một số thành phố, thị xã và một số vùng nông thôn,

thực dân Pháp thực hiện kế hoạch củng cố chiếm đóng, lập chính phủ bù nhìn và chuẩn

bị kế hoạch mở rộng tiến công đại quy mô vào vùng hậu phương, căn cứ địa chính của

chúng ta, hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Ngày 10-9-1947, Bôlaéc (Bollaert), Cao uỷ Pháp tuyên bố không công nhận

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ngày 15-9-1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân ta

phải chống âm mưu dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp và chuẩn bị

chống lại cuộc tấn công lớn của địch.

Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ chia làm nhiều

mũi tiến công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, tiêu

diệt quân chủ lực, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây, khoá chặt biên giới, cố giành

một thắng lợi quân sự để tập hợp lực lượng phản động thành lập chính phủ bù nhìn tay

sai, hy vọng kết thúc chiến tranh.

85

Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị phải "Phá tan

cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp", trong đó nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của quân

và dân ta phải làm cho địch thiệt hại nặng nề, giữ vững chính quyền dân chủ, phá vỡ bất

cứ chính quyền bù nhìn nào do địch lập nên, về quân sự phải đánh mạnh trên khắp các

chiến trường... Trong tái chiến phải biết giữ gìn chủ lực của ta và phải nhằm vào chỗ yếu

của địch mà đánh...

Thực hiện chỉ thị của Đảng và căn cứ vào thực tế chiến trường, với lối đánh mưu

trí linh hoạt, chúng ta đã căng địch ra trên một không gian rộng, chia cắt các mũi tiến

công của chúng, lợi dụng địa hình hiểm trở phục kích, đánh chặn tiêu hao, tiêu diệt quân

địch. Phối hợp với cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Bắc, chiến tranh du kích, phá

tề, trừ gian được đẩy mạnh ở vùng sau lưng địch trên phạm vi cả nước.

Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu (ngày 7-10 đến ngày 21-12-1947), quân và dân ta

ở Việt Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 7.000 tên địch, phá huỷ hàng trăm xe ôtô thiết

giáp, đánh chìm 16 ca nô, tàu chiến và thu được nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh

của chúng. Cơ quan lãnh đạo kháng chiến được bảo vệ an toàn. Căn cứ địa Việt Bắc trải

qua thử thách đã đứng vững. Bộ đội chủ lực, dân quân, du kích được tôi luyện và trưởng

thành. Đảng ta có thêm kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh. Nhân dân ta càng thêm tin

tưởng ở thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Thắng lợi của cuộc phản công lớn ở Việt Bắc là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược

quan trọng trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến, làm phá sản chiến lược "đánh

nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến

chống Pháp.

Sau chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, tình hình quốc tế có những chuyển

biến lớn ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô và các nước dân

chủ nhân dân á - Âu giành nhiều thắng lợi trong việc xây dựng đất nước. Phong trào

giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu á, châu Phi và Trung Cận Đông. Đế quốc Mỹ

thực hiện kế hoạch Mácsan với âm mưu vừa vực dậy, vừa khống chế các nước Tây Âu.

Tại Pháp, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài; thất bại bước đầu trong chiến tranh ở

Đông Dương làm cho Pháp thêm khó khăn. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp

phát triển.

Bị thất bại trong chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" thực dân Pháp buộc phải

chuyển hướng sang "đánh lâu dài" với âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng

người Việt trị người Việt". Chúng ráo riết bình định vùng tạm chiếm, đẩy mạnh xây

dựng chính phủ bù nhìn, mở rộng ngụy quân (năm 1948 có 8 vạn ngụy binh, chiếm gần

50% tổng số quân địch).

Nhận định đúng đắn tình hình sau chiến thắng Việt Bắc, Hội nghị Ban Chấp hành

Trung ương mở rộng (tháng 1-1948) đã đề ra nhiệm vụ và các biện pháp về quân sự,

chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm thúc đẩy kháng chiến tiến lên giai đoạn mới. Đảng chú

trọng đẩy mạnh chiến tranh du kích, coi "Du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ

trợ"; củng cố khối đoàn kết toàn dân, chống âm mưu "dùng người Việt trị người Việt";

86

phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, tịch thu ruộng đất của bọn phản quốc

cấp cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, chia lại công điền; phát triển văn hóa, giáo dục;

tăng cường công tác xây dựng Đảng. Tháng 1-1949, Hội nghị cán bộ Trung ương chủ

trương tích cực cầm cự, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công.

Để thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ trên, theo sáng kiến của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát

động phong trào thi đua ái quốc. Hướng thi đua chủ yếu là tăng gia sản xuất và luyện

quân lập công.

Thực hiện chủ trương của Đảng, hàng nghìn cán bộ, hàng trăm đại đội độc lập và

đội xung phong công tác, đội vũ trang tuyên truyền đã được tăng cường vào vùng tạm bị

chiếm. Phong trào chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, trừ gian... nổi dậy đồng loạt ở

nhiều nơi vùng sau lưng địch phát triển thành phong trào tổng phá tề rầm rộ. Chính

quyền bù nhìn bị tan vỡ từng mảng. Chính quyền cách mạng được lập lại ở nhiều nơi

với những hình thức thích hợp.

Phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp chặt chẽ với các cuộc tiến công quân

sự của dân quân, du kích và bộ đội chủ lực. Nhiều làng chiến đấu được thành lập và

đương đầu có hiệu quả với các cuộc càn phá ác liệt của địch (Cự Nẫm, Cảnh Dương,

Xuân Bồ, Vật Lại, Chi Lăng, Điện Tiến...). Các tiểu đoàn tập trung tập dượt đánh chính

quy, giành chiến thắng ở một số nơi (như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Trà Vinh, sông Lô...).

Để tăng cường xây dựng bộ đội chủ lực, tháng 11-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra

sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự. Hàng vạn thanh niên náo nức tòng quân, đưa quân số lên

23 vạn. Đầu năm 1950, hai đại đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn chủ lực của Bộ Tổng

Tư lệnh và của các quân khu ra đời. Dân quân tự vệ phát triển lên tới ba triệu người.

Đảng và Chính phủ quan tâm chăm lo bồi dưỡng sức dân. Một nhiệm vụ quan

trọng là thực hiện một bước chính sách ruộng đất, từng bước đem lại quyền lợi ruộng

đất cho nông dân. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta là "dùng phương pháp cải cách mà dần

dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ lại (ví dụ giảm tô) đồng thời

sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi không có hại cho Mặt trận thống nhất chống

thực dân Pháp xâm lược)... Đó cũng là một cách ta thực hiện cách mạng thổ địa bằng

một đường lối riêng biệt. Có cải cách ruộng đất, lần lần thủ tiêu những tàn tích bóc lột

phong kiến mới mong cải thiện đời sống cho quần chúng nhân dân đông đảo, làm cho

số rất đông nhân dân càng ngày càng thiết tha ủng hộ chế độ cộng hoà dân chủ và tích

cực tham gia kháng chiến, chống thực dân Pháp và bọn Việt gian"1. Trên cơ sở đó,

Đảng chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện các sắc lệnh, thông tư về tạm cấp ruộng

đất. Tính đến cuối năm 1949, chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, hơn 113.000 ha ruộng đất

của đế quốc, Việt gian, ruộng đất vắng chủ được tạm cấp cho nông dân. Các địa phương

thực hiện giảm tô với mức ít nhất là 25%. Nhiều mặt hàng thiết yếu được tự sản, tự tiêu

và trao đổi với nhau giữa các vùng dân cư.

Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minh và Liên

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.9, tr. 199.

87

Việt, chuẩn bị điều kiện để thống nhất Việt Minh - Liên Việt trên phạm vi toàn quốc.

Các đoàn thể quần chúng phát triển mạnh. Đảng chú trọng nêu cao tinh thần lương giáo

đoàn kết, giác ngộ giáo dân; vận động đồng bào miền núi, bà con người Hoa; vận động

binh sĩ ngụy; tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọn phản động đội lốt tôn

giáo. Hướng về Tổ quốc, hướng về cuộc kháng chiến, các tổ chức kiều bào ở nước

ngoài cũng hoạt động rất sôi nổi nhằm tuyên truyền vận động ủng hộ kháng chiến.

Trên mặt trận văn hóa: Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 7-1948 đã xác định

đường lối, nhiệm vụ công tác văn hóa trong kháng chiến. Trường Chinh, Tổng Bí thư

của Đảng đã trình bày bản báo cáo "Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam", vạch rõ

đường lối, phương châm xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân

tộc, khoa học và đại chúng. Nền văn hóa thực dân, nô dịch từng bước được xóa bỏ; các

tệ nạn xã hội giảm đi nhiều. Phong trào xoá nạn mù chữ phát triển mạnh. Chương trình

giáo dục phổ thông được cải tiến một bước.

Công tác xây dựng Đảng được chú trọng. Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lực

lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức ưu tú qua thử thách được kết nạp vào

Đảng. Qua cuộc vận động xây dựng "chi bộ tự động công tác", tổ chức cơ sở đảng

được tôi luyện, trưởng thành và thực sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các địa

phương.

Về đối ngoại, đầu năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô.

Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, sau đó Chính phủ Liên Xô

và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại

giao với Chính phủ ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bắt đầu nhận được viện trợ và

vật chất của Trung Quốc và Liên Xô. Một số cố vấn của Trung Quốc đã đến giúp đỡ

Việt Nam. Nhân dân nhiều nước châu á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta cảm tình đặc

biệt và sự ủng hộ tích cực. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát triển rầm rộ.

Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương được tăng

cường. Với sự giúp đỡ, phối hợp của quân và dân ta, các khu căn cứ kháng chiến ở

Trung Lào, Hạ Lào được thành lập; Uỷ ban Dân tộc giải phóng Khơme ra đời. Thế liên

minh chiến đấu ba nước Đông Dương càng thêm vững chắc.

Những thắng lợi về mọi mặt của quân và dân ta đưa cuộc kháng chiến phát triển

với thế và lực mới. Tháng 1-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp, đề ra

chủ trương "gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm

1950" và quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để

chiến thắng". Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, chúng ta đã phạm phải những

khuyết điểm lệch lạc trong công tác xây dựng lực lượng quân sự, trong tác chiến, trong

công tác tổng động viên. Sai lầm đó là do sự chi phối của khuynh hướng chủ quan duy ý

chí, "tả" khuynh nóng vội của Hội nghị toàn quốc của Đảng về chủ trương hạ quyết tâm

chiến lược chuyển mạnh sang tổng phản công trong điều kiện chưa cho phép. Trung

ương Đảng đã sớm phát hiện sai lầm đó và đã kịp thời uốn nắn, sữa chữa.

Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch Biên

giới. Lần đầu tiên, ta chủ động mở một chiến dịch tiến công quy mô lớn. Một lực lượng

88

lớn bộ đội chủ lực được huy động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ

huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu mở màn bằng trận

Đông Khê. Qua 29 ngày đêm chiến đấu ác liệt (từ ngày 16-9-1950 đến ngày 15-10-

1950), ta đã diệt và bắt hơn 8.000 tên địch, đa số là lính Âu - Phi, thu trên 3.000 tấn vũ

khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng hoàn toàn biên giới từ Cao Bằng đến Đình

Lập. Phối hợp với Chiến dịch Biên giới, quân dân cả nước tăng cường chiến đấu trên

khắp các mặt trận. Tính chung trong cả nước, ta đã tiêu diệt khoảng 12.000 tên địch, giải

phóng một số thị xã, thị trấn và nhiều vùng đất đai rộng lớn.

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược

của địch. Ta đã đập tan tuyến phòng thủ mạnh của địch, giải phóng hoàn toàn khu vực

biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, nối liền Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ tác

chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của quân đội ta. Quân ta đã giành được quyền

chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Thắng lợi đó đã tạo ra một bước chuyển

biến lớn đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới. Quân đội ta đã nắm quyền chủ

động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng

lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fao6