Chương 3 / Xây dựng một cơ chế hấp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

“Hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu với một bước chân” Lão Tử

Trong chương trước, chúng ta nói về nguyên tắc 80/20. Bây giờ, bạn đã có một vài ýniệm về lượng công việc, nó không to lớn như bạn có thể đã nghĩ. Trong các trang sau, tôi sẽ trả lời những câu hỏi của bạn: làm thế nào để bạn học từ vựng? Bạn kiếm nhóm từ vựng cốt lõi đó ở đâu? Làm cách nào bạn tiếp cận chúng?

Đây là câu trả lời của tôi: chúng ta sẽ xây dựng một cơ chế để bạn có thể thu nhậnnhững từ vựng phổ biến trong nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ bạn muốn học theo một cách tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống mà bạn có thể thu hút những từ vựng cốt lõi mà bạn được tiếp cận với chúng. Điều này nghe có vẻ cường điệu, phải không? Trước khi đi vào chi tiết của hệ thống đó, tôi xin giải thích một ít về cách mà bộ não của chúng ta học một ngôn ngữ, sự khác nhau giữa học và thu nhận, và ý tưởng của dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.

Bộ não chúng ta học một ngôn ngữ như thế nào?

Trong cuốn sách Second Nature Brain Science and Human Knowledge, Gerald Elderman tác giả đoạt giải Nobel tiết lộ nhiều điều thú vị được tìm thấy về bộ não của con người. Một sự tiết lộ đặc biệt thú vị là cơ chế mà bộ não vận hành. Khi so sánh bộ não con người với máy tính, ông ta thấy rằng hai cái này làm việc theo cơ chế rất khác nhau. Không giống như máy tính, các tế bào não của chúng ta (neuron) vận hành bởi một cơ chế được ông ta gọi là “nhận biết kiểu mẫu” và “liên hệ” và không phải bằng logic.

Mới bắt đầu, những ý tưởng này có lẽ làm bạn bối rối, chúng tất nhiên đã làm tôi bối rối. Bạn có thể suy nghĩ về “ nhận biết kiểu mẫu” và “liên hệ” như là cách mà bộ não bắt đầu vẽ nên một bản đồ mới khi bạn học một ngoại ngữ mới. Những tín hiệu đầu vào bạn nhận được thông qua mắt bạn (đọc) và tai (nghe) kích thích những tế bào trong khu vực xử lý ngôn ngữ của bộ não của bạn. Khi  bạn nhận tín hiệu vào một cách liên tục, các tín hiệu lặp đi lặp lại tạo ra những “lằn” hay “dấu” trong võ não. Những tập hợp các lằn và các dấunày tạo nên thứ giống như một “bản đồ ngôn ngữ” trong bộ não bạn. Khi một người nói một ngôn ngữ mới một cách trôi chảy, điều này có nghĩa là “bản đồ ngôn ngữ” mới của anh ta được định hình rõ ràng. Ngay khi anh ta nghe hay đọc những gì thuộc về ngôn ngữ đó, bộ não của anh ta nhận biết những tín hiệu đi vào bằng cách “liên hệ” chúng với bản đồ trong não của anh ta.

Cơ chế này giải thích một tình huống tất phổ biến trong trường hợp một học viên thất bại trong việc nghe được một từ hay một cụm từ nhât định trong khi nghe một bài nói tự nhiên. Khi anh ta nhìn lại bản ghi, anh ta ngạc nhiên thấy rằng anh ta hoàn toàn đã biết những từ hay cụm từ này trước đó. Nó làm nản lòng người học, là bởi vì anh ta khônghiểu rằng tại sao anh ta không thể nhận ra các từ hay cụm từ đó, cho dù anh ta đã học nó. Nếu bạn cũng ở trong trường hợp tương tự, bạn có thể hiển nhiên nghĩ: “nghe một ngoại ngữ là rất khó!”

Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề nằm bên cạnh dữ liệu đầu vào của bạn. Có hai lỗi phổ biến nhất đó là:

                1.     Bạn đã học chỉ những từ đó ở dạng viết nhưng quên học ở dưới dạng phát âm. Trong trường hợp này, những thông tin đặt vào não thiếu mất phần “âm thanh”. Vì vậy, bản đồ ngôn ngữ trong đầu bạn bị thiếu mất một phần của“dữ liệu”. Vì vậy, khi bạn nghe một “âm thanh” được nói bởi một người bản xứ, không có “dữ liệu nguồn” trong não bạn cho nó có thể “nhận biết” và“liên hệ” với những gì nó vừa mới nghe thấy, và bạn thất bại trong việc nghe từ hay cụm từ đó.

                2.     Bạn đã nghe “âm thanh” của từ đó khi bạn học nó, nhưng “âm thanh” mà bạn nghe là không đúng bởi vì nó được nói bởi một người không phải ngườibản xứ. Điều này có nghĩa là “bản đồ” đã được vẽ sai. Vì vậy, bộ não của bạn vẫn không thể “nhận biết” được từ được nói ra bởi một người bản xứ.

Tôi sẽ không đi vào thảo luận những kỹ năng xa hơn trong phần này (mặc dù tôi biết là nghe là một trong những phần phát cáu nhất của một việc học ngoại ngữ đối với nhiều người). Chúng ta sẽ nói thêm về nó sau này. Bây giờ, hãy thảo luận xa hơn về vũ khí siêu đẳng của chúng ta, bộ não.

Sau khi đạt được một số hiểu biết về bộ não con người, những nhà ngôn ngữ học tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những cách khác nhau để tiếp cận một ngôn ngữ mới. Họ tìm ra rằng về cơ bản có hai cách để tiếp cận – học và thu nhận.

Học xảy ra khi một người học đặt một cách có ý thức những nỗ lực của anh ta hay cô ta vào việc nghiên cứu hay học thuộc lòng một vài chi tiết, chẳng hạn như một từ, một cụm từ hay một cấu trúc ngữ pháp, của một ngôn ngữ mới. Anh ta hay cô ta có thể ôn lại nó một vài lần sau đó hay không bao giờ (tôi thuộc về loại thứ hai☺). Dưới đây là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận học mà chúng ta có thể quan sát trong nhiều lớp học ngoại ngữ.

Giáo viên nói:

                 ·       Nghe theo tôi và lặp lại (thông thường thì cả lớp sẽ lặp lại cùng nhau)

                 ·       Hãy xác định xem đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ và thì nào được sử dụng

                 ·       Mở quyển sách, ở trang số... và làm bài tập số...

                 ·       Hôm nay chúng ta sẽ học và nhớ những từ sau (đó thường là một danh sách những từ)

                 ·       Mở trang số... trong sách và dịch đoạn văn đầu tiên

                 ·       Hãy gạch dưới những chủ ngữ và/hoặc vị ngữ trong đoạn văn này

Vâng vâng …

Cách tiếp cận theo kiểu học như trên có những hạn chế sau:

                ·       Nó không tạo ra thích thú; thích thú là một yếu tố quan trọng trong việc học một ngôn ngữ mới

                ·       Nếu giáo viên không phải là người bản xứ, thì âm thanh nạp vào não có thể không chính xác 100%

                ·       Mặc dù bài giảng có lẽ được chuẩn bị công phu, nhiều từ được giới thiệu và giảng giải trong lớp có thể không phải là những từ phổ biến nhất. Lý do là khi cả lớp được phân công dịch một đoạn văn, giáo viên thông thường sẽ giải thích tất cả những từ mới  được biết đến, dù cho chúng có là từ thông dụng hay không. Học viên sau đó cố nhớ tất cả chúng. Tiến trình này, do đó, tốn thời gian và không hiệu quả.

Tiến trình thu nhận là khác hẳn. Nó xảy ra khi người học được tiếp cận với một số lượng lớn dữ liệu đầu vào thông qua đọc, nghe, quan sát hay dính líu trực tiếp với môi trường ngôn ngữ mới. Những người học sau đó nhớ một cách vô thức những chi tiết mà cuốn hút chú ý của họ hay là những thứ mà họ cảm thấy là quan trọng. Theo cách khác, những chi tiết thu thập được là những thứ mà lưu lại trong tâm trí người học sau khi họ tiếp cận với một khối lượng nhất định của ngôn ngữ mới. Tiến trình thu nhận là tương tự với cách mà những đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ của chúng.

Tuy nhiên không phải mọi thứ đều có thể học một cách hiệu quả bằng cách tiếp cận thu nhận. Một vài chủ đề chẳng hạn như cấu trúc câu có thể được học một cách hiệu quả bằng cách sử dụng cách tiếp cận học. Trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những kỹ thuật mà tôi sử dụng là sự sắp xếp cả hai cách tiếp cận học và thu nhận.

Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra

Dù cho bạn có sử dụng cách tiếp cận nào đi chăng nữa, học một ngôn ngữ bao gồm 2 phần cơ bản: dữ liệu đầu vào từ việc đọc và nghe và dữ liệu đầu ra dưới dạng viết và nói. Một vài năm trước đây, tôi tham gia một lớp học tiếng Anh được dạy bởi một giáo viên là một người bản xứ. Cô ấy đã tập trung vào việc làm cho những học viên nói với nhau bằng tiếng Anh, dưới dạng nhóm hay là từng cặp. Cô ấy cũng sắp xếp thời gian để nói trực tiếp với chúng tôi bằng tiếng Anh. Vào lúc bắt đầu, lớp học rất thú vị khi chúng tôi cảm thấy có thể nói bằng cách dùng một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi không có nhiều từ vựng để diễn đạt những ý phức tạp hơn, chúng tôi sớm cảm thấy chán khi lặp lại những câu đơn giản, chẳng hạn như “it is raining”, “have you had dinner?” “the weather was nice yesterday”...Chúng tôi không thể diễn tả những ý phức tạp hơn chỉ bằng cách thực hành với nhau.

Những nghiên cứu gần đây trong kỹ thuật học ngôn ngữ giúp tôi hiểu tại sao phương pháp được sử dụng để dạy chúng tôi trong lớp học đó không có tác dụng. Nó không có hiệu quả bởi những người học trong lớp chưa có đủ dữ liệu đầu vào. Khi chúng tôi không có nhiều dữ liệu đầu vào, ép buộc chúng tôi tạo ra quá nhiều dữ liệu đầu ra không phải là một cách tiếp cận tốt. Nếu bạn quan sát cách một đứa trẻ học nói ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, bạn sẽ lưu ý rằng nó bắt đầu nhận dữ liệu đầu vào rất lâu trước đó trước khi có thểnói từ đầu tiên. Bằng chứng này chỉ đến một khả năng rằng những đứa trẻ có lẽ có thể hiểu cha mẹ chúng từ một giai đoạn rất sớm, nhiều hơn trước lúc nó bắt đầu nói. Vì vậychúng ta phải thu nhận dữ liệu đầu vào trước khi chúng ta có thể tạo ra dữ liệu đầu ra.Điều tìm thấy này kết luận rằng chúng ta nên tập trung vào việc thu nhận dữ liệu đầu vàobằng cách đọc và nghe trong một thời gian dài, và sau đó tiến tới việc thực hiện kỹ năng viết và nói. Điều này không sai và nhiều học viên thực sự làm như vậy. Nhưng đây có phải là cách tiếp cận tốt nhất? Tôi không nghĩ như vậy. Trước tiên, tôi tin rằng làm theo cách như vậy làm cho quá trình học của chúng ta dài hơn khi bạn phải chia ra làm 2 quá trình. Thứ hai, bạn không chắc rằng bạn phải chờ bao lâu cho đến khi bạn có thể bắt đầu tạo ra dữ liệu đầu ra. Dữ liệu đầu ra sẽ tự động đến như thể chúng xảy ra đối với những đứa trẻ? Tôi tin rằng nó sẽ không như vậy. Những đứa trẻ tạo ra dữ liệu đầu ra một cách tự động bởi vì chúng không có lựa chọn nào khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng và chúng phải tạo ra dữ liệu đầu ra nhằm giao tiếp. Trong khi học một ngôn ngữ thứ hai, chúng ta không ở trong cùng một tình huống giống như vậy.

Thu thập dữ liệu đầu vào và tạo ra dữ liệu đầu ra có một sự xung đột lẫn nhau. Nói theo cách khác, nếu như chúng ta tổ chức dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra tốt, chúng ta có thể xúc tiến quá trình học của mình. Về cơ bản, tạo ra dữ liệu đầu ra giúp người học nhanh chóng củng cố những gì anh ta đã thu thập được từ việc thu nhận dữ liệu đầu vào (đọc, nghe và xem). Trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy làm cách nào chúng ta có thể tập trung vào một cách chiến lược cả dữ liệu đầu vào và dữ liệu vào.

Dữ liệu đầu vào khối lớn và sự thu nhận chọn lọc

Như tôi đã đề cập, một trong những lỗi lớn nhất mà những người học mắc phải là cố ghi nhớ một danh sách các từ hay các cụm từ trong ngôn ngữ mới. Ghi nhớ một danh sách không giúp bạn nhớ được chúng trong thời gian lâu. Bất luận luận sự cố gắng của bạn là lớn đến mức nào, bạn sẽ quên chúng một cách nhanh chóng.

Khi tiến hành học một ngôn ngữ mới, thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào là điều then chốt. khi bạn thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào, bộ não của bạn sẽ làm nhiệm vụ của nó là thu nhận những từ hay cụm từ phổ biến nhất. Nền tảng ở đây là khá đơn giản. để mà sở hữu và thành thạo một từ hay một cụm từ, bạn phải có những nhân tố sau đây:

                    

                      ·       Ngữ cảnh mà trong đó từ hay cụm từ được đặt vào

                     ·       Nội dung và chủ đề mà từ hay cụm từ liên hệ đến

                     ·       Cảm xúc và/hoặc ý thức của người nói

                     ·       Những từ phổ biến khác mà đi kèm với những từ hay cụm từ đó và cách mà chúng được đặt chung với nhau (những cấu trúc phổ biến)

Khó để có những nhân tố nói trên thích hợp khi bạn sử dụng cách tiếp cận học. Dù là bạn chủ động sử dụng từ điển toàn diện, sẽ tốn nhiều thời gian và không có hiệu quả. Hơn nữa, những ví dụ trong từ điển không phụ thuộc vào một chủ đề. Nó chỉ là không tác dụng.

Lý thuyết cơ bản của chúng ta ở đây là khi chúng ta tiếp xúc với một lượng lớn dữ liệu đầu vào, những yếu tố được liệt kê như trên, chẳng hạn như là chủ đề và ngữ cảnh, sẽ tự nhiên thâm nhập vào trong chúng ta. Những yếu tố này giúp chúng ta hiểu một cách rõ ràng nghĩa và cách sử dụng của những từ và cụm từ và giúp chúng ta nhớ chúng trong một thời gian dài hơn. Nếu sự giải thích của tôi ở đây không đơn giản để hiểu, xin vui lòng đừng quá lo lắng về điều đó. Bạn không cần phải hiểu nhiều về bản chất của nó; chỉ cần tuân theo những kỹ thuật của tôi và bạn sẽ thấy kết quả.

Nếu bạn trông thấy những người có thể nói một ngôn ngữ thứ hai một cách trôi chảy, bạn sẽ lưu tâm rằng họ chắc hẳn trải qua quá trình sự thu nhận một lượng lớn dữ liệu đầu vào và sự thu nhận có chọn lọc. Tôi có một người bạn ở gần với biên giới Trung Quốc. Mỗi ngày, cô ấy đi đến chợ trên biên giới nơi mà người Việt Nam và người Trung Quốc giao thương với nhau. Cô ấy không có chút vấn đề gì về việc nói tiếng Hoa. Tuy nhiên, tôi cho rằng bạn không có loại môi trường học tập như thế. Thậm chí nếu bạn không có một môi trường học tập như thế, sẽ  tốn khá nhiều thời gian để học một ngôn ngữ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Sẽ là chắc chắn lâu hơn khoảng thời gian 6 tháng mà tôiđang hứa.

Nếu là như vậy, tôi thật sự muốn đề cập gì qua dữ liệu đầu vào khối lớn?

Như tôi đã đề cập trước đây, khi bạn đang học một ngôn ngữ mới, bộ não của bạn đang “vẽ” nên một “bản đồ” ngôn ngữ mới. Chiến thuật của chúng ta là xúc tiến quá trình bằng cách chủ động “vẽ” nó mà không đợi bộ não vẽ nó theo cách tự nhiên. Bạn tạo ra những“lằn” và những “vết” rõ ràng hơn bằng cách lùi lại và tiến qua những vết đó cho đến khi nó trở thành một bản đồ rõ ràng. Những từ phổ biến nhất giống như những chỗ giao cắt lớn nơi mà nhiều vết khác nhau đi qua. Trong những giai đoạn sớm hơn, bản đồ này sẽ không được rõ lắm, nhưng sau khi thu thập nhiều và nhiều hơn những dữ liệu đầu vào, bản đồ sẽ nổi lên rõ ràng hơn. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết những đường, mà nó là bản chất của việc nghe. Khi bản đồ trở nên rõ ràng hơn bạn có thể “chỉ cho người ta thấy con đường” để đi đến nơi nào đó. Nói cách khác, bạn có thể diễn đạt ý tưởng của bạn bằng cách nói bằng ngôn ngữ mới.

Bởi vậy, thu nhận lượng lớn dữ liệu đầu vào liên tục trong một thời gian ngắn là bước cơ bản để thu nhận được những từ hay cụm từ phổ biến nhất. Nói cách khác, tiếp cận với khối lượng lớn dữ liệu đầu vào là cách mà bạn có thể thâm nhập kho tàng nhóm từ vựng cốt lõi.

Trong thực tế, ý tưởng trên không mới và được áp dụng không chỉ trong lĩnh vực học ngôn ngữ mà còn trong những khu vực đề tài khác. Tôi vẫn nhớ lại khoảng thời gian khitôi đang học ở đại học. Rất khó để tôi có thể nhớ những chi tiết của những chủ đề mà chứa nhiều thông tin, chẳng hạn như Lịch sử kinh tế, Tôn giáo và Triết học và vân vân. Tôi cố nhớ những thông tin trong vở ghi bài nhưng không thành công. Theo gợi ý của một người bạn, tôi dừng việc cố nhớ vở ghi bài và đi đến thư viện của trường. Tôi tra nhiều quyển sách khác cùng có chủ đề như vậy. Kỳ diệu thay, sau khi đọc 3 hay 4 quyển sách khác với cùng một chủ đề như vậy, tôi có thể nhớ tất cả các thông tin trong quyển vở ghi bài. Điều tốt là tôi không phải cố gắng học thuộc lòng những sự kiện, tôi chỉ đọc những quyển sách theo cách ít mệt mỏi nhất. Hãy để tôi minh hoạ điều này cho bạn. Nếu tôi đưa cho bạn một cái xẻng và yêu cầu bạn đào một cái lỗ sâu 10 feet nhưng có đường kính chỉ là 5 in, bạn không thể làm được điều đó. Bạn có thể cần một đường kính lớn hơn để đào sâu hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn cố học thuộc lòng một điều gì đó. Bạn cần nhiều thông tin hơn để nhớ một ít. Nếu bạn muốn học thuộc lòng một cuốn sách, hãy đọc thêm 4 cuốn sách có cùng chủ đề đó!

Hãy trở lại với vấn đề học ngôn ngữ của chúng ta. Một khi bạn hiểu được ý của việc thu thập dữ liệu đầu vào khối lớn, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về nơi mà bạn thu thập nó. Dưới đây là một vài trong số những nguồn phổ biến nhất để bạn sử dụng khi bạn học ngoại ngữ. Những nguồn này cũng có sẵn trong các ngôn ngữ khác:

                          ·       Các kênh truyền hình nước ngoài

                          ·       Sách báo viết bằng tiến Anh

                          ·       Kênh radio nước ngoài

                          ·       Diễn đàn giao tiếp trực tuyến bằng tiếng Anh

                          ·       Những chuyên gia sống trong cùng thành phố với bạn. Bạn có thể dễ dàng kết bạn với họ. Nếu bạn không biết làm cách nào, tôi có những gợi ý cho bạn trong chương 10.

                         ·       Những người bạn trực tuyến.

Trong thời đại Internet, vấn đề mà chúng ta gặp phải không phải là ít thông tin mà là có quá nhiều thông tin. Bạn nhận quá nhiều thông tin hằng ngày về các khoá học, tài liệu, bản báo cáo, website, diễn đàn, .v.v. Vấn đề quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng có hiệu quả thông tin. Một nguồn dữ liệu đầu vào tốt cho việc học một ngôn ngữ mới nên có một hay nhiều hơn những thuộc tính sau:

                         ·       Thuộc về đề tài cuốn hút bạn, ưu tiên cho một đề tài bạn say đắm về nó.

                         ·       Phải cập nhật để bạn có thể liên hệ với những thứ mà đang xảy ra

                         ·       Cung cấp thông tin hữu ích. Tại sao lại giới hạn bản thân vào việc chỉ học ngôn ngữ. Hãy thu lượm thêm kiến thức cùng lúc.

                         ·       Chứa đựng những tin tức nóng

                         ·       Không quá khó để bạn hiểu được

Lợi dụng lĩnh vực hay đề tài yêu thích của bạn

Cho đến thời điểm này chúng ta đã thảo luận về cơ sở và cơ chế của việc làm thế nào bạn học một ngôn ngữ mới. Chúng ta cũng nói về những lý do tiềm năng tạo sao có thể bạn phải học nó theo cách không hiệu quả và những hướng tiếp cận chúng ta nên sử dụng. Ngay ở chương kế tiếp, chúng ta sẽ thật sự tìm hiểu về những kỹ thuật mà tôi đã đề cập rồi. Tuy nhiên, điều trước tiên mà bạn cần làm là lựa chọn khu vực của nội dungvà những chủ đề mà bạn yêu thích. Thực tế, đây là điều rất quan trọng để một người học ngôn ngữ bởi vì động cơ là chìa khoá để thành công. Nếu bạn không thích những gì bạn học, bạn sẽ ít chắc chắn thành công hơn. Lựa chọn những chủ đề yêu thích trong lĩnh vực của bạn sẽ giữ cho bạn thích thú và có động cơ mỗi khi bạn ngồi học. Thêm vào đó, sẽ thú vị hơn khi bạn thu thập nhiều thông tin hơn trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Mối quan tâm của bạn có lẽ là: “Nhưng tôi muốn nói một ngôn ngữ thông thường ; điều gì xảy ra nếu như tôi chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể? Làm thế nào tôi có thể nói về chủ đề khác?” Đừng lo lắng chút nào về điều đó! Một khi bạn có thể thành thạo một chủ đề, chẳng hạn như “thương mại”, bạn  sẽ dể dàng có thể thành thạo những chủ đề khác. Nó giống như nếu bạn có thể lái xe đạp, sẽ chỉ tốn thêm một vài ngày để lái một chiếc xe máy. Hay nếu bạn có thể lái xe máy có số tự động, bạn có thể dễ dàng thành thạo việc lái xe số với một ít luyện tập. Vì vậy, nếu bạn đã chọn những chủ đề yêu thích để học, hãy bắt đầu tiến đến kỹ thuật học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro