50 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

50 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7

(1945 - 1995)

MỞ ĐẦU

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - CÁC TỔ CHỨC VŨ TRANG ĐẦU TIÊN

Miền Đông Nam Bộ là cụm danh từ chỉ vùng đất phía đông của Nam Bộ,gồm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh ( theo sự phân chia địa lý hành chính thời kỳ trước năm 1945). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), miền Đông Nam Bộ thuộc tổ chức quân sự Khu 7 và khu Sài Gòn - Chợ Lớn, sau là Phân liên khu miền Đông. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), miền Đông Nam Bộ được chia thành hai quân khu: Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, miền Đông Nam Bộ tương ứng với phạm vi tổ chức quân sự Quân khu 7, gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh và Long An.

Địa hình miền Đông Nam Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 20 đến 200m so với mặt nước biển, gồm các khu vực đất đỏ bazan, phù sa cũ, phù sa mới và vùng đồng bằng trũng thấp. Núi chỉ xuất hiện rả rác, đột xuất ở hầu khắp các tỉnh như Bà Đen, Bà Rá, Chứa Chan, Mây Tào, Thị Vải... Rừng chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên, không kể vùng rừng tràm gió mạn đông bắc Đồng Tháp Mười, vùng đám lá tối trời ở hạ sông Vàm cỏ và các đồn điền cao su phân bố ở hầu khắp các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.Vào buổi đầu kháng chiến chống Pháp, rừng ở miền Đông Nam Bộ phần lớn còn nguyên sinh với thảm thực vật và động vật có đầy đủ đặc trưng của vùng rừng nhiệt đới Châu Á. Đường biên giới chung với Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ Vĩnh Hưng (Long An) lên Phước Long (Sông Bé). Bờ biển dài 130km, có núi cao, bãi cát dài và nhiều cửa biển, trong đó có cửa biển chiến lược Cần Giờ nối Sài Gòn với biển Đông. Sát cửa biển lại là khu rừng ngập mặn rậm rạp, sông rạch chằng chịt, địa thế hiểm yếu. Rất nhiều sông ngòi chảy trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong đó có những con sông nỗi tiếng nhu Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ. Ngoài đường sắt và đường thủy, hệ thống giao thông có 7 quốc lộ, 10 liên tỉnh lộ và hàng trăm tỉnh lộ, hương lộ khác nối Sài Gòn với khắp các miền đất. Miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai khu vực khí hậu tương đối khác biệt về hai phía tây bắc và đông nam.

Cư dân ở Miền Đông Nam Bộ gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Việt (80%), Stieng, Mạ, Choro, Mơnong, Chàm, Hoa, Khơme... Người lao động chiếm tuyệt đại đa số, trong đó nông dân chiếm 85%. Đồng bào theo nhiều tôn giáo khác nhau, đáng kể nhất là đạo Phật, đạo Kito và đạo Cao Đài. Đông Nam Bộ là miền đất trẻ. Cư dân tụ về có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. Đại bộ phận trong số họ là những nông dân yêu chuộng tự do, cần cù lao động. Nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm đã gắn bó họ thành một khối có tinh thần thương yêu đùm bọc và đoàn kết nhất trí cao. Trên cơ sở lưu giữ phần cốt lõi của tính cách dân tộc, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử mới đã góp phần định hình tính cánh riêng nơi người dân miền Đông Nam Bộ. Đó là tình yêu quê hương đất nước da diết; là ý chí bất khuất, khẳng khái và năng động trước mọi cản trở của hoàn cảnh; là tinh thần chiến đấu táo bạo, kiên cường và trí tuệ mưu lược; là phẩm chất tự lực tự cường, cần cù lao động sáng tạo; là tinh thần đoàn kết gắn bó và lối ứng xử trung thực, chân thành.

Đặc điểm về địa lý tự nhiên và dân cư làm cho miền Đông Nam Bộ có một vị trí chiến lược quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc xâm lược và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong thời kỳ kháng chiến, đối với địch, đây là địa bàn chiến lược mang ý nghĩa sống còn của cuộc chiến tranh xâm lược,trong đó Sài Gòn là đại bản doanh của quân viễn chinh, là thủ đô, trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các chế độ ngụy quyền. Tại đây, địch bố trí phần lớn lực lượng quân sự và hệ thống căn cứ kho tàng, là nơi tập trung đánh phá ác liệt về cả quân sự, chính trị và là địa bàn trọng điểm trong chính sách bình định, vơ vét sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến tranh của chúng. Đối với ta, miền Đông Nam Bộ có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh, nhân dân có truyền thống yêu nước và chống ngoại xâm bất khuất vốn được vun đắp và thử thách từ nhiều thế kỷ trước; là địa bàn có khả năng thể hiện sự vận dụng đầy đủ, đường lối quân sự, chính trị của Đảng ta về tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; và là nơi có điều kiện biểu hiện một cách trực tiếp truyền thống đoàn kết chống kẻ thù giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia.

Hiện nay, địa bàn Quân khu 7 có một vị trí chiến lược trọng yếu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh; là địa bàn " mục tiêu trọng điểm của âm mưu " diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch";một "điểm nóng" trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của quân và dân ta.

Ngày 18 tháng 2 năm 1859, quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên thành phố Sài Gòn, mở đầu cho quá trình thôn tính miền Đông Nam Bộ, cũng mở đầu cho quá trình quân và dân miền Đông Nam Bộ không ngừng đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược bền bỉ đến ngày cách mạng tháng Tám thành công.

Cùng với phong trào đấu tranh trên mặt trận văn hóa - tư tưởng là các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục, đều khắp. Các nhà lãnh đạo khởi nghĩa, được sự ủng hộ của nhân dân, đã dựa vào địa thế hiểm yếu để xây dựng lực lượng vũ trang và làm chỗ dựa cho quá trình chiến đấu chống xâm lược. Đó là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Trường Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, Phan Công Hớn, Nơ Trang Long...

Thắng lợi của Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng vô sản thế giới những năm đầu thế kỷ 20 đã thổi một luồng sinh khí mới vào xã hội Việt Nam. Tại bến Nhà Rồng, năm 1911, người anh hùng dân tộc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Từ đây, thành phố Sài Gòn và các đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ trở thành địa bàn nhạy cảm trước hết và là nơi phát triển mạnh mẽ sự phối hợp giữa phong trào yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Ba Son, Phú Riềng, Dầu Tiếng, Bà Điểm và khắp các địa bàn ở miền Đông Nam Bộ.

Từ mùa thu năm 1939, diễn biến của phong trào cách mạng trong nước cộng với những biến động trên thế giới (do cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đưa lại) đã tạo ra ở nước ta những điều kiện lịch sử mới. Đó là "hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến đến vấn đề giải phóng dân tộc". Trước tình hình ấy, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, tại Bà Điểm (Gia Định) Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 6 quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội nghị quyết định: " Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng, để tranh lấy giải phóng dân tộc".

Hạ tuần tháng 7 năm 1940, Hội nghị Đảng toàn Xứ Nam Kỳ được triệu tập. Sau khi quán triệt nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6, đánh giá tình hình mọi mặt ở Nam Bộ, hội nghị đã nhất trí chủ trương tiến hành công tác chuẩn bị để khi thời cơ xuất hiện và được sự đồng ý của Trung ương thì phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền về tay nhân dân.

Ngay sau Hội nghị Đảng toàn Xứ, trên tất cả các địa phương ở miền Đông Nam Bộ, các tổ chức quần chúng cách mạng được thành lập và củng cố, ban quân sự, ban khởi nghĩa các cấp được thành lập, các đội tự vệ, đội du kích ra đời. Lực lượng tự vệ du kích nổ lực luyện tập quân sự và sắm sửa vũ khí. Đến trước ngày khởi nghĩa bùng nổ, ở miền Đông Nam Bộ đã xuất hiện hàng ngàn đội viên du kích được trang bị bằng các loại vũ khí thô sơ và ý chí quyết tâm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ và diễn ra quyết liệt ở Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một cùng nhiều địa phương khác. Do kế hoạch bị lộ nên lệnh khởi nghĩa không được thực hiện thống nhất, thực dân Pháp đã bố trí lực lượn từ trước để đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu. Các đội quân du kích sau khi anh dũng chiến đấu đã buộc phải rút lui để bảo tồn lực lượng.

Tại Gia Định, quân du kích chia làm hai bộ phận. Một bộ phận rút xuống Đồng Tháp Mười. Một bộ phận khác về Tân Mỹ, Binh Lý, Phước Vĩnh An tập trung xây dựng thành "đội nghĩa quân Hóc Môn - Gò Vấp - Đức Hòa". Đơn vị gồm 150 người, 28 súng trường, 8 súng lửa, có tổ chức đảng và ban chỉ huy quân sự chung. Từ Tân Mỹ, Binh Lý, nghĩa quân Hóc Môn - Gò Vấp - Đức Hòa" chuyển về đứng chân ở khu vực Truông Mít ( Tây Ninh) xây dựng căn cứ địa.

Tại Chợ Lớn, một bộ phân ém quân nằm im ở khu vực Chánh Hưng rừng Sác; một bộ phận khác nhập với lực lượng vũ trang Gia Định, hoặc về Đồng Tháp Mười (khu vực các xã Bình Hòa, Bình Thành, Thạnh Lợi), hoặc về căn cứ Truông Mít (Tây Ninh).

Tại Tân An, một bộ phận quân du kích sau khi chiến đấu, rút sâu vào vùng Đồng Tháp Mười, nhập chung với lực lượng vũ trang Chợ Lớn ở khu vực Bình Hòa, Bình Thành, Thạnh Lợi. Một bộ phận khác tập hợp thành một đơn vị thống nhất gồm 120 người, trang bị 30 súng các loại, cũng rút về Đồng Tháp, lập căn cứ ở khu vực Mớp Xanh, Nhơn Ninh. Tại đây, đơn vị thành lập tổ chức đảng, ban chỉ huy quân sự, các bộ phận chiến đấu, tiếp liệu, sản xuất, y tế ...

TẠi Biên Hòa, phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Một đơn vị du kích gồm 12 người, 2 súng rút sâu vào rừng Tân Uyên ẩn náu và tiếp tục hoạt động.

Tại Tây Ninh, sau khởi nghĩa thất bại, lực lượng nghĩa quân họp với quân du kích Gia Định rút lên vùng Truông Mít, Bau Đồn. Tại đây, nghĩa quân tổ chức đánh nhiều cuộc càn quét của địch; sau đó rút về vùng Đông Thuận, Lộc Hưng, Bàu Công, rồi xuống Đồng Tháp Mười.

Vậy là, sau sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, trừ số địch giết hại hoặc cầm tù, một bộ phận lực lượng quân du kích - đến cả ngàn người, với một số vũ khí đáng kể - đã rút lui về các khu vực có địa thế thuận lợi cho việc ẩn náu, tồn tại. Ngày 21 tháng 12 năm 1940, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị tiếp tục bảo tồn lực lượng du kích Bắc Sơn, du kích Nam kỳ thành lực lượng quân sự trù bị chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12 năm 1940 và đầu tháng 1 năm 1941, Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập hai cuộc hội nghị nhằm phân tích nguyên nhân thất bại của Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ và đề ra chủ trương trong tình hình mới. Hội nghị tháng 1 năm 1941 họp tại Đa Phước (Chợ Lớn) đã bầu Xứ ủy mới và quyết nghị cũng cố lại cơ sở, tổ chức quần chúng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh việc bảo tồn lực lượng cách mạng sau khởi nghĩa, đưa các đội quân du kích còn lại phân tán về các khu vực thuận lợi để xây dựng căn cứ địa, cũng cố và tập hợp lực lượng, mua sắm, chế tạo thêm vũ khí, luyện tập quân sự, tăng gia sản xuất, chờ đợi thời cơ mới.

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến hết sức khẩn trương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ở Đông Dương ngày càng trở nên gay gắt. Đêm 9 thánh 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Cách Mạng Việt Nam bước sang thời kỳ tiền khởi nghĩa. Phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Cũng từ tháng 3 năm 1945, hoạt động vũ trang cho quần chúng cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang diễn ra mạnh mẽ. Nhân dân tự sắm sửa giáo, mác, xà mâu và gậy tầm vông già vạt nhọn. Công nhân nông dân còn tìm cách lấy súng, đạn của Pháp, của Nhật. Ở Thủ Thừa ( Tân An), ta lấy của Nhật 350 súng mút-công-tơ, đạn và 2000 lựu đạn. Ở Bến Súc (Thủ Dầu Một), ta lấy của Pháp hơn 200 súng và nhiều đạn. Ở Sài Gòn, ta lấy ở bót mật thám đường Ca-ti-na, Bộ Tư lệnh Hải quân, kho đạn Thị Nghè, trại lính Chí Hòa ... với tổng số lên đến hàng nghìn súng (trong đó có không ít súng lục và súng máy), hàng chục triệu viên đạn và lựu đạn. Ở các tỉnh, nhân dân còn tổ chức mò vớt súng của địch thả xuống sông, lấy súng của bọn làng lính, hội tề, địa chủ,...

Với số vũ khí vừa có được, các địa phương thành lập những đơn vị vũ trang xung kích, những đội Thanh niên Cứu quốc, Tự vệ chiến đấu quân. Họ là những nông dân ở ngoại ô Sài Gòn và các tỉnh, những công nhân ở các đồn điền cao su và các nhà máy trong nội đô Sài Gòn, những người nghèo tri thức quân sự nhưng giàu lòng yêu nước và ý chí chống quân xâm lược.

Cùng với các đội vũ trang chiến đấu của nông dân và công nhân, tại Sài Gòn và các tỉnh, phong trào ra đời và phát triển mạnh mẽ. Riêng ở Sài Gòn, số đoàn viên lên đến 20 vạn trong tổng số 1.200.000 đoàn viên toàn Nam Bộ. họ là một lực lượng thành viên của Mặt trận Việt Minh, được tổ chúc thành đội ngũ và có trang bị bằng các loại vũ khí thô sơ.

Tham gia lực lượng Thanh niên Cứu quốc, Tự vệ chiến đấu, các đoàn Thanh niên Tiền phong,... còn có những người đi lính cho Pháp, cho Nhật, những bảo an ninh. Trước khí thế sôi sục của cách mạng và sự rệu rã của tổ chứ quân đội thực dân phát xít trong những ngày trước Cách mạnh tháng Tám, họ đã tự nguyện rời bỏ hàng ngũ của địch, về với quần chúng cách mạng. Đó là những binh sĩ có tr thức quân sự, có vũ khí và giàu lòng tự trong dân tộc.

Những đội viên du kích Nam kỳ ( trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940) nay bung ra, vũ trang tuyên truyền, tập hợp thêm lực lượng, sắm sửa thêm vũ khí. Một bộ phận trong số họ gia nhập các tổ chức Thanh niên Cức quốc, Tự vệ chiến đấu và Thanh niên tiền phong ở các địa phương. Một bộ phận tiếp tục duy trì tổ chức đơn vị du kích như cũ, phát triển lực lượng, sẵn sàng tham gia tổng khởi nghĩa.

Như vậy, đến trước cách mạng tháng Tám bùng nỗ, trong lực lượng chính trị đông đảo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tổ chức có vũ trang làm lực lượng xung kích được hình thành. Họ gồm từ nhiều nguồn khác nhau :

Thanh niên Cứu quốc, Tự vệ chiến ( do công nhân và nông dân có vũ trang và nông dân có vũ trang tập lại).

Thanh niên Tiền phong.

Quân du kích từ Nam Kỳ khởi nghĩa ( 1940).

Lính cũ của quân đội Pháp, Nhật.

Đó là lực lượng vũ trang xung kích làm nồng cốt cho toàn dân trong cuộc khởi nghĩa vĩ đại tháng Tám năm 1945.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, hầu hết trong số họ trở thành nhữngchiến sĩ cách mạng đầu tiên của Nhà nước cộng hòa non trẻ, làm nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được và xây dựng các chi đội Vệ quốc đoàn ở miền Đông Nam Bộ trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

CHƯƠNG MỘT

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 -1954)

I - XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TRONG HAI NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN ( 9 năm 1945 - 12 năm 1946)

Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. trong không khí tràn ngập vui mừng của những ngày sau Tổng khởi nghĩa, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân miền Đông Nam Bộ hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới.

Trong khi nhân dân ta đang nổ lực xây dựng hòa bình, thì thực dân Pháp, được sự hỗ trợ của quân đội đồng minh Anh, quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa!

Đầu tháng 9 năm 1945, dướ danh nghĩa đến tước vũ khí quân đội Nhật, quân đội Hoàng gia Anh đến Sài Gòn, mang theo một tiểu đoàn biệt kích thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 của Pháp. Tại đây, quân Anh ngang ngược tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát Sài Gòn, ra lệnh cho quân đội Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát, thả và tái vũ trang cho tù binh Pháp, giúp thực dân Pháp từng bước tổ chức lại bộ máy cai trị thực dân.

Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đông đảo Pháp kiều vốn là công chức của bộ máy cai trị cũ, mật thám, chủ nhà băng, chủ đồn điền; bọn tay sai thân Pháp, thân Nhật, các tổ chức chính trị, tôn giáo phản động hoan hỉ đoán chủ cũ, rục rịch hoạt động.

Lợi dụng thời cơ, các băng nhóm trộm cướp, lục lâm thảo khấu nổi dậy cướp phá khắp nơi. Chúng xây dựng kực lượng vũ trang khống chế, làm chủ từng lãnh địa riêng.

Ngoài ra, một số tổ chức vũ trang gồm binh lính cũ hoặc vô sản lưu manh do các phần tử chính trị cơ hội, các tay anh chị lục lâm cầm đầu được vội vã thành lập, tự xưng là Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn để thực hiện những mưu đồ riêng.

Tính đến trước ngày 23 tháng 9 năm 1945, riêng lực lượng quân Pháp có 2.600 tên. Dựa vào hơn 1 vạn quân Anh và 4 vạn quân Nhật, thực dân Pháp mưu toan đánh chiếm và bình định Nam Bộ trong 1 tháng, sau đó lấy Nam Bộ làm bàn đạp để tiến hành đánh chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

Ngay trong tổng khởi nghĩa 25 tháng 8 năm 1945, hệ thống chính quyền cách mạng ở Nam Bộ được thành lập từ cấp xứ xuống đến huyện, xã. Quán triệt tư tưởng bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối cách mạng của Đảng ta về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang, coi lực lượng vũ trang là một bộ phận rất quan trọng của thực lực cách mạng, là lực lượng chủ yếu để tiến hành công cuộc đấu tranh giàn giữ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, cùng với việc xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, ổn định đời sống nhân dân, các địa phương đã khẩn trương xây dựng lưc lượng vũ trang cách mạng.

Khắp thành phố Sài Gòn và các tỉnh Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, trên cơ sở lực lượng chính trị hùng hậu và tổ chức quần chúng có vũ trang trong Tổng khởi nghĩa cùng sự gia nhập tự nguyện của đông đảo công nhân, nông dân sau đó, các đơn vị vũ trang nhân dân được gấp rút xây dựng.

Ngay sau ngày 25 thánh 8 năm 1945, các đội tự vệ chiến đấu lập tức trở thành công cụ chuyên chính của chính quyền cách mạng ở cơ sở. Các tổ chức Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc được quân sự hóa. Những đoàn viên hăng hái trong các tổ chức quần chúng cách mạng nói trên và trong các đoàn Thanh niên Tiền phong được bổ sung vào lực lượng tự vệ chiến đấu. Các đội tự vệ chiến đấu này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức đảng, chính quyền cách mạng ở địa phương; làm nhiệm vụ trừ ác diệt gian, trấn áp bọn phản cách mạng, canh gác bảo vệ cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, các cơ sở kinh tế, đường giao thông, giữ gìn trật tự trị an trong thô xóm. Riêng ở thành phố Sài Gòn, nhiều thanh niên trong công nhân, lao động thành thị, học sinh trí thức cũng hăng hái gia nhập lực lượng Tự vệ chiến đấu. Chỉ trong hai ngày, Tổng công đoàn Nam Bộ đã tổ chức xong 360 tổ xung phong công đoàn.

Đến trước 23 tháng 9 năm 1945, lực lượng tự vệ chiến đấu Sài Gòn được tổ chức thành 320 đội, gồm khoảng 8.000 người với 120 súng và 3.000 lựu đạn; lực lượng tự vệ chiến đấu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ lên tới hàng vạn người.

Cùng với sự hình thành và phát triển lực lượng tự vệ chiến đấu, trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, các đơn vị vũ trang lần lượt tập trung ra đời. Đó là những đơn vị vũ trang do Đảng viên cộng sản hoặc cán bộ cách mạng cốt cán đứng ra tập hợp, chỉ huy, gọi là bộ đội. Tên người chỉ huy được lấy để gọi tên đơn vị. Ở khu vực ngoại vi thành phố Sài Gòn, đó là các bộ đội Cao Đức Luốc, Huỳnh Tấn Chùa, Tô Ký, Nguyễn Văn Thược, Huỳnh Văn Một (phía tây bắc); Phạm Văn Khung, Nguyễn Văn Công, Thái Văn Lung, Đào Sơn Tây, Trần Thắng Minh (phía đông bắc); Trương Văn Bang, Dương Văn Dương, Nguyễn Văn Mạnh ( phí đông nam). Ở các tỉnh, đó là các bộ đội Huỳnh Văn Nghệ ( Biên Hòa), Huỳnh Kim Trương (Thủ Dầu Một),Trần Văn Đẩu, Nguyễn Công Bằng (Tây Ninh), Lê Văn Tưởng (Tân An). Tại một số huyện, chính quyền cách mạng xây dựng đơn vị bộ đội riêng cho đơn vị mình.

Bên cạnh những đơn vị vũ trang tập trung nêu trên, tại Sài Gòn, Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ tiếp nhận một đơn vị vũ trang vốn là Bảo an binh cũ có bổ sung thêm công nhân, thanh niên học sinh và một số đảng viên cộng sản vào làm nòng cốt, gọi là Cộng hòa vệ binh, tổ chức thành Đệ nhất sư đoàn. Tổ chức Cộng hòa vệ binh còn được xây dựng ở một số tỉnh, lực lượng có từ một, hai đại đội đến một tiểu đoàn.

Thành phần trong các đơn vị vũ trang tập trung đại bộ phận là nông dân, công nhân, lao động thành thị, thanh niên học sinh, nhân sĩ trí thức; được trang bị ngoài một ít súng trường cũ của Pháp, Anh, Nhật, súng lục và lựu đạn, còn lại chủ yếu là giáo mác, gậy tầm vong vạt nhọn.

Tự vệ chiến đấu và bộ đội ra đời ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thắng lợi kể trên là những đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ. Đó cũng là những đơn vị nòng cốt để từ đó không ngừng mở rộng, phát triển, thành lực lượng vũ trang ba thứ quân hùng hậu trong những gia đoạn tiếp theo của Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Cũng ngay trong sáng ngày 23 tháng 9, tại đường Cây Mai (Chợ Lớn), Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp hội nghị khẩn cấp, quyết định vừa điện báo ra Trung ương xin chỉ thị, vừa phát động ngay cuộc chiến. Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ được thành lập do đồng chí Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Tại Hà Nội, Thường vụ trung ương Đảng họp hội nghị nhất trí chủ trương kháng chiến của Nam Bộ, đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Ngay sau đó, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch gửi lệnh và thơ động viên quân và dân Nam Bộ quyết tâm kháng chiến.

Thực hiện quyết định của hội nghị Cây Mai, chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch, ngay trog sáng ngày 23 tháng 9, quân và dân Sài Gòn đã đứng lên nhất loạt kháng chiến. Lực lượng tự vệ chiến đấu và các đơn vị bộ đội tập trung, mặc dù đại đa số cán bộ, chiến sĩ chưa trãi qua huấn luyện, thiếu tri thức và kinh nghiệm tác chiến nhưng với tinh thần "thà chết chớ lui", "thề giết hết quân sài lang" đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, gây cho quân Pháp những thiệt hại đáng kể.

Đầu tháng 10 năm 1945, có thêm viện binh, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiến sự ra các khu vực xa trung tâm thành phố Sài Gòn. Lực lượng kháng chiến của ta lùi dần ra vùng ngoại ô, hình thành bốn mặt trận bao vây xung quanh thành phố.

Mặt trận số 1 ( Mặt trận phía Đông ), do Nguyễn Đình Thâu làm chỉ huy trưởng, Phạm Văn Khung giữ chức vụ chính ủy. Chiến đấut ại mặt trận này có bộ đội Nguyễn Văn Dương, bộ đội Trần Cao Vân, bộ đội Hoàng Cao Nhã, bộ đội Triệu Cải, bộ đội Thị Nghè, bộ đội Hai Nhỏ, bộ đội Hai Kim. Ngoài ra, có lực lượng Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp và lực lượng Hồng Tảo.

Mặt trận số 2 ( Mặt trận phí Bắc), do Nguyễn Văn Tư làm chỉ huy trưởng. Chiến đấu đấu tại mặt trận này có bộ đội Năm Bội, Tư Báu, Tư Thược, Tám Đào, Tám Dọn, Bảy Hỏng ở Phú Thọ Hòa, Bà Quẹo; bộ đội Huỳnh Tấn Chùa ở Bà Điểm; bộ đội Cao Đức Luốc, Sáu Ngôi, Sáu Bằng ở Hóc Môn; bộ đội Tô Ký ở Tân Mỹ, Bình Lý; bộ đội Bảy Sanh, Sáu Xai ở An Phú Xã; bộ đội Huỳnh Văn Một ở Đức Hòa.

Mặt trận số 3 ( Mặt trận phía Tây), do Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ Trần Văn Giàu kiêm chỉ huy trưởng. Chiến đấu ở mặt trận này có Cộng hòa vệ binh Nam Bộ, bộ đội Tổng công đoàn, và nhiều đơn vị chiến đấu khác trong nội thành rút ra.

Mặt trận số 4 ( Mặt trận phía Nam), do Nguyễn Văn Trân phụ trách. Chiến đấu ở mặt trận này có bộ đội Bình Xuyên của Dương Văn Dương và khác bộ đội khác của Nhà Bè như Trần Văn Đối, Quách Văn Phải, Nguyễn Văn Soái, Đoàn Văn Ngọc, Chín Hiệp, Mười Đen, Ngô Văn Lực, Võ Văn Môn, Nguyễn Văn Hoe, Nguyễn Văn Huỳnh, bộ đội Bình Xuyên Nguyễn Văn Mạnh; bộ đội Trương Văn Bang, bộ đội Nguyễn Văn Trân.

Các đơn vị vũ trang ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ kéo về và bộ đội Nam tiến vào cùng trụ bám chiến đấu tại các mặt trận này.

Ngày 23 tháng 10 năm 1945, lực lượng quân Pháp lên đến 6.000 tên. Có quân Anh và Nhật hỗ trợ, chúng bắt đầu tổ chức các cuộc tiến công chọc thủng vòng vây xung qunh Sài Gòn, lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Trong thế tương quan lực lượng chênh lệch, các đơn vị vũ trang của ta buộc phải phân tán rút lui ra nhiều hướng. Đại bộ phận các đơn vị tìm trụ lại những vị trí thuận lợi để củng cố lực lượng, tiếp tục chiến đấu. Một số đơn vị Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn, Hồng Tảo 29... diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Những tên cầm đầu và nhiều bộ phận hoặc tự biến mình thành thổ phỉ hoặc quay về Sài Gòn đầu hàng giặc.

Trước hành động xâm lược của giặc Pháp, với lòng yêu nước tha thiết và trong khí thế hừng hực cách mạng sau ngày Tổng khởi nghĩa, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang của ta đã phát triển hết sức nhanh chóng. Tuy nhiên, thành phần hợp thành các đơn vị vũ trang khá phức tạp, hầu hết chưa có kinh nghiệm chiến đấu và thiếu trang bị, từng đơn vị hoạt động chiến đấu độc lập, thiếu chỉ huy chung, thậm chí một số đơn vị nằm ngoài sự lãnh đạo quản lí của tổ chức đảng và chính quyền cách mạng địa phương. Tình hình đặt ra cần có một chủ trương đúng đắn nhằm thống nhất, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đáp ứng nhu cầu kịp thời của cuộc kháng chiến.

Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ họp hội nghị mở rộng tại Thiên Hộ (Mỹ Tho), đề ra nhiệm vụ lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc kháng chiến và cũng cố, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ, đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau hội nghị Thiên Hộ, công tác cũng cố lực lượng vũ trang bắt đầu được chú trọng. Tại Gia định, đầu tháng 11 năm 1945, các đơn vị vũ trang chiến đấu ở Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa hợp lại thành một đơn vị bộ đội thống nhất, lấy tên là Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của một số cán bộ Xứ ủy và tỉnh ủy.

Ngày 20 thánng 11 năm 1945, đồng chí Nguyễn Bình, phái viên quân sự của Trung ương đứng ra triệu tập hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xã (Gia Định) nhằm thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy, vạch chương trình hành động và khu vực hoạt động cho các đơn vị vũ trang.

Đầu tháng 12 năm 1945, chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng vào đến Nam Bộ. Chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ và biện pháp căn bản nhằm duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở miền Nam, khẳng định chính phủ "trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến Nam Bộ và Trung Bộ".

Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, ngày 10 tháng 12 năm 1945, tại Bình Hòa Nam (Chợ Lớn), Xứ ủy lâm thời Nam Bộ họp hội nghị mở rộng quyết định tổ chức Nam Bộ thành ba khu 7,8 và 9. Địa bàn khu 7 gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Cợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dâu Một, Tây Ninh. Bộ tư lệnh Khu gồm cá đồng chí: Nguyễn Bình (khu bộ trưởng), Trần Xuân Độ (chính ủy), Dương Văn Dương (khu bộ phó). Từ đây, tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ Khu 7 ra đời, và ngày 10 tháng 12 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của Quân khu.

Nghị quyết cá hội nghị Thiên Hộ, An Phú Xã, Bình Hòa Nam và chỉ thị "Káng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang ở Nam Bộ nói chung ở miền Đông Nam Bộ nói riêng. Nó tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ phát triển một cách đúng hướng và vững chắc. Đó là lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng ta sáng lập và lãnh đạo, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, một lực lượng vũ trang kiểu mới.

Sau hội nghị Bình Hòa Nam, hệ thống tổ chức quân sự Khu 7 được xây dựng, thống nhất trên toàn địa bàn. Cùng với hoạt động cũng cố, phát triển lực lượng tự vệ, du kích ở các địa phương, các đơn vị vũ trang tập trung khẩn trương tập hợp, cũng cố lại lực lượng, và trên cơ sở đó, lần lượt xây dựng thành các chi đội Vế quốc đoàn. Quá trình cũng cố xây dựng các chi đội diễn ra rừ cuối tháng 12 năm 1945 sang những tháng đầu năm 1946, đặc biệt được đẩy mạnh trong khoảng thời gian hòa hoãn ngắn ngủi sau Hiệp ước sơ bộ mùng 6 tháng 3. Đến giữa năm 1946, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, có 17 chi đội và tiểu đoàn Vệ quốc quân:

Chi đội 1 (Thủ Dầu Một, Huỳnh Kim Trương chi dội trưởng).

Liên chi đội 2-3 ( Bình Xuyên, Dương Văn Dương kiêm chi đội trưởng

Chi đội 4 (Bình Xuyên, Huỳnh Văn Trí chi đội trưởng).

Chi đội 6 (Gia Định, Nguyễn Văn Dung chi đội trưởng).

Chi đội 7 (Bình Xuyên, Mai Văn Vĩnh chi đội trưởng).

Chi đội 9 (Bình Xuyên, Lê Văn Viễn chi đội trưởng).

Chi đội 10 (Biên Hòa, Huỳnh Văn Nghệ chi đội trưởng).

Chi đội 11 (Tây Ninh, Trịnh Khánh Vàng chi đội trưởng).

Chi đội 12 (Gia Định, Tô Ký chi đội trưởng).

Chi đội 13 (Công nhân Sài Gòn, Nguyễn Văn Thìn chi đội trưởng).

Chi đội 14 (Tân An, Khu 8, Khu bộ trưởng Khu 8 Trần Văn Trà kiêm chi đội trưởng).

Chi đội 15 (Chợ Lớn, Huỳnh Văn Một chi đội trưởng).

Chi đội 16 (Bà Rịa, Trần Thắng Minh chi đội trưởng).

Chi đội 21 (Bình Xuyên, Nguyễn Văn Tỵ chi đội trưởng).

Chi đội 25 (Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hoạch chi đội trưởng).

Tiểu đoàn Nguyễn An Ninh (Cần Giuộc, Trương Văn Bang chỉ huy trưởng).

Ngoài ra, còn có những đơn vị quân đội lưu động của Hoàng Thọ, chi đội 5 của Phạm Hữu Đức và chi đội 8 của Cao Đài.

Sự thành lập các chi đội Vệ quốc đoàn ở miền Đông Nam Bộ đánh dấu bước phát triển quan trọng trên bước đường xây dựng lực lượng vũ trangca1ch mạng; đánh dấu sự thống nhất về tổ chức biên chế, chỉ huy và hoạt động xây dựng, chiến đấu của các đơn vị vũ trang tập trung, tạo điều kiện để lực lượng vũ trang tiến hành những trận đánh lớn sau đó.

Từ giữa năm 1946, guồng máy cuộc kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ dần dần vận hành một cách ổn định vững chắc. Các căn cứ địa kháng chiến hình thành. Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến các cấp từng bước được chấn chỉnh, ổn định. Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp.

Tại các vùng nông thôn, lực lượng dân quân du kích được tổ chức có hệ thống khắp các xã ấp. Mỗi xã có ít nhất một tiểu đội làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, diệt ác trừ gian, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Tại thành phố Sài Gòn, các Ban công tác được thành lập làm nhiệm vụ tác chiến, phá hoại các cơ sỏ của địch và tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến. Bên cạnh tổ chức các Ban công tác Thành, lực lượng tự vệ nội thành cũng được sắp xếp lại, tổ chức thành 15 khu và đội tự vệ. Ở khu vực ngoại thành, các lực lượng vũ trang ven đô của sáu Ban công tác Thành hợp lại thành lập đơn vị Liên tác chiến đấu quân.

Các chi đội Vê quốc đoàn nỗ lực xây dựng đơn vị, tổ chức huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí. Mỗi chi đội đều có binh, công xưởng. Trường quân chính Khu 7 liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ trung đội, đại đội cho các đơn vị, địa phương. Vừa cũng cố, xây dựng các chi đội vừa tổ chức tác chiến chống càn quét và chủ động phục kích, tiến công quân địch. Hàng loạt trận đánh diễn ra ở Suối Đá, Bàu Đồn, An Tịnh (Tây Ninh), Lộc Ninh, Bình Khánh, Ông Khương (Thủ Dầu Một), Đức Hòa (Chợ Lớn), Long Phước Thôn (Gia Định), Chiến khu Đ (Biên Hòa)...

Tiêu biểu nhất là trận chống càn ở Trung Hưng - Ràng (Gia Định) ngày 17 tháng 12 năm 1946. Toàn bộ lực lượng bán lữ đoàn lê dương số 13 Phápd9o1ng ở Thành Quan Năm và lực lượng quân ngụy ở các bót Mây Sắc, Cầu Trắng đã càn vào hai xã Trung Lập và An Nhơn Tây. Sau một ngày chiến đấu, chi đội 6 Gia Định có sự phối hợp của chi đội 11 Tây Ninh đã diệt gần 300 tên địch, đốt cháy 14 xe cơ giới, thu 2 đại liên, 6 trung liên và gần 300 súng trường các loại. Sự kiện Trung Hưng - Ràng là chiến thắng lớn nhất của lực lượng Vệ quốc đoàn Khu 7 trong hai năm đầu kháng chiến.

Đến cuối năm 1946, kế hoạcch đánh nhanh thắng nhanh và bình định Nam Bộ trong thời gian ngắn của thực dân Pháp không thực hiện được. Thủ tướng bù nhìn Nguyễn Văn Thin tự tử. Ủy viên cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam Cedille bị bãi chức. Mặc dù vậy, thực dân Pháp vẫn tìm cách mở rộng cuộc chiến tranh ra phạm vi cả nước. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến toànm quốc bùng nổ! Từ đây, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ bước vào giai đoạn lịch sử mới: cùng nhân dân và lực lượng vũ trang cả nước tiến hành Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ ngày 25 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 12 năm 1946 là quãng thời gian hình thành và bước đầu xây dựng của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Trong điều kiện khó khăn phức tạp của buổi đầu thành lập thành lập, các đơn vị vũ trang đã bước ngay vào cuộc chiến đấu, vừa chiến đấu vừa chấn chỉnh, sàng lọc và phát triển đội ngũ, xay dựng thành một hệ thống tổ chức lực lượng rộng khắp, gồm bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đó chính là lực lượng vũ trang kiểu mới, do Đảng ta sáng lập và lãnh đạo, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Kết quả xây dựng và chiến đấu trong hai năm đầu kháng chiến của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã góp phần xứng đáng cùng nhân dân miền Đông hoàn thành nhiệm vụ "đi trước" và tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân về sau.

II - PHÁT TRIỂN BA THỨ QUÂN, ĐẨY VẬN ĐỘNG CHIẾN TIẾN TỚI, CHỐNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH (1947 1950)

Trong bối cảnh triển khai cuộc chiến tranh trên toàn lãnh tổ Việt Nam, thực dân Pháp Vạch kế hoạch "bình định" dứt điểm ở Nam Bộ vào mùa thu năm 1947, lấy đó làm một trong những biện pháp mấu chốt để thực hiện chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của chúng.

Hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ tịch và chấp hành chỉ thị của Trunh ương Đảng về "nhiệm vụ của Nam Bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc", tháng 1 năm 1947, Bộ tư lệnh Khu 7 triệu tập hội nghị quân sự toàn Khu, đề ra nhiệm vụ với nội dung chính: tiếp tục xây dựng phát triển lực lượng vũ trang, chống chính sách địch mua chuộc giáo phái, và đánh mạnh vào hậu phương quân địch...

Đầu năm 1947, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định rút một số đơn vị từ các chi đội về thành lập 5 liên quân đặc nhiệm mang phiên hiệu: A, B, C, 17 và 18. Các liên quân này làm nhiệm vụ cơ động ngăn chặn hành động đánh phá của lực lượng vũ trang Cao Đài phản động và đẩy mạnh tác chiến đánh địch trên các chiến trường.

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, Ủy ban Kháng chiến hành động thành phố thành lập một trung đoàn bộ đội tập trung lấy tên Phạm Hồng Thái, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, bảo vệ căn cứ địa Vườn Thơm - Bà Vụ và đánh các đồn bót, hỗ trợ cho phong trào nội thành. Trung đoàn gồm ba tiểu đoàn: Hoàng Văn Thụ, Ký Con và Ngô Gia Tự. Kế đó, Bộ Tư lệnh Khu 7 thành lập trung đoàn 300 mang tên Dương Văn Dương trên cơ sở sáp nhập tiểu đoàn Nam tiến Dương Văn Dương với chi đội 13 và một số phân đội Hải ngoại mới về nước. Trung đoàn có 2 tiểu đoàn mang phiên hiệu Lê Hồng Phong và Lý Chính Thắng. Đây là hai trung đoàn đầu tiên được thành lập trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

Trong nội thành, lực lượng Ban công tác Thành và Tự vệ Thành được tổ chúc lại thành 10 đại đội du kích mang phiên hiệu từ 1 đến 10, do cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ đạo trực tiếp.

Cũng từ đầu năm 1947, công tác Đảng - công tác chính trị được chú trọng thực hiện trong các đơn vị vũ trang. Hầu hết các chi đội đều có chi bộ. Hàng loạt cán bộ chi đội được kết nạp vào Đảng. Hệ thống tổ chức Đảng trong bộ đội hình thành. Lực lượng bộ đội tập trung ngày càng phát triển về chất lượng và số lượng. Riêng bộ đội tập trung, tính đến đầu mùa khô năm 1947, toàn Khu 7 có 23 đơn vị gồm 14 chi đội, 2 trung đoàn, 1 đơn vị lưu động và 1 đơn vị hải ngoại; tổng cộng có 17.281 cán bộ, chiến sĩ, với 6.776 súng trường, 396 tiểu liên, 157 trung liên, 66 đại liên, 5 pháo 20 ly và 25 ly. Trình độ quản lý, chỉ huy của cán bộ, trình độ kỹ, chiến thuật của chiến sĩ được nâng cao một bước.

Song song với sự cũng cố và phát triển bộ đội tập trung, lực lượng dân quân cũng có bước phát triển mới. Ngày 3 tháng 11 năm 1947, Phòng Dân quân Nam Bộ được thành lập do đồng chí Lê Duản, Bí thư Xứ ủy trực tiếp phụ trách. Ban dân quân Khu 7, các tỉnh đội dân quân, thành đội dân quân, huyện đội bộ, xã đội bộ lần lượt ra đời. Ở mỗi huyện đều có đơn vị du kích tập trung, lực lượng từ 2 tiểu đội đến 2 trung đội. Ở xã trung bình có 1 tiểu đội đến 1 trung đội. Hệ thống tổ chức quân sự địa phương và dân quân được hình thành từ cấp Xứ xuống đến cơ sở.

Từ đây, chiến trường miền Đông Nam Bộ xuất hiện ba "loại" tổ chức vũ trang: bộ đội tâp trung (chi đội, trung đoàn), du kích tập trung huyện (thoát ly sản xuất) và dân quân tự vệ, dân quân du kích xã ấp (không thoát ly sản xuất). đây là tiền đề cho sự hình thành tổ chức vũ trang ba thứ quân trên chiến trường Nam Bộ những năm sau đó.

Vừa cũng cố xây dựng, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ nỗ lực đẩy mạnh hoạt động đánh địch trên các chiến trường. Ngay từ đầu năm và liên tục suốt trong những năm 1947, chiến sự diễn ra sôi động trên cả ba vùng kháng chiến.

Tại vùng căn cứ địa và vùng nông thôn tạm bị chiếm, bộ đội, du kích có sự hỗ trợ của nhân dân đã tổ chức thắng lợi nhiều cuộc chống địch càn quét. Đó là các trận chiến ở chiến khu Đ (Biên Hòa), Bàu Chanh (Tây Ninh), Phú Mỹ Hưng, Long Phước Thôn, An Nhơn Tây, Chợ Gò, Phú Hữu (Gia Định), An Phú Xã (Thủ Dầu Một), Long Phước (Bà Rịa), Đông Thành (Chợ Lớn), Mộc Hóa (Tân An). Riêng ở Xóm Mới - Gia Bẹ (Gia Định) ngày 5 tháng 6 năm 1947, đơn vị liên quân B và liên quân 18 đã diệt hơn 200 tên, thu 2 máy VTD và nhiều vũ khí.

Phối hợp với du kích địa phương, các chi đội và liên quân còn chủ động tổ chức tập kích đồn bót địch. Hàng loạt đồn bót bị hạ ở Đất Cuốc (Biên Hòa), Tân Thông (Gia Định), Bến Củi (Tây Ninh), Thới Hòa (Thủ Dầu Một). Đặc biệt phong trào du kích đánh các phương tiện vận tải của địch diễn ra sôi nỗi trên các đường giao thông thủy, bộ, ở các khu vực: Bùng Binh (Tây Ninh), Trảng Táo, Bảo Chánh (Biên Hòa), Bến Cỏ - Bến Mương, Bưng Còng, Phú Văn - Búng (Thủ Dầu Một), sông Soài Rạp (Rừng Sác)... Đáng kể nhất là các trận Bàu Cá (diệt 200 tên địch, thu 60 súng). Bến Ông Khương (diệt gần 100 tên, thu 38 súng và nhiều đồ dùng quân sự), Đồng Xoài (diệt 60 tên, thu 11 súng).

Trong nội thành Sài Gòn, lực lượng Ban công tác Thành, Tự vệ Thành và sau đó là các đại đội du kích đã tổ chức hàng loạt tr6a5n đánh nhỏ lẻ, quấy rối địch, gây cho chúnh nhiều thiệt hại và "mất an ninh thường xuyên" ngay tại sào huyệt. tiêu biểu là các trận tập kích nhà hàng Rossette trên đường Ma Mahom, trụ sở "Mặt trận bình dân" tại Ngã Sáu, kho chứa hàng ở cảng Nhà Rồng, giết tên đại tá Pháp Hans Inpelt ở Hotel des Nations đường Clarner, khu hội chợ ở vườn Beaux (Tao Đàn)...

Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đông 1947, thực dân Pháp bược phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh, từ đánh nhanh sang đánh kéo dài, quay lại bình định vùng chiếm đóng và lấn chiếm vùng tự do của ta. Nam Bộ trở thành vùng bình định trọng điểm của chúng. Tháng 12 năm 1947, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị quân sự, chủ trương: phát triển lực lượng du kích rộng khắp, xây dựng bộ đội chủ lực Khu, tăng cường chống địch càn quét bình định, đánh phá giao thông và cơ sở kinh tế của địch, bảo vệ căn cứ và hành lang vận chuyển tiếp tế của ta.

Chấp hành nghị quyết của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ, từ đầu năm 1948, Bộ Tư lệnh Khu 7 xúc tiến việc xây dựng các trung đoàn và củng ố sự thống nhất trong các đơn vị bộ đội tập trung.

Ngày 27 tháng 3 năm 1948, Khu ủy Khu 7 họp hội nghị xây dựng các trung đoàn trên cơ sở nân cao về chất các chi đội hoặc hợp nhất nhiều chi đội có sẵn. Mỗi trung đội có 3 tiểu đoàn thực binh, một đại đội cơ động. Ban chỉ huy trung đoàn có trung đoàn trưởng, hai trung đoàn phó, ban tham mưu, ban chính trị và ban quản trị trung đoàn. Hội nghị cũng quyết định thanh trừng một số tên phản động hoặc gián điệp của Pháp nằm trong nội bộ bộ đội Bình Xuyên.

Sau hội nghị Khu ủy, các chi đội xúc tiến việc xây dựng trung đoàn. Các liên quân được giải thể. Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, lần lượt hình thành 10 trung đoàn và 1 tiểu đoàn lưu động:

Trung đoàn 300 (Trung đoàn trưởng: Đặng Văn Thìn)

Trung đoàn 301 (Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Thi)

Trung đoàn 302 (Trung đoàn trưởng: Mai Văn Vĩnh)

Trung đoàn 304 (Trung đoàn trưởng: Huỳnh Văn Trí)

Trung đoàn 306 (Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Công sau là Trần Đình Xu)

Trung đoàn 307 (Trung đoàn trưởng: Ngô Văn Lực)

Trung đoàn 308 (Trung đoàn trưởng: Huỳnh Văn Một)

Trung đoàn 310 (Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Lung)

Trung đoàn 311 (Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Dung)

Trung đoàn 312 (Trung đoàn trưởng: Tô Ký, sau là Nguyễn Văn Bứa)

Tiểu đoàn lưu động Khu 7 (Chỉ huy trưởng: Hoàng Thọ)

(Sau khi thành lập, trung đoàn 302 sáp nhập với chi đội 9 Bình xuyên thành trung đoàn 309. Sau đó hai trung đoàn 309 và 307 sáp nhập lại thành trung đoàn 397, do Hứa Văn Yến giữ chức vụ trung đoàn trưởng).

Trong lúc các đơn vị đang tập trung xây dựng trng đoàn thì tháng 5 năm 1948, Khu ủy Khu 7 chỉ đạo một số đơn vị về Rừng Sác đột nhập Ban chỉ huy chỉ huy chi đội 9 và Bộ Tham mưu liên khu Bình Xuyên. Các chiến sĩ của ta đã bắt hầu hết bọn phản động và nhân viên phòng nhì Pháp, thu nhiều hồ sơ, tài liệu gián điệp của chúng.

Sau cuộc thanh lọc, các đơn vị còn lại của bộ đội Bình Xuyên hòa nhập vào các trung đoàn Vệ quốc đoàn ở Khu 7. Địa bàn Rừng Sác được tổ chức thành phân khu Duyên Hải, do Dương Văn Hà, Khu bộ phó Khu 7 kiêm chỉ huy trưởng.

Trong nội đô Sài Gòn, 10 đại đội du kích được tổ chức thành 10 Ban công tác Thành trực thuộc Bộ Tư lệnh Khu 7. Để tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động quân sự giữa nội và ngoại vi thành phố, "Mặt trận quân sự thành Sài Gòn - Chợ Lớn" được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Công làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Tứ Phương làm chính trị viên. Lực lượng của Mặt trận gồm 10 Ban công tác Thành và 5 tiểu đoàn hoạt động xung quanh thành phố thuộc các trung đoàn 300, 306, 308, 312.

Sự kiện làm trong sạch nội bộ trong bộ đội BÌnh Xuyên, củng cố lực lượng vũ trang nội đô và xây dựng các trung đoàn đánh dấu bước chuyển biến quan trọng đối với lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ; mở ra thời kỳ thống nhất hoàn toàn các lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và tạo điều kiện để các đơn vị tổ chức những trận đánh tập trung với qui mô vừa và lớn.

Từ đầu năm 1948, nhằm tăng cường bình định Nam Bộ, thực dân Pháp điều thêm nhiều tiểu đoàn bộ binh và pháo binh vào chiến trường miền Đông, đưa tổng quân số lên hơn 25.000 tên ( gồm cả quân Pháp, lê dương và lính ngụy, quân Cao Đài phản động).Chúng ráo riết thực hiện chiến thuật bao vây mọi mặt, tổ chức càn quét với qui mô lớn và xây dựng ồ ạt các căn cứ quân sự, đồn bót tháp canh.

Các đơn vị bộ đội tập trung phố hợp với dân quân, du kích địa phương đã liên tiếp tổ chức thắng lợi nhiều cuộc chiến đấu chống càn quét và phục kích đường giao thông, tiêu diệt bộ phận lớn sinh lực của địch.

Từ ngày 14 đến 18 tháng 1 năm 1948, thực dân Pháp huy động 11 tiểu đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn xe bọc thép, 2 đại đội xe lội nước, 9 khẩu pháo 105 ly và 13 máy bay tiến công chiến khu Đồng Tháp Mười. Chi đội 12 cùng các đơn vị vũ trang khác đã anh dũng chiến đấu, diệt 90 tên, thu hơn 100 chiếc dù, bẻ gãy cuộc càn của địch.

Ngày 11 tháng 12 năm 1948, địch tập trung 2.000 quân, 50 xe cơ giới, 12 tàu chiến có pháo binh và phi cơ yểm trợ càn vào Chiến khu Đ. Chi đội 10 Biên Hòa và bộ đội lưu động Khu cùng với du kích Tân Uyên chặn đánh quyết liệt, diệt gần 100 tên địch, thu hơn 400 chiếc dù và 1 trọng liên.

Ngày 1 tháng 3 năm 1948, chi đội 10 và liên quân 17 phối hợp với du kích, công an huyện Xuân Lộc phục kích đoàn xe quân sự của Pháp trên quốc lộ 20, đoạn La Ngà - Định Quán, phá hủy gần 60 xe, diệt 150 tên địch (trong đó có đại tá Paruit Tổng Tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và đại tá De Serigne, chỉ huy trưởng bán lữ đoàn Lê dương số 13).

Ngày 15 tháng 4 năm 1948, địch huy động 3.000 tên, phần lớn là lính Âu Phi, có pháo binh và máy bay yểm trợ do một đại tá chỉ huy bao vây tấn công Láng - Le, căn cứ địa của Sài Gòn - Chợ Lớn. Các trung đoàn 306, 308, 312 cùng du kích địa phương và đơn vị bảo vệ căn cứ đã chiến đấu, diệt trên 300 tên địch, bắt sống 30 tên, phá hủy 5 xe quân sự, thu 85 súng và nhiều đồ dùng quân sự.

Ngày 15 và 16 tháng 9 năm 1948, các đơn vị vũ trang của ta tiến công đồn Mộc Hóa và chặn đánh viện binh địch tại Đồng Tháp Mười, diệt gần 2 đại đội, bắt sống 40 tên, thu nhiều vũ khí.

Có thể nói, trong năm 1948, lực lượng vũ trang của ta đã tổ chức nhiều trận đánh với qui mô lớn cấp trung đoàn và liên trung đoàn, với nhiều hình thức chiến thuật vận động linh hoạt và thu được thắng lợi lớn nhất về mặt quân sự kể từ 23 tháng 9 năm 1945 đến lúc bấy giờ. Đó là thời điểm phát huy hiệu quả cao nhất trong tác chiến tập trung của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ.

Cuối tháng 7 năm 1948, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất họp tại chiến khu Đồng Tháp Mười, quyết định phá triển phong trào dân quân, lập làng chiến đấu, xây dựng chủ lực mạnh để đánh những trận lớn, phát triển đánh giao thông, đi đến đánh đồn bót, tiêu diệt từng bộ phận quân địch. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm bí thu Xứ ủy.

Tháng 9 năm 1948, Chính phủ gửi điện vào công nhận Ban quân sự Nam Bộ (thành lập từ ngày 12 tháng 12 năm 1947 do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn làm trưởng ban), chỉ thị đổi tên gọ là Bộ Tư lệnh Nam Bộ và cử đồng chí Nguyễn Bình (được phong quân hàm trung tướng từ ngày 20 tháng 1 năm 1948) giữ chức ủy viên quân sự. Tháng 10 năm 1948, Bộ Tư lệnh Nam Bộ được thành lập do trung tướng Nguyễn Bình làm tư lệnh, đồng chí Dương Quốc Chính làm chính ủy, đồng chí Nguyễn Đăng sau đó là đồng chí Nguyễn Chánh làm tham mưu trưởng.

Chấp hành quyết định của chính phủ về việc tổ chức lại các khu ( sắc lệnh 120-SL ngày 25 tháng 1 năm 1948, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định tách thành phố Sài Gòn, tỉnh Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) thành lập khu Sài Gòn - Chợ Lớn trực thuộc Bộ Tư lện Nam Bộ. Đến tháng 4 năm 1949, việc tổ chức xây dựng khu Sài Gòn - Chợ Lớn được hoàn tất. Bộ Tư lệnh Khu gồm các đồng chí: Tô Ký (quyền tư lệnh), Phan Trọng Tuệ (chính ủy), Huỳnh Văn Một (phó tư lệnh), Lê Đức Anh tham mưu trưởng), Vũ Huy Xứng (chủ nhiệm chính trị). Sau đó đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Khu 8 về giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu.

Địa bàn Khu 7 còn lại bốn tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Bộ Tư lệnh gồm các đồng chí: Huỳnh Văn Nghệ (tư lệnh), Nguyễn Văn Trí (chính ủy), Nguyễn Văn Dung và Dương Văn Hà (phó tư lệnh), Nguyễn Văn Lung (tham mưu trưởng), Bùi Thanh Khiết (chủ nhiệm chính trị).

Trong nội thành Sài Gòn, 10 Ban công tác Thành sáp nhập lại thành 5 Ban lấy phiên hiệu từ 16 đến 20, trực thuộc Bộ Tư lệnh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 3 tháng 1 năm 1949, Hội nghị quân sự Nam Bộ mở rộng chủ trương phát triển phong trào dân quân, chấn chỉnh rèn luyện quân đội và xây dựng chủ lực nhằm đáp ứng với yêu cầu tác chiến mới. Kế đó, tháng 9 năm 1949, Xứ ủy Nam Bộ triệu tập hội nghị quân sự chủ trương phát động phong trào chiến tranh du kích rộng khắp và nhấn mạnh việc cấp bách xây dựng chủ lực nhằm đánh những trận vận động tiêu diệt lớn.

Sau Hội nghị quân sự Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Nam Bộ chỉ đạo củng cố lại tổ chức chiến trường. Theo đó, Phân khu Duyên Hải giải thể. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn mở rộng về phía tây bắc gồm thêm tỉnh Tây Ninh. Đồng chí Trần Văn Trà, tư lệnh Khu 8 về giữ chức vụ tư kiêm chính ủy Khu. Khu 7 còn lại ba tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. Đồng chí Phan Trọng Tuệ về giữ chức vụ Chính ủy Khu 7, thay cho đồng chí Nguyễn Văn Trí về xây dựng tỉnh căn cứ Đồng Tháp Mười.

Ngày 18 tháng 11 năm 1949, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra chỉ thị số 317 thành lập các liên trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và đại đội độc lập. Cháp hành chỉ thị trên, Khu 7 thành lập liên trung đoàn 301-310 (trên cơ sở hai trung đoàn 301-310 cũ) và một tiểu đoàn chủ lực cơ động của Khu mang phiên hiệu 303 (trên cơ sở cá đơn vị cơ động cũ của Khu). Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập liên trung đoàn 306 - 312 (trên cơ sở hai trung đoàn 306 và 312 cũ) và một tiểu đoàn chủ lực cơ động của Khu mang phiên hiệu 870. Các trung đoàn còn lại được củng cố lại thao hướng gọn nhẹ, mỗi trung đoàn đều có 1 tiểu đoàn chủ lực và một số đại đội độc lập.

Trong thành phố Sài Gòn, các ban công tác Thành được biên chế lại, thành lập tiểu đoàn Quyết tử 950 trực thuộc Khu. Tiểu đoàn có 3 đại đội mang các phiên hiệu 3018, 3019, 3020.

Thực hiện quyết định thành lập bộ đội địa phương của Chính phủ (sắc lệnh ngày 7 tháng 4 năm 1949), tại miền Đông Nam Bộ, mỗi huyện thành lập được từ 1 đến 2 trung đội du kích tập trung. Lực lượng dân quân du kích phát triển rộng khắp. Mỗi xã có từ 1 đến 2 tiểu đội du kích bán tập trung. Riêng Sài Gòn, lực lượng dân quân lên đến 1.000 đội viên.

Tính đến trước tháng 8 năm 1950, cả Khu 7 và Khu Sài Gòn - Chợ Lớn có tổng cộng 7 tiểu đoàn chủ lực, 61 đại đội (10 chủ lực, 51 độc lập).

Từ năm 1949, thực dân Pháp đẩy mạnh bình định Nam Bộ và ráo riết thực hiện chiến thuật tháp canh, thiết lập mạng lưới đồn bót tháp canh dàu đặc nhằm tổ chức phòng vệ các trục lộ giao thông, các vùng kinh tế trọng điểm và chia cắt khống chế hoạt động của ta. Riêng ở miền Đông Nam Bộ và Khu 8, tính đến giữa năm 1949, lực lượng quân địch lên tới trên 51.000 tên, với gần 2.000 tháp canh. Đến mùa thu 1949, hệ thống tháp canh được xây dựng hoàn tất. Chiến thuật tháp canh mạng nhện gây cho ta rất nhiều khó khăn.

Cùng với việc xây dựng các đơn vị chủ lực, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống chính sách bao vây kinh tế của địch, lực ;ượng vũ trang Khu 7 và Khu Sài Gòn - Chợ Lớn nỗ lực tìm cách phá chiến thuật tháp canh của địch.

Trức đó, ngày 19 tháng 3 năm 1949, tổ du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An chỉ huy đã bí mật đột nhập tháp canh cầu Bà Kiên, dùng lựu đạn tiêu diệt toán lính trong tháp, gợ lở một hướng đánh: bí mật đột nhập dùng chất nổ phá hủy tháp. Sau nhiều lần nghiên cứu tập luyện và đánh thử nghiệm trên chiến trường, đêm 18 tháng 4 năm 1950, tổ du kích Tân Uyên do đồng chí Bùi Cát Vũ, giám đốc binh công xưởng Khu 7 trực tiếp chỉ huy đã một lần nữa tiếp cận tháp canh cầu Bà Kiên. Các chiến sĩ đã dùng mìn phá tường (gọi là FT) cho nổ tạo ra lỗ hổng, sau đó đưa tiếp 1 mìn khác (gọi là pêta) cho nổ từ bên trong. Tháp canh bị sập. Cách đánh tháp canh cầu Bà Kiên được nhanh chóng phổ biến trên toàn chiến trường, xuống các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ, ra Khu 5 và cả nước. Từ đây, cách đánh tháp canh được bộ đội ứng dụng rộng rãi trong đánh lô cốt, cầu cống, đồn bót, kho tàng, hình thành 1 chiến thuật tiến công đặc biệt, gọi là cách đánh đặc công.

Tháng 8 năm 1950, chiến trường miền Đông Nam Bộ được tổ chức lại. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn giả thể. Thành phố Sài Gòn và các huyện vùng ven thuộc tỉnh Gia Định như Thủ Đức, Gò Vấp, Trung Huyện tách ra thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Ban chỉ huy quân sự Đặc khi gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Thi (chỉ huy trưởng), Nguyễn Văn Linh (chính ủy), Đào Tấn Xuân (chỉ huy phó), Lương Đường Minh (Trần Hải Phụng, tham mưu trưởng), Nguyễn Tứ Phương ( Chủ nhiệm chính trị).

Lực lượng vũ trang trựa thuộc Đặc khu gồm toàn bộ hệ thống dân quân du kích thuộc Thành đội bộ, huyện đội bộ và dân quân tại chỗ. Tiểu đoàn Quyết tử 950 giải thể, ba đại đội của tiểu đoàn được xây dựng thành ba đại đội quyết tử độc lập Quyết tử độc lập của Đặc khu mang phiên hiệu mới: 3721, 3824, 3927. Ngoài ra, Đặc khu còn xây dựng ba đại đội biệt động mang phiên hiệu: 2/300, 2763, 2766.

Khu 7 được mở rộng gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một và Tây Ninh, Bộ Tư lệnh Khu gồm các đồng chí: Trần Văn Trà (tư lậnh kiêm chính ủy), Huỳnh Văn Nghệ, Tô Ký (phó tư lệnh), Lê Đức Anh (tham mưu trưởng).

Để đẩy mạnh vận động chiến tiến tới tổ chức những trận đánh lớn phối hợp với Chiến dịch Biên Giới, Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định giải thể các liên trung đoàn, thành lập bốn trung đoàn chủ lực mang phiên hiệu: Đồng Nai, Đồng Tháp, Cửu Long và Tây Đô. Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, trung đoàn Đồng Nai được thành lập gồm tiểu đoàn chủ lực 303 (của Khu 7), tiểu đoàn chủ lực 302 (của liên trung đoàn 306 - 312). Ban chỉ huy trung đoàn gồm các đồng chí: Trần Đình Xu (trung đoàn trưởng), Lê Xuân Lựu (chính trị viên).

Tháng 10 năm 1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 mở chiến dịch Bến Cát (Thủ Dầu Một) nhằm cắt đứt, giải phóng đường số 7 và phần lớn đường liên tỉnh 14, mở rộng căn cứ địa, mở thông hành lang tiếp vận từ đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gònle6n vùng căn cứ miền Đông tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch , thùc đẩy phong trào chiến trnh du kích trong toàn khu. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn chủ lực, 2 đại đội binh chủng, 5 đại đội độc lập, hơn 30.000 dân công địa phương. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Tô Ký (chỉ huy trưởng), Lê Đức Anh (tham mưu trưởng) và Nguyễn Duy Hanh (chính trị viên). Chiến dịch diễn ra từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11, trên khu vực mặt trận chính bao gồm đường số 7, liên tỉnh lộ 14và các mặt trận phụ, mặt trận phối hợp dọc quốc lộ 13. Quân ta đã tiêu diệt 509 tên địch, bắt sống 120 tên, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bót, cầu cống, phá hủy 84 xe quân sự, 5 đầu máy xe lửa, 7 tàu thuyền, thu nhiều vũ khí, đạn dược, đồ dùng quân sự và lương thực, thực phẩm. Đây là chiến dịch đầu tiên và duy nhất được tiến hành ở miền Đông Nam Bộ trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ 1947 đến 1950 là giai đoạn các đơn vị vũ trang ở miền Đông Nam Bộ nỗ lực xây dựng lực lượng, xây dựng và phát triển ba thứ quân phù hợp với điều kiện chiến trường. Trên nền cuộc chiến tranh nhân dân, các đơn vị vũ trang đã tích cực, chủ động đẫy mạnh tiến công địch, sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo, tổ chức những trận đánh lớn với hiệu suất chiến đấu cao, góp phần đánh bại từng bước chính sách bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ.

III - CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG, DUY TRÌ VÀ ĐẨY MẠNHCHIẾN TRANH DU KÍCH, GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1951 - 1954)

Từ cuối năm 1950, sau khi thất bại ở chiến trường Biên giới, thực dân Pháp bị lâm vào thế bị động về chiến lược, cố dựa vào viện trợ của Mỹ để tiếp tục đeo đuổi cuộc chiến tranh. Tại miền Đông Nam Bộ, mặc dù gặp nhiều khó khăn, chúng tiếp tục đẫy mạnh bình định, phát triển ngụy quân và tập trung thực hiện chính sách bao vây mọi mặt, chia cắt Khu 7 với miền Tây Nam Bộ.

Tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 2 họp đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Kế đó, hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất họp, xác định phương châm tác chiến ở chiến trường Nam Bộ là "du kích chiến là chính, học tập đánh vận đánh vận động trong những điều kiện thuận lợi".

Đầu năm 1951, Xứ ủy (sau Đại hội Đảng lần 2 đổi là Trung ương Cục) quyết định bốt trí lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng, kiện toàn tổ chức toàn Nam Bộ cho phù hợp với điều kiện mới.

Theo quyết định trên các Khu 7, 8 và 9 giải thể. Lấy sông Tiền làm ranh giới, toàn Nam Bộ chia thành hai Phân liên khu: miền Đông và miền Tây. Các tỉnh sáp nhập lại. Phân liên khu miền Đ6ng gồm các tỉnh: Bà Chợ (Bà Rịa và Chợ Lớn Cũ), Thủ Biên (Thủ Dầu Một và Biên Hòa cũ), Gia Ninh (Gia Định và Tây Ninh cũ), Mỹ Tân Gò (Mỹ Tho, Tân An và Gò Công cũ), Long Châu Sa (Sa Đéc và phần Châu Đốc, Long Xuyên phí tả ngạn sông Hậu). Bộ Tư lệnh Nam Bộ được củng cố lại, gồm các đồng chí: Nguyễn Bình (tư lệnh), Lê Duẩn (bí thư Trung ương Cục kiêm chính ủy), Nguyễn Đăng (tham mưu trưởng). Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Đông gồm các đồng chí: Trần Văn Trà (phó tư lệnh Nam Bộ kiêm tư lệnh), Phạm Hùng (phó bí thư Trung ương Cục kiêm chính ủy). Cơ quan quân sự các cấp được tổ chức lại theo hướng tinh giản bộ máy điều hành để tăng cường cán bộ cho cơ sở. Tỉnh đội trưởng các tỉnh gồm các đồng chí: Trần Thắng Minh(Bà Chợ), Huỳnh Văn Nghệ (Thủ Biên), Tô Ký (Gia Định), Nguye4n Văn Công (Mỹ Tân Gò), Lê Xuân Lựu (Long Châu Sa).

Lực lượng vũ trang được sắp xếp theo hướng xây dựng tiểu đoàn tập trung của tỉnh, đại đội độc lập của huyện, phát triển các đội binh chủng chuyên môn và các đội vũ trang tuyên truyền, làm cho tỉnh huyện đủ sức bảo vệ địa bàn và đẩy mạnh chiến tranh du kích tại địa phương. Theo đó, Trung đoàn Đồng Nai giả thể. Tiểu đoàn 302 được giữ làm tiểu đoàn chủ lực cơ động của Phân liên khi miền Đông. Mỗi tỉnh xây dựng một tiểu đoàn tập trung. Đó là các tiểu đoàn: 300 (Bà Chợ), 303 (Thủ Biên), 306 (Gia Ninh), 309 (Mỹ Tân Gò), 311 (Long Châu Sa). Mỗi huyện có 1 đại đội bộ đội địa phương. Ngoài ra, các tỉnh đều có một số biệt đội binh chủng như công pháo, công binh, đặc công và đội vũ trang tuyên truyền.

Việc bố trí lại chiến trường, tổ chức lại cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang đã tạo điều kiện củng cố lại một bước căn bàn về tổ chức chỉ huy, chiến trường và lực lượng, trong bối cảnh địa bàn bị địch bao vây chia cắt mạnh; làm cho lực lượng vũ trang chủ động dựa bám vào địa phương, tổ chức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật và hoạt động tác chiến tiêu diệt địch.

Đến mùa thu năm 1951, công tác tổ chức chiến trường, sắp xếp lực lượng hoàn tất. Dựa vào lực lượng du kích và nhân dân tại chổ, các tiểu đoàn đẩy mạnh hoạt động chống càn quét và chủ động tìm đánh địch trên khắp các vùng căn cứ, vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm.

Tiểu đoàn chủ lực 302 triển khai hoạt động trên dọc khu vực hành lang từ Chiến khu Đ lên Chiến khu Dương Minh Châu. Tính riêng trong 6 tháng cuối năm 1951, tiểu đoàn đã diệt 263 tên địch, bắt sống 10 tên, thu 26 súng và trên 3 tấn đạn các loại.

Tiểu đoàn 300 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Bà Chợ đánh địch càn quét ở các chiến khu Rừng sác, Phú Mỹ, Xuyên Phước Cơ, đốt cháy kho xăng Nhà Bè, đánh hỏng nặng tàu Sain Loubarbier, phá sập cầu Bến Lức. Bộ đội đặc công nước ra đời và đánh hỏng hàng chục tàu trên dọc sông Lòng Tàu, Rừng Sác. Ngày 29 tháng 1 năm 1951, bộ đội liên huyện Nhà Bè - Cần Giuộc - Cần Đước tiến công chi khu liên huyện Nhà Bè - Cần Giuộc - Cần Đước tiến công chi khu Cần Giờ, diệt gọn hai đại đội lính Cao Đài phản động.

Tiểu đoàn 303 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Biên đánh địch trên đường số 1, 2, 13, 20, đường sắt sài Gòn - Lộc Ninh, và chống càn quét ở Chiến khu Đ, Thuận An Hoà, Bến Cát. Ngày 20 tháng 7 năm 1951, tiểu đoàn 303 và biệt động Thủ Biên tập kích yếu khu Trảng Bom, diệt 50 lính Âu Phi, bắt sống 50 tên khác, thu 200 súng và 5 triệu đồng tiền Đông Dương ngân hàng.

Tiểu đoàn 306 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Gia Định đánh địch càn quyét ở Chiến khu Dương Minh Châu, Bời Lời, Trảng Bàng, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An, Bình Mỹ, và thực hiện công tác Cao trào Cao Đài vận. Lực lượng bảo vệ căn cứ Dương Minh Châu tiêu diệt Bộ chỉ huy cuộc hành quân "nhà lá" của địch, trong đó có 1 tên quan năm.

Tiểu đoàn 309 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Mỹ Tân Gò đánh giao thông địch trên đường 16, dọc các sông Tiền, sông Vàm Cỏ và chặn đánh các cuộc càn mang tên "gió lốc" 1,2,3,4 của chúng và Chiến khu Đồng Tháp Mười. Tính riêng 3 tháng cuối năm 1951, tiểu đoàn đã diệt 1.521 tên địch, đánh chìm 31 tàu và 2 xe lội nước.

Lực lượng vũ trang và thành Sài Gòn tập kích câu lạc bộ sĩ quan không quân Pháp tại góc đường Ma Mahom- Mayyer, diệt 60 sỹ quan không quân Pháp. Biệt động thị xã Vũng Tàu tiến công khu nhà nghỉ của sĩ quan Pháp, diệt 1 thiếu tướng và 51 sĩ quan.

Vừa chiến đấu vừa nỗ lực xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đến cuối năm 1951,các tỉnh đã xây dựng củng cố hàng trăm tiểu đội du kích tập trung.Các đơn vị du kích vừa phối hợp với bộ độin tập trung của tỉnh chống càn, tiên diệt địch, vừa chủ động độc lập tác chiến bảo vệ địa bàn, hỗ trợ cho các phong trào dầu tranh chính trị quần chúng.

*

Sang năm 1952, thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh bình định ở Nam Bộ. khác phục tình trạng thiếu quân don phải rút bớt lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, chúng thành lạp chi đoàn ứng chiến cơ động ngụy số 6, cho ra đời 104 đội cảnh sát đô thị và biệt kích SDS, xây dựng một tiểu đoàn và 17 đại đội Cao Đài, 10.000 lính Hòa Hảo, 1 trung đoàn "Bình Xuyên ly khai" của Lê Văn Viễn, 17 tiểu đoàn trong số 25 tiểu đoàn Nam Bộ được bố trí miền Đông.

Đầu năm 1952, Bộ Tư Lệnh Nam Bộ chỉ thị cho các chiến trường: chấn chỉnh quân đội, xúc tiến tổ chức các binh chủng chuyên môn, tăng cường kỹ thuật chiến đấu cho du kích, học tập vận động chiến: quyết tâm tiêu diệt, tieu hao sinh lực địch, đồng thời ra sức xây dựng và phát triển lực lượng ta.

Tháng 2 năm 1952, Bộ tư lệnh Nam Bộ ra quyết định thành lập tiểu đoàn chủ lực304 làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Nam Bộ ở Duognư Minh Châu. Tiểu đòan302 di chuyển hoạt động lên phía bắc giáp biên giới Cam-pu-chia. Tháng 5 năm 1952, thành lập tiểu đoàn 302 làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ trung ương từ Hàm Tân-Xuyên Mộc về chiến khu Đ, đưa đón, bảo vệ các đoàn cán bộ từ Nam Bộ ra Trung ương và ngược lại.

Thực hiện chỉ thị Bộ tư lệnh và chấn chỉnh quân đội, tháng 8 năm 1952, Bộ tư lệnh phân liên khu miền Đông mở đợt huấn luyện quân sự và sinh hoạt chính trị trong các tiểu đoàn chủ lực, tiểu đoàn tập trung và đại đội bộ đội địa phương. Riêng các tiểu đoàn tập trung và chủ lực chia làm hai đợt: 302,303,306 học đợt đầu; 300,309,311 học đợt sau. Mỗi đơn vị lại chia làm hai bộ phận luân phiên huấn luyện. đến giữa tháng 10 năm 1952, nhiều đơn vị đã học xong chương trình chính trị "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", "chính sách ruộng đất và thuế nông nghiệp", và huấn luyện xong phần chiến thuật vận động, phục kích công đồn lỳ tập, kỹ thuật xạ kích, ném lựu đạn ... Mặc dù một số đơn vị học chưa hết chương trình và kết quả chưa cao, đợt học tập và huấn luyện quân sự đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chiến đấu trong lực lượng vũ trang ở miềnn Đông Nam Bộ.

Tháng 10 năm 1952 một cơn bão chưa từng có bất ngờ ập đến miền Đông Nam Bộ, tàn phá dữ dội các khu vực thuộc tỉnh , Thủ Thiêm, Bà Chợ, Gia Định. Nước từ các sông suối đột nhiên đổ về , dâng cao ngập gây nạn úng lịt nghiêm trọng. Nhà cửa, kho tàng, nương rẫy của bộ đội trong căn cứ bị bão lụt phá hủy nặng nề. Nạn đói diến ra từng ngày một. Lợi dụng lúc ta đang gặp khó khăn, thực dân Pháp tổ chức càn quyét liên tục vào các căn cứ của ta, với chiến thuật mới: sử dụng các đơn vị biệt kích nhỏ lẻ có gián điệp chỉ dường, bất ngờ đánh úp rồi rút ra nhanh chóng. Thêm vào đó, trong khi thực hiện phương trâm ba vùng, một số địa phương đã phạm sai lầm hữu khuynh, đánh giá thấp tính chất vùng kháng chiến, co về phòng thủ bị động. Hậu quả trận bão lụt, sai lầm hữu khuynh và chiến thuật mới của địch gây cho ta rất nhiều khó khăn.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương cục và Bộ tư lệnh phân liên khu miền Đông, lực lượng vũ trang ta đã nỗ lực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vận chuyển lương thực thcự phẩm từ khu 8 lên miền Đông để cứu đói. Nhiều đơn vị vừa tích cự chống càn quyét vừa chủ động phục kích giao thông, tập kích các căn cứ của địch để lấy lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Hai đội công tác của phân liên khu và bộ đội vũ trang tuyên truyền của các tỉnh đi vào cơ sở phổ biến chủ trương đẩy mạnh khánhg chiến của vùng tranh chấp và cùng bị chiếm, uốn nắn những thiếu sót, khôi phục cơ sở và lực lượng vũ trang xã ấp, từng bước nâng tầm thế vùng kháng chiến ở địa phương.

Từ đầu năm 1952 đến nửa đầu năm 1953 là quãng thời gian kho khăn nhất trong Cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Các lực lượng vũ trang quân khu 7 và Đặc Khu Sài Gòn - Chợ lớn vùa tiếp tục củng cố và xây dựng đơn vị mới, thực hành học tập và chính trị quân sự, vừa kiên cường khắc phục những khó khăn do thiên tai, địch họa và sai lầm hữu khuynh gây ra. Đó là bước thủ thách quan trọng trước khi các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ giữa năm 1953, trong thế bị động, thực dân Pháp buộc phải rút quân ở Nam Bộ ra chiến trường Trung và Bắc Bộ. Tháng 9, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954. Thực hiện chỉ thị trung ương Cục về " chuẩn bị đón lấy thời cơ mới", Bộ tư lệnh phân khu miền Đông đã đề ra nhiệm vụ chính đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố, mở rộng căn cứ địa, đẩy mạnh công tác địch vận.

Về nhiệm vụ quân sự, Bộ tư lệnh phân liên khu đề ra kế hoạch cần củng cố lực lượng vũ trang, bán vũ trang, thực hiện " vừa tác chiến vừa xây dựng, vừa xây dựng vừa tác chiến"; kế hoạch ghi rõ nội dung xây dựng, củng cố đối với đối tượng cụ thể; tiểu đoàn chủ lực của phân liên khu, tiểu đoàn tập trung của tỉnh, đại đội bộ đội địa phương của huyện, du kích xã và các đội binh chủng chuyên môn, đặc công thủy, công binh, công pháo. Về bố trí lực lượng, bộ đội địa phương huyện và du kích xã bố trí chiến đấu tại chỗ, bảo vệ địa phương, các đội binh chủng chuyên môn bố trí dọc những trục lộ giao thông thủy, bộ quan trọng; các tiểu đoàn tập trung và phân tán một cách linh hoạt, không thụ động trụ bám trong căn cứ. Mục tiêu hoạt động quân sự gồm: đường và phương tiện giao thông của địch, toán địch tuần tiểu, lô cốt, đồn bót và đội hình hành quân địch khi mới tập trung lại. Phương trâm hoạt động là " lấy việc xây dụng cơ sở nhân dân, phát triển chiến tranh du kích làm căn bản".

Chấp hành chỉ thị trên, trong những tháng cuối năm 1953 đầu năm 1954, các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ vừa củng cố, phát triển lực lượng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường. Tính từ tháng 9 năm 1953 đến tháng 5 năm 1954, các lực lượng vũ trang thuộc phân liên khu đã đánh tổng cộng 2.133 trận, tiêu diệt và bức hàng 197 đồn bót, tháp canh, diệt làm bị thương và bắt sống 9.699 tên (có 150 sỹ quan), đánh chìm 37 tàu, phá hủy 65 xe cơ giới, 28 kho đạn gần 10 tấn, th 2.632 súng, 8.411 lựu đạn và đạn súng cối. Đặc biệt tiểu đoàn chủ lực 302 đã sát cánh cùng lực lượng vũ trang Cam-pu-chia tiến công giải phóng một vùng đất đai rộng lớn dọc hai biên giới Việt Nam - Campuchia.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Gơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. và 6 giờ ngày 11 tháng 8 năm 1954, lệnh ngừng bắn được quân và dân ta thực hiện nghiêm chỉnh trên toàn bộ chiến trường miền Đông Nam Bộ. Một bộ phận lớn các đơn vị vũ trang tập trung về Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu và Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười để tập kết qua miền Bắc. Một bộ phận khác ở lại tổ chức cất giấu vũ khí, bố trí cán bộ, cùng nhân dân bước vào thời kì đấu tranh mới.

*

Sau hơn 3.000 ngày đêm chiến đấu, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã cùng quân và dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong hơn 3.000 ngày đêm ấy, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ ra đời và ngày một phát triển, trở thành lực lượng vũ trang ba thứ quân rộng khắp, và có khả năng tác chiến tiêu diệt quân địch trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất. Sự từng trải, những bài họ lịch sử đúc kết trong hơn 3.000 ngày đêm liên tục xây dựng và chiến đấu ấy là hành trag quý báu để các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ vững bước vào thời kỳ lịch sử tiếp theo.

CHƯƠNG HAI

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ( 1954 - 1975)

TÁI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG PHỤC VỤ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ KHỞI NGHĨA GIÀNH QUYỀN LÀM CHỦ NÔNG THÔN.

Sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ 1954, ở miền nam, ta chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, nhưng trái lại, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, đế quốc Mỹ dựng lên ở miền Nam chính quyền tay sai, thực hiện chiến lược "tố cộng, diệt cộng", tập trung đàn áp người kháng chiến, người yêu nước vô cùng tàn khốc, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cách mạng. Cho đến năm 1957-1958 trong chỉ đạo, ta chưa tìm ra được phương pháp và hình thức thích hợp để quần chúng chủ động chống trả địch một cách có hiệu quả, tuy rằng tháng 6 năm 1956 đã có Nghị quyết Bộ Chính Trị xác định " đấu tranh chính trị không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức vũ trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định", có dự thảo " Đề cương cách mạng Miền Nam" của đồng chí Lê Duẩn xác định con đường bạo lực của cách mạng miền Nam và nghị quyết tháng 12 năm 1956 của Xứ ủy Nam Bộ trong đó có đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, khôi phục căn cứ.

Trong tình thế đó, do yêu cầu vũ trang ngày càng bức xúc, trước hết là để tự vệ diệt ác, chủ động của từng cấp ủy, đảng bộ địa phương từ 1955, các nhóm vũ trang và hoạt động vũ trang chủ yếu là diệt ác, đã lần lượt xuất hiện ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Kiến Tường, Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa núp dưới danh nghĩa các " đội chống trộm cướp" hoặc " lực lượng giáo phái" (Cao Đài, Hòa Hảo), "lực luọng bình xuyên".

Tuy nhiên, ở một số địa phương có hiện tượng thành lập đội vũ trang rồi giải tán, đào súng lại chôn súng,... do còn đấu tranh giữa hai con đường vũ trang hay không vũ trang.

Thực hiện Nghị quyết tháng 12 năm 1956, Xứ ủy cử các đồng chí Lê Thanh, Lâm Quốc Đăng phụ trách việc căn cứ địa phương của Xứ ủy miền đông trên hai khu vực miền núi ở phía đông bắc và tây bắc Sài Gòn (các chiến khu Đ và chiến khu Dương Minh Châu mở rộng lên phía biên giới). Nghị quyết tháng 12 năm 1956 mở đường cho các địa phương xây dựng lực lượng vũ trang, tuy chưa phải hoàn toàn dứt khoát, đều khắp. Lực lượng phát triển nổi bật ở các tỉnh Long An, Kiến Tường, Tây Ninh, Thủ Dầu Một... đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến (tám Xuyến), ủy viên quân sự Xứ ủy được cử phụ trách lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Đông. Đến những năm 1957, 1958 các tỉnh đều có lực lượng du kích ngầm hoặc lực lượng vũ trang ở căn cứ. Các lực lượng tập trung nổi bật có:

Hai đơn vị vũ trang tập trung tỉnh Long An, mang danh hiệu là các tiểu đoàn 506,508.

Tiểu đoàn 504 ở huyện Mộc Hóa, Thủ Thừa.

Các đơn vị tập trung ở Tây Ninh mang các tên C20, C30,C70,C80... (lần lượt giao cấp trên quản lý).

3 trung đội của Thủ Dầu Một( đứng chân ở Long Nguyên).

Cuối năm 1957, các đơn vị miền Đông lần lượt được thành lập do các tỉnh đưa lên (trong đó có cả các trung đội ở đồng bằng Sông cửu long lên).

Tháng 6 năm 1958, ban Quân sự miền Đông được thành lập. chỉ huy trưởng: Nguyễn Hữu Xuyến, chỉ huy phó : Lê Thanh, Nguyễn Thược. Đến lúc này, lực luọng vũ trang miền Đông đã có các đơn vị đại đội 60, các đại đội 50, 70 ở khu vực Bù Cháp, Lý Lịch; đại đội 250 (do một bộ phận " Bình Xuyên ly khai" và lực lượng "Rừng xanh" ở Thủ Dầu Một hợp lại)... Tiếp tục thành lập các đơn vị C200, C300, các đơn vị đặc công C800A, C80B. Công binh xưởng miền được xây dựng ở các căn cứ mã đà, Bà Chiêm, Rừng Sác,... tổ chức quân y, cơ sở sản xuất, xây dựng thêm các căn cứ ở khu vực Bà Rịa - Long Khánh gọi là kh E: Mây tào, Hắc Dịch, Xuyên Mộc, vùng sông La Ngà, Rừng Sác...

Từ giữa năm 1957 ngoài các hoạt động vũ trang tuyên truyền ,diệt ác ,phục kích nhỏ,ta bắt đầu tổ chức thực hiện một số trận tiến công bằng lực tập trung như các trận Bến Củi (tháng 5 năm 1957) ,trận Minh Thạnh (tháng 8 năm 1957).Trận Minh Thạnh đánh dấu sự mở đầu thời kỳ hoạt động vũ trang hỗ trợ đấu tranh vũ trang ở miền đông nam bộ .Đặc biệt trận đánh càn tháng 9 năm 1957 ở chiến khu Đ diệt 1 đại đội ,đánh tan 2 đại đội khác của địch .

Tuy nhiên ,địch phản công rất quyết liệt nhất là từ giữa 1956 đến cuối 1958 qua các chiến dịch trương tấn bửu (10 tháng 7 năm 1956 đến 22 tháng 11 năm 1958, Nguyễn Trãi (20 tháng 4 năm 1958 đến 20 tháng 11 năm 1958),Hồng Châu ,gây cho ta tổn thất nặng nề ,cách mạng lâm vào thoái trào .Trongtình thế như vậy ,vào đêm 11 tháng 8 năm 1958, quân ta thực hiện tiến công chi khu Dầu Tiếng, làm chủ đồn Cộng hòa nhiều giờ, chiếm nhiều mục tiêu hành chính, diệt nhiều địch, thu nhiều súng đạn, một số tiền, gây được tiếng vang lớn.

Địch vẫn giữ quyền chủ động tiếp tục phản kích mạnh, gây cho ta tổn thất nghiêm trọng, năm 1959 " lực lượng cách mạng ở miền Nam vào tình thế hết sức nguy hiểm". Tuy nhiên chính sách "tố cộng-diệt cộng" đang gây thù oán cao độ trong nhân dân, chế độ độc tài gia đình trị của anh em Diệm làm cho mầm mống mâu thuẫn nội bộ tay sai Mỹ ngày càng tăng. Lực lượng và phong trào cách mạng đang từ thoái trào nhem nhoái lại, ở nhiều nơi có bước phát triển mới, lực lượng vũ trang tự vệ ngày càng tăng, bên cạnh một số trận đánh có tiếng vang lớn, hoạt động diệt ác tương đối phổ biến. Diệm phải tuyên bố " Miền Nam trong tình trạng chiến tranh".

Tháng 1 năm 1959, Nghị quyết 15 Trung ương Đảng ra đời, trong đo xác định " con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là "khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân", " lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng nhân dân". Yếu tố " cho phép vũ trang" tạo nên sức bật có tỉnh nhảy vọt của cách mạng miền nam trong bối cảnh lúc bấy giờ.

Ở miền Đông, Nghị quyết 15 đến tháng 9 năm 1959 mới được phổ biến đến bí thư tỉnh ủy. Tuy nhiên , trên toàn miền Nam , thực tế đã ở trong quá trình khởi nghĩa từng phần do sinh khí "vũ trang" đang truyền đi lan rộng. Trên chiến trường miền Đông, điều này hiện rõ nhất ở Long An, hoạt động vũ trang tuyên truyền ở đây đã tiến vào đô thị. Tỉnh ủy Gia Định cũng đã thành lập được đơn vị tập trung đầu tiên sau năm 1954 ( gọi là C13, ban đầu có 20 người) . Tháng 7 năm 1959, xảy ra trận Nhà Xanh, tổ đặc công C250, phối hợp tự vệ mật Biên Hòa, tấn công câu lạc bộ cố vấn Mỹ thuộc cơ quan MAAG. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên (sau năm 1954) trên chiến trường Miền Nam; hai quân nhân Mỹ chết tại trận này được coi là những người lính Mỹ đầu tiên chết trong " kỷ nguyên Việt Nam".

Ngày 17 tháng 1 năm 1960, Bến Tre đã mở màn cuộc đồng khởi có quy mô lớn và phác họa đày đủ nhất phương thức ba mũi giáp công, kết hợp tiến công địch giành quyền làm chủ nông thôn.

Trong khi cuộc đông khởi ở Bến Tre còn đang tiếp diễn, đêm 25 rạng sáng 26 tháng 1 năm 1960, các lực lượng vũ trang miền Đông tiến công căn cứ trung đoang 32 ( sư đoàn 13 ngụy) tại Tua Hai, có kết hợp bộ binh, đặc công, nội tuyến, làm chủ được căn cứ, diệt nhiều địch thu 1600 súng. Trận Tua Hai đạt yêu cầu về chính trị quân sự, cổ vũ khí thế nổi dậy trên toàn chiến trường, trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình ở miền Đông.

Ở Tây Ninh, ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, nhân dân vùng dậy, có lực lượng vũ trang hỗ trợ giải phóng và giành quyền làm chủ 2 phần ba tỉnh.

Long An thực hiện ba đợt đồng khởi, đến tháng 3 năm 1961, giải phóng 29 xã (Đức Huệ giải phóng huyện), gần toàn tỉnh "tề ấp tê liệt, tề xã khấp khểnh".

Kiến Tường với 2 đợt đồng khởi giải phóng 9 xã và một số ấp, chuyển lên làm chủ ở vùng,

Thủ Dầu Một quan hơn 1 tháng tiến công và nổi dậy, làm chủ hơn 40 ấp thuộc 25 xã (trên 46 xã toàn tỉnh) và hơn 10 làng trên 22 làng cao su.

Bà Rịa mở màn đồng khởi bằng trận Bình Ba; sau gần 1 năm tiến công và nổi dậy, thực lực cách mạng lớn nhanh chóng, bộ máy tè ngụy ở nông thôn bị phá thành từng mảng lớn, các tuyến giải phóng hình thành thế liên hoàn.

Biên Hòa gấp rút tăng cường lực lượng vũ trang hỗ trợ đồng khởi, thực hiện "diệt một rã mười, vừa đánh vừa khuếch trương thế lực ..." , giải phóng vùng chiến khu cũ, tạo thế đứng rộng lớn cho cách mạng ở Nam Bắc sông Đồng Nai, đặc biệt ở phía Bắc.

Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định được hợp nhất thành một địa bàn Sài Gòn - Gia Định để tạo thế thực hiện đồng khởi. Với địa bàn nông thôn cận đô thị và đô thị, cần phải đảm bảo cho phong trào quần chúng ở thế hợp pháp thì mới giữ được thế chủ động tiến công địch, ta gấp rút phát triển lực lượng vũ trang, đồng thời thực hiện 2 phương thức đồng khởi khác nhau trên vùng nông thôn sau và cùng ven đô. Vùng nông thôn sâu theo phương thức ở đồng bằng, vùng ven đô hoạt động theo phương trâm đánh đau, đánh hiểm, nhưng không có tiếng vang.

Cùng với việc hình thành cùng giải phóng rộng lớn, trong đồng khởi, lực lượng vũ trang miền Đông đã phát triển nhanh chóng. Phổ biến trên chiến trường miền Đông lúc này là xã có du kích xã, huyện, tỉnh có lực lượng tập trung, xương tự tạo vũ khí.

Về lực lượng tạp trung tỉnh, Tây Ninh có các lực lượng bộ binh, trinh sát, đặc công, công binh, Long An tổ chức "đơn vị cơ động" từ hai đơn vị 506,508; Kiến Tường có 2 đại đội tỉnh giao lên khi một đại đội; Thủ dầu một có các tổ vũ trang hành động ở xã, huyện, trung đội tập trung ở Bến Cát, có sở nội ứng rất mạnh trong hàng ngũ dân vệ; Bà Rịa thực tế có hai đại đội tỉnh, ở Sài Gòn - Gia Định ngoài C13, các huyện đều có ban quân sự và lực lượng vũ trang từ tổ đến vài tiểu đội, một bộ phận phụ trách quân sự nội đô được thành lập. Có những đơn vị vũ trang thực hiện được những trận đánh đạt hiệu suất cao như trận của "đơn vị cơ động Long An" đánh tiểu đoàn "Cọp đen" diệt gần 100 tên, trận đại đội 45( Bà Rịa " diệt tiểu đoàn bảo an ở Hắt Dịch; trận chống càn 3 ngày ở Bing Sáu Xã của lực lượng Thủ Đức, diệt 72 tên địch...).

Từ miền Bắc đường vận tải chiến lược vào Nam, đường bộ 559, đường biển 759 đã hình thành. Cuối tháng 10 năm 1960, các đoàn xoi đường Bắc vào và Nam ra đã gặp nhau ở Dạt Tơri nam Gia Nghĩa và cây số 5 lộ 14B.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại Tùn Đuôn, xã Tân Lập huyện Châu Thành nằm trong vùng căn cứ bắc Tây Ninh. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp, thành lập mặt trần Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận thành lập nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, đẳng phái, tôn giáo, xu hướng chính trị, cùng đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất tổ quốc.

Với cuộc đồng khởi năm 1960, cách mạng miền nam đã vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất, từ thế giữ gìn lực lượng, chuyển hẳn sang thế tiến công. Tài liệ mật Bộ quốc phòng Mỹ thú nhận: " Đến cuối năm 1960, toàn bộ nông thôn phía nam và phía tây nam Sài Gòn, một số vùng phía bắc, Cộng sản đã kiểm soát và bao vây Sài Gòn".

Trên toàn Nam bộ đến cuối năm 1960, gần 800 xã trong số 1296 xã, nhân dân đã nổi dậy làm chủ, trên 100 xã hoàn toàn được giả phóng, 560 xã có đội du kích, 190 xã thành lập trung đội du kích gồm 7000 người; ngoài ra, mỗi xã có hàng chục dân quân tự vệ; chiến lược " tố cộng - diệt cộng" đã sụp đổ, Ngô Đình Diệm buộc phải công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn Miền Nam.

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BA THỨ QUÂN GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC " CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA MỸ.

Chiến lược " tố công-diệt công" đã sụp đổ. Để tiếp tục âm mưu giữ miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược " chiến tranh đặc biệt", tiến hành cuộc chiến tranh bằng quân đội tay sai với tiền của, vũ khí, và sự chỉ huy của Mỹ, hòng đè bẹp và tiêu diệt cách mạng miền Nam.

Cụ thể hóa, thực thi nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thư III (tháng 9 năm 1960), cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị song song, đánh địch bằng ba mũi giáp công của cả ba vùng chiến lược, phát hiện sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân ở miền Nam để đánh bại " chiến tranh đặc biệt " của Mỹ và tay sai.

Theo yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy nam bộ.

Biện pháp "ấp chiến lược" được địch coi là "quốc sách và là "Xương sống" của chiến lước " chiến tranh đặc biêt".

Ngày 15 tháng 2 năm 1961 Quân giải phóng miền Nam được thành lập từ sự thống nhất của lực lượng vũ trang miền Nam. Hệ thống cơ quan chỉ huy quan sự từ Miền đến xã được thành lập.

Tháng 2 năm 1961, theo chỉ thi Trung Ương, các tỉnh ven biển Nam bộ tổ chức đưa thuyền ra Bắc nhận vũ khí, Miền Đông Nam bộ, tổ chức đoàn 555 lo việc này, do các đồng chí Dương Quang Đông và Lê Minh Thịnh phụ trách.

Tháng 3 năm 1961, đơn vị C150 (500 người) được thành lập tại khu A để lo việc xây dựng căn cứ, sản xuất lương thực, giao liên . Đồng chí Lân Quốc Đăng làm bí thư Đảng ủy.

Tháng 2 năm 1961, tiểu đoàn đầu tiên của Khu 7, được thành lập tại Suối Linh gọi là d500 (số quân 600), do Đặng Ngọc Sỹ làm tiểu đoàn trưởng đàu tiên, Nguyễn Trọng Tám (Bảy BK) làm chính trị viên. Cuối năm 1961, sau trận Phước Thành, thêm tiểu đoàn 800.

Đơn vị tập trung của Sài Gòn-Gia Định đến tháng 8 năm 1961 có 1 đại đội bộ binh (K17 - đại đội 13) 160 người, 1 trung đội đặc công, một khung trường. Lực lượng biệt động đang hình thành.

Bộ đội tập trung các tỉnh phát triển nhanh, đặc biệt là việc tăng cường các phân đội binh chủng.

"Đơn vị cơ động" của Long An có 2 đại đội bộ binh, 2 đại đội đặc công, một đại đội đại liên, một đại đội ĐKZ, một trung đội công binh, một trung đội thông tin.

Bộ đội tỉnh Kiến Tường có hai đại đội bộ binh, hai đại đội đặc công.

Bộ đội tập trung tỉnh Tây Ninh gồm tiểu đoàn 14, các đại đội công binh, đặc công, một phân đội thông tin.

Tỉnh Thủ Biên, tháng 7 năm 1961, tách thành 3 tỉnh; Thủ dầu một, Phước Thành, Biên Hòa. Đại đội 380 của tỉnh được chia đều làm nòng cốt xây dựng 3 đại đội tập trung của 3 tỉnh.

Ở Bà Rịa đầu năm 1961, hai đại đội 40 và 45 được sáp nhập thành đại đội 445 của tỉnh, một số trung đội còn lại được tăng cường cho các huyện.

Ở mỗi huyện đều có một đến hai trung đội tập trung, riêng ở Tây Ninh, các huyện có đại đội.

Các xã giải phóng đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích. Các xã chưa giải phong có du kích mật. Nông thôn ngoại thành Sài Gòn co các đội du kích liên xã, lực lượng du kích mật phất triển mạnh. Các địa phương đều có lò rèn hoặc xưởng làm vũ khí tự tạo thô sơ, sửa chữa súng, nhồi lắp đạn.

Ban quan sự Miền B2 được thành lập (Trực thuộc trung ương cục). Thiếu tướng Trần Lương làm chính ủy lực lượng vũ trang; Thiếu tướng Trần Văn Quang làm trưởng Ban quân sự Miền.

Tháng 5 năm 1961, các quân khu được thành lập lại.

Quân khu 7 (Quân khu miền Đông) gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Biên Hòa, Bà Rịa. Tư lệnh kiêm chính ủy Quân Khu 7 là Nguyễn Hữu Xuyến, phó tư lệnh Nguyễn Hồng Lâm (Nguyễn Văn Bứa) và Lâm Quốc Đăng. Căn cứ đầu não đầu tiên của khu đặt tại Suối Linh, Chiến khu Đ.

Quân khu Sài Gòn-Gia Định gồm toàn bộ thành phố Sài Gòn - chợ lớn, tỉnh Gia Định và các huyện Củ Chi (lúc đó thuộc tỉnh Hâụ Nghĩa), Phú Hòa, Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương). Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng quân khu trưởng quân khu là Trần Hải Phụng. Chính ủy là Nguyễn Hồng Đào(Tư Hồ). Căn cứ đầu não khu đặt ở khu vự Hố Bò, bắc Củ Chi.

Ngày 5 tháng 5 năm 1961, đoàn cán bộ quân sự đầu tiên tăng cường cho Ban quân sự Miền và các quân khu thuộc chiến trường B2( đoàn phương đông I) bắt đầu hành quân vào miền Nam; ngày 28 tháng 7 năm 1961 tới đồi 300 tỉnh Bình Long; ngày 1 tháng 6 năm 1961, đoàn cán bộ thứ 2 (thường gọi là đoàn Dân Tiến) lại lên đường.

Tháng 7 năm 1961, Trung ương Cục công bố quyết định thành lập trung đoàn đầu tiên của Miền. Ngày 2 tháng 9 năm 1961, tiểu đoàn 1 và 2 làm lễ ra mắt tại Tây Ninh và Chiến khu Đ. Tiểu đoàn 1 do Bùi Thanh Vân (út Liêm) làm tiểu đoàn trưởng, Đặng Văn Thượng làm chính trị viên. Tiểu đoàn 2 do Huỳnh Leo (Bình Minh) làm tiểu đoàn trưởng, Bảy Trợt (tức HẢi) làm chính trị viên.

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng và củng cố căn cứ mới, tháng 9 năm 1961, Quân khi miền Đông thực hiện tiến công tiểu khu Phước Thành. Bộ chỉ huy trận đánh gồm có: Nguyễn Hữu Xuyến, chỉ huy trương; Nguyễn Việt Hồng, chính ủy; Đặng Hữu Thuấn, tham mưu trưởng; Đặng Ngọc Sĩ, chỉ huy phó.

Với tổng số quân 400 người (gồm chủ lực khu và lực lượng địa phương tỉnh và hai huyện Tân Uyên, Phú Giáo), đêm 8 rạng 9 tháng 9 năm 1961, ta đã tiến công tiểu khu quân sự đầu não của địch có quân số đông gấp 5 lần (2000 tên). Bằng chiến thuật bí mật tiềm nhập, kết hợp vận động tiến công, ta đã tạo được thế bất ngờ, bao vây chia cắt địch ngay từ đầu, tiêu diệt và làm xóa phiên hiệu cơ quan đầu não tiểu khu Phước Thành, chi khu Phước Vĩnh, diệt và bắt 700 tên (trong đó có toàn bộ các cơ quan đầu não của tỉnh), tiểu đoàn biệt động quân, bắt hơn 400 tên) thu 600 súng, giải thoát 300 tù chính trị... Đây là chiến thắng quan trọng nhất ở miền Nam và sau đồng khởi.

Cuối năm 1961, Bộ chỉ huy quân khu Sài Gòn - Gia Định tổ chức cơ quan chỉ đạo ra hai bộ phận phụ trách quân sự ngoại thành và nội đô.

Ngày 22 tháng 12 năm 1961, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lập trung đoàn bộ binh 2 cho chiến trường B2 và điều ngay trung đoàn vào chiến trường.

Ngày 9 tháng 2 năm 1962, trung đoàn 1 chính thức làm lễ ra mắt nhân dân tại Trảng Dài, tỉnh Tây Ninh, lấy biệt danh là Q761 (hoặc C56), trung đoàn trưởng là Tăng Thiên Kim (Hoàng Đình Chương), chính ủy là Lê Văn Nhỏ. Tháng 6 năm 1962, trung đoàn 2 mật danh Q762 (hoăch C58) làm lễ ra mắt Chiến khu Đ; trung đoàn trưởng là Nguyễn Văn Công, chính ủy là Nguyễn Văn Bảy, trung đoàn phó tham mưu trưởng là Tạ Minh Khâm.

Trong thời kì chiến tranh đặc biệt, quân, dân miền Nam lần lượt đánh 2 kế hoạch lớn của địch, là kế hoạch Stalây-Taylo (từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962), trong đó lực lượng cố vấn và quân yểm trợ Mỹ từ 2000 năm 1960 tăng lên 26.200 người năm 1964, phương tiện chiến tranh không ngừng tăng lên (1964 có 893 máy bay,418 đại bác, 912 tăng thiết giáp). Số quân ngụy năm 1965 là 385.000, trong đó hơn phân nửa bố trí ở chiến trường Nam bộ, nơi được coi là chiến trường chủ yếu trong các kế hoạch bình định; trong số này có 2 sư đoàn chủ lực (5, 25 và 9 tiểu đoàn biệt động quân (trong 14 tiểu đoàn biệt động quân ở nam bộ. (80 tiểu đoàn trên 127 tiểu đoàn). Thực hiện kế hoạch Stalay-Taylo, địch tập trung mọi lực lượng vào việc gom dân, lập ấp chiến lược, trong đó quân chủ lực mở 3 chiến dịch quy mô cấp sư đoàn và sư đoàn tăng cường đánh vào các chiến khu lớn (chủ yếu là các chiến khu Dương Minh Châu và Đ, các chiến dịch "mặt trời mọc", "sao mai", "thu đông"...) Cuộc chiến tranh chống gom dân, lập ấp chiến lược diễn ra giằng co, quyết liệt, là cuộc đấu tranh vừa cấp bách, vừa lâu dài, bằng cả lực lượng quân sự, chính trị, ba mũi giáp công(chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp ba thế (hợp pháp, nửa hợp pháp, không hợp pháp)... Các lực lượng vũ trang giữ vai trò xung kích hỗ trọ đắc lực cho đấu tranh chính trị góp phần quyết định làm thất bại các kế hoạch của địch. Như trong phản công chiến dịch "mặt trời mọc", các lực lượng vũ trang đã 253 trận, diệt 3000 tên. Kế hoạch Stalay-Taylo của địch bị đánh bại. Tuy nhiên, chúng cũng đẫ lập được 230 ấp trên toàn nông thôn Nam bộ (bằng 59 phần trăm của 3900 ấp lập được trên toàn Miền.), trong đó ở miền Đông Nam Bộ, ta mất 13 xã trong số 35 xã giải phóng.

Lực lượng vũ trang toàn quân khu miền Đông Nam Bộ chiến đấu đánh bại kế hoạch Stalay-Taylo tăng gấp 3 lần so với năm 1962, tổng cộng có 4.627 cán bộ, chiến sỹ. Phổ biến là huyện đã có đại đội. Tỉnh Thủ dầu một thành lập thêm đại đội 306. Đặc biệt lực lượng tập tring quân khu Sài Gòn-Gia Định thành lập thêm các đại đội quân y (C2), công binh (K18), trinh sát (K15), K17 đổi thành "Đoàn Quyết Thắng"với quân số 300 người. Sau khi thành lập 1 tháng, đã diệt được 1 đại đội địch, bước đầu xây dựng truyền thôngd "đi là chiến thắng". Các lớp quân sự nội thành (ở góc đông bắc Đồng Tháp Mười) đã đào tạo được nòng cốt xây dựng các đội biệt động 159, 65, 66, 67A, 67B, 68, 69. Thành đoàn, Hoa vận, học sinh - sinh viên xây dựng các đội biệt động riêng. Hầu hết các xã vùng ven có tiểu đội du kích tập trung, làm chủ 167 thôn, tạo bàn đạp cho lực lượng cách mạng nội đô đứng chân. Hệ thống chính sát cơ động và địa phương được xây dựng từ quân khu và địa phương nội, ngoại đô.

Tháng 11 năm 1962, Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích toàn miền Nam được triệu tập tại chiến khu Dương Minh Châu. Miền Đông Nam Bộ co 5 xã được báo cáo điển hình về chiến tranh nhân dân; tỉnh Tây Ninh được báo cáo kinh nghiệm xây dụng xã, ấp chiến khu liên hoàn. Hội nghị xác định lực lượng vũ trang làm đòn bẩy đặc biệt quan trọng, kết hợp với lực lượng chính trị quần chúng (là lực lượng cơ bản trong việc phá ấp chiến lược.)

Tháng 10 năm 1962, hội nghị đầu tiên của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam về công tác Đảng - công tác chính trị toàn Miền đã diễn ra ở chiến khu miền Đông Nam Bộ. Cuối năm 1962, quân khu miền Đông mở hội nghị công tác binh vận.

Đầu năm 1963, sự kiện Ấp Bắc (Mỹ Tho) chứng minh các lực lượng vũ trang cách mạng có khả năng đánh bại hai chiến lựơc tân kỳ của Mỹ lúc bấy giờ là "trực thăng vận" và "thiết xa vận"; hơn thế nữa, là dấu hiệu phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Bộ chỉ huy Miền phát động phong trào "thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công" trong toàn bộ lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên năm 1963, địch triển khai kế hoạch " tổng tiến công toàn diện", (kế hoạch AD6), do Bộ Tư lệng MACV vạch, với nỗ lực toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế, tâm lý, ưu tiên diệt hạ tầng cơ sở cách mạng, xây dựng hạ tầng cơ sở của chúng, diệt căn cứ và chủ lực Quân Giải phóng nhằm "đảo ngược tình thế', "giành thằng lợi quyết định". Ở miền Đông Nam Bộ, địch triển khai ồ ạt các cuộc hành quân cấp sư đoàn từ căn cứ lớn đến các vùng dân cư, kéo dài vài tháng đến 6 tháng, dùng chiến đoàn hỗn hợp, khong vùng năm,sáu xã đánh liên tục, "bình định", lập bộ máy kềm kẹp; sau khi làm xong. Chiến đoàn hỗn hợp mới chuyển địa bàn. Thủ đoạn mới của địch có đạt hiệu quả hơn, lực lượng tại chỗ của chúng tăng mạnh, lực lượng tập trung nói chung hơn ta gấp 10 về quân số.

Trước khi phong trào "thi đua ấp Bắc" thành cao trào, ta chưa thật tập trung, chưa tương xứng nhiều măt so với nỗ lực của địch. Do đó, năm 1963, chúng vượt chỉ tiêu về ấp chiến lược (lập 7.512 ấp, chỉ tiêu đề ra là 7.500); tuy rằng so với toàn bộ kế hoạch ấp chiến lược thì mới đạt một nữa.

Hiệu quả hoạt động vủ trang của các lực lượng vũ trang địa phương lúc này không đều. Có nơi đánh tốt, hãm được đà phát triển chiến lược của địch (nhất là Củ Chi,Bà Rịa,Long Thành, Bến Cát, Tây Ninh), có nơi từ rất mạnh trở nên lúng túng, bị tiêu hao nặng (như ở Long An, Kiến Tường). Mặc dù vậy, lực lượng vũ trang miền đông năm 1963 vẫn phát triển; Kiến Tường 6 tháng đầu năm tăng gấp đôi, hai đại đội bộ binh Long An có đến 800 người, lực lượng du kích mật vùng ven từ Tây Bắc qua đông bắc Sài Gòn lên đến 575 người. đã xuất hiện những vùng có "địa đạo chiến", làng chiến đấu rất mạnh như Củ Chi, Long phước (Bà Rịa).

Tháng 11 năm 1963, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới,nhiệm vụ mới, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền B2 đượ thành lập thay cho ban Quân sự Miền. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, bí thư Trung ương cụ làm chính ủy, đồng chí Trần Văn Trà (phó tổng tham mưu trưởng) làm tư lệnh, phó tư lệnh: các đồng chí Trần Văn Quang, Nguyễn Hữu Xuyến; tham mưu trưởng: Trần Đình Xu; chủ nhiệm chính trị: Lê Văn Trưởng; chủ nhiệm hậu cần: Nguyễn Văn Dung. Ở Quân khu 7, đồng chí Nguyễn Văn Bứa (Hồng Lâm) lên quyền chỉ huy trương. Lúc này, lực lương pháo binh Miền còn là đơn vị pháo mang vác hổn hợp dưới cấp trung đoàn. Các khu vực hậu cần A (chiến khu Đ), B (chiến khu Dương Minh), C (khu vực Long Nguyên), E (khu vực Bà Rịa) được tổ chức thành các hậu cần khu vực 81, 82, 83, 84. Đoàn 555 dược tăng quân số đổi mật danh là Đoàn 1500 (cấp trung đoàn), triển khai lực lượng thành 3 tiểu đoàn trên 3 khu vực: sông Ray, Bưng Riềng, Lộc An(huyện Xuân Lộc- Bà Rịa). Ngày 3 tháng 10 năm 1963, chuyến tàu chở vũ khí đàu tiên từ miền Bắc chi viện miền Đông cặp bến Lộc An (20 tấn).

Trung đoàn thứ 3 của Miền được xây dựng. Ở trung đoàn 1, đồng chí Nguyễn Thế Truyện được cử làm trung đoàn trưởng, chính ủy là đổng chí Lê Văn Nhỏ. Ở trung đoàn 2, đồng chí Tạ Minh Tâm làm trung đoàn trưởng, chính ủy là đồng chí Nguyễn Văn Quảng.

Từ mùa thu 1963, với phong trào phá ấp chiến lược và "thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công" quân, dân ta đã tạo lại thế chủ động và phát triển ngày càng mạnh.

Tháng 10 năm 1963, giữa lúc phong trào " thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" đang đà phát triển, chiến trường nổi lên gương Trừ Văn Thố (sư đoàn 9 trong trận tiến công đồn Cây Trường, huyện Bến Cát) lấy thân mình lấp lổ châu mai. Đây là chiến sĩ bộ đội chủ lực (Q762) đầu tiên trong chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường miền Nam được tuyên dương anh hùng.

Ở Long An, đêm 20 rạng 23 tháng 11 năm 1963, lực lượng tỉnh đánh chiếm trung tâm huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa. Trận đánh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Long An, cổ vũ toàn chiến trường. Với phương thức "lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, thọc sâu đánh địch trong ấp chiến lược, trụ bám, phát động quần chúng nổi dậy, phá rã thanh niên chiến đấu, dỡ nhà về chỗ cũ", chỉ đạo có trọng điểm, có diện, tình hình Long An phát triển nhảy vọt. Đó cũng là phương châm toàn chiến trường, dẫn đến một một cao trào phá ấp chiến lược.

Cuối năm 1963, Q762 phản công cuộc càn lớn của địch mang tên "chiến dịch Đại phong", diệt tiểu đoàn biệt động quân "Cọp Đen" tại Đường Long (Bến Cát). Đây là trận diệt tiểu đoàn ngụy đầu tiên trên chiến trường miền Namtrong chống Mỹ.

Tháng 11 năm 1963, do chủ trương "thay ngựa giữa dòng" của Mỹ, chính phủ Diệmbị lật đổ, chế đột tay sai của Mỹ khủng hoảng kéo dài với "dịch đảo chính" triền miên. Kế hoạch "Tổng tấn công toàn diện" năm 1963 đã thất bại. Nhà trắng phải thay tướng Oét-mo-len thay HarKins làm tư lệnh MACV; và tháng 3 năm 1964 triển khai kế hoạch mới mang tên Giôn-sơn-Mc.na-ma-ra, thực chất là kế hoạch Staley-Tylor được cải biên với cố gắng cao hơn nhằm bình dịnh miền Nam một cách hiệu quả hơn.

Sau Nghị quyết hội Nghị lần thứ chín ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1963), Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1963), trương ương cục ra chỉ thị 18 tháng 3 năm 1964 về tình hình, nhiệm vụ năm 1964, xác định phương châm kết hợp tiến công - xây dựng, củng cố - phát triển, dốc toàn lực thắng lợi quyết định.

Trung đoàn bộ binh thứ 3 của Miền (B2) được thành lập ở miền Đông Nam Bộ, lực lượng chủ yếu là miền Tây lên. Chính ủy Lê Thanh, trung đoàn trưởng là Võ Minh Như.

Từ trận tập kích rạp chiếu bóng Kinh Đô lần 2 (tháng 2 năm 1964), lực lượng biệt động Sài Gòn bắt đầu thực hiện được những trận thối động (nhắm vào đối tượng là cố vấn Mỹ); đặc biệt là các trận đánh chiềm tàu sân bay Mỹ Card 16.500 tại Sài Gòn (2 tháng 5 năm 1964, do lâm Sơn Náo chỉ huy),trận đánh sập tầng 5 khách sạn Caravelle, trận đánh khách sạn Brink,... tháng 10 năm 1946, vụ án Nguyễn Văn Trỗi, một chiến sĩ biệt động đã bị bắt trong khi thi hành nhiệm vụ mưu sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc.Na-ma-ra gây xúc động trên cả nước và dư luận thế giới. thái độ hiên ngang của Nguyễn Văn Trỗi vạch tội quân thù trước vành móng ngựa và trước pháp trường đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, chống Mỹ và tai say trong cả nước.

Lực lượng vũ trang nhiều tỉnh tiến lên tổ chức cấp tiểu đoàn hoặc nhiều đại đội tỉnh. (long an có 2 tiểu đoàn, Đoàn Quyết thắng của quân khu Sài Gòn - Gia Định tổ chức thành tiểu đoàn quyết thắng).

Khí thế giết giặc, lập công sôi nỗi trên toàn chiến trường. các đơn vị tỉnh và chủ lực tiến lên khả năng diệt đơn vị địch, diệt nhiều máy bay, xe thiết giáp.

Tại xã An Nhơn Tây (Củ Chi) , tháng 6 năm 1946 lần đầu tiên ta diệt một chi đoàn thiết giáp ngụy (do tiểu đoàn Quyết Thắng và Q761 thực hiện).

Trên toàn chiến trường, địch ngày càng lún sâu vào thế bị động và cơn khủng hoảng chính trị. Theo phương câm "đánh lâu dài, đồng thời tranh thủ sáng tạo thời cơ để giành thắng lợi trong thời giang tương đối ngắn" (trích Nghị Quyết Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 9), Quân ủy Trung ương chỉ thị mở đợt hoạt động quân sự trên toàn miền Nam. Tháng 10 năm 1964, Trung ương Cục thông qua kế hoạch mùa khô 1964-1965, trọng điểm là chiến dịch tiến công đầu tiên của chủ lực miền tại miền Đông Nam Bộ với qui mô cấp sư đoàn tăng cường (về công khai, chỉ gọi là đợt hoạt động đông xuân). Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập, gồm tư lệnh: Trần Đình Xu, chính ủy: Lê Văn Tưởng, chỉ huy phó tham mưu trưởng: Nguyễn Hòa. Phạm vi chiến dịch 500 cây số vuông, hướng chủ yếu; Bà Rịa. hai hướng phối hợp: Nhơn Trạch long thành tỉnh biên hòa và hoài đức - tách linh tỉnh Bình Thuận. lực lượng được sử dụng trên hướng chủ yếu gồm trung đoàn 1, trung đoàn 2 chủ lực, đoàn 563 pháo binh miền, hai đội 40 và 45 của Bà Rịa. ban chỉ huy trung đoàn lúc bấy giờ: trung đoàn trưởng trung đoàn 1: Nguyễn Thế Truyện, chỉ huy: Nguyễn Văn Tòng, trung đoàn trưởng trung đoàn 2: Tạ Minh Khâm, chỉ huy: Nuyển Văn Quảng.

Trước khi vào chiến dịch bộ chỉ huy miền quyết định sử dụng pháo cối mang vác độc lập tiến công một căn cú quân sự lớn của địch là căn cứ không quân biên hòa. Với 7 pháo cối, 136 quả đạn phụ trách chung trận đánh là Lương Văn Nho (hai nhã) trận đánh gây tiếng vang trên thế giớigây lo ngại trong giới đầu não quân sự Mỹ về tiền lệ và hậu quà kế tiếp của nó làm tan xác và hư hỏng 34 máy bay, trong đó có 13 máy bay B57 mới đem vào chiến trường).

Chiến dịch bả rịa trong quá trình chọn mục tiêu ấp chiến lược Bình Gĩa trở thành quyết chiến điểm nên gọi là chiến dịch bình giã. Với 2 bước chủ yếu (từ 5/12/1964 - 3/1/1965 và một bước phát huy chiến quả lết thúc ngày 7/3/1965 quân ta chủ yếu đánh và thắng địch ngoài công sự: lần đầu tiên diệt tiểu đoàn quân trừ bị địch, diệt nhiều máy bay, thiết giáp nhất.

Đây là chiến dịch đầu tiên trong chống Mỹ cứu nước nhưng có ý nghĩa chiến lược như tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định: "Với trận ấp Bắc năm 1963, địch thấy khó thắng ta, thì sau chiến dịch Bình Giã, địch thấy thua ta". Sau sự kiện ấp Bắc, lần nữa chiến dịch Bình Giã khẳng định các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam có khả năng đánh bại các chiến thuật tân kỳ của địch như "trận thăng vận", "thiết xa vận", đồng thời đánh bại cả lực lượng trụ cột của chiến lựơc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, là quân Ngụy. Cùng với cao trào pha ấp chiến lược trên toàn miền Nam, đây là một trong những đòn quânsự quyết định sự sụp đổ của chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Trong chiến dịch nổi lên gương Tạ Quang Tỷ " đại đội trưởng chặn đầu", đã cướp xe M113, dùng súng trên xe đánh lại địch. Trên một địa bàn không thuận lợi về lương thực, ta kết hợp với hậu cần lực lượng vũ trang và hậu cần nhân dân đảm bảo 7000 quân tham gia chiến dịch trong 2 tháng , còn dư 100 tấn lương thực. Giữa chiến dịch, thêm một chuyến tàu chở 44 tấn vũ khí từ miền Bắc cập bến Lộc An.

Đầu năm 1965, thực hiện kế họach chuẩn bị sẵn sàng đón thời cơ tổng công kích - tổng khởi nghĩa (gọi là "kế hoạch X" do trung ương cục vạch ra), Quân khu Sài Gòn - Gia Định đậy mạnh lực lương trước mắt là xây dựng 5 tiểu đoàn "mũi nhọn" và lưc lượng biệt động đủ sức đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu ở nội thành Sài Gòn, đồng thời xây dựng các đội vũ trang chiến đấu, đội tự vệ các ngành làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy ở đô thị. Bộ chỉ huy Miền giúp quân khu Sài Gòn - Gia Định xây dựng một trung tâm huấn luyện bí mật ở Lò Gò (Tây Ninh), lấy mật danh là Đoàn 165A ( ý nghĩa :thành lập tháng 1 năm 1965 cho kế hoạch nội thành mật danh là A). Các tiểu đoàn mũi nhọn dược huấn luyện ở đây. Đồng chí Trần Đình Xu được cử về phụ trách quân sự khu Sài Gòn - Gia Định. Đồng chí Trần Hải Phụng phụ trách quân sự nội đô. Năm 1965, giữa những tháng ngày cao điểm giặc Mỹ leo thang chiến tranh trên cả hai miền Nam-Bắc, biệt động Sài Gòn thực hiện các cuộc tổng tiến công trụ sở phái đoàn MAAG Mỹ (29 tháng 1 năm 196), tòa đại sứ Mỹ ở 49 Hàm Nghi (30 tháng 3 năm 1965), khách sạn Métropol (29 tháng 4 năm 1965), nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ... Trận tiến công tòa đại sứ Mỹ đã tiêu diệt và làm bị thương nhiuề nhân viên, quna chức Mỹ. Nguyễn Thanh Xuân là chiến sĩ biệt động xung kích trng các trận tấn công khách sạn Caravelle, tòa đại sứ, khách sạn Brink, khách sạn Metropol. Trong trận tấn công tòa đại sứ, chiến sĩ Nguyễn Văn Việt, bị thương lòi ruột vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi kiệt sức. Trước tòaán quân thù, anh hiên ngang vạch tội quân cướp nước và tay sai. Tháng 5 năm 1965 , ở Củ Chi, Tiểu đoàn Quyết Thắng thực hiện xuất sắc trận Bàu Lách, đánh thiệt hại nặng trung đoàn Voòng A Sáng (sư đoàn 5 ngụy), diệt gần 500 tên,bắt sống 250 tên.

Ở Quân khu miền Đông, ngày 2 tháng 3 năm 1965, trung đoàn đầu tiên

Của khu được thành lập, mang phân hiệu trung đoàn (còn gọi là trung đoàn Đồng Nai). Chính ủy đầu tiên Đặng Kỷ, trung đoàn trưởng đầu tiên là Trần Minh Tâm. Luc1 này, tiểu đoàn 14 Tây Ninh tăng quân số lên 700. Tiểu đoàn Phú Lợi (Thủ Dầu Một). đơn vị tỉnh Bà Rịa phát triển thành tiểu đoàn 445. Thêm hai đoàn hậu cần khu vực được thành lập: đoàn 85, 86 đứng chân ở Bình Long, Phước Long. Bộ Tư Lệnh Miền thành lập hội đồng cung cấp tiền phương.

Đầu tháng 5 năm 1965, Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ nhất được triệu tập tại Lò Gò (Tây Ninh). Trong số "18 anh hùng lực lượng vũ trang" được tuyên dương ngày 5 tháng , có 5 cán bộ chiến sĩ miền Đông Nam Bộ là Ngô Minh Trị (Thủ Dầu Một), Huỳnh Văn Đảnh, Trừ Văn Thố, Phạm Văn Hai và Nguyễn Văn Quì (Sài Gòn - Gia Định) (liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được truy phong danh hiệu anh hùng).

Quyết tâm đánh nguỵ quân ngụy trước khi quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền chủ trương mở đợt hạt động quân sự mùa mưa năm 1965, mở đầu bằng chiến dịch tiến công trên địa bàn rộng gần 1500 cây số vuông, hướng chính là hai tỉnh Bình Long, Phước Long (nên gọi là chiến dịch Sông Bé - Phước Long),hướng phối hợp là các tỉnh Lâm Đồng,Bình Tuy,Long Khánh, Biên Hòa, Bà Rịa. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm: thiếu tướng phó tư lệnh miền Lê Trọng Tấn - chỉ huy trưởng; thiếu tướng Trần Độ phó chính ủy Miền - chính ủy, đại tá Hoàng Cầm - chỉ huy phó.Lực lượng được sử dụng trên hướng chính gồm các trung đoàn 1, 2, 3, các đơn vị pháo binh, phòng không, công binh, đặc công miền, tiểu đoàn 840 Quân khu miền Đông và bộ đội địa phương các tỉnh Bình Long, Phước Long. Trong chiến dịch này, trận chủ chốt là trận công kiên chi khu Đồng Xoài (diệt 608 tên) nên thường gọi là "chiến dịch Đồng Xoài".

Qua 64 ngày đêm (đêm 19 rạng 11 tháng đến 22 tháng 7 năm 1965) ta đa diệt gon và tương đối gọn 4 tiểu đoàn địch, 26 đại đội và 6 chi đội cơ giới, 4 phân đội pháo binh, công binh, phá hủy 85 xe các loại, bắn rơi 34 máy bay...(diệt và làm bị thương 4500 tên địch). Trong chiến dịch, Tạ Quang Tỷ trên đường trở thành anh hùng lại đươc tặng danh hiệu "đại đội trưởng thọc sâu"; chiến sĩ thông tin Đoàn Hoàng Minh lập công xuất sắc đang trên đường trở thành anh hùng đầu tiên của binh chủng thông tin trên chiến trường miền Nam.

Tiếp theo chiến dịch Bình Giã, các chiến dịch Ba Gia ( ở khu 5, diệt 4 tiểu đoàn chủ lực ngụy), Đồng Xoài cùng với cao trào phá ấp chiến lược trên toàn miền Nam đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Gần 5 năm sau Đồng Khởi 1960, vừa xây dựng vừa chiến đấu, các lực lương vũ trang miền Đông đã vươt qua những khó khăn, lúng túng về qui mô tổ chức và sử dụng bộ đội chủ lực, xây dựng đồng bộ ba thứ quân, phá huy hình thức chiến tranh nhân dân, thực hiện được vai trò đòn xeo, hỗ trợ đắc lực cho chiến tranh chính trị, đồng thời tạo những quả đấm quyết định, góp phần làm sụp đổ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

III- TIẾP TỤC PHÁT TRỂN LỰC LƯỢNG GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" CỦA MỸ.

Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bị phá sản tháng 7 năm 1965, tổng thống Mỹ Giôn-sơn thông qua kế hoạch đưa quân chiến đấu Mỹ vào chiến trường miền Nam, thực hiện kế hoạch "ba giai đoạn" do Oét-mo-len đề nghị nhằm hoàn thành bình định miền Nam, rút quân Mỹ vào giữa hoặc cuối năm 1967. Từ tháng 5 năm 1965, các đơn vị chiến đấu Mỹ và "đồng minh" lần lượt vào chiến trường, ở miền Đông Nam Bộ có mặt các đơn vị: lữ đoàn dù 173 Mỹ, sư đoàn bộ binh 1 Mỹ, sư đoàn bộ binh 25 Mỹ, lữ đoàn 3 sư đoàn 9 Mỹ, trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ, lữ đoàn 3/82 sư đoàn kỵ binh bay Mỹ,tiểu đoàn pháo binh Tân Tây Lan, lữ đoàn bộ binh Úc số 1, sư đoàn bộ binh Thái Lan...Lực lượng quân viễn chinh lúc cao nhất trên toàn miền Nam (1968) lên 535.000 tên, riêng miền Đông Nam Bộ tinh (cả Mỹ Tho) có 245.000 tên. Quân ngụy ở B2 năm 1968 có 520 ngàn tên (toàn miền Nam 818.000 tên); về các đơn vị chủ lực cấp sư đoàn, ngoài lực lượng trừ bị cơ động, ở miền Đông có 3 sư đoàn túc trực: sư đoàn 25 (hướng tây nam lên tây bắc Sài Gòn), sư đoàn 5(hướng đông bắc), sư đoàn 18 (hướng đông). Một bộ phận sư đoàn 7 hoạt động ở Long An, Kiến Tường.

Tháng 6 năm 1965, quân chiến đấu Mỹ chính thức tham chiến trên chiến trường miền Đông. Ngày 18 tháng 6 năm 1966, máy bay ném bom rãi thảm B52 lần đầu tiên tham chiến, ném bom ở các ấp Trãng Lớn và Bờ Cảng xã Long Nguyên.

Trong khi coi đồng bằng sông Cửu Long là chiến trường chủ yếu của chương trình bình định, địch lấy miền Đông Nam Bộ làm chiến trường chính yếu thực hiện chiến lược "tìm diệt", nhằm tiêu diệt đánh trả khối chủ lực Quân Giải phóng, triệt phá căn cứ, làm tê liệt đầu não B52, bảo vệ "thủ đô" Sài Gòn. Lấy Sài Gòn làm trung tâm, địch hình thành thế bố trí chiến lược theo tinh thần quân ngụy làm nhiệm vụ bình địnhphia1 sau, quân mỹ làm nhiệm vụ "tìm diệt".

Trên toàn chiến trường B2, phía ta, lực lượng tỉnh, huyện có 42.523người gồm 61 tiểu đoàn 76 đại đội, dân quân du kích có 166.657 người. Về quân chủ lực, tháng 5 năm 1965, tại chiến khu Dương Minh Châu, một trung đoàn mới được thành lập từ một trung đoàn ở miền Tây lên mang phiên hiệu trung đoàn 5. trung đoàn trưởng đầu tiên: Nguyễn Thới Bưng, Chính ủy đầu tiên: Nguyễn Văn Cúc. Địa bàn hoạt động: Bà Rịa - Long Khánh. Lần lượt 3 sư đoàn chủ lực được thành lập trên chiến trường miền Đông:

Sư đoàn 9 thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1965 tai chiến khu Đ. Chính ủy đầu tiên: Lê Văn Tưởng; sư đoàn trưởng: Hoàng Cầm.

Sư đoàn 5 thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1965, trên vùng Đất Đỏ - Bà Rịa. Chính ủy đầu tiên: Lê Xuân Lựu; sư đoàn trưởng: Nguyễn Hòa (ban đầu gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5).

Sư đoàn 7 thành lập tháng 6 năm 1966. Chính ủy đầu tiên: Dương Cự Tẩm; sư đoàn trưởng đầu tiên: Nguyễn Hòa.

Đoàn pháo binh U80 phát triển lên cấp sư đoàn, mật danh " Đoàn 69", tên truyền thống là đoàn pháo binh Biên Hòa.

Nhiều đơn vị bộ binh và binh chủng tiếp tục được tăng cường cho chiến trường miền Đông, tập trung vàotruo7c1 xuân hè 1966 như các trung đoàn 141, 166, (sư đoàn 312), trung đoàn 52 (sư đoàn 320), trung đoàn 16 (tức trung đoàn 1012), trung đoàn 84A pháo hỏa tiễn DKB, 4 tiểu đoàn cối 120 ly và súng máy 12,8 ly...

Chủ lực miền chủ yếu tập trung ở chiến trường miền Đông được coi là chiến trường thu hút tiêu diệt địch, đến cuối 1965 có 52.769 người gồm bộ binh có 2 sư đoàn, 5 trung đoàn, 12 tiểu đoàn, đặc công có 10 đại đội, 1 tiểu đoàn trinh sát, trợ chiến có 1 trung đoàn, 5 tiểu đoàn thiếu và 13 đại đội, công binh có 6 đơn vị cấp tiểu đoàn và đại đội, có 8 trường huấn luyện.

Ở Quân khu Sài Gòn - Gia Định, tháng 6 năm 1965, lực lượng biệt động trực thuộc quân khu được thành lập gọi là Đoàn F100,ban đầu có 9 đội biệt động, 2 đội đặc công biệt động, một số đội đặc công nước và các đơn vị bảo đảm. Các tiểu đoàn mũi nhọn được huấn luyện ở Đoàn 165A lần lượt về chiến trường ven đô. Triển khai hệ thống cơ sở ém vũ khí và người ở nội thành.

Quân khu miền Đông phát triển thêm 1 tiểu đoàn bộ binh và nhiều đơn vị binh chủng.

Hậu cần Miền, Khu đều được tăng cường, trước mặt thành lập 4 đoàn hậu cần khu vực 81, 82, 83, 84, nâng lên cấp trung đoàn; sau thêm 2 đoàn 85, 86 nối liền tuyến 559.

Tháng 6 năm 1966,Đặc khu rừng Sác được thành lập (trước 1968 trực thuộc Bộ Tham mưu Miền) với nhiệm vụ "chặn cổ" sông Lòng Tàu và đánh phá các kho tàng ở đông nam Sài Gòn. Từ một đơn vị hỗn hợp cấp trung đoàn, chiến đấu ở "sân sau" quân thù,Đặc khu rừng Sác đặc công hóa (cả dưới nước lẫn trên bộ), gọi là Đoàn 10 đặc công. Đặc khu trưởng kiêm chính ủy đầu tiên là Lương Văn Nho. Cuối năm 1966, khu căn cứ Rừng núi (T10) được thành lập gồm các tỉnh Quảng Đức, Phước Long, Bình Long. Chỉ huy trưởng là Nguyễn Trọng Xiêm, chính ủy là Nguyễn Việt Hồng.

*

Từ giữa đến cuối năm 1965, quân Mỹ thực hiện giai đoạn 1; triển khai quân ngăn chặn chiều hướng bất lợi, kềm chế hoạt động của đối phương.

Ngày 20 tháng 7 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minhra lời kêu gọi khẵng định quyết tâm đánh Mỹ của toàn dân ta: " Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn".

Vào những ngày này, vụ án Trần Văn Đang gây xúc động, cổ vũ tinh thần chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trên chiến trường. Là một chiến sĩ biệt động Sài Gòn bị bắt trong khi làm nhiệm vụ, trước tòa án, trước pháp trường địch, anh đã tỏ rõ ý chí bất khuất, quyết tâm giải phóng miền Nam.

Để cổ khí thế đánh Mỹ trên toàn chiến trường , Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền đặt danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ", Cục chính trị Miền cụ thể hóa tiêu chuẩn các cấp dũng sĩ, phát triển thêm các danh hiệu "dũng sĩ diệt ngụy, diệt cơ giới, diệt máy bay", "đơn vị diệt Mỹ"...Khẩu hiệu vận động "oán nặng thù sâu thấy Mỹ đâu diệt sạch".

Du kích các huyện Dĩ An,Củ Chi,Bến Cát...là những lực lượng đầu tiên chứng tỏ khã năng du kích đánh được Mỹ. Tháng 7 năm 1965, tại Suối Dứa, tiểu đoàn Phú Lợi và bộ đội địa phương Dầu Tiếng diệt 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy và 3 cố vấn Mỹ. Đặc biệt ngày 10 tháng 10 năm 1965, du kích An Điền với 4 tay súng lần đầu tiên diệt 1 trung đội Mỹ. Cùng với trận Núi Thành(Quảng Nam), trận An Điền là một thực tiễn để Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền kết luận khả năng diệt phân đội Mỹ và đơn vị Mỹ của cả ba thứ quân.

Không đầy một tháng sau (ngày 8 tháng 11 năm 1965), tiểu đoàn 3, trung đoàn 1, sư đoàn 9 phục kích vận động diệt 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại một tiểu đoàn khác thuộc lữ đoàn dù 173 Mỹ. Đây là tiểu đoàn Mỹ bị diệt đầu tiên trên chiến trường B2.

Ngày 12 tháng 11 năm 1965, sư đoàn 3 (thiếu) thực hiện trận Bàu Bàng, lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, ta diệt 1 cụm bộ binh cơ giới tương đương một chiến đoàn thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ (diệt khoảng 2000 tên, 39 xe phần lớn là xe tăng, thiết giáp). Trận đánh làm nảy sinh chiến thuật " bám thắt lưng Mỹ mà đánh".

Trên chiến trường miền Đông, hàng loạt trận tiếp sau cỗ vũ khí thế đánh phủ đầu quân Mỹ; phong trào "tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt" (như:Dầu Tiếng, Căm Xe, Bàu Da Dốt...) phát triển mạnh. Tại dồn điền cao su Dầu Tiếng, lần đầu ta diệt một chiến đoàn chủ lực ngụy (chiến đoàn 7 sư đoàn 5).

Tại Sài Gòn, đội 5 biệt động F100 do Nguyễn Văn Tăng chỉ huy tiến công khách sạn Mê-trô-pôn dành cho giặc lái Mỹ. Khối thuốc nổ 400kg làm hư hại tòa nhà 5 tầng , hàng tram lính Mỹ chết và bị thương.

Các tỉnh ủy đều có nghị quyết đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ những trận đầu.

Tỉnh Tây Ninh xây dựng vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn gồm 8 xã bao vây căn cứ của lữ đoàn 196 Mỹ. Lực lượng vành đai chủ yếu là du kích và bộ đội địa phương đánh thắng chiến thuật " trực thăng vận", đánh thắng các cuộc càn kết hợp bộ binh, cơ giới, máy bay của Mỹ.

Tại Biên Hòa, đại đội 238 của tỉnh lần đầu tiên diệt và làm bị thương70 lính Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 tại khu đồi Giang Tới.

Triển khai nghị quyết tháng 12 năm 1965 của ban Chấp hành Trung Ương Đảng về tình hình nhiệm vụ, tháng 2 năm 1966, Quân ủy Trung Ương đề ra 6 phương thức tác chiến nhằm phát triển thế chủ động tiến công, giành thắng lợi quân sự ngày càng lớn tiến lên giành thắng lợi quyết định trên chiến trường. Xác định miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trị Thiên là các chiến trường trọng yếu để tiêu diệt sinh lực địch.

Cùng với trận Núi Thành, Vạn Tường (Quân khu 5), Play Me (Tây Nguyên)... Những trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường miền Đong Nam Bộtrong mùa mưa 1965 và đầu mùa khô 1965-1966 đã chứng minh khả năng thắng Mỹcủa quân, dân ta trong chiến tranh cục bộ các lực lượng chiến tranh nhân dân.

*

Tháng 12 năm 1965, Bộ tư lệnh MACV coi là đã hoàn thành giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn 2, 3 gọi là "phản công chiến lược" gồm hai bước:

Phản công lần 1 từ tháng 1 năm 1966 đến giữa năm 1966.

Phản công lần 2 từ tháng 10 năm 1966 đến giữa năm 1967.

Trong cuộc phản công lần 1, địch xác định miền Đông Nam Bộ và Khu 5 là hai hướng chủ yếu.

Trên chiến trường miền Đông, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1966, địch mở hai đợt hành quân với 13 cuộc qui mô cấp sư đoàn và lữ đoàn tăng cường(trong số 450 cuộc càng quét lớn nhỏ trên toàn miền Nam). Trước hết nhằm vào các chiến khu nằm trên vòng cung từ tây bắc xuống đông nam Sài Gòn. Cuộc hành quân then chốt mang tên "cái Bẫy", với 12.000 quân( trong đó có 8.000 quân Mỹ,Úc, 2 trung đoàn tăng thiết giáp)đánh lên vùng dất 7000 ha, chủ yếu là vùng bắc Củ Chi, nhằm tiêu diệt đầ não và căn cứ quân khu Sài Gòn - Gia Định.

Lực lượng chống càn chủ yếu là du kích và bộ đội địa phương, dựa vào thế làng chiến đấu, địa đạo trong 12 ngày đêm (từ 8 đến 19 tháng 1 năm 1966), quân dân Củ Chi đánh 237 trận lớn nhỏ, diệt gần hàng ngàn tên Mỹ, bắn rơi 56 máy bay, phá hủy 77 xe quân sự(có 56 tăng,thiết giáp)...

Cuộc càn "cái bẫy" không đạt được mục tiêu nào ngoài việc tàn phá trên 3000 ngoi nhà. Quân Mỹ kéo xuống phía Nam Củ Chi lập căn cứ Đồng Dù.

Tháng 2 năm 1966,Quân khu Sài Gòn - Gia Định mở đại hội dũng sĩ diệt Mỹ ngay trên đất Củ Chi, phong tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" các cấp cho 109 cá nhân. Đại hội tổng kết 10 khả năng đánh được Mỹ của lực lượng chiến tranh nhân dân, quyết tâm thành lập vòng đai diệt Mỹ gồm 5 xã bao vây căn cứ Đồng Dù (căn cứ của một lữ đoàn thuộc sư đoàn 1 Mỹ,sau đó là lữ 3 và sư đoàn bộ sư đoàn 25 Mỹ, có 4.500 quân ).

Mũi tiến công lớn thứ hai của Mỹ tiến công lên hướng bắc, đông bắc Sài Gòn nhằm vào khu vực đường 7 ngang và chiến khu Đ (các cuộc hành quân Ron-li-ni Ston và Xin- vơ Xity). Tiểu đoàn Phú Lợi sư đoàn 9 đánh phủ đầu các cuộc hành quân của sư đoàn bộ binh 1 Mỹ với các trận pháo kích sân bay Phú Lợi, acn8 cứ Lai Khê(căn cứ chỉ huy sư đoàn bộ binh 1 Mỹ), các trận Nhà Đỏ - Bông Trang, Dốc Bà Nghĩa (diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn Mỹ, 2 chi đoàn tăng thiết giáp, diệt sở chỉ huy lữ 1 sư đoàn 1 Mỹ). Sư đoàn 9 và các lực lượng quân khu miền Đông đánh bại cuộc càn Xin-vơ Xity, chứng minh khả năng bảo vệ căn cứ trước cuộc hành quân pớn của Mỹ.

Trên hướng Hoài Đức-Đức Linh, sư đoàn 5 hoàn thành nhiệm vụ đợt mùa khô 1965-1966 với chiến dịch Võ Su, chặt phá một mắc xích quan trọng của địch trong kế hoạch "phản công"và "bình định" của địch ở Hoài Đức và Đức Linh. Sang bước thứ 2, sư đoàn 5 chuyển nhiệm vụ chủ yếu về hướng Bà Rịa - Long Khánh, đối tượng tác chiến chủ yếu là lữ đoàn 199, lữ đoàn 2 (sư đoàn bộ binh 1 Mỹ), lữ đoàn 1 Hoàng Gia Úc, sư đoàn 18 ngụy,... cùng các lực lượng địa phương thực hiện xuất sắc các trận pháo kích sân bay Biên Hòa, các trận suối Tầm Bó, Long Phước, ngã ba Ông Đồn... đạt bước trưởng thành vượt bậc về chiến thuật, hỗ trợ đắc lực cho quân dân địa phương phát triển cả thế và lực. Trên Tam An (Long Thành), Nhơn trạch lực lượng tại chỗ bám địa đạo, bám cả lòng nước dánh cuộc hành quân " lật úp lòng chảo Nhơn Trạch" của Mỹ.

Trên địa bàn khác như Tây Ninh, Long An, , các lực lượng vũ trang địa phương từ bộ đội tỉnh đến du kích đều diệt được Mỹ trong điều kiện lực lượng địch áp đảo. Trong lúc chưa có súng chống tăng, lực lượng vũ trang Tây Ninh đặc biệt phát triển mìn chống tăng tự tạo đánh rất hiệu quả. Lực lượng võ trang trên vành đai Trãng Lớn đánh nhiều trận xuất sắc,có trận diệt,làm bị thương hàng trăm Mỹ; tất cả đội viên đội nữ pháo binh đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Trên vành đai xuất hiện một du kích được tuyên dương anh hùng là Bùi Văn Thuyên. Ở Long An, các lực lượng võ trang cùng nhân dân đánh bại hàng loạt các trận càn cấp lữ đoàn tăng cường của Mỹ, giữ vững hành lang kháng chiến miền Đông xuống miền Tây, tỏ rõ khí thế "toàn dân đánh giặc", đặc biệt bộ đội Đức Hòa lần đầu tiên diệt 2 trung đội Mỹ trong một trận Tháng 8 năm 1966, đội nữ pháo binh Long An được thành lập và trở thành đội nữ pháo binh nổi tiếng.Ở trung tâm Đồng Tháp Mười, các lực lượng vũ trang địa phương Kiến Tường từng bước đối phó được chiến thuật "xuồng bay" kết hợp trực thăng vũ trang.

Qua cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất,quân Mỹ không thực hiện được ý định chiến lược nào(đại sứ Mỹ phải làm báo cáo mà tài liệu mật Lầu Năm Góc gọi là "bản báo cáo bảy số 0").

Đấy là chiến thắng hiệp đầu của ta có tầm quan trọng lớn nhất từ trước tới bây giờ về chiến lược, chiến thuật.

Tháng 8 năm 1966, Trung Ương Cục và Quân ủy Miềntrieu65 tập hội nghị công tác chính trị các lực lượng vũ trang lần thứ 2. Hội nghị biểu dương hai sư đoàn 5 và 9, bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện Củ Chi, Đức Hòa, Bến Cát. Cùng thời gian này,Bộ chỉ huy Miền tổ chức tổng kết và phổ biến một số kinh nghiệm về tổ chức chỉ huy, về công tác Đảng - công tác chính trị trong chiến đấu với quân viễn chinh Mỹ, về xây dựng các vành đai diệt Mỹ.

Mùa mưa năm 1966, sau trận pháo kích vang dội vào san bay Tân Sơn Nhất (đêm 12 tháng 6), chiến sự nổi bật trên vùng Hớn Quản - Lộc Ninh. Sư đoàn 9thu75c hiện loạt trận đánh đoạt hiệu suất cao, gay thiệt hại lớn về sinh lực và xe tăng của sư đoàn 1 Mỹ(các trận Tàu Ô - Cần Đâm, Cầu Lê, Tà Thiết). Đặc khu rừng Sác nổi lên trận đánh tàu vận tảiquan6 sự Mỹ Bâyton Râugơ Victory 10 ngàn tấn bằng thủy lôi sừng chạm trên sông Lòng Tàu. Sư đoàn 5 cơ động về khu vực đường 2 Bà Rịa - Long Khánh và quốc lộ 15, thực hiện nhiều trận tiêu hao quân Mỹ, và đặc biệt cùng tiểu đoàn 445 Bà Rịa lần đầu tiên đánh quân Úco73 sở cao su Long Tân (18 tháng 8 năm 1966), gây thiệt hại nặng 1 đại đội Úc. Tại kho quân sự tổng hợp Long Bình, lần đầu tiên đặc công U1 đánh mìn hẹn giờ hủy diệt 40.000 đạn pháo 155 li.

Chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ 2, chiến trường miền Đông tập trung 40 phần trăm quân Mỹ ở miền Nam (lúc này có 395.000 tên), 4 sư đoàn ngụy, hình thành khối chủ lực 7 sư đoàn và 5 lữ đoàn bố trí trên ba hướng chính, trên vòng cung từ đông nam vòng lên hướng bắc sang phía tây, tây nam Sài Gòn. Lần này, địch triển khai mạnh cả hai gọng kiềm "tìm diệt" và "bình định",ưu tiên tập trung mũi nhọn vào các căn cứ miền Đông,đặc biệt là căn cứ bắc Tây Ninh, kềm chế đối phương ở hướng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, tích cực phòng ngự ở mặt trận đường 9 - Trị Thiên; mục tiêu là giành chiến thắng quyết định vào giữa hoặc cuối năm 1967. Trên chiến trường miền Đông, địch mở 119 cuộc hành quân Mỹ từ 1 đến 2 lữ đoàn trở lên, 295 cuộc hành quân quân ngụy cấp tiểu đoàn trở lên,trong đó 2 cuộc hành quân then chốt là Gian-xơn Xity và Xê-đa-phôn đánh lên vùng bắc Tây Ninh và vùng tam giác sắt.

Sau hàng loạt các cuộc hành quân thăm dò, "dọn bãi", cuộc hành quân Át-ten-bo-ro(14 tháng 9 đến 26 tháng 11) mở màn mùa phản công với 30.000 quân Mỹ(2 sư đoàn Mỹ 25, 1 và 2 lữ Mỹ 196, 173) đánh lên chiến khu Dương Minh Châu. Lực lượng đánh càn của ta là sư đoàn 9, trung đoàn 16, cùng các lực lượng địa phương Tây Ninh, Dầu Tiếng, du kích cơ quan Trung ươnh Cục. Sau hơn 70 ngày đêm chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 4.500 địch, diệt 11 đại đội Mỹ. Lữ 196 Mỹ bị thiệt hại nặng. Cuộc hành quân không đạt được mục tiêu nào. Tướng Đờ Sốt-suya chỉ huy hành quân bị cách chức. Các địa phương phía sau cuộc hành quân Át-ten-bo-rơ đều hoạt động mạnh; đặc biệt, tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn đánh bại một cuộc càn quét của Mỹ cấp lữ đoàn(bắn rơi 19 máy bay, bắn gãy chân tướng Mỹ Phô-rô-in), trận pháo kích lễ trường "quốc khánh đệ nhị Cộng hòa" (1 tháng 11) ở trước nhà thờ Đức Bà gây tiếng vang trong và ngoài nước; tiếp đến là trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu bằng lực lượng đặc công, có bộ binh phối hợp (phá hủy và làm hỏng 150 máy bay) ngay trước khi cuộc hành quân Xê-đa-phôn bắt đầu.

Với mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và căn cứ Quân khu Sài Gòn - gia Định, triệt hạ bàn đạp đối phương uy hiếp Sài Gòn, cuộc hành quân Xê-đa-phôn(8 đến 26 tháng 1 năm 1967) với 30.000 quân (15 tiểu đoàn Mỹ ,Úc, 23 tiểu đoàn ngụy)nhằm các mục tiêu cụ thể là "bới tung địa đạo Củ Chi","xóa bến súc trên bản đồ"... với mục tiêu này địch đặc biệt chú trọng lực lượng công binh ,hóa học (900 tên,200 máy ủi),kực lượng xe tăng (trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp Mỹ),B52 rải thảm,...Thực hiện "bốn mặt bao vây tên bịt kín",địch đạt được mức tàn phá nặng nề ((san bằng 11 Km rừng ,triệt hạ bến súc, 600 nhà ,gom 15000 dân ...).Tuy nhiên ,chỉ phá được trên 9 km địa đạo (địch công bố)trong số 200 km địa đạo Củ chi , không đạt các mục iêu chủ yếu nào .Chủ yếu bằng các lực lượng tại chỗ ,quân dân vùng tam giác sắt loại khỏi vòng chiến trên 2.500 Mỹ , 200 Ngụy .

Để bảo vệ căn cứ đầu não B2 , từ giữa năm 1966,Bộ chỉ huy miền đã triển khai xây dựng phòng thủ căn c71 theo phương châm chiếnđấu tại chỗ bằng lực lượng tại chỗ ,khắc phục tình trạng ít dân trên cơ sở các cơ quan ,mà tổ chức ra các "Huyện", "xã" chiến đấu, có tổ chức chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ ,phối hợp một bộ phận quân chủ lực .

Cuộc hành quân Gian Xơn Xity là cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (từ 2 tháng 2 đến 15 tháng 4 năm 1967), huy động đến 45.000 quân (Mỹ :2 sư đoàn , 3 lữ ,1 trung đoàn tăng-thiết giáp , 300 máy bay lên thẳng , 256 đại bác ...)đánh lên một vùng khoảng 1.500 km rừng bắc tây ninh nhằm diệt đầu não B2 và lực lượng chủ lực chủ yếu của quân giải phóng ở Miền Đông Nam bộ.

Bộ chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch phản công cuộc hành quân gian-xơn Xity với lực lượng 15.000 người (gồm 10.000 quân chủ lực , 5000 du kích cơ quan ).

Xác định phương châm phải chuẩn bị sẵn sàng ,bám trụ vững chắc , thực hiện tiến công kiên quyết và phản công mạnh mẽ ,liên tục , kết hợp 3 thứ quân ,đanh nhỏ đánh vừa và tạo điều kiện đánh lớn ,bảo đảm dài ngày ,mạnh bạo ,nhưng chắc thắng , tiêu diệt được nhiều sinh lực địch ,bảo vệ cơ quan kho tàng trong căn cứ .Các lực lượng vũ trang địa phương phía sau đội hình địch đều có mhiệm vụ phối hợp chiến trường.

Sau 21 ngày đêm đánh phá "dọn bãi"nghi binh , địch mở màn cuộc hành quân với trên 200 lượt máy bay oanh tạc (trong đó có cuộc ném bom rải thảm của B52).Thủ đoạn của địch là bao vây kết hợp dùng lực lượng đột kích mạnh ,thọc sâu chia cắt ,gọi là "bủa lứơi phóng lao"trên khu rừng bắc Tây Ninh , từ đông sông Vàm Cỏ sang tây sông Sài Gòn, trung tâm hợp điểm của giai đoạn 1 là huyện Tà Đàn lật cánh sang phía đông ( phía đông bắc căn cứ) vào giai đoạn 2.

Qua 2 bước chiến dịch, kết hợp đánh nhỏ, lẻ, đánh vừa, ta đã loại 1 phần tư số quân địch trực tiếp tham chiến, 2 phần 3 số xe tăng, 1 phần 2 số máy bay và pháo...Riêng du kích và bộ đội địa phương trong căn cứ diệt 6.619 tên địch (hơn nữa số địch bị loại), 425 tăng thiết giáp, 118 máy bay...600 du kích huyện Tà Đạtda94 đánh lui 6 lữ đoàn bộ binh cơ giới, diệt gần một nghìn quân Mỹ, 18 đội du kich được tặng danh hiệu Thành Đồng.

Căn cứ đầu não B52 vẫn tồn tại. Trong chiến dịch mọi hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Miền đểu bình thường.

Cuộc hành quân lớn nhất của quân viễn chinh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã thất bại. Điều này báo trước sự thất bại không tránh khỏi của chiến lược chiến tranh cục bộ.

Cuộc hành quân Man-hát-tan của Mỹ trên chiến trường Tây Ninh đầu tháng 6 năm 1967 đánh dấu sự kết thúc cuộc phản công lần 2 trên chiến trường miền Đông.

Mùa mưa sau cuộc phản công lần 2 của Mỹ, các lực lượng vũ trang hoạt động vùng rừng núi và trung tuyến miền Đông tiếp tục đánh 60 trận, loại khỏi vòng chiếb 3 tiểu đoàn Mỹ (có 1 tiểu đoàn pháo), 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 chi đoàn tăng thiết giáp ngụy, gây mất sức và tiêu hao 3 lữ đoàn Mỹ, ngụy.

Gọng kềm "bình định" trong mùa phản công chiến lược lần 2 ở miền Đông nhằm vào các tỉnh "ưu tiên quốc gia" bao quanh Sài Gòn. Ngoài quân ngụy, quân Mỹ và đồng minh cũng tập trung lực lượng mạnh như ở Long An (đến 4 lữ Mỹ),ở Bà Rịa - Long Khánh (ngoài lữ 1 Úc,địch liên tục tăng viện nhiều lữ đoàn Mỹ).

Trước lực lương địch đông gắp nhiều lần đang thực hiện kế hoạch xóa trắng từng vùng, quân dân toàn chiến trường thực hiện khẩu hiệu "dân bám đất, cán bộ bám dân, quân bám địch", quyết giữ vùng giải phóng.

Trên chiến trường ven đô, các lực lượng vũ trang nổi bật là bộ đội địa phương Củ Chi, tiểu đoàn Quyết Thắng, tiểu đoàn 2 Gò Môn,... tập trung đánh xe tăng máy bay lên thẳng, thực hiện hàng loạt trận xuất sắc,mỗi trận diệt trên dưới 20 xe tăng , hàng chục máy bay lên thẳng . Đoàn đặt công Rừng Sác lập nhiều chiến công trên sông Lòng Tàu , đặt biệt đánh chìm tàu vạn tấntrong quân cảng Nhà Bè , xuất hiện anh hùng đặt công nước Trịnh Xuân Bảng . Pháo ĐKB tấn công sân bay Biên Hòa, phá hủy và làm hàng trăm sân bay.

Du kích và bộ đội địa phương Long An trong mùa khô 1966 - 1967 diệt, làm bị thương 3000 quân Mỹ, hạ 28 máy bay, đánh bại chiến thuật hạm đội nhỏ thọc sâu của Mỹ, lập vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến gồm 10 xã ở Cẩn Đước, Cần Giuộc, 15 ngày đầu tiên trên vành đai đã xuất hiện 13 dũng sĩ. Quân Long An giữ thế vùng giải phóng như cuối năm 1965.

Tỉnh Kiến tường phát động phong trào diệt thuyền bay, trưc thăng vũ trang, quyết tâm đanh bại chiến thuật kết hợp thuyền bay - biệt kích - giang thuyền - trực thăng vũ trang. Xuất hiện anh hùng du kích Huỳnh Việt Thanh, người giỏi chế tạo vũ khí và chỉ huy du kích thực hiện nhiều trận xuất sắc.

Trên chiến trường Biên Hoà - Bà Rịa - Long Khánh, sư đoàn 5 trong tình cảnh cực kì khó khăn, nhất là về hậu cần, lên tục đánh các cuộc hành quân "tìm diệt sư đoàn 5" của địch (có kết hợp Mỹ - Úc - nguỵ), tiêu diệt và gây thiệt hại nặng nhiều đơn vị Mỹ, nguỵ trên dưới cấp tiểu đoàn; đồng thời, cùng các lực lượng vũ trang địa phương giữ vững một bàn đập đứng chân và bàn đạp tấn công địch rất quan trọng từ phía đông nam Sài Gòn. Đặc biệt, các lực lượng vũ trang địa phương cùng nhân dân Bà Rịa đánh bại chiến thuật hàng rào Úc, lấy mìn Úc đánh Úc.

Tháng 10 năm 1967, Hội nghị Chiến tranh du kích toàn miền Nam lần thứ 3 được triệu tập. Hội nghị tập trung rút kinh nghiệm chiến tranh cục bộ, nhận định thời kỳ này lực lượng chiến tranh nhân dân có giảm nhưng trang bị, chất lượng, hiệu suấtchie61n đấu tăng, rút ra khà năng của lực lượng chiên tranh nhân dân, từ đó khẳng định lực lượng chiến tranh nhan dân có khả năng đánh bại các kế hoạch bình định của địch.

Sau hội nghị này, tại các căn cứ miền Đông, "Đại hội quyết thắng giặc Mỹ xâm lược" toàn miền Nam lại được triệu tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi đại hội, khẳng định "Đại hội anh hùng lần này là đại hội củ những người sẽ đánh thắng chiến tranh cục bộ của Mỹ". Trong số 471 anh hùng, chiến sĩ thi đua được tuyên dương ở đại hội có 47 anh hùng trong 2 năm đánh Mỹ, trong đó có 20 anh hùng ở miền Đông Nam Bộ. Các dũng sĩ ở miền Đông có bà me, người già 68 tuổi (bà mẹ Rạch Kiến, ông Ba Nì ở Củ Chi), có thiếu niên 14 tuổi (Hồ Văn Mên ở Lái Thiêu), có anh hùng tự tạo vũ khí như Tô Văn Đực ở Củ Chi,... Các lực lượng vũ trang giải phóng được Uỷ ban trung ương mặt trận Dân tộc miền Nam Việt Nam tặng Huân chương Tổ quốc (huân chươn cao nhất), Huân chương Thành Đồng hạng nhất và lá cờ mang 12 chữ "trung thành vô hạn, anh dũng tuyệt vời, chiến thắng vẽ vang". Miền Đông Nam Bộ nổi lên những đơn vị và địa phương đánh Mỹ được tặng danh hiệu "Củ Chi đất thép Thành Đồng", "Long An trung dũng kiên cờng,toàn dân đánh giặc", tiểu đoàn Phú Lợi tỉnh Thủ Dầu Một, bộ đội địc phương Long An, du kích xã An Điền(huyện Bến Cát) đều được tuyên dương.

Qua hơn hai năm đánh Mỹ, các lực lương vũ trang Miền Đông từ các lực lượng chủ lực cơ động đến bộ đội địa phương du kích, tự vệ...với mọi loại vũ khí, đều tỏ rõ khả năng đánh được và thắng được đựơc lượng quân viễn chinh hiện đại, đã cùng toàn quân toàn dân đanh bại hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ, mở ra thời cơ tiến lên giành thắng lợi quyết định, đánh bại chiến lược chiến tranh cụ bộ.

*

Căn cứ vào quyết tâm, chỉ thị của Bộ Chính trị về kế hoạch đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa, ngày 25 tháng 10 năm 19, Trung ương Cục ra nghị quyết Quang Trung về tổng công kích - tổng khởi nghĩa trên chiến trường B2. Trên chiến trường miền Đông, trong ba tháng ta vừa phải tập trung mọi mặt chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược này vừa phải sử dụng một lực lượng nhất định mở chiến lược Lộc Ninh - Bù Đốp nhằm đánh bại kế hoạch "phản công chiến lược mùa khô thứ ba" cả Mỹ, trong đó chủ yếu là kế hoạch "tiến công ngăn chặn ở tỉnh Phước Long " (tuy sau đó kế hoạch này bị đảo lộn do cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa của ta ). Lực lương được sử dụng cho chiến dịch Lộc Ninh gồm các sư đoàn 7, 9,Đoàn 69, pháo binh Miền và lực lượng vũ trang các tỉnh Bình Long , Phước Long. Chiến dịch loại khỏi vùng chiến đấu 4.700 địch, phần lớn là Mỹ. Sư đoàn bộ binh 1 Mỹ thiệt hại nặng. Trên các chiến trường phối hợp nổi lên chiến công đánh các cuộc càng Ie-lâu Ston và Sa-ra-to của lực lượng sư đoàn 25 Mỹ đánh lên Cà Tum (căn cứ Miền) và Gò Dầu Hạ.

Để chuẩn bị tổng công kích - tổng khởi nghĩa, các quân khu ở miền Đông được giải thể, thành lập "khu trọng điểm" gồm 5 phânkhu như 5 mũi tiến công Sài Gòn và một phân khu nội đô: Phân khu 1 hướng tây bắc, phân khu 2 hướng tây, phân khu 3 hướng nam, phân khu 4 hướng đông- đông - nam, phân khu 5 hướng bắc - đông - bắc.

Tại sở chỉ huy cơ bản của chiến dịch có các đồng chí: Phạm Hùng (Bí thư Trung Ương Cục, bí thư Quân uỷ Miền), trung tướng Hoàng Văn Thái (tư lệnh Miền).

Ở sở chỉ huy tiền phương có đồng chí Võ Văn Kiệt phụ trách khối nổi dậy, Trần Văn Trà phụ trách quân sự.

Lực lượng vũ trang được chia làm 3 khối với nhiệm vụ khác nhau:

- Khối biệt động Thành: ngoài lực lượng đảm bảo có hơn 100 chiến đấu viên (từ F100 giải thể). Nhiệm vụ là đánh chiếm các mục tiêu đấu não địch, giữ cho đến khi có các tiểu đoàn mũi nhọn vào tiếp sức, hỗ trợ quần chúng nổi dậy. 5 mục tiêu đánh chiếm là: dinh Độc Lập (đội 5), đài phát thanh Sài Gòn (đội 4), Bộ tư lệnh hải quân nguỵ (đội 2),Biệt khu Thủ đô (đội 8), cổng Phi Long sân bay Tân Sơn Nhất (đội 9), khám Chí Hoà (đội 90C),Toà đại sứ Mỹ(đội 11), Bộ tổng tham mưu (cụm biệt động 2-6-8 và tiểu đoàn 6 Gò Môn).

- Khối các tiểu đoàn mũi nhọn và các đơn vị phân khu có nhiệm vụ tiếp ứng biệt động chiếm luôn các mục tiêu chủ yếu: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5), tiểu đoàn 6 Gò Môn (PK1), tiểu đoàn 6 Bình Tân(PK2), tiểu đoàn 1 Long An,tiểu đoàn Phú Lợi(PK3), tiểu đoàn Nhà Bè (PK3), tiểu đoàn 269 (PK2);riêng trung đoàn 16 (PK1) và các tiểu đoàn 16, 12 đặc công (PK2), có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Đoàn 19 dặc công Rừng Sác thuộc phân khu 4.

Khối các phân khu ngoài lực lượng tại chỗ, còn được tăng cường 15 tiểu đoàn bộ binh và đặc công (trong đó trung đoàn Gia Định mới thành lập gồm 4 tiểu đoàn).

- Khối chủ lực Miền có 3 sư đoàn bộ binh thiếu 5,7,9, trung đoàn bộ binh 88, Đoàn 69 pháo binh , một số đơn vị binh chủng. Nhiệm vụ của chủ lực đợt 1 là : tiến công một số căc cứ địch ở vùng ven, không cho chủ lực địch kéo vô ứng cứu Sài Gòn.

Ngoài các khối lực lượng nói trên , Phân khu 6 còn các dội vũ trang Thành đoàn, Hoa vận , an ninh, tuyên huấn , công vận,..có nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu hành chính cành sát ở quận, phát động quần chúng nổi dậy.

Để đảm bảo tiến công và nổi dậy, lực lượng hậu cần được tăng cường mạnh (có 6 đoàn hậu cần khu vực), nội thành có 11 cơ sở ém vũ khí phục vụ biệt động tấn công các mục tiêu chiến lươc, có một cơ sở phục vụ chỉ huy. Các huyện xã vùng ven đều thành lập các chuyên ban bảo đảm, phục vụ: quân lương , cứu thương , chôn cất...

Trung ương đảng xác định Miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn là chiến trường quyết định; Đường 9 - Trị Thiên , Quảng Đà là chiến trường quyết định thứ 2; 3 trọng điểm tiến công là Sài Gòn, Huế , Đà Nẵng .

Quân Mỹ trên chiến trường lúc này đã lên 48 vạn quân (lên 53 vạn vào cuối năm 1968, kể toàn bộ quân viễn chinh là 767.000 tên ). Trên chiến trường miền Đông , dona29 quân viễn chinh , 4 sư đoàn nguỵ, 8 tiểu đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 200 ngàn quân biệt động, quân binh chủng và bảo an,dân vệ, cảnh sát dã chiến,...1 tiểu đoàn an ninh thủ dô. ở miển Đông Nam Bộ, cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa năm 1968, thực tế là cuộc tổng tiến công quân sự kết hợp quần chúng nổi dậy, đã diễn ra thành ba đợt(mỗi đợt hai cao điểm),trong đó hai đợt đầu đánh thẳng vào đô thị

Đợt 1 (từ đêm 30 rạng 31 tháng 1 đến 25 tháng 2 năm 1968) : là đợt chủ yếu có ý nghĩa lớn nhất, toàn diện nhất , trong đó biệt động Sài Gòn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh trúng các mục tiêu đầu não ngay tại "thủ đô"(tuy không chiếm được). Trên toàn chiến trường , đợt 1 gây cho địch tổn thất cao nhất so với bất kỳ đợt hoạt động nào trước đây, nhưng ý nghĩa lớn nhất của đợt này chính là đòn "đánh trúng sọ não" và sự bất ngờ mọi mặt đối với địch khi các lực luơng vũ trang ta đã thực hiện tến công đồng loạt, thẳng vào hậu phương và sào huyệt của chúng.

Sau cao điểm 1, các dội biệt động F100 gần như không còn (tổn thất 80 phần trăm), ta bị mất nhiều cán bộ, chiến sĩ ưu tú, cơ sở cách mạng trong thành phố và nhiều vũ khí.

Đợt 2 (từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 1968), diển ra trong tình thế địch đã triển khai lực lượng đối phó, yếubất ngờ không còn, các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng các phân khu, lực lượng vũ trang tại chỗ của các ngành và môt bộ phận sư đoàn 9 chủ lực đánh địch, làm chủ có mức độ, trong thời gian nhất định trên nhiều đường phố các quận 5,6,7,8 (cao điểm 1), Gia Định (cao điểm 2), buộc địch huy động lực lương tổng dự bị nguỵ và lực lượng Mỹ để phản kích, giải toả. Quân chủ lực giải phóng chủ yếu đánh địch ở vùng ven. Đợt 2 gây cho thiệt hại địch nhiều hơn đợt 1. Đây là đòn bồi thêm sau khi Mỹ bước đầu xuống thang (tháng 3 năm 1968 chấm dứt ném bom miền Bắc),chấp nhận đàm phán hai bên, nhưng vẫn khước từ bốn bên.

Cùng với Sài Gòn , trên toàn miền, quân dân tiến công địch, ở tất cả tỉnh lỵ hầu hết thị trấn, nhất là trong đợt 1 , gây thiệt hại cho địch, nhưng nói chung việc đánh trúng mục tiêu và làm chủ khu vực trong lòng địch rất hạn chế. Do thế chung chiến trường ,do tác động tâm lý, nhiều đồn bót địch bỏ chạy, hệ thống kềm kẹp của địch trên nhiều vùng nông thôn bị tê liệt. Tuy nhiên ta không thực hiện được một phương án chặt chẽ để củng cố nông thôn, giữ vùng mới giải phóng trong lúc địch kịp thời xốc lại lực lượng, phản kích một cách có hiệu quả.

Từ tháng 3 năm 1968, Mỹ đã buộc phải thay tướng (Abram thay Oét-mo-len), chiến lược "tìm - diệt" lùi lại thành "quét và giữ" nhưng có hiệu quả, từng bước đẩy lực lượng đối phương ra xa Sài Gòn, hình thành thế phòng thủ từ xa gồm 3 tuyến: tuyến ven (20 đến 21 tiểu đoàn), tuyến trung gian (64 đến 66 tiểu đoàn gọi là " vành đai nút chặn"), tuyến gần biên giới (14 đến 16 tiểu đoàn). Trên chiến trường miền Đông lúc này địch có 110 tiểu đoàn (59 tiểu đoàn đồng minh và Mỹ) thuôc 8 sư đan và 9 trung đoàn (chưa kể lực lượng địa phương).

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Chính trị đồng ý đề nghị của Trung ương Cục là đợt 3 không tiến công thành phố nữa. Thay cho đợt 3 , Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền đề ra phương án chiến dịch tiến công , hướng chủ yếu là Tây Ninh, hướng thứ yếu là Lộc Ninh, hướng phối hợp là các chiến trường khác. Lực lượng được sử dụng trên hướng chính là sư đoàn 9 , các trung đoàn 33 (từ Tây Nguyên mới vào , chiến đấu trong đội hình sư đoàn 5 ),5,88,cùng các đơn vị trực thuộc , tiểu đoàn đặc công Miền . Hướng Lộc Ninh sử dụng sư đoàn 7. Các hướng phối hợp sử dụng lực lương địa phương.

Do chuyển hướng thích hợp, đợt 3 (từ đêm 17 tháng 8 đến 29 tháng 9 năm 1968) đạt hiệu suất cao mà ta ít tổn thất. Trên toàn Nam Bộ, ta đã gây thiệt hại 15 tiểu đoàn địch, trong đó có 12 tiểu đoàn hỗn hợp Mỹ. Sư đoàn 5 được Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Miền trao cờ luân lưu " Quyết chiến quyết thắng". Tuy nhiên đợi 3 không làm thay đổi được xu thế đang diễn ra phức tạp trên chiến trừơng , nhất là chiến trường ven và các tỉnh trọng điểm bình định.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 làm nên thằng lợi có ý nghĩa chiến lược , tạo một buớc quyết định làm thay đổi cục diện chiến tranh , đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ra khỏi cuộc chiến.

Tuy nhiên, cuộ tổng tiến công và nổi dậy không đạt được sức mạnh hiệu quả so với yêu cầu, trước hết là do ta chủ quan trong đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa thật sát tình hình thực tế lúc đó, trong thời điểm diển biến không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để chuyển hướng cho thích hợp tình hình, trong lúc địch đã xốc lại lực lượng, thay đổi chiến lược, phản kích có hiệu quả.

Qua hơn 3 năm đánh Mỹ,các lực lương vũ trang miền Đông cùng các lực lượng vũ trang giải phóng Miền đã xây dựng và phát huy truyền thống "trung thành vô hạn,anh dũng tuyệt vời, chiến thắng vẻ vang"trưởng thành vượt bậc về cách đánh . Hơn 3 năm là quá trình sáng tạo và phat huy mạnh mẽ chiến thuật "nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", hình thah2 sở trường tập kích địch ngoài công sự, đánh địch dổ bộ đường không, vận động phục kích , vận động tiến công... Các lực lượng chiến tranh nhân dân ,sáng tạo và phát huy mọi thứ vữ khí, kể cả vũ khí tự tạo đánh xe tăng, tạo và dựa thế ấp chiến đấu đánh thắng một đối thủ hiện đại hơn về mọi mặt. Các lực lượng đặc công biệt dộng phát huy mạnh mẽ chiến thuật cải trang, bất thần tấn công địch tại sào huyệt, toạ nên những tiến nổ vang dội,tõ rõ tinh thần "Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh", thực hiện xuất sắc nhiệm vụ xung kích trong trận quyết chiến chiến lược năm 1968.

IV-KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KIÊN CƯỜNG TRỤ BÁM CHỐNG BÌNH ĐỊNH, TỪNG BƯỚ PHỤC HỒI LỰC LƯỢNG, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI MỘT BƯỚC CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1969-1972)

Đầu năm 1969, sau bốn tháng tích cực bổ sung lực lượng , tập trung sức phản kích quyết liệt lại lực lượng cách mạng, về cơ bản Mỹ nguỵ đã phục hồi được lực lượng, củng cố được nguỵ quyền, khôi phục được nhiều vùng nông thôn đã bị mất , đẩy chiến cuộc từ vùng ven đô ra xa vùng nông thô bao quanh Sài Gòn, nam - bắc lộ 4... Chủ trương "phi Mỹ hoá" của tổng thống Giôn-sơn tạm thời thu được một số kết quả. Sau khi thay Giôn-sơn, tổng thống Ních-xơn đã nâng chủ trương này lên thành một chiến lược chiến tranh mới ở Việt Nam, mang tên chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", với mục đích :rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam mà vẫn giành được thắng lợi. Hai biện pháp chủ yếu của chiến lược này là phát triển nhảy vọt lực lượng nguỵ quân và nỗ lực bình định các vùng nông thôn, đồng bằng , nơi cách mạng bõ ngõ và lực lượng giảm sút. Bên cạnh các hoạt động bình định kiểm cũ, Mỹ-nguỵ chú trọng đẩy mạnh hoạt động tâm lý chiến của tổ chức "Phuợng hoàng" chuyên do thám , bắt bớ, ám sát ,chiêu hồi...

Miền Đông Nam Bộ được coi là vùng trọng điểm bình định số 1, nên Mỹ-nguỵ đã tập trung vào đây 40% lực lượng quân Mỹ ,đồng minh và 37% quân nguỵ toàn miền Nam. 103 tiểu đoàn Mỹ nguỵ và đồng minh được sử dụng để che chắn Sài Gòn , tạo thành 3 tuyến phòng thủ từ vùng ven Sài Gòn ra :tuyến trong, tuyến trung gian và tuyến ngoài. Trong năm 1969 và 1970, trung bình mỗi tháng Mỹ-nguỵ mở 377 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn đến cấp sư đoàn, chiếm 38% số cuộc hành quân trên toàn miền Nam, nhằm hỗ trợ cho công tác bình định và đối phó với chủ lực cách mạng ở bắc Sài Gòn.

Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy, cùng các đợt hoạt động kế tiếp trong năm 1968, chủ lực Miền và các phân khu vẫn đứng trên chiến trường Đong Nam Bộ và một số vùng xung yếu sat Sài Gòn như Cẩm Mỹ , Tân An. Lực lượng vũ trang trưởng thành thêm một bước về chất lượng chiến đấu , đặc biệt là những kinh nghiệm chiến đấu ở vùng đô thị và nông thôn đồng bằng. Cuối năm 1968, Bộ Tổng Tham Mưu bổ cung cho B2 Sư đoàn I (có 4 trung đoàn 33,174,10,20), từ Tây Nguyên và khu 5 vào. Đồng thời từ miền Bắc, 10 tiểu đoàn, 100 đại đội và trung đội đặc công cũng hành quân vào bổ sung cho lực lượng đặc công toàn B2. Tuy vậy sự bổ sung này không đủ để bù đắp số quân Miền và các phân khu bị hao hụt qua các đợt tấn công nên quân số các đơn vị còn quá thấp, quân số dự trữ của Miền cũng không còn. Cách mạng bị mất đất,mất dân, mất thế ở vùng ven và một số vùng nông thônn đồng bằng. Nhiều đơn vị mũi nhọn bị đánh bật khỏi chiến trường trọng điểm. Lực lượng bộ đội địa phương và du kích đều giảm sút.

Tuy vậy, thực hiện nghị quyết 4/1969 của Bộ Chính Trị "tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích - Tổng khởi nghĩa", nghị quyết 7/1969 của Trung Ương Cục "đẩy mạnh 3 mũi giáp công...giành thắng lợi quyết định" Quân uỷ và Bộ Chỉ Huy Miền vẫn quyết định liên tục mở các cuộc hoạt động từ xuân 1969 đến xuân 1970 trên toàn chiến trường B2.

Chấp hành nghiêm mệnh lệnh tiến công địch, dù trong hoàn cảnh thế và lực đã có nhiều bất lợi, các đơn vị chủ lực Miền, các phân khu và lực lượng vũ trang các địa phương tiếp tục thực hiện 4 hoạt động xuân hè,thu,đông trong năm 1969. Với nỗ lực vượt bậc, lực lượng vũ trang miền Đông đã thực hiện được một số trận đánh hiểu suất cao, có tính thối động. Trong đợt hoạt động xuân, nổi lên trận tập kích căn cứ Đồng Dù ,ngày 26 tháng 2 năm 1969 của đặc công Miền và du kích Củ Chi, do đồng chí Nguyễn Cụ, phó chỉ huy bộ đội đặc công Miền chỉ huy. Hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu 10 (Bình Long - Phước Long ) cũng đã gây thiệt hại nặng cho tiểu khu Phước Long,kềm chân một số đơn vị cơ động của Mỹ-nguỵ. Sau đợt xuân, chuẩn bị bước sang đợt hoạt động hè , đợt hoạt động trọng điểm để phối hợp với đấu tranh ngoại giao và chính trị, Bộ chỉ huy Miền chuyển 6 tiểu đoàn thuộc đoàn pháo binh Biên Hoà và các trung đoàn , tiểu đoàn đặc công thành các đơn vị pháo và đặc công "chuyên trách" bám đánh cá căn cư Mỹ-nguỵ,đặc biệt chú trọng 6 căn cứ :Phước Vĩnh ,Téc-Ních,Lai Khê, Dầu Tiếng, Phước Bình , Phước Long. Nhiue62 tỉnh , huyện miền Đông Nam bộ cũng thành lập các đơn vị pháo binh địa phương. Trong đợt hoạt dộng hè, sư đoàn 5 nổi lên trong số các sư đoàn chủ lực Miền vì đã đánh quỵ sư đoàn 18 nguỵ tại Tầm Bung và tiêu diệt 3 tiêuàn hỗn hợp Mỹ - nguỵ khác, được Bộ chỉ huy Miền khen ngợi là là đã đánh "dồn dập, liên tục, đạt hiệu suất cao...một số trận có tính thối động". Phối hợp với chủ lực Miền, chủ lực và bộ đội địa phương các phân khu tấn công hầu khắp các hậu cứ , kho tàng, đồn bót địch để hỗ trợ nhân dân phá bình định. Ở Tây Ninh, tỉnh uỷ và huyện uỷ Gò Dầu đã phát động phong trào "Quyết tử giữ Gò Dầu" lần thứ 2 trong lực lượng vũ trang cán bộ và nhân dân. Đại đội 33 huyện và các cán bộ huyện uỷ, huyện đội làm lực lượng xung kích đi đầu. Cuộc trở lại bám trụ lần này diễn ra vô cùng quyết liệt. Mỗi tháng, 20 cán bộ, chiến sĩ của huyện bị thương, bị bắt, bị hy sinh, trong đó có tấm gương anh hùng của liệt sĩ Trần Thị Sanh huyện đội phó. Đến tháng 8 năm 1969, trên tất cả các vung lực lượng cách mạng đều đã bám trụ vào nhân dân.

Đợt hoạt động hè là đợt hoạt động mạnh nhất trong năm 1969. Sau đợt này, chuẩn bị cho các đợt tấn công cuối năm, Bộ Chỉ huy Miền củng cố tổ chức lại lực lượng, dồn dịch một số trung đoàn về các sư đoàn, đặc công hoá các đơn vị: trung đoàn 10 (sư đoàn 5),tiểu đoàn 267, 269 (Phân khu 2) , 1 tiểu đoàn của trung đoàn 4 (Phân khu 5 ), tiểu đoàn 1 (Tây Ninh) để tăng sức tấn công . Các phân hu cũng thành lập các đơn vị đặc công riêng của mình. Tuy vậy cũng chưa xoay chuyển được tình hình. Các đợt hoạt động thu và đông yếu dần, lực lượng vũ trang cách mạng không còn đủ sức tấn công , phải lùi xa ra khỏi các đô thị và vùng trung tuyến.

Đến đầu năm 1970, những khó khăn về thế và lực của lực lượng cách mạng có từ cuối năm 1968 đã trở nên nghiêm trọng. Hầu hết những vùng giải phóng có dân ở miền Đông Nam Bộ đều đã bị địch chiếm. Lực lượng vũ trng ba thứ quân giảm đến mức thấp. Để bảo tồn lực lượng , Bộ chỉ huy miền và Bộ chì huy các phân khu 1,2,3,6 phải dời lên biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Riêng Bộ chỉ huy phân khu 6 sau đó phải bí mật luồn về đồng bằng sông Cửu Long để làm chỗ dựa cho bộ phận chỉ đạo nội thành. Bộ chỉ huy phân khu 5 dời về chiến khu Đ, Bộ chỉ huy Phân khu 4 dời về Bà Rịa. Bộ chỉ huy T.7 cố gắng bám đại bàn nhưng luôn luôn phải di chuyển xung quanh đường số 15. Theo sau Bộ chỉ huy Miền và các phân khu, lực lượng chủ lực cũng lần lượt phải rút về biên giới . Phong trào chiến tranh nhân dân ở các địa phương đang hết sức khó khăn, nay lại mất thêm một chỗ dựa quan trọng.

Trước tình hình đó, Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền phải thảo luận: nên giữ nguyên các trung đoàn, sư đoàn chủ lực đứng xung quanh Bộ chỉ huy miền hay phân tán về các địa phương để hỗ trợ các địa phương chống bình định. Sau cùng, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền quyết định giữ nguyên các sư đoàn chủ lực làm nhiệm vụ chống càn,bảo vệ các căn cứ đầu não; đồng thời đưa các trung đoàn 4, 16, 33, 88, 286 và Quyết thắng về bám trụ ở bắc , tây bắc và đông bắc Sài Gòn, trung đoàn 320 nám trụ ở tây nam Sài Gòn, nhằm hỗ trợ phong trào chiến tranh nhân dân tại chỗ chống phá bình định giải quyết một phần khó khăn về bảo đảm hậu cần.

Các trung đoàn chủ lực về hoạt động ở các địa phương trong tình thế hết sức khó khăn vì đồn bót địch đóng dày dặc chia cắt, quân Mỹ- nguỵ càn quét liên miên, trong khi hầu hết các lõm căn cứ, vùng giải phóng không còn. Nên tuy không chính thức tuyên bố giải thế, thực tế các trung đoàn đều phải phân tán thành các trung dội đại đội, có khi xuống đến cấp tiểu đội để bám trụ. Trung đoàn 16, 286, Quyết thắng phải chuyển mọi sinh hoạt xuống lòng địa đạo Củ Chi, ngày nằm hầm ,đêm bí mật luồn vào ấp chiến lược vận động quần chúng, gầy dựng lại cơ sở. Trung đoàn 320 ở Long An hai lần phải trở về Miền để xây dựng lại. Bộ đội chủ lực phải học cách sống như du kích, tự lực xuống đồng , xuống sông mò cua, bắt cá, vào ấp chiến lược mua gạo ăn. Tổn thất vì công việc này có những lúc còn cao hơn tn63 thất vì chiến đấu. Nhân dân ở các vùng bộ đội về hoạt động hầu hết bị dồn vào ấp chiến lược và bị kềm cập gắt gao nhưng đã tìm mọi cách che mắt địch, gom góp từng lon gạo, nắm cơm , chút muối để tiếp tế cho bộ đội. Được nhân dân che chở , các đơn vị bộ đội từng bứơc vượt qua khó khăn, vừa chiến đấu ,vừa gầy dựng lại cơ sở chiến tranh nhân dân ở địa phương. Tuy chưa làm xoay chuyển cục diện chiến trường chống bình định, nhưng sự có mặt của các đơn vị đã góp phần duy trì củ chiến tranh nhân dân. ở địa phương , buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, tạo thêm điều kiện để giữ vững các căn cứ đầu não và các sư đoàn chủ lực Miền, đồng thời, tạo cơ cở để bộ đội chủ lực trở lại địa bàn khi có thời cơ.

*

Tháng 3 năm 1970, phái thân Mỹ Lon-non trong chính phủ cam-pu-chia đã làm đảo chính lật đổ quốc trưởng Xi-ha-núc, thực hiện ý đồ của Mỹ phối hợp với chính quyền Sài Gòn ép lực lượng cách mạng B2 giữa hai gọng kềm o 73 vùng biên giới quyết tâm tiêu diệt các cơ quân đầu não và lực lượng chủ lực, chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến tranh.

Trước hinh hình diễn biến phức tạp, trong khi chờ chỉ thị của Trung ương Đảng,Trung ương Cục và Bộ Chi huy Miền đã theo dõi chặt chẽ và nhạy bén quyết định : tiếp tục chủ động thực hiện cuộc tấn công Xuân - hè năm 1970 (mạt danh CD2) như kế hoạch đã đề ra đầu năm nhằm tiêu diệt địch phá bình định, căng kéo giảm bớt khả năng tập trung quân địch của địch lên biên giới. Đồng thời , sử dụng một bộ phận chủ lực và lực lượng địa phương tiêu diệt một số chi khu , thị trấn và đồn bót dọc biên giới để mở rộng chỗ đứng chân của các cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực, tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng quân sự và chính quyền địa phương Cm-pu-chia ly khai chính phủ Lon-non.

Ở miền Đông Nam Bộ, lợi dụng tình thế lực lượng địch trên địa bàn đã giảm 1 phần 3, hoạt động của máy bay và pháo binh giảm từ 50 - 70 % do phải dồn quân lên biên giới, lực lượng vũ trang các phân khu, các tỉnh , huyện đã bám trụ vào các địa bàn trung tuyếnva2 vùng ven, thực hiện nhiều trận tiến công địch. Ở Tây Ninh ,Củ Chi xuất hiện nhiều "bãi tử địa", tạo thành các căn cứ lõm cho lực lương vũ trang địa phương vừa đứng chân, vừa bung ra hoạt động. Ở Bà Rịa, cuộc chiến đấu giữ chiến khu Minh Đạm diễn ra quyết liệt. Cán bộ chiến sĩ huyện Long Đất mỗi ngày chỉ có nửa lon gạo hoặc ăn toàn rau củ vẩn kiên cường chống càn, bắn rơi nhiều máy bay địch, đánh lui nhiều cuộc càn của lữ 199 Mỹ,trung đoàn Úc và các liên trung đoàn bảo an nguỵ, giữ vững căn cứ. Đặc biệt khó khăn là trung đoàn 10 Rừng Sác. Từ đầu năm 1970, trung đoàn bị địch bao vây , ô lập, bị đứt lên lạc với chỉ huy Miền. Chiến sĩ đói cơm , khát nước ngọt, thiếu vũ khí, chịu đựng hàng trăm tấn bom và chất độc hoá học, nhưng vẫn trụ bám căn cứ, tự tạo vũ khí,tiếp tục đánh chìm nhiều tàu lớn địch trên sông Lòng Tàu,khiến cho có thời gian tàu địch khong dám ra khỏi quân cảng. Mất liên lạc với Miền,khẩu hiệu của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 10 là "đánh địch theo xã luận dài" để góp phần vào chiến trường chung.

Cùng thời gian với hoạt động chống bình định Xuân - Hè 1970 ở chiến trường nội địa miền Nam , các sư đoàn chủ lực Miềnđã đánh bại cuộc phản kích chiến lược của gần 4 sư đoàn Mỹ- nguỵ sang cam-pu-chia; đồng thời phát huy chiến quả cùng quân đội giải phóng dân tộc Cam-pu-chia, giải phóng 13 trong số 19 tỉnh của Cam-pu-chia, toạ thành một căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc cho cách mạng hai nước .

Năm 1970, thực hiện nghị quyết tháng 2 năm 1970 của Quân uỷ Trung ương về nâng cao vị trí về đấu tranh quân sự và vai trò của bộ đội chủ lực, đưa bộ đội lên tác chiến hợp đồng binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu đã liên tục chuyển vào chiến trường B2 82 tiểu đoàn tân binh cùng hàng trăm tấn vũ khí và trang bị kỹ thaut65 cho các binh chủng thong tin, cong binh, pháo binh, đặc công. Nhờ sự bổ sung náy, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền đã đưa một số đơn vị chủ lực Miền, các phân khu và các tỉnh xuống làm bộ đội huyện và du kích xã, bước đầu khôi phục một bộ phận lực lượng vũ trang địa phương.

Năm 1971, chủ lực Miền và lực lượng vũ trang các căn cứ ở biên giới và Cam-pu-chia liên tiếp giành thắng lợi lớn. Chiến dịch phản công đông bắc Cam-pu-chia (2 tháng 5 năm 1971) đã đánh bại cuộc hành quân "toàn thắng 1-1971", một cố gắng cuối cùng của quân nguỵ Sài Gòn trên chiến trường Cam-pu-chia. Trong cuộc phản công này,sư đoàn 5 cùng với sư đoàn 7 đã thực hiện được một trận ánh9 then chốtuqyet61 định tại Snun, tiêu diệt chiến đoàn 8 (sư đoàn 5) nguỵ. Quân nguỵ đã thất bại lớn , chiến lược "VIệt Nam hoá"tỏ ra bấp bênh, nhưng Mỹ vẫn ảo thưởng , tiếp tục đưa quân Lon-non ra thử sức bằng cuộc hành quân "ChenLa II" trên đường số 6. sau 4 tháng phản công, sư đoàn 9, chủ lực căn cứ C40 và một số đơn vị quan giải phóng Cam-pu-chia đã đập vỡ hệ thống phòng thủ của địch trên đường số 6, làm chủ hoàn toàn một khu vực rông lớn, đánh dấu bước hoặc trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Cam-pu-chia.

Ở chiến trường nội địa Miền Đông Nam Bộ, từ cuối năm 1970 đến cuối năm 1971 , tổ chức chiến trường được sắp xếp lại. Phân khu 2 và 3 đượcc sáp nhập thành Phân khu T23. t.7 và Phân khu 5 giải thể, thành lập hai phân khu : Phân khu Bà Rịa, Phân khu Thủ Biên. Quân khu 10 giải thể, trả lại tỉnh Quảng Đức cho Khu 6, thành lập phân khu Bình Phước.

Trước những thất bại của quân nguỵ trên chiến trường biên giới, khối chủ lực nguỵ bị tiêu hao nặng, quân Mỹ và đồng minh đang rút đi,các phân khu và các tình tranh thủ đẩy mạnh đánh phá bình định. Để thực hiện được nhiệm vụ này, các phân khu và các tỉnh đều sắp xếp tổ chức lại lực lượng trên tinh thần củng cố, tinh gọn quân chủ lực và quân tập trung đồng thời tiếp tục đưa các đơn vị Miền, phân khu và tỉnh không đủ quân số xuống bổ sung cho lực lượng bộ đội tỉnh, huyện, du kích xã.

Nữa cuối năm 1971, hoạt động chống bình định diễn ra đều khắp ở miền Đông Nam Bộ. Lực lượng vũ trang đã thực hiện một số trận xuất sắc . Ngày 19 thang 9 năm 1971 , nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Thu Trang đã thực hiện trận đánh lớn sau biến cố Mậu Thân 1968 vào khách sạn Tự Do, diệt 90 tên sĩ quan. Tháng 10 năm 1971, kết hợp với lực lượng của Miền, đội pháo binh Phân khu Thủ Biên đã pháo kích sân bay Biên Hoà và bộ tư lệnh quân đoàn 3 nguỵ, làm chết, gần 100 tên địch.Tháng 11 năm 1971, đại đội 13 đoàn 10 đặc công Rừng Sác đã bắn cháy tàu chở dầu 10.000 tấn trên sông Lòng Tàu. Đến cuối năm 1971, Đoàn 10 đã liên lạc được với đất liền, bắt đầu nhận được tiếp tế. Tháng 12 năm 1971, tiểu đoàn 14 Tây Ninh đã thực hiện trận phục kích tại huyện Bến Cầu, diệt gọn đại đội bảo an 388 khét tiếng đang hoành hành trong vùng, gây thối động ở tình,..

Cuối năm 1971, hoạt động bình định của Mỹ- ngụy bắt đầu chựng lại và đi xuống.

*

Từ giữa năm 1971, thấy trước chiều hướng phát triển của tình hình và thời cơ sẽ đến, bộ chính trị ban chấp hành trung ương đảng đã chủ trương "giành thắng lợi quyế định trong năm 1972" bằng một cuộc tiến công chiến lược tren toàn miền nam cới 3 hướng tiến công chủ yếu: trị thiên,tây nguyên và miền đông nam bộ.

Chấp hành nghị quyết của bộ chính trị, trung ương cục và quân ủy miền quyết định mờ chiến dịch nguyễn huệ trên khu vực các tỉnh tây ninh, bình long, bình dương, nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới phía bắc sài gòn của địch, giải phóng những khu vực quan trọng của 4 tỉnh, phối hợp và hỗ trợ cho phong trào phá bình định ở nông thôn đồng bằng ;đồng thời rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung ,hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực.bộ tổng tham mưu bổ sung vào miển đông nam bộ 2 trung đoàn bộ binh(24 và 271), 2 tiểu đoàn pháo 85 li, 1 tiểu đoàn pháo 22 li, 2 tieu3 đoàn cao xạ 37 li, tiểu đoàn 20 xe tăng(36 chiec61c) và 1 đại đội tên lửa chống tăng B72.

Kể cả lực lượng đã có ở miền và lực lượng mới được bổ sung, tham gia chiến dịch nguyễn huệ gồm: 3 sư đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn va 8 tiểu đoàn binh chủng.lực lượng vũ trang và phân khu và các tỉnh có gần 30 tiểu đoàn (trong đó đã tổ chức được gần 3 trung đoàn) và 63 đại đội. măc dù đã có kinh nghiệm tổ chức đoàn 301 (năm 1971), nhưng đến lúc này bộ chỉ huy miền chỉ thành lập bộ chỉ huy tiền phương đồng thời là chiến dịch do trung tướng trần văn trà làm tư lệnh, thiếu tướng trần độ làm chính ủy. đại tá trần văn phác phó chính ủy. đại tá lê ngọc hiền tham mưu trưởng.

Ngày 1 tháng 4 năm 1972, chiến dịch nguyễn huệ bắt đầu. trong đợt đầu chiến dịch, sư đoàn 5 đã liên tiếp thực hiện hai trận then chốt vượt mức yêu cầu làm chủ chi liên khu lộc linh, diệt gọn chiến đoàn 9 (sư đoàn 5) ngụy, bắt sống đại tá đoàn trưởng, uy hiếp thị xã bình long.

Sau khi cùng sư đoàn 9 ba lần tiến công thị xã Bình Long không đứt điểm do địch đã cố thủ rất manh tại đây, tháng 6 năm 1971, sư đoàn 5 được lệnh hành quân xuống đồng bằng miền trung nam bộ hỗ trợ phá bình định.Lần đầu tiên xuống hoạt động ở đồng bằng sông nước, sư đoàn gặp rất nhiều khó khăn về hệu cần, cơ động lực lượng và cánh đánh.nhưng được quân và dân địa phương che chở và hỗ trợ, sư đoàn đã tiêu diệt một căn cứ,15 đồn bót, giải phóng 14 xã, đưa 8.000 dân trở về sinh sống ở vùng giảy phóng.

Phối hợp với bộ đội chủ lực dang thực hành chiến dịch nguyễn huệ, lưc lượng vũ trang các phân khu và các tỉnh ở miền đông nam bộ tích cực đánh phá bình định và củng cố vùng mới giải phóng.Ở tây ninh, tiểu đoàn 14, 16 cùng bộ đội các huyện và du kích giải phóng 5 xã, 1 ấp, gây áp lực mạnh dọc quốc lộ 22.Ở phân khu bà ria và thủ biên,trung đoàn 4 cùng lực lượng tại chổ đả giải phóng 2 xã trên lộ 23,làm chủ một lộ dài 21km,huy hiếp 2 chi xuyên mộc và đất đỏ.trên lộ 2 ,trung đoàn 33 tiêu diệt khi Đức thạnh, phối hợp với bộ đội huyện và du kích giải phóng 4 xã, 10 ấp ,11 sở cao su.Giữa những năm 1972, phân khu bà rịa quyết định thành lập lại tiểu đoàn 445 sau hơn một năm bị phân tán hoạt động ở các huyện.Từ tháng 8 năm 1972, trung đoàn 33 và trung đoàn 4 phối hợp với hai tiểu đoàn mới thành lập của tỉnh bà rịa - long khacnh1 (500 và 246) và lực lượng vũ trang địa phương chuyển sang giải phóng 4 ấp trên quốc lộ 15, uy hiếp quốc lộ 1.Đoàn đặc công 113 cùa miền được biệt phái về hoạt động ở quân khu 7 cũng thực hiện nhiều trận đánh vang dội: pháo binh sân bay biên hòa, làm nổ tung 200 nhà kho của tổng kho long bình.Đội 12 đặc công đoàn 10 rừng sác đã phá hủy 80 kho bom đạn và hóa chất ở kho thành tuy hạ.lực lượng vũ trang phân khi bình phước tích cực góp sức cùng chủ lực bao vây uy hiếp thị xã an lộc,....Tháng 10 năm 1972, sư đoàn 7 cùng với bộ đội huyện Bến Cát và du kích đã phối hợp chặt chẽ, giải phóng 28 xã, 5000 dân ở bắc bình dương, mở rộng thâm vùng kiểm soát của cách mạng.

Ngày 30 tháng 12 năm 1972, chiến dịch nguyễn huệ kết thúc. Tuy chưa dứt điểm được thì xả bình long và chịu một tổn thất nhất định,nhưng chiến dihc5 đã giành thắng lợi đáp ứng nhu cầu chiến lược đề ra, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng được một vùng chiến lược rông lớn nối với vùng giải phóng đông bắc cam-pu-chia, với tây nguyên và hậu phương miền bắc.

Giữa năm 1972, trung ương cục và bộ chỉ huy miền quyết định giải thể các phân khu,tổ chức lại hai quân khu:Quân khu 7 và quân khu sài gòn-gia định. Tình hình chia nhỏ chiến trường chấm dứt. Đến cuối năm 1972, tổ chức hai quân khu bước đầu được định hình, bộ tư lệnh qu6an khu sài gòn _ gia định do đồng chí trần hỉa phụng làm tư lệnh, đồng chí lê thanh làm chính hủy, đồng chí võ văn trí chỉ huy phó và đồng chí nguyễn đức hung tham mưu trưởng.Lực lượng vũ trang của phân khu lúc này có :Đoàn 10 rừng sác, trung đoàn 16 ,tiểu đoàn quyết thắng(do tiểu đoàn quyết thắng 1 và quyết thắng 2 hợp nhất lại), đại đội Đồng Khởi(gồm nhân viên các cơ quan chuyển sang chiến đấu), các đại đội bộ đội địa phương, trong đó mạnh nhất là huyện Trẳng Bàng (do tiểu đoàn 268, tức trung đoàn 268 cũ, chuyển sang ).Nhiều xã có các tiểu đội du kích.Bộ đội tư lệnh quân khu 7 do đồng chí Trần Nam Trung bí thư khu ủy kiêm chính ủy ,đồng chí Vũ Ba phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng. Quân số của quân khu lúc này gồm 4 trung đoàn, 11 tiểu đoàn,33 đại đội, 12 trung đội và 2 tiểu đội bộ binh; 2 tiểu đoàn, 6 đại đội 3 trung đội và 1 tiểu đội trợ chiến; 5 tiểu đoàn, 9 đại đội, 31 đội và 4 tiểu đội đặc công; 2 đại đội, 5 trung đội, 5 đội và 2 tiểu đội công binh. Tổng cộng ba thứ quân toàn quân khu có 16.367 người.

Năm 1972, những cố gắng của mỹ tiếp tục thất bại nặng nề ở cả hai miền nam - bắc việt nam. Ngày 23 tháng 1 năm 1973, tại hội nghị paris, chính phủ mỹ buộc phải ký vào hiệp định"chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở việt nam".

V- TIẾN LÊN TÁC CHIẾN HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG, GÓP PHẦN QUAN TRONG GIẢI PHÓNG SÀI GÒN VÀ CÙNG CẢ NƯỚC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM

Hiệp định Pari được kí kết mở ra một tình hình mới. Tương quan lực lượng và thế trận thay đổi có lợi cho cách mạng. Mỹ buộc phải rút hết quân chiến đấu Mỹ và đồng minh ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Quân ngụy tuy còn đông nhưng không thể bù đắp về số lượng và chất lượng của quân Mỹ và đồng minh đã rút đi, tâm lý hoài nghi và thất bại chủ nghĩa lan ra. Trong khi đó, các sư đoàn chủ lực cách mạng đã trở lại chiến trường và đứng vững trên những địa bàn chiến lược quan trong, cùng với lực lượng vũ trang các địa phương tạo thế trận bao vây uy hiếp địch ở vùng trung tuyến, vùng ven, các đường gia thong chiến lược, các thị xã, thị trấn và Sài Gòn.

Để cứu vãn tình thế bất lợi, duy trì được sự có mặt của Mỹ và chính quyền ngụy trên đất miền nam, Mỷ và ngụy đã thực hiện nhiều biện pháp chiến lược trái với tinh thần hiệp định, trong đó biện pháp chủ yếu là dựa vào sự tăng cường viện trợ vũ khí trang bị của Mỹ ( cuối năm 1972) và vũ khí quân Mỹ để lại khi rút đi để thực hiện bình định, lấn chiếm một cách quyết liệt, giành giật của lực lượng cách mạng từng xã, ấp.

Ở miền Đông Nam bộ, quân ngụy đã sử dụng gần 70 % lực lượng ngụy quân ở quan khu 3 (đù các sắc lính), với sự yểm trợ tối đa của phi pháo, tiến công lấn đất , giành dân, xóa thế da báo ở vùng Vườn Thơm, Bưng Sáu Xã,Nhà Bè, Tân Bình, Bắc thủ đức, củ chi, bắc bình chánh. Lực lượng quan đoàn 3 ngụy lấn chiếm lại đường số 7 ngang bến cát (ri nét-rạch bắp), lộ số 23 long tân- long phước đường xe lửa hưng lộc-giá ray (long khánh), ven thị xã tây ninh, đường số 10, tây bắc hậu nghĩa, đông, tây đường số 2, đoạn đường bắc chi khu đức thạch ( bà rịa)...

Đầu năm 1973, quân ủy và bộ chỉ huy miền về ứng chân ở tà thiết (lộc linh), bộ chỉ huy quan khu 7 và quân khu sài gòn - gia định trở về căn cứ cũ ở cử chi và chiến khu D, việc chỉ huy chiến trường từ miền xuống các quân khu và xuống tỉnh, huyện, xã đã thuận tiện hơn.

Tháng 1 năm 1973, bộ chính trị ra nghị quyết đã chỉ rõ: " nhất thiết lực lượng vũ trang ta phải mạnh và luôn luôn sẵn sang chiến đấu. bất kể trong tình huống nào, địch gây hấn trở lại nhất định phải bị giáng trả đích đáng và ta sẽ giành được thắng lợi rõ rang". Nhưng trên thực tế chiến trường sự chỉ đạo chưa cụ thể lại nhấn mạnh nhiều vào hòa bình, hòa hợp, một số địa phương, cán bộ, chiến sĩ có tư tưởng " hòa bình xả hơi", mơ hồ, mất cảnh giấc. vì thế 6 tháng đầu sau ngày hiệp định pari có hiệu lực, lực lượng vũ trang quân khu sài gòn và quân khu 7 chua phản ứng đúng mức đối với sự lấn chiếm của địch, vì vậy mất khá nhiều vùng mới giải phóng trong năm 1972. Cả 2 quan khu đều gặp khó khăn trước tình hình này.

Tháng 6 năm 1973, trung ương cục ra nghị quyết chấn chỉnh một bước về sự mơ hồ của các địa phương đơn vị; xác định nhiệm vụ của lưc lượng vũ trang là phải kiên quyết và chủ động thực hành phản công và tấn công, vừa đánh mạnh quan địch lấn chiếm vừa mở rộng tấn công vào vùng sâu,vùng yếu, đánh kho tang, hậu cứ địch...

Đặc biệt nghị quyết 6 năm 1973 nhấn mạnh vần đề xây dựng lực lượng vũ trang: đưa bộ đội chủ lực bước đầu tiến lên chính quy hiện đại, đưa bộ đội địa phương tỉnh, huyện thành những đơn vị gọn mạnh, trang bị tương đối hiện đại, phát triển rộng khắp dân quan du kích và nâng cao chất lượng tương ứng.với các thứ quân khác.

Thực hiện nghị quyết 6 năm 1973 của trung ưng cục, quân khu 7 chấn chỉnh lại lực lượng theo hướng tinh gọn chủ lực quan khu, bộ đội tập trung tỉch, tiếp tục bổ sung quân từ trên xuống và phát triển tại chỗ lực lượng huyện, xã. Một bộ phận chủ lực quân khu được rút về miền, để tăng cường lực lượng chủ lực miền. vì vậy, lực lượng chủ lực quân khu giảm xuống còn 3 trung đoàn. Tổng quân số của quan khu từ 19123 người ( năm 1972) giảm xuống 16367 người ( năm 1973).

Ở quân khu sài gòn - gia định, lực lượng vũ trang nội đô được tập trung xây dựng lại. đoàn biệt động 19 tháng 5 được thành lập gồm các đội 1,3,4,5. Bên cạnh còn có các đội độc lâp 7,8,9,11,z15,z16,z17,V20,V22, mỗi đội quân số tương đương 1 đại đội. các đội vũ trang quần chúng của thành đoàn, hoa vận, tuyên huấn, công vận, phụ vận, binh vận được khôi phục lại. các ban chỉ huy quân sự các quận nội thành được củng cố. lực lượng chủ lực quân khu được tổ chức thêm 1 đại đội pháo đoàn 10 được bổ sung thêm 1 liên đội đặc công thủy (K77).

Tháng 9 năm 1973, nghị quyết 21 của ban chấp hành trung ương đảng (7 năm 1973) được phổ biến toàn chiến trường B2 :"con đường của cách mạng miền nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm thời cơ, giữ vững đường lối tấn công để đưa cách mạng miền nam tiến lên. Vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là một yêu cầu vừa cấp thiết, vừa cơ bản trong giai đoạn mới".

Nghị quyế 21 đã làm sang tỏ nhận thức, thay đổi tình hình của các quan khu và các địa phương ở miền đông nam bộ. cuối năm 1973, quân khu sài gòn - gia định kiên quyết thực hiện chỉ thị 86/CP của khu ủy về uốn nắn tư tưỡng hữu khuynh, nâng cao ý thức cảnh giác và tinh thần tiến công địch. Lực lượng vũ trang quân khu hoạt động rộng khắp trên các địa bàn, giữ được thế đứng chân và thế tiến công địch. Đặc công đoàn 10 rừng sác lập một chiến công lớn: đêm 13 tháng 12 năm 1973, 8 chiến sĩ do hà quang vóc và phạm hồng thế chỉ huy đã đột nhập kho xăng tiêu hủy 140 triệu lít xăng và nhiều tàu, bồn dầu nhớ. Cũng vào những tháng cuối năm 1973, đặc biệt trong đợt hoạt động mạnh tháng 11,12, lực lượng vũ trang quân khu 7 đã chủ động tiến công phá kế hoạch vơ vét lúa gạo và phong tỏa kinh tế của địch.

Ngày 13 tháng 10 năm 1973, trung ương cục thành lập tỉnh căn cứ tân phú (gồm các huyện tân uyên, bắc phú giáo và độc lập), tỉnh làm nhiệm vụ là địa bàn đứng chân của các lực lượng miền, quân khu và địa phương, nơi tập kết cơ sở hậu cần, chuẩn bị cho giai đoạn kết thúc chiến tranh. Tỉnh Tân Phú nằm trong quân khu 7,chịu sự chỉ huy về quân sự của bộ tư lệnh quân khu 7.

Tháng 3 năm 1964, Quân khu 7 quyết định mở chiến dịch trên lộ số 2 Bà Rịa - Long Khánh, phối hpo75 với toàn Miền trong bước 1 đợt hoạt động mùa khô 1973-1974.

Tham gai chiến dịch gồm có các đơn vị: Trung đoàn 33, Trung đoàn 44, Tiểu đoàn 18 đặc công, Tiểu đoàn 445 Bà Rịa, Đại đội 25 ( huyện Long Đất), đại đội 43( Châu Đức)

Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Đại tá Lê Văn Ngọc, Tư lệnh Quân khu 7 làm chỉ huy trưởng. Đòng Phạm Văn Huy và Phạm Lạc ( bí thư và tỉnh đội trưởng Bà Rịa - Long Khánh) làm chính ủy và chỉ huy phó.

Ngày 27 tháng 3 năm 1974, chiến dịch lộ 2 mở màn. Phối hợp với hướng chính, lực lượng vũ trang toàn tỉnh Bà Rịa - Long Khánh đều nổi dậy, tiến công địch. Sau 3 tháng chiến đấu, chiến dịch đầu tiên của quân khu 7 trong kháng chiến chống Mỹ đã giành được thắng lợi lớn, đạt được các mục tiêu đề ra: tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn 100 km lộ số 2 ( từ Bắc Đức Thạnh đến Cẩm Mỹ), khôi lại hình thái chiến trường ở Bà Rịa - Long Khánh như trước ngày 28 tháng 1 năm 1973,

Ở Quân khu Sài Gòn - Gia Định, trong tháng 2 năm 1974, lực lượng chủ lực Quân khu và lực lượng địa phương Cử Chi - Trảng Bàng đã đánh hang trăm trận, diệt gần 700 tên, bẻ gãy cuộc càn lớn nhất của quân đoàn 3 ngụy vào tây bắc Sài Gòn kể từ sau năm 1972, bảo tồn được vùng giải phóng. Sau trận này, quân ngụy không còn khả năng mở những cuộc càn lớn như vậy vào Cử Chi nữa.

Thắng lợi lớn ở lộ 2 Bà Rịa - Long Khành, ở Cử Chi, Trảng Bàng, cùng với những thắng lợi của chủ lực Miền ở Bù Đông - Tuy Đức, Nha Bích, Tống Lê Chân, Tà- păng-rô-boong, Bến Cát - Rạch Bắp,...đã đẩy quân địch ở Miền Đông Nam Bộ vào thế phòng ngự, bị động, suy yếu toàn diện không khắc phục nội.

Sáu tháng cuối năm 1974, vùng địch kềm kẹp chặt nhất là vùng ven và nội đô Sài Gòn - Gia Định, hoạt động vũ trang đã được khôi phục lại như trước năm 1968. Hoạt động riệt ác diễn ran gay trong thành phố ( 32 vụ trong năm 1974, 270 trong số 360 ấp vùng ven đô đã có cơ sở vũ trang và chính trị, 71 trong số 85 xã có xã đội du kích.

Tính chung toàn miền Đông Nam Bộ, các lực lượng vũ trang đã giải phóng 302 ấp, 81 xã và 91.276 dân( so với 1973 và 1972 và 297 và 24 ấp, 71 và 54 xã, 57.167 và 60.483 dân).

Cùng với việc tạo thế chiến tranh nhân dân phát trển, các Quan khu 7 và Sài Gòn - Gia Định đều tích cực tạo lực. Từ giũa năm 1974, Quân khu Sài Gòn - Gia Địnhphối hợp với miển cử nhiều cán bộ, chiến sĩ đặc công biệt động dày dặn kinh nghiệm hoạt động ở nội đô gia nhập lữ đoàn 316 ( trực thuộc miền). Tiểu đoàn quyết thắng được bổ sung quân số thành trung đoàn Quyết thắng ( sau đổi tên là Trung đoàn Gia Định 1). Tháng 11 năm 1974, Quân khu 7 thành lập sư đoàn đầu tiên của Quân khau - Sư đoàn 6. Sư đoàn gồm các đơn vị: Trung đoàn 33, Trung đoàn 4, một tiểu đoàn pháo, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn công binh. Đồng chí Đặng Ngọc Sĩ làm sư đoàn trưởng đầu tiên. Đồng chí nguyễn Đăng Mai làm chính ủy. Với việc thành lập sư đoàn 6, từ đây quân khu có thể chủ động mở các chiến dịch riêng cấp quân khu. Tuy tổn thất trong năm 1974 giảm chỉ còn gần 1 phần 3 so với năm 1973, song do phải tiếp tục đưa lực lượng đi xây dựng chủ lực Miền, nên tổng quân số lực lượng vũ trang Quân khu 7 tiếp tục giảm xuống cón 11.786 người. Đây là một khó khăn cho Quân khu 7 khi chuẩn bị bước vào mùa khô 1974 - 1975.

Tháng 8 năm 1974, tổ chức Quân khu sài Gòn - Gia Định chuyển thành một tổ chức thành đội, làm công tác quân sự địa phương, chuẩn bị chiến trường cho quân chủ lực của Bộ và Miền có thể thực hiện đòn quyết định trên địa bàn Sài Gòn trong những năm tới. Một bộ phận cán bộ quân khu được rút về Miền, bộ phận còn lại tổ chức thành Ban chỉ huy Thành đội. Đồng chí Trần mân được chỉ định làm thnah2 đội trưởng. Đồng chí Mai Vân Chúc làm chính trị viên. Đồng chí Trần Minh Sơn làm chỉ huy phó.

Cũng vào tháng 8 năm 1974 ở quân khu 7,đồng chí lê văn ngọc(sáu ngọc) thay đồng chí nguyễn văn bứa làm quyền tư lệnh quân khu. Đồng chí dương cự tấm thay đồng chí trần nam trung làm chính ủy quân khu.

Cuối năm 1974, thực hiện nhị quyết 10 năm 1974 của bộ chính trị về quyết tâm giải phing1 miền năm trong 2 năm 1975, 1976, trung ương cục chủ trương mở đợt tấn công lớn" làm thay đổi cục toàn diện chiến trường", tạo điều kiện thuận lợi sẵn sàng đón thời cơ khi xuất hiện.

Ở miền đông nam bộ, nhiệm vụ của chủ lực miền và các lực lượng vũ trang quân khu là hoàn chỉnh các căn cứ miền đông, giải phóng lộ 14(dự kiến giải phóng phước long) nối liền với tây ninh tạo bàn đạp bao vây sài gòn tứ hướng bắc, giải phóng lộ 20 - tánh linh - võ đức, chia cắt quân khu 2 và 3 của địch ; nếu thuận lợi giải phóng xuân lộc, tạo bàn đạp bao vây cô lập sài gòn từ hướng đông, giải phóng dầu tiếng - bàu đồn - truông mít, uy hiếp lộ 22, tạo bàn đạp bao vây từ phía tây bắc,giải phóng khu vực bến cầu, quéo ba, phân tuyến vàm cỏ đông- vàm cỏ tây, mở hành lang xuống đồng bằng, tạo bàn đạp đứng chân và tiến co6gn sát vùng ben cho lực lượng đặc công, biệt động và cả bộ binh.Tuy dự kến kế hoạt giải phóng 2 năm, nhưng quân khu, thành đội và các địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng thực hành tổng công kích tổng khởi nghĩa vào sài gòn nếu thời cơ đến sớm hơn.

Chuẩn bị cho hoạch động màu khô 1974-1975. Quân khu 7 và thành đôi sài gòn đều thực hiện giàn chính ở các cơ quan để đưa xuống các đơn vị chiến đấu; đồng thời, tiếp tục bổ sung quân số và tăng cường trang bị cho các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và lực lượng đại phương, tổ chức huấn luyện theo yêu cầu chiến dịch, chiến đấu, thống nhất tư tưởng và cách đánh, cử cán bộ trung, cao cấp tham gia các lớp tập huấn chiến thuật do miền tổ chức.Quân khu 7 tổ chức và tham gia bộ chỉ huy chiến dịch võ đắc- tánh linh.ở tây ninh,cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tỉnh tham gia bộ chỉ huy mặt trận tây ninh.

Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm 1974, chiến dịch doài đức - tánh linh của quân khu 7 và quân khu 6 bắt đầu, mở màn đợt 1 hoạt động mùa khô của quân khu 7, phối hợp với mặt trận chính đường số 14 - phước long. Đến giữa tháng 1 năm 1975, tuy chưa dứt điểm được võ đắc, nhưng đã kiềm chân sư đoàn 18 ngụy ở hướng đông, phối hợp đắc lực cho quân đoàn 4 giành thắng lợi lớn ở đường số 14- phước long. Chủ lực hia quân khu cũng đã tiêu diệt 48 chỉ khu, đồn bót, giải phóng huyện tánh linh và 4 xã huyện hoài đức nối liền vủng giải phóng bà rịa- long khánh với quân khu 6 và miền. thị xã long khánh bị huy hiếp từ hướng bắc.

Phối hợp với toàn miền và chủ lực quân khu 7, lực lượng vũ trang các địa phương miền đông nam bộ tiến công địch đều bắt đầu khắp , vừa căng kéo, vừa tiêu hao tiêu diệt địch, mở rộng các vùng giải phóng . ở mặt trận tây ninh các tiểu đoàn 14,16 18, bộ đội huyện và du kích xã đã tiến công vào đồn bót và chặ phá giao thông ở nam tòa thánh và lộ 22, hổ trợ rất tốt cho chủ lực miền đánh chiếm bà đen , suối đá, xóm phan. ở sài gòn -gia định chỉ trong 2 tháng 12 năm 1974 và 1 năm 1975, lực lượng vũ trang thành đội đã tiêu diệt địch xấp xỉ 6 tháng đầu năm 1974.

Ngày 23 tháng 2 năm 1975, bộ chỉ huy miền họp, giao nhiệm vụ 2 mùa khô 1974-1975 cho hai miền đông . đánh giá tình hình ,bộ chỉ huy miền kết luận.từ khi ta giải phóng phước long, tình hình đã phát triển rất nhanh, khẳng định đứt khoát lực lượng cách mạng đả đủ mạnh hơn quân ngụy rất nhiều...vậy hạ quyết tâm mạnh cho quân khu 7 đánh giá ray và lộc ninh, kiên quyết giải phóng đường số 3 và đường số 1, một đoạn đường số 2 ở bà rịa, tạo hành lang từ miền đi xuống hướng đông - nam của sài gòn, chuẩn bị cho cuộc tiến công vào sài gòn.

Tháng 2 và 3 năm 1975, quân khu 7 liên tiếp mở hai chiến dịch ở lộ số 3, số 2 và quốc lộ 1. Các chiến dịch đã hoàn thành nhiệm vụ của bộ chỉ huy miền giao, giải phóng yếu khu ấp chiến lược giá ray, bót ngã ba, suối cát, bào bình, tạo thế bao vây áp sát thị xã xuân lộc, cả phía bắc và phía nam.

Song song với các chiến dịch ở lộ 2 và quốc lộ 1 của quân khu 7, lực lượng vũ trang thành đội sài gòn - gia định tiếp tục mở ra nhiều lõm giải phóng ở ven đô. Các đoàn biệt động và bộ đội địa phương thành đội đã đứng chân vững ở gò vấp, hóc môn, nam -bắc bình chánh, nam thủ đức , tân bình, tạo thế chuẩn bị tiến công vào nội đô từ nhiều hướng.

Cũng trong tháng 3 năm 1974, chiến dịch tây nguyên mở đầu cuộc tiến công toàn miền nam năm 1975 giành thắng lợi lớn, quân đoàn 2 ngụy rút khỏi tây nguyên và bị đánh tan tác làm rung động cà quân khu 1, quân đoàn 1 ngụy. những ngày cuối tháng 3, quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang các đại phương thừa thắng xốc tới liên tiếp giải phóng hang loạt các tình miền trung, tiến về nam bộ với một sức mạnh không gì ngăn cản được. quân ngụy rút về lập tuyến phòng thủ tây ninh, xuân lộc , phan rang, nhưng các tuyề phòng ngự mối được thiếp lập vội vã tỏ ra mỏng yếu trước sức mạnh của 4 quân đoàn chủ lực cách mạng đang dồn về miền đông nam bộ. thời cơ giải phóng sài gòn đã đến.

Để tăng cường cho cánh quân tây nam sài gòn, bộ chỉ huy miền thành lập đoàn 232 tương đương cấp quân đoàn gồm 2 sư đoàn bộ binh 3 và 5, các trung đoàn 16, 88 và 24, một số đơn vị bih chủng và 2 tiểu đoàn 232 được bổ sung thêm sư đoàn 9, trung đoàn 16, trung đoàn 271B.

Thành đội sài gòn- gia định cấp tốc thành lập thêm 1 trung đoàn (gia định 2) và 3 tiểu đoàn. Tổng cộng chủ lực quân khu có 2 trung đoàn, 5 tiểu đoàn(tiểu đoàn 195, 197, 198, tiểu đoàn 4 thủ đức, tiểu đoàn 4 gia định). Các đoàn đặc công cũng được sắp xếp lại.

Ở quân khu 7, lực lượng vũ trang các tỉnh, huyện, xã phát triển tăng vọt. Lực lượng chủ lực được tăng cường thêm 1 trung đoàn, đưa quân số tăng thêm gần 3.000 người so với năm 1974

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, sư đoàn 6( Quân khu 7) phối hợp với quân đoàn 4 ( thiếu) tiến công tuyến phòng thủ vững chắc, được mệnh danh là " cánh cửa thép" của ngụy quân ở Xuân Lộc để mở cửa hướng đông vào Sài Gòn. Trận chiến diễn ra hết sức quyết liệt. Đến ngày 21 tháng 4, bộ đội đã giải phóng Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh, mở toang cánh cửa hướng đông vào Sài Gòn.

Ở thành đội Sài gòn - Gia Định, từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 20 tháng 4, toàn bộ lực lượng vũ trang thành đội chiếm lĩnh các địa bàn xuất phát, chuẩn bị xong chiến trường và vật chất, sẵn sàng chiến đấu. ban chỉ huy thành đội chia làm 2 cánh bắc, nam để tổ chức hiệp đồng với các cành quân chủ lực.

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ chính trị thông qua kế hoạch chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Bốn quân đoàn chủ lực 1, 2, 3, 4 và quân đoàn 232 tiến công Sài Gòn từ các hướng bắc, đông, đông - nam, tây - bắc và nam, tây nam. 26.000 đặc công biệt động của Miền và Sài Gòn - Gia Định nhanh chóng chiếm lĩnh các đầu cầu, trục giao thông chính, mở đường cho các quân đoàn tiến đánh Sài Gòn.

Sư đoàn 6 quân khu 7 trong đội hình quân đoàn 4 đánh chiếm trên lộ số 1, thị xã Biên hòa.

Sư đoàn 5 trong đội hình đoàn 232 tấn công xuống Tân An, Thủ Thừa, cắt đứt lộ 4 từ bến Lức đi tân an, bịt đường rút chạy của địch về đồng bằng sông Cửu Long.

Lực lượng vũ trang thành đội Sài Gòn -Gia định phối hợp với chủ lực, đặc công, biệt đông phát triển đánh chiếm trên các hướng vùng ven về Tân Sơn Nhất, Bà Qẹo, Quán Tre, xa lộ Sài Gòn và chốt chặn cửa sông nhà Bè.

Thực hiện nghị quyết 15 của Trung ương cục , lực lượng vũ trang các địa phương cùng nhân dân nổi dậy, tự lực hoặc phối hợp với bộ đội trên về giải phóng địa phương.

5 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, các cánh quân của các quân đoàn đồng loạt tổng tiến công vào Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cờ giải phóng đã được cắm trân dinh Tồng thống ngụy quyền Sài Gòn.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Đến đây, lực lượng vũ trang quân khu 7 đã hoàn thành một chăng đường dài " đi trước về sau" đầy gian khồ, hi sinh, nhưng đã góp phần cùng cả nước giành được thắng lọi hoàn toàn.

Chương 3

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7 TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( 1975 - 1995)

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7 KHẮC PHHUC5 HẬU QUẢ CHIẾN TRANH KIẾN THIẾT ĐẤT NƯỚC ( 30 THÁNG 4 - 1975 - 25 THÁNG 9 - 1977)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc chiến tranh giải phogn1 của dân tộc ta kéo dài suốt 30 năm. Cách mạng Việt Nam từ đây bước sang một thời mới, thời kì cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong khi nhân dân ta đang hồ hởi xây dựng hòa bình thì các lực lượng phản động ra sức phá hoại, cản trở con đường phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam. Được sự hậu thuẫn của các thế lực phản động bên ngaoi2 tập đoàn Pôn Pốt - Iêng-xa-ri đã tiến hành xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta. Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 5 năm 1975, chùng bất nổ sung tấn công vào các vùng Mỏ Vẹt, tây Ninh, đổ bộ lên đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Chu, giết hại và bắt đi trên 500 ngư dân Việt Nam.

Trong lúc đó lực lượng Fulro dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của tình báo nước ngoài đã thực hiện kế hoặc rút vào các khu vực rừng núi để tập hợp, bảo toàn lực lượng, đồng thời triển khai chiến lược chiến tranh du kích với phương châm phân tán nhỏ, lẻ chừng 5 đến 7 tên, thực hành thâm nhập vào các khu phum sóc, làng bản để tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số, vừa xây dựng cơ sở, tìm nguồn tiếp tế, mở rộng địa bàn hoạt động với mục tiêu chui sâu vào chính quyền cấp xã mới thành lập, tiến tới vô hiệu hóa hoặc biến thành chính quyền hai mặt ở vùng sâu và vùng xa.

Trên địa bàn Quân khu 7 - miền Đông Nam Bộ, vào thời sau chiến tranh có hơn nửa triệu quân địch tan rã tại chỗ. Âm mưu của các thế lực phản động nhằm vào Việt Nam vẫn là: Thông qua màng lưới gián điệp, tình báo, tìm mọi cách tập hợp, nuôi dưỡng, chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng phản cách mạng trong nước, liên kết với những phần tử lưu vong và phản động ở nước ngoài để ra sức phá hoại công cuộc lao động, xây dựng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Trước mắt, ngăn chặn chủ yếu ảnh hưởng thắng lợi của Việt Nam, vừa hạn chế bước phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam; đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho âm mưu hoạt động phá hoại, lật đổ lâu dài khi có thời cơ thuận lợi.

Khái quát đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ công tác lớn của lực lượng vũ trang nhân dân ta trong điều kiện lịch sử mới, Nghị quyết 24 của Ban chấp hành Trung ương đảng và Nghị quyết quân ủy Trung ương đã nhấn mạnh: " Cách mạng Việt nam đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Lực lượng vũ trang nhân dân từ nhiệm vụ chiến đấu là trọng tâm trước đây, nay vừa phải làm tốt nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa phải làm tốt nhiệm vụ tham gia cuộc đấu tranh toàn diện và phát triển kinh tế để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt và công cụ đắc lực của Đảng trong thực hiện chuyên chình vô sản".

Trong bối cảnh lịch sử ấy, lực lượng vũ trang quân khu 7 đang đứng chân trên một địa bàn chiến lược trọng yếu của cả nước, có năm nhiệm vụ lớn:

Một, tiếp tục truy tàn quân ngụy, trấn áp phản cách mạng, truy bắt các phần tử phá hoại hiện hành, giữ gìn trật tự trị an xã hội, bảo vệ tốt các mục tiêu chiến lược, bảo đảm an toàn cho công tác chuẩn bị cho tổng tuyển cử, bầu quốc hội thống nhất và kỉ niệm một năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Hai, kiện toàn, chấn chỉnh tổ chức, biên chế các cơ quan, đơn vị, binh chủng, đảm bảo phục vụ ( của cơ quan Miền - B2 trước đây) thành cơ quan, đơn vị binh chủng bảo đảm thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng, chấn chỉnh tổ chức cơ quan và đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố đến huyện, quận, theo khung khổ mới. Bàn giao các đơn vị, quân số,cơ sở kho tang, binh khí kĩ thuật, trường học, bệnh viện,...cho bộ và các quân khu bạn. Tổ chức lực lượng để làm nhiệm vụ kinh tế. Ra sức xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân quân du kích, tự vệ, nhất là ở các vùng yếu, vùng trắng trước đây. Đồng thời, tranh thủ huấn luyện cho bộ đội về điều lệnh, đưa dần sinh hoạt vào nề nếp chính quy, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể lực, huấn luyện kĩ, chiến thuật cho bộ đội đủ đáp ứng nhiệm vụ chính trị mới.

Ba, tiếp tục làm tốt công tác quản huấn, cải tạo sĩ quan ngụy và các đối tượng tệ nạn xã hội, tiến hành phân loại, điều cỉnh các trại cải tạo, nghiên cứu các trường hợp cụ thể, có thể tha cho về địa phương theo chủ trương, chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước ta.

Bốn, tiếp tục thực hiện công tác thu gom trang bị chiến tranh, tiến hành tập trung, kiểm kê, phân loại để lên phương án sửa chữa, bảo quản làm dự trữ hoặc sử dụng và bàn giao cho cấp trên. Tiến hành chiến dịch phá gỡ bom mìn, thu dọn vật nổ sau chiến tranh, bảo đảm an toàn cho các mục tiêu quan trọng trên địa bàn quân khu, giải phòng đất đai cho nhân dân sản xuất, làm thủy lợi và xây dựng các khu kinh tế mới.

Năm, tiếp tục thực hiện chình sách phục viên, chuyển ngành, giải quyết phép cho cán bộ, chiến sĩ, đồng thời hướng dẫn thực hiện chình sách thương binh, liệt sĩ, qui tụ mồ mả và bình xét khen thưởng.

Cuộc chiến tranh 30 năm để lại trên đất miền Đông Nam Bộ hậu quả hết sức nặng nề, cần khẩn trương khắc phục, tháo gỡ sớm. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của trung ương cục và quân ủy Miền, Quân khu 7 và Quân khu Sai Gòn - Gia Định cùng lực lượng vũ trang của bộ nhanh chóng tiếp quản các tỉnh, thành phố, tiếp tục truy quét tàn quân địch, tập trung cải tạo binh sĩ ngụy, tiếp tục công tác đăng kí, trình diện để khẩn trương lập lại trật tự xã hội, ổn định đời sống nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng.

Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ủy ban quân quản các tỉnh, thành ra đời, bước ngay vào thực hiện nhiệm vụ ổn định xã hội sau chiến tranh, chuẩn bị bước vào công cuộc kiến thiết đất nước khi cuộc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tổ quốc vẫn đang tiếp diễn. Trong tình hình khẩn trương đó, ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia định được thành lập, do thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên tư lệnh Miền trực tiếp làm chủ tịch.

Chiến tranh tuy đã kết thúc, song cuộc đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ thành quả cách mạng đã diễn ra hết sức gay gắt và phức tạp. Trong vòng một năm ( từ 25 tháng 12 năm 1975 đến 25 tháng 12 năm 1976) trên đại bàn quân khu 7 đã diễn ra trên 3.900 vụ hoạt động chống đối mang tình chính trị và vũ trang ( trung bình trên 325 trong một tháng. Thời kì cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1976, trung bình lên đến 420 vụ trong tháng). So với các quân khu bạn, miền Đông Nam Bộ trở thành điểm nóng của cả miền Nam. Đến cuối năm 1976, các lực lượng vũ trang quân khư đã kiểm soát được khoảng 52 vạn tàn quân địch cùng nhân viên ngụy quyền Sài Gòn tan rã tại chỗ. Trong số hơn nửa triệu quân tan rã đó có 33 vạn quân ngụy với 42.350 sĩ quan các cấp ( quân khu được giao quản huấn 36.195 trên tổng số 42.350 đối tượng, chiếm gần 86%) nhân viên ngụy quyền có trên 18 vạn thì quân khu được gaio cải tạo tập trung 18.800 đối tượng cùng 4.000 đối tượng phản động mới bị bắt. Nếu đem ra so sánh với tổng số quân địch trên địa bàn quân khu trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì số tàn quân địch đang lẩn trốn mà ta chưa kiểm soát được còn khoảng trên 2 vạn. Một bộ phận trong số này là ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân. Chúng che giấu tung tích, ẩn náu ở những vùng dân cư phức tạp đợi thời cơ hoạt động. Số tàn quân lẩn trốn ngoài rừng trở thành nòng cốt của những tổ chức vũ trang, chính trị phản động, đang ra sức tìm cách móc nối, tập hợp lực lượng, tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng.ư

Riêng đợt triển khai chỉ thị 13/CT của chính phủ, bảo vệ an toàn cho cuộc Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, quân khu phải sử dụng một lực lượng lớn, phối hợp với lực lượng an ninh, thực hiện đợt cao điểm I (năm 1976), truy quét tàn quân địch trước khi bầu cử. Trong vòng 6 tháng trước(trước, trong và sau cuộc bầu cử, từ 21/12/1975 đến 15/8/1976), số lượng mục tiêu quân khu phải bảo vệ đọt xuất: 3.000 thùng phiếu, hàng trăm buổi ra mắt cử tri của các ứng cử viên, (chưa kể các mục tiêu chiến lược cần bảo vệ thường xuyên.)

Trước yêu cầu bức bách của nhiệm vụ chính trị mới, quân khu chủ trương tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng tập trung giải quyết những tồn tại sau chiến tranh, chấn chỉnh lực lượng để nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế kiên quyết từng bước đưa hoạt động của các lực lượng vũ trang dần đi vào nề nếp, xây dựng quản lý chính quy, bảo đảm có tổ chức cơ quan mạnh, đồng bộ, có khả năng phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo phương châm xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu gọn, tinh, mạnh, thống nhất tổ chức biên chế trang bị, có quân số và tổ chức hợp lý.

Sau hơn hai năm thực hiện năm nhiệm vụ chính trị, các lực lượng vũ trang quân khu đã thực hành truy quét, trấn áp các thế lực phản cách mạng bảo vệ các mục tiêu chiến lược, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Vừa triển khai công tác quản huấn, cải tạo sỹ quan quân đội Sài Gòn cùng các đối tượng tệ nạn xã hội khác, quân khu đồng thời xuất tiến công tác thu gôm trang thiết bị do địch để lại, kết hợp làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế và giải quyết chính sách sau chiến tranh.

Chấp hành quyết đinyhj của Quân Ủy trung ương và Bộ Quốc Phòng, tổ chức Quân khu 7 được kiện toàn lại một cách toàn diện. Bộ Tư Lệnh quân khu gồm 6 sỹ quan cấp tướng và 3 sỹ quan cấp tá. Thượng tướng Trần Văn Trà làm tư lệnh liêm chính ủy quân khu; Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu - phó tư lệnh; Thiếu tướng Đồng Văn Cống - phó tư lệnh; Thiếu tướng Nguyễn Hồng Lâm - phó tư lệnh; Thiếu tướng Đào Sơn Tây - phó chính ủy; Thiếu tướng Võ Văn Thạnh - phó chính ủy; Đại tá Lương Văn Nho - phó tư lệnh; Đại tá Nguyễn Văn Quảng - phó chính ủy quân khu kiêm chủ nhiệm chính trị; Đại tá Nguyễn Thới Bưng - phó tư lệnh, Tham mưu trưởng.

Cùng với hai quân khu bạn là Quân khu 5 và Quân khu 9, Quân khu 7 được kiện toàn sau khi có quyết định giả thể Trung ương Cục miền Nam và Bộ tư lệnh Miền (B2) ngày 2 tháng 7 năm 1976. Địa bàn quân khu bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh, Sông Bé, Long An.

Theo hệ thống dọc,trực thuộc Quân khu 7 có bốn cơ quan cấp cục( Bộ tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần, Cục xây dựng kinh tế) và các trung đoàn binh chủng trực thuộc Bộ Tư lệnh.

Đối với các đơn vị cơ động, quân khu kiện toàn tổ chức của Sư bộ binh 5 với đội hình 7 trung đoàn. Chấn chỉnh sư đoàn 2 Đặc công gồm 4 trung đoàn, trước mắt làm nhiệm vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trung đoàn 10 đặc công được tách ra khỏi đội hình Đoàn 27 đặc công thủy và kiện toàn thành trung đoàn chiến đấu trên sông ven biển. Trung đoàn 16 của bộ binh quân khu đưo5c kiện toàn thành bộ binh cơ động, trực thuộc Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh.

Các đơn vị làm nhiệm vụ quản giáo của quân khu được kiện toàn thành hai đoàn, mang phân hiệu Đoàn 500 và Đoàn 700, biên chế mỗi đoàn có 8 trung đoàn.

Khối trường học của quân khu được chấn chỉnh lại thành năm trường chuyên gồm: Quân chính, Hạ sỹ quan, Quản trị trưởng, Hậu cần, Văn hóa.

Đội hình các đơn vị làm nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế của quân khu có 3 đơn vị: Đoàn 600 (có bốn trung đoàn); Đoàn La Ngà (có hai trung đoàn) và Đoàn 476 công binh (được kiện toàn tương đương cấp sư đoàn).

Lực lượng vũ trang địa phương của các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé được cũng cố thành 8 tiểu đoàn bộ binh và 3 cơ quan tỉnh đội cùng 52 đơn vị quận ,huyện, thị đội, trực thuộc quân khu.

Tính đến năm 1977, các lực lượng vũ trang quân khu 7 được tổ chức thành chín khối.

1). Quân thường trực chiến đấu gồm sư bộ binh 5 và 3 trung đoàn thiết giáp, pháo binh, cao xạ.

2). Khối các đơn vị bảo đảm gồm các trung đoàn công binh, thông tin và các đơn vị khác.

3). Khối cơ quan gồm: Bộ tư lệnh, Bộ tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần, Phòng Tài vụ, Phòng quân pháp, văn phòng kiểm tra Đảng.

4). Khối nhà trường gồm có 5 trường.

5). Khối phục vụ trực thuộc các đơn vị Cục hậu cần, Bộ tham mưu, Cục chính trị, quân khu và các địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Vũng Tàu).

6)/. Khối xây dựng kinh tế.

7). Khối xây dựng cơ bản.

8). Quân số tạm thời gồm các đơn vị: Quản huấn, Đoàn Phước Long, Đoàn 2, Đoàn La Ngà, Đoàn 600, Đoàn 476, Trung đoàn 10, Trung đoàn 16, trung đoàn 316, trung đoàn 448 vận tải, Cục xây dựng kinh tế và trực thuộc, các địa phương, Đoàn 500, Đoàn 700, Đoàn 13, TK 60, K45, Trực thuộc bộ tham mưu, cục chính trị, cục hậu cần, học viên các trường của quân khu, quân số cơ động - Đoàn 13, quân số trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai.

9). Quân số của Bộ do quân khu quản lý gồm 3 đơn vị: Phòng đối ngoại, ban tổ kết chiến tranh B2, Trường Thiếu sinh Quân, với quân số trên 200 người.

Đội hình các lực lượng vũ trang quân khu thời kỳ kiện toàn tổ chức để thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết đất nước (tháng 5 năm 1975 đến tháng 9 năm 1977) với tổng quân số hàng chục nghìn người đã đặt trước ngành bảo đảm hậu cần nhiệm vụ hết sức nặng nề. Ngoài bảo đảm vật chất cho nhu cầu sinh hoạt, xây dựng và chiến đấu của bộ đội, ngành hậu cần Quân khu 7 còn phải bảo đảm vật chất cho các lực lượng ngoài quân khu và khối quản huấn với quân số phải tính đến hàng vạn.

Sau việc kiện toàn, tổ chức các lực lượng vũ trang, nhiệm vụ truy quét, phòng thủ, bảo vệ các mục tiêu chiến lược, kết hợp với phát động quần chúng, củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng dân quân du kích, tự vệ vừa triển khai công tácthu hồi, kiểm kê trang thiết bị chiến tranh và tháo gỡ bom mìn, giải phóng đất đai,.. là những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các lực lượng vũ trag Quân khu 7 lúc giao thời chuyển trạng thái từ chiến tranh sang hòa bình.

Nhiệm vụ truy quét được đặt ra phải gắn liền với nhiệm vụ phục vụ các yêu cầu chính trị, đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất, gắn với nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng phương châm, phương thức sử dụng lực lượng tổng hợp do cấp ủy địa phương chủ trì, lực lượng vũ trang nòng cốt, lấy khâu phát động quàn chúng làm phương thức chủ yếu. Truy quét phải kết hợp với yêu cầu xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cơ sở kết hợp với sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Trên tinh thần đó, quân khu đẩy mạnh hoạt động truy quét thường xuyên, kết hợp hàng tháng mở các hoạt động cao điểm ngắn ngày, có sự phối hợp giữa truy quét có trọng điểm với truy quét trên diện rộng khắp địa bàn Miền Đông. Đặc biệt, quân khu đã mở đợt truy quét dài ngày ( từ 15 tháng 3 đến ngày 2 tháng năm 1976), nhằm bảo đảm an toàn cho tổng tuyển cử Quốc hội thống nhất và hai ngày lễ lớn 30 tháng 4, ngày quốc tế lao động mồng 1 tháng 5.

Phối hợp với lực lượng an ninh, Quân khu 7 đã phát hiện, bắt gọn một số tổ chức phản động cùng cẩm đầu các băng nhóm phá hoại trên địa bàn trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh. Một mặt, quân khu tích cực chỉ đạo Đoàn 500, sư đoàn bộ binh, nhận của thành phố 15.000 đối tượng tệ nạn xã hội đẻ cải tạo(trong điều kiện giam giữ chưa có), tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hồ Chí Minh trong việc truy quét lực lượng phá hoại hiện hành, nhằm ổn đinh trật tự trị an thành phố.

Quân khu đồng thời rất chú phòng thủ bờ biển, biên giới bằng lực lượng tổng hợp và hiệp đồng chỉ đạo, chỉ huy thống nhất giữa quân khu và các địa phương. Dọc theo bờ biển , lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với công an, bộ đội biên phòng bắt và ngăn chặn nhiều vụ vượt biên trái phép bằng đường biển. Trê tuyến giới hai tỉnh Tây Ninh, Sông Bé ,các lực lượng quân khu phối hợp theo dõi, phat hiện, ngăn chặn nhiều vụ xâm nhập bằng đường bộ, buôn lậu qua biên giới và các vụ xâm canh xâm cư dọc tuyến biên giới nằm trong địa bàn quân khu.

Song song với nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, trấn áp các lực lượng phản cách mạng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vừa xây dựng lực lượng, làm cọng tác quản huấn, các lực lượng vũ trang quân khu đã tăng cường phát động quần chúng tham gia đánh địch , bài trừ văn hóa đồi trụy, các tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng kinh tế, làm vệ sinh cộng đồng,...Quân khu đã bỏ ra hàng ngàn ngày công sửa chữa nhà cho dân. Trong vòng 6 tháng đầu năm 1976 , bộ đội bớt khẩu phần ăn để cưu đói cho dân được 25 tấn gạo.

Một trong những công tác quan trọng mà nất kỳ quốc gia nao từng trải qua chiến tranh, đều phải triển khai ngay sau khi kết thúc chiến tranh là việc thu hồi,kiểm kê trang bị và tháo gỡ bom mìn , vật nổ. Trong vòng 6 tháng đầu năm 1976, quân khu đã chỉ đạo triển khai chiến dịch thu hồi, tổng kiểm kê thiết bị đươc 5 tấn. Nhạp kho tổng cục Kỹ thuật được 1.300 tấn . Qua tính toán lượng đạn dự trữ, quân khu đề nghị Bộ nhập số dư là 12.000 tấn đạn và làm kế hoạch bổ sung cho cả năm.

Việc thu hồi các loại xe ô tô ở chiến trường B2 (cũ), tính đến tháng 12 năm 1975,được 12.229 xe các loại . Sau đó chuyển giao cho quân đoàn và 3 quân khu 6, 8, 9 tổng cộng 8.322 xe, giao cho tổng cục kỹ thuật 3.629 xe, quân khu còn quản lý 3.283 xe, dự kiến đưa vào sử dụng một phần ba số xe này.

Triển khai việc tháo gỡ bom mìn và vật nổ sau chiến tranh, ngành công binh đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật phá gỡ các loại bom mìn cho các đơn vị và địa phương. Sáu tháng đầu năm 1976, quân khu tháo gỡ được 93.000 trái bom mìn các loại, giải phóng 600 héc ta ruộng vườn để dân bắt tay vào sản xuất, làm thủy lợi, vừa giải tỏa một số khu vực quân sự quan trọng cùng các tuyến đường sắt, đường bộ trên địa bàn quân khu. Đăc biệt , quân khu đã giải tỏa được tuyến đường dây cao thế từ Đa Nhim về Sài Gòn, bảo đảm duy trì cung cấp điện cho thành phố đươc an toàn. Đã có 48 cán bộ, chiến sĩ của quân khu bị thương vong trong quá trình thực thi nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn, vật nổ sau chiến tranh. So với lượng mìn địch gài lại, ước tính khoảng 250.000 trái thì số bom mìn tháo gỡ còn là con số rất đáng lo ngại, đòi hỏi một sự đầu tư toàn diện kịp thời, đúng mức.

Có thể khái quát tình thế quân khu 7 ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nguy cơ cuộc chiến tranh đang hình thành , các lực lượng vũ trang đúng trươc nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, phức tạp: phải triển khai thực hiện nhiều công tác lớn trên một diện rộng, trong điều kiện hết sức khó khăn phức tạp, trong cùng một thời gian. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng, Quân khu 7 được kiện toàn. Địa bàn quân khu 7 lúc này bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông cũ và Long An (của khu 8). Nhiệm vụ Quân khu lúc này là vừa phải giải quyết các việc tồn đọng của Bộ chỉ huy Miền để lại, vừa phải triển khai thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của quân đội là củng cố quốc phòng , và sản xuất, xây dựng kinh tế. Tiến hành tổ chức lại lực lượng thời bình, đưa gần 3 sư đoàn đi xây dựng kinh tế; xây dựng lại một sư đoàn sẵn sàng chiến đấu; giải quyết cho chuyển ngành phục viên 33.797 cán bộ, chiến sĩ, 2.798 thương bệnh binh đi điều dưỡng , 12.000 hạ sĩ quan, chiến sĩ đi phép, 2.000 cán bộ đi học tại các trường đai học và chuyên nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận quyền lợi quân nhân cho 367 đồng chí cơ sở quân báo, tình báo, biệt động đã mất trước tháng 2 năm 1975, hoàn chỉnh 60.000 hồ sơ liệt sĩ để báo tử... Tuy nhiên, cơ sở chính trị ở các địa phương còn yếu, thế trận chiến tranh nhân dân chưa được xây dựng toàn diên, kế hoạch phòng thủ cơ bản , lâu dài của quân khu chưa được triển khai, trận tuyến biên giới thuộc địa bàn quân khu đảm nhiệm, nhiều nơi như còn bỏ ngỏ. Do đó, khi tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng-xa-ri phát động cuộc chiến tranh xâm lấn trên biên giới Tây Nam Tổ Quốc, các lực lương vũ trang quân khu 7 phải bước vào cuộc chiến trong thế bị động lúng túng và đầy khó khăn.

II - CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI TÂY NAM ( 25 tháng 9 năm 1977 - 20 tháng 12 năm 1978).

Từ giữa năm 1976, đường lối chính trị của giới cầm quyền Cam-pu-chia ngày càng bộc lộ bản chất phản động, thông qua những chính sách chia rẽ, gay hằn thù dân tộc và đối đầu với Việt Nam. Chúng đã ngang nhiên tiến hành các hoạt động xâm lấn chủ quyền Việt Nam ở vùng biên giới Tây Nam, ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Trên tuyến biên giới thuộc địa bàn Quân khu 7 bảo vệ, quân đội Pôn Pốt đã đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, hăm dạo, dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới bằng cuộc đột nhập vào kho vũ khí của ta ở Tây Ninh, vừa tăng cường các hoạt động trinh sát, tuần tiễu dọc theo biên giới, vừa sử dụng lực lượng nhỏ (cấp tiểu đội đến trung đội), bí mật thọc sâu vào đất ta để gài mìn, lùa bắt trộm trâu bò, giết hại cán bộ, chiến sỹ, nhân dân ta. Thậm trí quân Pôn Pốt còn đào và rời cả cột mốc biên giới tại các khu vực Gò Dầu, Ca Tum, kết hợp với việc đưa dân Cam-pu-chia sang xâm canh tại các khu vực Mộc Bài, Khuốc, Vát Sa, Tà Nốt, Tà Đạt (thuộc tỉnh Tây Ninh). Chúng tung các toán gián điệp tình báo vào địa bàn Quân khu 7,(đặc biệt là trung tâm Sài Gòn) để mốc nối với các lực lượng phản động nội địa. Tiến thêm một bước phiêu liêu quân sự nghiêm trọng hơn, trong hai ngày 25 tháng 2 và ngày 3 tháng 3 năm 1976, quân Pôn Pốt đã bất ngờ tấn công vào đồn công an biên phòn số 7 và số 8 của ta ở Buphtrang. Số vụ xâm lấn, vi phạm chủ quyền Việt Nam trên biên giới thuộc địa bàn Quân khu 7 từ 18 vụ (trong năm 1975), tăng lên 171 vụ (gấp 9 lần) trên 82 điểm (trong năm 1976). Xuất phát điểm của những cuộc xâm lấn biê giới trên địa bàn Quân khu 7 là quân khu 203 (còn gọi là quân khu Đông) của Pôn Pốt.

Nhằm phục vụ ý đồ đen tối của mình, chính quyền Pôn Pốt dựa vào vị trí, địa lý, địa hình, dân cư để chia Cam-pu-chia thành 7 quân khu (Đông, Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Bắc và Trung Tâm), hai đặc khu (Phnôm Pênnh, KôngpoongSom trực thuộc trung ương) và một vùng đặc biệt là Kratie, với tổng quân số từ 18 đến 20 vạn quân chủ lực, cộng 10 vạn quân địa phương.

Đối diện với quân khu 7 là quâ khu Đông (Quâ khu 203) của Pôn Pốt, bao gồm địa bàn các vùng 20 (Krek); 21 (Mi Mốt); 22 (phía Đông sông Mê kông tiếp giáp với Phnôm Pênh); 23 (Soài Riêng); 24 (Preyveng).

Trước lúc nổ ra chiến sự (ngày 30 tháng 4 năm 1977), quân khu Đông có hai sư đoàn 3 và 4. Sư bộ binh số 3 đóng ở Soài Riêng (có 3 trung đoàn: 153,269,182). Sư bộ binh 4 đóng ở Krek (có 3 trung đoàn 154, 155,156). Quân số mỗi sư đoàn có từ 3.500 đến 4.000 quân và Khơme đỏ đặc biệt trú trọng tới việc xây dựng các đơn vị đặc biệt như trinh sát, đặc công ở các cấp từ Trung ương tới các đơn vị chủ lực, địa phương và du kích quận, huyện.

Khi chiến sự nổ ra, Khơme đỏ tập trung lực lượng vào khu vực trọng điểm là quân khu Đông từ 2 sư đoàn tăng lên 7 sư đoàn chủ lực (trong đó có hai sư đoàn tổng dự bị và 2 sư đoàn ở thủ đô Phnom Pênh). Tổng quân lực của Khơme đỏ thời điểm đó có tới 17 sư đoàn thì có 13 sư đoàn (76% quân chủ lực) bị huy động ném vào cuộc chiến tranh xâm lấn Việt Nam.

Tư tưởng chỉ đạo của đường lối quân sự của Khơme đỏ trong tác chiến là " lấy tấn công là chính, thực hành chiến tranh du kich, đán phân đội nhỏ là chính, kết hợp vùa và lớn, bí mật, bất ngờ nhanh chóng tiêu diệt đối phương, sử dụng 3 thứ quân để đánh"/

Bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc, các lực lượng vũ trang quâ khu 7 đứng trước một thủ thách to lớn: đối tượng tác chiến là một quân đội của đội nước láng giềng mới hôm qua còn là bạn hữu, cùng chung lưng đấu cật đánh đuổi đế quốc để giành độc lập. Phải qua một thời gian dài tìm hiểu và trả giá, nhân dân Việt Nam mới phán đoán và đánh giá được ý đồ đen tối của chính quyền Pôn Pốt - Iêng-xa-ri. Mặt khác, cuộc kháng chiến suốt ba thập kỷ hết chống Pháp, Nhật lại chống Mỹ để lại gánh nặng hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề, không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Cộng thêm những tồn đọng sau chiến tranh làm cho hậu phương - hậu cần các quân khu phía Nam và Quân khu 7 nói riêng đều chưa vững chắc để có thê bước vào cuộc chiến với tư thể chủ động hoàn toàn. Thêm vào đó, đời sống nhân dân chưa ổn định, tình hình trật tự trị an xã hội chưa được củng cố, chính quyền cách mạng ở cấp cơ sở (phường, xã) còn yếu. Sau những ngày lễ hội, một số cán bộ chiến sỹ có tư tưởng thỏa mãn, muốn xả hơi, dẫn đến chủ quan, mất cảnh giác, chậm xác định rõ bạn, thù và đối tượng tác chiến.Việc giảm biên chế, giải quyết chính sách, cho ra quân một cách ồ ạt và chuyển ngay sang khung biên chế thời bình, lại tập trung vào việc sản xuất dẫn đến chất lượng huấn luyện cũng như quản lý, trình độ tác chiến của bộ đội còn nhiều khuyến khuyết. Thế trấn chiến tranh nhân dân trên tuyến biên giới ( thuộc địa bàn quân khu), chưa được tạo dựng một cách cơ bản....

Ngày 30 tháng 4 năm 1977, Pôn Pốt -Iêng-xa-ri mở đầu cuộc tấn công bất ngờ, cấp sư doàn trên tuyến biên giới An Giang (miền Tây Nam Bộ, thuộc địa bàn Quân khu 9), sát hại trên 1.000 đồng bào ta, đốt phá nhà cửa, trường học, bệnh viện, cướp đoạt tài sản của nhân dân...

Đứng trước tình thế nghiêm trọng này, ngày 12 tháng 5 năm 1977, Thường vụ Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã chỉ ra chỉ thị số 21, giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang quân khu: "... Bất cứ tình huống nào, lực lượng vũ trang quân khu cũng phải sẵn sàng chiến đấu, khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, bảo vệ toàn vẹn biên giới trong toàn quân khu, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, các cơ sở sản xuất, các kho tàng ở biên giới, tránh được tổn thất, thiệt hại cho dân, và các lực lượng vũ trang của ta, không để bị bất ngờ, bị động, đối phó lúng túng ".

Triển khai chỉ thị 21, quân khu xây dựng kế hoạch phòng thủ biên giới theo hai phương án. Một là dùng lực lượng địa phương phòng thủ chiến đấu tại chỗ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Phương án hai dùng lực lượng chủ lực đại phương và lực lượng trên đánh vừa, đánh lớn tiêu diệt địch.

Công việc cấp bách trước mắt của quân khu là khẩn trương tổ chức, kiện toàn 3 trung đoàn: 201 , 205, 6 và xây dựng một số đồn dọc biên giới, củng cố chính quyền cơ sở, có kế hoạch phòng tránh và sơ tán nhân dân các xã ở sát biên giới để tránh thiệt hại cho dân.

Tháng 5 năm 1977, Bộ tổng tham mưu gửi mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho Quân khu 7 hiệp đồng tác chiến với Quân đoàn 4 trê hai hướng:

Hướng chủ yếu trọng điểm từ Nam Bắc liên tỉnh lộ 13 đến đường I (bao gốm hai khu vực, chủ yếu Nam Bắc liên tỉnh lộ 13, đoạn Phước Tân, Ba Chàm giáp Tà Nông, khu quan trọng Nam Bắc đường I điểm chính là Mộc Bài, Bến Cầu).

Hướng quan trọng từ điểm từ phía Bắc đến Tây Bắc thị xã Tây Ninh, đoạn chủ yếu là Xa Mát - Lò Giò.

Quân khu 7 yêu cầu quân đoàn 4 sẵn sàng cơ động từ một đến hai trung doàn bộ binh, chi viện cho quân khu khi cần thiết, nhưng cuối tháng 7 năm 1977, do yêu cầu huấn luyện, đơn vị đã rút lực lượng về phía sau. Ngày 19 tháng 8 năm 1977, quân khu quyết định thành lập sư bộ binh 303 tại Long Bình (Đồng Nai).

Đặc điểm tình hình các lực lượng vũ trang Quân khu 7 trước khi nổ ra chiến sự nổi lên ba vấn đề:

Một là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc đã kết thúc thắng lợi, cả nước hòa bình, nhưng Vùng biên cương phía Nam Tổ Quốc kẻ thù luôn luôn rình rập. Trong vòng hai năm làm nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, vừa khắc phục nặng nề do chiến tranh để lại và làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 đang trong thời kỳ kiện toàn tổ chức nên biên chế có nhiều biến động, nhất là các đơn vị bộ binh, trong khoảng thời gian ngắn, quân khu đã phải khẩn trương chuyển 6 trung đoàn và 4 tiểu đoàn đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế cùng sư bộ binh 5 (một đơn vị sẵn sàng chiến đấu) sang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới. Trong khi đó, các đơn vị trên, tân binh đa số chưa qua huấn luyện đầy đủ. Khá đông cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đang đợi giải quyết chế độ, chính sách sau chiến tranh, một số đang chuẩn bị lên đường đi phép sau thời gian dài xa cách quê hương, gia đình. Tình hình trên tác động không nhỏ đến tư tưởng, tâm tư của bộ đội.

Hai là, các lực lượng vũ tranh quân khu bước vào cuộc chiến đấu trong hoàn cảnh kẻ thù đã gây nhiều tội ác với nhân dân ta trên vùng biên giới tây nam Tổ quốc, gây xúc động lớn trong nhân dân, hậu quả nặng nề chưa kịp giải quyết, kẻ thù lại tiếp tục xâm lấn đất đai, tàn sát đồng bào ta. Trong lúc các đơn vị của quân khu vừa mới đặt chân lên biên giới đã phải chiến đấu với một kẻ thù mới, tác chiến trên một địa bàn phức tạp, khi lực lượng vũ trang địa phương chưa đủ mạnh, phải đối đầu với kẻ thù mà ta chưa hiểu biết đầy đủ cả về âm mưu, thủ đoạn, cho đến biên chế, tổ chức và trang bị.

Ba là trên tuyến biên giới thuộc địa bàn quân khu đảm nhiệm có lực lượng cấp trên trực tiếp chiến đấu, một mặt khích lệ, động viên tư tưởng, tình cảm các lực lượng vũ trang quân khu; mặt khác, quân khu cũng có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho các đơn vị phía trên thực thi nhiệm vụ. Quân khu được giao đảm nhịêm một hướng chiến lược có địa bàn phức tạp, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hợp đồng chặt chẽ với các lực lượng cấp trên trong điều kiện rất khó khăn: chưa hết thù trong (các thế lực phản động, tàn quân ngụy, giặc đó,...) mà giặc ngoài đã tới gây tội ác.

0 giờ 30 phút sáng 25 thnag1 9 năm 1977, Khơme đỏ sử dụng hai trung đoàn 155 (Sư 4) và 182 (Sư 3) cùng 7 tiểu đoàn địa phương, đồng loạt tấn công các chốt của ta trên tuyến biên giới thuộc ba huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) với ba mục đích:

- Đánh chiếm tuyến biên giới dọc theo bờ phía tây sông vàm Cỏ với trọng điểm là Bến Sỏi. Nếu thuận lợi sẽ phát triển và phối hợp với Sư 4 bộ binh (quân khu Đông), từ hướng bắ đán xống Thiện Ngôn, sau đó tiến chiếm thị xã Tây Ninh.

- Thực hiện ba sạch: đốt sạch, phá sạch, giết sạch(kể cả trẻ sơ sinh).

-Phá hoại kinh tế, cướp lương thực, trâu bò và tài sản của nhân dân ta.

Trên cả hai hướng Tân Biên và Bến Cầu - Châu Thành, Khơme đỏtap65 trung lực lượng đánh vào dân,chỉ dùng một bộ phận đánh vào lực lương vũ trang ta, cốt để kềm chế giữ chân. Vì vậy, hậu quả địch gây ra rất nặng nề: dân chết thương, mất tích cả hơn ngàn người, 300 trâu bò bị chươp đi, gần 500 ngôi nhà bị thiêu hủy... Lực lượng tại chỗ của ta đã tích cực đánh trả địch để bảo vệ dân, nhưng do mất cảnh giác và thiếu sẵn sàng chiến đấu nên bị thiệt hại khá nặng.

Đứng trước tình hình nghiêm trọng trên, ngay ngày 26 tháng 9 năm 1977, Bộ Tư lệnh khu quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương quân khu, do Thiếu tướng Phó tư lệnh Quân khu Nguyễn Minh Châu làm tư lệnh. Sở chỉ huy đóng tại Thiện Ngôn (huyên Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Quân khu điều ngay sư đoàn bộ binh 5 cùng pháo cao xạ, cơ giới lên tỉnh Tây Ninh để kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi địch, bảo vệ cho được dân, phối hợp với địa phương giải quyết hậu quả nặng nề do quan Khơme đỏ gây ra.

Cùng ngày 26 tháng 9 năm 1977, Bộ Quốc phòng điều gấp Quân đòan 4 và không quân lên Tây Ninh, tăng cường chiến đấu bảo vệ biên giới. Ngay sáng 26 tháng 9, Sở chỉ huy tiền phương quân khu sau khi về đứng chân ở Thiện Ngô đã thực hành chỉ huy hiệp đồng lực lượng quân khu va binh đoàn Bình Giả (trung đoàn 1 của sư đoàn bộ binh 9 Quân khu 4), triển khai chiến đấu ở khu vực đông-tây đường 22 (Xa Mát).

5 giờ 30 phút sáng 29 tháng 9 năm 1977, lực lượng quân khu được tăng cương thm6 trung đoàn Bình Giã đã tấn công, đẩy lùi địch ra khỏi Sa Mát, khu nhà Ủy ban quốc tế cùng khu Đập Đá. Từ ngày 4 đến tháng 6 tháng 10, các lực lượng vũ trang quân khu và Bộ tổ chức tấn công, đẩy lùi địch ra khỏi khu vực Bãi Bàu, Phum Xoài, Lộ Ủi, cách đông bắc Xa Mát 4km.

Hướng Bến Cầu, Quân đoàn 4 và tiểu đoàn 14 Tây Ninh phối hợp tấn địch ở khu vực Cây Me, Thúc Núc, Long Khánh loại khỏi vòng hàng trăm tên địch ( trong 2 ngày 2 và 6 tháng 10). Riêng tiểu đòan 14 Tây Ninh đã bám sát đánh địch, diệt 32 tên, thu 32 súng.

Tiểu đòan 7 (trung đoàn 6 biên phòng), phối hợp với công an vũ trang đánh địch, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công, khôi phục và giữ vững đồn biên phòng Tà Nông.

Đề phòng quân Khơme đỏ mở rộng tấn công lấn chiếm biên giới tr6n hướng Sông Bé quân khu đã chỉ đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và trug đoàn 205 tăng cường công tác phòng thủ, sẵn sàng chiên đấu. Đồng thờigiao nhiệm vụ cho trung đoan 316 triển khai ực lương trên tuyến biên giới dọc theo sông Sài Gòn từ nam lộ 7 lên đén bắc Tà Nốt. Điều hai tiểu đoàn bộ binh, một đại đội trinh sát, một đại đội pháo của đoàn Phước Long lên tăng cường phòng thủ cơ động đánh địch ở khu vực Bù Đốp và bắc Bù Gia Mập.

Các đơn vị phục vụ, bảo đảm như thông tin, công binh, hậu cần đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, trong điều kiện thời gian rất gấp mà thông tin giữ vững, thông suốt, cầu phà, đường xá lưu thông cho cơ giới và phao binh cơ động, đáp ứng yêu cầu vận chuyển bộ đội, đạn dược cũng như thuốc men, lương thực, thực phẩm,quân nhu,...Nhờ đó, hầu hết các đơn vị khi được lệnh điều động đi chiến đấu ở biên giới đã nhanh chóng sắp xếp đội hình qui định đúng thời gian với đầy đủ quân số.

Trong vòng 4 ngày (ngày 1 đến 15tháng 10 năm 1977), các đơn vị chiến đấu trên biên giới tiến hành sơ kế bứơc đầu, nhằm rút kinh nghiệm cho chộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ Quốc sắp tới. Các đơn vị điều tư thấy mình còn bộc lộ nhiều thiếu sót: chưa dnah91 giá đúng và lường hết âm mưu, thủ đoạn của kẻ thùda94 sử dụng các băng nhóm buôn lậu để nắm tình hình ta và làm hoa tiêu dẫn đường khi địch toàn tấn công trên toàn tuyến biên giới. Khi tràn ào các thôn ấp Việt Nam, các băng nhóm buôn lậu trở thành lực lượng cướp bóc tài sản của nhân dân ta.

Lực lượng vũ trang địa phương chưa đủ mạnh, còn ỷ lại trông chờ vào lực lượng cấp trên, chất lượng dân quân , du kích còn quá thấp. Giữa bộ đội chủ lực, công an biên phòng và dân quân du kích chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Chậm triển khai các mặt công tác phòng thủ, xây dựng các ấp vững mạnh ở các cụm dân cư dọc biên giới. Do đó, khi kẻ thù tấn công bất ngờ vào dân đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Sau cuộc chiến, việc tổ chức sơ tán, ổn định đời sống cho dân triển khai còn chậm, lúng túng .

Lực lượng quân khu quá mỏng, chỉ đủ triển khai thực hiện nhiệm vụ giữ gìn anh ninh, trật tự nội địa, khi nổ ra cuộc chiến, tương quan lực lượng giữa ta và địch lá 1/7 ( ta một sư đoàn chủ lực, địch 7 sư đoàn, chưa kể quân địa phương vùng), nên phải trông chờ vào lực lượng cấp trên trong thế bị động. Khi chiến sự nổ ra, phải ghép nhiều đơn vị lại cho đủ quân số, lại chưa qua huấn luyện hiệp đồng, dẫn đến hiệu quả chiến đấu thấp, thương vong nhiều ...

Liên tiếp những ngày sau đó, quân Pôn Pốt tiếp tục đánh phá trên hai phương hướng Bến Cầu, Xa Mát. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 10, các lực lượng vũ trang ta mở rộng đột phản công, đẩy lùi địch về bên kia biên giới sâu từ 4 đến 5 km, buộc địch phải bố trí, điều chỉnh lại lực lượng, tổ chức bộ chỉ huy chiến trường quân khu Đông, hình thành ba mặt trận ( trên tỉnh lộ 13) do bộ chỉ huy chiến trường trực tiếp chỉ huy .

Sau khi dồn quân, bày binh bố trận, Khơme đỏ tập trung trên mặt trận đường 13 tới 18 tiểu đoàn bộ binh ( trong đó có 13 tiểu đoàn chủ lực của 3 sư : 3, 290, 5). Hướng đồng bằng Sông Cửu Long , quân Pôn Pốt đã đánh nống xuống tận kênh tỉnh Đồng Tháp, Long An. Trong lúc đó, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 vẫn chưa lấy lại thế chủ động, vừa buộc vừa triển khai đánh địch, bảo vệ biên giới, bảo vệ dân, vừa gấp rút tổ chức, điều chỉnh lực lượng. Trước mắt, kiện toàn, củng cố sư đoàn bộ binh 5 từ sư đoàn loại 3 lên sư đoàn loại một, có đủ ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo, bảo đảm quân số khoảng trên 8.000 quân. Kết hợp với công tác điều chỉnh, củng cố các trung đoàn trực thuộc, quân khu đã kiện toàn 3 trung đoàn biên phòng, mỗi trung đoàn đủ 3 tiểu đoàn.

Công tác củng cố, phát triển lực lượng dân quân du kích, tự vệ của quân khu được chú trọng , đưa tổng số dân quân du kích, tự vệ toàn quân khu lên tới 64.599 người ( tính đến 15 tháng 10 năm 1977 ). Trong đó có 12.067 tự vệ cơ quan xí nghiệp.

Tuy phải triển khai cấp bách nhiều công tác lớn đặc biệt phải tập trung chỉ đạo việc xử lý, đối phó với tình hình biên giới, nhưng quân khu vẫn phải thường xuyên chú trọng chỉ đạo song song việc truy quét, bảo vệ các mục tiêu chiến lược do quân khu đảm trách bảo vệ. Ngay sau khi nổ ra chiến sự trên biên giới, Bộ Tư Lệnh thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường lực lượng, nhằm bảo vệ an toàn các mục tiêu chiến lược, nhằm bảo vệ an toàn các mục tiêu chiến lược, phối hợp với lực lượng công an, đẩy mạnh hoạt động truy quét tàn quân địch đang ra sức lợi dụng tình thế vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh để đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, chính trị phá hoại an ninh, trật tự xã hội.

Công tác phá gỡ bom mìn, thu gom vật nổ sau chiến tranh tiếp tục được quân khu chỉ đạo thường xuyên. Trong vòng tháng 10 năm 1977, quân khu phá gỡ 1.600 quả mìn các loại, thu gom 42 tấn đạn, giải phóng được trên 166 ha đất đai để đưa vào sản xuất, khôi phục kinh tế. Sông bé là tỉnh đi đầu trong công tác gỡ mìn giải phóng đất đai : gần 150 hecta đất đưa vào sản xuất thâm canh.

Công tác bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang quân khu đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách. Riêng lương thực do Cục quân khu cấp theo tem phiếu ( 45 % gạo, 55 % các loại hoa màu ăn độn) cộng với số lương thực tự túc , chỉ đủ dự trữ cho toàn quân khu trong vòng 10 ngày, theo tỷ lệ các đơn vị chiến đấu ăn 100 % gạo, còn các đơn vị tuyến sau, chủ yếu ăn mì hạt, bobo, bột mì hay ăn mì liền.

Trên lĩnh vực kinh tế, ngay sau khi giải phóng miền Đông Nam Bộ là một trong những quân khu đi trước về kinh tế tập trung, mang tính bao cấp. Sau khi giữ một số khung các binh đoàn, sư đoàn làm nhiệm vụ giữ an ninh , trật tự, ổn định tình hình sau chiến tranh, Bộ Quốc Phòng đồng y1cho quân khu chuyển một số đơn vị sang làm nhiệm vụ, hưởng theo chế độ, nạp theo sản phẩm làm ra.

Từ năm 1976-1979 , về cơ cấu tổ chức, Quân khu có cục Kinh tế. Trực thuộc Cục Kinh tế có 3 đoàn : Phước Long, La Ngà, 600 ( đoàn 600 được thành lập sớm nhất, từ năm 1973, khi chiến tranh chua kết thúc), Về qui mô, Đoàn Phước Long đứng hàng đầu. Trong vòng 4 năm ( từ 1976 - 1979 ) Đoàn Phước Long đã khai hoang, trồng mới được hàng ngàn hec1ta cây công nghiệp trên những vùng đồi trọc, hình thành nhiều nông trường, xí nghiệp, nhà máy... Tính đến cuối năm 1978 , lực lượng thường trực xây dựng kinh tế của quân khu co 9.637 người. Trong đó, khối kinh tế quốc phòng có gần 2.000 người, khối xây dựng cơ bản trên 700 người.

Khi chiến sự nổ ra trên biên giới, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới, các đơn vị trong khồi kinh tế quân khu nhanh chóng thu hẹp tổ chức, chuyển về địa hình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bàn giao hầu như toàn bộ phương tiện, cơ sở vật chất làm kinh tế cho các cơ quan nhà nước quản lý. Một số phương tiện vận tải, chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, được điều động theo các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu trên biên giới.

Khơ me đỏ quyết tâm tăng quân đáng kể cho mặt trận đường 13, bằng cách điều động một bô phận sư 5 ( ở tây Lò Gò) phối hợp với sư 4, đánh ra hướng đường 22 ( Xa Mat), tạo thành 2 gọng kềm tấn công với qui mô lớn vào thị xã Tây Ninh của ta.

Từ cuối tháng 12 năm 1977, bằng những đợt tấn công liên tiếp, các lực lượng vũ trang quan khu 7 đã phá tan âm mưu đánh chiếm Tây Ninh của Khơ me đỏ, đẩy lùi dịch trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên sau khi ta chủ động thu quân về vì thiện chí hòa bình ( từ ngày 6 tháng giêng năm 1978 ) Khơ me đỏ chớp thời cơ tăng quân, đưa lực lượng đeo bám, áp sát sau lưng ta, líp lại những vùng đã chiếm được, thực hành xâm nhập, lấn chiếm và bám giữ vài ngày một số vùng biên giới của quân khu. Thậm chí, có nơi địch tiến sâu vào ta từ 5 đến 7km, tạo thế giằng co giữa ta va địch rên toàn tuyến biên giới Sông Bé, Tây Ninh, Long An, kéo dìa suốt 6 tháng đầu năm 1978.Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Khơ me đỏ, trước sau đều nhằm mục đích : diệt dân, phá kinh tế cướp bóc lương thực, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực ta, lấn chiếm đất đai và quấy rối thường xuyên, gây tình hình bất ổn, đẩy ta vào thế khó khăn: trong, ngoài đếu có giặc.

Trước một đối tượng tác chiến như vậy, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các quân khu, quân binh chủng nhanh chóng điều lực lượng, triển khai đội hình ba thứ quân của quân khu cùng lực lượng cấp trên , tác chiến liên tục, tiêu hao, tiêu diệt địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Quốc phòng nhằm phối hợp chiến trường, chuyển thế tấn công trên toàn biên giới, Quân khu 7 mở chiến dịch phản công trừng trị quân Khơ me đỏ xâm lấn biên giới. Mục đích chiến dịch nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, quét dịch ra khỏi biên giới; đánh pha bàn đạp tấn công của địch ở nam bắc lộ 7, đưa chiến tranh trở lại nơi xuất phát, vừa đánh vừa nâng cao trình độ tác chiến của bộ đội.

Mục tiêu chiến dịch là đánh chiếm Rumđoul, Phumđa, Mi mốt, Sầmrông; đánh địch phản kích và truy quét địch ở nam bắc lộ 7, sẵn sàng phát triển đánh chiếm Snoul , cầu Sông Tê hoặc Sơlông.

Ngày 19 tháng 12 năm 1977, tiền phương Bộ Tổng tham mưu thông qua phương án tác chiến và quyết tâm chiến dịch trên hướng chủ yếu của quân khu. Ngày 20 tháng 12 , các đơn vị tham gia chiến dịch đã hoàn thành cơ bản mọi công tác chuẩn bị chiến đấu. Đêm 21 rạng 22 tháng 12, chiến dịch mở màn trên hướng chủ yếu đánh chiếm Mi mốt cùng các mục tiêu trên đường 7. Chiến dịch phát triển thuận lợi, Bộ Tư Lệnh tiền phương quân khu quyết định đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu trên đường 7 sớm hơn dự kiến.

Ngày 25 tháng 12, Bộ Tư lệnh quân khu quyết định thành lập chiến đoàn đặc nhiệm ( gồm trung đoàn 205, trung đoàn Gia Định ), do tham mưu phó tiền phương quân khu Trần Minh Tâm chỉ huy.Chiến đoàn đặc nhiệm được tăng cường lực lượng thiết giáp, công binh , được giao nhiệm vụ phát triển đánh chiếm Snoul và đánh địch phản kích trên đường 13.

Hướng Xa Mát, quân đoàn 3 ( của Bộ) thực hành phối hợp tiến công đánh chiếm các khu vực Krek, Stưng, Đầm be, Pra _ thiết ( thuộc Kôngpôngchàm).

Hướng Tây Ninh, Quân đoàn 4 ( của Bộ), được tăng cường trung đoàn Vàm Cỏ cùng hai tiểu đoàn bộ binh Long An, thực hành đánh chiếm khu vực ngã tư Nhà Thương, đường I, Chi phu Chấtk, Prasốt, Kôngpôngrô

Trước những đòn trừng trị thích đáng của quân đội nhân dân Việt Nam , Pôn Pốt - Iêng - xa -ri lớn tiếng la lối trước công luận về cái gọi là " cuộc chiến tranh biên giới". Hành động " vừa ăn cướp vừa la làng " của Khơ Me đỏ đã tạo điều kiện cho chính phủ ta bày tỏ trước dư luận thế giới về lập trường chính nghĩa trong bảo vệ chủ quyển thiêng liêng của đất nước của nhân dân Việt Nam .

Sau hơn một tháng liên tục chiến đấu, chiến dịch phản công trừng trị Khơ me đỏ xâm lấn biên giới của các lực lượng vũ trang ta đã kết thúc thắng lợi, tạo bước chuyển thế tấn công quét sạch quân xâm lược ra khỏi biên giới thuộc chủ quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 6 tháng giêng năm 1978, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam , các lực lượng vũ trang trên toàn tuyến biên giới Tay Nam đã trở về đội hình ở vị trí xuất phát trừng trị Khơ me đỏ xâm lấn biên giới... Nhưng ngay sau khi ta chủ động thu quân, địch lập tức đưa quân ra áp sát , líp lại những vùng chúng đã bị đánh bật ra, đồng thời xúc tiến ngay việc xâm nhập, lán chiếm sâu vào lãnh thổ Việt Nam từ 5 đến 7 km, tạo thế giằng co trên biên giới Việt Nam - Campuchia.

Khơme đỏ tập trung 13 ( trong số 17 sư đoàn chù lực) mở cuộc tấn công mới trên biên giới với hướng chủ yếu là tỉnh Tây Ninh ( của Quân khu 7).

Nhằm giúp bộ đội nhận thức rõ âm mưu của kẻ thù và nhiệm vụ chính trị của các lực lượng vũ trang ta, ngày 12 tháng giêng năm 1978 , Bộ Tổng Tham mưu ra mệnh lệnh 04/ ML, nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biên giới Việt Nam- Campuchia. Trước mắt, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế trước lập trường đúng đắn, thấu tình, đạt lý của nhân dân ta.

Cụ thể hóa nhiệm vụ các lực lượng vũ trang Quân khu 7 theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, ngày 2 tháng 2 năm 1978, Quân khu ủy ra nghị quyết 07/NQ vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ năm 1978 và nhấn mạnh: " TÌnh hình chiến tranh trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cũng như trên tuyến biên giới quân khu vẫn còn gay go, phức tạp và lâu dài. Âm mưu lấn lãnh thổ Việt Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gây hận thù giữa hai dân tộc, tàn sát, cướp phá nhân dân ta, phá hoại tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước và mối quan hệ đặc biệt giửa ba nước Đông Dương". Vì vậy, năm 1978, quân khu phải " động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang quân khu, cùng với cấp ủy địa phương phát đọng tư tưởng quần chúng ra sức xây dựng chiến tranh nhân dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ở biên giới hoàn chỉnh và vững chắc...".

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 5 tháng 5 năm 1978 , Ban Chấp hành Trung Ương Đảng ra quyết định ( số 1426/NQ-TW) kiện toàn Bộ Tư lệnh Quân khu 7 gồm : Trung tướng Lê Đức Anh - tư lệnh kiêm chính ủy; Thiếu tướng Dương Cụ Tẩm - phó chính ủy quân khu; các phó tướng Tư lệnh: Thiếu tướng Đồng Văn Cống, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Lâm, đại tá Lương Văn Nho, đại tá Nguyễn Thới Bưng.

Sau khi kiện toàn, tổ chức lực lượng, ngày 6 tháng 4 năm 1978, các lực lượng vũ trang quân khu phát triển tiến công, luân phiên tác chiến tiêu hao, tiêu diệt, làm suy yếu sinh lực địch, củng cố địa hình, mở rộng đánh chiếm địa hình có lợi, vừa tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm đê huấn luyện tại chỗ, chuẩn bị cho hoạt động mùa khô 1978-1979.

Sau khi điều chỉnh đội hình, tổ chức lực lượng trực thuộc quân khu gồm ba sư đoàn (5,302, 303) cùng một trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn binh chủng ( đặc công, pháo binh, phòng không, thiết giáp), hai đại đội và hai tiểu đoàn bộ binh mới xây dựng.

Từ khi cuộc chiến thật sự nổ ra trên toàn tuyến biên giới thuộc địa bàn Quân khu 7( ngày 25 tháng 9 năm 1977) cho đến khi ta " be bờ" , chặn đứng bước chân xâm lấn của đội quân Pôn Pốt - Iêng - xa-ri ở bên kia biên giới( 20 tháng 12 năm 1978), các lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã trải qua 15 tháng vừa chiến đấu vừa xây dựng, lập được nhiều thành tích xuất sắc. Riêng đợt tấn công ( từ 6 tháng 4 đến 25 tháng 5 năm 1978) , các lực lượng vũ trang trên địa bàn quân khu lần lượt loại 6 sư đoàn của địch ( 3,290,4,5, vùng 20, vùng 21) làm mất sức chiến đấu của 7 sư đoàn (603, 174, 310 , 260, 125, 250, 703) và diệt gọn 7 trung đoàn, 11 tiểu đoàn, 37 đại đội. Trong chiến dịch tấn công ( từ 10 tháng 06 đến 03 tháng 07 năm 1978 ), Quân khu 7 cùng các đơn vị bạn đã liên tục tiến công tiêu diệt 4 tiểu đaon2, 7 đại đội, 8 trung đội, đánh thiệt hại nặng các sư : 4, 603, 260 của địch. Phối hợp với Quân đoàn 3 và 4 ( của Bộ) làm tê liệt quân khu Đông ( QK 203 ) của địch, giải phóng hoàn toàn 3 huyện Tà Nung, Mimốt, Snuol, mở ra vùng giải phóng đầu tiên của " Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-Pu-Chia" rông 1.300km2, làm điểm tựa cho bước phát triển mới của cách mạng Cam-pu-chia.

Sự kiện " Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia" ra đời tại vùng giải phóng Snoul, là bước ngoặt lịch sử, hướng cách mạng Cam-pu-chia đến đích thắng lợi với sứ mệnh lịch sử là " đoàn kết toàn dân, nổi dậy đánh đổ tập đoàn phản động gia đình trị Pôn Pốt - Iêng-xa-ri, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước làm tay sai cho bọn phản động nước ngoài, xóa bỏ chế độ tán ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, phát huy truyền thống Ăng-co làm cho nước Cam-Pu-Chia thực sự là nước hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, không kiên kết và tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình ổn định khu vực Đông Nam Á".

Đến đây, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã cùng với các đơn vị bạn và nhân dân địa phương đẩy lùi, dập tan cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh khổ của tập đoàn Khơ me phản động Pôn Pốt - Iêng-xa-ri, kết thúc thời kỳ chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, chuyển sang thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Cam-pu-chia.

III. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUỐC TẾ VÀ GÓP PHẦN XÂY DỰNG - BẢO VỆ TỔ QUỐC ( 1979-1995)

Đáp lời kêu gọi của " Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ", khẩn thiết yêu cầu Quân đội nhân dân Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia nổi dậy giải phóng đất nước, thoát họa diệt chủng. Thấm nhuần tinh thẩn Quốc tế vô sản, cùng với các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng Vũ trang Quân khu 7 đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng cách mạng của bạn thực hành tổng tiến công. Trước mắt, quân khu được giao nhiệm vụ giải phóng tỉnh Kratie, sau đó phát triển đánh chiếm các mục tiêu chiến lược, đặc biệt là ngã tư chiến lược Sisôphôn ở tây bắc Campuchia.

Lực lượng quân khu lúc này có ba sư đoàn bộ binh (gồm sư đoàn 5, 302, 303) và một trung đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn binh chủng, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, được kiện toàn hoàn chỉnh. Trong đó, lực lượng chiến đấu gồm hàng vạn người, chiếm gần 79% tổng quân số, lực lượng xây dựng kinh tế chiếm 21,3%, lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh thành có 9 trung đoàn. Nhờ nổ lực lớn trong công tác xây dựng, tổ chức lực lượng, đến cuối năm 1978, quân khu đã kiện toàn được 3 sư đoàn bộ binh loại 1 cộng 6 trung đoàn binh chủng, 16 trung đoàn các tỉnh thành làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới, nội địa, bờ biển cùng 3 tiểu đoàn, 73 đại đội các huyện thị và 9,5 vạn dân quân du kích chiếm 1,7% dân số.

Thực hành tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1979 để liên minh chiến đấu với bạn từ ngày 21-12-1978 đến ngày 07-01-1979 quân khu 7 sử dụng sư đoàn bộ binh 5 sư bộ binh 3 cộng 2 trung đoàn đặt công (113,117) của bộ tăng cường hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm thị xã Kratie (ngày 30-12-1978) và vùng phụ cận thị xã ngày 07-01-1979. Sư đoàn bộ binh 5 được lệnh vượt sông Mê kong tại Bến Kết để qua Kong-Pong-Thom, tiến đánh mục tiêu Xiêm Việt. Sau đó kế hoạch thay đổi, sư đoàn 5 định vượt sông ở Sam-bô, nhưng gặp khó khăn phải xin ý kiến Bộ và ngày 08-01-1979 sư đoàn 5 lập cánh cơ động đường dài kéo theo quốc lộ 7, vượt sông Kong-Pong-Cham, vượt đội hình quân đoàn 3 ở Kong-Pong-Thom, Xim Việt kịp thời phát triển đánh chiếm Ninit 13-01-1979 và Thơ-ma-puốc 17-01-1979. Sau đó, sư đoàn bộ binh 5 được tăng cường thêm trung đoàn 66 (của quân đoàn 3) lần lượt đánh chiếm các mục tiêu ở phía Tây Bat-Tam-Bang.

Hồi 0 giờ 15 phút ngày 30-01 sư đoàn chiếm được Pailin mục tiêu cuối cùng của biên giới Cam-Pu-Chia, Thái Lan.

Sư đoàn bộ binh 303 thực hành đánh chiếm một loạt mục tiêu phía đông sông Mê-Kong, từ Kratie tới Sơ-long (12-01-1979) sau đó, đơn vị tiếp tục truy quét ở Cham-ka An Đông và đại bàn tỉnh Kông-pông -chàm.

Sư đoàn bộ binh 302 đột phá trận địa phòng ngự của địch ở đoạn Xa Mát - Lò Gò cùng bới quân đoàn 3. Ngày 11 tháng 01 hành quân lên Xiêm Riệp, thực hành đánh chiếm thị xã Sầm -rông ( ngày 16 tháng 01 năm 1979).

Cuối tháng giêng năm 1979, toàn bộ các thị xã , thị trấn của Campuchia được hoàn toàn giải phóng.

Ngay trong lúc các lực lượng vũ trang ta cùng bạn thực hành tổng tiến công nổi dậy, một bộ phận địch tháo chạy qua Thái Lan, bộ phận khác chạy vào các vùng rừng núi, lập căn cứ , kho tàng và kìm kẹp một bộ phận nhân dân Cam pu Chia ở vùng sâu, vùng xa .Lợi dụng những khó khăn thách thức nặng nề của nhân dân Campuchia sau 4 năm bị tàn phá bởi chính sách diệt chủng, tàn phá Pôn - Pốt - Iêng -xa-ry dựa vào sự hậu thuẫn của các thế lực phản động , tìm cách khôi phục lực lượng, nuôi ý đồ quay lại nội địa, ra sức thực hiện các thủ đoạn chính trị, quân sự , ngoại giao nhằm phá bỏ thành quả cách mạng mà nhân dân Cam pu Chia vừa giành được.

Tháng 2 năm 1979, Chính phủ hai nước Việt Nam - Campuchia kí kết hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, ca kết ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân mỗi nước.

Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên , với tinh thần Quốc tế trong sáng, thủy chung, một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 7 cùng chuyên gia các ngành triển khai nhiệm vụ giúp bạn toàn diện , vừa sắp xếp bố trí, lại lực lượng cũng như xác định phương thức hoạt động. Từ đây, quân tình nguyện Quân khu 7 chuyển sang thực hiện cùng lúc hai chức năng : là đội quân chiến đấu và công tác.

Trong vòng 6 tháng từ đầu năm 1979, quân tình nguyện Quân khu 7 triển khai phân lại địa bàn và điều chỉnh, bố trí thế tiến công đánh phá căn cứ, kho tàng còn lại của địch, giải phóng dân, phát động quần chúng xây dựng chính quyền, xây dựng thực lực cách mạng cho bạn, phòng thủ khóa chặt biên giới phía Tây Campuchia, giáp ranh với Thái Lan.

Từ ngày 1 tháng 3 đến trung tuần tháng 3 năm 1979, trong đợt điều chỉnh lần thứ nhất, quân đoàn 3 lên thay thế cho Quân tình nguyện Quân khu 7 ở đại bàn Xiêm Riệp, Báttambang.Quân khu 7 về giữ địa bàn 4 tỉnh phía Đông Phnômpênh là Svâyriêng, Kôngphôngchàm, Kôngpôngthom, Kratíe.

Từ trung tuần tháng 3 đến tháng 6 năm 1979, quân tình nguyện thực hiện đợt điều chỉnh thứ 2 : Quân khu 7 lên phía bắc thay thế cho Quân đoàn 3. Sư đoàn bộ binh 5 được tăng cường cho quân đoàn 4, tiến công căn cứ U đông ( bắc Phnômpênh 30 km ). Đến giũa tháng 4 năm 1979, sư đoàn 5 đucợ tăng cường thêm trung đoàn 160 của Long An, chuyển vào truy quét và giúp bạn ở vùng Thơmapuốc, Poipét, Caomêlai.

Tháng 5 năm 1979 sư đoànbộ binh 302 được tăng cường trung đoàn 201 và trung đoàn 10 biên phòng của Tây Ninh lên chiếm lĩnh trận địa bắc Xiêm Riệp.

Nhằm đảm bảo chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và giúp bạn mọi mặt, tháng 3 năm 1979 , tiền phương Quân khu 7 được tách làm 2 bộ phận để chỉ đạo trên hai hướng:

Mặt trận 479 ( bắc Campuchia) gồm các tỉnh Xiêm Riệp, Ốtđômiênchay, Báttanbang.

Mặt trận 779, gồm các tỉnh ở phía đông, Phnômpênh là Kôngpôngchàm, Kôngpôngthom, Kratíe, Soàiriêng, Prâyveng và thủ đô Phnômpênh.

Mặt trận 479 được thành lập ngày 14 tháng 4 năm 1979, tại thị xã Xiêm Riệp, với nòng cốt là tiền phương Quân khu 7 ( được bổ sung thêm một số đơn vị của Quân khu 5), do Đại tá Bùi Thanh Vân ( đương kiêm phó tư lệnh Quân khu 7) làm tư lệnh và Đại tá Lê Thanh ( đương kiêm phó chính ủy Quân khu 7) làm chính ủy mặt trận.

Một nửa tiền phương quân khu được tách ra làm nhiệm vụ giúp bạn trên đại bàn hai tỉnh Xiêm Riệp, Báttambang, trở thành Bộ Tư lệnh mặt trận 479. Nửa còn lại được củng cố bổ sung thêm làm tiền phương quân khu, đặt sở chỉ huy tại thị xã Kôngpôngchàm để giúp bạn trên địa bàn 5 tỉnh phía Đông Phnompênh. Tháng 8 năm 1980, tiền phương quân khu chuyển cứ , về đứng chân ở Chúp. Đến 18 tháng 7 năm 1981, tiền phương quân khu chuyển thành Bộ Tư lệnh mặt trận 779, phân công đại bàn cụ thể:

Sư đoàn 317 ( mới thành lập) được phân phối một tiểu đoàn và 5 đại đội của Đồng Nai, đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kôngpôngchàm.

Trung đoàn 159 và 5 tiểu đoàn của Long An đảm nhiệm địa bàn tỉnh Svâyriêng.

Trung đoàn 4, trung đoàn 205 và tiểu đoàn Phú Lợi ( Sông Bé) đảm trách đại bàn tỉnh Kratíe.

Tháng 10 năm 1979, địa bàn Kratíe được bàn giao lại cho mặt trận 579 ( Quân khu 5). Quân khu 9 bàn giao địa bàn Svâyriên cho Quân khu 7 ( có cả trung đoàn 302 Đồng Tháp). Sư 301 ( thành lập từ năm 1979)

được Bộ điều tăng cường cho Quân khu 9 ( từ tháng 4 năm 1979 ). Sau đó, sư đoàn 343 được thành lập, làm nhiệm vụ phòng thủ ở đại bàn tỉnh Đồng Nai.

Sư 310 sau khi tham gia chiến dịch truy quét địch ở KôKông tháng 9 năm 1979, trở về đảm trách địa bàn tỉnh Kôngpôngchàm, đến đầu năm 1981 thì rút về nước.

Tháng 11 năm 1979, sư đoàn bộ binh 303 được Bộ điều đi làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới phía bắc.

Tháng 5 năm 1980, tiền phương quân khu điều sư đoàn 317 từ Kôngpôngthơm lên Xiêm Riệp, trong đội hình mặt trận 479 cho đến tháng 5 năm 1982, đơn vị rút về nước. Thay thế cho sư đoàn 317, Bộ tăng cường sư đoàn 9 ( Quân đoàn 4) cho mặt trận 479, đứng chân ở Chi Kreng. THáng 6 năm 1980, Quân khu 7 nhận lại đại bàn kratíe.

Trong vòng 3 tháng ( từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1980), quân khu thành lập 8 đoàn quân sự để chỉ đạo thống nhất quân tình nguyện và lực lượng bạn đánh địch, vừa làm chuyên gia giúp bạn trên đại bàn 8 tỉnh thành của Campuchia, đó là : Đoàn 7701(Kôngpôngthơm), Đoàn 7702 (Kôngpôngchàm), Đoàn 7703 (Svâyriêng), Đoàn 7704 ( Báttambang), Đoàn 7705(Xiêm Riệp), Đoàn 7706 ( Prâyveng), Đoàn 7707 ( Kratíe), đoàn 7708 ( thủ đô Phnômpênh).

Từ giữa năm 1981, lực lượng quân tình nguyện quân khu dần dần được rút gọn. Mặt trận 779 chỉ còn 7 trung đoàn bộ binh, 32 tiểu đoàn bộ binh cơ động địa bàn, một trung đoàn và 3 tiểu đoàn binh chủng. Đến cuối tháng năm 1983, có 5 trung đoàn bộ binh và 46 tiểu đoàn cơ động địa bàn, các đơn vị binh chủng và cơ quan không thay đổi. Mặt trận 479 từ cuối năm 1981, về trực thuộc Bộ, tới giữa năm 1984, lại trở về trực thuộc Quân khu 7.

Sau khi phân chia địa bàn, điều chỉnh, bố trí lại lực lượng quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia, trên địa bàn chuyên gia, trên điạ bàn quân khu được phân công hình thành hai mặt trận : Biên giới và nội địa.

Mặt trận biên giới có các điểm tựa, cụm điểm tựa do 9 trung đoàn ( thuộc mặt trận 479). Từ năm 1982, có thêm 2 sư đoàn chủ lực của bạn là sư 196, 286 đảm nhiệm 11 điểm tựa (năm 1979) , 20 điểm tựa ( năm 1980- 1982),18 điểm tựa ( năm 1983 ), đuề được bố trí vật cản, chông mìn và rào rấp.

Quân tình nguyện và lực lượng vũ trang bạn đã liên tục mở các chiến dịch và các cao điểm truy quét địch, tiến công các căn cứ kho tàng còn lại trong nội địa hoặc mới thiết lập trên biên giới của địch, triệt phá các hành lang vận chuyển từ ngoài vào, đánh bóc địch ngầm, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí cùng các phương tiện chiến tranh. Mùa khô năm 1981- 1982, Quân tình nguyện Quân khu 7 và bạn đã phối hợp, đập tan đợt phản kích lần thứ nhất trong mùa khô, phá âm mưu tập hợp lực lượng, thiết lập căn cứ lâu dài, cài cắm cơ sở ngầm trong nội đại Campuchia. Nổi bật là các đợt hoạt động tiến công căn cứ quân khu trung tâm của địch ở vùng sông Xen, sông Chiních ở đông tây quốc lộ 7, nơi địch tập hợp 5.000 quân tan rã để kềm kẹp 7 vạn dân Campuchia ( vào tháng 3 năm 1979). Sau đó tiếp tục đánh rã cơ bản trên 1.000 tên thuộc nhóm " Ly khai Pôn Pốt" cùng các nhen nhóm phản động trong nội địa ( vào mùa khô năm 1979 -1980).

Trong vòng 4 năm ( 1979-1983), Mặt trận 479 đã liên tục mở các chiến dịch tổng hợp và cao điểm hoạt động nh7 chiến dịch mở rộng C81 đại bàn Battambang ( từ 15 tháng giêng đến tháng 4 năm 1982), tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 320 của Pôn Pốt ở khu vực Nam sấp - Ôđa, phá âm mưu lấn chiếm của Khơme đỏ để tạo thế hai vùng, hai chính quyền, giành lại một vùng đất rộng lớn, phì nhiêu.

Mùa khô 1982-1983, quân tình nguyện quân khu và bạn mở chiến dịch A80 đánh địch ở nội địa tỉnh thành Xiêm Riệp và chiến dịch B80 ở biên giới Battambang phá hủy toàn bộ căn cứ địch ở Nôngchan cùng căn cứ sư đoàn 519 Pôn Pốt ở Phnomchát, căn cứ trung đoàn 16 ( sư 415 Pôn Pốt) ở Comriêng, buộc địch phải lùi sâu vào đất Thai Lan.

Trong quá trình liên minh chiến đấu, quân tình nguyện Quân khu 7 đã thực hiện giúp bạn toàn diện cả về chính trị, quân sự , kinh tế. Năm 1979-1980 thông qua các đội công tác vũ trang, ta cùng bạn thực hành phát động quần chúng, chủ yếu tập trung vào việc cứu đói, cứu đau, giúp dân trở về quê cũ làm ăn, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xây dựng chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang. Từ năm 1980, sau khi thành lập các đoàn chuyên gia, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng ba phong trào cách mạng quần chúng: " Toàn dân đánh giặc", " Toàn dân tham gia xây dựng đời sống,khôi phục phát triền kinh tế- xã hội", " Toàn dân tham gia xây dựng thực lực cách mạng, củng cố chính quyền, xây dựng xã, ấp vững mạnh".

Trong chiến đấu, quân tình nguyện và bạn đã lập ban chỉ huy thống nhất để huy động lực lượng tổng hợp đánh địch, đi đôi với việc xây dựng và kèm cặp các đơn vị chủ lực bạn từ cấp sư đoàn cho tới cấp tiểu đoàn bộ đội địa phương. Qua thực tiễn chiến đấu và công tác, bạn đã lớn lên, trưởng thành nhiều mặt. Đến cuối năm 1983, thực tế ở ba tỉnh Svâyriêng, Vrâyviêng, Kôngpôngchàm, bạn đã tự đảm đương được mọi mặt.

Công tác bảo đảm hậu cần, địa phương chi viện của quân khu thời kì 1978- 192, có khối lượng lớn và khó khăn, nặng nề nhất : Vừa phải đảm bảo cho quân tình nguyện Việt Nam ở địa bàn 8 tỉnh phía đông Campuchia, gồm hai mặt trận 479, 779 , cùng lực lương của Bộ phối thuộc ( Quân đoàn 4, không quân, đặc công). Quân số bảo đảm hậu cần bình quân hàng năm ở chiến trường tới hàng vạn người.

Vừa phải đảm bảo hậu cần cho toàn bộ lực lượng bạn trên địa bàn quân khu phụ trách, gồm 3 binh đoàn 2 , 3, 4 và bộ đội đại phương lo bảo đảm hậu cần được.

Ngoài ra, ngành hậu cấn Quân khu 7 còn phải đảm nhiệm việc cứu đói,cứu đau vận chuyển 3 vạn dân Campuchia chạy sang Việt Nam lãnh nạn, hồi hương về Tổ quốc, vừa cứu đói cứu đau cho nhân dân bạn ở 8 tỉnh miền đông suốt hai năm 1979 -1980 , góp phần phục hồi sản xuất, thúc đẩy nhanh bước hồi sinh đất nước Campuchia.

Từ mùa xuân 1983 đến giữa năm 1987 là thời kì quân tình nguyện Quân khu 7 cùng bạn đánh bại âm mưu " Giành thắng lợi bằng quân sự " của địch.

Đây là giai đoạn đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch. Khơme đỏ dồn nỗ lực cao nhất để chuyển sang " tiến công chiến lược",nhưng ý đồ của địch đã không thể thực hiện được. Quân tình nguyện va bạn đã đánh bại nỗ lực của địch, đánh bại âm mưu " giành thắng lợi bằng quân sự trong mùa khô 1984-1985". Sau đó tiếp tục làm thất bại kế hoạch chuyển hướng chinế lược " chiếm đất, giành dân trong nội địa, chờ thời cơ xoay chuyển tình thế " của địch.

Thông qua thực tiễn chiến đấu và công tác, quân tình nguyện và bạn đã giành thắng lợi lớn trong thực hiện ba mục tiêu chiến lược, bạn trưởng thành nhanh chóng, tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ thành quã cách mạng và hồi sinh đất nước trên một số địa bàn quan trọng.

Thông qua thực tiễn chiến đấu và công tác, quân tình nguyện và bạn đã giành thắng lợi lớn trong thực hiện ba mục tiêu chiến lược, bạn trưởng thành nhanh chóng, tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng và hồi sinh đất nước trên một số đại bàn quan trọng.

Đặc biệt mùa khô 1984-1985, trên mặt trận biên giới, quân tình nguyện và bạn đã sử dụng 9 sư đoàn bộ binh ( gồm 4 sư đoàn của bạn là : 196, 179, 286, 8 cộng 5 sư đoàn bộ đội tình nguyện Việt Nam là : 5, 302, 309, 9, 7 ), mở chiến dịch tấn công các căn cứ địch trên biên giới với 14 trận cấp sư đoàn , đánh thiệt hại nặng Tổng hành dinh ,êlinika, đánh trúng trụ sở Trung ương địch và căn cứ của ba sư bộ binh 320, 474, 519 của Pôn Pốt. Đây là mùa khô giành thắng lợi lờn cả về quân sự và chính trị của liên minh chiến đấu giữa bạn và quân tình nguyện Quân khu 7. Địch buộc phải chấp nhận thát bại thảm hại về chiến lược. Bạn có bước trưởng thành mới, các đội vũ trang công tác của bạn đều trở thành mới, các đội vũ trang công tác của bạn đều trở thành các đại đội làm hai chức năng : Chiến đấu và công tác.Việc xây dựng tuyến phòng thủ biên giới được xúc tiến. Tháng giêng năm 1984, quân tình nguyện Việt Nam triển khai giúp bạn kiện toàn, tổ chức lực lượng như : giải thể binh đoàn 4 để lập sư đoàn bộ binh 179, lập Bộ Tư lệnh khu vực 2 và khu vực 4 ( tháng 2 năm 1984), giải thể các đoàn quân sự 7703, 7706 ( tháng 3 năm 1984 ), 7702 ( tháng 9 năm 1984).Đồng thời với việc giải thể 3 đoàn quân sư, các đoàn chuyên gia quân sự tỉnh được thành lập cùng các tổ chức phái viên quân sự huyện.Các tiểu đoàn địa bàn huyện của ba tỉnh phía bắc dần rút đi, giao cho bạn tư đảm đương toàn bộ nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước với sự giúp đỡ của chuyên gia quan sự Việt Nam.

Tháng 6 năm 1984, quân tình nguyện Quân khu 7 rút quân lần thứ 3 ( gồm hai đoàn quân sự 7703, 7706 , cùngmột số đơn vị lẻ ).

Tháng 4 năm 1985, theo đà trưởng thành của bạn, quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước lần thứ 4 ( gồm sư đoàn bộ binh 7 của Quân đoàn 4 và đoàn quân sự 7702 của Quân khu 7).

Sau mùa khô 1984- 1985, địch chuyển hướng chiến lược, tăng số đầu đơn vị lấy nội đại làm mục tiêu chủ yếu. Khơme đỏ và các lực lượng chống cách mạng đều ra sức tập trung đưa quân từ các căn cứ trên đất Thái Lan , dẩy mạnh xâm nhập nội địa, thực hiện vừa lội kéo , vừa bắt ép nhân lực để bổ sung lực lượng. Một mặt, địch tập trung đánh vào các khu vực dân cư, thị xã, thị trấn, kho tàng, đường giao thông cùng một số vị trí đứng chân của các lực lượng vũ trang bạn cũng như các đơn vị quân tình nguyện, gây tình trang bất ổn định. Địa bàn tỉnh Kôngpôngthơm và bắc, tây nam tỉnh Kôngpôngchàm( giáp với thủ đô Phnômpênh), trở thành trọng điểm đánh phá số một của các lực lượng phản động.

Trong lúc đó, trên biên giới Campuchia -Thái Lan , các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng của bạn với sự trợ giúp đắc lực của quân tình nguyện Việt Nam đang nỗ lực xây dựng công trình phòng thủ chiến lược biên giới ( K5) dài suốt 604 km chạy dọc theo biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, kết hợp với các vật cản và cụm điểm tựa,hình thành từng khu vực phòng thủ, vừa có chính diện, vừa có chiều sâu tương đối vững chắc, có đủ công sự, hầm hào, bể nước.... bảo đảm phục vụ lâu dài cho bạn phòng ngự biên giới.

Công trình phòng thủ biên giới( k5) của bạn là nơi đã thu hút sự tham gia đông đảo cũng như nỗ lực lớn của quânn dân CampuChia trong công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng để hồi sinh đất nước với sự giúp đỡ chí tình của quân tình nguyện Việt Nam . Trên 4 vạn 2 dân công, 2 vạn 6 dân quân du kích cộng hai sư đoàn chủ lực bạn với sự giúp đỡ của 4 sư đoàn quân Việt Nam, 2 trung đoàn công binh Việt Nam, 2 đội cầu đường Campuchia đã góp công sức, mồ hôi và xương máu để hoàn thành công trình, giúp bạn bảo vệ vững chắc biên giới Tây Bắc Campuchia. Trong đó quân tình nguyện đưa 10 trung đoàn ( của 4 sư đoàn) thuộc mặt trận 479 lên biên giới, vừa để tham gia xây dựng các cụm điểm tựa, vừa chốt giữ bảo vệ biên giới. Ở nội địa, các đơn vị thuộc mặt trận 479 liên tục chiến đấu ngăn chặn và chống địch xâm nhập. Hướng đông, Mặt trận 779 tăng cường việc phòng thủ thị xã, thị trấn, bảo vệ giao thông, kết hợp đánh phá các căn cứ lõm, căn cứ vùng sâu và các hành lang của địch. Nhằm chỉ đạo các lực lượng bảo vệ địa bàn Kôngpôngthơm, quân khu 7 quyết định thành lập sở chỉ huy nhẹ, do một đồng chí phó tư lệnh quân khu phụ trách và tháng 4 năm 1986, mặt trận 779 được tăng cường thêm sư đoàn ( Quân đoàn 4), đảm nhiệm địa bàn phía đông sông Mêkông. Tháng 5 năm 1986, Quân khu 7 thực hiện đợt rút quân lần thứ 5.

Nhằm giúp bạn thiết thực và có hiệu quả hơn, mặt trận 779 tập trung vào công tác củng cố cơ sở, thông qua việc tổ chức 426 đội công tác, xuống tận xã, ấp củng cố địa bàn tiếp tục giúp bạn vươn lên làm chủ địa bàn một cách ổn định. Tháng 9 năm 1985, đoàn chuyên gia quan sự tỉnh kratíe được thành lập chuẩn bị thay thế cho Đoàn quân sự 7707 ( sẽ giải thể vào tháng 7 năm 1986). Tháng 5 năm 1986, Đoàn chuyên gia quân sự tỉnh Kôngpôngthơm được thành lập, chuẩn bị thay thế cho đoàn 7701.

Trong năm 1985-1986, Mặt trận 479 đã cử đoàn chuyên gia sư đoàn 6 ( sư đoàn 8 chuyển thành) cùng chuyên gia hai trung đoàn pháo binh, chuẩn bị mọi mặt bàn giao cho bạn tự đảm đương chốt giữ tuyến phòng thủ biên giới Campuchia - Thái Lan từ tháng giêng năm 1987.

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác hậu cần, hậu phương chi viện của Quân khu 7 giai đoạn này chủ yếu tập trung nỗ lực đảm bảo trước hết cho chiến dịch mùa khô 1984-1985. Vừa bảo đảm cho quân tình nguyện và bạn triển khai xây dựng công trình phòng thủ biên giới và trụ lại làm nhiệm vụ chốt giữ, vùa liên tục truy quét địch ở nội địa, phòng thủ các thị xã, thị trấn, cũng như triển khai xây dựng các căn cứ, tăng cường công tác giúp cho hậu cần bạn mạnh lên,...Tổng quân số mà ngành hậu cần Quân khu 7 phải bảo đảm bình quân mỗi năm hang vạn quân làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Cam-pu-chia bảo vệ chính quyền, hồi sinh đất nước.

Từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 9 năm 1989 là thời kỳ quân tình nguyện quân khu cùng bạn nỗ lực vươn lên hoàn thành ba mục tiêu chiến lược, kết thúc một thập kỷ vẻ vang làm nghĩa vụ quốc tế, nước công hòa nhân dân Cam-pu-chia chuyển sang giai đoạn mới, tự đảm đương sự nghiệp cách mạng bảo vệ và xây dựng đất nước, trong điều kiện địch tuy suy yếu và thất bạn trong âm mưu chuyển hướng chiến lược, nhưng vẫn chờ quân tình nguyện rút hết, sẽ tiếp tục chống phá cách mạng Cam-pu-chia.

Vì vậy, nhiệm vụ cốt yếu của quân tình nguyện trong giai đoạn đầy thử thách đối với cách mạng Cam-pu-chia là tập trung giúp bạn xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở vững mạnh. Cụ thể, mùa khô 1986-1987, phải gấp rút hoàn thành việc xây dựng tuyến phòng thủ K5 trên biên giới, kết hợp triệt phá các hành lang vận chuyển cùng các căn cứ lõm của địch (từ tuyến trung gian tới nội địa), như Mặt trận 479 mở đợt hoạt động cao điểm I, tiến công các căn cứ lõm của các sư, trung đoàn địch ở tuyến trung gian. Đợt cao điểm II (tháng 2 năm 1987), sử dụng lực lượng tổng hợp tiến công vào các căn cứ của Khơ me đỏ ở bắc Biển Hồ. Cuối mùa mưa 1987, ta cùng bạn mở chiến dịch tổn hợp tiến công ở khu vực Biển Hồ (từ 20 tháng 9 đến 18 tháng 11 năm 1987), với lực lượng của Mặt trận 479 và khu vực II cộng lực lượng hai tỉnh Bát-tam-bang và Xiêm Riệp (có thêm hải thuyền và quân chi viện). Địch phải tháo chạy từ nam quốc lộ 6 (của Xiêm Riệp) lên bắc Bát-tam-bang.

Hướng đông Mặt trân 779 chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ cấp đại đội. Quân tình nguyện đã đánh 263 trận trong tổng số 601 trận diễn ra trên địa bàn 8 tỉnh ở đông bắc Cam-pu-chia.

Từ cuối năm 1987 đến đầu năm 1988, Quân khu 7 thực hiện chủ trương giúp bạn "vươn lên nắm vững ngọn cờ độc lập, tự chủ của mình, quân tình nguyện chuyển nhanh, chuyển mạnh, chuyển dứt khoát nhiệm vụ cho bạn để tập trung làm lực lượng cơ động hỗ trợ cho bạn, rút dần lực lượng và trang bị kỹ thuật về nước, rút toàn bộ chuyên gia".

Đầu năm 1988, quân tình nguyện Quân khu 7 chính thức bàn giao cho bạn 15 cụm điểm tựa biên giới. 3 sư đoàn chủ lực cùng 2 trung đoàn (thuộc Quân khu 4) của bạn đã thực sự đảm nhiệm 15 cụm điểm tựa này để quân tình nguyện rút về đứng chân ở phía sau. Ngay sau khi bàn giao, (từ 16 tháng 06 đến 17 tháng 07 năm 1988), quân địch lập tức tấn công chiếm 10 trong số 15 điểm tựa của bạn.

Các lực lượng vũ trang bạn đã kiên cường phản kích, với sự chi viện của quân tình nguyện Việt Nam đã giành lại toàn bộ các điểm tựa của bạn.

Sau khi bạn lập thêm xã, huyện, tỉnh mới ở biên giới, các tỉnh Bát-tam-bang về Quân khu 5, tỉnh Kratie về Quân khu 1 để dần đi vào ổn định, quân tình nguyện thực hiện điều chỉnh lại địa bàn của Mặt trận 479, 779, 579, 979. Đến giữa năm 1988, toàn bộ các đoàn chuyên gia quân sự đều giải thể cùng các tiểu đoàn địa bàn, tổ chức thành các trung đoàn trực thuộc. (Mặt trận 479 lập 3 trung đoàn bộ binh 160, 74, 262). Các trung đoàn binh chủng và nhà trường cũng giải thể khi đã hoàn thành sứ mệnh. Sau đó, sư đoàn 309 và trung đoàn 262 (của Mặt trận 479) được bàn giao cho Mặt trận 979.

Tháng 11 năm 1987, quân tình nguyện rút về nước lần thứ 6 (gồm sư đoàn 9, trung đoàn 550 công binh của Quân đoàn 4, cùng một số đơn vị lẻ). Đợt rút quân thứ 7 được tiến hành vào tháng 6 kéo dài đến tháng 12 năm 1988, gồm các đơn vị Bộ tư lệnh quân tình nguyện, đội hình Quân khu 7 có sư đoàn 7 (Quân đoàn 4), sư đoàn 5, sư đoàn 309 cùng toàn bộ các đoàn chuyên gia quân sự.

Cho đến lúc này, Mặt trận 479 chỉ còn sư đoàn 302, 2 trung đoàn của sư đoàn 5 cùng 4 trung đoàn bộ binh và 5 tiểu đoàn binh chủng. Năm 1988 là năm gia tăng cường độ tác chiến nhưng qui mô nhỏ, tập trung đánh hành lang, căn cứ lõm và bóc gỡ địch ngầm ở các cơ sở.

Năm 1988, Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia hạ quyết tâm tự đảm đương cuộc chiến đấu cho đến đích thắng lợi. Quyết tâm đó được thể hiện qua thực tế đầu năm 1988, khi quân tình nguyện từng bước bàn giao địa bàn và chiến trường, các lực lượng vũ trang bạn đã đam đương tác chiến chủ yếu, để quân tình nguyện rút dần ra các vị trí đứng chân mới, hỗ trợ bạn đánh địch và chuẩn bị rút quân hoàn toàn.

Đến tháng 4 năm 1989, đúng 10 tháng sau khi các đoàn chuyên gia rút về nước cùng trên 50% quân tình nguyện, các lực lượng vũ trang bạn phát triển rất nhanh (đặt biệt là bộ đội địa phương và dân quân tự vệ), trình độ tổ chức chỉ huy nâng lên rất nhiều, dẫn đến hiệu suất chiến đấu ngày một tăng và Khơ-me đã không thể xoay chuyển được tình thế. Đó là sự khẳng định đầy sức thuyết phục về khả năng tự đảm đương sự nghiệp cách mạng gian nan nhưng rất vẻ vang của nhân dân Cam-pu-chia.

Tháng 9 năm 1989, toàn bộ các đơn vị quân tình nguyện Quân khu 7 còn ở Cam-pu-chia rút quân về nước. Trong đợt rút quân lần cuối này, quân tình nguyện Quân khu 7 có 15.000 người, trở về Tổ quốc qua ba cửa khẩu: Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), theo đường bộ, còn binh khí kỹ thuật qua cửa khẩu Tân Châu (Đồng Tháp) bằng đường thủy. Sự kiện này như một dấu son kết thúc thập kỷ - 10 năm vẹn tình, trọn nghĩa giúp nhân dân Cam-pu-chia từ trong vũng máu của cuộc diệt chủng tàn bạo, đã đứng lên làm cuộc cách mạng thắng lợi, hồi sinh đất nước Ăng-co, vững bước trên con đường độc lập, tự chủ, không liên kết và phồn vinh.

IV- LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7 TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC (1990-1995)

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, đất nước ta bước vào thời kỳ xây dựng theo đường lối đổi mới. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chúng ta đã thu được những thành tựu bước đầu to lớn. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn tìm mọi cách để chống phá Cách mạng Việt Nam, dưới những hình thức, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn. Nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh khổ của Tổ quốc, bảo vệ sự ổn định chính trị và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đặt cho Quân đội ta và lực lượng vũ trang Quân khu 7 nói riêng trách nhiệm nặng nề.

Trong điều kiện lịch sử mới, Đại đội đại biểu Đảng bộ Quân khu 7 lần thứ VI đã đề ra nhiệm vụ: "...Phấn đấu nâng cao sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng - an ninh nhân dân và nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang Quân khu, phòng chống của hiệu quả hành động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, chủ động tấn công làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch quốc tế và bọn phản động tay sai, giữ vững ổn định chính trị ở từng địa phương, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, an ninh chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống phức tạp khác có thể xảy ra. Vừa bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, vừa tính cực huy động lực lượng các đơn vị tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có hiệu quả, thiết thực góp phần nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và cải thiện đời sống bộ đội, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

Ngay sau khi rút hết quân về nước, các lực lượng vũ trang Quân khu đã khẩn trương điều chỉnh thế bố trí và tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Coi nội dung hoạt động chống "diễn biến hòa bình" của định là nhiệm vụ hàng đầu, các đơn vị triển khai công tác nắm địch, nắm tình hình địa bàn một cách sâu rộng, chặt chẽ, phát triển kịp thời, xử lý kiên quyết linh hoạt các kế hoạch gây bạo loạn lật đổ và phá hoại của các thế lực phản động, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định tình hình xã hội trên địa bàn Quân khu.

Vừa sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng vũ trang Quân khu vừa nỗ lực phối hợp với cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp xây dựng tiềm lực, lực lượng tổng hợp tại chỗ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đổi mới công tác quân sự địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ và thường xuyên tổ chức diễn tập trên từng địa bàn trọng điểm và toàn Quân khu.

Từ định hướng lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong nâng cao chất lượng tổng hợp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu, cấp ủy Đảng các cấp đã tập trung tăng cường và đổi mới công tác tư tưởng. Cán bộ chiến sĩ các đơn vị tham gia thường xuyên và có hiệu quả các đợt học tập chính trị quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, tham gia các sinh hoạt giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo tàng, tổ chức thi đua...Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, lực lượng vũ trang Quân khu đã nỗ lực xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho mõi cán bộ, chiến sĩ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lập trường kiên định và niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đổi mới còn đầy khó khăn phía trước.

Gắn bó với địa phương nơi đóng quân, các đơn vị đã thường xuyên tiến hành công tác dân vận, tổ chức hành quân dã ngoại dài ngày, kế hợp nhiệm vụ huấn luyện với lao động giúp dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp thực hiện công tác xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ đơn vị đóng quân và nhân dân địa phương đã góp phần nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác quần chúng của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang Quân khu, củng cố mối quan hệ máu thịt nhân dân.

Cơ quan chuyên trách các cấp đã nỗ lực giải quyết những tồn động về chính sách sau chiến tranh với khối lượng công việc rất lớn: giải quyết hơn 87.000 trường hợp khen thưởng các loại, hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước tuyên dương 81 đơn vị và 27 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần đề nghị Nhà nước xét tặng 4.471 bà mẹ Việt Nam anh hùng, phát hiện 25.912 mộ vá qui tập 24.889 mộ liệt sĩ vào các nghĩa trang, xác minh, kết luận hơn 10.000 trường hợp mất tin, mất tích, hy sinh chưa được báo tử.

Công tác qui hoạch tổ chức lực lượng được tiến hành một cách khẩn trương, thận trong, sát với tình hình thực tế trên cơ sở tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên. Trong 5 năm qua , Quân khu đã ra sức xây dựng lực lượng thường trực bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có số lượng thích hợp, chất lượng cao và lực lượng dự bị động viên vững mạnh, quản lý chặt chẽ, sẵn sàng động viên nhanh gọn, đầy đủ khi có lệnh.

Kế thừa những bào học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và giai đoạn đầu bảo vệ Tổ quốc, với phương châm cơ bản thiết thực, vững chắc và phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ, các đơn vị vũ trang quân khu đã nổ lực huấn luyện, diễn tập chiến đấu, không ngừng nâng cao khả năng chiến đấu đối với mọi loại kẻ thù và trong mọi tình huống.

Với tinh thần tự lực tự cường, công tác hậu cần, tài chính của quân khu không ngừng được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực hậu cần các cấp, bảo đảm cho quá trình thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các hoạt động khác của lực lượng vũ trang Quân khu, xây dựng thế trận hậu cần nhân dân, giữ vừng và ngày một nâng cao đời sống vật chất và sức khỏe của bộ đội. Ngành kỹ thuật khắc phục nhiều khó khăn, phát động phong trào nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các đơn vị, thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo trang bị kỹ thuật, duy trì hệ số kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị phục cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nâng cao năng lực bảo đảm kỹ thuật của hệ thống kho tàng trạm xưởng, tiếp nhận, sữa chữa, bảo dưỡng, niêm cất và lưu trữ.

Trên lĩnh vực kinh tế, Quân khu đã nổ lực hoạch định lại hệ thống tổ chức các doanh nghiệp theo hướng kết hợp kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế phù hợp với đặt điểm kinh tế khu vực, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán và lạc nhịp với cơ chế hạch toán, thị trường. Qua 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp của Quân khu đã làm ăn có lãi, bảo tồn và phát triển thêm vốn, góp phần giải quyết chính sách xã hội, tích lũy bổ sung nguồn lực quốc phòng và tham gia đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước.

Công tác khoa học công nghệ môi trường, thanh tra pháp chế, đối ngoại... đều thu được những kết quả đáng phấn khởi, góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của các lực lượng vũ trang Quân khu.

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ chiến tranh giải phóng, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, lần lượt lập được những thành tích xuất sắc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là bước tiếp nói biện chứng của các lực lượng vũ trang Quân khu trong điều kiện lịch sử mới của chặng đường 50 năm xây dựng và chiến đấu !

THAY KẾT LUẬN

NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA LỰC LƯƠNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7

Kể từ ngày 10 tháng 12 năm 1945- Ngày Hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ họp ở Bình Hòa Nam ( Chợ Lớn), chia Nam Bộ thành 3 khu : 7, 8 , và 9 theo quyết định của Trung ương Đảng - đến ngày 10 tháng 12 năm 1995 , Quân khu 7 vừa đi hết một chặng đường tròn 50 năm.

Năm mươi năm không ngừng xây dựng, từ những chiến sĩ Vệ quốc ra đời ngay sau ngày Cách Mạng tháng Tám thành công đến sự hình thành từng đơn vị chi đội, trung đoàn, lien trung đoàn và sư đoản chủ lực, từ những nhóm nông dân, công nhân tự trang bị vũ khí thô sơ tới sự hình thành một lực lượng vũ trang ba thứ quân mạnh mẽ và rộng khắp, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã nối tiếp nhau, ngày mỗi ngày, xây dựng nên một đội quân hủng hậu như ngày nay. Đó là quá trình đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, quá trình làm cho lực lượng vũ trang Quân khu luôn luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, giỏi về năng lực quản lý, chỉ huy, kỹ chiến thuật thực hành tác chiến và nghiệp vụ chuyên môn, xứng đáng là đội quân tin cậy của Đảng, của nhân dân.

Năm mươi năm không ngửng chiến đấu, từ chỗ còn bỡ ngỡ, chưa có kiến thức về đấu tranh quân sự, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã vừa làm vừa học, từng bước tích lũy kinh nghiệm và trang bị kiến thức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Táo bạo - dũng cảm, linh hoạt - sang tạo vả trí tuệ - mưu lược, các lực lượng vũ trang quân khu đã lần lượt vượt qua gian nguy, thử thách, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Năm mươi năm xây dựng và chiến đấu, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vủ trang Quân khu 7 đã thực hiện xuất sắc lời dạy của Đảng và Hồ Chủ Tịch, lần lượt hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xây đắp nẹn những truyền thống hết sức vẻ vang.

Lực lượng vũ trang Quân khu 7 trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh sang lập, rèn luyện, lực lượng vũ trang Quân khu 7 nói riêng luôn luôn chấp hành vô điều kiện đường lối và chính sách của Đảng. Đường lối và chính sách ấy là hiện than của khát vọng toàn dân, nhằm đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có chính lực lượng vũ trang. Mặc dù ở xa Trung ương, lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ ở miền Đông Nam Bộ vẫn hướng về Việt Bắc, hướng về Thủ đô Hà Nội, và lấy niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân làm năng lượng để vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Trong những ngày khó khăn của buổi đầu kháng chiến (1945-1946), của thời kì bão lụt và bị quân thù bao vây quyết liệt ( 1952 -1953), của những trận đói , sốt rét và bom đạn quân thù hủy diệt sau Tết Mậu Thân ( 1969 -1970), của những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam ( 1977 - 1978) của giai đoạn biến động chính trị phức tạp ở Liên Xô và các nước Đông Âu ( 1989-1991), lực lượng vũ trang Quân khu vẫn kiên cường bám trụ, kiên định giữ vừng lòng tin vào thắng lợi cuối cùng để vượt qua và lập nên những thành tích ngày một cao hơn. Hình ảnh người chiến sĩ Vệ quốc đoàn khu 7 bị cưa chân bằng cưa thợ mộc vẫn hát Quốc Ca, chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi hô vang " Hồ Chí Minh muôn năm" trước lúc bị xử bắn và hang triệu những hình ảnh khác là biểu tượng sinh động về lòng trung thành vô hạn của lực lượng vũ trang Quân khu 7 đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của Nhân dân.

Với ý chí quyết chiến quyết thắng , lực lượng vũ trang Quân khu 7 chủ động khắc phục khó khăn, dũng cảm, sang tạo, trong chiến đấu và xây dựng, luôn luôn hoàn thảnh mọi nhiệm vụ được giao. Kiên cưởng bất khuất trước mọi cản trở của hoàn cảnh là một trong những đặc điểm, tính cách của cán bộ, chiến sĩ ở miền Đông Nam Bộ nói riêng. Tính cách ấy càng được thể hiện rõ nét trong cuộc đấu tranh nhẳm giải phóng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong chiến đấu cũng như trong xây dựng, các cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, lao động một cách táo bạo, kiên cường, sáng tạo, không nề gian khổ, hi sinh. Vì vậy, khi phải đương đầu với thực dân Pháp ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, một đội quân nhà nghề nhiều kinh nghiêm tác chiến và được trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, với lực lượng lớn mạnh hơn mình gấp bội, hay khi Mỹ-ngụy thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ,trực tiếp đưa quân Mỹ và chư hầu miền Nam, đẩy cường độ cuộc chiến tranh lên đến mức cao nhất vào các mùa khô 1965-1966, 1966-1967, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ vẫn ngay lập tức xác định quyết tâm đánh và thắng địch. Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, ở một chiến trường xa Trung Ương, địa hình đa dạng, là trọng điểm bình định của địch qua các thời kì lịch sử, cán bộ, chiến sĩ miền Đông Nam Bộ đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo ra nhiều cách đánh một cách phù hợp, kịp thời, có hiệu quả. Sự ra đời lực lượng đặc công, biệt động, sự xuất hiện những trận đánh tháp canh và đường giao thông của Pháp, những vành đai diệt Mỹ, những phương cách làm phá sản các chiến thuật tân kì của địch là một trong vô vàn sự kiện góp phần làm nên truyền thống linh hoạt, sáng tạo của ực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ.

Lực lượng vũ trang Quân khu 7 luôn luôn đứng mũi chịu sào, chịu đựng muôn vàn hy sinh, gian khổ trong quá trình đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Do điều kiện địa lý đặc biệt, Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giữ 1 vị trí chiến lược quan trọng; là địa bàn có ý nghĩa sống còn đối với thực dân đế quốc và ngụy quân, ngụy quyền trong thời kì chiến tranh, là một trọng điểm trong kế hoạch chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trong giai đoạn sau năm 1975. lực lưỡng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu kìm chân quân địch trong thời kì dài tạo điều kiện cho quân và dân cả nước chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược và tham gia trận quyết chiến chiến lược cuôi cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam. Miền Đông Nam Bộ là "sân sau" của địch, nơi đặt bản doanh của các đội quân viễn chinh xâm lược và là thủ đô của các chế độ ngụy quyền, nơi địch xây dựng hệ thống kho tang, bố trí kuc75 lượng lớn về quân sự và thực hiện có hệ thống, tinh vi các kế hoạch chính trị, văn hóa phản động, nơi diễn ra nhửng đợt hoạt động, chiến dịch quân sự lớn có ý nghĩa tác động đến cục diện chiến trường. Cùng với nhân dân, lực lượng vũ trang Quân khu 7, vì thế, luôn ở vào vị trí đứng mũi chịu sào, đi trước về sau, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. "Miền Đông gian lao" trở thành một thành ngữ phản ánh quyết liệt của địa bàn, tiên đề của quá trình tôi luyện nên phẩm chất chịu đựng gian khổ, kiên cường bám trụ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ miền Đông Nam Bộ.

Lực lượng vũ trang Quân khu 7 luôn luôn thực hiện tốt đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế. chủ động hiệp đồng, lập công tập thể, quan hệ đoàn kết máu thịt với nhân dân trong tiến hành chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế là một trong những truyền thống nổi bật của các lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ. Vốn từ những nông dân, công nhân cầm súng, đứng chung một chiến hào để bảo vệ nền độc lập dân tộc, cán bộ, chiến sĩ miền Đông Nam Bộ thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Ở một chiến trường mà lực lượng cả nước dồn về, gồm cà cùa địa phương, của Miền và cả nước, sự đoàn kết ấy càng được phát huy cao độ, gắn bó cán bộ với chiến sĩ, chũ lực của nhân dân, du kích, địa phương với Trung ương thành một khối thống nhất đẽ thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, thời bình cũng như thời chiến. Từ nhân dân mà ra, do nhân dân nuôi dưỡng đùm bọc, lực lượng vũ trang Quân khu, luôn dựa vào dân, gắn bó với dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Kẻ thù đã không từ bò một thủ đoạn tinh vi, nham hiểm nào để chia cắt nhân dân với lực lượng vũ trang trên địa bàn cả nước nói chung. Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 7 luôn luôn giữ vững nguyên tắc gắn bó chặt chẽ với nhân dân và lấy đó làm cơ sở cho mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của mình. Là địa bàn có đường biên giới chung với Vương quốc Cam-pu-chia, lực lượng vũ trang Quân khu 7 luôn luôn có ý thức củng cố và phát huy truyền thống đoàn kết chống kẻ thù chung của nhân dân và vũ trang hai nước. Với tinh thần quốc tế trong sáng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân khu đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ liên minh chiến đấu và nghĩa vụ quốc tế cả trong thời kì trước và sau năm 1975. Đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế thực sự đã tạo thành một lực lượng vật chất to lớn làm cho lực lượng vũ trang Quân khu 7 luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tựu trung, trong suốt quá trình lịch sử 50 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã xây tạo và không ngừng bồi đắp nên những truyền thống hết sức vẻ vang, thể hiện trong 16 chữ vàng:

TRUNG THÀNH VÔ HẠN

CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO

TỰ LỰC TỰ CƯỜNG

ĐOÀN KẾT QUYẾT THẮNG

Đó cũng là nét truyền thống nằm trong những truyền thống chung củ quân đội ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một cách cô đọng và sâu sắc :"Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sang chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do củ Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Năm mươi năm! Nhìn lại ngày mới ra đời còn non trẻ bỡ ngõ, đến nay, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã có những bước trưởng thành vượt bậc, to lớn. Quá trình trưởng thành ấy gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Bác Hồ, gắn liền với sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân và sự giúp đỡ chí tình của bạn bè đồng chí. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân khu 7 ghi lòng, tạc dạ công ơn ấy và nguyện thể hiện lòng biết ơn bằng nỗ lực hành động trên chặng đường tiếp theo.

Hiện nay, công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đang bước đầu thu được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, các thề lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Địa bàn miền Đông Nam Bộ trở thành một trọng điểm quan trọng trong âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ của chúng. Phát huy những truyền thống tốt đẹp trong quá khứ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang Quân khu 7 không ngừng chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thường xuyên mài sắc cảnh giác, ra sức luyện tập, sẵn sang chiến đấu góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thanhthuy