5 Câu Đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích mâu thuẫn XHVN và thái độ chính trị của các giai cấp trong thời thuộc địa.

Trả lời:

Trong XHVN thời kì thuộc địa, thực dân Pháp đã xâm lược, đặt ách thống trị ở Việt Nam, thủ tiêu độc lập dân tộc và quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam :

 Mâu thuẫn chủ yếu ở Việt Nam gồm 2 loại:

 Mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc thực dân (Pháp).

 Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến.

Cả 2 mâu thuẫn này đều rất sâu sắc. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã cấu kết với thực dân đế quốc bóc lột nhân dân Việt Nam ngày càng thậm tệ hơn. Vì vậy, đường lối chiến lược của CMVN đề ra là phải giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản trên, phải đánh đổ được thực dân Pháp xâm lược, phải giành lại được độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam, phải đánh đổ ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân, đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”.

Thái độ chính trị:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: Địa chủ phong kiến Việt Nam đã từng giữ vai trò và vị trí cực kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, họ đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh. Tuy nhiên khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam => Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị phân hóa thành 3 loại:

 Những người có tư tưởng yêu nước, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ độc lập cho dân tộc nhưng tư tưởng phong kiến của Việt Nam so với thế giới đã trở nên lỗi thời và lạc hậu => nên họ đã thất bại trước cuộc kháng chiến tiêu biểu cho khuynh hướng này là những người như: vua Hàm Nghi, vua Duy Tân, quan đại thần Tôn Thất Thuyết…

 Những người có tư tưởng yêu nước, mong muốn độc lập dân tộc nhưng hoang mang sợ hãi trước tiềm năng kinh tế và quân sự của Pháp => Vì vậy họ đã không dám chống Pháp và sau này khi Pháp đã xâm lược xong thì họ trở thành tay sai cho Pháp

 Những người ngay từ đầu đã phản bội quyền lợi dân tộc, đã hợp tác với thực dân Pháp và trở thành tay sai.

Vì vậy, đối với giai cấp địa chủ phong kiến ta cần phân hóa họ, lôi kéo những cá nhân tiến bộ để bổ sung vào lực lượng Cách Mạng, còn lại phải coi họ là đối tượng của cuộc Cách Mạng tư sản dân quyền trong 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

+ Giai cấp Nông dân: Giai cấp nông dân Việt Nam như trong lịch sử dân tộc đã chứng minh họ là lực lượng quan trọng nhất của cuộc Cách Mạng chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Giai cấp nông dân Việt Nam chiếm số đông trong xã hội bị bóc lột thậm tệ và mất quyền tự do dân chủ => Vì vậy họ là lực lượng Cách Mạng quan trọng nhưng nhân dân không lãnh đạo được Cách Mạng vì họ không có hệ tư tưởng riêng của mình.Nhân dân Việt Nam cũng giống như nhân dân trên thế giới phải luôn luôn liên kết với các giai cấp tiến bộ khác để làm cuộc Cách Mạng xã hội => Cho nên nhân dân Việt Nam chỉ là lực lượng nòng cốt của Cách Mạng chứ không thể lãnh đạo và họ sẽ liên minh với giai cấp công nhân.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam: là sản phẩm của cuộc khai thác thuộc địa do Pháp tiến hành nhưng họ ra đời sau giai cấp công nhân và địa vị kinh tế và chính trị của họ vô cùng nhỏ bé, yếu ớt, họ lại gắn chặt với quyền lợi của chính quyền thực dân.

Tư sản Việt Nam chia thành 2 loại: Tư sản mại bản và Tư sản dân tộc.

Chúng ta xác định rằng Tư sản mại bản mới là đối tượng của Cách Mạng còn Tư sản dân tộc thì có thể cảm hóa và lôi kéo họ về phía mình và tất nhiên do nhỏ bé yếu ớt và tư tưởng tư sản đã trở nên lạc hậu => Cho nên giai cấp tư sản ở Việt Nam không thể và không bao giờ lãnh đạo được Cách Mạng thành công.

+ Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam: cũng là sản phẩm của cuộc khai thác thuộc địa, họ là học sinh, sinh viên, trí thức, nghệ sĩ, nhà báo, luật sư, bác sĩ,... là những người có trình độ học vấn cao nhất trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam luôn hoang mang dao động và vì có quyền lợi kinh tế gắn chặt với chính quyền thuộc địa => Cho nên giai cấp tiểu tư sản Việt Nam cũng không thể lãnh đạo được Cách Mạng, nhưng họ có một vai trò cực kì quan trọng trong quá trình nhận thức, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và Việt Nam.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời với chính sách kinh tế và đặc điểm của xã hội thuộc địa, nó là sản phẩm của 2 cuộc khai thác cho nên công nhân Việt Nam mang toàn bộ bản chất của giai cấp công nhân thế giới:

 Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.

 Có ý thức tổ chức kỉ luật rất cao.

 Có tinh thần Cách Mạng triệt để.

Giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh của mình, nếu có mất mát thì họ chỉ mất xiềng xích còn nếu được thì được cả thế giới.

Họ có liên minh với giai cấp nông dân rất chặt chẽ, bên cạnh đó Cách Mạng Việt Nam có những đặc điểm riêng như sau:

 Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.

 Họ chịu đến 3 tầng áp bức bóc lột (của thực dân đế quốc, của tư bản, của địa chủ phong kiến). Công nhân Việt Nam còn có mối liên hệ máu thịt với nông dân và không bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng của chủ nghĩa cải lương và không có tầng lớp công nhân quý tộc. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam là những người xứng đáng nhất để lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam bằng đội tiền phong của mình tức là bao gồm những đại biểu xuất sắc, ưu tú nhất của giai cấp công nhân.

######################################################

Câu 2: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường Cách Mạng vô sản.

Trả lời:

 Học thuyết Mác Lênin là lý thuyết từ bên ngoài Việt Nam. Nó được truyền bá bằng những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc (HCM) trong các lý thuyết đó thì châ lý cứu nước là theo CM vô sản là quan trọng nhất bởi vì HCM đã khẳng định CM giải phóng dân tộc ở Viêt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản.

 Đây là quá trình nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tế của Nguyễn Ái Quốc, ông đã khẳng định trong thời đại này chủ nghĩa Mác Lênin là chủ nghĩa chân chính và CM nhất. Bởi vì các cuộc CM tư sản chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, ở đó giai cấp công nhân và những người lao động vẫn còn cực khổ và khi nghiên cứu CM tháng 10 Nga Nguyễn Ái Quốc (HCM) đã khẳng định chỉ có CM tháng 10 Nga là triệt để nhất bởi vì người dân đã thực hiện được bình đẳng tự do hạnh phúc và giải phóng dân tộc ở Việt Nam bằng con đường CM vô sản là duy nhất. Đúng, bởi vì các phong trào yêu nước của Việt Nam, đi theo các chủ thuyết khác nhau đều dẫn tới thất bại.

 Kết luận: đi theo con đường CM vô sản có nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đã tổng hợp được tất cả những tinh hoa và giá trị dân tộc cho mục tiêu đấu tranh giành độc lập đáp ứng được yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam là phải có đường lối mới đúng đắn và phù hợp.

Hơn nữa lựa chọn con đường CM vô sản ở VN là sự phù hợp với yếu tố thời đại và xu thế của lịch sử thế giới.

######################################################

Câu 3: Trình bày nội dung và cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và luận cương chính trị 10/1930 của Trần Phú.

Trả lời:

Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo bao gồm 3 văn kiện chính:

 Chính cương sách lượt vắn tắt.

 Điều lệ vắn tắt.

 Đường lối CM miền Nam.

Đã hợp thành nội dung của cương lĩnh chính trị xác định những vẫn đề cơ bản của CM VN và được thong qua trong Hội nghị thành lập Đảng vào 3/2 đến 7/2/1930.

Nội dung:

 Xác định đường lối chiến lược của CM miền Nam là CM tư sản dân quyền và thổ địa CM (CM ruộng đất) sau đó tiến tới xã hội cộng sản.

 Nhiệm vụ của CM về chính trị là đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến làm cho VN hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ Xô Viết công nông binh.

Về kinh tế, tịch thu ruộng đất của địa chủ phản bội quyền lợi cua dân tộc, và của bọn đế quốc chia cho dân cày. Tịch thu sản nghiệp lớn ( nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải,…) để giao cho chính phủ công nông quản lý.

Về văn hóa- xã hội, thực hiện nam nữ bình quyền giáo dục phổ thông theo hướng côn nông hóa.

Lực lượng CM: công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

Lãnh đạo: giai cấp công nhân nhưng thông qua đội tiền phong của giai cấp công nhân là Đảng CS.

Quan hệ của CMVN với CM Thế giới:

CMVN là một bộ phận của CM Thế giới phải chịu sự lãnh đạo của CMTG đồng thời phải ủng hộ cho CMTG.

Ý nghĩa:

Nội dung của cương lĩnh là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào CMVN, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của độc lập tự do của nhân dân VN.

Ý nghĩa thành lập Đảng:

Nội dung của luận cương chính trị 10/1930 ( do đồng chí Trần Phú khởi thảo) được thông qua ở Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lâm thời.

Phân tích mâu thuẫn trong xã hội VN đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân VN với đế quốc Pháp và đại đa số nông dân VN với địa chủ phong kiến. Tuy nhiên đã quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp, khẳng định CM ruộng đất là cốt lõi của CM tư sản dân quyền.

Đề ra phương hướng chiến lược của CM ở VN đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, sau đó đi lên CNXH nhưng bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền là chóng đế quốc và phong kiến, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc VN.

Lực lượng CM bao gồm: công nhân và nông dân.

Phương pháp CM là phải dung bạo lực của quần chúng, bao gồm 2 hình thức:

 Bạo lực vũ trang.

 Bạo lực chính trị.

Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Quan hệ quốc tế tiếp tục khẳng định CMVN tiếp tục là một bộ phận của CMTG.

Khẳng định CM ở Đông Dương muốn giành thắng lợi phải có sự lãnh đạo của Đảng CS.

Ý nghĩa và hạn chế:

Luận cương là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền, nó chứa đựng một số tư tưởng mang tính thời đại rất sâu sắc.

Tuy nhiên, luận cương đó đã thể hiện một số hạn chế đó là quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp nên đã không nhận thấy vai trò cua giai cấp địa chủ phong kiến yêu nước và lực lượng tiểu tư sản trí thức. Nhưng ngay sau đó ĐCS Đông Dương đã lập tức chấn chỉnh và sửa sai khắc phục những hạn chế này.

#########################################################

Câu 4: Trình bày sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thông qua 3 Hội nghị BCH TW 6 (11/1939).

Trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử:

Pháp đã thủ tiêu những yếu tố tiến bộ trước đây đê phát xít hóa bộ máy nhà nước. Tuyên bố quốc hữu hóa các sản nghiệp lớn, đặt Đông Dương và VN vào tinh trạng khẩn cấp, tang cường bắt lính, đặt ĐCS ra ngoài vòng pháp luật => Tình thế CMVN. Vì vậy ĐCS Đông Dương phai rút lui vào bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn đề ra nhiệm vụ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho CM ở VN thông qua 3 cuộc Hội nghị:

Hội nghị TW lần VI tại Hoóc Môn:

1) Là tiếp tục quan điểm chỉ đạo chiến lược.

2) Là xác định CM ở Đông Dương lúc này là CM giải phóng dân tộc với 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và phong kiến nhưng phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu và tạm gát khẩu hiệu “ CM ruộng đất” để thay bằng khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất” của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao lãi nặng, thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ nhân dân thay cho chính quyền Xô Viết công nông binh, thành lập mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương, xây dựng những tổ chức hợp pháp đơn giản để tập hợp lực đồng thời xây dựng những tổ chức bí mật nhằm vào mục tiêu giải phóng DT.

Ý nghĩa của Hội nghị lần 6: Đánh dấu bước chuyển biến trong chỉ đạo về chiến lược CM giải phóng dân tộc , chuẩn bị bước vào thời kì mới, thời kì khởi nghĩa và tranh giành chính quyền.

Hội nghị 7 ( 11/1940) tại Đình Bản - Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì.

Nội dung:

10/1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương vào theo đường Lạng Sơn khiến cho nhân dân Đông Dương chịu cảnh 1 cổ 2 tròng => Hội nghị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Phát xít Nhật vào Đông Dương thi hành chính sách kinh tê chỉ huy rất tàn bạo, bắt nhân dân phải nhổ lúa trồng đay phục vụ nhu cầu quân sự => Mâu thuẫn nhân dân ta và phát xít Nhật ngày càng sâu sắc => Khởi nghĩa Bắc Sơn cùng với Nam Kì và Đô Lương đều có kết quả thất bại, vì vậy Hội nghị lần này đã tập trung đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang.

Ý nghĩa:

Tiếp tục quan điểm chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của CM giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Hội nghị 8: họp 5/1941 tại Pác Bó – Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Nội dung:

1) Khẳng định chủ trương điều chỉnh chỉ đạo chiến lược là hoàn toàn đúng và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

2) Phân tích tình hình chiến tranh TG và tình hình CM.

3) Sau thắng lợi thành VN dân chủ cộng hòa, quyết định thành lập Mặt trận VN ( VN độc lập đồng minh hội), có 2 ý nghĩa với tên gọi thể hiện thái độ VN ủng hộ đồng minh, tập trung những người có chung nguyện vọng độc lập dân tộc. Thành lập các Hội mang tên Cứu quốc thanh niên, phụ nữ, nhi đồng, văn hóa cứu quốc.

Hình thái khởi nghĩa vũ trang là : từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.

Chủ trương chuyển hướng chi đạo chiến lược giải quyết vấn đề dân tộc 3 nước Đông Dương hợp lý, nhanh chóng thống nhất về tư tưởng, hành động để chuẩn bị cho việc giành chính quyền.

Hội nghị 2/1943 tiếp tục đưa chủ trương thúc đẩy phong trào CM ở thành thị.

Hội nghị 3/1943: đưa ra Đề cương văn hóa, nhấn mạnh 3 nguyên tắc văn hóa VN là khoa học, dân tộc và đại chúng.

Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền:

Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp => Phải xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật, đưa ra khẩu hiệu phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.

Thời cơ cho CM giành chính quyền khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện, ngay lập tức Mặt trận đồng minh VN lãnh đạo quần chúng vùng lên cướp chính quyền từ trong tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào tước vũ khí quân đội Nhật.

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

Ý nghĩa:

Trong nước:

 CM tháng 8 đã lật đổ ách thống trị của thực dân ở VN hơn 80 năm, ách thống trị của phong kiến VN hơn 1000 năm, phát xít 5 năm, đưa nhân dân VN từ kiếp nô lệ mất chủ quyền trở thành địa vị của người làm chủ đất nước.

 Đưa Đảng CSVN từ Đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp trở thành Đảng hoạt động công khai và còn trở thành lực lượng lãnh đạo tuyệt đối CMVN cho đến tận hôm nay. Đưa nhân dân VN vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

 CMVN đã chọc thủng hệ thống chu nghĩa cũ, mở ra một phong trào giải phóng dân tộc phạm vi toàn TG theo tính chất của một cuộc CM vô sản.

 Chứng minh cho một luận điểm của HCM, đó là CM giải phóng dân tộc có thế tiến hành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính quyền về tay mình cho nên CMT8 có ý nghĩa quốc tế.

6 bài học kinh nghiệm:

1) Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến.

2) Tổ chức quần chúng thành lập mặt trận Việt Minh để phát huy sức mạnh của toàn thể dân tộc lãnh đạo toàn dân nổi dậy.

3) Sử dụng bạo lực CM của quần chúng ở 2 hình thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang.

4) Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù phân hóa và lôi kéo lực lượng tiến bộ về phía CM.

5) Lựa chọn thời cơ CM thích hợp, nắm bắt nhanh chóng và khẩn trương.

6) Xây dựng Đảng đó là xây dựng một tổ chức bao gồm những Đảng viên trung kiên và dũng cảm nhất làm nòng cốt cho mọi cuộc vận động quần chúng.

#########################################################

Câu 5: Quy luật hình thành Đảng Việt Nam.

Trả lời:

 Là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: CN Mác Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Giải thích:

 So với các nước tư bản ĐCS khi hình thành chỉ cần có 2 yếu tố: CN Mác Lênin + phong trào công nhân, bởi vì giai cấp CN ở đây là sản phẩm của nên công nghiệp hiện đại, họ đã hội đủ những phẩm chất và đặc điểm của giai cấp lãnh đạo CM, đã từng trải qua các giai đoạn đấu tranh từ tự phát đến tự giác => Cho nên phong trào đấu tranh đã hội tụ đủ những kinh nghiệm tổ chức, đã rèn luyện được một đội ngũ những người ưu tú, xuất sắc trong phong trào trở thành hàng ngũ lãnh đạo CM.

 Hơn nữa khi có sự thâm nhập của CN Mác, phong trào CN đã hướng tới những mục tiêu chính trị là lật đổ ách bóc lột của tư bản và muốn thực hiện được mục tiêu của mình, giai cấp CN cần phải có tổ chức và tổ chức đó chính là ĐCS. Nhưng ở VN, ĐCS muốn hình thành được phải có them sự kết hợp với phong trào yêu nước bởi vì phong trào yêu nước chính là sự kết kinh những giá trị to lớn của dân tộc, nó tập trung những đại biểu ưu tú, xuất sắc nhưng phong trào yêu nước của VN từ khi thực dân Pháp xâm lược đã bế tắc và khủng hoảng về đường lối, cần phải có một lý tưởng và học thuyết mới để phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử và những người yêu nước đó đã được trang bị CN Mác Lênin tất yếu sẽ dẫn tới hệ quả là phải thành lập được tổ chức của mình thì tổ chức đó đương nhiên là ĐCSVN.

 Kết luận: Vì thế ĐCSVN được thành lập bởi sự kết hợp bởi 3 yếu tố trên và trở thành một quy luật tất yếu và cũng tạo nên đặc điểm của một ĐCS ở một nước thuộc địa như VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro