SINH LÝ MÁU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tình huống 5:

Một bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau bụng dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt. Được chẩn đoán là chữa ngoài tử cung vỡ. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu. Trước khi mổ bệnh nhân tiến hanh làm các xét nghiệm.

Cần làm ngay xét nghiệm nào trong các xét nghiệm dưới đây, giải thích.

Định lương Hb

Đếm số lượng hồng cầu

Định nhôm máu ABO, Rh

Siêu âm ổ bụng

Sau khi được điều trị bằng cách khâu chỗ vỡ. Bệnh nhân được dõi tiếp tục công thức máu. Theo bạn cần quan tâm các chỉ số hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Vì sao?

*Trả lời: Chửa ngoài tử cung là tình trạng thai không ở trong tử cung mà ở những nơi khác như vòi trứng.. Khi vỡ máu sẽ ồ ạt vào trong ổ bụng

1. Bệnh nhân cần làm xét nghiệm chỉ số Hemoglobin

Để đánh giá bệnh nhân mất máu không, mất đến mức độ nào. Để từ đó quyết định xem có truyền máu không

2. Ta quan tâm đến cả 3 chỉ số khi theo dõi CT máu

- Hồng cầu: Xem bệnh nhân có thiếu máu nữa không

- Bạch cầu: Xem sau khi làm các thủ thuật tiến hành mổ cấp cứu có nhiễm khuẩn không

- Tiểu cầu: Quan tâm đến khả năng cầm máu hay đông máu của bệnh nhân. Để xử trí kịp thời trong tình trạng máu khó đông hay không đông

TÌNH HUỐNG 6

*Bệnh nhân nữ vào viện với các triệu chứng lâm sàng như sau: Da xanh, niêm mạc nhợt, gan to, lách to, trán dô, mũi tẹt.

*Xét nghiệm: RBC 2.5 T/L HGB 75 g/L

*Câu hỏi:

Bạn hãy giải thích triệu chứng trán dô, mũi tẹt

Bạn hãy giải thích các kết quả xét nghiệm và giait thích triêu chứng gan to và lách to trên bệnh nhân.

Trả lời:

*Kết quả xét nghiệm: Bình thường nữ: RBC (số lượng hồng cầu) : : 3, 8-4, 8 T/L

HGB (chỉ số hemoglobin trong máu) : 128- 137 T/L

- Mà bệnh nhân có kq xét nghiệm:

+RBC (số lượng hồng cầu) : 2.5 T/L < 3.8 T/L

+HGB (chỉ số hemoglobin trong máu) : 75 g/L < 128 T/L

=> bệnh nhân thiếu máu

1. Bình thường tủy xương là nơi tạo ra hồng cầu. Hoạt dộng sinh máu chủ yếu đc sản sinh từ tủy đỏ ở xương dẹt như: Xương sống, xg sườn, xương sọ, xương chậu..

Bệnh nhân thiếu máu do sự sinh máu từ tủy xương không đủ. Tủy bào tăng cường sinh sản, mô xương cũng càng bị biến dạng.

Xương mũi và xương trán cx là xg dẹt => Tại đó có sự biến dạng => trán dô, mũi tẹt

2. Từ kết quả xét nghiệm = > Bệnh nhân thiếu máu

*Giải thích triệu chứng Gan, lách to:

Do thiếu máu, nen nhu cầu sản sinh hồng cầu tăng. Mà gan, lách là những nơi tiêu hủy hồng cầu

Gan, lách to để chưa đựng xác hồng cầu

TÌNH HUỐNG 7:

Bệnh nhân tai nạn giao thông vào viện với tinh trạng mất máu nhiều (>1 lít),  có chỉ định truyền máu. Định nhóm máu của bệnh nhân thuộc nhôm máu A Tuy nhiên, trong kho hết nhóm máu A

Câu hỏi

Bệnh nhân được chỉ định truyền nhóm máu O, đây là truyền máu theo quy tắc nào? Giai

Thích tại sao bệnh nhân lại được truyền nhôm máu O

Khi truyền máu cho bệnh nhân, bệnh nhân có biểu hiện mồ hôi vã ra, rét run, tím tái. Anh chị hãy cho biết lý do xuất hiện các triệu chứng trên.

Trả lời: 1. Bệnh nhân mất nhiều máu. Cần truyền máu gấp. Hết nhóm máu A, nên truyền bằng nhóm máu O

Đây là truyền theo quy tắc truyền máu tối thiểu

(phải vẽ sơ đồ truyền máu)

*Người bệnh có nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên hồng cầu, kháng thể chống B trong huyết thanh.

* Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu, có kháng thể chống A, chống B trong huyết thanh.

*Nguyên tắc truyền là không để kháng nguyên trên hồng cầu người cho bị ngưng kết bởi kháng thể trong huyết thanh người nhận.

=> Nhóm máu O không có kháng nguyên A trên hồng cầu, nhóm máu A của ng nhận không có kháng thể chống A trong huyết thanh

=> Có thể truyền đc, với điều kiện truyền vs tốc độ chậm, khối lượng ít (<250ml) Tốc độ chậm

2.

Khi truyền máu bệnh nhân có biểu hiện như trên có thể do:

- Shock lâm sàng do tốc độ truyền nhanh, khối lượng nhiều

- Hoặc có thể là hậu quả của truyền nhầm nhóm máu

TÌNH HUỐNG 8:

Bệnh nhân nữ vào viện với lý do chảy máu cam thường xuyên. Khám: Bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, trên da có đám xuất huyết. Bênh nhân được làm các công thức máu.

Câu hỏi: Trong xét nghiệm công thức máu theo bạn chúng ta quan tâm tới chỉ số bạch cầu, hồng cầu hay tiểu cầu?

Trả lời:

Ta quan tâm đến cả 3 chỉ số:

Hồng cầu: Xem bệnh nhân có thiếu máu không, ở mức độ nào để biết cách xử trí

Bạch cầu: Để đánh giá bệnh nhân tại sao có các triệu chứng như trên

Do đây là trg hợp cấp tính, bạch cầu sẽ đc giai phóng ra máu ngoại vi những bạch cầu non

Vì vậy rất dễ bị nhiễm khuẩn

Gây ra chèn ép hồng cầu

Vỡ hồng cầu (thiếu máu)

Hay chảy máu cam, xuất huyết dưới da

Hoặc có thể bệnh nhân đang dùng trị liệu => cũng gây chảy máu cam, xuất huyết dưới da

Tiểu cầu: Xem quá trình đông máu, cầm máu (xem bệnh nhân còn chảy máu không)

TÌNH HUỐNG 9:

Bệnh nhân vào viện với lý do sốt cao. Bệnh sử: Bệnh nhân sốt 39 độ C. Khám: Amidan 2 bên họng bênh nhân sưng đỏ. Chẩn đoán: Viên amidan do vi khuẩn

Câu hỏi

Theo bạn nếu bệnh nhân được làm các xét nghiệm bạch cầu thì chỉ số WBC và NE sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích

Kể tên 3 trường hợp làm tăng bạch cầu sinh lý.

Trả lời:

Viêm amidan do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn cấp tính

Chỉ số số lượng bạch cầu WBC tăng cao

Đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính => chỉ số NE cũng tăng cao

Do: BC đa nhân trung tính chiếm tỉ lệ cao trong máu ngoại vi.

Bạch cầu đa nhân trung tính là bạch cầu trưởng thành, có vai trò thực bào, tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ thể

Nên khi nhiễm khuẩn cấp tính, BC đa nhân trung tinh sẽ là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, xuất hiện sớm nhất

Những trường hợp tăng BC sinh lý:

- Sau khi ăn, Sau khi lao động, sau tập luyện

- Những tháng cuối của thời kỳ có thai, lúc sắp sinh

- Trong thời kì kinh nguyệt

- Ở trẻ sơ sinh

TÌNH HUỐNG 10:

Một người sống ở vùng núi cao lâu ngày, làm xét nghiệm công thức máu, kết quả xét nghiệm như sau:

RBC: 6, 6 T/L

HGB: 152 g/L

HCT: 45%

MCV: 87 fl

Câu hỏi:

Hãy nhận định và kết luận về kết quả xét nghiệm dòng hồng cầu trên

Giải thích nguyên nhân làm thay đổi chỉ số RBC

Kể tên 2 trường hợp gây giảm và 2 trường hợp tăng hồng cầu sinh lý

Trả lời:

Kết quả xét nghiệm cho thấy:

Số lượng hồng cầu (RBC) tăng, chỉ số hemoglobin trong máu (HGB) cũng tăng

Các chỉ số khác bình thường

Kết luận: Đa hồng cầu

Nguyên nhân:

Do ở vùng núi cao lâu ngày

=> Lượng oxy thấp => Nhu cầu oxy tăng cao

=> kích thích gan, thận tiết ra chất Erythropoietin, hoocmon này theo máu đến tủy xương.

Tại đây, erythropoietin kt sự biệt hóa và rút ngắn tgian trưởng thành của TB tiền thân hồng cầu

=> tăng quá trình tạo hồng cầu ở tủy xương

=> làm tăng số lượng hồng cầu

Tăng hồng cầu trong máu ngoại vi sẽ làm tăng vận chuyển oxy => giảm tình trạng thiếu oxy

=> đây là cách thích nghi của cơ thể khi sống ở điều kiện thiếu oxy

3. Tăng hồng cầu sinh lý:

- Ở nơi vùng núi cao

-

* Giảm hồng cầu sinh lý:

- Thiếu vitamin b12, sắt là những nguyên liệu tạo máu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sinhly