4c-lskt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

c) Thời kì phong kiến :

- Tới thế kỉ II và I trước CN, La Mã chinh phục Hi lạp và thành lập đế quốc La Mã, thiên chúa giáo ra đời và dần dần chiếm vị trí lãnh đạo trong xã hội La Mã. Thời kì này Thiên chúa giáo ra đời và kịch liệt chống lại Khoa học và nền văn hóa Hi Lạp. Tiếp sau đó là những cuộc nổi dậy của người nô lệ và dân tộc bị trị. Trung tâm Khoa học và thư viện của Alexandri bị đốt trụi. Đế quốc La Mã bị tan rã, XH chiếm hữu nô lệ Châu Âu tan rã từ thế kỉ V, chế độ phong kiến Châu Âu hình thành.

- KHKT Phương Đông trung đại: Thế giới Ả rập huyền bí, lâu đài tráng lệ, chợ búa đông đúc, nhiều thương thuyền lớn, nghề thủ công phát triển, nên Kinh tế phát triển => điều kiện thực nghiệm phát triển. Người Ả rập đã chuyển đến Châu Âu. Các phát minh của Trung Quốc, Ấn Độ: la bàn, thuốc súng, giấy, đồng hồ cơ học đã gìn giữ nhiều di sản quí báu của Hy Lạp cổ đại.

- Nền văn hóa Ả rập đã đóng góp lớn vào sự phát triển của VH- KT Châu Âu.

- KH KT Châu Âu thời kì trung đại :

Ở thời kì PK sơ kì ( TK VII - IX) mỗi chúa phong kiến Châu Âu cát cứ một vùng, cố thủ trong lâu đài - đồng thời là pháo thủ, cuộc sống tự cấp tự túc, lãnh đạo các nông nô. Giữa các vùng với nhau không có giao lưu thương mại, hoạt động đời sống tinh thần hoàn toàn do giáo hội thiên chúa giáo chi phối.

Con người Châu Âu phong kiến sơ kì có thế giới quan trình độ văn hóa thua xa người cổ Hi Lạp.

Từ TK X đã có những trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các châu âu và các nước Phương Đông.

Từ TK XI có cuộc thập tự chỉnh liên tiếp => các nước Châu Âu phát hiện ra các quốc gia Phương Đông giàu có và văn minh. Nối gót các đoàn quân thập tự là thương gia đi lại, buôn bán tập nập, quan hệ buôn bán các nghê thủ công, thương mại phát đạt. Những thành phố khoa học của các nhà Khoa học Ả rập. Qua các bản dịch từ tiếng Ả Râp. Qua các bản dịch từ rạp Ả Rập đã bắt đầu thâm nhập Châu Âu. Tuy nhiên XH Châu Âu bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo hội Thiên Chúa, tư tưởng Aritot được nêu thành những giáo điều bất khả xâm phạm => không có chỗ cho KHKT chân chính.

Các nhà sử học goi thời kì này là " đêm dài trung thế kỉ" kéo dài hơn 10 thế kỉ, KHKT dậm chân tại chỗ thậm chí còn thụt lùi so với thời cổ đại, tuy nghiên sản xuất vẫn phát triển cho dù rất chậm chạp, thủ công và thường nghiệp Thức tỉnh đòi hỏi phải xây dựng 1 nền KHKT có hiệu quả hơn, hỗ trợ sản xuất tốt hơn.

+ Từ TK XIV năm 1440, Crutenbec phát minh sách bằng chữ rời => làm cho LSKH bước sang giai đoạn mới.

*Cuộc CMKH lần thứ nhất:

- Từ thế kỉ 15 đã có sự chuyển biến mình trong đời sống VH,KT của Châu Âu, Trung thế kỉ sự phát triển KT đó đòi hỏi phải xây dựng 1 nền KH mới đủ khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra, đòi hỏi trên là 1 động lực thúc đẩy sự phát triển của KHKT. Từ đó xuất hiện các trung tâm nghiên cứu KHKT ra đời.

+ Năm 1657 : Viện Hàn Lâm thí nghiệm - Florenxia (Ý)

+ 1660 ở London hình thành hội hoàng gia che tới nay vẫn tồn tại giữ vai trò giữ vai trò Hàn Lâm KH ở nước Anh.

+ 1666 : Ở Pháp ở Viện Hàn Lâm KH.

+ 1725 : Ở Nga có viện Hàn Lâm KH và ở nhiều nước khác.

Các viện Hàn Lâm KH là trung tâm KH mới được nhà nước tài trợ.

- Tới TK XVII : Cuộc CMKHKT khởi đầu từ thế kỉ 16 đã làm nảy sinh KH thực nghiệm.

- KHKT đã trở thành 1 LLXh có khả năng hỗ trợ sự phát triển sản xuất của XH.

- Một số thành tựu:

+ Huyghen xơ phát sinh ra đồng hồ con lắc. Sự phát minh ra đồng hồ con lắc có tầm quan trọng lớn trong các ngành KHKT đặc biệt ngành hàng hải đang phát triển mạnh để xác định vị trí con tàu trên biển cả.

+ Torixenli(1608-1671) học trò của Galile đã chứng minh đc sự tồn tại của áp suất khí quyển, đặt nền móng cho ngành khí tượng học ra đời.

+ Pascal(1623-1662) phát minh định luật truyền áp suất trong chất lỏng, từ đó máy ép thủy lực ra đời, Áp suất giảm theo độ cao => cao kế ra đời ( máy đo độ cao)

+ Otogherich 9 (1602-1685) : Chế tạo và cải tiến máy bơm chân không cho thấy rõ ràng sức mạnh của áp suất khí quyển và khả năng ứng dụng của áp suất khí quyển trong kĩ thuật.

+ Levennhuc : Tự chế tạo kính hiển vi tuyệt hảo và trở thành người sáng lập ra vi sinh học

+ Ghinbe : Là người đầu tiên nghiên cứu ra hiện tượng tĩnh điện một cách có hệ thống

+ newton : các định luật của newton ra đời. Những công trình nghiên cứu của ông nổi tiếng thế giới ( 1642 - 1723)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro